Có người hỏi: “Đời trước đã tu tốt đẹp như thế, vì sao bị đọa trong ba ác đạo?” Vấn đề này chúng ta phải nên nghiên cứu cặn kẽ. Đời sau phải đi vào nơi nào là do ý niệm cuối cùng lúc lâm chung quyết định. Quý vị suốt đời niệm Phật chuyên cần, nhưng ý niệm cuối cùng lúc lâm chung chẳng phải là niệm Phật, sẽ chẳng thể vãng sanh! Lúc lâm chung khởi một niệm tham tâm, bèn vào đường ngạ quỷ. Lâm chung khởi lên một niệm sân khuể tâm, đi vào đường địa ngục. Lâm chung mê hoặc, điên đảo, đi vào đường súc sanh. Đấy là tam ác đạo! Một niệm cuối cùng lúc lâm chung là A Di Đà Phật, chắc chắn vãng sanh Tây Phương. Mười niệm hay một niệm đều được vãng sanh, do một niệm lúc lâm chung quyết định!
Nhà Phật lại răn dạy chúng ta: Phải vô cùng thận trọng khi lâm chung, đó là đại sự, quan hệ đến hạnh phúc trong đời sau. Con người sau khi qua đời, trong vòng tám tiếng đồng hồ, chớ nên đụng chạm, vì sao? Sợ đụng chạm sẽ khiến người ấy khởi tâm sân khuể. Trước khi tắt hơi, tốt nhất là trợ niệm, một mực niệm mãi cho đến khi [người ấy] đã tắt hơi tám tiếng đồng hồ, đó là tối thiểu! Hiệu quả niệm Phật ấy vô cùng to lớn. Trợ niệm nhằm nhắc nhở người ấy, mong một niệm của người ấy lúc lâm chung là chánh niệm, là A Di Đà Phật. Trong vòng tám tiếng đồng hồ, tuy người ấy đã tắt hơi, thần thức chưa rời khỏi thân. Vì thế, trong tám tiếng đồng hồ, nếu người ấy giác ngộ hồi đầu, cũng niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, vẫn còn có thể vãng sanh. Vì thế, trong vòng tám tiếng đồng hồ sau khi người ấy tắt hơi vô cùng quan trọng, nhất định chớ khiến cho người ấy sanh phiền não, đừng khiến người ấy khởi tham, sân, si. Sách Sức Chung Tân Lương có nói rõ: Tốt nhất là tách người nhà, thân quyến khỏi người chết, vì sao? Sợ người ấy trông thấy [người thân] sẽ khởi tâm tham: Bỏ người này chẳng được, kẻ nọ chưa thấy mặt [ta chưa thể trút hơi], phiền phức to lớn, chẳng sang Tây Phương Cực Lạc thế giới được! Lúc bình thường phải thấy thấu suốt, buông xuống, sẽ có ích rất lớn đối với việc vãng sanh của chúng ta.
Trích: A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA (tập 76 – phần 38)
Người giảng: Lão hòa thượng Tịnh Không
Chuẩn Bị Gì Khi Người Thân Sắp Tắt Thở Để Linh Hồn Được Siêu Thoát?
Thầy Thích Pháp Hòa
https://www.youtube.com/watch?v=UKKHEGf8tXU
Sáng giờ ngồi dưới ghế đá này suy nghĩ bứt hết mấy cọng tóc mà chưa biết phải tính sao đây? Khó nghĩ quá! Huynh đệ nào biết câu trả lời xin góp ý cùng. A Di Đà Phật.
Người xưa nói tích đức, tích âm đức. Vậy thế nào là âm đức, dương đức?
Từ nhỏ chúng ta vẫn thường nghe ông bà căn dặn: “Phải tích âm đức, không cho mình thì cũng là cho con cháu”. Nhưng thế nào gọi là âm đức và dương đức?
Thế nào là âm đức, dương đức?
Làm việc tốt để người khác biết gọi là “dương đức”. Dương đức phúc báo nhanh, người ta sẽ ca ngợi bạn, tuyên dương bạn, báo đáp bạn bằng vật chất hoặc khen thưởng biểu dương. Dương đức đã được báo đáp rồi thì sẽ hết.
Làm việc tốt mà không để người khác biết gọi là “âm đức”. Âm đức dù không được ai biết đến, không được ai biểu dương, nhưng phúc báo lớn, tích được lâu dài.
Đừng sợ làm việc tốt thì sẽ phải chịu thiệt. Hành thiện sẽ tích đức, đức ấy vĩnh viễn là của bạn, người khác không thể trộm được, không thể cướp được. Tự mình tu đức thì tự mình được phúc báo, vì đức là một loại năng lượng. Tuy đức nhìn không thấy, sờ không được, nhưng không lúc nào và không nơi nào là không tồn tại.
Dương đức không lâu dài, đa số là tùy theo việc làm tốt mà nhận được phúc báo ngay trong đời. Âm đức tích được lâu, hơn nữa càng tích càng lớn, càng tích càng dày, còn có thể để lại phúc trạch cho cháu con. Do đó làm việc thiện thì nên xuất tự đáy lòng, không nên truy cầu để người khác biết.
Người xưa rất coi trọng âm đức, cho rằng âm đức mới là trân quý, còn dương đức chỉ là một chút hư danh, không có giá trị thực tế đối với sinh mệnh.
Trong tiểu thuyết “Lão Tàn du ký” của nhà văn Lưu Ngạc có đoạn:
Diêm Vương nói:
“Trộm danh dự người, tội rất lớn, hủy hoại danh dự người, tội càng lớn hơn. Hủy hoại danh dự người tại sao tội lại lớn thế này? Vì đại kiếp nạn trên thế gian đại đa số đều bắt đầu từ đây. Người hủy hoại danh dự người khác mà nhiều thì thế giới này sẽ bất phân trắng đen. Thế giới bất phân trắng đen thì người tốt ngày một ít, kẻ ác ngày một nhiều, ắt sẽ khiến nhân chủng tuyệt diệt mà thôi.
Do đó Âm tào rất hận loại người này, họ không chỉ phải chịu ma nạn gấp mấy trăm lần, mà còn bị đưa đến các địa ngục khác nhau để chịu tội.
Ngươi hãy nghĩ về loại người này, họ không muốn làm một chút việc tốt nào. Việc tốt mà người ta làm, họ lại dùng lời xảo ngôn nói thành việc xấu. Việc xấu mà họ làm, lại dùng xảo ngôn nói thành việc tốt, do đó phóng túng không e dè gì mà không việc ác nào không làm”.
Eisenhower hành thiện đã tránh được sát thủ của Hitler
Vào thời chiến tranh thế giới thứ hai, vị thống soái tối cao của quân đồng minh châu Âu là Eisenhower vì hào hiệp giúp đỡ đôi vợ chồng già người Pháp mà đã tránh được đòn ám sát của Hitler.
Khi đó, Eisenhower đang ngồi xe trở về tổng bộ để tham gia hội nghị quân sự khẩn cấp. Hôm ấy tuyết rơi đầy trời, tiết trời lạnh buốt, chiếc xe phóng như bay trên đường.
Bỗng Eisenhower thấy một đôi vợ chồng già đang ngồi bên đường, lạnh cóng run lẩy bẩy. Ông bèn bảo viên quan phiên dịch xuống xe hỏi sự tình. Một vị tham mưu vội vàng nhắc nhở: “Chúng ta còn phải đến tổng bộ cho kịp giờ họp, những sự tình loại này nên giao cho cảnh sát địa phương xử lý thì hơn”.
Eisenhower nói: “Nếu đợi đến khi cảnh sát đến, đôi vợ chồng già này đã chết rét lâu rồi”.
Thì ra, đôi vợ chồng đang đến thăm con trai ở Paris, vì giữa đường xe chết máy nên mới bị kẹt lại giữa tuyết trắng mênh mông, không có cách nào di chuyển được.
Eisenhower lập tức mời họ lên xe, đưa đôi vợ chồng già đến nhà con trai họ ở Paris rồi mới vội vàng về tổng bộ.
Điều khiến Eisenhower không thể ngờ tới là, hành động vô tư vừa rồi lại giúp ông tránh khỏi một kiếp nạn mất mạng.
Thì ra hôm đó, quân đánh chặn của Hitler đã mai phục sẵn trên đường, chỉ đợi xe của Eisenhower đến sẽ lập tức ám sát. Hitler đã sắp đặt mọi việc đâu vào đấy, đoán định Eisenhower nhất định sẽ chết.
Hitler không ngờ rằng việc thiện của Eisenhower lại khiến mọi tính toán sắp đặt của mình bị phá sản hoàn toàn. Nhưng nào có biết rằng, Eisenhower vì cứu giúp cặp vợ chồng già mà đã thay đổi tuyến đường, tránh được kiếp nạn. Nếu không như vậy, thì sau này nước Mỹ đã không có vị tổng thống thứ 34 – Dwight D. Eisenhower.
Rất nhiều người bình luận: Nếu không nhờ việc thiện của Eisenhower thì lịch sử chiến tranh thế giới thứ 2 có lẽ đã được viết lại.
Người xưa nói: “Phúc ở tích thiện, họa ở tích ác”. Người có thiện niệm, Trời ắt cho phúc báo, nữa là việc lớn liên quan đến nhân mạng.
Âm đức rất quan trọng, làm thế nào để tích âm đức?
Bất kể địa vị xã hội cao hay thấp, có tiền hay không có tiền, chỉ cần trong lòng có thiện lương thì con người sẽ làm việc thiện, làm việc thiện thì tự nhiên sẽ tích âm đức.
Người có quyền có thể điều hành đất nước, làm lợi cho nhân dân, lợi cho quốc kế dân sinh. Giống như Phạm Trọng Yêm khi làm tể tướng đã cứu tế học trò, giảm thiểu lao dịch, dựng các nghĩa điền (ruộng công ích), hành thiện ân trạch khắp thiên hạ.
Người có tiền có thể làm các việc thiện lớn như cứu tế nạn đói, quyên tặng áo rét, mở trường học, cứu giúp trẻ mồ côi, giúp người già không nơi nương tựa và người tàn tật.
Người ít tiền có thể làm việc thiện nhỏ, tùy theo sức của mình mà dùng thiện tâm để giúp đỡ người khác.
Chỉ cần có thiện tâm thì sẽ thấy xung quanh có rất nhiều việc thiện đang chờ bạn: ngồi xe nhường chỗ, quét dọn vệ sinh môi trường xung quanh, nhặt được của rơi trả lại người mất, đối xử với người lễ độ hòa ái, hiếu kính với bề trên, khoan dung với kẻ dưới, v.v. Đó đều là tích âm đức.
Cuộc đời vô thường, chỉ có thiện, ác theo thân mình. Tu thiện tích phúc, làm ác rước họa. Vậy chúng ta có nên vì hạnh phúc bản thân và con cháu đời sau mà nỗ lực tích âm đức hay không?
Theo Soundofhope
Kiến Thiện biên dịch
Người niệm Phật không nên sợ chết!
Bạn nhất thiết không được mê muội mà sợ chết, có tâm sợ chết thì sẽ không được vãng sanh. Chúng ta ở trong thế gian này, giống như con dòi ở trong hầm phân vậy, bị giam hãm trong ngục tù, khổ không sao tả hết. Vãng sanh Tây Phương giống như ra khỏi nhà giam hầm phân vậy, được trở về quê hương thanh tịnh an lạc tiêu dao tự tại, cớ sao lại sợ chết. Nếu sớm có tâm sợ chết thì vĩnh viễn ở trong sanh tử luân hồi chịu khổ, mãi mãi không có ngày ra khỏi biển khổ. Nếu bạn có thể niệm ra tiếng, thì niệm nhỏ tiếng. Không thể niệm ra tiếng, thì niệm thầm trong tâm cũng được. Tai nghe người khác niệm, thì trong tâm cũng thầm niệm như thế. Đồng thời mắt nhìn vào Phật A Di Đà (tức tranh hay tượng thờ ở trong phòng) trong tâm nghĩ đến Phật A Di Đà. Có loại niệm khởi nào khác thì ngay đó phải tự trách rằng: “Ta phải nương theo Phật lực để sanh về Tây Phương, sao có thể khởi lên những ý niệm ấy, làm hư chuyện đại sự của ta”. Nếu bạn chịu niệm y như lời của tôi đã nói, thì chắc chắn sẽ được vãng sanh về Tây Phương, liễu thoát sanh tử, siêu phàm nhập Thánh, vĩnh viễn thường được an vui, hoàn toàn không còn thấy nghe một tí nào về những việc khổ nữa.
Tổ Ấn Quang
Hòa Thượng Quảng Khâm Nhìn Thấy Tây Phương Tam Thánh Đến Tiếp Rước Khi Vãng Sanh
Pháp sư Quảng Khâm niệm Phật ra đi, Ngài nhất tâm trì danh. Tôi nghe người ta nói: Khi lâm chung, lão nhân gia lớn tiếng bảo đại chúng niệm Phật. Ngài nói: “A Di Đà Phật, Quán Âm, Thế Chí, Di Lặc Bồ Tát đều đã đến”, bảo mọi người mau chóng quỳ xuống đất đảnh lễ nghênh tiếp, lớn tiếng niệm Phật. Tướng lành ấy chẳng thể nghĩ bàn; đúng như kinh đã dạy: “Ức Phật, niệm Phật, hiện tiền, đương lai, tất định kiến Phật” (Nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền, tương lai, nhất định thấy Phật). Ngài đích thân thấy Tây Phương Tam Thánh và các vị thượng thiện nhân đến nghênh tiếp Ngài ra đi, điều này chẳng giả. Ngài cũng làm gương, nêu điển hình cho chúng ta. Chúng ta muốn thành tựu thì một bộ kinh [A Di Đà] này là đủ rồi.
Pháp môn vô lượng vô biên; từ vô lượng vô biên pháp môn, chọn lấy một pháp môn thù thắng thuận tiện nhất, [đức Phật] luôn luôn nghĩ thay cho chúng ta. Do vậy, quý vị phải biết: Pháp môn này là pháp môn thù thắng nhất và thuận tiện nhất trong hết thảy pháp môn.
A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Tập 49
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Ảnh: Lão hòa thượng Quảng Khâm