Tướng Đặng Chi (là danh tướng nước Thục vào thời Tam quốc) mang quân đi đánh Phù Lăng, một hôm nhìn thấy chim mẹ đang mớm mồi cho chim con, giương cung bắn nhưng không trúng. Chim mẹ bị bắn trượt nhưng vì có những chim con ở đó nên không nỡ bay trốn đi, vẫn đứng nguyên nơi ấy. Đặng Chi bắn lần nữa, chim bị trúng tên, vẫn mang mũi tên trên thân mà tiếp tục mớm cho con ăn, lại ngậm mồi nhả bên cạnh, kêu chiêm chiếp gọi chim con tự lấy mồi ăn, cuối cùng mới kêu lên một tiếng bi thương rồi chết. Mấy chú chim con cũng kêu tiếng bi thương không ngừng.
Đặng Chi hết sức hối hận, tự nói: “Ta làm trái với bản tính muôn loài, ắt sắp phải chết rồi!” Quả nhiên, không bao lâu sau ông bị Chung Hội hại chết.
- Lời bàn:
Trong cuộc đời không gì bi thảm hơn là lúc người mẹ trẻ mắc bệnh nguy kịch sắp mất, gọi con trai con gái còn thơ ấu đến bên giường bệnh nắm tay vĩnh biệt, lưu luyến dặn dò, một lời nói ra ruột gan quặn thắt trăm lần, quyến luyến không rời, phút chốc lệ tuôn như mưa đổ, trong lòng đã lo có người tùy tiện ngược đãi con mình, lại còn sợ dì ghẻ mai sau hành hạ, nhìn thấy trước tình trạng côi cút của các con nên hồn phách khi ấy hết sức đau đớn bi thương, nghe tiếng kêu khóc của con trẻ mà ruột gan mình như bị xé nát.
Sự bi thảm cùng cực như thế trong kiếp người, thật ra đều do nghiệp ác từ đời trước chiêu cảm mà thành, vì thế nên lúc ấy đành phải chịu đựng mà không có cách gì thoát được.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Giết Hại
Nguyên tác Hán văn: Vạn Thiện Tiên Tư
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
THAI NHI BÁO THÙ CHO MẸ
– Chị hỏi thật mày, đi phụ đám tang nhiều như vậy, thấy ma bao giờ chưa?
Bất chợt chị Nhung nhìn thẳng vào mắt tôi và hỏi. Nãy giờ ngồi trong quán, hai chị em tám dóc nhăng cuội, tự dưng chị đổi đề tài. Vốn nhóm chúng tôi hay tham gia những việc thiện nguyện, phụ giúp những gia đình neo đơn có người thân qua đời không lo nổi ma chay, nghe chị hỏi tôi đáp luôn:
– Em mong còn không gặp đây, người ta có về, thì về gặp người thân của họ, chứ gặp em làm gì?
Vừa phì phèo điếu thuốc, chị hỏi tiếp:
– Vậy mày có tin là có ma không?
– Tin chứ, chả có gì là không thể cả!
Chị nhấp một ngụm cà phê, rít thêm một hơi thuốc, có vẻ để lấy thêm tinh thần, rồi chị hạ giọng nói với tôi:
– Để chị kể chuyện cuộc đời chị cho mày nghe. Nó là vết sẹo lúc nào cũng đau đớn, nhức nhối trong lòng chị.
Chị Nhung lớn hơn tôi 7-8 tuổi, đến giờ vẫn cô đơn lẻ bóng, nghe nhóm đi từ thiện ở đâu là hăng hái đi liền. Còn tôi thì nhỏ nhất trong nhóm thiện nguyện, đa số là các cô, các chú đã lớn tuổi, thêm mấy anh chị cũng đều lớn hơn tôi. Vì chung một nhóm, bao nhiêu lần đi làm từ thiện với nhau, nên tôi quen biết chị, rồi ngày càng thân nhau hơn, như là chị em trong nhà vậy. Chị bắt đầu kể:
– Đời chị là một chuỗi đau khổ nối đuôi nhau em ạ. Có lẽ chị được sinh ra kiếp này là để trả nghiệp, đền tội cho quả báo kiếp trước vậy. Gia đình chị người Việt gốc Hoa, sau năm 1975, khi chị mới sinh ra được mấy tháng, thì ba mẹ chị đi vượt biên. Gửi chị cho một bà dì họ, hàng tháng ba mẹ gửi tiền về cho bà dì nuôi chị.
Chị không biết ba mẹ gửi về bao nhiêu, nhưng chị sống rất khổ, ngày ngày đều là cơm chan nước mắt. Gia đình họ, người này thay phiên người kia mắng chửi, đánh đập chị mỗi lúc họ buồn, họ hết tiền.
Chị biết thân biết phận nên rất ngoan, rất giỏi phụ giúp mọi việc. Trong nhà có một bà chị họ lớn hơn chị 2 tuồi, chỉ riêng bà chị ấy thường đứng ra bảo vệ chị mỗi khi chị bị ăn hiếp, thế nên hai chị em rất thân.
