Cuối đời nhà minh, có Đại sư Tử Bách, là một trong bốn vị đại sư lỗi lạc của cuối nhà Minh, đó là : Đại sư Liên Trì, Hám Sơn và Ngẫu Ích. Một hôm, có vị tăng đến hỏi đạo. Sau khi đảnh lễ, vị ấy thỉnh Đại Sư Tử Bách khai thị.
Đại sư Tử Bách hỏi:
– Hằng ngày, ông tu pháp môn gì?
Vị tăng đáp:
– Đệ tử thuộc hạng độn căn, không thông thạpo các pháp môn, chỉ niệm A Di Đà Phật mà thôi.
Đại sư hỏi:
– Ông là người tu niệm Phật, vậy lúc nằm mộng ông có niệm Phật không?
Vị tăng đáp:
– Lúc tỉnh con niệm Phật dược, còn lúc mộng thì con không nhớ đến Phật.
Đại sư đáp:
– Niệm Phật như vậy làm sao có tác dụng! Trong mộng không nhớ niệm Phật thì việc ông cầu sinh Tịnh độ cũng giống như ngàn cân treo sợi tóc, đèn treo trước gió mà thôi!
Tại sao Đại sư Tử Bách lại nói như vậy? Tại vì lúc mộng cũng như chết. Nói như vậy không được thuận tai cho lắm, nhưng sự thật là vậy. Lúc nằm mộng là chết nhỏ (chết trong một thời gian), cứ tối ngủ không làm chủ được mộng là chết nhỏ, sáng mai thức dậy sinh hoạt bình thường, quanh năm suốt tháng cứ như vậy, không có chính niệm, niệm Phật, nếu một mai vô thuờng đến (chết lớn) làm sao mà niệm Phật? Hay nói cách khác: lúc nằm mộng (chết nhỏ) còn không niệm Phật được, vậy lúc vô thường (chết lớn) lại càng không niệm được. Các bạn hãy đem lời dạy này khảo sát lại bản thân mình, xem thử mình công phu niệm Phật tới đâu, có nắm chắc được vãng sinh hay không, liền có thể biết được mà nỗ lực niệm Phật.
Nằm mộng rất nguy hiểm, bạn không nên xem thường nó. Bạn phải đặc biệt chú ý. Khi nằm mộng là lúc thức thứ sáu (ý thức) không làm chủ được “linh giác” của mình, nó luôn chạy theo cảnh mộng thì thật là nguy hiểm!
Chuyện kể rằng: núi Phổ Đà ở Nam Hải, vào đời nhà Thanh có hòa thượng Liễu Tình. Nhân duyên xuất gia của thầy rất thú vị, chính là vì nằm mộng sau đó mới xuất gia. Thầy nằm mộng như thế nào? Lúc còn tại gia, thầy là một thanh niên tin Phật, ngày nào cũng tụng một quyển kinh Kim Cang, dù bận rộn như thế nào, khuya như thế nào thầy cũng nhất định tụng cho xong rồi mới đi ngủ. Thầy tu rất tinh tấn, trong ngày có thể cơm không ăn cũng được, nhưng không thể không tụng kinh.
Một đêm nọ, lúc ngủ thầy nằm mơ thấy nhà mình có một cỗ xe (lúc bấy giờ là xe ngựa), trên xe có sáu cô gái, cô nào cũng rất là dễ thương, sắc đẹp của các cô làm cho “chim sa cá lặn”, như tiên nữ giáng trần; chính là “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Các cô tiến đến gần hỏi: “Chàng ơi! Đến đây! Chàng ơi đến đây! Trên xe còn rất rộng, chúng thiếp có để cho chàng một chỗ này!”. Hòa thượng Liễu Tình lúc ấy là một thanh niên, cũng giống bao nhiêu người thanh niên khác, khó mà thắng nổi với những nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, cộng thêm với những lời mời ngọt như đường và những nụ cười “chết người”… cậu ta cảm thấy thú vị liền lên ngồi. Xe đi được một lúc thì dừng lại, sáu cô gái bước xuống, cậu cũng bước xuống. Cậu thấy phía trước có một cái cửa, nhưng cửa rất nhỏ. Sau khi sáu cô gái vào trong, cậu cũng có ý định vào theo. Nhưng rất lạ, sáu cô gái không đi mà bò vào, cậu cùng làm y như họ. Sau khi họ bò vào xong, đến lượt cậu, cậu thấy một vị thần Kim Cang, giống như Bồ tát Vi Đà tay cầm chày Kim Cang, vừa thấy cậu liền cản lại: “Ông không được vào đây ra mau, ra mau!”. Nhưng cậu cứ một mực đi vào, thần Kim Cang hét: “Đã nói không được vào, mà ông cứ cứng đầu muốn vào, nguời tụng kinh Kim Cang, không được phép vào nơi này, tôi đã bảo ông đi ra mà ông không chịu đi à!”, liền lấy chày Kim Cang nện xuống đầu cậu, khiến cho đầu cậu vô cùng đau nhức, ngay lập tức liền ngất xỉu, khi tỉnh dậy thấy mình nằm trên giường. Cậu nói: “À, thì ra là nằm mơ!”. Nhưng quái lạ, cậu cảm thấy ở đâu có mùi rất hôi như là mùi phân heo, mùi này từ trước đến nay trong nhà cậu làm gì có, mà cũng chưa từng nghe mùi này bao giờ. Chao ôi! Cậu cũng vô cùng mệt mỏi, trong dạ lại bồn chồn, mồ hôi ướt đẫm cả thân. Cậu xem kỹ lúc này mới quá nửa đêm, ngủ lại cũng không được, nên dậy tụng kinh Kim Cang và ngồi cho đến sáng. Đến sáng, cậu quyết định đi tìm nơi mà tối qua đã nằm mơ thấy, cậu đi tới những nơi gần đó để tìm xem, vốn dĩ cái cửa nhỏ là gì?
Ô! Nó kia rồi! Cậu vẫn còn nhớ như in cái cửa nhỏ này, đó là cái rãnh nước ở ngoài chuồng heo (nơi chuồng heo người ta đào một cái rãnh để cho phân và nước tiểu của heo chảy ra), chính là nơi tối qua cậu thấy mình đi vào. Bấy giờ cậu cảm thấy lạnh cả xương sống, liền đi tìm người chủ để hỏi thật hư thế nào.
Cậu hỏi:
– Thưa ông chủ! Cho tôi hỏi một chút. Nửa đêm hôm qua có ai đến đây không?
Ông chủ đáp:
– Làm gì có ai, nửa đêm mà đến.
Cậu hỏi:
– Tối qua tôi nằm mộng thấy bảy người đi vào trong đó bằng con đường nhỏ này, chẳng hay bên trong đó có xảy ra việc gì không?
Ông chủ cười và đáp:
– À! Có việc như thế này. Nhà tôi có nuôi heo nái, tối qua heo mẹ sinh được bảy con heo con, sáu con cái và con đực, nhưng con đực vừa sinh ra đã chết rồi.
– Con heo chết ông bỏ đâu? Có thể dẫn tôi đi xem được không?
– Tại sao lại không được nhỉ? Tôi bỏ nó ở bờ rào, cậu theo tôi!
Vừa nhìn thấy con heo đực, cậu biết ngay nó chính là mình, lúc này cậu cảm thấy hai lỗ tai ù ù, không nghe được âm thanh gì hết, trời đất tối om, quay cuồng, đảo lộn, tay chân run rẩy, nói không nên lời (cảm giác của cậu lúc này tôi không thể dùng ngôn từ nào mà lột tả hết được, chỉ có người trong cuộc mới hiểu thấu đáo). Cậu cố gắng chạy về thật nhanh mà miệng luôn lắp bắp: “Nguy… nguy… nguy… hiểm… hiểm… quá… quá!”. Tối hôm qua nếu không có thần Kim Cang quát cậu: ” Người tụng kinh Kim Cang không được phép vào nơi này”, và không dùng chày nện lên đầu cậu chắc chắn bây giờ cậu đã làm heo rồi. Sau khi tỉnh táo trở lại, cậu đến núi Phổ Đà xin xuất gia. Phương trượng núi Phổ Đà hỏi cậu:
– Tại sao ông muốn xuất gia? (tức là hỏi động cơ nào khiến ông đi xuất gia).
Cậu bèn đem tất cả mọi việc kể cho Phương trượng nghe. Nghe xong, Phương trượng nói:
– Như vậy cậu là người rất có thiện căn.
Nhân đó, Phương trượng đặt pháp danh cho cậu là “Liễu Tình”. Cho nên, gọi thầy là “Liễu tình Hòa Thượng”.
Mọi người khi nằm mộng cần phải đặt biệt chú ý, nhất là những bạn thanh niên, dù gặp thiếu nữ rủ cũng không đi. Các bạn có thể trả lời: “Tôi không đi đâu! Tôi có con đường của tôi!”. Muốn đạt được chính niệm như thế, cần phải luyện tập niệm Phật trong mộng. Nếu trong giấc mộng không có khả năng niệm Phật, mà còn bị giấc mộng lôi kéo thì thật nguy hiểm! Cổ đức có bài thi:
Nhất trán cô đăng chiếu dạ đài
Thượng sàng thoát khước miệt hòa hài
Thức thần diểu diểu tùy mộng khứ
Vị tri minh triêu lai bất lai?
Tạm dịch:
Một ngọn đèn con chiếu đêm dài
Lên giường cởi bỏ giày và tất
Thần thức mịt mờ đi theo mộng
Ngày mai không biết sẽ ra sao?
Chính là nói lúc ngủ cần phải để một ngọn đèn sáng hiu hiu, đây là thói quen của tất cả người dân chúng ta từ xưa đến nay, nên mới nói: “Một ngọn đèn con chiếu đêm dài”. “Lên giường cởi bỏ giày và tất”. Lúc đi ngủ cần phải bỏ cởi giày và tất. “Thần thức mịt mờ đi theo mộng”. Nếu ta không có sự tu tập, không có chính niệm niệm Phật, lúc đó thần thức của chúng ta sẽ mờ mờ mịt mịt luôn đi theo giấc mộng. “Ngày mai không biết sẽ ra sao”. Lúc nằm ngủ mà giống như Hòa thượng Liễu Tình thì thật nguy hiểm, nếu không nhờ thần Kim Cang đánh, chắc chắn sẽ không trở lại, sáng mai có còn hay không, không ai có thể biết được.
Trên đời này, không có ít trường hợp nằm ngủ rồi mới chết luôn. Có người cho rằng: ” Nhờ có tu hành, mới chết như vậy, không có sự thống khổ thì tốt chớ sao!”. Chết như thế này cũng không bảo đảm cho mấy, nếu trong mộng mà đi theo chư thiên và cõi trời thì chúng ta thừa nhận có thể tốt. Nhưng, vạn người chỉ có một mà thôi, còn toàn bộ giống như hòa thượng Liễu Tình cả, nếu chết như vậy không được gọi là có tu được! Đây chính là nói: phải luyện tập trong mộng. Nếu như trong mộng nhớ niệm Phật, thì khi lâm chung sẽ có chính niệm và sẽ nắm chắc được con đường vãng sinh.
Trích Tư Lương Người Tu Tịnh Độ
Tác giả: Pháp sư Hội Tính
Dịch giả: Đạo Quang
Xin tham khảo thêm: Giải Pháp Giúp Niệm Phật Trong Lúc Ngủ
Bài hát: Hành Trì Cho Thiết Thật Nhạc: La Tuấn Dzũng Lời: Cố HT Thích Thiền Tâm Trình bày: Hương Giang Phóng tác điệu dân ca Lý Chiều Chiều |
|
Lặng nhìn ra chốn tỉnh lâu Chốn tỉnh lâu, tỉnh lâu Thấy trăng tròn là trăng sáng Lắng nghe gió thoảng canh thâu Lắng nghe gió thoảng canh thâu Bát nhã hương lòng nhẹ, hương lòng nhẹ đưa Tinh tấn niệm Phật Di Đà Tinh tấn niệm Phật Di Đà |
Phật tâm, Phật tâm là chung một vẻ Cùng là cùng Phật tâm Thiền Tịnh chẳng có hai mầu Thiền Tịnh chẳng có hai mầu Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi Riêng hỏi, hỏi ta Hoa đêm điểm điểm đầu Hoa đêm điểm điểm đầu. |
Con nguyện đời này kiếp này vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc và đời đời kiếp kiếp độ chúng sanh thành Phật rồi con mới thành Phật.
A Di Đà Phật.
đại nguyện thật to lớn, Mộng tin tưởng liên hữu sẽ được như nguyện, A Di Đà Phật! tất cả chúng ta sẽ gặp nhau ở tây phương cực lạc!
Hồi bé con nhìnvthaays thầy tò đường tăng đi về phía đông.
Giờ lớn lên thi thoảng con lại hay mơ tới thần,phật và tiên,rồng,nơi có 1 cái dinh hương to đùng và 2 con rắn rất to,mơ thấy ma nhưng luôn miệng đọc chú đại bi và danh hiệu a di đà.riêng về việc mơ thấy phật chỉ có 1 lần duy nhất tâm con thanh tịnh vui sướng như bắt đc vàng,tâm nhẹ nhàng ,còn những lần sau con luôn cảm thấy sợ hãi.con k hiểu ý nghĩa những lần mơ đó.và ý nghĩa của việc con thấy những giấc mơ đó là gì.xin hãy giải đáp thắc mác này cho con,và con nên làm gì khi gặp những trường hợp tương tự ạ
dạ con kính thưa thầycon tên là hiền con có một câu hỏi muốn hỏi thầy .thầy ơi sao trong lòng của con nhiều khi niệm phật thấy trong lòng mình luôn luôn thanh thản nhiều khi ko niệm nữa tự nhiên thấy lòng mình có 1 gì đó khó chiệu .mà con người con nhiều lúc con chán nản cuộc đời này lắm nhiều lúc muốn đi tu nhưng vì con thương yêu mẹ con quá thấy mẹ con khổ là trong lòng con đau lắm dạ thưa thầy con sinh trưa ngày 14/7 có phải vì chuyện gì không mà lòng con mỗi khi suy nghĩ là trở nên vào ngõ cụt ko có lối thoát .khi con sinh ra cha mẹ đã ly hôn giờ thì mẹ con khổ lắm con thì nghĩ cho mẹ .mong thầy cho con lời khuyên .nam mô a di đà phật . nam mô a di đà phật . nam mô a di đà phật
Bạn Hiền thân mến,
Bạn có tâm hiếu với Mẹ là rất tốt, không nên bỏ Mẹ một mình ở nhà mà trốn đời chạy vào chùa tu, lại nói người học Phật phải lấy Hiếu Thuận cha mẹ làm gốc, đây chính là cái gốc thành tựu của chính bạn sau này.
Cho nên cuộc đời dẫu có khổ cách mấy mình cũng ráng kiên nhẫn mà vượt qua, nghĩ đến Mẹ cũng vì ta đã quá khổ rồi…Sau lại nghĩ đến những chúng sanh khổ nạn khác, có quá nhiều người khổ hơn ta, lại thấy chúng sanh trong súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ thì sự khổ của họ còn khổ gấp trăm vạn ngàn lần…
Thấy vậy ta mới biết quý thân này, mới biết thương và tri ân Mẹ đã mang nặng đẻ đau, nuôi ta khôn lớn…
Dành trọn thời gian rảnh cho Mẹ, khuyên Mẹ cũng niệm Phật, nghe pháp, làm lành, tránh dữ…Đó là đại hiếu, niềm vui trong hiếu hạnh tự nhiên sanh khởi và cuộc đời bạn sẽ an vui hơn…
Chúc bạn sớm đạt được hạnh phúc trong việc học Phật.
Mong lắm thay.
A Di Đà Phật.
Ta bà khổ, ta bà lắm khổ
Tịnh Độ vui, tịnh độ nhàn vui
Cho con hỏi sư là com nằm ngủ lúc nào thấy chuyện không tốt làm sao con có thể niệm Phật được trong mơ? Không biết con phải cố gắng làm sao để con niệm được ạ? Con xin tri ân công đức của sư ạ.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phan Thị Xuân,
*Trong mơ có thể niệm được Phật là điều chẳng dễ nếu bạn không có sự huân tập và niệm Phật chưa thành thục. Huân tập nhưng phải chánh tâm; thuần thục là không gián đoạn. Nếu bạn chưa đủ 2 yếu tố này mà mong trong mơ có thể niệm được Phật hiệu là khó, ngoại trừ bạn có thắng duyên từ tiền kiếp. Nhưng theo bạn nói thì trong mơ phần lớn là chuyện không tốt cho thấy sự tu học của bạn với pháp niệm Phật đang là bước khởi đầu. Vì thế, để chuyển hoá được những bất thiện nghiệp này, hàng ngày bạn phải phát tâm tinh tấn, chân chánh tu học theo lời Phật và các bậc Tổ dạy: đoạn ác, tu thiện. Đoạn ác có 2 giai đoạn: sửa ác cũ; không tạo ác mới. Nếu bạn thường hành như vậy, lại tinh chuyên niệm Phật, những chuyện không tốt sẽ dần dần ít đi, hoặc giả nếu có, bạn cũng có thể niệm Phật để tự vượt qua.
Chúc bạn tinh tấn.
TN
Bạn Xuân ơi hình như trên website này có đăng bài này có thể hữu ích cho bạn nè.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/05/giai-phap-giup-niem-phat-trong-luc-ngu/
kính thưa sư ,con có một số thắc mắc trong giấc mơ của con,con kính thuyết giảng dùm con,nếu kể thì những giấc mơ của con từ nhỏ cho đến lớn,khi con ngủ lúc mơ con thấy gặp nạn thì con niệm phật thật lơn, tiếng niệm phật trong giấc mơ lớn đến nổi vang vội , có lúc con thấy nước dâng lên cao con niệm phật thì con thấy thuyền bát nhã đén cứu con,lúc thấy đất nước loạn lac thì thấy người dân kêu cứu tì mọi người kêu thánh mẫu kìa, thì con thấy con biến thành thánh mẫu bay đến cứu mà trong lòng con nhói đau,khi tỉnh vậy trong lòng con đau nhói lắm, nhưng có điều này con làm lạ, lũ ba con mất trong giấc mơ con rất tỉnh, con hỏi ba con đốt giấy vàng bạc mã ba nhận đươc không, vía con còn biết khi chết địa ngục có nhiều cửa vào, con hỏi ba mình vào cửa nào là nhẹ tội ba chỉ mỉm cười thôi,có một lần con ngủ mơ thấy ẩm bé trai ,thì đức mẹ maria hiện lên,, mọi người nói bé đó là con của mẹ, con lại trả cho mẹ, mẹ cười và nói mẹ cho con đó, rồi từ trên không trung hiện lên cầu thang cho con lên thì tất cả hai bên điều là phật ,khi con tới trên cùng thì con thấy đức bổn sư thích ca mâu ni phật, con mình lên đay làm gì thôi về, và rồi một tháng sau con có bầu và sinh ra bé traiv.v….nhưng con không nói cho ai biết, thì conn cứ gập những giấc mơ đó hoài, rồi con mới cho mẹ con biết những giấc mơ đó mẹ nói ban ngày mơ tưởng thì ban đêm mwo thấy vậy thôi, nhưng con gặp những điều tốt lành nào là nhìn lên trời thì thấy cảnh tiên…nhưng khi nói cho mọi người biết giấc mơ như vậy thì con lại ít gặp những giấc mơ đó, chỉ lâu lâu mwois gặp thôi, con kính sư thuyết giảng dùm con, nếu con có duyên thì xin sư chỉ dẫn cho con .
A Di Đà Phật. Kính thưa chư vị đồng tu. Tình cờ có một vị đạo hữu đã e mail cho mình, thấy câu chuyện cũng hay hay nên xin mạn phép được chia sẻ cùng quý liên hữu:
Một câu chuyện có thật về sự “chết đi sống lại” của một vị tăng Đại Hàn được đại sư Chongo Sunim kể lại như sau:
Trong thời thiền sư Seong Chol Sunim còn tại thế, ở chùa HaeinSa nơi ngài trụ trì có một vị tăng quyết định rời chùa đi vào khu rừng núi Jiri San ẩn tu, sống cùng cây cỏ hoang dã nơi thiên nhiên.
Chẳng may, ông ăn phải một loại nấm độc nên bị bệnh nặng, ngã xuống đất thần thức hôn mê. Bỗng nhiên ông thấy mình đang ở trong chùa HaeinSa, cách nơi ông đang ở khoảng hơn 100km, và thấy hai vị tăng bạn của ông đang cử hành một nghi lễ giống như tang lễ. Họ dường như không để ý đến sự hiện diện của ông, và ông lấy làm lạ là thay vì đọc kinh cho đúng, vị tăng đang gõ mõ cứ lập đi lập lại “Chek, chek, chek…” (Sách, sách, sách….), còn vị tăng đang thỉnh chuông thì cứ nói “Yeom ju, yeom ju, yeom ju…” (chuỗi tràng, chuỗi tràng, chuỗi tràng….) Trong chớp mắt, ông lại thấy mình đang ở nhà bà mẹ. Ông đứng sát cạnh bà trong khi bà đang chất củi vào trong lửa. Bà không để ý đến ông, nên ông cúi xuống chạm vào vai bà. Bà kêu lên một tiếng thất thanh và đau đớn gập người lại.
Thế rồi, thoáng một cái, nhanh như lúc ông về chùa và về nhà mẹ, ông lại thấy mình trở lại nơi núi rừng. Từ bờ sông phía dưới phảng phất bay lên mùi thịt bò ướp nướng thơm lừng. Một nhóm người trong bộ hanbok mầu trắng (y phục cổ truyền của Đại Hàn) đang xúm xít ở đó, vẫy tay gọi lớn: ” Xuống đây chơi với tụi này đi! Có nhiều đồ ăn lắm, tha hồ mà ăn!” Đúng lúc sắp nhập bọn với họ, ông chợt nhớ ra mình là vị tăng và không được ăn thịt.
Trên đường đi lên núi trở lại, ông gặp một ông già đang mang một jigae cổ xưa (một cái cũi có khung hình chữ A) trên lưng. Nhưng thay vì chất củi ở trên, ông ta lại mang một người xuống núi. Ông già để người này xuống dưới đất ; thấy người này có vẻ quen thuộc, vị tăng tiến lại gần để nhìn cho kỹ hơn. Khi nhìn mặt người đó, ông chợt hoảng hốt, thấy đang nhìn vào chính mình! Ông sờ lên mặt, rồi bỗng nhiên giật mình tỉnh dạy, như vừa qua một giấc mộng. Chung quanh vẫn là núi rừng, và ông vẫn nằm dưới đất một mình một bóng, nhưng trong lòng đầy hoang mang với kinh nghiệm lạ kỳ vừa qua.
Trở về chùa, ông đi tìm những vị tăng bạn và kể cho họ nghe những gì đã thấy. Họ nói với ông rằng, sư phụ Seong Chol cho họ biết là ông đã chết trên núi JiriSan, và họ cần phải làm nghi thức cầu siêu cho ông ngay. Ông hỏi tiếp rằng, tại sao họ cứ nói “sách, sách…” và “chuỗi tràng, chuỗi tràng…” thay vì đọc những lời kinh cho đúng. Ngạc nhiên, người thứ nhất thú nhận rằng ông biết vị tăng có một sưu tập sách quý nên lúc đó đang suy nghĩ không biết có lấy được sưu tập đó không. Người thứ hai cũng xấu hổ nhìn nhận, ông đang nghĩ đến chuỗi tràng đẹp của người bạn quá cố và cũng tự hỏi không biết có lấy được chuỗi tràng đó không. Như thế, mặc dù họ đang đọc những lời kinh, nhưng ông không nghe được gì ngoài những tư tưởng của họ. Ông lại đến thăm mẹ và kể cho bà nghe những điều đã trải qua. Bà nhớ lại, lúc ấy bà bỗng có một cảm giác đau nhói nơi vai.
Trở về núi rừng, bên giòng suối nơi ông đã thấy nhóm người tụ tập ăn thịt bò nướng, ông không tìm thấy dấu vết bữa tiệc thịt nướng đó ở đâu cả. Nhưng có điều làm ông cảm thấy rúng động, là bên bờ sông có xác một con quạ đang nằm, khắp mình mẩy đầy giòi bọ lúc nhúc. Ông chợt nhận ra rằng, những người ông đã thấy ở bờ sông thật ra là những con ấu trùng đang kêu gọi ông nhập bọn với chúng để ăn thịt xác con chim chết kia. Ông tự hỏi, nếu không tự nhắc nhở mình là người tu mà đi nhập bọn với chúng, có thể nào ông sẽ tái sinh làm một con ấu trùng không? Nếu thế thì muốn sinh ra làm người trở lại sẽ phải khó khăn đến thế nào? Khi ra khỏi thân xác, ông không còn có các căn như mắt, tai, mũi, lưỡi, hay tay chân… Ông chỉ còn thần thức có thể cảm nhận những việc huyễn ảo xẩy ra chung quanh, và không thể nghe những lời nói, chỉ cảm được tư tưởng của người khác.
Câu chuyện này làm mình nhớ đến Đại Sư Hám Sơn đã từng nói:” Lúc bình thường tự chủ được thì khi bệnh, khi ngủ mới tự chủ được. Khi ngủ mà tự chủ được thì khi lâm chung mới tự chủ được”.
A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật.
48) Hỏi: Niệm Phật lúc lâm chung với Niệm Phật lúc bình thường, bên nào thù thắng hơn?
Đáp: Giống nhau!
49) Phút lâm chung, nỗi khổ của cái chết bức bách, thân thể chịu vô lượng thống khổ, giống như trăm nghìn lưỡi dao đâm vào. Mắt mũi bỗng nhiên mờ mịt, muốn thấy cũng không thể thấy. Miệng lưỡi co cứng, muốn nói cũng không nói được.
Đây là tứ khổ trong tám sự khổ của kiếp người, dù người tu Niệm Phật, tin Bổn Nguyện, cầu vãng sinh chăng nữa cũng khó tránh khỏi nỗi khổ nầy. Nhưng dù mờ mịt, đến khi tắt thở, do Nguyện Lực của Đức Phật A Di Đà, sẽ thành chánh niệm mà vãng sinh.
Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, điều nầy người khác không biết được, chỉ có Phật và người tu Niệm Phật biết được mà thôi.
50) Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi A Di Đà Phật Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.
Trích từ Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân
Câu chuyện Hướng Đạo kể ở trên ý nghĩa rất thâm thuý và rất thật. Có một phụ nữ lớn tuổi nọ bệnh nặng, một hôm bà rơi vào trạng thái chết lâm sàng. Lúc ấy các người con của bà ở phòng khác kề bên của bà nằm, nhưng bà có thể cảm nhận và hiểu được mọi ý nghĩ của các con bà. Khi ấy bà liền nổi sân vì “thấy” các con bà lúc ấy chỉ nghĩ đến việc chia chác gia tài, nhà cửa của bà chứ không nghĩ gì đến bà cả. Chư tổ xưa nay luôn dạy chúng ta phải học buông xả là vậy. Nếu cứ bám chấp vào thứ nào thì khi lâm chung chúng ta sẽ vướng vào thứ nấy, tâm thức do đó liền gá theo mà tái sánh về cảnh giới tương ứng. Trong trường hợp của người phụ nữ ở trên, khi lâm chung mà tâm sân khởi thì chúng ta đều biết nguy hiểm vô cùng, vì sân hận sẽ đưa thần thức vào địa ngục.
Buông xả vạn duyên
Lão thật niệm Phật
Khi lâm chung nếu chỉ còn một niệm là Phật, ắt sẽ sanh về cõi Phật.
Xin thường niệm: A Di Đà Phật.
Nhân sanh khổ đoạn
Thậm khả bố uý
Vãng sanh vi tối
Nhất niệm bất vong.
Rất cảm ơn Liên hữu Hướng Đạo
A di đà phật
Đời người ngắn khổ,
Kể cả khiếp sợ.
Vãng sanh là tột,
Một niệm chẳng mất.
Ba của HT dịch lại câu kệ Hán-Việt của đạo hữu HQ như vậy cho vui. Nếu có sơ sót gì xin HQ chỉ giáo thêm.
A Di Đà Phật.
cảm ơn bài thơ của đạo hữu, thật hay a, mình còn non kém chỉ khi đọc giải nghĩa của các đạo hữu khác mới hiểu được!
Câu chuyện của bạn Hướng Đạo và bài thơ của Hương Quang hình như có liên quan với nhau và con thấy hình như chứa đạo lý gì đó thật đặc biệt, con nghĩ mãi mà vẫn còn mơ hồ…?
A Di Đà Phật! Đúng vậy đó Hoàng Hoa, câu chuyện trên là chữ nhiều mà nghĩa ít, còn bài thơ của đạo hữu Hương Quang thì chữ ít mà nghĩa nhiều nhưng cả hai cũng đều giống nhau, cùng chung một đạo lý.
“Nhân sinh khổ đoạn, Thậm khả bố úy” có nghĩa là con người chỉ nếm qua có một chút xíu khổ, chỉ khổ có một vài phần như là sanh nở, già yếu, bệnh hoạn, oán thù gặp gở, ân ái chia lìa, mong cầu không toại ý…thì chưa có biết sợ là gì. Khi nào mà cái khổ nó dồn lại cho thật nhiều hoặc là sắp sửa đương đầu với cái chết (Phật diển tả như là con rùa bị lột bỏ cái mai rồi nhúng vô nước sôi) thì lúc đó mới biết sợ là gì. Như dân gian thường nói “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” vậy.
“Vãng sanh vi tối, Nhất niệm bất vong” có nghĩa là việc vãng sanh là vấn đề cực kỳ quan trọng, chớ nên lơ là. Trong giờ phút đó tất cả mọi thứ đều nên buông xuống chỉ giử lại duy nhất một câu thánh hiệu A Di Đà Phật mà thôi. Một câu thánh hiệu A Di Đà Phật này chính là “nhất niệm”. Nhất niệm bất vong tức là một niệm không chết? Chỗ này có thể chia thành nhiều đường đi:
1. “Nhất niệm bất vong” có nghĩa là chúng ta cần phải giử chánh niệm để niệm Phật. Con đường này đã bị đạo hữu Huệ Tịnh chặn ở trên rồi cho nên đi không thông. Bởi vì Pháp Nhiên Thượng Nhân vừa là Tổ Tịnh Độ Nhật bản vừa là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát. Rất may là nhờ có đạo hữu Huệ Tịnh gở rối dùm chớ nếu không thì lại bị kẹt. Tuy nhiên chúng ta nương vào lời của Pháp Nhiên Thượng Nhân là để vững niềm tin (TỰ TIN) chớ nên Ỷ LẠI :Không Cần Niệm Phật Nhiều Bởi Khi Lâm Chung Chỉ Niệm 1 Câu “A Di Đà” Liền Được Vãnh Sanh. Cho nên có thể nói mình chỉ là “mở đề” thôi. Đạo hữu Huệ Tịnh đã giải đề rồi đạo hữu Hương Quang đã kết thúc bằng bài kệ vậy.
2. “Nhất niệm bất vong” có nghĩa là nhờ một niệm này mà chúng ta không bị chết. Sau khi Phật lai nghinh thì chúng ta sẽ có chánh niệm để niệm Phật. Nương nơi một niệm này mà chúng ta không bị chết bởi vì:” Pháp môn Niệm Phật không có sinh tử, vãng sanh không phải là chết, vãng sanh là sống mà ra đi. Còn chết là không thể vãng sanh. Cho nên pháp môn này còn gọi là pháp môn “không sanh, không diệt”. Vì trong lúc vãng sanh quý vị rất tỉnh táo và thấy Phật tới rước rồi theo Phật ra đi. Lúc đó cái xác tạm bợ của thế gian này không còn dùng nữa. Sau khi lên đến cõi Tây Phương Cực Lạc quý vị sẽ được một thân tướng trang nghiêm đẹp đẽ y như đức Phật A Di Ðà. Như vậy tuyệt đối không phải chết. “. Đường trên (1) không thông vậy thì mình đi đường dưới (2) hén 🙂
Cám ơn Huệ Tịnh và Hương Quang rất nhiều nhé. Nếu phần giải thích của mình có chỗ nào không hợp lý thì kính mong quý bạn đồng tu cùng bổ sung ý kiến đóng góp, đính chính lại dùm nhé.
A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật.
Nào ngờ đạo hữu HĐ và HQ lại vừa thông hiểu Phật học mà vừa tài giỏi văn chương hán Việt nữa, HT cần phải học hỏi thêm. Không biết tại sao từ trước đến giờ khi tụng kinh HT chỉ mê âm hán Việt thôi tuy không rành học gì về hán Việt. Có lẽ vì giồng họ bên nội là gốc từ xứ Huế chuyên học rộng hán Việt cho nên trong máu sẳn có nghe là thích liền. Vì vậy HT dễ giữ tâm không cầu hiểu nghĩa khi tụng kinh mà để tự nhiên hiểu được thì hiểu, không hiểu thì thôi.
HT cám ơn đạo hữu HĐ và HQ tạo duyên hán Việt cho HT có cơ hội học hỏi thêm.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin quý bạn sen cho con hỏi, nếu “người thứ nhất thú nhận rằng ông biết vị tăng có một sưu tập sách quý nên lúc đó đang suy nghĩ không biết có lấy được sưu tập đó không. Người thứ hai cũng xấu hổ nhìn nhận, ông đang nghĩ đến chuỗi tràng đẹp của người bạn quá cố và cũng tự hỏi không biết có lấy được chuỗi tràng đó không” thì lẽ ra thần thức vị Tăng kia phải cảm nhận được cả thông điệp tham lam “lấy trộm sách” hoặc “lấy chuỗi tràng” chứ tại sao chỉ là “sách, sách” và “chuỗi tràng, chuỗi tràng” vậy? Vì con nghe nói giai đoạn Trung ấm người sống nghĩ gì thì người chết có thể cảm nhận được hết mà
A di đà phật
A Di Đà Phật,
Khi thần thức đang ở thân Trung Ấm, thường thì không được sáng suốt và minh mẫn lắm, nếu minh mẫn sáng suốt thì nó đâu có đầu thai vào tam ác đạo? Nó phải chọn tam thiện đạo, phải chọn vào nhà giàu phú, vương quyền, có biết Phật pháp, chứ đâu chịu sanh vào bụng ngựa, dê lừa hay ngạ quỷ, địa ngục? Hay nhà bần tiện, hay nơi ko có Phật pháp?
Do vậy mà thấy rõ phần lớn thân trung ấm đều ở trong trạng thái “MÊ”, mê muội theo nghiệp lực mà đi đầu thai, chứ chẳng sáng suốt. Đã mê rồi thì cái tánh nghe nó không toàn vẹn, nghe câu được câu mất là chuyện bình thường, nên chỉ còn nghe “sách, sách” và “chuỗi tràng, chuỗi tràng” mà thôi.
Hi vọng là với vài lời giải thích ở trên có thể giúp cho bạn được một chút.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Hoàng Hoa,
Theo VT nghĩ thì nếu như vị Tăng đó ngồi yên mà suy nghĩ thì nguyên dòng tư tưởng sẽ đậm đà:” vị tăng kia có một sưu tập sách quý không biết mình có thể lấy được bộ sưu tập sách đó hay không?” Nhưng vì mắt phải nhìn kinh văn, miệng phải đọc kinh văn rồi tay thì phải gỏ mỏ nữa cho nên dòng tư tưởng đó đã bị nhạt nhòa đi, chỉ còn là “sách…sách…sách”. Lúc trước VT cũng có nghe một vị thầy kể câu chuyện cũng gần giống như vậy:
Một vị sư nọ trong lúc tiến hành nghi lể trai đàn chẩn tế thì theo đúng lý ra trong lúc tụng chú biến thực thì chỉ nghĩ tưởng đến thức ăn mà thôi nhưng vì thầy bị mất xâu chìa khóa tìm chưa ra cho nên trong đầu chỉ nghĩ về xâu chìa khóa. Thế là tối hôm đó có rất nhiều cô hồn dạ quỷ đến khiếu nại với thầy rằng:” Tại sao Ngài lại cho chúng tôi ăn toàn là chìa khóa vậy? ”
Điều này chứng minh cho thấy nếu trong thời khóa công phu mà mình không tập trung tinh thần, tâm bị tán loạn thì sẽ không có kết quả như ý muốn. Thân trung ấm có thể cảm nhận được tư tưởng của mình.
Sẳn đây luôn tiện thì VT cũng xin mạn phép được chia sẻ cùng quý chư vị đồng tu câu chuyện này cũng vui vui do một vị thầy nào đó đã kể lại:
Có một chú tiểu rất thông minh đến gặp một vị Lạt ma và nói rằng: “Trời ơi Ngài nổi tiếng lắm, đi đâu con cũng nghe danh ngài”.
Được khen vị Lạt ma liền hướng vô bên trong và kêu: “Này thị giả, haỹ mang kẹo ra cho chú tiểu”.
Chú tiểu nói tiếp: “Ngài làm như vậy, sao mà giống như Phật dạy quá!” .
Vị Lạt ma lại gọi: “ Thị giả, mang thức ăn ngon ra cho chú tiểu”.
Chú tiểu khôn ngoan đó lại nói tiếp: “ Chính Ngài là Đức Phật tại thế”.
Vị Lạt ma lại gọi vào trong: “Hãy mang thêm 3 đồng tiền vàng cho chú “.
Chú tiểu nghĩ rằng như vậy là đũ rồi và đứng chờ nhận quà.
Chờ mãi mà không thấy ai ra,chú hỏi vị Lạt ma sao thị giả của Ngài chưa đem kẹo, thức ăn và vàng ra.
Vị Lạt ma nói, “Tại sao ta phải cho con kẹo, thức ăn, vàng thật chớ? Con chỉ cho ta những lời nói trống rỗng. Ta cũng cho lại con những lời nói trống rỗng”.
Nếu có ai khen lập tức quý vị cảm thấy vui sướng. Quý vị hay thường bị gạt gẫm bởi những lời nói vô nghĩa. Những lời nói đó đôi khi lừa gạt quý vị. Cũng thế, khi có ai chê bai quý vị sẽ không thích dù đó là lời thành thực để giúp quý vị điều chỉnh mình.
Khi tôi sắp rời thành phố naỳ, có một Phật tử đã làm thơ tặng tôi. Trong bài thơ đó cô ta nói: “Nụ cười của Ngài làm tan hết phiền não của con.”
Tôi thấy thật buồn cười cho chính bản thân. Chính tôi tu hành mười mấy năm mà chưa tan hết phiền não của mình thì làm sao nụ cười của tôi có thể làm tan đi phiền não của người khác!
Cho nên người tu khi được người khen cũng không lấy đó làm vui, và khi bị người chê cũng không lấy đó làm buồn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Đạo hữu Hướng Đạo thân mến,
Nếu thực hành kinh nghiệm qua một gian đúng thì phải nhận ra lòng tin của bạn đủ chân thật hay chưa?Nếu chưa đủ thì nên làm sao để được lòng tin chắc thật trong pháp môn hành trì niệm Phật? Nếu trong lòng nghĩ rằng bạn có lòng tin rồi do công phu niệm Phật khá cao thì cũng chưa chắc là có đâu. Lòng tin chân thật thì chỉ cảm nhận cảm ứng không thể nói ra cho người vợ hiểu, đứa con hiểu, hay người thân hiểu được. Phật biết mình biết tuyệt đối như vậy không thể thay đổi. Nếu ban đầu thiếu lòng tin thì tự biết mà thôi. Nhưng bạn không để ý ban đầu thì làm sao biết? Cứ lo nghĩ rằng niệm Phật công phu cho cao làm sao cho được chánh niệm trước khi lâm chung mới vãng sanh đó là lòng nghi vi tế mà bạn không nhìn nhận ra được.
Thí dụ lỡ một người cứ nghĩ công phu niệm Phật phải thành phiến hoặc bất niệm tự niệm mới bảo đảm lâm chung mới có chánh niệm mà vãng sanh thì lỡ khi duyên trần đã đến công phu chưa toại nguyện thì sao nè? 🙂 Bạn tự suy nghĩ cũng hiểu điều gì sẽ xảy ra đúng không? Pháp Nhiên Thượng Nhân cứ nhấn mạnh nhắc đi nhắc lại câu hãy TIN đừng NGHI là vậy.
————————————————————–
Niệm Phật Tông Yếu
Tác giả: Pháp Nhiên Thượng Nhân
Trong thời đại hiện nay và nhất là đối với hàng cư sĩ tại gia, Niệm Phật có thể nói là con đường tất yếu để ra khỏi sinh-tử. Đây là Pháp Môn Tha Lực duy nhất trong Phật Pháp mà điểm then chốt là tin tưởng tuyệt đối vào Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà.
Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà là dùng Danh Hiệu của Ngài để cứu độ tất cả chúng sanh. Không hiểu rõ lý nầy, người ta thường cho rằng Xưng-Danh là để cho hạng hạ căn không đủ căn cơ để tu những pháp môn như Quán Thật Tướng, Quán Tưởng, Quán Tượng, v.v… Và khi tu Niệm Phật thì phần nhiều đều mang tâm niệm tự lực, vẫn cứ trông cậy vào sức mình để được vãng sinh. Đó là Tự Lực Niệm Phật. Bởi thế, tu rất nhọc nhằn mà cũng không chắc là mình có được vãng sinh hay không. Những ngộ nhận nầy chính dịch giả cũng mắc phải. Hơn một năm trước đây, may mắn thay, gặp được tác phẩm Pháp Nhiên Ngữ Đăng Lục. Như kẻ mù được sáng, người sắp chết đuối gặp phao. Hốt nhiên tín tâm phát khởi, nhận ra lý Tha Lực Niệm Phật. Từ đây, Niệm Phật trở thành một niềm vui không thể nghĩ bàn, vãng sinh Cực Lạc là điều chắc chắn chứ không cần đến lúc lâm chung. Do đó, xin chọn những pháp ngữ tinh yếu của Ngài để dâng tặng người hữu duyên.
Xin nguyện rằng hễ ai đọc đến, đều phát khởi tín tâm, niệm Phật mà được vãng sinh Cực Lạc.
———————————————————————-
Chín phẩm Vãng sinh: Đại sư Ngẫu Ích dạy rằng: “Người tin sâu, nguyện tha thiết niệm Phật mà lúc niệm Phật tâm nhiều tán loạn tức là Hạ phẩm Hạ sinh. Người tin sâu nguyện tha thiết niệm Phật mà lúc niệm Phật tâm ít tán loạn tức là Hạ phẩm Trung sinh. Người tin sâu nguyện tha thiết niệm Phật mà lúc niệm Phật tâm không bị tán loạn tức là Hạ phẩm thượng sinh. Người niệm đến sự nhất tâm bất loạn, và không khởi tâm tham, sân, si tức là Trung phẩm thượng trung hạ sinh. Người niệm đến lý nhất tâm bất loạn, tự tại trước dứt kiến tư, trần sa, hoặc cũng có thể hàng phục, dứt trừ vô minh tức là Thượng phẩm thượng trung hạ sinh. Cho nên tín nguyện trì danh niệm Phật có thể trải qua chín phẩm vãng sinh, đích xác không sai.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Cám ơn bạn đã trích dẫn lời của Pháp Nhiên Thượng Nhân và Đại Sư Ngẫu Ích để giúp hành giả tu Tịnh Độ vững niềm tin (tin nơi tự lực và tha lực). Bởi vì nếu còn nghi thì hoa không nở, nghi thì sanh về vùng biên địa.
Như mọi người đều biết ba món tư lương của hành giả tu Tịnh Độ chính là Tín Hạnh Nguyện. Như lời đại sư Ngẫu Ích:” Được vãng sanh hay không là ở nơi Tín, Nguyện. Còn phẩm vị cao hay thấp là do hạnh trì danh sâu hay cạn”. Do vậy người niệm Phật nhiều đạt công phu thành phiến thành khối là để nắm chắc phần vãng sanh chứ không phải là phải đạt công phu thành phiến thành khối thì mới được vãng sanh.
Người niệm Phật chỉ cầu vãng sanh mà thôi chứ không có tâm mong cầu được thành phiến thành khối. Việc thành phiến thành khối là tự nó sanh ra giống như mình lái xe là mong để đến nơi còn tiếng máy nổ và sự phun khói là tự nó sanh ra. Cho nên mình mong là mong cho đến nơi chứ không phải mong cho xe mình phun khói nhiều hay nổ máy lớn tiếng. Xe phun khói nhiều, nổ lớn tiếng nhưng nó không chạy, đứng yên một chỗ thì cũng đâu thể tới nơi được. Có phải không? Thì cũng vậy, người niệm Phật thành phiến thành khối nhưng không có tín nguyện cầu sanh Tây Phương thì cũng sẽ không thể vãng sanh.
Phật lai nghinh thì chúng ta sẽ có chánh niệm để niệm Phật nhưng trước lúc Phật lai nghinh chúng ta phải tu như thế nào? Phải làm sao thì Phật mới lai nghinh? Trong đời này, mình phải có Tín Hạnh Nguyện đầy đủ thì Phật mới lai nghinh có đúng không nè?
Huệ Tịnh: Thí dụ lỡ một người cứ nghĩ công phu niệm Phật phải thành phiến hoặc bất niệm tự niệm mới bảo đảm lâm chung mới có chánh niệm mà vãng sanh thì lỡ khi duyên trần đã đến công phu chưa toại nguyện thì sao nè? 🙂 Bạn tự suy nghĩ cũng hiểu điều gì sẽ xảy ra đúng không?
Điều gì sẽ xảy ra thì trong bài Người Niệm Phật Chết Bất Đắc Kỳ Tử Có Được Vãng Sanh? đã có nói qua. Nội dung trong bài này đặc biệt nói đến tích lũy nghiệp chứ không nhắc đến cận tử nghiệp là bởi vì người này đùng một cái mà chết cho nên gọi là bất đắc kỳ tử.
Tích lũy nghiệp ví như là độ nghiêng của cây dừa. Cây nghiêng hướng nào thì nó sẽ ngã hướng đó là đúng rồi. Hàng ngày nếu mình ăn chay niệm Phật, làm lành lánh dử thì cây nghiêng về hướng Tây. Ngược lại, nếu mình đắm say ngủ dục lục trần, tạo thập ác ngủ nghịch thì cây nghiêng hướng đông.
Cận tử nghiệp ví như là lực kéo của sợi dây cột trên ngọn cây dừa. Do vậy cận tử nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng cho nên đó cũng chính là lý do Tại Sao Chúng Ta Cần Phải Hộ Niệm?.
Nếu một người bình thường đã niệm Phật, lâm chung lại gặp ban hộ niệm thì như cây dừa đã nghiêng hướng Tây lại được người khác cột dây trên ngọn rồi kéo về hướng Tây nữa vậy thì cây dừa ngã về hướng Tây là đúng rồi.
Nếu như một người bình thường không biết Phật Pháp là gì, tạo đủ thứ tội ác ví như ông Trương Thiện Hòa nhưng khi đến giờ phút sắp lâm chung gặp được Ban Hộ Niệm khai thị, nhờ vậy mà biết ăn năn sám hối, quay đầu là bờ, bỏ đồ đao xuống, lập địa thành Phật thì cơ hội vẫn còn kịp. Điều này cho thấy cây nghiêng hướng đông nhưng sợi dây kéo về hướng Tây thì cũng sẽ ngã về hướng Tây mà thôi.
Nếu như một người bình thường ăn chay niệm Phật, làm lánh dử, phát nguyện cầu sanh Tây Phương nhưng đến giờ phút lâm chung bị con cái khóc lóc khiến sanh tâm luyến ái hay đụng chạm vào thân thể, tắm rửa, lau mình khiến họ bị đau nên nổi sân, không còn niệm Phật nữa thì ví như cây nghiêng hướng Tây mà những sợi dây là con cháu kéo về hướng đông khiến cho họ khó mà vãng sanh như là câu chuyện Niệm Phật 40 Năm Lâm Chung Không Vãng Sanh. (Câu chuyện này lúc trước được đăng bằng dạng mp3 ở hotfile.com nhưng sau này vì hotfile đóng cửa nên câu chuyện cũng mất luôn). Qua đó chúng ta mới hiểu được Vì Sao Người Mới Mất Không Nên Đụng Vào Thân Họ? và Khi Người Thân Vừa Mới Qua Đời Không Nên Khóc bởi vì Khóc Khi Người Thân Lâm Chung Rất Nguy Hại
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn đạo hữu Huệ Tịnh nhé. Chúc bạn thân tâm thường an lạc.
A Di Đà Phật _()_
Bài kệ về ba mươi sáu vật bất tịnh trong thân
Hoa quang
Sắc dục là cội gốc sinh tử là căn bệnh rất khó chữa của tất cả chúng sanh. Hệ lụy của nó thì vô lượng vô biên. Kinh Lăng nghiêm nói: “Dâm tâm bất trừ trần bất khả xuất”. Pháp cú thì nói : “Từ ái dục sinh lo.
Từ ái dục sinh sợ.
Xa lìa hết ái dục.
Chẳng còn lo sợ gì”.
Xa lìa ái dục, do đó, đồng nghĩa với sự giải thoát mọi khổ đau.
“Tỳ kheo, tát thuyền này
Thuyền không nhẹ đi nhanh” (PC )
Chúng ta, những người niệm Phật cũng lại như vậy. Nước ái dục càng ít thì Tịnh nghiệp chóng thành, phẩm vị càng cao. Mỗi ngày kiến tư phiền não trong tâm càng ít thì tâm lượng càng mở rộng, càng dễ tương ứng với Di Đà nguyện hải. Thế nhưng, để “tát thuyền này”, quả thật không phải chuyện dễ dàng! Nếu là bậc xuất cách, nhận biết mọi hình tướng nam nữ đương thể tức không, nhân duyên giả danh, duy tâm vọng hiện thì lập tức vong tình ly kiến, chẳng bị các dục sai sử, một câu A di Đà Phật xuất nhập tự nhiên,chân thật tùy duyên thọ dụng.
Tuy nhiên, phàm phu ái nghiệp sâu nặng, nhiễm tâm dễ phát, tịnh đức nan thành nên khi xưa đức Thích Tôn đã từ bi chỉ dạy chúng ta pháp quán thân bất tịnh như là một phương tiện đối trị sắc dục đặc biệt thù thắng. Pháp này nếu quán trí được thành tựu thì đống củi lửa ái dục đang cháy hừng hực kia lập tức bị dập tắt. Nhìn thấu đối tượng nam nữ chúng ta ham muốn là một bao bọc máu mủ hôi tanh thì lẽ nào không buông xuống được cái vọng tưởng mê muội đó sao?
Kinh Đại Bảo Tích, quyển 7 mô tả cơ thể chúng sanh ưa thích này vốn là đối tượng của dục niệm hoàn toàn chỉ là sự tập hợp của 36 vật, toàn vật bất tịnh chia làm 3 loại như sau :
I. Mười hai vật bên ngoài :1. Phát : tóc, 2. Trảo : móng tay, chân,3. Si : ghèn, 4. Diên : nước bọt, 5. Niêu : nước tiểu, 6. Cấu : cấu da, 7. Mạo : lông, 8. Xỉ : răng, 9. Lệ : nước mắt, 10. Thóa : nước nhổ, chất tiết. 11. Thỉ : phân, 12. Hản : mồ hôi
II. Mười hai vật bản thân : 1. Bì : da, 2. Huyết : máu, 3. Phương : mỡ lá, 4. Phu : da trong, 5. Tủy : mỡ trong xương, 6. Cao : mỡ nước, 7. Cân : gân, 8. Cốt : xương, 9. Não : óc, 10. Nhục : thịt, 11. Mạch : mạch máu, 12. Mô: màng mỏng bao bọc tạng phủ
III. Mười hai vật bên trong thân : 1. Can : gan, 2.Tràng : ruột, 3.Tỳ : lá lách, 4. Tâm : tim, 5. Sanh tạng : tinh nang, 6. Đởm : mật, 7. Xích đàm : đàm đỏ , 8. Vị : bao tử, 9. Thận : cật, 10. Phế : phổi, 11.Thục tạng : bàng quang, 12. Bạch đàm : đàm trắng
Hồi còn độ tuổi trẻ trung thanh niên, sắc dục lẫy lừng, pháp quán Tam thập lục vật này lại rất khó nhớ. Hán văn hạn chế, tuy vậy Hoa quang đã cố gắng sắp đặt lại thành một bài kệ cho dễ thuộc, chỉ nhằm mục đích sách tấn chính mình, nay xin đem ra chia sẻ cúng dường đại chúng. Bài kệ này có 8 câu 56 chữ, bao quát 36 vật bất tịnh trong cơ thể lại thêm phần quán bất tịnh xuyên suốt qua cả 3 thì quá khứ hiện tại vị lai. Qúa khứ có chủng tử bất tịnh (quán nghiệp thức tái sanh ô nhiễm), trụ xứ bất tịnh (quán nơi trụ của thai nhi- nước ối, tử cung bất tịnh). Hiện tại có tự tướng bất tịnh và tự thể bất tịnh (tướng trạng và bản chất của cơ thể bất tịnh). Vị lai có chung cánh bất tịnh (sự ô uế sau khi chết- cửu tưởng quán).
Bài kệ như sau:
三 十 六 物 偈
屎 尿 齿 眵 汗 涎 泪
爪 垢 毛 骨 髓 膚 肪
脈 筋 膜 脑 膏 血 肉
心 肺 髮 生 白 赤 痰
肠 肾 脾 胃 皮 肝 膽
孰 臟 涕 唾 異 蟲 生
種 子 住 處 及 自 相
自 体 終 更 皆 不 净
Dịch âm
Tam thập lục vật kệ
Thỉ niệu xỉ si hãn diên lệ
Trảo cấu mao cốt tủy phu phương
Mạch cân mô não cao huyết nhục
Tâm phế phát sanh bạch xích đàm
Tràng thận tỳ vị bì can đảm
Thục tạng thế thóa dị trùng sanh
Chủng tử trụ xứ cập tự tướng
Tự thể chung cánh giai bất tịnh.
Giải thích:
Qua đây, chúng ta có thể thấy khả năng nhất thiết chủng trí của đức Phật, ngài là một nhà Y khoa giải phẫu học (Human anat,omist) hoàn hảo cách đây gần 3000 năm. Một số cơ quan tạng phủ cần lưu ý như sau:
1. Sanh tạng ( 生臟): tinh nang tức cơ quan sinh dục (tinh hoàn và buồng trứng),
Tạng phủ này nằm trong câu kệ thứ 4 “Tâm phế phát sanh bạch xích đàm” (Tim phổi phát (tóc) sanh ra đàm đỏ đàm trắng) . Bạch đàm là ho đàm nhầy hoặc có mủ, xích đàm là ho ra máu.
Mô (膜) hay mạc: màng mỏng bao bọc tạng phủ như phúc mạc (màng bao quanh che chở cho ruột non, ruột già), nội tâm mạc (màng trong tim), ngoại tâm mạc (màng ngoài tim), v.v.
3. Phương (肪) hay chi phương (脂 肪): là mỡ lá, mỡ tảng khác với mỡ nước là cao (膏)
4. Dị trùng sanh (異 蟲 生): các loài vi trùng lạ gây bệnh truyền nhiễm sinh sản phát triển rất nhanh trong cơ thể đặc biệt là trong dịch tiết, chất thải con người.
Dịch nghĩa:
Bài kệ ba mươi sáu vật bất tịnh
Chúng sanh ưa thích thân này
Toàn ba sáu vật rõ bày hôi tanh
Răng ghèn phân tiểu cấu sanh
Mồ hôi nước mắt não lòng phổi tim
Thận gan mật lách nằm yên
Vốn nhờ màng mỏng chở che tạng mềm
Tóc lông râu móng tay chân
Nước dãi chất tiết thường sanh vi trùng
Bàng quang buồng trứng tinh hoàn
Ho đàm đỏ trắng quặn đau dạ dày
Làn da mịn trắng xưa nay
Dưới là máu thịt trong là tủy, xương
Da trong mỡ lá: “chi phương”
Mỡ nước gân mạch tuần hoàn quẩn quanh
Ái tình thức nghiệp tham sân
Gá thai chỗ uế đen ngòm tử cung
Tướng trạng hình thể nhìn chung
Chỉ là máu mủ thùng đầy phân dơ
Lặng nhìn người mộng trong mơ
Ruồi bu sình thối ngẩn ngơ kiếp người.
Bài kệ này nếu có thể tụng thuộc và quán tưởng nhiều lần mỗi ngày thì sau một khoảng thời gian không quá lâu hi vọng ngọn lửa ái tình sẽ dần nguội lạnh, đường về cõi Tịnh sẽ tự nhiên mở rộng thênh thang bất ngờ. Lại nữa, nếu quán trí thành tựu Tam muội thì lửa dục kia sẽ chuyển hóa thành chân hỏa Tam muội của Như Lai Tạng tánh.
Bài kệ chính là một bức tranh toàn cảnh phơi bày sự thật về một “mỹ nhân” hay “mỹ nam nhân” và sự thật là chúng ta đã bị rơi vào cái bẫy “mỹ nhân kế” do ảo giác vô minh của chính mình sắp đặt, để rồi cam chịu cảnh trầm luân đã trăm ngàn vạn kiếp. Chúng ta may mắn lắm mới được thân người lại gặp được Niệm Phật vãng sanh – Đại pháp một đời thành tựu thì lẽ nào không quyết liệt buông xuống hai chữ “ái tình ” cũng như cái thân tâm thế giới vốn chỉ là ảo vọng không thật này được ư?
Thật đúng là :
“Tự mình làm mình khổ
Tự mình làm mình vui
Mắt tự sanh hoa đốm
Khóc cười với không hoa” (HQ)
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Cám ơn bạn Hương Quang rất nhiều nhé. Chắc là bạn cũng đã khổ công sưu tầm và dày công nghiên cứu. Hy vọng bài pháp này sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho chư vị đồng tu như cổ nhân thường nói:
“Ái bất trọng bất sanh Ta Bà
Niệm bất nhất bất sanh Tịnh Độ”
A Di Đà Phật _()_
Mỹ nhân tuy rất đẹp
Phàm phu ưa mê say
Lấy tâm nguyện vãng sanh
Dùng câu A Di Đà
Cắt đi lưới ái tình
Thoát ra khỏi vòng mê
Thẳng đường về Tây Phương.
A Di Đà Phật.
Con kính chào quý Liên hữu!
Pháp quán bất tịnh là một trong 4 pháp quán Tứ niệm xứ, trước đây chúng con đã học qua thật kỹ, nay gặp được bài pháp này của Liên hữu Hương quang thật là quý hoá vô cùng vì bài kệ này rất ngắn gọn nhưng bao quát toàn bộ nội dung của pháp bất tịnh quán, trình bày dễ hiểu mang tính giáo khoa. Con nghĩ đây cũng là một tư liệu quý cần tham khảo. Xin cám ơn tác giả rất nhiều.
Nhân đây con xin hỏi quý Liên hữu một số vướng mắc trong lòng mong được chỉ dạy:
1. Đối với các bậc tiền bối lâu năm sắc dục khó ngăn được câu Phật hiệu, còn như bản thân con còn trẻ thì ngược lại, câu Phật hiệu khó ngăn được sắc dục, vậy thì phải nhờ đến pháp quán bất tịnh. Vừa niệm Phật lại vừa quán bất tịnh, vậy thì cho con hỏi có phải là xen tạp không? Lại nữa, lúc đang niệm Phật mà dục tình khởi lên quá mạnh niệm lên to tiếng cũng ko xong thì lúc ấy có nên dừng niệm Phật lại rồi chuyển sang quán bất tịnh ko?
2. Tại sao trong 36 vật Phật dạy có da (bì) lại còn có da trong(phu), đã có mỡ lá (phương) lại còn có mỡ nước , mỡ nước là gì vậy?
Nam mô A di đà phật
A Di Đà Phật. Đạo hữu Hoàng Hoa thân mến,
Bạn hãy dùng nguyện lực vãng sanh Tây Phương hàng ngày ra mà niệm Phật sẽ thoát sắc dục.
Sắc tuy nhìn biết đẹp thật nhưng không say mê vì nó mà mất đi phần vãng sanh.
Tình dục tuy nhất thời đem tới một chút sự cảm giác sung sướng nhưng không vì đó mà ham muốn.
Quyết chí nguyện vãng sanh vì khao khát muốn làm một vị Bồ Tát độ sanh khắp mười phương làm cái niềm vui an lạc thì những dục vọng mê sắc đẹp sẽ tự tiêu mòn mà chính bản thân mình không hề biết. Đó là do bạn lập chí mà hạ thủ công phu niệm Phật hàng ngày hàng tháng hàng năm.
Bây giờ mình mới thông hiểu tại sao lời của các Tổ “vãng sanh hay không là do Tín Nguyện”.
Nếu chí nguyện bạn mạnh không thoái chuyển thì bạn sẽ thắng được sắc dục. Bạn thử xem sẽ tự biết chứ nói ra cho biết sơ sơ thôi. Hồi xưa HT rất đam mê sắc dục coi phim bậy bạ hoài, nhưng hiện giờ các thứ đó bị sức nguyện vãng sanh hoá giải bớt tập khí bên trong rất nhiều. Có động tâm khi gặp mỹ nhân thì niệm Phật trong vòng 1 phút sẽ ok do sức nguyện.
Ái dục sắc đẹp của đàn bà con gái nặng hơn tâm nguyện vãng sanh là do bạn phải quyết định. Tiền tài nhà cửa vật chất cũng thế thôi.
Bạn phải thường cầu nguyện thập phương Thường Trụ Tam Bảo gia bị cho tâm Bồ Đề kiên cố, Tín Nguyện bất thối thì mới đuợc. Thời mạt pháp nghiệp chướng chúng ta quá nặng, phước đức thì quá thiểu mà muốn đi con đường Tứ Niệm Xứ (Tự Lực) thì sẽ tiêu chắc.
Tha Lực niệm Phật, pháp hỷ an lạc thẳng đường tới Tây Phương. 🙂
——————————————-
Kinh Hoa Nghiêm cũng từng dạy rằng: “Người ấy khi gần lâm chung, trong sát na tối hậu, tất cả các căn thảy đều bại hoại, tất cả thân thuộc đều xa rời, tất cả uy thế đều tan rã… chỉ còn nguyện vương là hằng cùng theo dõi, hướng dẫn trước mắt; trong một khoảnh khắc, liền được vãng sanh thế giới Cực Lạc”. Căn cứ vào các kinh văn trích dẫn trên đây, ta thấy công dụng của phát nguyện là như thế nào rồi vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Các phần chia sẻ của các huynh đệ đều rất hữu ích cho các đồng tu niệm Phật, cũng có chỗ lý khá sâu, nếu đi sâu vào phần tín nguyện của hành giả niệm Phật thiệt sự thì không đơn giản đâu: Vì người thật sự đạt đến tín nguyện viên mãn thì pháp thế gian họ ko bị mê hoặc nữa, hay nói cách khác chí ít 5 món tài, sắc, danh, thực, thùy họ làm chủ được 100% đó. Họ ko cần ngủ nghỉ nhiều đâu, ăn uống cũng rất đạm bạc, một ngày ăn chỉ 1 bữa thôi…Huynh đệ sơ học mình có thể tham khảo một số tấm gương như: Cư sĩ Lý Mộc Nguyên, cư sĩ Hứa Triết, cư sĩ Tề ở Đông Thiên Mục Sơn, HT. Hải Hiền, HT. Tịnh Không, cư sĩ Lưu Tố Vân,…cho đến HT. Thích Trí Tịnh, HT. Thích Thiền Tâm…
Còn huynh đệ mình nếu như với 5 món Dục này mà ko làm chủ được, chí ít là hưởng thụ ở mức thấp nhất (chứ chưa nói gì đến đoạn sạch nhen) thì cái Tín Nguyện Hạnh của mình cũng chưa thật sự đạt đến viên mãn đâu, còn phải cố gắng nhiều lắm…còn phải cố gắng nhiều lắm.
Đúng là càng tu học càng thấy mình dở, mình kém quá sức so với các tấm gương người xưa, ngay cả so với một bạn đồng tu ở Hải Dương:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/05/giai-phap-giup-niem-phat-trong-luc-ngu/comment-page-2/#comment-16383
thì mình cũng còn kém quá xa vậy…thôi thì ai cũng là Bồ Tát, còn ta chỉ là kẻ phàm phu…vậy mỗi ngày mình phải ráng 1 chút mới ko lỡ chuyến đò cuối về Tây phương trong đời này, phải ko các huynh đệ?
Tịnh Thái nay xin trích dẫn lời dạy của HT. Tịnh Không giảng về “TÍN” trong Kinh VLT như sau cho các huynh đệ tham khảo nhé:
Trong chương “Tam Bối Vãng Sanh” nói ra cho chúng ta điều kiện thấp nhất, chúng ta nhất định phải làm đến được, không thể nói “tin rồi” thì được. Chữ “Tín” này có rất nhiều người giải thích, thế nhưng ý nghĩa của chữ này rất sâu, chúng ta vạn nhất không nên hiểu lầm. “Tôi đã tin Phật rồi”, cái quan niệm sai lầm này rất nhiều người đều có, có thể chúng ta chính mình cũng phạm phải sai lầm này, cho rằng chính mình tin rồi, Tín-Nguyện-Hạnh đều đầy đủ rồi. Ở trong niệm Phật đường này của chúng ta, các vị có cơ hội ngày ngày đọc Kinh, nghe Kinh, cũng đang ở niệm Phật đường niệm Phật, há chẳng phải là Tín-Nguyện-Hạnh ba tư lương đều đầy đủ rồi hay sao? Niệm Phật đường của chúng ta có thể bảo đảm mỗi mỗi đều vãng sanh, không sót người nào hay không? Nếu như không thể bảo đảm thì Tín-Nguyện-Hạnh này chẳng phải có vấn đề rồi sao? Chân thật là như vậy!
Năm xưa, sau khi tôi xuất gia thọ giới. Chiếu theo quy củ, sau khi thọ giới xong thì phải đi bái tạ lão sư. Thầy của tôi là lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, ở Đài Trung. Tôi đến gặp thầy. Thầy vừa nhìn thấy tôi, liền từ xa mà chỉ nói: “Ông phải tin Phật!”. Vào lúc đó tôi đã học Phật chín năm, xuất gia hai năm, dạy Phật học viện cũng đã được hai năm, đã thọ đại giới rồi, vừa gặp mặt, thầy chỉ vào tôi mà nói “ông phải tin Phật!”. Bạn nói xem, người khác nghe qua chẳng cảm thấy kỳ lạ hay sao? Sau đó thầy bảo tôi ngồi xuống, giải thích cho tôi hai chữ “tin Phật” là không dễ dàng. Thầy nói được rất hay: “Có rất nhiều lão hòa thượng xuất gia, sống hết một đời cũng không tin Phật”. Không tin Phật thì làm sao xuất gia? Chúng ta hiểu sai đi hai chữ tin Phật này. Lão sư Ngài đem hai chữ tin Phật này định ở một câu nói mà Thế Tôn thường hay nói: “Thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói”. Bạn đem câu nói này chân thật có thể làm được, thực tiễn, bạn mới có thể được gọi là tin Phật. Tiêu chuẩn này thì cao…
Còn để đối trị với tập khí tham sắc dục thì mỗi người cứ tùy duyên, hoàn cảnh của mình mà vận dụng nhiều phương cách khác nhau, chỗ này ko có gì xen tạp hết, miễn là hàng phục được tập khí tham dục của mình là được. Tất cả đều là thuốc hay, tùy bệnh tùy thời mà mình chọn thuốc phù hợp…
Tịnh Thái có chia sẻ một số gợi ý đối trị sắc dục cho các bạn trẻ, bạn Hoàng Hoa có thể tham khảo tại:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/doi-dong-to-bay/comment-page-4/#comment-15874
Chúc các huynh đệ tu tập mỗi ngày một tinh tấn, được nhiều an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Lá Thư Tịnh Độ – Đại Sư Ấn Quang
Người niệm Phật không nên tập theo lối tham cứu của nhà tu thiền. Vì kẻ tu thiền hầu hết đều không chú trọng về việc tín nguyện vãng sanh. Dù có niệm Phật, họ chỉ chú trọng vào câu “Niệm Phật đó là ai?” để cầu khai ngộ mà thôi. Ta chỉ nên niệm Phật cầu sanh Tây phương, khi được thấy đức A Di Đà lo gì không khai ngộ? Nếu ở cõi này tu thiền, như hoặc nghiệp dứt hết thì có thể thoát sanh tử; thảng như hoặc nghiệp chưa dứt thì đã không thể cậy vào sức mình để giải thoát, lại vì không tín nguyện nên không được nương nhờ sức Phật ra khỏi luân hồi. Hai bên tự lực và Phật lực đều không nhờ cậy được, người ấy đâu thể nào thoát khỏi trần lao? Nên biết bậc pháp thân Bồ tát khi chưa thành Phật đều phải nhờ oai lực của Phật, huống chi ta là phàm phu đầy nghiệp chướng mà ưa luận về sức mình, không cầu sức Phật ư? Lời ấy tuy cao, song xét lại hành vi thật là thấp kém! Sự hơn kém của Phật lực và tự lực khác xa nhau như trời vực, nguyện đồng nhân nên thể tất nghĩa này!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi bạn Huệ Tịnh,
có lẽ bạn là bậc tiền bối tu niệm lâu năm rồi nên niệm lực rất mạnh,nên mới có khả năng:
“Lấy tâm nguyện vãng sanh
Dùng câu A Di Đà
Cắt đi lưới ái tình
Thoát ra khỏi vòng mê
Thẳng đường về Tây Phương”
Thật rất ngưỡng mộ, còn đối với Diệp thủy này, tập khí sắc dục vẫn còn quá nặng như hai câu đầu bạn nói:
“Mỹ nhân tuy rất đẹp
Phàm phu ưa mê say”
Mình chỉ là phàm phu còn MÊ SAY sắc đẹp nên luôn tự hỗ thẹn với bản thân nên hằng ngày ngoài thời niệm Phật làm công phu chính mình cũng thường dùng phép quán bất tịnh để trị cái bệnh MÊ SAY ấy.
