Vào triều Minh, đất Dự Chương (nay là Nam Xương thuộc Giang Tây) có một thư sinh tên là Nhiêu Thường. Một hôm giữa đường gặp một người cùng quẫn phải bán vợ cho người khác mang đi phương xa, đang lúc vợ chồng từ biệt nhau khóc lóc thảm thiết. Nhiêu Thường động lòng thương, gạn hỏi số tiền người kia đang cần là bao nhiêu, rồi lập tức về nhà bán ruộng mang tiền đến giúp. Nhờ đó mà vợ chồng người kia lại được đoàn tụ.
Đến khoa thi năm đó, vị quan chủ khảo bỗng nhiên nằm mộng thấy một vị thần mặc áo giáp vàng hiện ra bảo rằng: “Vì sao ông lại không chấm đậu cho kẻ bán ruộng giúp người kia?” Quan chủ khảo giật mình tỉnh giấc, lập tức kiểm lại thì quả nhiên phát hiện mình đã bỏ sót một quyển bài thi, bèn mang ra chấm. Bài thi ấy trúng tuyển, được xếp thứ ba, chính là bài thi của Nhiêu Thường. Đến khi dự yến tiệc mừng các vị tân khoa, quan chủ khảo được biết việc Nhiêu Thường bán ruộng giúp người, qua đó mới hiểu được lời của thần nhân trong mộng.
Về sau, Nhiêu Thường có 3 người con trai là Cảnh Huy, Cảnh Diệu, Cảnh Vỹ, đều nối tiếp nhau đỗ đạt.
- Lời bàn:
Người nào biết giữ gìn sản nghiệp theo cách đó mới có thể nói là “vĩnh viễn làm chủ tài sản này”. Hơn nữa, ai ai cũng có thể làm được như vậy cả.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Cư sĩ đúng là bậc Bồ Tát tái lai, hiểu rỏ cả Nho, lẫn Phật, những sách ngài viết ra càng đọc càng thấy nghĩa lý , giá mà ai ai cũng đọc được những sách này thì nhà nhà làm việc thiện, người người không tạo ác, ở trong nhà kín mà tưởng như đối trước mặt Phật chắc dám mải mai một niệm xấu ác ! Tự hận mình nghiệp chướng sâu dày , sinh ra thời mạt pháp, mong xả bỏ báo thân này có thể sinh về Cực Lạc gặp Phật ,Bồ Tát, lại gặp được Cư sĩ Chu An Sĩ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Ân Quang Đại Sư thì còn gì mong cầu hơn nữa !Nguyện mọi người tinh tấn iệm Phật ! A Di Đà Phật
HT Tịnh Không kể : “Khi tôi mới bắt đầu học Phật, lão cư sĩ Chu Kính Vũ kể cho tôi nghe một câu chuyện. Câu chuyện này là thật, không phải là lừa gạt người, đích thực có một sự thật này. Cuối năm nhà Thanh, có một người làm quan, tên thì tôi quên rồi, có thể tìm ra trong trước tác của ông, dường như trong quyển “Bát Đại Nhân Giác Giảng Ký” có nhắc đến sự việc này, tôi nhớ không được rõ ràng.
Vào cuối triều nhà Thanh, ông làm quan , đại khái có một số nơi có nạn đói, Triều đình phái ông mang tiền đi cứu nạn, ông cùng một số quan đồng liêu bàn nhau chiếm đoạt hết tiền đi cứu nạn đó, cho nên dân trong khu vực nạn đói hoành hành không có cơm ăn áo mặc, dẫn đến đói chết, lạnh chết rất nhiều người .
Không được bao lâu, nhà Thanh cũng mất nước. Sau khi Dân quốc thành lập, những người này đi làm công trong tô giới của nước ngoài, rất có tiền. Vào lúc đó ông làm tham quan nhưng vẫn không đến nỗi tệ, vẫn còn có chút lương tâm, chính mình biết được đã làm ra những việc sai lầm, cho nên đến cuối đời, ông cúng bái khắp nơi, đến khắp nơi bái Phật, sửa cầu bồi lộ, tận lực làm việc thiện, trong xã hội gọi ông là người đại thiện. Tiền từ do đâu mà có vậy? Lấy từ tiền cứu tai để làm người đại thiện. Cứ như vậy qua được vài năm thì ông chết.