Năm đó chị lên lớp 9, một hôm, chị ấy bảo: “Hôm nay là sinh nhật chị, mày mặc đồ thật đẹp, tối chị về chở mày đi chơi”.
Chị cũng háo hức lắm, vì chả mấy khi chị được ra ngoài đường chơi.
Tối đó cả đám ăn uống xong, rủ nhau đi Karaoke hát hò, rồi lại rủ nhau đi khách sạn.
Chị nào có biết gì, người ta chở đi đâu thì chị đi đó thôi. Vào trong khách sạn, cả đám bày bồ đà, hàng trắng ra hít. Có đứa rủ chị hít. Cái này thì chị biết, chị từ chối thẳng thừng.
Chị chỉ ngồi uống nước, và nhìn họ phê thuốc với nhau. Chẳng hiểu sao, chị bỗng thấy buồn ngủ kinh khủng, thế rồi chị ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Sáng dậy, chị thấy toàn thân mình đau nhức, người không một mảnh vải che thân. Nhìn quanh là đám bạn của bà chị họ đang còn nằm ngủ la liệt. Hiểu ngay ra số phận của mình, chị đau đớn, ôm thân mình ngồi khóc tức tưởi…
Sau đó, bà chị họ kia chở chị về nhà. Trước khi về không quên hăm dọa chị một trận, dặn không được nói cho ai biết, bằng không sẽ bị đánh, bị đuổi học.
Khi ấy chị còn nhỏ dại, chị sợ, rất sợ bị đuổi học, vì chỉ lúc đi học chị mới có cái cớ ra khỏi cái nhà như nhà tù, nhà ngục ấy. Thế nên, chị cũng đành ngậm đắng nuốt cay mà im lặng.
Từ ngày đó, chị cũng trở nên bất cần, cứng đầu, cứng cổ. Chị như muốn nổi loạn. Trước người ta đánh chị còn van xin. Nay chị kệ ! Muốn đánh bao nhiêu thì đánh. Chị cứ trơ ra.
Cuối năm lớp 9, cũng là thời gian ba mẹ chị về lại Việt Nam. Chị được ba mẹ đón về nhà, và không bao lâu, ba mẹ chị cũng phát hiện ra cái bụng con gái mình to một cách bất thường…
Mẹ chị dẫn chị vào bệnh viện Từ Dũ khám, bác sĩ cho biết, thai được 20 tuần tuổi rồi.
Và rồi, chị bị đánh một trận thê thảm, bị chửi là đồ hư hỏng, ba mẹ vặn hỏi chị cha đứa trẻ là ai?
Đến nước này thì chị chẳng cần giấu diếm gì cả, vừa khóc vừa tuôn hết mọi chuyện ra.
Lập tức bà chị họ kia bị nắm đầu lại, hỏi đầu đuôi cho ra nhẽ. Lúc này, chị mới đau đớn nhận ra, người chị họ mà chị yêu thương, tin tưởng, người mà lúc nào cũng bảo vệ chị, lại chính là người hại chị thê thảm nhất.
Hóa ra bồ chị ta dọa chia tay. Chẳng biết vì sao chị ta lại lụy tình đến vậy, van xin đủ kiểu để hắn đừng bỏ chị ta. Thế là tên nham hiểm ấy vẽ ra một kế hoạch bẩn thỉu, đòi chị ta đáp ứng. Ấy vậy mà bà chị họ kia cũng đồng ý. Chị ta cam tâm bỏ thuốc ngủ vào ly nước của chị, dâng chị cho bồ chị ta và đám bạn thay nhau cưỡng hiếp …
Thực sự, khi ba mẹ hỏi cha đứa bé, chị cũng chả biết con chị là của tên nào trong đám đó. Chị không muốn bỏ, nhưng mẹ chị ép chị phải phá bằng mọi giá.
Mẹ chị đưa chị vào Từ Dũ “bỏ” đứa bé ấy đi. Nhưng bác sĩ nói thai lớn quá, không bỏ được. Bà lại dẫn chị ra phòng khám tư, rồi bà năn nỉ mãi, người ta mới chấp nhận cho chị uống thuốc kích sinh non.
Chị vừa tủi, vừa đau, nhưng mẹ ép quá nên phải vâng lời. Đau quằn quại hai ngày trời, chị mới sinh ra một cái thai nam đã tím tái. Mọi chuyện cũng dần chìm vào quên lãng…
Ba năm sau, chị học lớp 12, kinh tế gia đình chị trở nên sa sút. Ngày ba mẹ chị mới về Việt Nam, kinh tế rất vững, có thể nói là giàu số 1, số 2 trong cộng đồng người Hoa chỗ chị ở.
Nay vì mẹ chị cứ đau bệnh triền miên, hết bệnh viện này đến phòng khám khác, thuốc thang tốn kém kiểu gì cũng đã thử, nhưng bệnh cứ trơ ra, không thể khỏi.
