Vào đời nhà Đường, ở huyện Văn Thủy thuộc Tịnh châu [nay là tỉnh Sơn Tây] có người tên là Lý Tín, làm vệ sĩ ở phủ Long Chính. Vào một mùa đông trong khoảng niên hiệu Hiển Khánh đời Đường Cao Tông [656 – 661] Lý Tín theo thông lệ đến Sóc Châu nhận việc, khi đi cưỡi con ngựa ký [ngựa ký là một giống ngựa hay, mỗi ngày có thể đi được đến ngàn dặm, tính rất thuần, dễ điều khiển] màu đỏ, có dắt theo một chú ngựa non. Bấy giờ đang lúc trời rất lạnh, gió rét, tuyết rơi dày, đi được hơn mười dặm thì ngựa không cất bước nổi. Lý Tín dùng roi quất ngựa, đến roi thứ mười thì ngựa bỗng cất tiếng nói như người, bảo Lý Tín rằng: “Tôi vốn là mẹ của ông trước đây. Bởi lúc còn sống phản bội cha ông, lấy trộm hơn một thạch gạo cho riêng đứa con gái nhỏ, nên bây giờ phải chịu quả báo thế này. Con ngựa non kia chính là em gái của ông, nhận số gạo ăn trộm ngày trước nên nay cũng chịu quả báo trả nợ đó.”
Lý Tín nghe qua không cầm được nước mắt, liền tháo dây cương với yên ngựa ra, tự mình mang lấy và nói với ngựa: “Nếu đúng là mẹ ta thì xin tự đi về nhà.” Ngựa lập tức theo đường quay về nhà.
Từ đó, mấy anh em nhà Lý Tín liền dựng một căn nhà riêng để nuôi dưỡng con ngựa ấy, cùng nhau chăm sóc. Có người bạn đồng nghiệp của bà trước đây thường vì bà mà cúng dường trai tăng, lễ sám. Cả nhà Lý Tín từ đó đều tinh tấn tu tập hành trì.
Quan Công bộ Thị lang là Ôn Như Ẩn cùng với quan Tư pháp Kỳ châu là Trương Kim Đình đều đang lúc ở nhà để tang cha mẹ, nghe biết chuyện này lấy làm lạ lùng kinh sợ, tìm đến tận nơi tra vấn, quả nhiên thấy ngựa vẫn còn đó.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Nam Mô A Di Đà Phật! Con có 2 câu hỏi mong chư vị giúp con giải đáp.
1/ Sao con thấy truyện Vãng Sanh con đọc các vị Thiện Nhân ra đi bị bệnh tật dày vò nhiều, mà đa phần phải cần trợ niệm thì mới đi được rồi phải trợ niệm 8 tiếng rồi 12 tiếng, không phải khi tắt hơi liền được đức Phật A Di Đà rước rồi sao.
2/ Năm nay con 26 tuổi con không muốn kết hôn, ở vậy để Tu Tịnh Độ rồi giúp đỡ cha mẹ cùng Vãng Sanh với mình, vì từ bé con không thích chuyện quan hệ chăn gối, con cảm thấy rất đáng sợ. Con đọc trong Kinh Vô Lượng Thọ Phật Thích Ca có đoạn nói phải đoạn trừ dâm dục, con nghĩ điều này vô cùng phù hợp với con, vậy con hỏi ở đây có vị nào là Cư Sĩ mà độc thân cũng tu Tịnh Độ không ạ, cho con hỏi các vị sống độc thân như thế nào, mà khi về Phật thì mình nên dặn dò hậu sự lại cho ai ạ.
Mặc dù câu hỏi của con hơi ngô nghê nhưng mong được các vị liên hữu thương xót chỉ bày giúp con với. Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật,
Gửi bạn Liên Trì,
*Người lúc lâm chung nghiệp bệnh bủa vây vốn rất khó giữ chánh niệm, do vậy cần được hộ niệm. Người phải hộ niệm cho thấy thiện căn, phước Đức nhân duyên chưa đầy đủ, nghĩa là khi còn sống sự tu học chưa chuyên nhất=tín chưa sâu, nguyện chưa thiết và chưa thực tâm hành. Những trường hợp này để vãng sanh được là hi hữu, ngoại trừ các vị Tôn Túc làm biểu Pháp sanh già bệnh chết.
*Độc thân có một lợi thế không bị ràng buộc bởi chuyện gia đình vì thế việc đoạn tham ái cũng dễ dàng hơn đó là nói về lý, khi đi vào sự thì ý chí thực đoạn ái tức lìa tham dục mới là tiên quyết.
Bạn có quyết tâm như vậy rất đáng quý, hơn thế bạn lại muốn dìu dắt cha mẹ cùng niệm Phật để sanh Tịnh Độ, đó là đại hiếu. Tuy Nhiên từ lý đi vào sự là một chặng đường đầy chông gai, khổ nhọc: từ học và thực từ là khổ nhọc chẳng phải chuyện cưỡi ngựa xem hoa, do vậy bạn phải xác định tâm mình thật chắc chắn. Bởi nhiều người mới từ rất tinh tấn nhưng chỉ ít thời gian sau, nghiệp trổ, khảo nghiệm đường từ trùng trùng thì sanh hoảng sợ, hoài nghi rồi thoái tâm.
*Việc lo hậu sự không có gì khó vì nếu bạn an Nhiên tự tại vàng sạnh, chỉ cần một di chúc nhỏ cho thân quyến là đủ đâu cần quá bận tâm sau khi chết phải làm gì cho mệt.
Nguyện chúc bạn tỉnh giác tu học để sớm ngày về Tịnh Độ.
TN
Nam Mô A Di Đà Phật! Con cảm ơn thầy Thiện Nhân ạ.
A Di Đà Phật
MD có người bạn đồng tu qua facebook, cách đây không lâu đã xuất gia tu học. Tịnh thất Thầy tu học chuyên tu Tịnh độ, nhưng các Thầy sống đời khất sĩ với một bữa ngọ. Thật tự tại biết bao! Đó là đời sống mà bất cứ người niệm Phật nào cũng có thể hướng đến, chỉ cần quyết tâm… vì ngày mai chết rồi phải vãng sanh thôi.
https://www.facebook.com/100051540174314/posts/117341073327231/?app=fbl
Nam Mô A Di Đà Phật! Chia sẻ của thầy Mỹ Diệp thật quý quá!
A Di Đà Phật. Cầu xin các vị Đồng tu góp ý cứu giúp, bà mình bị tiểu đường nhiều năm, nay lại bị tăng tiểu cầu chưa biết sự tình ra sao. Bà đang cần ăn chay để giữ vững sức khỏe, hiện bà mình đang ở viện huyết học hà nội điều trị. Đồng tu nào biết gần viện huyết học có địa điểm bán đồ chay nào sạch, hợp lý thì báo cho mình với, làm ơn làm phước.
A Di Đà Phật
Chào bạn Quê Nhà Cực Lạc!
MD không ở Hà Nội nên không biết quán bán cơm chay sạch. Nhưng MD có biết một Nhóm, Nhóm này là những người ăn chay trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ Nam Bình, MD có theo dõi nhiều bệnh nhân theo hướng dẫn của bác sĩ Nam Bình đã khỏi bệnh.
MD chia sẻ nhóm này vào đây nhé, bạn theo dõi thử xem có thể nhờ bác sĩ chữa bệnh cho Mẹ được không nhé!
https://www.facebook.com/groups/228516498495777/permalink/237248204289273/
Bồ tát luôn xuất hiện ở thế gian dưới mọi hình thức.
https://www.facebook.com/CafeF/videos/253884002714098
Cư sĩ Qua Quảng Thái vãng sanh
Vào đời Đại Minh có cư sĩ Qua Dĩ An, pháp danh Quảng Thái, quê ở Tiền Đường, bản tính hiếu thảo, hay làm thiện, tu nhân tích đức, nhưng ông làm một cách thầm lặng không muốn mọi người biết. Đến lúc tuổi già, ông dốc lòng phụng thờ Phật. Ông cùng với ngài Linh Chi và nhiều vị tăng, tục khác, mỗi năm vào hai ngày xuân xã[1] và thu xã[2] cùng nhau kết hợp niệm Phật. Ông thường tụng Hoa nghiêm và Tịnh độ ngũ kinh.
Một hôm, ông bỗng nói với mọi người: “Sắp đến ngày đi rồi, nên tôi phải chuẩn bị tư lương để về Tây phương”. Nói rồi, ông vào tịnh thất thiết lập thời khóa tụng niệm, sớm tối hành trì không dừng. Ông dự định sẽ ra đi vào ngày 21 tháng Chạp. Hai đêm trước khi ông qua đời, vợ con vây quanh nghẹn ngào, ông mỉm cười nói: “Có sinh ắt có diệt, sao lại ủ rũ như thế! Tôi mới xuất thần đến Tịnh độ, đích thân hầu hạ Đức Phật A-di-đà. Các người chớ vì chút tình cảm mà làm loạn chính niệm của tôi”. Rồi ông dặn đi dặn lại kẻ tăng, người tục niệm Phật trợ lực cho ông, đừng để xen tạp niệm.
