Vào đời nhà Thanh, niên hiệu Quang Tự năm thứ hai và thứ ba, nhiều tỉnh miền Bắc Trung Hoa bị nạn hạn hán lớn. Tại Úy Châu có vị tăng tu Tịnh độ, pháp hiệu có chữ Liên. Ông sống trong một miếu nhỏ bên ngoài thôn xóm. Một hôm, có người dân đói ở Sơn Đông đột nhiên xông vào miếu, quát la rằng đói quá, đòi ăn cơm. Vị tăng nói: “Cơm tôi đã ăn hết rồi, không còn dư chút nào cả.” Người ấy vẫn đòi hỏi, thúc bách rất gấp, vị tăng liền nói: “Được rồi, tôi sẽ nấu cho ông một ít.”
Vị tăng ấy hành trì mỗi thời khóa niệm Phật trong ngày là sáu vạn câu Phật hiệu. Vì thế, miệng tuy đã hứa nấu cơm nhưng vẫn còn muốn tiếp tục niệm cho xong chuỗi hạt đủ số. Người kia thấy vậy, trong ý cho rằng vị tăng không muốn nấu cơm cho mình ăn, giận quá liền cầm một cái búa trở ngược bề sống đập mạnh vào đầu vị tăng, khiến ông té nhào xuống. Người kia vẫn chưa thôi, chộp lấy cái vá múc than, múc vào chỗ vết thương ấy, múc ra hai vá cả thịt lẫn não, vùi trong bếp than rồi mới hả giận bỏ đi.
Vị tăng khi ấy hôn mê bất tỉnh. Hồi lâu dần tỉnh lại, cố gắng bò đến chỗ đại hồng chung, khua liền một hồi mấy chục tiếng lớn. Trong thôn ấy, mỗi khi có việc quan vẫn thường dùng tiếng đại hồng chung làm hiệu lệnh triệu tập, nên mọi người nghe tiếng chuông liền kéo nhau đến miếu, thấy vị tăng đã nằm bất động ở chỗ bị đánh, máu chảy lênh láng quanh đó, lại thấy đoạn đường từ trong miếu đến chỗ đại hồng chung cũng đầy vết máu. Xem kỹ thấy vị tăng vẫn còn thở, liền đỡ dậy lay gọi. Vị tăng tỉnh lại, nói: “Tôi bị người ta đánh.”
Dân làng lập tức cử ra mấy chục người, chia nhau bốn hướng đuổi tìm, cuối cùng bắt được người kia. Ông ta nhận tội, xin đền mạng. Khi giải người ấy về đến miếu, vị tăng liền nói: “Tôi với người này đời trước nhất định từng có thù oán, nên hôm nay ông ta mới đánh tôi. Nay nếu các vị làm khó cho ông ta, chẳng phải đã khiến tôi chịu đánh vô ích rồi sao? Vì như thế chẳng những không giải trừ được oán thù ngày trước, lại còn gây thêm mối thù oán hôm nay. Tôi không thể nào chịu được sự thiệt thòi như vậy. Hiện tôi còn được một ngàn đồng, xin đưa ông ấy rồi thả cho đi.”
Không lâu sau, vết thương trên đầu vị tăng đã lành, chỗ ấy vẫn cứng chắc như bình thường không khác. Chỉ có điều cả đỉnh đầu không còn mọc sợi tóc nào nữa, mà chung quanh chỗ vết thương vẫn còn nhìn thấy sẹo. Quả là một sự việc hết sức lạ thường!
Vào niên hiệu Quang Tự năm thứ 13, Ấn Quang tôi cùng với sư đệ của vị tăng ấy, pháp hiệu Liên Như, đi từ núi Hồng Loa đến núi Ngũ Đài, trên đường về ghé qua ngôi miếu của vị tăng ấy. Lúc đó ngài đã được hơn sáu mươi tuổi, dung mạo rỡ ràng dường như tỏa sáng, vừa thoáng nhìn đã biết ngay là bậc chân tu. Thầy Liên Như lấy tay chỉ rõ chỗ vết thương trên đỉnh đầu sư huynh, kể lại sự việc này cho Ấn Quang được nghe. Nay xin được ghi thêm vào sách Tây Quy Trực Chỉ này, nhằm giúp thêm việc khai mở và củng cố niềm tin.