Tiền hết, ba mẹ chị bán cả đất, cả nhà, bán hết cả tài sản để mẹ chị ra nước ngoài chữa trị. Rồi thì cũng không thấy bệnh tình thuyên giảm chút nào.
Một ngày, sau khi chị đi lễ ở nhà thờ Ba Chuông về (đường Lê Văn Sĩ, quận Phú Nhuận), đang ngồi ăn bánh ướt ở quán, thì có một cô ngồi gần đó, cứ nhìn chị với một ánh mắt dò xét.
Cuối cùng cô lại gần và hỏi : “Con có anh chị em gì chết trẻ không?”
Chị trả lời : “Không cô ạ, con là con một.”
Cô ấy bảo, vậy thì chị phải đi qua quận 3 ,nhà cô đó, địa chị đó… Nhờ người ta gọi hồn xem sao, vì cô ấy thấy có vong đứa bé cứ đi theo chị.
Chị cũng bán tín bán nghi, nhưng tính tò mò, nên cũng đi một chuyến xem sao.
Đến nơi, sau đủ các thứ nghi lễ gọi hồn. Gọi mãi một lúc sau, cô kia tự nhiên rùng mình. Rồi khóc oe oe như trẻ con.
Rồi vừa mếu máo, vừa kể lể : “Con thương mẹ lắm,nhưng con ghét bà ngoại, bà ngoại không cho con ra đời gặp mẹ.”
Nghe đến đây, bao nhiêu tủi hờn chuyện năm ấy ùa về, tự nhiên chị cũng òa khóc lên.
“Đứa bé” cứ thút thít khóc, giọng nói ngọng nghịu, không được tròn vành, rõ tiếng. Nó kể, lúc người ta lôi nó ra ngoài, họ lấy cái kìm, kẹp đúng vào miệng, rồi lôi nó ra làm nó bị rách miệng.
Rồi nó kể, nó về tìm bà ngoại, người khi xưa quyết đòi giết nó để báo thù.
Ngày thì nó cưỡi lên đầu, nắm tóc bà ngoại ghì xuống mà đạp, mà hành. Đêm thì nó phá không cho bà ngoại ngủ. Đó là lý do vì sao mẹ chị đau đầu quằn quại, đau cổ, nhức vai, mất ngủ… mà khám thì lại không ra bệnh gì. Đến mức tán gia bại sản vì chữa chạy cũng không thể khỏi.
Nó còn bảo: “Con trả thù cho mẹ rồi đấy ! Đứa hại mẹ, con cho nó treo cổ chết tươi rồi!”
Chị giật nảy mình, không biết nó nói thật, hay chỉ là con nít nói đùa. Rồi chị tạm biệt nó, hẹn nó một ngày gần nhất, lại gọi lên gặp nói chuyện.
Về nhà, chuyện nó nói làm chị đứng ngồi không yên. Chị liền tìm đến nhà bà dì hỏi thăm. Chị hận họ thấu xương, nên không muốn nghe một chút tin tức gì của họ nữa. Kể từ ngày mẹ chị đón về nhà, chưa một lần chị quay lại căn nhà ám ảnh ấy nữa.
Chị hỏi ra mới biết, đúng thật, bà chị họ kia đã treo cổ tự tử, chết cũng được mấy tháng rồi!
Chị lập tức về nhà, kể lại cho mẹ chị nghe. Mẹ chị cũng bán tín bán nghi, gia đình theo đạo Công Giáo, nên không tin những chuyện kiểu thế này. Nhưng trước những chứng cứ sờ sờ, cũng đồng ý theo chị đi gọi hồn.
Sau những nghi lễ như lần trước, “thằng bé” lên nhập vào người ta, liền vừa khóc, vừa xổ ra một tràng những lời tủi hận.
Nó kể lể, trách móc, oán hờn mẹ chị đủ điều: “Con ghét bà ngoại lắm…con không thương bà ngoại đâu.”
Mẹ chị cũng khóc nức nở, đến lúc này, nghe những điều nó kể về chuyện năm xưa, thì bà đã tin.
Bà van xin thằng bé: “Xin con hãy hiểu cho ngoại. Lúc đó, mẹ con còn nhỏ quá! Nó mới học lớp 9, tương lai của nó sẽ ra sao? Bà ngoại cũng là bất đắc dĩ mới phải làm như vậy! Xin con nếu thương mẹ, thì cũng hãy hiểu và thông cảm cho ngoại.”
Mẹ chị phải hứa rước nó về, đem lên nhà thờ đàng hoàng, mãi nó mới chịu tha thứ cho.
Cũng bao năm qua rồi, nhưng chị vẫn bị ám ảnh mãi. Nên đó giờ nhiều năm chẳng quen được ai! Chị sống gần như bất cần đời như vậy. Thời gian rảnh, chị đều đi làm thiện nguyện. Có vậy trong lòng mới tìm được một chút niềm vui. Đó, cuộc đời chị, nó như thế đó…
Tôi lặng người nghe hết câu chuyện của chị. Tâm can như thắt lại, không nói được lời nào. Chị rít một hơi thuốc lá, rồi nhìn ra xa, từ từ nhả ra những sợi khói xám xịt, xám như cuộc đời chị vậy.
( Quang Tử, viết lại từ lời kể của Thanh Vân)
Dạ thưa cô chú chỉ dạy con : Giày, thắt lưng con muốn mua sử dụng vậy có được dùng loại giày da như da bò … không ạ vì mua các thứ này thường hay làm bằng da thật,nếu con mua mà sử dụng vậy có phạm tội Sát Sinh không vậy ạ, xin chỉ dạy con, con xin cảm ơn A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Sơn,
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật có nói chúng ta không nên sử dụng các thứ làm bằng thân thể của chúng sinh, cho đến không ăn những thứ làm từ xương thịt của chúng sinh. Do đó, không nên mua xài những loài giày, dây nịt, hoặc áo lông, áo da thật.
Các vật làm bằng da thật thì mắc tiền hơn, nên được các bạn trẻ thích dùng.. tuy nhiên như vậy là đang tạo nghiệp. Dầu không trực tiếp sát sinh loài vật ấy, nhưng sử dụng da của chúng thì có khác nào bạn đồng ý với sự lột da loài vật để buôn bán là việc đúng?
Nếu chẳng đồng ý hành vi lột da giết hại động vật để bán thì chẳng nên sử dụng đồ vật ấy. ”Không thể cho việc ác nhỏ mà làm, không nên chê việc thiện nhỏ mà không làm”.
Tốt nhất là từ nay bạn đừng sử dụng những đồ dùng bằng da của chúng sinh nhé. Và thường học luật nhân quả để tránh gây ra nghiệp chướng trong cuộc sống. Chúc bạn an lạc và hạnh phúc.
Dạ con cảm ơn cô (chú) Lăng Nghiêm ạ. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. CHO CON VỀ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.
TP xin chia sẻ với các liên hữu hai câu chuyện nhân quả rất sâu sắc trích từ kinh Hiền Ngu được chuyển thể thành phim hoạt hình:
Câu chuyện Tỳ Khưu Ni Vi Diệu:
https://youtu.be/4ISBwqJzNoo
Câu chuyện trưởng giả vô nhĩ mục thiệt:
https://youtu.be/CpYBXnoFDMQ
A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT. Kinh Vô Lượng Thọ do Tịnh Không Pháp sư giảng lần thứ 11, là Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa có tận 600 tập thì sắp xếp thời gian nghe kinh thế nào cho phù hợp ạ
Rồng hình dạng ra sao?
Rồng hộ pháp chưa phải là Phật, Bồ Tát hay Thánh hiền, nên vẫn còn tâm tham , sân , si… rất phân biệt và chấp chước. Nếu thấy người tu không đoàng hoàng thì sẽ nổi lôi đình, sinh tâm sân hận và ra tay trừng trị.
Năm 2002 tôi (Quả Khanh – một cư sĩ có túc mạng thông và thiên nhãn thông) cùng mấy pháp hữu đến một ngôi chùa ở Hà Nam. Nghe người trong chùa kể :
Căn giác nhỏ ở phía sau chùa dành cho khách Tăng du phương đến trú ngụ hay có ma quỷ phá. Nhiều người vào đó ở, nửa đêm thường nghe tiếng đập cửa, họ giật mình thức giấc: Đi ra mở thì thấy không có ai… Còn nữa, đang nằm trên giường thì bị khiêng xuống…khiến họ phát khiếp nên chẳng dám trú ở trong đây…
Có người nói việc này là do những vị Tăng quá cố làm ra ! Chùa cũng đã tổ chức đại lễ cầu siêu, nhưng các trò quấy phá này cũng diễn ra như cũ…
Chúng tôi liền đến đấy quan sát thì phát hiện : té ra là các vị Long ( rồng) thần hộ pháp đang ở trong đó.
Tôi hỏi:
– Là các ông quấy phá bọn họ phải không?
Thần đáp:
– Phải! Tôi rất giận!… Đối tượng tôi phá toàn là những kẻ thọ cúng dường mà không lo tu! Chúng tôi rất tức và không muốn hộ pháp cho họ nữa! Không nói chi xa, ngài thử hỏi họ xem: Hôm qua ngày 19/06 là Lễ vía Bồ Tát Quan Âm, vậy họ đã làm gì, tu ra sao? Toàn là tu qua loa, sống bát nháo hồ đồ, không ra thể thống gì cả!
Tôi bảo:
– Tức giận có ích gì? Không lẽ các ông dọa cho Tăng nhân hoảng sợ chạy hết, khiến chùa không còn ai, là giải quyết được vấn đề hay sao? Từ rày, đừng có phá như vậy nữa!..
Mặc dù Long thần hộ pháp chịu đáp ứng lời yêu cầu, trong chùa không còn xảy ra cảnh quấy phá, nhưng tâm tư tôi bỗng trở nên nặng nề, buồn bã…
Hiện nay thời mạt pháp, chúng ta là đệ tử Phật , không nên mong ngóng cầu thu tiền làm Phật sự, mà nên cầu cho mình: Trì giới tinh nghiêm, oai nghi, chuẩn mực. Được vậy thì tự nhiên sẽ khiến trời, người hoan hỷ, Long thần vui vẻ hộ trì. Nếu không, sẽ bị quỷ thần và Long thần hộ pháp nhìn bằng nửa con mắt coi khinh!
Bất kể Thiện long hay Ác long , đều có tâm sân nhiều hay it. Ngay tại cửa sông Tiền Đường, hàng năm thường có thủy triều dâng, cuốn đi sinh mạng nhiều người.
Nhớ lại vào năm 1993, xảy ra sự cố đám đông đi ngắm sóng bị thủy triều cuốn mất, chỉ có một người sống sót, được sóng đánh dạt vào bờ.
Lúc đó Quả Lâm ( con gái Quả Khanh, cũng có túc mạng thông và thiên nhãn thông) quan sát : Thấy thần thức những người vừa chết này đều ở tại Long Cung và bị trói nằm trên đất . Quả Lâm hỏi Long vương:
– Vì sao bắt họ?
Long Vương thịnh nộ đáp:
– Cho bọn nó sống để tuyên truyền cổ súy chuyện ăn giết dân chúng thủy tộc của ta hay sao? Họ đã ăn vô số loài thủy tộc của ta rồi!
Quả Lâm hỏi:
– Nhưng vì sao Long vương lại cho một người được sống và nổi sóng đưa họ vào bờ?
– Vì người này chỉ ưa tụ tập theo đám đông náo nhiệt ngắm sóng vui chơi, chứ bản thân y hoàn toàn không tạo nghiệp sát. Trên địa cầu sở dĩ xảy ra các tai nạn, sóng thần v.v… thảy đều có liên quan đến việc phóng túng sát sinh, là do những người bị nạn đã tạo nghiệp sát quá nặng. Ai sống ra sao, làm thế nào, liếc qua một cái là thấy ngay!
Trong Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ , Phật đã cảnh báo, nhắc cho chúng ta biết rằng : Ủng hộ thế gian là Thiện Long. Còn chuyện thời tiết có ôn hòa, phong điều võ thuận hay không, lại tùy thuộc vào Ác long! Chúng nắm quyền cai quản việc này! Thế nên hễ phát sinh gió bão, mưa đá, lốc xoáy, lụt lội thất thường, nguyên nhân chính là do tâm ý , hành vi nhân gian sống ác mà chiêu cảm nên…
Nếu đã thấy rõ điều này rồi, thì mỗi người chúng ta cần nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu hành để Thiện Long được tăng thêm thế lực, dễ dàng thuận tiện bảo vệ nhân gian. Chúng ta không nên tạo tội để cho Ác Long đắc thế , vì hễ có được cơ hội chúng sẽ giáng tai họa tràn lan xuống nhân gian ( đây cũng giống như ở nhân gian: Hễ du đăng, côn đồ, trộm cướp, ác nhân lộng hành…thì các đảng xã hội đen càng thêm đắc thế, bánh trướng…được dịp tung hoành” làm mưa làm gió” nhiễu hại nhân dân).
Những loài rồng tu hành thì ưa làm Thần hộ trì Phật pháp, rất mến mộ Kinh Phật, vì vậy trong Long cung có chứa vô lượng vô biên kinh Phật, xem ra còn nhiều hơn nhân gian.
Một người nếu chân chánh trì giới tu hành, nhất định sẽ được Long vương, Bát bộ thần chúng bảo vệ hộ trì.
Lúc Ngài Tuyên Hóa ở Đông Bắc từng thu mười con rồng làm đệ tử. Trước đó do đồ đệ Ngài là Quả Thuấn xây đạo tràng tu (gần miếu Long Vương), ngày khánh thành bèn thỉnh Đại sư tới.
Hôm đó có 10 con rồng hiện hình người tới xin quy y, lúc này Đông Bắc đang bị hạn, nên ngài Tuyên Hóa ra điều kiện: Nếu rồng chịu làm mưa thì sẽ quy y cho. Hôm sau quả nhiên trời giáng mưa trừ hạn. Ngày thứ 3 thì 10 con rồng được chính thức quy y , đồng có chung pháp danh “Cấp Tu”.
Từ đó về sau, hễ ngài Tuyên Hóa đi đến đâu thì quyến thuộc rồng đều cung cấp nước cho ngài xài đầy đủ, không bao giờ để cho ngài bị thiếu và không bao giờ rời ngài.
