Cổ Đức thường dạy chúng ta niệm Phật thì cần phải lão thật niệm Phật. Vậy thế nào mới là lão thật? Câu Phật hiệu niệm ra đó không có danh văn lợi dưỡng, không có thị phi nhân ngã, không có đắc thất lợi hại trong đó. Từng câu từng câu niệm ra đó chỉ thuần là một mảng thanh tịnh mà thôi, ngoài ra cái chi cũng chẳng có, đây gọi là lão thật niệm Phật.
Thành thật mà nói thì chúng ta ngày nay đều chẳng phải là người lão thật niệm Phật. Người chẳng lão thật thì phải làm sao đây? Thì cần phải trì giới niệm Phật, phải nhận lấy sự ràng buộc của giới luật.
Nhà Phật có câu: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý”. Đây có nghĩa là bỏ các điều ác, thường làm các điều lành, thì tâm ý dần trở nên thanh tịnh đoan chánh. Chúng ta có thể giữ cho mình trong 1 ngày chỉ làm toàn đều lành, tránh hoàn toàn các điều ác. Nhưng để giữ cho mình cả 1 đời này toàn làm các đều lành thì có thể nói là không hề dễ dàng. Do đó việc tuân giữ nghiêm cẩn các giới luật nhà Phật là điều cực kỳ quan trọng. Chúng ta nếu có thể trì giới mà niệm Phật thì mới có hy vọng đạt đến Niệm Phật Tam Muội, mới có được hy vọng vãng sanh Cực Lạc Thế Giới.
Chúng ta ngày nay tu hành niệm Phật, tại sao tâm lại khó an Định đến vậy? Đó là bởi vì những tập khí xấu ác mà chúng ta đã huân tập từ vô thỉ kiếp đến nay đã quá sâu, quá dày, chúng đang ở đó không ngừng chi phối, không ngừng lôi kéo chúng ta tạo nghiệp. Nay chúng ta tuân giữ giới luật, chính là tạo ra sự buộc ràng đối với những tập khí xấu ác này, khiến cho chúng tuy vẫn còn nhưng không thể khởi tác dụng, không thể chi phối được chúng ta, và nhất là không thể chướng ngại sự an Định của nội tâm. Từ chổ an Định này, trí tuệ của tự tánh dần được khai mở. Do đó, nhà Phật có câu: “Nhân trì giới được Định, nhân Định khai tuệ”. Đạo lý chính là như vậy.
Chúng ta nếu như chẳng lão thật niệm Phật lại chẳng trì giới, dẫn đến một mặt niệm Phật, một mặt vẫn khởi dậy các ác niệm trong tâm, ngoài thân thì không ngừng tạo tác ác nghiệp, vậy thì dù có cố gắng niệm Phật đến hết một đời cũng chẳng thu được kết quả gì. Chúng ta thường thấy có những người lúc sanh tiền không lão thật mà cũng không trì giới niệm Phật, nhưng đến khi họ chết thì có người lại nói là họ niệm Phật được vãng sanh, đây là điều hết sức phi lý, từ xưa đến nay chẳng tìm ra cái lệ nào như thế cả, chẳng có cái lệ này.
Chúng ta tu hành nhất định không thể đem cái tâm thái cầu may để mà niệm Phật. Vừa mới thử đem cái tâm cầu may để mà niệm Phật thì liền thất bại ngay. Tu hành có thể đi đến thành tựu đều chẳng phải là do may mắn mà có được, mà tu hành chính là chiến đấu với tự ngã của bản thân, chiến đấu với tập khí xấu ác của chính mình, nếu ta có thể đánh bại được chúng thì liền có thành tựu, nếu ta không thể thì việc bị chúng chi phối đi vào ác đạo là việc không tránh miễn được. Cho nên, rất mong các bạn đồng tu trăm ngàn lần chớ nên xem thường vấn đề này mà cho qua, kẻo sau này có hối cũng chẳng kịp.
Pháp sư Tịnh Không
Nam Mô A Di Đà Phật . Con năm nay 16 tuổi, và vừa mới được quy y ạ. Mong các vị có thể giải đáp giúp con con muốn ngồi thiền niệm Phật thì có gọi là tu tạp không ạ?