Năm Dân quốc thứ 11 (1922)
Thích Ấn Quang kính ghi
Nam Mô A Di Đà Phật,con cầu cho bạn bè con,gia đình con,…. cho đến tất cả chúng sanh sám hối nguyện về TPCL, thoát khỏi cõi Ta Bà tối tăm. Nam Mô A Di Đà Phật
Vợ mình hôm nay bỏng tuột hết cả cánh tay. Nhưng khi vào viện thì rất nhiều người bỏng nặng vô cùng.
Chúng ta thật may mắn thân thể vẹn toàn,lại đang học PHẬT pháp.XIN HÃY THƯỜNG NIỆM NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Các vị đồng tu thân mến!
Mình có thắc mắc như vầy: có người nói ăn chay mà còn làm này nọ như vọng tưởng, tham- sân- si thì ăn chay làm gì. Thà ăn mặn mà biết làm việc thiện, tích đức,… còn hơn. Xin các vị đồng tu chỉ giáo thêm. Bản thân tôi thì có đáp án rồi, vì tôi tin vào việc ăn chay ăn mặn. Nhưng tôi vẫn muốn xin ý kiến các vị. Thân mến.
A Di Đà Phật
Bạn Lệ Mi thân mến,
1. có người nói ăn chay mà còn làm này nọ như vọng tưởng, tham- sân- si thì ăn chay làm gì?
Hoàn toàn chính xác là vậy. Chớ nên lầm lẫn giữa ăn chay và tu đạo. Ăn chay (dù là chay trường) chẳng phải tu đạo. Tu đạo mà không ăn chay cũng không thể trưởng dưỡng được lòng từ-bi-hỉ-xả. Do vậy ăn chay-trì giới chính là sự tương hỗ, thiếu một trong hai, đường đạo khó có thể thành tựu.
2. Thà ăn mặn mà biết làm việc thiện, tích đức,… còn hơn.
Đó là lẽ biện giải của thế gian, chẳng phải của người tu đạo và tu đạo chân chánh. Đơn giản là: người ham ưa ăn mặn tâm chẳng thể hiền lương, tâm đã chẳng hiền lấy nhân gì để tích thiện, đức?
Thiện, đức của người thế gian khác với người tu đạo. Thiện đức thế gian là vì mình mà làm; người tu đạo là vì độ thế. Hai thứ tâm này hoàn toàn khác biệt. Bạn chớ có lầm lẫn.
Ví dụ: Một vị đại gia, tiền của quá nhiều, bỏ đi không hết, ông (bà) ta có thể thảy đi vài ba trăm triệu để bố thí cho một cô nhi viện hay một ngôi chùa nào đó, kế đó là ghi tên ông (bà) đó vào trang nhất trong cuốn sổ vàng; xa hơn nhiều người còn lấy luôn tên họ của mình làm nơi tự, viện, rồi mỗi lần đến, người trong tự viện phải cung phụng họ như một vị thánh sống… Đó cũng là thiện, nhưng là vì danh, lợi cá nhân mà làm. Trường hợp này ông (bà) nọ chỉ có phước chứ chẳng có đức. Phước là do bố thí tiền của; đức phải do tu đạo, trì giới mới có.
Người tu đạo chân chánh thì khác. Có thể ông A, bà B rất nghèo, tiền không có để bố thí, nhưng hàng ngày ông A, bà B phát tâm vào tự viện nọ làm tất thảy mọi Phật sự, làm với tâm thanh tịnh, khi ra về lại hồi hướng tất thảy công đức này cho tận hư không biến pháp giới chúng sanh. Việc tưởng chừng nhỏ, chẳng đáng quan tâm, nhưng phước, đức có được thì là vô cùng tận.
Người đời vốn chỉ nhìn thấy lợi lạc bản thân trước mắt thì ham làm, ưa làm, chứ không thể nhìn nhận được lợi lạc về lâu dài; người tu đạo tạo phước (làm thiện) nhưng có tâm trì giới và trì giới thanh tịnh nên cả phước và đức đều vẹn toàn và không thể tính kể.
Một ví dụ nữa về người ham ưa ăn mặn: khi ham ưa ăn mặn, tất phải nghĩ tới chuyện mua, giết, thịt, hay sai, bảo, khuyến khích, tán thán, ham ưa kẻ khác giết thịt cho mình ăn. Cái tâm đó là tâm sát sanh. Người có tâm sát nặng những con thú nhìn từ xa còn muốn bỏ chạy vì chúng ngỡ lại gần sẽ bị tổn hại. Chưa kể khi ham ưa ăn mặn những chuyện bia rượu, tà dâm, vọng ngữ, trộm cắp cũng sẽ duyên theo. Một chuyện tưởng như đơn thuần, nhưng khi không được quán chiếu, ngay lúc đó cả 5 tội: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, bia rượu cũng đều phạm cả. Người không tu đạo 1 trong 5 điều này phạm phải đã tổn phước rồi, phước đã không có lấy gì tích đức?
Do vậy khi tu đạo chúng ta phải dùng chánh kiến và chánh tư duy để quán chiếu thì mới nhận chân được sự việc, bằng không sự nghiệp tu đạo sẽ là vô vị.
TN
Nếu dùng dao xẻo thịt mình để xào nấu thành món ăn thì không ai dám làm. Bạn LỆ Mi cứ coi mính như kẻ gàn dở cũng được. Thịt ai ăn cũng chẳng cấm nhưng cứ đi ra chợ mua những đồ đã làm sẵn về nấu. Bố mình làm nghề đánh cá, đánh cua thế nhưng nếu có hỏi canh cua ở đâu rồi thì mình thả hết ra suối rồi. …Chốt cuộc là lắc đầu ngao ngán. Vợ mình mới sanh con có nói đừng sát sanh trong nhà cũng chẳng nói nổi. Cua luộc, xé vô kể. Còn hôm nay thì cánh tay cũng bị nhúng lột hết cả ra không còn miếng da nào. Bạn cứ việc chửi tôi là ông chồng vô tích sự cũng tốt. Càng nghịch cảnh tôi lại càng cảm thấy phấn chấn lên. Họ diễn nhân quả cho tôi xem nếu chẳng thấy máu mủ ở bên trong bọc trong lớp da đẹp ấy thì đến bao giờ mới bớt thèm thuồng nơi sắc thân tạm bợ này.
Ai thì Mi không biết, nhưng riêng Mi thì phát tâm ăn chay rồi thì mới lĩnh hội năm giới. Cũng không có ai bắt mà tự trong tâm biển hiện và tự thọ giới. Các vị đạo hữu, mong các vị chỉ giáo thêm, để Mi có thể vững bước con đường phía trước.
Chào bạn Lệ Mi,
Thật là một điều tốt lành! Năm giới giúp ta ngừa việc ác, nếu đủ duyên, bạn hãy thực hành thêm 5 việc thiện này để vun trồng phước đức nhé, đó là: phóng sanh, bố thí, tiết chế tình dục, nói lời ái ngữ dịu dàng nhu hoà, và thường đọc tụng, suy gẫm kinh pháp do đức Phật dạy để nhận biết tâm Bồ đề của chính ta, tăng trưởng thiện tâm, trí huệ nhé. Bạn hãy tìm hiểu về nhân quả, vô thường, lý nhân duyên nhé. Song song việc đó bạn hãy tìm hiểu về pháp môn Tịnh Độ nhé, vì đây chính là pháp bảo, giúp ta một đời này thoát khỏi sinh tử luân hồi khổ, cho nên hãy gắng tìm hiểu và khi đã có lòng tin thì hãy phát nguyện và niệm Phật ngay bạn nhé.
Nếu đủ duyên, bạn hãy gắng đọc, nghe giảng kinh Lăng Nghiêm nhé, vì kinh này giúp ta thấy được cái vọng tâm hư dối của chính mình, sẽ giúp bạn rất nhiều trên bước đường tu tập, hàng phục phiền não, ngộ tâm Bồ đề.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nếu là khuyên và nói thẳng thắn thì vẫn là khuyên NIỆM PHẬT.
Nếu mọi biết về PHẬT PHÁP hay tìm hiễu mà có người đã vội vàng mang giới ra nào làphải ăn chay,nào là cấm chuyện nam nữ vợ chồng phải thế này,thế này …Thì người ta chạy hết.
Chi bằng để câu PHẬT hiệu hay vào đây chào nhau bằng câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT để mọi người đèu được gieo hạt giống tốt tự nhiên một ngày nào đó hạt giống PHẬT pháp sẽ nở hoa kết trái.
Là thiẹn tri thức cũng tốt,là ác tri thức cũng tốt nếu không có những người lắy hạnh ác biễu diễn cho ta xem thì ta sẽ không nhìn thắy lỗi lầm của mình.
Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật _()_ _()_ _()_