—————————————————
• Lời bàn: Rồng là một trong Thiên Long Bát Bộ hộ pháp người tu hành như tôi đã viết ở những bài trước. Tuy nhiên dùng mắt phàm phu thì không thể thấy rồng được. Quý vị tu thiền định, đến lúc không còn vọng tưởng ko còn chấp trước thì sẽ thấy hình dáng thực sự của rồng. Do nhân duyên gì mà sinh vào loài rồng ? Đó là vì đời trước có tu hành nhưng tâm sân hận, tâm phân biệt còn lớn , nên không thành đạo mà đoạ vào loài rồng, nhờ có phước báo tu hành nên có thần thông biến hoá, sinh làm long tộc, tuỳ phúc báo mà thần thông phẩm vị có khác nhau. Ngài Tuyên Hoá từng khai thị : “…Trung Quốc người ta vẽ rồng thường là đầu có sừng, mình có vảy, mắt lồi, miệng lớn, có râu mép, có bốn chân, thân hình rất dài, đuôi rất ngắn. Người vẽ rồng chỉ vẽ đầu rồng mà không vẽ đuôi rồng để biểu thị vẽ thần bí, bởi:
Thần long kiến thủ bất hiện vĩ.
Nghĩa là:
Rồng thần thấy đầu mà chẳng thấy đuôi.
Vì sao người Trung Quốc vẽ rồng như vậy? Bởi đã có một vị Thiền Sư trong khi nhập định thì trông thấy hình tướng của rồng như thế. Rồng có thần thông, biến hóa khôn lường, có thể biến lớn biến nhỏ, lúc ẩn lúc hiện. Lục Tổ Ðại Sư đã từng dùng bát ăn cơm của Ngài để hàng phục một con rồng lớn và trừ được tai nạn cho Chùa Nam-Hoa.
Rồng là một côn trùng lớn, bởi thuở xưa tu hành thì “Thừa cấp” (mau mắn về tu hành Ðại-thừa) nên có được thần thông, nhưng lại “Giới hoãn” (chậm chạp, không tinh tấn về Giới Luật) nên bị đọa làm súc sanh.
Rồng có nhiều chủng loại khác nhau, kim-long (rồng vàng), bạch-long (rồng trắng), thanh-long (rồng xanh) và hắc-long (rồng đen). Rồng có thể được sanh ra từ thai bào, từ trứng, từ sự ẩm thấp, hoặc từ sự biến hóa. Lại còn có cầu-long (rồng có sừng), ưng-long, giao-long (thuồng luồng), ly-long (rồng đen); thiên-long, địa-long, vương-long, nhân-long; và còn có cả ngư-hóa-long (rồng do cá biến hóa thành), mã-hóa-long (rồng do ngựa biến thành), tượng-hóa-long (rồng do voi biến hóa thành), và hạp-hóa-long (rồng do cóc biến hóa thành) nữa.
Giống rồng phải chịu bốn thứ khổ:
1) Bị đại bàng kim sí điểu sở thốn khổ (khổ vì bị chim đại bành kim sí điểu ăn thịt);
2) Giao vĩ biến xà hình khổ (khi giao hợp, rồng bị biến thành rắn, và sự biến thành này vô cùng đau đớn, khổ sở);
3) Tiểu trùng giảo thân khổ (khổ vì bị các loài trùng nhỏ ẩn trong vảy rồng cắn rỉa, hút máu);
4) Nhiệt sa tháng thân khổ (khi trời nắng gắt, những đất cát dính trong vảy rồng đều bị nung nóng bởi ánh nắng mặt trời, làm cho rồng bị ngứa, xót rất khổ sở).
Nhiệm vụ của rồng là “bố vân giáng vũ,” giăng mây làm mưa. Tuy nhiên, có năm trường hợp rồng không thể làm mưa được.
1) Hỏa đại tăng thạnh (yếu tố “lửa” gia tăng mạnh mẽ);
2) Phong xuy vân tán (gió thổi làm mây tan);
3) A-tu-la thu vân nhập hải (loài A-tu-la thâu mây vào biển);
4) Vũ sư phóng dật (thần mưa buông lung);
5) Chúng sanh nghiệp trọng (nghiệp chướng của chúng sanh nặng nề).
Các bạn muốn biết hình dáng của rồng ư? Thế thì, các bạn cần phải nổ lực tu hành, dụng công ngồi thiền; khi Ngũ Nhãn khai mở, các bạn sẽ thấy được bản lai diện mục của rồng thật. Bây giờ tôi sẽ kể cho các bạn nghe một công án về rồng. Ðây là một câu chuyện xảy ra cho chính bản thân tôi, hoàn toàn có thật, tuyệt đối không phải là chuyện bịa đặt.
Khi còn ở Ðông Bắc, tôi có thâu nhận một người đệ tử tên là Quả Thuấn. Anh ta rất dụng công tu hành và chưa tới nữa năm đã có thể ngồi Thiền mà nhập Ðịnh được. Trong lúc nhập Ðịnh, anh ta có thể biết được đạo lý nhân quả tuần hoàn báo ứng; công phu tu trì của anh kể như gần tới nơi tới chốn. Về sau, anh ta ra ngoài tự cất một căn nhà tranh làm nơi tu hành. Ngày làm xong nhà tranh, anh mời tôi tới khai quang. Tôi cùng bốn người đệ tử nữa tới đó (trong bốn người ấy có hai người đã mở Ngũ nhãn). Lúc ấy tôi không để ý là bên cạnh nhà tranh có ngôi miếu Long-vương.