Sau khi ông chết, người trong nhà rất đau lòng. Ông có rất nhiều vợ, nghe nói là bà vợ thứ tư rất nhớ thương ông. Vào lúc đó ở Thượng Hải có một người Pháp thông linh, có thể tìm ra được linh hồn của người mất trong nhà, nói chuyện với bạn, thâu phí dụng rất cao.
Bà nghe có được sự việc như vậy liền đi tìm người Pháp thông linh này. Ông này đã nhận tiền rồi, sau đó tìm rất lâu cũng không thấy. Ông cảm thấy rất là kỳ lạ. Sau đó ông nói với bà: “Tuyệt đối tôi không hề lừa gạt bà, tôi thật không tìm ra được. Nếu như ngay trong bạn bè thân thích của bà có một người mới qua đời, tôi chỉ nhận phân nửa tiền, tôi sẽ tìm cho bà, để chứng minh cho bà, để bà tin tưởng”.
Sau khi bà nghe lời nói này rồi thì nửa tin nửa nghi, cũng vừa lúc con trai lớn của chồng bà mất (không phải con do bà sanh ra, mà là con bà cả ), bà liền tìm chị em các bà đến, mời người Pháp đó tìm. Quả nhiên không bao lâu thì tìm ra được. Tìm được liền nhập lên một người, âm thanh nói chuyện hoàn toàn giống như đại thiếu gia vậy.
Họ liền hỏi anh ấy tình hình của anh sau khi chết, anh đều nói hết. Sau đó hỏi anh ấy, tại vì sao không tìm được ba của anh? Anh nói, nghe nói ba đã đọa địa ngục rồi. Người nước ngoài nói, địa ngục thì ông không có cách nào vào, ông không thể tìm được.
Bà nói, ông là một người đại thiện, cả đời tận lực làm việc tốt, ngày ngày lạy Phật, tụng kinh, làm sao có thể đọa địa ngục? Thiếu gia đang dựa xác của họ liền kể ra sự việc mà ông đã lấy trộm số tiền cứu tế. Anh nói, sự việc này không có người nào biết, ở Thượng Hải vẫn còn một số bạn cũ của ông, ngày trước là quan đồng liêu với ông, trong đó có một, hai người biết rõ tình hình sự việc này, các bà đi hỏi ông ấy thì sẽ biết được.
Thế là bốn bà dì này đi tìm một người bạn cũ của chồng mình. Người thời trước rất đôn hậu, bạn làm việc ác, người ta cũng không nói. Kết quả sau khi người nhà tìm được, vị lão tiên sinh nói đúng là có việc đó, thế nhưng rốt cuộc ông đã chiếm lấy bao nhiêu tiền thì không có người nào biết.
Đọa A Tỳ địa ngục thì người thông linh không thể tìm được. Bạn thử nghĩ xem, đã làm những việc ác này, tuy là ngày ngày lạy Phật, tụng kinh bồi đắp vẫn không thể hết được, vẫn phải chịu quả báo. Ngay lúc khi tạo ác nghiệp không biết được, sau khi đọa lạc ác đạo hối hận không còn kịp nữa. Đây là lão cư sĩ Chu nói với tôi, ông chính mắt nhìn thấy. Vào lúc đó ông ở Thượng Hải, biết được những sự việc này.”
HT Tịnh Không (Trích PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải – Tập 103 – Cẩn dịch: Vọng Tây Cư sĩ)
TREO TRÀNG PHAN CÚNG DƯỜNG THÁP PHẬT
ĐƯỢC PHƯỚC BÁU THÂN HÌNH XINH ĐẸP, CHỨNG ĐẠO QUẢ
Kinh Bách Duyên ghi: “Khi Đức Phật còn tại thế, trong thành Ca-tì- la-vệ có một trưởng giả rất giàu, của cải nhiều vô lượng, không thể tính kể. Vợ ông sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú, không ai sánh bằng. Lúc mới sinh bé trai ấy, trên hư không có tràng phan lớn che phủ khắp thành, cha mẹ thấy thế thì rất vui mừng, nhân đó mà đặt tên con là Ba-đa-ca.
Thời gian sau, Ba-đa-ca lớn lên, liền xin Phật xuất gia và chứng quả A-la-hán, đầy đủ ba minh, sáu thông và tám giải thoát. Các tì-kheo thấy thế liền bạch Phật.
Bạch Đức Thế Tôn! Tì-kheo Ba-đa-ca thuở xưa trồng phúc gì, mà mới sinh ra đã xinh đẹp hơn người, lại có tràng phan lớn che phủ khắp thành, nay được gặp Đức Thế Tôn, xuất gia chứng đạo quả?