Chào bạn Chơn Lâm Ánh,
Điều đó phụ thuộc vào nghĩa chữ “ngồi thiền” của bạn. Nếu là ngồi bán già hoặc kiến già rồi chú tâm niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thì đó là niệm Phật, thì như vậy là tu chánh hạnh niệm Phật. Còn nếu ngồi kiến già hoặc bán già rồi chú tâm tu các loại thiền như: minh sát tuệ, thiền công án, hoặc “biết vọng không theo”,.. và kiêm thêm tu niệm Phật thì đó là thiền, tịnh song tu. PH không biết nhiều về thiền nên không dám bàn thêm. Tuy nhiên, có lẽ câu hỏi “ngồi thiền niệm Phật” của bạn là theo nghĩa đầu tiên thì phải.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật,cháu cảm ơn cư sĩ Phước Hụê ạ. Cháu muốn hỏi thêm là những ngày lễ của các vị Phật, Bồ Tát là những ngày nào ạ ?
Chào bạn Chơn Lâm Ánh,
Bạn xem thông tin như bên dưới nhé. Các ngày này là theo âm lịch nhé bạn.
Tháng Giêng
Ngày mồng một, vía đức Phật Di Lặc
Tháng Hai
Ngày mồng tám, vía đức Phật Thích ca xuất gia
Ngày rằm,vía đức Phật Thích ca nhập diệt
Ngày 19,vía đức Quán thế âm Bồ tát
Ngày 21,vía đức Phổ hiền Bồ tát
Tháng Ba
Ngày 19,vía đức Chuẩn đề Bồ tát
Tháng Tư
Ngày mồng bốn,vía đức Văn thù Bồ tát
Ngày rằm,vía đức Thích ca giáng sinh
Tháng Sáu
Ngày 19,vía đức Quán thế âm Bồ tát
Tháng Bảy
Ngày 13,vía đức Đại thế chí Bồ tát
Ngày rằm, lễ Vu lan bồn
Ngày 30,vía đức Địa Tạng Bồ tát
Tháng Chín
Ngày 19,vía đức Quán thế âm Bồ tát
Ngày 30, vía đức Phật Dược Sư
Tháng Mười một
Ngày 17, vía đức Phật A di đà
Tháng Chạp
Ngày mồng tám,vía đức Thích ca thành đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật, cháu cảm ơn cư sĩ Phước Hụê ạ. Chúc cư sĩ thường tinh tấn niệm Phật sớm ngày vãng sanh về Tịnh Độ Tây Phương!
Gốc rễ của Học Phật Thành Tựu là ở Trì Giới – Nhẫn Nhục.
Chúng ta học Phật phải ghi nhớ: Thật sự muốn cầu vãng sanh thì phải trì giới, phải khổ hạnh. Trước khi diệt độ, Thích Ca Mâu Ni Phật răn dạy đệ tử, đức Phật chẳng còn hiện diện trong thế giới này thì hãy “lấy khổ làm thầy, lấy giới làm thầy”. Bất luận quý vị học Thiền Tông, học Giáo Hạ, học Hiển, học Mật, học Đại Thừa, học Tiểu Thừa, chỉ cần là học Phật thì điều này là căn bản, [tức là] “lấy giới làm thầy” là căn bản, “lấy khổ làm thầy” là căn bản. Vì sao chẳng trì giới tốt đẹp? Sợ chịu khổ, như vậy là chẳng được rồi! Quý vị thật sự muốn thành tựu, phải nhẫn được điều này, chịu được nỗi khổ kẻ khác chẳng thể chịu, nhẫn được nỗi nhục chẳng thể nhẫn, nay chúng ta gọi [nỗi nhục ấy] là “nhục nhã”, có thể nhẫn được. Thực hiện giới luật từ chỗ nào? Phải bắt đầu bằng Đệ Tử Quy. Đối với Phật giáo hiện thời, chúng tôi đã đến nhiều nơi thuộc các quốc gia, tiếp xúc các vị đồng tu học Phật trong giới Hoa kiều đã nhiều năm, khiến cho chúng tôi nhận thấy hàng xuất gia học Phật chẳng thể hành Sa Di Luật Nghi, hàng tại gia chẳng thể hành Thập Thiện Nghiệp Đạo; do vậy, họ chẳng thể thành tựu. Chẳng phải là họ không nỗ lực, tôi gặp những người tham Thiền, có người học Giáo, có người học Mật, vì sao họ chẳng thể thành tựu? Đừng nói là so với cổ nhân, ngay cả so với người thuộc thế hệ trước mà đã thua kém rồi! Rốt cuộc, nguyên nhân ở chỗ nào? Vì sao người trước kia có thể làm được, nhưng người hiện thời chẳng làm được? Thâm nhập quan sát mới bèn phát hiện, người thuộc thế hệ chúng ta đã sơ sót trong giáo dục vun bồi căn bản! Chẳng thể nào chê trách người trong thế hệ này được! Trong kinh Vô Lượng Thọ, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói một lời công bằng: “Tiên nhân bất thiện (vô tri), bất thức đạo đức, vô hữu ngữ giả, thù vô quái dã” (người đời trước chẳng lành (không hiểu biết), chẳng biết đạo đức, chẳng có ai nói với họ, trọn chẳng đáng trách). Dường như là nói với người trong thế hệ này, vì cha mẹ họ chẳng biết, sanh trong thời hoạn nạn mà! Ông bà của kẻ ấy cũng chẳng biết, dẫu là ông bà cố của họ, gần như thuộc vào lớp tuổi tôi, vẫn chưa hoàn toàn biết. Vẫn phải là đời trước của tôi, tức là kể đến đời cha của tôi thì mới biết. Họ sống vào thời đầu Dân Quốc, tuy văn hóa truyền thống Trung Quốc đã bị coi nhẹ, nhưng vẫn còn ảnh hưởng. Đến thế hệ chúng tôi, hãy còn chịu ảnh hưởng đôi chút, chứ người trẻ hơn tôi đôi ba tuổi đã chẳng biết nữa! Tôi có một người em trai nhỏ hơn tôi sáu tuổi, căn bản là anh ta chẳng biết! Làm sao quý vị có thể trách móc người hiện thời? Cho nên chẳng thể trách móc họ, hãy khéo dạy bảo họ học tập bổ sung những môn học ấy, học bù! Lúc bé chẳng học, nay đã giác ngộ, nếu muốn thật sự thực hiện, nhất định phải học bổ sung các môn học ấy; vì nếu chẳng có những môn học ấy, quý vị chẳng có căn bản, siêng khổ nỗ lực cả đời, nhưng chẳng thể thành tựu! Giống như cây cối, hoa cỏ, chẳng có rễ, quý vị cắm hoa trong bình, vun quén thì nó cũng có thể nở hoa, nhìn cũng đẹp lắm, nhưng chẳng thể kết trái. Chớ nên không hiểu đạo lý này! (Trích đoạn:TĐĐK – tập, 113)
http://youtu.be/9AH4lsvHCxI
Cho con hỏi là con đọc xong bộ kinh vlt một lần thấy bảo sau này đức phật sẽ diệt nhập niết bàn có nghĩa là đức phật sẽ bị gọi là không siêu sinh nữa hay làm lại từ đầu. Cho con hỏi thêm là niết bàn là gì
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Lê Văn Thăng,
Bạn hoan hỉ tham khảo chia sẻ này nhé:
Niết Bàn Là Gì
Người khác khen ngợi ta, trong tâm rất vui vẻ, tự cảm thấy đắc ý. Người khác hủy báng ta, tâm sanh phẫn nộ, đều thuộc về phiền não. Vì sao người ta có thể biết trước lúc mất, tự tại vãng sanh? Nói toạc ra thì chẳng có gì khác cả, đối với pháp thế gian lẫn xuất thế gian người ấy chẳng động tâm…. Chúng ta hễ hơi gặp thử thách một chút, trong tâm liền chán chường. Tuy hằng ngày niệm Phật, nhưng chỉ có thể nói là kết duyên với Tây Phương thế giới mà thôi, đời này chẳng mong chi vãng sanh được! Người vãng sanh chẳng động tâm, họ bỏ thế gian này xuống, nó đâu có liên can gì với mình, tôi mượn cái thân thể này để niệm Phật vãng sanh Cực Lạc thế giới. Không những hủy báng hay khen ngợi chẳng dính dáng gì đến tôi, mà đánh tôi hay chửi tôi cũng chẳng ăn nhằm gì hết. Ngay cả thân thể cũng không màng đến, huống hồ là vật ngoài thân? Đấy là công phu tối thiểu để được vãng sanh Tây Phương. Do vậy, trông thấy vinh hoa phú quý, tâm trọn chẳng có mảy may hâm mộ.
NGƯỜI CHÂN THẬT MUỐN VÃNG SANH CỰC LẠC QUỐC, THÌ HỌ SẼ BỎ CÁI THẾ GIAN NÀY XUỐNG! CÒN MONG CẦU BẤT CỨ THỨ GÌ TRONG CÁI THẾ GIAN NÀY THÌ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC QUỐC VỚI BẠN CÒN RẤT MỜ XA.
Lão hoà thượng Tịnh Không
a di đà phật. cho con hỏi là nghi thức tụng chú đại bi và cho con hỏi đọc lục tự đại minh chân ngôn là OM MA NI PADME HUM hay là OM MA NI PADME NO.xin hoan hỷ chia sẻ, a di đà phật.
Công đức thật lớn quá. Xin thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật.