Triều Minh có quan Tư đồ là Mã Sâm. Cha ông đến năm 40 tuổi mới sinh con. Con lên 5 tuổi, dung mạo xinh đẹp, cả nhà đều thương yêu trân quý như châu ngọc. Một hôm, đứa tớ gái bế ra ngoài chơi, sẩy tay làm té ngã bị một vết thương trên trán phía bên trái mà chết. Cha ông lúc đó nhìn thấy mọi việc, lập tức gọi đứa tớ gái bảo chạy trốn đi, rồi tự tay bế xác con vào nhà. Mẹ ông đau đớn kinh hồn, nặng tay xô đẩy cha ông té ngã nhiều lần, quyết tìm cho ra con tớ gái mà đánh cho đến chết, nhưng nó đã chạy xa rồi.
Đứa tớ gái chạy về nhà cha mẹ, kể thật sự tình. Cha mẹ nó vô cùng cảm động trước sự tha thứ của ông chủ, ngày đêm thành tâm cầu nguyện cho ân nhân mình sớm sinh quý tử. Năm sau, quả nhiên ông sinh được Mã Sâm, trên trán nơi phía bên trái có một vết sẹo màu đỏ rất rõ.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
MỘT VIỆC PHÚC ĐỨC CÓ THỂ TIÊU TRỪ TRĂM ĐIỀU HỌA
Chuyện kể rằng Lưu Hoằng Kính là người Bành Thành thời nhà Đường, tự là Nguyên Phổ. Gia đình ông sống nhiều thế hệ ở khu vực sông Hoài, Phì Thủy, tài sản hàng trăm vạn lạng. Ông thường tu âm đức mà không khoe khoang, cho nên mọi người đều không hay biết về những việc làm tốt của ông. Mặc dù ông giàu có nhưng không làm người khác buồn phiền hay oán hận, thường hay dùng tiền để giúp đỡ người khác, bố thí cho người khác mà chưa bao giờ mong được hồi đáp.
Những năm đầu Trường Khánh thời Đường Mục Tông, có một thuật sĩ giỏi xem tướng trên đường đến Thọ Xuân trông thấy Lưu Nguyên Phổ, ông nói: “Xin quân tử hãy dừng chân, tôi có lời muốn nói”. Lưu Nguyên Phổ liền mời ông vào quán xá và hỏi chuyện.
Người này nói: “Ngài có rất nhiều của cải nhưng chỉ 2, 3 năm nữa thôi đại nạn sẽ đến, làm thế nào đây?”
Lưu Nguyên Phổ rơi lệ nói: “Tuổi thọ của con người là thiên mệnh, tiên sinh có thể giúp gì được cho tôi?”
Thuật sĩ nói: “Tướng mạo không bằng phẩm đức, phẩm đức không bằng độ lượng. Mặc dù thọ mệnh của ngài không cao nhưng đức lại dày, ngài cũng là người rất độ lượng, phóng khoáng. Tôi sẽ nói cho ngài biết những việc về sau, trong vòng hai năm tới ngài phải nỗ lực tu mỹ đức, hy vọng có thể kéo dài thọ mệnh. Một việc đức có thể tiêu trăm điều họa, còn được hưởng chức tước, bổng lộc, huống hồ là trường thọ. Cứ nỗ lực như vậy, ba năm nữa tôi sẽ lại đến gặp ngài”. Nói rồi bèn cáo từ, Lưu Nguyên Phổ rơi lệ tiễn biệt.
Từ đó ông bắt đầu chuẩn bị hậu sự. Ông có một cô con gái sắp kết hôn đến Dương Châu muốn xin mấy cô hầu gái đi cùng, ông dùng 80 vạn quan tiền mua bốn cô hầu gái, trong đó một cô tên là Phương Lan Tôn rất xinh đẹp và có phong thái đoan trang, không giống như người sinh ra trong gia đình nghèo khó. Lưu Nguyên Phổ hỏi han sự tình, cô trầm ngâm rất lâu rồi mới trả lời: “Tiện nữ mang tử tội, vốn không dám nhắc đến nữa. Chủ nhân đã hỏi kỹ thì mới dám tiết lộ. Gia đình tôi đời đời là danh tộc, quê ở Hà Lạc. Tiên phụ làm quan ở Hoài Tây, không may gặp giặc Ngô phản loạn hung bạo. Vì thấy họ của ông giống với họ của cường đạo, nên triều đình nghi ngờ là người thân của bọn phản tặc, do vậy cha tôi bị triều đình giết, cả gia đình bị tịch thu tài sản. Từ đó tôi rơi vào cảnh hèn mạt, không có nơi nào để kêu oan. Sau khi giặc Ngô bị dẹp, toàn bộ những người thân khác trong gia đình tôi bị quan quân bắt làm tù binh, cũng không biết lưu lạc ở đâu. Bản thân tiện nữ đã bị đổi hai chủ, giờ mới vào đây”.