Ngày hôm đó thì có chuyện xảy ra: khi chúng tôi sắp ngồi Thiền thì hai người đệ tử đã mở Ngũ nhãn nọ đến nói với tôi: “Bạch Sư phụ! Có mười con rồng đến xin quy y Sư phụ, hiện còn chờ bên ngoài nhà tranh!”
Tôi nói với mấy người đệ tử: “Các ông không được nói bậy! Sao các ông biết họ là rồng? Họ quy y tôi làm gì chứ? Tôi làm sao có thể làm Sư Phụ của họ được? Tôi không có bản lãnh cao cường như họ!”
Họ nói: “Bọn họ tự xưng là rồng, hiện đang quỳ bên ngoài, nhất định xin quy y Sư phụ.”
Bấy giờ đang vào mùa hạ, trời hạn hán, không mưa, lúa mạ ngoài đồng gần như chết khô cả. Tôi mới nói với các vị rồng (hóa thành người) ấy rằng: “Các vị muốn quy y tôi cũng được, song tôi có một điều kiện. Các vị là rồng, chuyên lo việc làm mưa, mà hiện tại vùng Hợp Nhĩ Tân đã lâu không có mưa nên khô hạn vô cùng. Ngày mai nếu có mưa, thì ngày mốt tôi sẽ cho các vị thọ Quy Y; nếu không thì tôi không nhận các vị làm đệ tử!”
Chúng đồng thanh đáp: “Bạch Thầy! Ðành rằng nhiệm vụ chúng tôi là làm mưa; nhưng không có lệnh của Ngọc-hoàng Ðại-đế thì chúng tôi không dám làm mưa, vì nếu trái lệnh thì sẽ bị trừng phạt”.
Tôi nói: “Các vị hãy tới trước Ngọc-hoàng Ðại-đế thưa rằng: Tại Hợp Nhĩ Tân có một người xuất gia thỉnh cầu hãy cho mưa xuống trong vòng bốn mươi dặm xung quanh Hợp Nhĩ Tân. Ðó là điều kiện của tôi”.
Ngày hôm sau quả nhiên trời mưa lớn và hết nạn hạn hán. Khắp nơi trong vòng bốn mươi dặm xung quanh Hợp Nhĩ Tân đều được trận mưa rào. Ngày tiếp theo, tôi cho mười con rồng ấy thọ Quy Y và đặt Pháp danh chung cho chúng là Cấp Tu. Sau khi quy y thì những con rồng ấy ẩn hình, không thấy nữa.
Chúng đã đi hóa độ đồng loại của chúng.
Từ đó về sau, bất luận là tôi đi tới nơi nào thì nơi ấy đều có nước để dùng! Tôi tới Hương Cảng thì Hương Cảng có nước; tôi tới Vạn Phật Thánh Thành thì Vạn Phật Thánh Thành cũng có nước. Ðó không phải là kỳ tích xuất hiện, mà chính là do mười con rồng này cùng quyến thuộc của chúng hộ Pháp.
Có người hỏi: “Bạch Sư phụ! Sư Phụ nhìn thấy mười con rồng ấy hình dạng ra sao?”
Khi đến quy y tôi thì những con rồng ấy điều biến hóa thành người, giống hệt như người thường vậy, chẳng có khác biệt cả; chỉ có người đã mở Ngũ Nhãn thì mới biết đó là rồng thôi. Các bạn muốn biết rồng ra sao ư? Thế thì hãy mau mau dụng công tu Ðạo, chuyên tâm ngồi Thiền, bớt khởi vọng tưởng, đừng nên nổi nóng, và bất luận gặp phải nghịch cảnh hay thuận cảnh thì cũng đều nên nhẫn nại, chớ sanh lòng tham luyến. Khi đạt tới cảnh giới “nhất niệm bất sanh, nhất trần bất nhiễm” (một ý niệm cũng không sanh, một hạt bụi cũng chẳng dính) thì tự nhiên Ngũ Nhãn sẽ khai mở. Bấy giờ, các bạn sẽ thấy tường tận mặt mày của rồng!…”
Ngài Tuyên Hoá tuyệt đối không vọng ngữ quý vị nên biết điều này. Có một vị tỳ kheo ở Việt Nam tên là Thích Tuệ Minh từng có một cuộc đối đáp với một vị Long Vương. Quả thực Long cung có tồn tại dưới đáy biển tuy nhiên vì đó là thế giới thần chất nên con người dù có lặn sâu bao nhiêu thì cũng không thể tìm thấy được ví như cung điện của Vua Đế Thích cũng vậy. Cho nên những điều đức Phật nói trong kinh đều đúng chỉ là chúng ta chưa đủ định huệ để hiểu và biết được mà thôi, chúng ta tu tập nhất định phải nhẫn nhục, nghiêm trì giới luật , phải kiểm soát sân hận nếu không thì có thể sẽ đoạ làm loài rồng vậy !