Gửi bạn Hoàng hoa và bạn Huệ Tịnh bài khai thị của Ấn Tổ, trích trong Ấn quang đại sư gia ngôn lục để tham khảo:
Một sự sắc dục là bệnh chung của toàn bộ người đời. Chẳng những kẻ trung hạ bị sắc mê hoặc; ngay cả người thượng căn, nếu chẳng tự gìn giữ, run sợ, luôn nghĩ kiêng dè thì cũng khó tránh khỏi bị nó mê hoặc. Hãy thử nhìn xem: từ xưa đến nay, không ít bậc hào kiệt phi thường đáng coi là bậc thánh bậc hiền, chỉ do chẳng vượt được cái ải này lại thành ra kẻ hạ ngu, bất tiếu, còn vĩnh viễn đọa lạc trong ác đạo.
Như vậy, pháp môn Niệm Phật tuy đới nghiệp vãng sanh, nhưng nếu thói quen dâm dục cố kết sẽ xa cách Phật, khó thể cảm ứng đạo giao. Đối với họa sắc dục này thì không gì bằng đối với hết thảy nữ nhân luôn khởi lên thân tưởng, oán tưởng, bất tịnh tưởng.
Thân tưởng là thấy người già coi như mẹ, thấy người lớn hơn coi như chị, coi người nhỏ hơn như em, với trẻ nhỏ coi như con gái. Dù dục tâm mạnh mẽ, quyết chẳng thể khởi ý niệm bất chánh đối với mẹ, chị, em, con. Thấy hết thảy nữ nhân đều là mẹ, chị, em gái, con gái mình thì đương nhiên chế ngự được dục, dục không do đâu phát khởi được.
Oán tưởng là phàm thấy mỹ nữ, bèn khởi tâm yêu mến. Do tâm yêu mến đó sẽ đọa ác đạo, bao kiếp dài lâu thọ khổ, chẳng thể xuất ly. Như thế thì cái gọi là mỹ lệ, kiều mỵ còn kịch hại hơn giặc cướp, cọp, sói, rắn độc, rết dữ, tỳ sương, trầm độc (3) gấp trăm ngàn lần. Với kẻ oán gia cực lớn ấy, vẫn còn quyến luyến, mơ tưởng, chẳng phải là kẻ mê muội quá sức hay sao?
Bất tịnh tưởng là vẻ xinh đẹp rung động lòng người chỉ là một lớp da mỏng bên ngoài. Nếu bóc lớp da ấy đi, sẽ chẳng can đảm nhìn nữa. Xương, thịt, máu, mủ, phân, tiểu đầm đìa, lông, tóc loạn xị, trọn chẳng có vật nào đáng để người khác yêu thích được cả. Chỉ vì một lớp da mỏng che phủ bèn lầm sanh luyến ái. Bình đẹp đựng phân, không ai ưa mến. Nay lớp da mỏng của mỹ nhân khác gì bình đẹp, những thứ được gói trong da khác gì phẩn uế, sao lại yêu mến lớp da, quên đi các thứ vật dơ chứa trong lớp da đó, khởi lên vọng tưởng miên man?
Nếu chẳng run rẩy, kinh sợ, quyết liệt trừ khử thói quen này, sẽ chỉ thấy người nữ kia tư chất mỹ lệ, đến nỗi mũi tên ái dục đâm thấu xương mà chẳng chịu nhổ ra. Nếu cứ luôn như vậy mà lại muốn sau khi mất chẳng vào trong bụng người nữ, quyết chẳng thể được! Vào bụng người nữ còn khá, vào bụng súc sanh cái thì chẳng biết làm sao! Thử nghĩ đến đấy, tâm thần kinh hãi.
Nhưng muốn đối với những cảnh trông thấy chẳng khởi nhiễm tâm thì lúc chưa thấy cảnh phải thường tập ba thứ tưởng nói trên, khi thấy cảnh sẽ tự có thể chẳng bị cảnh chuyển. Nếu không dù chẳng thấy cảnh nhưng tâm ý vẫn cứ triền miên, rốt cục vẫn bị tập khí dâm dục trói buộc. Bởi thế, phải nhận chân, gột trừ ác nghiệp tập khí thì tự do mới được có phần.
Tu hành trọng yếu là đối trị tập khí phiền não. Tập khí giảm một phần, công phu tiến một phần. Có kẻ càng ra sức tu hành, tập khí càng phát động; ấy là do chỉ biết tu trì theo sự tướng, chẳng biết phản chiếu hồi quang, khắc trừ vọng tình trong tâm chính mình nên mới đến nỗi thế. Hãy nên thường sắp sẵn cách đề phòng thì gặp cảnh đụng duyên, tập khí sẽ chẳng phát.
Nếu bình thời biết được thân tâm mình đây toàn là huyễn vọng, trọn chẳng thể cầu được thật thể, thật tánh của cái Ngã. Đã không có Ngã sao còn có chuyện vì cảnh, vì người nảy sanh phiền não? Đấy chính là phương pháp giải quyết tối thượng thiết yếu vậy.
Nếu như chẳng thể hiểu chắc thật Ngã là Không thì hãy dùng pháp Ngũ Đình Tâm Quán đức Như Lai đã dạy để đối trị (Ngũ Đình Tâm Quán là dùng năm pháp để điều hòa, ngưng lắng cái tâm khiến tâm an trụ, chẳng bị cảnh chuyển). Tức là: Chúng sanh lắm tham dùng Bất Tịnh Quán, chúng sanh nhiều sân dùng Từ Bi Quán, chúng sanh hay tán loạn dùng Sổ Tức Quán, chúng sanh ngu si dùng Nhân Duyên Quán, chúng sanh nhiều chướng dùng Niệm Phật Quán.
Tham nghĩa là thấy cảnh bèn sanh lòng yêu thích. Chúng sanh trong Dục Giới đều do dâm dục mà sanh. Dâm dục do Ái mà sanh. Nếu có thể đối với thân mình, thân người, từ trong ra ngoài, quán sát kỹ mỗi thứ sẽ chỉ thấy cáu ghét, mồ hôi, đờm, rãi, tóc, lông, răng, móng, xương, thịt, máu, mủ, đại tiện, tiểu tiện, thối như xác chết, bẩn như nhà cầu! Ai còn sanh tâm tham ái đối với vật ấy? Tham ái đã dứt thì tâm địa thanh tịnh. Dùng tâm thanh tịnh niệm danh hiệu Phật, như chất ngọt hòa lẫn, như lụa trắng ăn màu, dùng Nhân Địa Tâm khế hợp Quả Địa Giác, sự ít công nhiều, lợi ích khó nghĩ được.
Nam mô cầu sám hối bồ tát ma ha tát
Nam mô a di đà Phật
A Di Đà Phật. Chào bạn Điệp Thuỷ thân mến,
Trước tiên Huệ Tịnh không phải là tiền bối tu niệm lâu năm gì cả. Bản thân cũng thấy hổ thẹn mới tu niệm Phật lại được một năm nay thôi. Bản thân nhìn thấy mỹ nhân vẫn là bị dính mắc như mọi đàn ông thôi chứ đừng hiểu lầm là HT có tu hành lâu năm đạo lực mạnh không dính mắc động tâm đâu nhe. Tu theo cách tự lực quán chứng đắc công phu như bạn nghĩ thì HT không bao giờ có phần nghĩ đến.
Pháp môn Tịnh Độ muốn sang Tây Phương Cực Lạc thoát sanh tử luân hồi phải phát tâm TIN cho thiệt chắc và chí NGUYỆN dũng mãnh dám bỏ bớt những thói quen luyến ái tình trần ở cõi Ta Bà mà ước sanh về thế giới Cực Lạc. Khi bạn phát tâm Đức Tín Đại Nguyện không thoái tâm thì Phật Lực (Bổn Nguyện Phật A Di Đà), và Pháp Lực sẽ gia bị cho tâm lực của bạn tu niệm Phật dùng sức ít mà thu thập kết quả rất mau lẹ. Khi bạn biết cách hướng tâm về cảnh giới Cực Lạc mà niệm Phật thì lâu ngày tập khí phiền não nhiễm trần của bạn sẽ tự nhiên yếu mòn tự bạn sẽ biết. Đây chính là toàn nhờ vào sức Tha Lực gia trì do phù hợp với Bổn Nguyện Phật mà thù thắng thành tựu.
Nếu đã thường hướng tâm lập chí nguyện sanh Tây Phương thì cho dù bạn nhìn còn thấy mỹ nhân đẹp như hoa hậu nhưng sức thu hút không đáng để cho bạn bị nhiễm say mê để gieo nhân súc sanh nữa. Vì bạn đã lập đại nguyện vãng sanh để gặp lại Phật A Di Đà. Thành ra tuy HT còn là phàm phu như ai vẫn bị sắc đẹp khiến nhất thời động tâm, nhưng vì tin chắc và chí nguyện sanh về cõi Cực Lạc cho nên ngũ dục bớt đi sức thu hút cám dỗ. Sức nguyện lực (Tha Lực) mạnh hơn sức cám dỗ ngũ dục thì bạn sẽ không bị nhiễm làm nô lệ cho chúng nữa.
Không cần đế ý tới quán bất thân tịnh, công phu thành phiến, v.v. vì mục đích là vào cửa Tín Nguyện. Khi vào rồi sẽ cảm thấy đường tu hành niệm Phật, v.v.. không còn phải nghi lo lắng nữa.
Nếu quán thân bất tịnh lỡ gặp tiên nữ thân vi tế tuyệt đẹp hơn nhiều thân toàn quang minh thì lấy gì để quán thoát nạn? 🙂
Cho nên như Pháp Nhiên Thượng Nhân đã nói:
“Và khi tu Niệm Phật thì phần nhiều đều mang tâm niệm tự lực, vẫn cứ trông cậy vào sức mình để được vãng sinh. Đó là Tự Lực Niệm Phật. Bởi thế, tu rất nhọc nhằn mà cũng không chắc là mình có được vãng sinh hay không. Những ngộ nhận nầy chính dịch giả cũng mắc phải. Hơn một năm trước đây, may mắn thay, gặp được tác phẩm Pháp Nhiên Ngữ Đăng Lục. Như kẻ mù được sáng, người sắp chết đuối gặp phao. Hốt nhiên tín tâm phát khởi, nhận ra lý Tha Lực Niệm Phật. Từ đây, Niệm Phật trở thành một niềm vui không thể nghĩ bàn, vãng sinh Cực Lạc là điều chắc chắn chứ không cần đến lúc lâm chung. Do đó, xin chọn những pháp ngữ tinh yếu của Ngài để dâng tặng người hữu duyên.
Xin nguyện rằng hễ ai đọc đến, đều phát khởi tín tâm, niệm Phật mà được vãng sinh Cực Lạc.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Rất tâm đắc với những chia sẻ của đạo hữu Huệ Tịnh!
Lưu ý phần cuối là lời của dịch giả quyển “Niệm Phật Tông Yếu” của ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân chứ không phải của chính ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân.
Trân trọng!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
A Di Đà Phật,
Thân chào các liên hữu,
Pháp quán thân bất tịnh thật sự rất là hữu hiệu để diệt trừ tâm ái dục nhưng trong quá trình hành trì, lúc xưa mình có gặp qua trở ngại là như thế này:
Khi đối diện với mỹ nhân mà nếu mình khởi tâm xem họ như “thùng phân” vậy thì không khéo, vô tình có vẻ như là mình khinh thường họ hay ghét họ. Mà Nếu Tâm Còn Ghét Người Sẽ Không Vãng Sanh. Cho nên mình chỉ quán trong lúc tĩnh tọa mà thôi.
Còn lúc đối diện với họ thì mình quán họ là bồ tát thị hiện để thử thách tâm mình. Khi mình xem họ như là bồ tát thật sự thì vì tâm cung kính mà chẳng dám sanh ý niệm tà vạy. Chính vì thế cho nên Muốn Về Tây Phương Hãy Nhìn Mọi Người Đều Là Bồ Tát.
A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật.
“Khắp khuyên đồng phát nguyện lành, nguyện cầu vãng sanh. Đất khách suối non hiểm nhiều, mặc ai luyến tình! Tự mình không muốn về thôi, quyết về tất được. Đường quê có ai tranh giành, gió mát trăng thanh!”
Những khách nhớ quê, xin cùng chú ý!”
Đời Dân Quốc thứ 28, năm Kỷ Mão, tiết Đông Chí
Thích Ấn Quang cẩn soạn
Kính chào chư vị Liên hữu đồng tu
Gửi bạn Huệ Tịnh thân mến
Đầu tiên xin cám ơn những chia sẻ và những lời nhắc nhở của bạn. Chúng ta đều là con của Phật, là bạn sen cùng chung chí hướng niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương, một đời thành tựu. Lại cùng với các Liên hữu gặp nhau trên đạo tràng duongvecoitinh, điều này chắc chắn đã có nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp. Do đó chúng ta gặp cơ hội quý báu này thì phải tạm thời gạt qua một bên kiến thức của mình lâu nay vẫn cho là đúng thì mới có cơ hội tiếp nhận những ý kiến của người khác. Như thế thì việc comment này mới thực sự lợi ích, việc trao đổi để học hỏi sách tấn lẫn nhau mới thực sự có tác dụng, chứ nếu không thì sẽ trở thành vô nghĩa, phan duyên, mất thời gian niệm Phật vô ích.
Nay Diệp thủy có mấy lời thành thật gửi đến Liên hữu
1. Bạn nói: “Sức nguyện lực (Tha Lực) mạnh hơn sức cám dỗ ngũ dục thì bạn sẽ không bị nhiễm làm nô lệ cho chúng nữa.” . Lời này mới nghe thì có lý nhưng nghiệm kỹ thì chỉ là phiến diện,không thực tế
Việc bạn nói cũng giống như hai người kéo co, bên nào mạnh sẽ thắng. Thắng nhưng đối phương vẫn còn nguyên si, sẽ đợi đến lúc ốm đau yếu sức sẽ vùng dậy quật ngã bạn. Lại giống như lấy gạch đá đè cỏ, tuy tạm thời cỏ có vẻ bị khuất phục nhưng củ rễ của nó vấn còn nguyên- nhất là rễ cỏ cú ví cho chủng tử ái dục luôn miên phục trong tạng thức như con rắn độc ngủ trong nhà đợi lúc tối trời bò ra cắn chết bạn.
Vì vậy “Một sự sắc dục là bệnh chung của toàn bộ người đời. Chẳng những kẻ trung hạ bị sắc mê hoặc; ngay cả người thượng căn, nếu chẳng tự gìn giữ, run sợ, luôn nghĩ kiêng dè thì cũng khó tránh khỏi bị nó mê hoặc”-Ấn Tổ khai thị.
Kinh Tứ thập nhị chương Phật dạy: “Phải thận-trọng, đừng chủ-quan với tâm ý của ông. Tâm ý của ông không thể tin được, (vì vậy) hãy thận-trọng đừng gần nữ-sắc. Gần gũi với nữ-sắc thì tai-họa phát-sinh. Khi nào chứng quả A-La-Hán rồi mới có thể tin vào tâm ý của ông.”.
Như thế, kinh dạy phải là hàng A la hán hoặc Bồ tát tái lai mới thật sự chuyển hóa trọn vẹn hạt giống ái nhiễm này trong tạng thức. Bạn có khả năng này nếu bạn chứng Thánh quả La hán hoặc chứng Sự niệm phật tam muội ngay trong đời này, khi đó bạn mới thực sự “không bị nhiễm làm nô lệ cho chúng nữa.” và thật sự “không còn phải nghi lo lắng nữa”
Do vậy lời này của bạn, nếu không cẩn trọng sẽ vô tình mắc phải tội Đại vọng ngữ đấy!
2. “Thời mạt pháp nghiệp chướng chúng ta quá nặng, phước đức thì quá thiểu mà muốn đi con đường Tứ Niệm Xứ (Tự Lực) thì sẽ tiêu chắc”.
Tổ sư Ấn Quang nhận thấy căn bệnh sắc dục phiền não của hàng phàm phu chúng ta trong thời mạt pháp này quá nặng, người niệm Phật thì nhiều nhưng công phu chẳng mấy đắc lực, nên Tổ đã buốt lòng rát miệng khuyên chúng ta lấy khiêm cung chí thành niệm Phật làm chính đồng thời luôn nỗ lực tẩy trừ tập khí để tiến tu Tịnh nghiệp.
“Tu hành trọng yếu là đối trị tập khí phiền não. Tập khí giảm một phần, công phu tiến một phần. Có kẻ càng ra sức tu hành, tập khí càng phát động; ấy là do chỉ biết tu trì theo sự tướng, chẳng biết phản chiếu hồi quang, khắc trừ vọng tình trong tâm chính mình nên mới đến nỗi thế. Hãy nên thường sắp sẵn cách đề phòng thì gặp cảnh đụng duyên, tập khí sẽ chẳng phát.”
“Còn thuộc địa vị phàm phu, ai là không phiền não? Phải luôn luôn đề phòng sẵn thì tự nhiên khi gặp cảnh, đụng duyên, chẳng đến nỗi phiền não bạo phát. Ví dù phiền não có phát, vẫn có thể nhanh chóng đề khởi giác chiếu khiến phiền não tiêu diệt”.
“Những tình tưởng trái lẽ nếu vừa mới manh động liền phải nghiêm khắc đối trị, trừ khử cho sạch. Như cùng quân giặc đối địch, chẳng những không cho nó xâm phạm lãnh thổ của mình, mà còn phải chém tướng, đoạt cờ, diệt sạch dư đảng. Phải nghiêm khắc dùng cách chế ngự quân địch như vậy để tự trị mình, đừng lười nhác, đừng sao nhãng. Khắc kỷ, giữ lễ, chú trọng kính, giữ lòng thành. Những khí giới [để tự đối trị mình] thì nên dùng bốn điều không của Nhan Tử, ba điều cảnh tỉnh của Mạnh Tử, cách hạn chế lỗi lầm, tự biết mình sai của ông Cừ Bá Ngọc.”
Đối với cái họa sắc dục,Tổ cũng đặc biệt khuyên nhủ phải tập quán bất tịnh tưởng để “ đối với những cảnh trông thấy chẳng khởi nhiễm tâm thì lúc chưa thấy cảnh phải thường tập ba thứ tưởng nói trên, khi thấy cảnh sẽ tự có thể chẳng bị cảnh chuyển. Nếu không dù chẳng thấy cảnh nhưng tâm ý vẫn cứ triền miên, rốt cục vẫn bị tập khí dâm dục trói buộc. Bởi thế, phải nhận chân, gột trừ ác nghiệp tập khí thì tự do mới được có phần”.
Do đó việc quán bất tịnh như Tổ đã dạy chỉ là một trợ duyên trên con đường về Quê hương cực lạc, ngàn vạn lần xin bạn Huệ Tịnh và một số đồng tu đừng xem như là xen tạp công phu, kẻo rước vào mình cái họa báng pháp báng Tổ sát thân nguy hiểm vô cùng!
“Thời mạt pháp nghiệp chướng chúng ta quá nặng, phước đức thì quá thiểu mà muốn đi con đường Tứ Niệm Xứ (Tự Lực) thì sẽ tiêu chắc”.
Tứ niệm xứ để cầu ái diệt thân chứng Niết bàn ra khỏi sanh tử mới là con đường Tự lực,còn nếu dùng pháp này làm trợ hạnh cho niệm Phật vãng sanh thì sao lại bị “tiêu chắc”?. Bạn lẽ nào không hiểu được tấm lòng bi mẫn của Tổ hay sao?
“Ngay trong sinh hoạt thường ngày, với tất cả những điều thiện nhỏ nhặt các thiện căn như tụng kinh, lễ bái, v.v… đều đem những công đức ấy hồi hướng vãng sanh. Như thế, thì hết thảy hạnh môn đều thành trợ hạnh cho Tịnh độ, như gom các trần thành đất, tụ các dòng nước thành biển, rộng lớn sâu thẳm, ai cùng tột được!”
“Nếu có thể đối với thân mình, thân người, từ trong ra ngoài, quán sát kỹ mỗi thứ sẽ chỉ thấy cáu ghét, mồ hôi, đờm, rãi, tóc, lông, răng, móng, xương, thịt, máu, mủ, đại tiện, tiểu tiện, thối như xác chết, bẩn như nhà cầu! Ai còn sanh tâm tham ái đối với vật ấy? Tham ái đã dứt thì tâm địa thanh tịnh. Dùng tâm thanh tịnh niệm danh hiệu Phật, như chất ngọt hòa lẫn, như lụa trắng ăn màu, dùng Nhân Địa Tâm khế hợp Quả Địa Giác, sự ít công nhiều, lợi ích khó nghĩ được.”
3. “ Không cần đế ý tới quán bất thân tịnh, công phu thành phiến, v.v. vì mục đích là vào cửa Tín Nguyện. Khi vào rồi sẽ cảm thấy đường tu hành niệm Phật, v.v.. không còn phải nghi lo lắng nữa”.
Đọc dòng chữ này của bạn, Diệp thủy tôi thấy khẩu khí bạn cũng khá đấy. Nay tôi xin hỏi bạn Huệ Tịnh và các BẠN ĐỒNG TU, thực sự chúng ta đã đầy đủ Tín Nguyện chưa? Và đâu là tiêu chuẩn để bạn đánh giá?
Nay tôi xin trích dẫn đoạn khai thị sau đây của Vô vi tử để chúng ta tham khảo
Có người hỏi: “Thế nào được niệm Phật không gián đoạn?
Vô vi tử đáp: “Sau khi tin chắc không còn nghi ngờ gì nữa, đó chính là không gián đoạn”
Lại nữa, Kinh Kim cang dạy: “Tín tâm thanh tịnh tắc sanh thật tướng”.
Bạn đã chứng nhập thật tướng vô tướng chưa? Nếu chưa thì Đức TÍN trong bạn chưa trọn vẹn
Nếu công phu của bạn thực sự không gián đoạn tức là chứng đắc niệm Phật nhất tâm, theo Vô vi tử, TÍN NGUYỆN của Huệ Tịnh mới tròn đầy không bị khiếm khuyết và khi ấy bạn mới có thể nói được câu “ Không cần đế ý tới quán bất thân tịnh, công phu thành phiến,v.v vào cửa Tín nguyện không còn phải nghi lo lắng gì nữa”
Xin các bạn đồng tu hãy tự cẩn trọng, chúng ta là phàm phu sát đất, cẩn trọng! cẩn trọng!
Ý này Diệp thủy xin mạnh dạn nói ra, chẳng phải là tự ý bịa đặt. Liên công Hạ lão cư sĩ đã khẳng định như vậy:
“Thử sự phi dị diệc phi nan
Tam muội toàn bằng Tín Nguyện Hạnh”
Nghĩa là:
Việc niệm Phật chẳng khó chẳng dễ
Tam muội chính là Tín nguyện hạnh vẹn toàn
4. Ý cuối cùng tôi muốn trao đổi với bạn. Có thể bạn không đồng tình với quan điểm của tôi. Bạn có thể tin theo lời dạy của Pháp Nhiên thượng nhân: “Không cần phải thanh tịnh tâm mình, trừ đi nghiệp chướng này rồi mới niệm Phật mà do thường niệm Phật tội chướng tiêu diệt”. Nhưng bạn có khi nào tự hỏi rằng “Pháp Nhiên thượng nhân và Tổ sư Ấn Quang đều cùng là hóa thân của Đại thế chí Bồ tát, Tại sao lời khai thị của hai Ngài “có vẻ” khác nhau?. Một bên dạy chỉ cần niệm Phật, một bên dạy phải nỗ lực tẩy trừ tập khí làm trợ hạnh? Nếu bạn có thể trả lời được câu này thì bạn sẽ tự biết pháp tu của mình. Bạn cũng có thể tự hỏi, tại sao cùng là Phật Thích ca cả mà tại sao khi thì dạy quán vô thường, vô ngã, khổ, bất tịnh, khi thì dạy quán Thường lạc ngã tịnh, khi thì “bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm”,v.v.
Nếu bạn không thể tự trả lời thì xin gửi bạn bài khai thị của Đại pháp sư Tịnh công Hòa thượng hiện đang còn tại thế, hi vọng bạn hoan hỉ suy xét thật kỷ càng:
“Ba mươi bảy đạo phẩm được chia thành bảy loại, Ngẫu Ích đại sư bổ sung ba thứ còn lại để nói. Ba thứ ấy là Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc. Thông thường, chúng ta chỉ biết ba mươi bảy đạo phẩm là pháp Tiểu Thừa; thật ra, pháp này chung cho cả Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa. Trong kinh Niết Bàn, đức Phật dạy: “Nếu ai có thể quán Bát Chánh Đạo thì sẽ minh tâm kiến tánh”. Câu này giảng rõ ba mươi bảy đạo phẩm là pháp Đại Thừa. Trong Đại Trí Độ Luận, Long Thọ Bồ Tát cũng nói ba mươi bảy phẩm không gì chẳng thâu nhiếp, vô lượng đạo phẩm đều nằm trong ấy. Ngài còn nói ba mươi bảy đạo phẩm bao gồm hết thảy Phật pháp Đại Thừa. Tây Phương là Đại Thừa viên đốn, há có Tiểu Thừa ư?
Tứ Niệm Xứ thuộc về Quán Trí, người ta thường gọi là nhân sinh quan, vũ trụ quan. Trong ấy có mê, có ngộ. Niệm (念) là trí huệ quán sát, chứ không phải ý niệm. Chữ Xứ (處) chỉ cảnh giới được quán. Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc có ích rất lớn cho người sơ học. Thường nói “tu học rất lâu, niệm Phật, tham Thiền, trì chú, tu Định, công phu đều chẳng đắc lực”, nguyên nhân là vì đã coi thường ba phương pháp tu học cơ bản này. Nhưng vì sao trong kinh đức Phật chẳng nói tới ba thứ này, mà lại bắt đầu bằng Ngũ Căn, Ngũ Lực? Vì Ngũ Căn, Ngũ Lực là pháp của người trong cõi Tây Phương tu hành; họ đã tu ba môn trước rồi, không cần phải nói lại nữa. Nhưng đối với hàng sơ học chúng ta thì nhất định phải nói rõ. Tứ Niệm Xứ là:
1.“Quán thân bất tịnh”: Thân chẳng sạch sẽ. Người tu hành lợi dụng thân thể để thành tựu đạo nghiệp, chẳng cần phải đắm đuối nó. Người thế gian lợi dụng nó để tạo nghiệp, đáng tiếc quá! Những thứ do thân thể bài tiết ra đều không sạch sẽ. Quán thân thể của chính mình bất tịnh, chẳng đáng tham ái, thì làm sao tham ái thân thể của người khác cho được? Muốn buông xuống hết thảy thân, tâm, thế giới thì phải bắt đầu từ cái thân của chính mình”.
(Trích trong A di đà kinh yếu giải giảng ký)
Lại xin trích dẫn khai thị của Ấn Tổ:
“Trời sanh ra vật, ắt phải mưa nắng điều hòa, nóng lạnh đắp đổi mới có thể khiến cho mọi vật sanh thành, tạo hóa. Giả sử mưa hoài, nắng mãi, luôn lạnh, luôn nóng thì dưới khắp gầm trời sẽ trọn chẳng có một vật gì! Huống hồ bọn ta tâm như khỉ vượn, chẳng dùng các biện pháp đối trị, lại muốn nó an trụ một nơi, chẳng vọng rong ruổi thì thật là khó lắm, khó lắm! Ai nấy nên tự gắng sức, chớ nên thiên chấp một pháp, cũng đừng lan man không đầu mối gì hết! “
A DI ĐÀ PHẬT, những lời chia sẻ này thật xuất pháp từ đáy lòng, trên tinh thần “kiến hòa đồng giải”, nếu có gì sai mong quý Liên hữu chỉ dạy thêm.
Nếu có điều gì mạo phạm thì mong Liên hữu Huệ Tịnh hoan hỷ xá tội
Nam mô Thường hoan hỷ bồ tát ma ha tát
Nam mô Tây phương giáo chủ đại từ bi phụ Hoan hỷ quang Như Lai.
A Di Đà Phật.
Cảm ơn lời chân tình của đạo hữu Diệp Thuỷ khuyên chỉ dạy nhe. Tất cả tuỳ duyên hoan hỷ không gì cả. Thành thật xin lỗi HT đã nhiều chuyện với bạn rồi.
Tín Nguyện lòng thành mỗi người tự biết như uống nước tự biết nống lạnh.
HT không bao giờ dám đem các vị Tổ ra để mà bàn luận giải đáp xin bạn thông cảm.
Nếu bạn cảm thấy con đường đi vững chắc thì bạn cứ tiếp tục mà đi thôi. Chúc bạn tu tập tinh tấn an lạc sớm ngày vãnh sanh về cõi TPCL.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính chào các Liên hữu
Bạn Huệ Tịnh thân mến
Theo tôi thấy những lời của đạo hữu Diệp Thủy là những lời thành thật, không phải là “nhiều chuyện”, bởi vì đã là người tu tịnh nghiệp sao nhiều chuyện được. Những lời của bạn ấy cũng chính là những thao thức chung của các đồng tu chúng ta hiện nay, phản ánh rất nhiều cái thực trạng của người tu Phật hiện nay. Bạn không nên tự ái như thế, biết đâu những lời góp ý của bạn Diệp thủy sẽ có ích cho bạn trên con đường tu học vô cùng chông gai. Thiện tri thức không phải là người xu nịnh ta mà chính là người chỉ khuyết điểm cho mình, người ấy thật ít có bạn nãy nên trân trọng!
Theo tôi thì có mấy nhận xét sau đây
Thứ nhất, bạn DT nhận xét câu nói của bạn “tin chắc và chí nguyện sanh về cõi Cực Lạc cho nên ngũ dục bớt đi sức thu hút cám dỗ. Sức nguyện lực (Tha Lực) mạnh hơn sức cám dỗ ngũ dục thì bạn sẽ không bị nhiễm làm nô lệ cho chúng nữa. chỉ là phiến diện là hoàn toàn phù hợp với lời ngài Ấn quang dạy như sau: “Người học đạo nặng đạo niệm một phần, sẽ nhẹ phàm tình một phần, đó là lẽ tất nhiên! Người chưa đoạn Hoặc phải thường nỗ lực. Nếu một phen phóng túng, bệnh cũ nhất định sẽ tái phát. Người đã đoạn sạch Kiến Tư Hoặc mới nên tùy ý hành động, chẳng cần phải kiềm chế, gìn giữ!”
Vì sao chỉ là phiến diện? vì chỉ có đúng một vế đầu tiên “Người học đạo nặng đạo niệm một phần, sẽ nhẹ phàm tình một phần, đó là lẽ tất nhiên!”, còn vế thứ hai “Người chưa đoạn Hoặc phải thường nỗ lực. Nếu một phen phóng túng, bệnh cũ nhất định sẽ tái phát. Người đã đoạn sạch Kiến Tư Hoặc mới nên tùy ý hành động, chẳng cần phải kiềm chế, gìn giữ!” thì bạn đã sai rồi. Bạn phải cám ơn bạn DT mới đúng chứ?.
Thứ hai, theo tôi bạn không nên tự mãn với tín nguyện của mình “Tín Nguyện lòng thành mỗi người tự biết như uống nước tự biết nống lạnh.” Tôi xin hỏi bạn bạn dựa vào đâu để biết ? và biết độ nóng lạnh của mình đến đâu. Có thể bạn nói chỉ cần mình biết PhẬT biết là được, vậy thì Phật có hiện thân ấn chứng cái biết của bạn chưa?Bạn nên nhớ rằng trên đường tu phải có bậc minh sư chỉ dẫn ấn chứng cho khi đó mới chắc chắn. Nếu chúng ta chưa có PhẬT bồ tát minh sư ấn chứng thì cố nhiên phải dự vào kinh PhẬT luận Tổ làm ngọn đuốc dẫn đường vậy. Thật công minh mà nói thì những dẫn chứng về tiêu chuẩn của TÍN NGUYỆN bạn DT nêu ra thật rất đáng để suy nghĩ, đặc biệt là câu kệ của Hạ lão cư sĩ. Ngài là bậc thầy của chúng ta, bản hội tập chúng ta tụng đọc hằng ngày là của Ngài, sao chúng ta lại cố tình làm ngơ? Tôi còn nhớ HT Tịnh không có dạy:”hiện nay trong 1000 người niệm Phật thì có tới 999 người là giả mà”, có phải thế không? Chúng ta có thật sự là một người còn lại không?
Một vấn đề hệ trọng này, tôi nghĩ các vi Cao minh trên trang duongvecoitinh phải nên nghiêm túc lên tiếng để giải tỏa nghi hoặc của mọi người.
Nam mô A di đà phật
“
A Di Đà Phật. Cảm ơn lời khuyên của bạn Le Thị Lý. 🙂
Chúng bạn lòng tin vững chắc, chí nguyện tâm thành, tinh tấn niệm Phật đồng sanh về Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Cho Độ hỏi: tha lực niệm Phật, đới nghiệp vảng sanh TPCL. Có phải cùng một nghĩa không?
Tha lực? Đới nghiệp? Xin cảm ơn các liên hữu…
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật.
Gửi huynh Tịnh Độ
Hành nhân phát tâm niệm Phật, nhờ vào bổn nguyện của Phật Di Ðà nhiếp thọ, oai thần gia bị hộ trì hành giả, ma chẳng dám quấy nhiễu. Bổn nguyện của Phật Di Ðà là tha lực.(trích từ KVLT)
Đới nghiệp là nghiệp nhân trong quá khứ của mình.
Như ta thường nghe nói ‘đới nghiệp vãng sanh’ thì cái nghiệp ấy chính là túc nghiệp. Những ác nghiệp trong những đời trước chưa tiêu hết hoàn toàn, nhưng do bổn nguyện của Phật và diệu đức của việc trì danh nên được đới nghiệp vãng sanh,chẳng lọt vào đường ác. Nếu kẻ tu Tịnh Ðộ một mặt niệm Phật, mặt khác lại làm cứ tu Tịnh kiểu đó thì quyết định chẳng vãng sanh nổi! (trích từ KVLT)
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Chào bạn Độ thân mến,
Để trả lời cho câu hỏi của Độ thì HT xin hỏi lại câu này rất thật tế dễ hiểu nhe vì làm nail là nghề của Độ.
Thí dụ Độ đang làm nail cho một khách nhìn rất xinh đẹp có sức thu hút lòng tà dâm của Độ nổi lên. Khi đó tiệm nail gần đống cửa chỉ còn Độ và khách thôi, cô ấy trong lòng tà dâm nổi lên gợi ý mời Độ làm nail xong đi ăn dinner để trò chuyện rồi sau đó về nhà. Nếu gặp hoàn cảnh như vậy Độ sẽ xử lý ra sao? Thành thật trả lời nhe. 🙂
A Di Đà Phật…
Xin chào Huệ Tịnh: phần đông đàn ông nào cũng có máu dâm trong người ?(trừ các thầy xuất gia, và những vị giử giới tà dâm) Độ thì tà dâm dữ lắm: năm 91,92 mình đã về Việt Nam rồi, ăn chơi cờ bạc, bia ôm, gái gốc, vũ trường nhiều lắm, lúc đó mình là Việt kiều, 1,2 năm mình về Việt Nam 1 lần. Ăn toàn đồ biển, thịt (dê, bò, gà, vịt) đưa đến bị bịnh thấp phong (gout). Năm 95 mình cưới vợ (như vợ đã có chồng trước rồi, đã ly dị) gia đình có cản mình cưới cô ta, nhưng tánh mình lúc đó rất bứng, về sau gần 10 năm thì ly dị, (có 1 đứa con gái). Lúc có vợ mình cũng hết chơi bời, khi về Việt Nam lâu lâu cũng đi tắm hơi. Độ đã bị quả báo vợ ko trinh tiết… Đó là nhân dâm dục của Độ đã làm nên đưa đến quả báo mình phải chấp nhận.
Còn về chuyện làm nail cho khách nữ xinh đẹp thì Độ chưa nghĩ đến mời đi ăn (dinner), vì mình đã có vợ, nhưng có lỗi này rất khó bỏ “khoái nhìn ngực phụ nữ” ??? mong các bạn sen giúp Độ.
Mình làm nail thì phần đông là khách nữ, mình vẫn giửa câu chăm ngôn các cụ nói:” đàn bà như đó hoa hồng, chỉ nhìn thôi, sờ vào gai đâm chảy máu”. Cảm ơn Huệ Tịnh đã cho thuốc an thần cho Độ là niệm adidaphat. Hồi âm cho mình, có gì Độ chia sẽ sau (good night).
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật. Xin chào bạn Độ,
Độ cố gắng chịu khó tự nhớ uống thuốc Di Đà (niệm thầm A Di Đà Phật) thì lâu ngày bệnh máu dâm sẽ từ từ bớt rất nhiều. Máu dâm trong người chưa tiêu hết không thành vấn đề, điều quan trọng là có nhớ dùng thuốc Di Đà để uống cho cơn máu dâm hạ xuống đừng để bộc lộ ra ngoài phiền phức lắm. HT bỏ hút thuốc hơn một năm nay (đã hút hơn 25 năm) cũng nhờ uống thuốc Di Đà. Nhớ mấy ngày đầu vừa hút vừa niệm Phật tác ý muốn bỏ thành ra trong vòng một tuần là cai nghiện. Bây giờ trong nhà HT còn mấy chục cây thuốc lá thấy cũng như không thấy vì cơn nghiện tiêu hết 99.99999% không thèm hút.
HT tập bỏ bớt dâm dục cũng vẫn đang uống Di Đà thôi Độ. Do công đức thù thắng bất khả tư nghì trong câu A Di Đà Phật (Tha Lực) âm thầm thấm vào tâm thể nhiễm trược của HT thì ngày ngày những chất dơ bẩn (nghiệp chướng) được tẩy thì có ngày sẽ trở lại cái sạch ban đầu. Lòng tin của Độ càng mạnh thì thuốc Di Đà càng có hiệu quả rất nhanh. Tin cái gì mới được?
Tin thuốc Di Đà uống vào thì sẽ lành bệnh. Nếu chưa hết bệnh nhưng vẫn ngăn ngừa cầm cự không cho bệnh phát triển thì đến khi chết ra đi vẫn giữ lòng tin nương theo Bổn Nguyện Phật Di Đà mà mình thường ngày khi còn sống ước mong nhớ tưởng mà sanh về cõi Cực Lạc (Đới Nghiệp Vãng Sanh).
Thành ra Độ muốn khi còn sống được thân tâm an lạc tiêu trừ nghiệp chướng thì nên cố gắng nhớ niệm Phật cho nhiễu trong mỗi khi còn hơi thở khi tim còn đặp. Càng nặng vào câu niệm Phật thì càng nhẹ tình trần. Càng hướng tâm cao cả đến quả vị đuợc hóa sanh về Cực Lạc gần gũi Phật A Di Đà, hai vị Đại Sĩ Quan Âm Thế Chí, Đại Hải chúng Bồ Tát thì những khao khát dục vọng (máu dâm) cũng theo đó từ từ tiêu mòn. Gái đẹp với thân sexy chiêu cảm khi tâm mình còn thấp không có tư tưởng hướng lên để giải thoát cái nô lệ ma lực của nó.
HT cũng giống như Độ thôi, 15 năm về trước cũng kết bạn bè dân giang hồ (nghiệp ác), ăn chơi, cờ bạc, buôn thuốc, ăn bánh trả tiền (gái dâm), nhậu nhẹt, hơn thua trên bàn cờ tướng (sanh bệnh nhức đâu – bây giờ hết). Cuộc đời từ khi sanh ra chỉ là một biển kịch của nghiệp lực tái diễn cho những hột giống thiện lẫn ác từ cái tàng thức thứ 8 mà ra. Có nhiều việc xảy ra khó nói khó hiểu lắm. Độ nên lái xe ra ngoài khu vắng người trong đêm tối yên lặng mà nhìn lên bầu trời tư duy lại cuộc đời với cái tâm buông xả rồi tự hỏi.. Mục đích của mình là gì trong kiếp sống nhân sinh? .. Để chỉ khát khao tình dục sắc đẹp, tình yêu, tiền tài vật chất hay sao? .. Hay là có gì cao cả đẹp hơn không?. Cứ tự hỏi tự trả lời mà theo đó thực hành tâm nguyện cho hết kiếp này đi Độ. HT rất mong Độ có ngày bớt bệnh thân và tâm. Lấy câu Di Đà làm bùa hộ Huệ mạng của Độ không cho nội ma ngoại ma phá hại. Quỷ vô thường không có hẹn đợi ai hết đừng nên coi nhẹ. Phải chuẩn bị tâm lý cho thuần thục đối với cái chết thì cái sống mới tự tại an lạc hơn một chút. Càng bớt sợ chết càng tự tại bình tĩnh nhìn cuộc đời hơn.
Ban đầu tập cố gắng sống hạnh “thiểu dục tri túc” rồi từ từ những cơn nghiện máu dâm sẽ hạ xuống giống như cai thuốc lá vậy đừng lo. Ăn thua Độ có lấp chí quyết tâm tự tin bản thân và tin Phật Di Đà luôn luôn bên cạnh thương xót chờ đợi tiếp dẫn về cõi TPCL hay không cho dù Độ đã si mê phạm nhiều tội lỗi. Tâm lý con người dễ bị mặc cảm không còn nghị lực để vùng lên hóa giải khi dính và bị vòng nghiệp lực trói buộc.
Nghiệp lực của HT và Độ quá nặng, nếu không có Tha Lực của mười phương Tam Bảo gia bị thì tâm Bồ Đề sẽ dễ bị chìm mất dưới đái biển sanh tử luân hồi. Cho nên Độ phải thường ngày phát tâm Bồ Đề cầu xin mười phương Tam Bảo gia bị cho lòng tin vững chắc và chí nguyện kiên cố đối với Bổn Nguyện của Phật A Di Đà không còn lòng nghi. Được như vậy Độ niệm Phật tâm sẽ có ngày được bình an vô sự.
Cố gắng vùng lên để hoa sen bên cõi TPCL tươi sáng ra đợi ngày Độ hóa sanh.
Tinh tấn giữa đám người buông lung,
Tỉnh táo giữa đám người mê ngủ,
Kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến,
Bỏ lại sau con ngựa gầy hèn.
(Kinh Pháp cú – Dhammapada)
Nam Mô A Di Đà Phật.
a di đà phật
con xin cám ơn mọi người rất nhiều,những chia sẻ của quý Liên hữu đã giải tỏa rất nhiều khúc mắc trong lòng con. con xin cám ơn. nhưng con vẫn chưa được trả lời câu thứ hai…mong được quý bạn sen hoan hỷ hồi âm
Gửi bạn Hoàng hoa
Mến chào quý Liên hữu
Mình đang ở “khúc ruột miền Trung”, quê hương Huế Quảng trị gió Lào cát trắng. Mình làm nghề Y khoa ở bệnh viện 8 tiếng mỗi ngày, khám bệnh, kê đơn, giao ban, trực gác, bình bệnh án v.v. âm thầm nhớ một câu a di đà phật cố gắng hành trì mãi mà vẫn chẳng xong, lúc quên lúc nhớ, túc chướng nặng nề. Nhiều lúc cấp cứu bệnh nhân nguy kịch mình luôn a di đà phật nguyện cầu cho họ mau lành hoặc giả âm thầm niệm vài câu Phật hiệu tiễn đưa họ ra đi trong sự bất lực đau khổ của người thầy thuốc. Làm cái nghề này những cái chết bi thương diễn ra ở ngay trước mắt mỗi ngày nên không quán khổ, vô thường của kiếp người thì cũng như quán vậy, cũng không quán bất tịnh nhưng cũng như quán vì máu mủ vi trùng mình đều tiếp xúc mỗi ngày, cũng chẳng biết ngày nào mình bị lây HIV nữa…hi hj. Huynh đệ chúng ta ở đời làm lụng cực khổ mỗi người một duyên phận vậy thì phải tùy duyên niệm Phật vậy
Bài kệ về 36 vật ấy, thực ra là của đệ Hoa quang, vì mình là bác sĩ nên ruột gan phèo phổi mỗi mỗi to nhỏ thế nào đều biết nên khi thấy đệ ấy khổ công sưu tầm thành kệ thì mình “kết” liền. Đọc câu nào thì cơ quan tạng phủ liền hiện ra mồn một, bệnh nghề nghiệp ấy mà…Mình thấy bài kệ này áp dụng khá thuận tiện cho những bạn làm nghề mổ xẻ như mình và mình cũng biết nhiều bạn đồng tu còn trẻ đang tu phép quán này nên tự nhiên nảy sinh ý nghĩ đăng lên trang, huynh Tịnh Thái hoan hỷ và bảo mình dịch bài kệ sang tiếng Việt cho dễ hiểu. Ban đầu mình nghĩ thật khó vì 36 tạng phủ thật khó để thành thơ, tuy nhiên chắc là được Phật gia trì nên ngay sang hôm sau liền dịch xong, các cơ quang tạng phủ đầy đủ lại có sự liên hệ đến bất ngờ, thật là thú vị. Nếu có thì giờ nhàn hạ Hương quang xin thỉnh quý bạn tìm ra sự liên hệ trong mấy câu này có được không, nếu huynh đệ nào giải được thì HQ sẽ tặng một chuyến du lịch Phong nha kẽ bàng, ok chứ?
“Răng ghèn phân tiểu cấu sanh
Mồ hôi nước mắt não lòng phổi tim”.
“Bàng quang buồng trứng tinh hoàn
Ho đàm đỏ trắng quặn đau dạ dày”
“Lặng nhìn người mộng trong mơ
Ruồi bu sình thối ngẩn ngơ kiếp người.”
Vì sao nói “ Mồ hôi nước mắt não lòng phổi tim”, “Ho đàm đỏ trắng quặn đau dạ dày” và thế nào là “người mộng trong mơ”?
Động Phong nha Thiên đường đẹp lắm đó nhe…hihj
Nhân đây mình giải thích cho bạn Hoàng hoa luôn. Đức Phật của chúng ta thật giỏi cái gì cũng biết cả. Bản thân mình là bác sĩ nhưng lại không ngờ Phật lại biết hết những cơ quan tạng phủ như vậy, những cơ quan mà ngày nay nhờ kính hiển vi và các máy móc hiện đại mới có thể phát hiện ra. Ví dụ kinh Vu lan nói xương của đàn ông trắng và nặng, đàn bà đen và nhẹ. Ngày nay nhờ có chụp X quang thì thấy đúng y không sai. Xương đàn bà mật độ xương ít hơn, loãng hơn nên ít cản quang hơn nên ta thấy “đen” trên phim tia X.
Mỡ nước (cao), tức là mỡ (chất béo, lipid) tồn tại dưới dạng lỏng, ngày nay chính là những tinh thể Cholesterol và trigrycerid trong máu, thủ phạm gây nên bệnh xơ vữa động mạch. Khi hiểu được điều này mình thấy tự hào về Phật giáo mình lắm phải không?. Còn mỡ lá (phương, hay chi phương) là mỡ tồn tại dưới dạng đặc, tức lớp mỡ (mô liên kết) dưới lớp da.
Còn da(bì) và da trong (phu) thì thế nào? Trong Từ điển Hán việt cả hai đều dịch là da ngoài. Thực ra không phải vậy. Ngày nay dưới kính hiển vi da có rất nhiều lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì. Nay Phật nói bì là nói chung về da, nhưng có lẽ chỉ phần da bên ngoài chúng ta nhìn thấy cái dáng vẻ đẹp xấu sinh tâm yêu mến, tức là thượng bì hoặc biểu bì mà khoa học nói. Còn phu (da trong) là lớp trung bì và hạ bì bên dưới. Da thì rất nhiều cấu bẩn và vi trùng, hàng tỉ tỉ con trên 1 centi mét da
Nếu bạn trẻ nào có duyên với phép quán này, theo Hương quang nghĩ, cũng không khó lắm, chỉ cần vào google rồi search “Atlas giải phẩu người” thì thấy rất rõ. Khi còn trẻ mình thường quán theo bài kệ này của đệ Hoa quang, tiết kiệm được rất nhiều thời gian quán tưởng. Nay thì lớn tuổi rồi, lâu lâu “cái tuổi thanh xuân” khi trẻ nổi dậy “biểu tình” thì mình dành chút thời gian ôn lại để “hóa giải” trong “hòa bình”
Nam mô a di đà phật
Cám ơn bạn Hương Quang rất nhiều nhé. Nếu bạn nói vậy thì mình xin mạn phép được đoán thử, nếu không đúng thì thôi nha, còn nếu đúng thì mình cũng không có đi du lịch đâu vì mình ở xa lắm, phần thưởng đó mình sẽ nhường lại cho liên hữu khác vậy. 🙂
1. Câu “Mồ hôi nước mắt não lòng phổi tim” có nghĩa là khi mình ra ngoài trời nắng nóng hay làm việc nặng nhọc thì hơi thở gấp gáp khi đó phổi sẽ bị kích thích nên phát sanh ra mồ hôi. Còn khi mình gặp những cảnh bi ai thì từ nơi lòng (trái tim) sẽ bị kích thích do đó sản sinh ra nước mắt.
2. Câu “Ho đàm đỏ trắng quặn đau dạ dày”. Đàm trắng có lẻ là bệnh nhẹ vì chỉ ảnh hưởng nơi phổi còn đàm đỏ có lẻ là bệnh nặng vì ho ra máu do ảnh hưởng đến tim. Khi tim và phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng như vậy thì gọi là quặng đau dạ dày.
3. Câu “Người mộng trong mơ” là xác thân tứ đại trong cõi dương trần này. Bởi vì trong kinh Kim Cang có bài kệ rằng:
“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như MỘNG huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điển,
Ưng tác như thị quán”.
A Di Đà Phật _()_
1. Mồ hôi – lao lực, nuớc nắt – lao tâm
2. Thức ăn từ miệng vào, đờm nhớt từ miệng ra! Bao tử thế nào do ta chọn, trắng đỏ cũng từ đó thôi
3. Thân ta là giả là muợn
Cảnh quanh ta cũng giả muợn đấy thôi
Ôm cái giả mà mê mà chấp
Mộng tan rồi – ta có đuợc là ta!
Biển khổ mênh mông sóng cuộn trào
Thây trôi theo sóng hướng bờ vào
Có ai níu lấy thây nổi ấy
Sớm muộn cùng thây tấp bờ cao
Phù Thi (Sư ông Thích Trí Tịnh)
a di đà phật.
1.hôm trước con đọc trên trang dvct có nói là.đã là phật tử tại gia(con phật) phải giử tròn lòng tôn kính.mọi lúc mọi nơi phải cung kính trang nghiem.
không được mặc quần sooc đi ngủ.tức là lúc nào cũng phải mặc quần dài áo dài tay a?vì con ở ngoài bắc nên thời tiết oi bức lắm.con làm ở công ty giày gia.xưởng to mai bang ton nên rất nóng vậy lúc đi làm con có được mặc áo ngắn tay không?
2.con biết là ăn chay tốt cho sức khỏe.là nguồn gốc nuôi dưỡng lòng từ bi.nhưng lúc con phát tâm ăn chay trường thì chồng con không ăn cơm luôn.anh ấy bảo mua thịt cá nấu nên chỉ có anh với con ăn nên chán không muốn ăn.ảnh bảo từ giờ ai thích ăn gì thì tự mua ăn.con thấy con có lỗi lầm.từ lúc con bắt đầu tu tại gia thì có rất nhiều sóng gió.vợ chồng lúc nào cũng không vui vẻ.thật tâm thì giờ con chẳng mong cầu gì cao xa cả.chỉ muốn 1lòng hướng phật.tha thiết muốn xuất gia xa lia thế tục để chuyên tu hành trì giới luật tong chung tu học.con mong cầu như thế có phải là con sai trái không a?có phải là con đã quá ích kỷ không?con không cần trang điểm,không cần se sua không cần tài sản chỉ tha thiết muốn buông bỏ tất cả để theo chân các tổ.con nghĩ chắc con đã nợ chồng con nhiều lắm nên giờ mới có sự chướng ngại này.mong chú cho con lời khuyên.con mong phúc đáp của chú ạ!
nam mô a di đà phật!
Hương quang xin cám ơn hồi âm của bạn Hướng Đạo và Montique TT.
Qúy bạn đã phát hiện một sỗ ẩn ý khá tinh tế về những sự liên hệ nhân quả trong mấy câu thơ ấy. Tuy nhiên, vẫn chỉ là một phần thôi. Nay xin quý bạn ít thời giờ hoan hỷ nghe HQ phân tích nhé.
1. Mồ hôi nước mắt não lòng phổi tim
8 chữ này nêu ra được tên của 6 vật trong 36 vật, đó là: 1. mồ hôi(hãn), 2.nước mắt(lệ), 3. não, 4. lòng (ruột, tràng), 5. phổi (phế), 6. tim (tâm)
câu này quan trọng nhất là chữ “não”, vừa là danh từ chỉ não bộ con người vừa là động từ mang nghĩa não hại, bức bách. Nghĩa là sự cực khổ về mặt thể xác (mồ hôi, làm lụng vất vả, lao lực) và sự đau khổ về mặt tinh thần(nước mắt, lao tâm) làm ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là lòng, phổi và tim. Nguyễn trãi từng nói” nữa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nói chung hễ mình còn đau khổ phiền não vọng tưởng thì cả thân tâm đều bị phiền phức rồi. “Mồ hôi nước mắt” là nhân, “não lòng phổi tim” là quả và có thể ngược lại, “não lòng phổi tim” bị bức bách là nhân sẽ dẫn đến “mồ hôi nước mắt”- sự lao lực lao tâm là quả. Như vậy nếu nhìn kỹ thì một câu 8 chữ này lại chứa rất nhiều sự liên hệ nhân quả mật thiết, tác động đồng thời, đó chính là mối tương quan duyên khởi giữa thân thể vật lý và tâm sinh lý con người.
2. Ho đàm đỏ trắng quặn đau dạ dày
Ho ra máu thường gặp ở người có bệnh lao phổi, ung thư phổi. Ho đàm nhầy trắng thường do vi trùng, đôi lúc do vi rút rất nguy hiểm như H5N1 thì rắc rối rồi nên cả hai đều nguy hiểm.
Ho như thế tức là mất sức (lao lực), lâu ngày không khỏi thì sinh ra lắng sợ hãi phiền não (lao tâm). Lao lực lao tâm thì dẫn đến đau dạ dày như câu trên đã nói “não lòng phổi tim”.
Lại nữa, ho nhiều thì co thắt cơ bụng dẫn đến chèn ép dạ dày gây đau
Ho nhiều dùng thuốc lâu ngày gây loét dạ dày là chuyện đương nhiên
Còn câu thứ ba bạn Hướng Đạo và Montique chỉ đúng một nửa thôi nhé, thử đoán tiếp thử xem. Lại nữa bạn HĐ có biết phép quán bất tịnh của bạn ngày xưa đã sai căn bản từ chỗ nào không…hi hj
A di đà phật.
A Di Đà Phật
Nếu vậy để mình thử đoán lại lần nữa nghen. 🙂
Người mộng trong mơ = người tình trong mơ = người mà mình mơ ước được kết tóc se tơ.
Mình quán thân bất tịnh sai có lẻ là vì:
1. Khi đối diện với “mỹ nhân” mà mình không thấy được thân bất tịnh, lại thấy là mỹ nhân. Do vậy khi nhìn mỹ nhân thì phải:
Nhìn mắt thấy ghèn, nhìn miệng thấy nước vãi, nhìn mũi thấy nước mũi, nhìn bụng thấy ruột già ruột non chứ đầy phân, nhìn ngực thấy tim phổi, máu mủ từa lưa…cho đến khi nào mà nhìn thấu thật sự thì tự nhiên mình sẽ thốt lên (trong bụng):” A Di Đà Phật! Những túi da chứa đồ ô uế, các ngươi đến đây làm gì? Ði ngay! Ta chẳng dùng đâu.Để ta còn về Tây Phương Cực Lạc chứ! A Di Đà Phật!”
2. Khi xưa Phật bảo một vị thầy tỳ kheo nọ phải vào rừng nhìn xác chết của một cô thiếu nử xinh đẹp suốt 7 ngày để tận mắt chứng kiến cảnh tan hoại, khi ngồi suốt 7 ngày như vậy thì chẳng những thấy mà còn ngửi được mùi hôi thối, đó là thực nghiệm nên mới có hiệu quả. Còn thời nay mình chỉ ngồi quán tưởng có chút xíu thì công phu đâu có thâm hậu được.
Hôm nay có duyên gặp được bác sĩ HQ, chuyên gia về quán thân bất tịnh âu cũng là một vinh hạnh, rất mong được thọ giáo thêm vài tuyệt chiêu nữa ạ.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Hướng Đạo:
”A Di Đà Phật! Những túi da chứa đồ ô uế, các ngươi đến đây làm gì? Ði ngay! Ta chẳng dùng đâu.Để ta còn về Tây Phương Cực Lạc chứ! A Di Đà Phật!”
——————————————-
KINH DUY-MA-CẬT
IV PHẨM BỒ TÁT
Phật bảo Bồ Tát Trì Thế :
– Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
Bồ Tát Trì Thế bạch Phật :
– Bạch Thế Tôn ? Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao ? – Nhớ lại lúc trước, con ở nơi tịnh thất, bấy giờ ma Ba Tuần (19) đem một muôn hai nghìn Thiên nữ giống như trời Đế Thích, trổi nhạc đờn ca đi đến chỗ con ở, Ma cùng với quyến thuộc cúi đầu làm lễ dưới chân con, chấp tay cung kính đứng sang một bên. Trong ý con cho là trời Đế Thích nên bảo rằng : “Lành thay, mới đến Kiều Thi Ca (20) ? Dù là có phước chớ nên buông lung. Ông nên quán ngũ dục là vô thường để cầu cội lành, ở nơi thân mạng, tài sản mà tu pháp bền chắc (21)”.
Ma vương nói với con: “Thưa Chánh sĩ (22) ! Xin Ngài nhận một muôn hai nghìn Thiên nữ này để dùng hầu hạ quét tước”. Con nói rằng : “Này Kiều Thi Ca ! Ông đừng cho vật phi pháp này, tôi là kẻ Sa môn Thích tử, việc ấy không phải việc của tôi”. Nói chưa dứt lời, bỗng ông Duy Ma Cạt đến nói với con : “Đây chẳng phải là Đế Thich, mà là Ma đến khuấy nhiễu ông đấy !…” Ông lại bảo Ma rằng : “Các vị Thiên nữ này nên đem cho ta, như ta đây mới nên thọ”. Ma sợ hãi nghĩ rằng : “Có lẽ ông Duy Ma Cật đến khuấy rối ta chăng ?”. Ma muốn ẩn hình mà không thể ẩn, rán hết thần lực, cũng không đi được. Liền nghe giữa hư không có tiếng rằng : “Này Ba Tuần! Hãy đem Thiên nữ cho ông Duy Ma Cật thì mới đi được”. Ma vì sợ hãi, nên miễn cưỡng cho.
Khi ấy ông Duy Ma Cật bảo các Thiên nữ rằng:
– Ma đã đem các ngươi cho ta rồi, nay các ngươi đều phải phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Rồi ông theo căn cơ của Thiên nữ mà nói pháp để cho phát ý đạo, và bảo rằng “Các ngươi đã phát ý đạo, có Pháp vui để tự vui chớ nên vui theo ngũ dục (23) nữa”.
Thiên nữ hỏi : “Thế nào là Pháp vui ?”.
Đáp : “Vui thuờng tin Phật; vui muốn nghe pháp; vui cúng dường tăng; vui lìa ngũ dục; vui quán ngũ ấm như oán tặc; vui quán thân tứ đại như rắn độc; vui quán nội nhập (sáu căn) như không; vui giữ gìn đạo ý; vui lợi ích chúng sanh; vui cung kính cúng dường bực sư trưởng; vui nhẫn nhục nhu hòa; vui siêng nhóm căn lành, vui thiền định chẳng loạn; vui rời cấu nhiễm đặng trí tuệ sáng suốt; vui mở rộng tâm Bồ Đề; vui hàng phục các Ma; vui đoạn phiền não; vui thanh tịnh cõi nuớc Phật; vui thành tựu các tướng tốt mà tu các công đức; vui trang nghiêm đạo tràng; vui nghe pháp thâm diệu mà không sợ; vui ba môn giải thoát mà không vui phi thời (24); vui gần bạn đồng học; vui ở chung với người không phải đồng học mà lòng không chướng ngại, vui giúp đỡ ác tri thức; vui gần thiện tri thức; vui tâm hoan hỷ thanh tịnh; vui tu vô lượng Pháp đạo phẩm. Đó là Pháp vui của Bồ Tát”.
Khi ấy ma Ba Tuần bảo các Thiên nữ rằng : “Ta muốn cũng các ngươi đồng trở về Thiên cung”.
Các Thiên nữ đáp : “Ông đã đem chúng tôi cho cư sĩ, chúng tôi có pháp vui, chúng tôi vui lắm, không còn muốn vui theo ngũ dục nữa”.
———————————————
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Mến gửi đạo hữu Huệ Tịnh,
Cám ơn bạn rất nhiều nhé vì đã kịp thời trích dẫn một đoạn kinh Duy Ma Cật để vấn đề càng được sáng tỏ hơn. Bởi vì nếu người học kinh Tứ Thập Nhị Chương thì không thể bỏ qua kinh Duy Ma Cật và ngược lại nếu người học kinh Duy Ma Cật thì không thể bỏ qua kinh Tứ Thập Nhị. Hai bài kinh này bổ sung hổ tương cho nhau và có sự liên hệ gắn bó mật thiết. Chính vì thế cho nên khi xưa Đức Bổn Sư trong quá trình thuyết pháp, khi thấy người ta chấp thường thì Ngài dạy vô thường. Khi người ta chấp vô thường thì Ngài dạy thường.
Do vậy nếu chỉ học kinh Tứ Thập Nhị Chương mà không học kinh Duy Ma Cật thì người ta sẽ nghĩ tu là phải xuất gia, lên núi ẩn cư, xa lánh trần thế tìm nơi thanh tịnh. Rồi nếu như không khéo thì trong một sự vô tình lại nghĩ những người tu tại gia là hàng phàm phu tục tử:”Người ta bị vợ con và nhà cửa ràng buộc còn hơn cả lao ngục. Lao ngục còn có thời kỳ phóng thích, vợ con không một ý nghĩ xa lìa; há chẳng sợ tình ái cùng sắc dục lôi cuốn? Dẫu có cái họa sa nơi miệng hùm, lòng cũng cam chịu. Vì tự đắm mình nơi lầy lội nên gọi là phàm phu; vượt qua được cửa ải này là bậc La-hán xuất trần.”
Nếu chỉ học kinh Duy Ma Cật mà không học kinh Tứ Thập Nhị Chương thì nếu như không khéo, trong một sự vô tình cứ nghĩ mình là hàng bồ tát đại thừa, gần bùn chẳng nhiễm, chỉ vì lợi tha mà hòa mình vào dòng đời. Nhưng vì đạo hạnh còn non kém nên chẳng thể giáo hóa chúng sanh mà vô tình lại bị ngủ dục (đặc biệt nhất là sắc dục) lôi kéo để cuối cùng bị sa ngã mà không hay biết. Nên biết rằng Ngài Duy Ma Cật là bồ tát, vì phương tiện độ sanh nên gần gủi thiên nử là để khai thị cho thiên nử giác ngộ giải thoát chứ chẳng phải đắm say sắc đẹp của thiên nử rồi bị trầm luân sanh tử như phàm phu tội ác chúng ta.
Ở vào thời mạt pháp này người tu tại gia có rất nhiều. Tinh thần bồ tát đạo của Duy Ma Cật đã được hàng cư sĩ tại gia áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực. Ngài Duy Ma Cật đã vì thiên nử mà khiến cho họ được giác ngộ giải thoát có nghĩa là người cư sĩ tại gia sẽ vì vợ chồng con cái mà dùng nhiều phương tiện khéo để dẫn dắt họ hướng về với Phật Pháp biết đoạn ác tu thiện, niệm Phật cầu sanh Tây Phương.
Tuy nhiên nếu người cư sĩ tại gia mà không học qua Tứ Thập Nhị Chương Kinh thì nếu như không khéo, trong một sự vô tình đã xem người phối ngẫu của mình như là một công cụ để hành dâm cho thõa thích mà thôi. Rồi sau cùng thì chính bản thân mình còn không ra khỏi được sanh tử luân hồi thì lấy gì để giúp vợ chồng con cái ra khỏi sanh tử luân hồi. Thế có phải là điều cần nên xem xét lại hay không?
Theo mình nhận thấy, nếu là người sơ cơ thì nên học kinh Tứ Thập Nhị Chương trước để làm nền tảng, khi nào cảm thấy vững rồi (nhìn mỹ nhân mà không khởi động phàm tâm dục niệm) thì lúc đó hãy nên học qua kinh Duy Ma Cật. Nếu như ai cảm thấy mình là một “phàm phu sanh tử tội ác, phước mõng nghiệp dày, chướng sâu huệ cạn” (giống như HD đây) thì nên học kinh Tứ Thập Nhị Chương trước, hãy khoan vội học kinh Duy Ma Cật. Khi nào vãng sanh Tây Phương Cực Lạc rồi thì lúc đó sẽ thị hiện trở về đây để mà giáo hóa chúng sanh theo tinh thần Duy Ma Cật. Kinh Duy Ma Cật là chỗ rất cao siêu cho nên nếu ngay bây giờ mà nói ra thì chỉ e là “khế lý mà không khế cơ”. Tuy nhiên ở vào thời này vẫn có rất nhiều vị cư sĩ tại gia tu tập theo tinh thần đại thừa bồ tát, chúng ta cũng hãy nên cẩn thận chớ nên xem thường như là câu chuyện trong bài Muốn Tiêu Trừ Tội Nghiệp Thì Không Nên Nhìn Lỗi Người Khác.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn đạo Hữu Huệ Tịnh và Hương Quang rất nhiều vì đã giúp cho vấn đề mỗi lúc càng trở nên thông suốt hơn.
A Di Đà Phật _()_
3. Được tận mắt diện kiến dung nhan của người mà mình đã thầm yêu trộm nhớ… nằm trơ ngoài trời 5, 7 ngày chưa tẩm liệm.
A di đà phật
Xin cám ơn chia sẻ của bạn sen Huệ Tịnh, vì bạn đã dẫn kinh rất chính xác, rất hợp với ý của Diệp thủy.
“vui tu vô lượng Pháp đạo phẩm. Đó là Pháp vui của Bồ Tát”.
”A Di Đà Phật! Những túi da chứa đồ ô uế, các ngươi đến đây làm gì? Ði ngay! Ta chẳng dùng đâu.Để ta còn về Tây Phương Cực Lạc chứ! A Di Đà Phật!”
Vô lượng Đạo phẩm hay vô lượng Tứ đế là pháp vui của Bồ tát, chẳng phải là pháp Tiểu Thừa như nhiều người ngộ nhận. Đại hay tiểu , đốn hay tiệm, tự lực hay tha lực không phải do bản thân của Pháp mà chính do trình độ nhận thức và cách vận dụng tâm của mình trong lúc hành trì. Minh nói như thế có phải không?”.
“Pháp tức vô đốn tiệm
Mê ngộ hữu trì tật”
“Thuyết tức tuy vạn bang
Hợp lý hoàn quy nhất
Phiên não ám trạch trung
Thương tu sanh tuệ nhật”
(Lục Tổ đàn kinh)
Rất vui vì Diệp Thủy và Huệ Tịnh đã tìm được tiếng nói chung, xin vô cùng hoan hỷ thành tâm sám hối với bạn
“Trong kinh Niết Bàn, đức Phật dạy: “Nếu ai có thể quán Bát Chánh Đạo thì sẽ minh tâm kiến tánh”. Câu này giảng rõ ba mươi bảy đạo phẩm là pháp Đại Thừa. Trong Đại Trí Độ Luận, Long Thọ Bồ Tát cũng nói ba mươi bảy phẩm không gì chẳng thâu nhiếp, vô lượng đạo phẩm đều nằm trong ấy. Ngài còn nói ba mươi bảy đạo phẩm bao gồm hết thảy Phật pháp Đại Thừa. Tây Phương là Đại Thừa viên đốn, há có Tiểu Thừa ư?” A di đà kinh yếu giải giảng ký, HT Tịnh Không.
Thật rất tiếc, lại không đúng rồi bạn Hướng Đạo. Bạn hôm trước là chuyên gia giải kệ của HQ mà sao nay lại “lẩm cẩm” thế…hi hj…đó chỉ là kiến giải thông thường thôi. Mình rất vui được gặp các Liên hữu
Qúy bạn thử đoán tiếp thử xem, hay lắm đấy. Nếu bạn HĐ giải được câu ấy thì tự nhiên sẽ thấy ngày xưa mình sai ở chỗ nào.
Thật lòng mà nói, sở dĩ HQ đưa bài kệ của đề Hoa quang vào đây vì mình thấy có quá nhiều com ment hỏi về chủ đề này: tội tà dâm là gì, phá thai, thủ dâm, v.v. và v.v và quý bạn cũng đã nhọc công trả lời, mượn lời dạy về bất tịnh quán của sư bà Hải triều âm, nhất là những comment trả lời của Liên hữu TLPT, THẤY RẤT CÓ ÍCH CHO CÁC BẠN TRẺ BÂY GIỜ nên mới có duyên sự như thế
A di đà phật, thật vui với những hồi âm của quý bạn sen hiền.
A Di Đà Phật
Thôi đành chịu thua vậy, “pó tay” rồi bạn ơi. 🙂
Cũng bởi vì:
Pháp pháp, bổn vô pháp,
Vô pháp, pháp chân pháp,
Chân pháp, pháp tự tại,
Tùng tha pháp hóa ngại.
(xin lỗi các bạn nhé vì bài kệ này chỉ tặng riêng cho bạn HQ nên mình không dịch nghĩa Việt)
Bạn HQ ơi! Nếu không có ai đoán nữa thì bạn cho đáp án luôn nhé. Một lần nữa, xin chân thành cám ơn bạn HQ rất nhiều ạ.
A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật
Có lẻ mình chỉ lo quán người đẹp có thân bất tịnh mà không chịu quán thân mình cũng bất tịnh chăng?
Người mộng chính là mình. Mình cứ mãi mê điên đảo vọng tưởng nên chấp mê bất ngộ đó chính là mơ. Do vậy “Người Mộng Trong Mơ” chính là mình chứ chẳng phải ai khác.
Không biết có phải là ý đó không? Mong được thọ giáo thêm nhé. Không ngờ ở chỗ này đây lại xuất hiện quá nhiều vị cao minh tiền bối nhỉ?
NGƯỜI đâu gặp gở tưởng Hằng Nga,
MỘNG đẹp càng say những bướm hoa,
TRONG biển trầm luân sanh với tử,
MƠ kia chợt tỉnh thoát Ta Bà.
A DI ĐÀ PHẬT.
Quả thật ,nơi đây có rất nhiều vị cao minh tiền bối!!!
A Di Đà Phật, Con xin đảnh lể cố HT Thích Thiền Tâm. Con xin mạn phép được mượn ý của thầy để phỏng tác thành bài thơ Đường nhằm giúp con dể nhớ. Nếu như có sơ sót gì thì kính mong Ngài hoan hỉ mà xá tội cho.
Ta lặng nhìn ra chốn tỉnh lâu,
Trăng tròn soi sáng suốt canh thâu,
Phật, Tâm chỗ ấy nào hai vẻ,
Thiền, Tịnh nơi đây cũng một màu.
Bát Nhã hương đưa lòng vẫn nhẹ,
Di Đà gió thoảng ý càng sâu.
Thầm riêng tự hỏi khi ngưng chuỗi,
Một đóa “hoa đêm điểm điểm đầu”.
Tự hỏi:” hoa đêm điểm điểm đầu”?
Như là ẩn ý, nghĩa càng sâu?
Hoa kia chưa nở là đêm tối?
Hoa nở là nương điểm điểm đầu?
A Di Đà Phật, kính bạch quý thầy, quý chư vị cao minh tiền bối cùng toàn thể anh chị em bạn sen. Không biết cụm từ “hoa đêm điểm điểm đầu” là ý nghĩa như thế nào? Theo chỗ con hiểu thì là như thế này:
Về lý thì “hoa” tượng trưng cho Chân Tâm Phật Tánh của chúng ta. “Đêm” tượng trưng cho vô minh (không sáng), có nghĩa là phiền não, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước… Vì vô minh che mờ mà không nhận ra được Chân Tâm Phật Tánh vốn có của mình. Như vậy thì “điểm điểm đầu” có nghĩa là phương tiện giống như “khõ đầu” để cho mình thức tỉnh, giác ngộ. Có phải không?
Về sự thì “hoa” là tượng trưng cho hoa sen ở Tây Phương Cực Lạc. Vì hoa sen chưa nở nên trong hoa sen chỉ là một màn đêm tăm tối, có lẻ vì thần thức của người này còn lưu tại cõi Ta Bà nên chưa gá vô. “Điểm điểm đầu” là đỉnh cao chót vót của nụ sen, khi mà nơi ấy hé mở tức là lúc “hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh”. Có phải không?
Nếu như không phải thì con xin được thọ giáo thêm từ các vị cao minh tiền bối nhé. A Di Đà Phật
Mình chỉ nhớ 1 câu của HT. Tịnh Không dạy đại ý là: “Nếu trong tâm bạn chỉ có A Di Đà Phật thì đúng, ngoài A Di Đà Phật mà trong tâm bạn còn có 1 thứ gì khác thì bạn sai rồi”.
Đúng cũng A Di Đà Phật
Sai cũng A Di Đà Phật
Mê cũng A Di Đà Phật
Ngộ cũng A Di Đà Phật
Tất cả đều là A Di Đà Phật.
Vậy thì bạn được cứu.
A Di Đà Phật.
NGƯỜI sao mê mẩn ả Hằng nga
MỘNG say hoa bướm chỉ là ta
TRONG mộng sao biết mình tỉnh mộng
MƠ màng cười khóc với KHÔNG HOA.
A Di Đà Phật! HQ vẫn chưa cho ra đáp án à? Nếu vậy mình đoán thêm một lần nữa nhé. Theo như bài kệ trong kinh Kim Cang ở phần trên thì lúc bình thường của mình đã là mộng rồi. Như vậy người mộng trong mơ tức là mình đi ngủ mà nằm mơ nên mơ lại chồng thêm mơ nữa (mộng trung chi mộng). Có phải không?
NGƯỜI thường quán chiếu chẳng mê hoa
MỘNG đẹp dù tiên có mượt mà
TRONG lúc bình thường luôn niệm Phật
MƠ màng giới luật vẫn ngăn ta
Xin quý cao nhân tiền bối giải thích dùm hai bài kệ “người mộng trong mơ” và “người mơ trong mộng”, thật lạ quá chừng! A di đà phật
A Di Đà Phật! Các vị cao nhân tiền bối xưa nay chẳng ai tự nhận mình là cao nhân tiền bối cả. Nếu có người tự nhận là cao nhân tiền bối thì chẳng phải là cao nhân tiền bối. Do vậy cao nhân tiền bối mà chẳng phải cao nhân tiền bối chỉ tạm gọi là cao nhân tiền bối.
Theo chỗ mình được hiểu thì giả sử như bạn ngủ nằm mơ thấy một nàng tiên đẹp thì bạn là tướng năng chính là “người mơ trong mộng” còn nàng tiên đẹp đó là tướng sở là “người mộng trong mơ”. Chuyện mơ mộng thì có nhiều nghĩa, nhiều tầng từ thô tới tế, từ cạn tới sâu. Trong phạm vi này mình chỉ nói sơ về phần cạn và thô mà thôi:
1. ẢO GIÁC TRONG CHIÊM BAO:
Khi bạn ngủ mà nằm mơ thì những sự việc xảy ra trong giấc mơ chỉ là ảo giác, do tâm thức tự biến hiện ra. Khi tỉnh dậy thì không có gì là thật cả cho nên mới nói: “MỘNG say hoa bướm chỉ là ta” hay “MƠ màng cười khóc với KHÔNG HOA.” Điều này bạn có thể tìm hiểu thêm trong kinh Na Tiên Tỳ Kheo.
2. ĐIỀM BÁO TRONG CHIÊM BAO:
Có những giấc mơ do Phật Bồ Tát, thần linh hay ma quỷ thị hiện vào để chỉ điểm hay muốn nhắn tin thông báo mốt sự việc gì đó. Chẳn hạn như Trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Đức Bổn Sư có nói về những cảnh mộng mị này như sau: “Lại nữa, này Phổ Quảng! Như những chúng sanh ở đời vị lai, hoặc trong mộng trong mị, trông thấy các quỷ thần cùng các hình bóng khác, hoặc buồn bã, hoặc khóc lóc, hoặc rầu rĩ, hoặc than thở, hoặc hãi hùng, hoặc sợ sệt; đây đều là cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, quyến thuộc từ một đời, mười đời, trăm đời, hay ngàn đời trong quá khứ, còn đang bị đọa lạc trong ác đạo, chưa được ra khỏi, lại không trông mong vào phước lực nơi nào để cứu vớt, nên mới mách bảo với kẻ có tình cốt nhục trong đời trước, khiến làm phương tiện hầu mong được thoát khỏi ác đạo.”
3. MỘNG DU:
Trường hợp này (theo mình đoán thì có lẻ linh hồn đã rời khỏi thể xác) giống như câu chuyện HT Liễu Tình ở trên. Cho nên HT Hám Sơn dạy:” Lúc bình thường tự chủ được thì khi ngủ mới tự chủ được. Khi ngủ mà tự chủ được thì khi lâm bệnh nặng, khi lâm chung mới tự chủ được”. Do vậy thường ngày mình phải tập niệm Phật và biết đoạn dục khử ái thì khi ngủ chính là bài kiểm tra trắc nghiệm để khi lâm chung là kỳ thi cuối cùng vậy. Chính vì thế cho nên:
NGƯỜI thường quán chiếu chẳng mê hoa
MỘNG đẹp dù tiên có mượt mà
TRONG lúc bình thường luôn niệm Phật
MƠ màng giới luật vẫn ngăn ta
4. MƠ MỘNG GIỮA BAN NGÀY:
Trong nhà Phật gọi đây chính là vọng tưởng. Ví như một người bị thất tình thì ngồi thẫn thờ bên khung cửa sổ mà nhớ từng ánh mắt nụ cưòi, dáng đi giọng nói…của người yêu rồi quên ăn bỏ ngủ, chỉ biết khóc thôi như là câu hát “…nàng đội hoa theo chồng, nước mắt tôi rớt bên bờ sông”. Cũng có người mới yêu nên trong lúc đang làm việc dù chưa gặp người yêu nhưng nghĩ rằng chiều nay hay ngày mai sẽ gặp người yêu, lúc đó mình sẽ nắm tay dẫn đi dạo trên công viên, rồi cùng hái hoa bắt bướm…nghĩ đến đó thì bỗng nhiên cười mỉm chi mặc dù điều đó chưa xảy ra. Trong trường hợp này thì người yêu chính là “người mộng trong mơ” còn gả si tình là “người mơ trong mộng”. Hiện tại thì người ấy không có mặt ở đây nhưng lúc nào cũng hiện diện trong tâm trí cho nên người này đúng là :”Mơ màng cười khóc với không hoa”.
5. BỎ HUYỂN (VỌNG) VỀ CHÂN (THẬT):
Khi một người đã biết pháp quán thân bất tịnh thuần thục rồi thì khi đối diện với mỹ nhân sẽ không bị mê hoặc nữa. Trước kia vì mê lầm nên mình thấy người đẹp như là bông hoa nhưng bây giờ thì người đẹp đã không phải là bông hoa nữa cho nên tạm gọi là “không hoa”. Cái tướng người đẹp đó chỉ như là hoa đốm giữa hư không mà thôi do ảo giác của bệnh mắt mà tạo thành. Chính vì thế cho nên mới nói:
NGƯỜI làm ta khổ cũng do ta,
MỘNG thấy niềm vui cũng chỉ là
TRONG mắt tự sanh hoa đốm ảo,
MƠ màng cười khóc với không hoa.
6. ĐẠI MỘNG SANH TỬ LUÂN HỒI:
Như kinh Kim Cang nói:” Nhất thiết hữu vi pháp, Như mộng huyễn bào ảnh, Như lộ diệc như điển, Ưng tác như thị quán”. Có nghĩa là :”Tất cả mọi vật có hình tướng đều là như mộng huyễn, như ảo ảnh phù du, như bọt nước, như điện chớp. Hãy luôn quán chiếu như vậy”.
Mỗi một kiếp sanh ra như là một giấc mộng nhỏ. Ví như một kiếp làm ngạ quỷ, một kiếp làm gà, vịt, heo, bò, trâu, chó…một kiếp làm người. Về vấn đề này bạn Diệp Thủy đã có trình bày rất tỉ mỷ ở bên dưới.
Điều quan trọng nhất của chúng ta hiện nay chính là làm sao để thoát ra khỏi đại mộng sanh tử luân hồi cũng có nghĩa là thành Phật. Do vậy HT Tịnh Không dạy “Nếu trong tâm bạn chỉ có A Di Đà Phật thì đúng, ngoài A Di Đà Phật mà trong tâm bạn còn có 1 thứ gì khác thì bạn sai rồi”. Như huynh Tịnh Thái đã có nói:
“Đúng cũng A Di Đà Phật
Sai cũng A Di Đà Phật
Mê cũng A Di Đà Phật
Ngộ cũng A Di Đà Phật
Tất cả đều là A Di Đà Phật.
Vậy thì bạn được cứu.”
Khi đến giờ phút lâm chung mà mình giử được câu A Di Đà Phật thì được vãng sanh Tây Phương, là thoát vòng sanh tử luân hồi, là chuyện quan hệ trọng đại. Ngoài ra trong giấc mơ (ngủ mà nằm mơ) nếu gặp phải ác mộng mà mình niệm Phật thì cũng sẽ được cứu. (Có lần mình nằm mơ thấy bị ma rượt, rồi bị nử sắc quyến rủ nhưng ngay lúc đó mình khởi câu niệm Phật được khoảng 3,4 niệm gì đó thì liền tỉnh dậy ngay). Còn trường hợp mộng giữa ban ngày thì cũng nương nhờ câu thánh hiệu này mà giúp tâm mình được thanh tịnh vì bỏ vọng về chân, xua đuổi được phiền não vọng tưởng mà trở về với chánh niệm tỉnh giác vì thế mà được an nhiên tự tại ngay trong hiện đời.
Nói tóm lại cho dù là mộng gì đi nữa thì cũng nương nhờ câu Thánh Hiệu A Di Đà Phật này mà chúng ta được cứu. Do vậy xin hãy thường niệm A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Xin chào đạo hữu Hướng Đạo & Diệp Thủy thân mến,
@ Hướng Đạo: Huệ Tịnh trích đoạn kinh Duy Ma Cật ra gửi cho đạo hữu tham khảo mục đích không phải nói chúng ta đang ở địa vị “chứng quả Đại Sĩ Bồ Tát” mà đi độ sanh như các Ngài. 🙂
Huệ Tịnh chỉ đưa ra để mà cố gắng “tu nhân niệm Phật” theo tinh thần cư sĩ Bồ Tát Duy Ma Cật để trợ duyên phù hợp thực tế trong đời sống tại gia. Xin đừng hiểu lầm cho rằng mình phải độ cho Thiên Nữ vì dân ma sắc đẹp cũng đủ để làm khó cho nhiều cư sĩ rồi. Đã tu tại gia thì chúng ta tránh né đời ở chỗ nào để không gặp mỹ nhân? Đi chợ cũng thấy, đi shopping mall lại càng thấy nhiều các phái nữ trẻ đẹp ăn mặc sexy khêu gợi hết sức, v.v..
Nếu còn bị ngũ dục nhất là sắc dục chi phối mê hoặc do nghiệp chướng bản thân mà ra, thì nên thành tâm (Bồ Đề) sám hối (niệm Phật) thì sẽ có ngày bình an vô sự. Nội ma tà dâm tiêu trừ yếu đi thì ngoại ma nữ sắc nào có thể làm khó công đức oai thần của câu niệm Phật ư? Còn bị sắc đẹp rung động tâm thức như mèo bắt chuột do mình chưa thành tâm hướng hết lòng thành sám hối nghiệp chướng mà niệm Phật. Làm sao chốn tránh khi hình tướng mỹ nhân dính theo tâm như bóng theo hình? Lỡ bị dính hình bóng mỹ nhân thì cứ giữ bình tĩnh lắng nghe âm thanh tiếng A Di Đà Phật thì bóng đó tự tan biến. Vọng tưởng mê sắc liền tiêu trừ thì nghiệp tà dâm tạo nơi thân ở đâu mà ra? Dùng câu niệm Phật sám hối trực tiếp tại hiện trường thì lâu ngày sẽ quen tay.
@ Diệp Thủy: Trên bước đường tu hành trong thời mạt pháp nếu liên hữu lấy tâm Bồ Đề làm nền tảng, giữ lòng tin vững chắc và lập chí nguyện đồng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc khi phủi tay nợ trần Ta Bà ra đi thì đó là tiếng nói chung của chúng ta. HT thấy rất hoan hỷ.
Lấy tâm nguyện vãng sanh đó làm cái vui, lấy bạn đồng hướng đồng tu làm cái vui, lấy trì chú, tụng kinh, niệm Phật làm cái vui, lấy hiếu thảo với cha mẹ làm cái vui, thấy người già sẳn sàn giúp họ như cha mẹ mình làm cái vui, lấy tuỳ thuận lợi ích cho vợ con, anh em, bà con, bạn bè hàng xóm làm cái vui, lấy nhường nhịn nhẫn nhục thiệt thồi cho mọi người vui làm cái vui, lấy bánh mì cho chim ăn nguyện chúng sẽ nhờ duyên lành mà sớm ngày vãng sanh làm cái vui, v.v… Biết bao nhiêu là pháp vui theo đạo tâm Bồ Đề tùy duyên lợi ích cho chúng sanh làm cái vui thì thử hỏi cái sức khao khát của ngũ dục yếu mòn còn đủ sức lực để chúng ta say mê lấy làm cái vui như hôm xưa không?
Lấy tức là bỏ
Bỏ tức là lấy
Lấy bỏ thuần thục
Một câu Di Đà.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn HĐ chỉ cần phối nghĩa hai bài thơ “người mộng trong mơ” và “người mơ trong mộng” thì sẽ có đáp án. Đầu sào trăm trượng rồi đấy…
NGƯỜI sao lẫn quẫn mộng với mơ
MỘNG trung chi mộng vẫn còn mơ
TRONG mộng hỏi lòng mình tỉnh mộng?
MƠ mộng chẳng màng uổng mộng thơ
A Di Đà Phật, Xin chân thành cám ơn bạn HQ rất nhiều ạ. Bây giờ thì mình đã hiểu rồi. Trước đây mình cứ nghĩ là một đạo lý gì cao siêu lắm nên cứ bị “lẩn quẩn” hoài. Có một người bạn đã khuyên mình coi chừng bị lạc vào “thế trí biện thông”. Bây giờ mình đã tìm thấy đúng hướng mà bạn HQ muốn nói rồi. Cái đạo lý này cũng bình thường thôi, cũng khó mà diển đạt cho người hiểu nhưng nếu chịu khó ngồi quán bất tịnh như bài kệ 36 vật bất tịnh ở trên thì tự sẽ nhận ra. Mình cũng nhìn nhận là trước đây theo cách quán thân bất tịnh của mình còn có nhiều chỗ sai, khiếm khuyết cho nên hiệu quả thu được sẽ không nhiều bằng cách của HQ đã hướng dẫn. Một lần nữa, xin chân thành cám ơn bạn HQ rất nhiều ạ.
NGƯỜI làm ta khổ cũng do ta,
MỘNG thấy niềm vui cũng chỉ là
TRONG mắt tự sanh hoa đốm ảo,
MƠ màng cười khóc với không hoa.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát
Nam Mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát
Nam Mô Thường Bất Khinh Bồ Tát
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thật đúng là học thầy không tày học bạn. Người thầy chỉ đường cho mình đi còn người bạn thì dìu dắt từng bước chân đi cho thật vững chắc. A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật. Kính chào đạo hữu Hương Quang,
Huệ Tịnh xin mạn phép giải đáp câu kệ của HQ cho vui.
“Răng ghèn phân tiểu cấu sanh
Mồ hôi nước mắt não lòng phổi tim”. – HQ đã giải rồi
“Bàng quang buồng trứng tinh hoàn – ???
(Nam nữ tình dục xuất tinh trứng
Dơ dáy bất tịnh như nước tiểu.)
Ho đàm đỏ trắng quặn đau dạ dày” – HQ đã giải rồi
“Lặng nhìn người mộng trong mơ – ???
(Khi ngủ mơ thấy mình trong mộng
Như thiệt nhưng chỉ là giấc mộng.)
Ruồi bu sình thối ngẩn ngơ kiếp người.” – ???
(Khi chết mới biết mất tất cả
Lo sợ điên đảo đi về đâu?)
—————————————————–
Thân ta như quán trọ
Tạm ở khi duyên qua
Trong đêm dài lặng thinh
Bình minh hiện ra đi
Bỏ lại những tình trần
Chỉ đem theo Di Đà
Thảnh thơi về Tây Phương
Gặp lại người cố hương.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thấy các bạn làm thơ hay quá, M cũng bắt chuớc làm thơ! Nhưng M ngu muội, không hiểu rõ Phật Pháp nên chỉ làm thơ theo cho vui thôi, không phải đang nói Pháp, các bạn hoan hỉ chỉnh lại nếu M viết gì sai nha! Cám ơn các bạn đã mở trí cho M
Người kia thường nói mộng và mơ
Ta đây chưa rõ vì sao mơ
Thế gian những cảnh đều như thực
Trí ta tự nhủ đó là mơ
Vì sao tự nhủ ? vì Thầy nói
Còn Ta chưa tự biết là mơ
Tâm kia còn động cảnh còn chuyển
Cảnh trí đều không, rõ không mơ!
Thân ái!
Mến gửi bạn Motique TT
Diệp Thủy tôi vô cùng cám ơn bạn vì đã giúp chữ “TÍN ” trong Phật pháp nói chung và pháp môn niệm Phật nói riêng được sáng tỏ hơn bao giờ hết.
Kiến giải của bạn về chữ “mộng” quả thật sâu sắc. Đối với chư Phật Bồ tát thì cuộc đời 60,80 năm của chúng ta chỉ là một giấc mộng rất ngắn ngủi, nên nói:
“Nhân sanh nhất trường mộng
Nhân tử mộng nhất trường” là vậy
Nhưng đối với chúng ta là những phàm phu nghiệp chướng sâu nặng thì cuộc nhân sanh này lại là một sự thật 100%, có vui có khổ, có đói có rét, lạnh chịu không nổi, nóng nhẫn không xong. Mỗi mỗi đều là thật. Lại còn đi tạo nghiệp ác. Thân ba khẩu bốn ý ba. Vọng tưởng chấp trước phân biệt chẳng lúc ngừng nghĩ. Nên gọi là “mộng trung chi mộng”, nghĩa là trong mộng lại dệt thêm mộng nữa. Thử kiểm điểm lại xem mình hằng ngày “khởi tâm động niệm” có phải là “vô phi thị tội không”? Tham sân si mạn nghi có không? Có! Vọng ngôn ác khẩu ỷ ngữ lưỡng thiệt có không? Quá nhiều, hễ quên niệm Phật thì liền có thị phi nhân ngã!