Lưu Nguyên Phổ cảm thán hồi lâu rồi nói: “Giày dẫu có mới cũng không thể đội lên đầu, mũ dẫu có cũ cũng không thể dẫm dưới chân. Dù gia đình cô chết oan, nhưng cô vẫn là con nhà quan lại, mà nỗi oan của cô ai nghe cũng phải phẫn nộ, huống hồ ta là bậc nam tử. Hôm nay nếu ta không thể rửa được oan cho cô thì sẽ bị Thần trừng phạt”. Ông bèn hỏi người nhà cô, được biết ông ngoại cô họ Lưu, bèn đem đốt văn tự bán mình của cô, nhận cô làm cháu ngoại. Dùng 50 vạn quan tiền gả con gái mình, sau đó tìm mối tốt gả Phương Lan Tôn.
Một ngày mùa xuân tháng ba năm Tân Mão năm thứ hai Trường Khánh, Phương Lan Tôn đã xuất giá, Lưu Nguyên Phổ nằm mơ thấy một người mặc áo màu xanh, tay cầm thẻ ngà, hướng xuống trần mà bái lạy, Lưu Nguyên Phổ lại gần, ông ấy đột nhiên rơi nước mắt nói: “Tôi chính là phụ thân của Phương Lan Tôn, ân đức của ngài, tôi nhất định sẽ báo đáp! Tôi nghe nói âm đức có thể cảm động đến trời xanh. Đến nay thọ mệnh của ngài đã hết, tôi vừa báo cáo lên Thiên đế để cầu xin cho ngài”. Nói rồi đi mất. Ba ngày sau, Lưu Nguyên Phổ lại nằm mơ thấy phụ thân của Phương Lan Tôn đứng trước tiền đình, mặc áo bào màu tím, thị vệ đứng uy nghiêm xung quanh, ông cảm tạ Lưu Nguyên Phổ, nói: “Kẻ bất tài như tôi may mắn được thỉnh Thiên đế, Thiên đế đã đồng ý kéo dài thọ mệnh cho ngài thêm 25 năm nữa, phúc hưởng ba đời, con cháu không gặp tai ương. Những người đã tàn sát gia đình tôi đều bị xét xử, hiện giờ tai họa khắp thân. Người đã chết thì con cháu phải chịu họa. Thiên đế còn thương xót cho oan tình của tôi, cho khôi phục chức vụ, cai quản vùng sông núi Hoài Hải”. Rồi ông nghẹn ngào bái biệt.
Trời sáng, Lưu Nguyên Phổ vẫn nhớ rõ cảnh tượng giấc mơ những vẫn không tin. Ba năm sau, vị thuật sĩ xem tướng quả nhiên lại đến, vừa gặp đã chúc mừng Lưu Nguyên Phổ: “Thọ mệnh của ngài đã được kéo dài rồi. Để tôi xem khoảng cách giữa lông mày và tóc của ngài nào”.
Lưu Nguyên Phổ bỏ mũ lộ ra vầng trán, thuật sĩ nói: “Ôi, đây đúng là bằng chứng nhờ âm đức mà cảm động đến Thiên đế. Từ nay về sau 25 năm nữa, phúc hưởng ba đời”. Lúc này, Lưu Nguyên Phổ mới kể cho ông ấy nghe chuyện về phụ thân của Phương Lan Tôn. Thuật sĩ nói: “Hàn Quyết nước Tấn thời Xuân thu âm thầm bảo vệ Triệu Thị, Tư Mã Thiên cho rằng mười đời nhà Triệu Thị đều làm đến vương hầu, chính vì có âm đức. Huống hồ gia đình Phương Lan Tôn đã không có người nối dõi, bản thân Phương Lan Tôn chỉ là nô tì. Vậy mà ngài không những không tiếc tiền tài lại không bị mê mẩn bởi nhan sắc xinh đẹp của cô ấy, ngài đã thương cảm giúp đỡ cho cô gái mồ côi, đây đều là âm đức dày của ngài”.
Lưu Hoằng Kính nhờ tích được âm đức lớn nên không chỉ thay đổi được thọ mệnh của mình, mà con cháu ba đời còn được hưởng phúc, không phải chịu tai họa, ở nhân gian mà nhìn thì đây chẳng phải là việc đại hảo sự có cầu cũng không được hay sao? Ông trời sẽ không vô tình làm rơi nhân bánh, phúc phận đều là nhờ tích đức hành thiện mà có được.
Trích: Thái Bình Quảng Ký
TRÊN THẾ GIAN NÀY, CHỈ CÓ CHA MẸ MỚI TOÀN TÂM TOÀN Ý YÊU THƯƠNG BẠN MÀ KHÔNG ĐÒI HỎI GÌ.
https://www.facebook.com/dieuamvouu/posts/1369336206596022
Hôm nay tui mới biết cái dzụ này. Hồi nào tới giờ tui đâu biết thỏ mẹ đào lỗ giấu thỏ con dưới đất. Mà lạ một điều là cả đám nhóc chen lấn nhau chui xuống cái hố chút xíu rồi bị thỏ mẹ lấp đất lại mà đám thỏ con vẫn thở được dưới đó thì hay quá. Tui nằm ngủ trùm cái mền lên mặt chút xíu là muốn ná thở rồi, không lẽ bọn nhóc ở dưới… nín thở hết sao ta? 😀
https://www.youtube.com/watch?v=baQBc3e1BaE
Chó ăn chay niệm Phật vãng sanh
https://www.youtube.com/watch?v=aSn-XCAVwGM
Chú Chó Kỳ Kỳ Ăn Chay, Tu Hành 9 Năm – Biết Trước Ngày Giờ Tự Tại Vãng Sanh.( Phụ Đề)
【狗狗吃素修行九年,預知時至自在往生瑞相稀有 】
【Chú chó ăn chay, tu hành 9 năm; biết trước ngày giờ, tự tại vãng sanh, thoại tướng hiếm có】
2019年3月5日,上午八點半
Ngày 05/03/2019, vào lúc 8h30 sáng
這是琪琪(音)妙音小菩薩九年前皈依,素食九年。
Đây là Kỳ Kỳ – Tiểu Bồ tát Diệu Âm,9 năm trước đã quy y, ăn chay 9 năm.
前三年學習《地藏經》,
3 năm trước học tập Kinh Địa Tạng
在他居住的這個籠子邊上 綁上《地藏經》的視頻 然後他就看。
Bên cạnh chuồng của chú ở, gắn máy tụng Kinh Địa Tạng để chú có thể nghe Kinh.
後來是播放淨空老法師的播經機《地藏經》三、四年。
Sau đó, 3 – 4 năm nghe Kinh Địa Tạng do Tịnh Không Lão Pháp sư giảng.
然後是《無量壽經》幾年,
Sau đó, vài năm nghe giảng Kinh Vô Lượng Thọ,
淨空的法師的佛號是有四年的時間。剛開始是快版的阿彌陀佛。
Nghe tiếng niệm Phật của Tịnh Không Pháp sư thời gian là 4 năm. Lúc mới bắt đầu là nghe niệm A Di Đà Phật bản nhanh.
然後因為是琪琪(音)年級大了, 16歲了,老了;聽一些慢版的心能比較清淨。調成慢版的阿彌陀佛比較攝心。
Sau đó, vì tuổi của Kỳ Kỳ đã lớn, 16 tuổi, già rồi; Nghe bản niệm Phật chậm hơn để tâm thanh tịnh hơn. Bản niệm A Di Đà Phật giai điệu chậm thì dễ nhiếp tâm hơn.
琪琪(音)妙音小菩薩往生紀實 2019.3.5
Ký sự vãng sanh của Kỳ Kỳ – Tiểu Bồ tát Diệu Âm ngày 5.3.2019
现在走了十九个小时了,走了十九个小时了, 看一下,看一下,
Hiện tại, Chú vãng sanh đã được 19 tiếng rồi, xem qua 1 chút nào (thân thể của Chú lúc này vô cùng mềm mại)
在他走之前,我去請示過淨空老法師,請淨空老法師開示,我就問了一個問題,想問一下淨空老法師,動物走後能不能直接往生西方極樂世界?
Trước khi Chú vãng sanh, tôi có đi thỉnh qua ý kiến của Tịnh Không Lão Pháp sư. Tôi đã hỏi 1 câu hỏi, muốn hỏi Tịnh Không Lão Pháp sư rằng, sau khi động vật mất có thể trực tiếp vãng sang Tây Phương Cực Lạc Thế giới hay không?