Đức Phật bảo các tì-kheo:
“Thuở quá khứ chín mươi mốt kiếp về trước, ở nước Ba-la-nại có Đức Phật Tỳ Bà Thi ra đời, sau khi Ngài nhập niết-bàn, vua Bàn-đầu-mạt-đế thâu lấy xá-lợi, xây tháp bằng bốn báu cao một do-tuần để tôn thờ.
Lúc ấy, có một người mở hội lớn bên tháp để cúng dường. Khi cúng dường xong, ông làm một chiếc tràng phan treo lên tháp, phát nguyện rồi đi. Nhờ công đức này, từ đó về sau trải qua chín mươi mốt kiếp, ông ta không rơi vào ba đường ác, dù sinh lên cõi trời hay vào cõi người, thường có tràng phan theo che, hưởng thụ niềm vui sướng, đến nay gặp Ta, xuất gia chứng đạo quả”.
Thiện Ác Nghiệp Báo
Chư Kinh Yếu Tập
Đường Đạo Thế tập
Bản Việt dịch của Thích Quảng An
‘Người hùng Covid-19’ ở Ấn Độ: Dừng kinh doanh cả 1 nhà máy, bán oxy với giá 1 Rupee/bình cho dân dù giá trên chợ đen gấp 30.000 lần
Anh Manoj Gupta, quản lý của Nhà máy Ispat Rimjhim ở Khu công nghiệp Sumerpur của Hamirpur, Uttar Pradesh-Ấn Độ đang nổi lên như một người anh hùng của đất nước với quyết định để nhà máy sản xuất oxy hóa lỏng vốn dùng trong sản xuất thép không gỉ của mình chuyển sang cung ứng cho bệnh viện và người dân.
Trên thực tế nhà máy của anh Manoj đã phải đóng cửa theo lệnh cách ly của chính quyền bang nhưng đứng trước thực trạng đau lòng của người dân, nhà quản lý này đã dũng cảm mở lại xưởng sản xuất để giải cơn khát oxy cho những người bệnh đang mòn mỏi chờ đợi.
“Nhà máy chúng tôi sản xuất oxy lỏng cho thép không gỉ nên chúng tôi có đủ thiết bị…Thế nhưng chứng kiến thảm kịch Covid đang diễn ra trước mắt mình, tôi và các lãnh đạo nhà máy đã quyết định cung ứng oxy cho người dân với giá 1 Rupee”, anh Manoj nhấn mạnh.
Hành động này của anh Manoj được nhiều người ca ngợi là anh hùng khi ngoài chợ đen, giá một bình oxy lên tới 30.000 Rupee. Mọi người và các bệnh viện từ Aligarh, Noida, Lucknow, Banaras và nhiều nơi khác đang đến nhà máy của anh để nạp đầy ôxy. Họ chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận y tế là được tặng không mất tiền.
“Chúng tôi thu phí 1 Rupee là để thanh toán chi phí sản xuất, còn lại chủ yếu nhà máy cung ứng miễn phí oxy cho người dân”, anh Manoj cho biết.
Mỗi ngày, nhà máy của anh Manoj có thể bơm cho khoảng 1.500 bình khí oxy bởi mỗi bình tốn khoảng 1 giờ để nạp đầy, đó là chưa kể đến thời gian thông bình và các quy trình an toàn khác.
Hiện anh Manoj đang kêu gọi các bệnh viện đến nhà máy của anh để lấy thêm oxy cứu chữa cho bệnh nhân.
Nguyên nhân chính khiến anh Manoj làm điều này ngoài việc chứng kiến thảm cảnh của người dân, chính bản thân anh cũng từng là một bệnh nhân nhiễm Sars nCov2 vào năm 2020. Bản thân anh đã phải chịu cảnh đau đớn và phải mất 6-7 tháng mới hồi phục hoàn toàn, do đó anh quyết định phải làm gì đó cho xã hội.
Anh Manoj cho biết oxy hiện trở thành phao cứu sinh cho nhiều người và anh cảm thấy vui mừng khi giúp đỡ được mọi người.
“Tôi hiểu được nỗi đau mà bệnh nhân cũng như người nhà của họ đang trải qua hiện nay bởi chính tôi cũng từng bị như vậy vào năm ngoái. Đây là điều tối thiểu tôi có thể làm để cảm tạ Chúa khi cho tôi được sống qua dịch bệnh”, anh Manoj nhấn mạnh.
Theo DOANH NGHIỆP & TIẾP THỊ