Đến ngày giờ đã định, ông lặng lẽ ra đi.
[1] Xuân xã 春社: Ngày Mậu sau ngày Lập xuân năn ngày gọi là ngày Xuân xã.
[2] Thu xã 秋社: Ngày Mậu sau ngày Lập thu năm ngày gọi là ngày Thu xã.
Tịnh Độ Vãng Sanh Truyện
Ban Dịch Thuật Hán Tạng Pháp Âm
Biên dịch: Chúc Đức và các thành viên
Ai có thân nhân bị thoái hóa cột sống thì thử dùng bài thuốc rẻ tiền này xem sao nhé.
https://www.facebook.com/camonvayeuthuong/videos/2856181567812387
ĐẦU THAI THÀNH LỢN VÌ QUẢ BÁO HÀNH VI ĐỘC ÁC VÀ SÁT SANH
Một tỉnh nọ tại Dư Thiều, Triết Giang, có một ông đồ tể họ Tôn, vào các ngày lễ Tết thường có người mời ông đi mổ heo. Khi ông quy y Phật giáo, biết được nghiệp sát sanh là tội nặng thì không còn giết mổ heo thay người.
Đến cuối năm, người bà con nhất quyết phải nhờ ông ta mổ cho bằng được. Chỉ vì nể về mặt tình cảm khó xử, ông ta lại phải giết mổ thêm hai con heo.
Qua tháng ba năm sau, vào một đêm, ông Tôn đại tiện sau nhà, thấy từ xa có một đám người đi tới. Có bảy người nam, tám người nữ toàn bị trói lại như là đang bị áp giải. Ngoài ra, còn có một số người tay cầm súng. Chạy lại gần, ông Tôn thấy trong đó có một người ông ta quen biết, đó là tên ác bá ở cách làng mười dặm. Người này cấu kết với thổ phỉ, ăn hiếp người nghèo, không việc ác nào mà không làm. Ông Tôn nghĩ thầm, ông ta có thể đã bị quan lính bắt giữ, không sao lại bị trói ? Từ từ đi về đến nhà, chỉ nghe đám người đó cứ đi theo hướng nhà kế bên bán tạp hóa. Cách tường lắng nghe, chỉ cảm thấy tiếng người náo loạn, đèn nhà sáng trưng, nghe một hồi sau đó mới yên tĩnh lại.
Ông Tôn thức dậy lúc canh năm trời chưa sáng, đi ra ngoài tiệm tạp hóa, chờ gần nửa ngày mới thấy cửa tiệm mở ra. Ông Tôn hỏi, hôm qua nhà ông có chuyện gì mà sao nhiều phạm nhân đến nhà ông vậy. Chủ nhà này nói hôm qua chẳng có người nào đến nhà tôi cả nhưng con heo nhà tôi đẻ được mười mấy heo con. Ông Tôn nói : “Tôi còn nhìn thấy ông ác bá nọ cũng bị trói trong đó mà”. Ông chủ kia nói : “Chắc ông đã gặp ma rồi. Ông ác bá đó tháng trước đã bị bắn chết rồi”. Ông Tôn quá sợ hãi, ông đi đến chuồng heo, thấy có 7 heo đực, 8 heo cái, phù hợp với số lượng người mà hôm qua ông thấy.
Ông Tôn sợ quá, chạy đến Phật đường sám hối, xin thề thanh khẩu ăn chay. Sau này mới biết, tên ác bá nọ lúc còn sống thường hay đến tiệm tạp hóa kia đòi nợ tiền mãi lộ nên sau khi chết phải đầu thai vào nhà đó để trả nợ.
Lời Bàn :
Ông Tôn này đã quy y Phật giáo nhưng tín tâm còn chưa vững mạnh. Nhờ sự gia bị của Phật Bồ Tát, nên ông Tôn này mới tận mắt chứng kiến những vong hồn này bị trói và áp giải đi để nhập vào thân heo đền trả ác nghiệp.
Ông hoảng hồn mà phát nguyện trường chay, tu thiện tích đức.
Thật là phương tiện thiện xảo của Phật và Bồ Tát vậy. Xin thế nhân đừng làm các việc ác vì trên đầu 3 tấc có thần linh. Tất cả đều được ghi chép lại vậy.
Trích chương 8, “Ngọc Lịch Bửu Phiêu”