Vậy thì chúng ta mang tiếng là người niệm Phật nhưng hằng ngày vẫn là “mộng trung chi mộng”, chứ chẳng phải riêng lúc đi ngủ. Lúc đi ngủ nằm mộng phải gọi là”mộng trung chi mộng chi trung” hay “mộng trung chi mộng vẫn còn mơ”.
Đối với cái “Đại mộng sinh tử” này phải đợi đến địa vị Bất động địa tức là Bát địa bồ tát mới giải quyết xong, cuộc sống này mới có thể hoàn toàn tự tại. Nhưng các vị Đại bồ tát này vẫn còn tiếp tục tu hành để “thanh toán” tiếp cái “Đại mộng vô minh”. Cái đại mộng vô minh này, địa vị Đẳng giác bồ tát vẫn còn đang ngái ngủ (Lời của Ngẫu ích đại sư). Chỉ có Phật đà Thế tôn mới được tôn xưng Đại giác, tức là bậc hoàn toàn tỉnh mộng.
Do đó, ngày nay chúng ta học Phật, thực tế mà nói là đang tu trong mộng vậy, không chỉ là “mộng trung chi mộng” mà là “mộng trung chi mộng chi trung”.
Vì vậy, nếu nhận thức được như thế thì mới thấy mình chính là một sinh tử phàm phu, trừ được cái bệnh cuồng Thiền cuồng Huệ, “tử tâm tháp địa”- chết lòng sát đất mà niệm Phật, đứng ở trên đất mà niệm Phật.
Sinh tử phàm phu, nói không quá đáng, thì chính mình là một “thùng phân”, mà chẳng phải là người khác. Cũng không phải chỉ cái thân này là thùng phân mà chính cái vọng tâm hằng ngày mình đang dùng để đối nhân tiếp vật này cũng là một thùng phân, dẫy đầy chủng tử phiền não phân biệt chấp trước vậy. Nếu dùng cái tâm thùng phân này thì thấy ai ai cũng là thùng phân, ai ai cũng là phàm phu cả. Nếu chúng ta tự phản tỉnh, tự thấy hỗ thẹn sai lầm sửa xưa tu nay chí thành niệm Phật thì tự nhiên thấy ai ai cũng là Phật bồ tát ở Tây phương. Hai thùng phân thân và tâm này chính là “ngũ quán bất tịnh” trong bài kệ của Liên hữu Hoa quang. Chủng tử bất tịnh chính là thùng phân tâm thức ô nhiễm. Vì cái tình thức dâm dục ô nhiễm này làm nghiệp lực rất mạnh đưa đẩy chúng ta vào bụng của người nữ, bò trâu ngựa cái, đó chính là “Trụ xứ bất tịnh”- gá thai chỗ tối đen ngòm tử cung. Rồi sinh ra đời khoát cho mình “một thùng phân di động”, đó chính là “Tự tướng bất tịnh và Tự thể bất tịnh”. Và cuối cùng thì sao? Là “ruồi bu sình thối ngẩn ngơ kiếp người” chính là Chung cánh bất tịnh vậy.
Do đó bài kệ của Hoa quang là một sự cảnh tỉnh lớn lao không phải chỉ cho bạn ấy mà cho tất cả phàm phu nghiệp chướng như chúng ta. Nên biết đó chính là diệu pháp, trợ pháp niệm Phật vãng sanh độc diệu mà Tổ Ấn quang đã từng dạy cho chúng ta:
“Học đạo chi nhân, niệm niệm bất vong thử tự, tắc đạo nghiệp tự thành”.
“Thử tự” là chữ gì vậy? chính là một chữ “chết” dán trên trán của hành nhân niệm Phật. Phép quán chung cánh (chết) bất tịnh ( cái chết này qua ba giai đoạn: sắp chết thì đau như rùa lột mai, giai đoạn tan rã của tứ đại-thần thức thoát xác cũng như vậy và giai đoạn tứ đại tan rã ô uế sau khi chết), chẳng phải là chữ “TỬ” mà Tổ đã nói sao?
Lại nữa pháp quán chủng tử bất tịnh không phải chỉ là nghiệp nhân ô nhiễm quá khứ mà pháp ấy phải luôn luôn được giác tỉnh mọi lúc mọi nơi. Lúc đối nhân tiếp vật, hễ khởi tâm động niệm sai lầm thì liền giác tỉnh rằng chủng tử “phân” trong Tạng thức đang hiện hành, biết thì liền mất, tri vọng vọng tự diệt, chỉ giữ một câu A di đà phật phân minh bất động (tuy nhiên cách này người mới phát tâm niệm phật thì hơi khó).
Do dó quán bất tịnh chính là mình, chứ chẳng phải người khác. Quán thân mình ô nhiễm, chẳng cần phải mổ xẻ ruột gan ra mới biết mà chín lỗ bài tiết trên cơ thể của mình chẳng thể che giấu được ai, nghĩ tới những vật nhơ nhớp này tự nhiên sẽ làm tiêu mòn dần những hạt giống dâm dục là lẽ đương nhiên, ngã ái tiêu mòn thì công phu niệm Phật sẽ tự nhiên có lực.
Quán chủng tử bất tịnh thì sẽ thấy mọi người đều là Phật Bồ tát.
Tổ Ấn quang nói:”Khán nhất thiết nhân đô thị Bồ tát, duy ngã nhất nhân thật thị phàm phu”.
HT Tịnh Không dạy:”Khán nhất thiết nhân, nhất thiết vật, nhất thiết sự đô thị A DI ĐÀ PHẬT”
Vì sao các ngài dạy như vậy? vì “nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”, mình nghĩ cái gì thì thành cái ấy. Vì tâm ta phàm phu mới thấy người khác là phàm phu nên khi ta thấy người khác là phàm phu sai lầm thì chính ta mới là sai lầm phàm phu, vậy thì sai rồi. Tự giác phản chiếu như thế, đến khi nào thấy ai ai cũng là Phật bồ tát, chỉ ta là phàm phu mà thôi, vậy thì đúng rồi.
Đến đây thì có thể thấy rằng chúng ta lâu nay có hơi xem thường pháp Tứ niệm xứ rồi phải không ?
Vậy phải biết rằng phép quán bất tịnh này của người niệm Phật chẳng phải như phép Tứ niệm xứ thông thường của những người bên Thiền phái Theraveda.
Trở lại vấn đề TÍN NGUYỆN một chút.
Bạn Monique nói rất đúng
“Người kia thường nói mộng và mơ
Ta đây chưa rõ vì sao mơ
Thế gian những cảnh đều như thực
Trí ta tự nhủ đó là mơ
Vì sao tự nhủ ? vì Thầy nói
Còn Ta chưa tự biết là mơ”
Đúng vậy, chúng ta đang mơ trong “sanh tử đại mộng” thì làm sao mà biết là mình đang mơ được?
Chúng ta biết cuộc nhân sanh này là mộng không thực không phải bằng TÂM CHỨNG, không phải qua HIỆN LƯỢNG (theo cách nói của Pháp tướng tông), mà chỉ biết qua TỈ LƯỢNG ( nương theo kinh Phật tư duy quán sát lý duyên khởi vô ngã vô tướng) và TIN qua THÁNH NGÔN LƯỢNG của Phật Tổ mà thôi.
“Trí ta tự nhủ đó là mơ
Vì sao tự nhủ ? vì Thầy nói”
Đối với pháp môn Tịnh độ cũng vậy, niềm TIN về LÝ “Tự tánh Di đà, Duy tâm Tịnh độ”, hay “Thị tâm thị Phật, Thị tâm tác Phật”, v.v. cùng với cái lý Thiền “Duy tâm sở hiện, Duy thức sở biến” không khác… thì chúng ta chẳng có phần. Chúng ta TIN chỉ vì đó là THÁNH NGÔN LƯỢNG mà thôi.
Toàn thể Y chánh trang nghiêm ở Tây phương cực lạc chỉ là công đức xứng Tánh của A di đà phật và cũng là Tự tánh “năng sanh vạn pháp” vốn có của chúng sanh biến hóa ra. Những công đức thù thắng vi diệu của Đức Phật A di đà, của pháp môn Tịnh độ thì, nếu nói đến tuyệt đối, thì chỉ có Phật với Phật mới có thể tin nổi mà thôi.
Do vậy, tôi thường bảo các đồng tu rằng:”Chúng ta dù có tu niệm Phật được vài năm hay vài mươi năm cũng không nên vội tự nhận mình đã đầy đủ ba món tư lương TÍN HẠNH NGUYỆN”.
Do đó mới biết rằng TÍN NGUYỆN viên mãn, tin cả SỰ LÝ VIÊN DUNG
Chỉ là công phu của các vị thành phiến thành khối, bất loạn vậy.
Còn chúng ta thì Niềm tin chỉ mới bắt đầu và vô cùng cạn cợt, vì chúng ta dẫu có niệm phật nhưng vẫn chỉ y nguyên là phàm phu sinh tử mà thôi.
Nói như thế không phải là chúng ta bi quan mà chính là để sách tấn chính mình, trừ đi cái bệnh tự phụ, khiêm hư khiêm hạ, nhàn tà tồn thành, đôn luân tận phận, kiệt thành tận kính mà niệm Phật.
Dẫu niềm tin chỉ mới bắt đầu nhưng đó là sự bắt đầu hoàn hảo. Ngày nay chúng ta may mắn gặp được Phật pháp nên tuy là đang trong mộng, thay vì dệt mộng ác, chúng ta tinh tấn dệt những giấc mộng lành, mà pháp môn niệm Phật đới nghiệp vãng sanh này lại là mộng lành trong tất cả các mộng lành vậy. Mộng niệm phật như thế thì vì trong mộng có Phật lực gia trì nên có ngày sẽ ra khỏi mộng. Còn nếu không niệm Phật hoặc niệm Phật theo kiểu “người niệm phật đó là ai” thì sẽ không nhận được Từ ân nguyện lực của Phật Di đà thì không biết khi nào mới ra khỏi mộng mà chỉ e rằng chỉ dệt thêm “lắm mộng nhiều mơ” nữa mà thôi.
Nam mô A Di Đà Phật.
(BQT xin phép hiệu chỉnh ko đăng bài thơ của bạn, vì sợ đa số phàm phu sơ học đọc vào được lợi thì ít mà hại thì nhiều, do tự suy diễn ý thơ sai đi vậy. Mong liên hữu Diệp Thủy hoan hỉ nhé).
A Di Đà Phật.
Hàng đêm khi ngủ chúng ta mơ mộng mà còn không nhận ra mình đang mộng thì lấy gì để đi bàn luận cái mộng đây?
Thực tế thực tế
Thiếu dục tri túc
Sống trong Bổn Nguyện
A Di Đà Phật
Phật sẽ lai nghinh
Sống ư, chết ư?
Bai hát này nghe hay xin share các bạn cho vui nhe.
“Ta hãy sống với những ngày đáng sống
Không giận mừng không oan ghét sầu thương
Để cho lòng trang trải khắp mười phương
Như gió lộng mây ngàn trôi vạn hướng……….”
Chúc mọi người mỗi ngày niệm Phật với lòng thanh thản thoải mái hơn ngày hôm qua. Dõng mãnh phát lòng nguyện vãng sanh Tây Phương bỏ lại sau lưng những dục vọng uế trược Ta Bà.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ Thưa Thầy, Thầy làm ơn giải thích giùm cho con giấc chiêm bao như sau:
Con từng mơ thấy những giấc mơ rãi rác từ khi còn nhỏ cho đến bây giờ tức là ngày con đang hỏi các Chư Thầy 14/9/2015: “Con từng mơ thấy mình bước vào chánh điện cửa chùa và gặp các vị phật bằng pho tượng” tâm con lúc đó thư thái nhẹ nhàng sau khi tỉnh giấc mộng thì con hay coi đồng hồ báo thức tầm khoản 3 giờ đến 4 giờ sáng. con đã từng kể cho mẹ con nghe về giấc mơ đó, gặp ai con cũng kể nhưng chẳng ai tin hết trơn. Thầy giải thích dùm con vì sao con mơ thấy giấc mơ đó. Trong mơ cứ như Chư phật và các Bồ Tát đang dòm con vậy đó thầy
Bạn Minh Tuấn thân mến,
Có thể những cảnh tượng này đã được bạn thực hiện trong những kiếp trước, và được lưu giữ trong A Lại Da Thức (tiềm thức, thức thứ 8 trong Tâm Lý Học hiện đại) cho đến bây giờ. Giờ đây khi duyên hội đủ, Ý Thức(thức thứ 6) kết hợp với Mạc Na Thức( thúc thứ 7) để lấy dữ liệu trong A Lại Da Thức ra nên bạn thấy lại cảnh ấy trong giấc ngũ. Cũng có những cách lý giải khác cho trường hợp của bạn, và bạn hãy chờ đợi quý thiện tri thức sẽ giảng giải giúp cho!
Nam Mô A Di Đà Phật!
dạ con quên nói với Thầy con đã nằm mơ thấy 4 lần con bước vào chánh điện gặp các phật và Bồ tát đó Thầy
A Di Đà Phật
Chào Minh Tuấn!
Bạn có thể vào http://tuvahanh.com/NguyenNhanCuaNhungGiacMo.html để tìm hiểu thêm.
Không biết bạn có đang tu theo pháp môn Tịnh độ không? Dù giấc mơ bạn kể “bước vào chánh điện cửa chùa và gặp các vị phật bằng pho tượng” là giấc mơ thiện lành, thế nhưng không vì vậy mà vui mừng hớn hở, mong cầu gặp mộng, hoặc kể với mọi người để khoe khoang, tự đắc. Nếu quả thực bạn đang tu Tịnh độ mà có những biểu hiện như vậy thì thật là tai hại.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đà Phật, mỗi khi nằm mơ ác mộng con đều tụng chú Đai Bi ạ
Nam mô a di đà phật!
Thưa thầy, ngày trước con thường nằm mơ thấy ác mộng, như nằm mơ thấy ma quỷ đuổi con. Nhưng sau một thời gian niệm phật con không còn nằm mơ thấy ác mộng nữa, mà lại không mơ thấy gì. Xin hỏi, đó có phải là tâm con không còn nhiều vọng tưởng như trước nữa không ạ? Còn một điều con rất thắc mắc, là dạo trước khi nằm mơ thấy ác mộng, con luôn nhớ đến câu niệm phật, vậy mà giờ ngủ con như người mê man, không nhìn thấy gì, thậm chí còn không nhớ niệm phật. Như vậy là sao ạ? Có phải là con khó được vãng sanh hay không? Lúc con niệm phật, vọng tưởng nổi nên rất mạnh, làm con khó tập trung.
Nam mô a di đà phật!
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Diệu Nghiêm !
Nằm mơ thấy ma quỷ rượt đuổi,đó có thể là oan gia trái chủ của bạn.
Trong giấc mơ không nhớ niệm Phật.
Nếu trong cuộc sống hàng ngày,bạn thường nhớ được niệm được câu Phật hiệu thì trong giấc mơ cũng sẽ dễ nhớ niệm Phật thôi.
Vậy nên bạn hãy huân tập thói quen niệm Phật thầm trong tâm mọi lúc mọi nơi nhé !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Thưa thầy,
Cho con hỏi, đôi lúc con thấy không gian xung quanh con thật thanh tịnh, nhìn đâu cũng thấy cảnh thanh bình, thư thái, ngó đâu cũng thấy cảnh vật thật đáng yêu, đáng quý và trân trọng, nhưng cái thấy đó kéo dài không bao lâu. Làm sao để nuôi dưỡng được cái tâm thanh tịnh này, thưa thầy.
Chào bạn Anh Tuân,
Bạn hãy niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc nhé. Nhờ niệm Phật thường xuyên nên tâm thường thanh tịnh, lâm chung lại được về Cực lạc, cõi đó cực kỳ thanh tịnh, mà cõi tịnh thì tâm càng thanh tịnh. Nên bạn hãy tìm hiểu về pháp môn Tịnh Độ để thực hành nhé.
Chúc bạn luôn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con nguyện một đời này sẽ vãng sanh về Cực Lạc để tu thành quả rồi sẽ quay về Ta Bà cứu độ chúng sanh
A DI ĐÀ PHẬT !
Dạ kính bạch chư thầy cùng các vị phật tử cho con xin được hỏi về giấc mơ của mình .
Con nằm mơ thấy mình cùng 1 người bạn chơi với nhau từ nhỏ trong xóm và cùng với 3 người nữa là người trung quốc hay người nước ngoài gì đó . Trong giấc mơ tất cả chúng con đều đang còn trẻ và cùng nhau làm lễ xin được phật A DI ĐÀ độ rước về tịnh độ . Riêng bản thân con vì lo lắng vừa quỳ trước bàn lễ , ngửa mặt lên trời vừa khóc và không biết phật có thương xót mà đến rước hay không , trong tâm lúc đó không cần huệ mạng ở thế gian mà chỉ mong mỏi phật ADI ĐÀ độ rước . Lúc đó bầu trời mây mờ dày đặc , bỗng nhiên ánh sáng xuyên qua 1 chùm mây đen rồi xua tan những đám mây đen đó đi , con và mọi người đều nhìn thấy dòng chữ “ nhìn ta “ chạy dài . Còn đoạn sau con không nhớ rõ lắm . Kính mong chư thầy và quý phật tử giải đáp . A DI ĐÀ PHẬT !
SƯ ÔNG THÍCH THƯỢNG THIỆN HẠ HUỆ
Niệm Phật biết trước ngày giờ vãng sanh.
—-🌸🍁🌸————-
⭐ Sư Ông (Hòa Thượng Thiện Huệ) nói với Thầy Hoằng Niệm cách đây 4 năm tại Chùa Vạn Đức lúc lễ Đại Tường của Sư Ông Vạn Đức (Cố Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh).
⭐ Sư Ông nói: 4 năm nữa tháng 11 âm lịch Sư Ông về với Phật A Mi Đà (Sư Ông giơ 4 ngón tay biểu hiện 4 năm).
⭐ Và đúng như lời Sư Ông nói sau 4 năm vào tháng 11 âm lịch Sư Ông đã an tường thị tịch, nhẹ gót về Tây.
⭐ Sự thị hiện và biểu pháp của Sư Ông cho hàng hậu học của chúng con thêm vững niềm tin vào pháp môn Tịnh Độ.
⭐ Hàng hậu học chúng con xin niệm ân trên Sư Ông đã luôn luôn khuyên răn chúng con: chuyên tâm niệm Phật, thẳng một đường đi mà về quê hương Cực Lạc.
⭐ Đại lão Hòa Thượng thị tịch vào sáng ngày 02.11.Canh Tý (15-12-2020) tại Vạn Phật Đại Tòng Lâm Tự tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Trụ Thế: 98 năm.
⭐ Kính mong chư liên hữu đồng tu niệm Phật gửi năng lượng hướng nguyện đến Đại lão Hòa thượng hoa khai kiến Phật, thượng phẩm thượng sanh.
⭐ Nam mô Lạc bang Giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cửu phẩm hàm linh mông thoát hóa. Đại từ đại bi Tiếp dẫn Đạo sư A Mi Đà Phật, thuỳ từ tiếp độ.
Nam Mô A Mi Đà Phật
Nam Mô A Mi Đà Phật
Nam Mô A Mi Đà Phật.
——🌸🍁🌸———
🙏Nguyện đem Công Đức 10 Niệm này xin Đức Phật A Mi Đà lúc Lâm Chung đến tiếp dẫn con được Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc.
(Nguồn facebook: Thích Nhuận Giác)
https://www.facebook.com/100038390750598/posts/392517862037902/
———-
Đạo hữu kính mến! “Nhìn Ta!” có lẽ là nhìn vào các bậc chân tu biết trước ngày giờ vãng sanh đấy ạ. Và ở trên là một gương vãng sanh gần đây nhất.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật…
Xin chào Hạnh Nhân và các liên hữu:
Độ đã đọc qua sách “khuyên người niệm Phật ” của cư sĩ Diệu Âm Minh Trị (Úc đại lợi), lúc đó là những lá thư khuyên song thân của cư sĩ Diệu Âm Minh Trị, sau đó cố lão Hòa thượng Thích Thiện Huệ góp ý cho cư sĩ Diệu Âm Minh Trị in ra những lá thư gởi về cho gia đình ở Việt Nam thành sách “khuyên người niệm Phật “. Con xin chân thành cảm ơn cố lão Hòa thượng Thích Thiện Huệ, và cư sĩ Diệu Âm Minh Trị, nhờ đọc sách “khuyên người niệm Phật.” Mà con đã sửa lỗi lầm của con.
Cố lão Hòa Thượng Thích Thiện Huệ đã biểu pháp cho chúng ta thấy là: từ Canada cố lão Hòa thượng Thích Thiện Huệ bay qua Úc đại lợi gặp ân sư Hòa Thượng Tịnh Không, thời gian sau cố lão Hòa thượng Thích Thiện Huệ đã bái Hòa Thượng Tịnh Không làm Thầy. Trong khi đó cố lão Hòa thượng Thích Thiện Huệ lớn hơn bốn tuổi Hòa Thượng Tịnh Không, đó là biểu pháp cho chúng ta lý giải thêm?
Con xin chân thành cảm ơn . Mong cố lão Hòa thượng Thích Thiện Huệ trở lại ta bà độ chúng con về Tây phương cực lạc thế giới của A DI ĐÀ PHẬT.
Lời chia sẽ hơi dài dòng có gì thiếu xót xin các liên hữu góp ý cho xin chân thành cảm ơn . Hẹn thư sau.
Nam mô Tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A DI ĐÀ PHẬT…
A Di Đà Phật
Kính chào đạo hữu Nguyễn Văn Độ!
Trước lúc về cõi Phật, Bồ Tát Thiện Huệ đã căn dạy đệ tử hãy cúng dường viên xá lợi to nhất của Bồ Tát đến Ân Sư Tịnh Không…
Pháp môn niệm Phật thù thắng không thể nghĩ bàn, các bậc Bồ Tát thị hiện gương vãng sanh thật là để cho hàng sơ cơ như chúng ta gia cố tín nguyện hạnh mà niệm Phật thành Phật ngay trong một đời.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT !
Hạnh Nhân ! Con xin cám ơn đã giải tỏa thắc mắc cho con .
A DI ĐÀ PHẬT !
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào Hạnh Nhân và các liên hữu:
Cố lão Hòa Thượng Thích Thiện Huệ: từ Tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi A DI ĐÀ PHẬT, đến cõi ta bà này biểu pháp cho chúng ta thấy, thời gian đến Ngài trở về nhà cõi A DI ĐÀ PHẬT rồi.
Con xin chân thành cảm ơn Ngài, mong cố lão Hòa thượng Thích Thiện Huệ sớm trở lại ta bà này để Độ tất cả chúng sanh.
Nam mô Tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A DI ĐÀ PHẬT…