( Trần An)
(Trích “ Nhân quả phụ giải Lương Hoàng Sám 2- Quả Khanh”)
QUAN ÂM CẢM HÓA NGƯỜI VỢ HUNG DỮ
Ngày xưa có một người đàn ông tên là Cao Biền, tư chất thông minh có thiên tài học giỏi, mới lên mười bốn đã đậu tú tài.
Cao Biền lấy người vợ họ Phàn, tự Giang Thành. Người vợ có nhan sắc xinh đẹp, nhưng tính tình bạo ác, bướng bỉnh, lấn lướt chồng.
Vậy là đời Cao Biền đành âm thầm chôn vùi đau khổ. Lấy phải một cô vợ hung dữ như sư tử xứ Hà Đông. Cô ta chẳng những không quan tâm, chăm sóc cho chồng mà trái lại còn hiếp đáp chồng đến nỗi thân thể gầy gò như khúc củi khô.
Bà nhạc mẫu vốn người hiền lương, tính phụng đức Quán Thế Âm hết lòng. Một đời quy hướng Phật Pháp. Nhân thấy con mình đối đãi với chồng chẳng được tử tế, nên bà lấy làm lo âu.
Rồi bà mới thiết lễ cầu nguyện đức Quán Thế Âm Bồ Tát xin gia hộ, đêm nọ, khi đang ngủ bà mộng thấy có người nói:
– Con gái của ngươi đời trước là một con chuột lông xanh tu luyện thành tinh, sống trong một ngôi chùa lâu năm, do vị Hòa Thượng chùa ấy nuôi dưỡng. Còn Cao Biền ngày ấy là tên nho sinh nghèo khó, ở nhờ trong chùa chờ ngày đi thi. Do sơ ý hắn đã làm chết con chuột kia. Nay quả báo nhãn tiền, nợ đã vay tức phải trả.
Bà nhạc mẫu nghe nói, lòng vô cùng lo sợ. Bèn hỏi cách cứu giúp:
– Dạ thưa ! Nghiệp duyên trắc trở như thế liệu có cách nào thay đổi không tiên nhân?
Vị tiên nhân trả lời:
– Chỉ có cách niệm Phật Quán Thế Âm và trì tụng kinh ” Phổ Môn”.
Tỉnh mộng bà nhạc mẫu kể lại cho Cao Biền và họ bên nhà thông gia hay việc mình vừa chiêm bao thấy. Sau đó toàn gia cùng trì niệm nhưng vẫn không thấy kết quả gì? Họ mới hỏi Cao Biền rằng:
– Cả nhà ta đã dốc lòng thành khẩn trì tụng kinh văn, niệm danh hiệu Phật nhưng vẫn không có kết quả. Nay con hãy cùng phát tâm, hằng thường đồng tâm trì niệm, hi vọng sẽ có cảm ứng.
Cao Biền nghe nói cũng miễn cưỡng làm theo. Sau vài ngày, bỗng nhiên có một vị lão Tăng đến ở trong một ngôi chùa làng. Lão Tăng này ngoài việc thông suốt kinh văn lại thêm am tường, tinh chuyên môn tướng thuật và minh đạt lý nhân quả.
Bấy giờ dân làng tranh nhau đến hỏi cát hung đủ thứ. Phàn thị vì hiếu kì muốn tận mắt thấy cao Tăng nên cũng tháp tùng theo mọi người.
Khi vừa thấy Phàn thị , ngài chỉ thẳng mặt đọc liền bài kệ sáu câu:
” Này ! Đừng nên giận, đừng nên giận nữa.
Kiếp trước cũng chẳng giả.
Việc này cũng chẳng thiệt.
Khốn nạn.
Chuột mi cắm đầu chạy đừng cho mèo đuổi bắt”.
Liền đó, ngài lại dùng chén nước ngậm phun lên cả mặt cô. Lúc này, mọi người đều ngạc nhiên và cho rằng lão Tăng này chắc chắn sẽ bị Phàn thị nó hành hung cho mà biết, vì đó giờ tính nó vô cùng nóng nảy, hễ nghịch ý nó thì đừng mong yên ổn.
Nhưng trái lại, Phàn thị lúc này như bị thôi miên, không hề tỏ chút giận dữ. Nghe xong liền tỉnh ngộ, từ đấy về sau cải đổi hoàn toàn tính khí. Cố sức ăn năn, làm nhiều việc tốt để mong chuộc lại lỗi lầm xưa. Dần dần Phàn thị trở thành một người vợ hiền lương, con dâu hiếu thảo, Cao Biền lòng vui sướng an tâm phần nào.
Sau sự việc đó, hai vợ chồng Cao Biền xin quy y Tam Bảo với lão tăng. Một lòng trì niệm danh hiệu Phật Quan Âm, thường cúng dường bố thí, làm nhiều việc tốt…
“Quan Âm bình nước tịnh
Tẩy sạch dấu phong trần
Cánh dương dưới cam lộ
Nuôi lớn đức từ bi”
Trích: Tích Truyện Đức Từ Thị Quán Thế Âm
Con Trai Giết Heo Cúng Giỗ Bị Cha Về Nhập Vào Con Gái Trách Mắng