淨空老法師告訴我可以,所以我就非常有信心。
Tịnh Không Lão Pháp sư nói với tôi là có thể, cho nên tôi rất có tín tâm.
琪琪算是預知時至走的,在昨天下午1點19分走的,
Rốt cuộc, Kỳ Kỳ biết trước ngày giờ ra đi, vào lúc chiều 1 giờ 19 phút vãng sanh,
昨天是正月二十八;她走的時間是1點19分,在這之前呢,已經有師兄,打出了這個數字,可以算是預知時至吧。
Hôm qua là 28 tháng giêng, thời gian Kỳ Kỳ vãng sanh là 1 giờ 19 phút, trước thời điểm này, đã có Sư huynh, viết ra những con số, cũng có thể xem như là biết trước thời giờ.
他是1點19分走,到1點17分,身體開始呈現拜佛的一個狀況,面向西北方,雙腳向後,走的時候沒有痛苦,
Chú là vào lúc 1 giờ 19 phút vãng sanh; lúc 1 giờ 17 phút, thân thể bắt đầu biểu lộ một cử động như trạng thái lạy Phật, mặt hướng phía Tây bắc, hai chân hướng sau, lúc ra đi không có một chút gì đau khổ,
臨走之前是兩天不吃不喝,然後一直到走,沒有哼過一聲,沒有呈現過一絲毫的痛苦狀.
Trước khi vãng sanh 2 ngày, không ăn không uống, mãi cho đến lúc vãng sanh, không có kêu rên tiếng nào, không hề biểu lộ một chút trạng thái thống khổ nào.
他是屬於臟器衰竭,因為問過醫生的,已經沒有搶救的價值了,年歲大了,16歲了。
Chú bị suy nội tạng, vì đã hỏi qua bác sĩ, đã không còn khả năng cứu chữa, tuổi của chú đã lớn, 16 tuổi rồi.
從三個半月跟著我,一直到現在,16歲;我也不執著了,放下了,阿彌陀佛
Chú theo tôi từ lúc ba tháng rưỡi, mãi cho đến hôm nay là 16 tuổi. Tôi cũng không chấp trước nữa, buông xả thôi, A Di Đà Phật.
昨天走了以後是我們的幾位師兄助念,護生群的師兄一直在助練,走的非常好,非常圓滿!
Hôm qua, sau khi chú vãng sanh, là do vài sư huynh chúng tôi trợ niệm, các sư huynh của nhóm hộ sanh trợ niệm. Chú vãng sanh rất tốt, rất viên mãn!
感恩諸佛菩薩慈悲加持! Cảm ân Chư Phật, Bồ Tát từ bi gia trì!
感恩淨空老法師! Cảm ân Tịnh Không Lão Pháp sư!
感恩龍天護法! Cảm ân Long thiên hộ pháp!
感恩十方三世一切諸佛菩薩! Cảm ân thập phương tam thế nhất thiết Chư Phật, Bồ Tát!
感恩所有的師兄們! Cảm ân các sư huynh!
感恩大家! Cảm ân mọi người!
憶如來! Nhớ nghĩ Như Lai
阿彌陀佛 阿彌陀佛 阿彌陀佛
A Di Đà Phật !
Source/Nguồn: 淨空法師 歡喜念佛六和園地
Tui tin chú chó này vãng sanh các vị ạ. Sau 19 tiếng mà thân thể chú co dũi mềm mại như thế là chuyện khó nghĩ bàn. 7 năm trước cô chó nhà tui mất, không may lúc ấy tui không có nhà. Mãi gần nửa đêm tui đi làm về thì cô chó nhà tui đã ra đi. Nghe người nhà kể lại trước lúc ra đi, lục phủ ngũ tạng của cô chó không còn hoạt động nữa nên các chất thải trong cơ thể bị trôi ra ngoài qua đường miệng và hậu môn, chứ không được sạch sẽ như trường hợp trên. Đi làm về khuya nên tui chỉ có thể hộ niệm được 1 tiếng rồi sau đó mở máy niệm Phật gần bên thân thể cho đến sáng với hy vọng thần thức cô chó nghe được câu Phật hiệu thì sẽ không còn bị sanh vào 3 đường ác nữa. Nhưng chỉ sau mười mấy tiếng thôi mà thân thể cô chó nhà tui đã cứng ngắc rồi, không mềm mại như chú chó ở trên đâu. Chú có duyên ăn chay, được quy y Tam Bảo, được nghe Phật pháp và câu Phật hiệu hàng ngày, đến giờ lâm chung có đầy đủ duyên lành được trợ niệm và sau 19 tiếng mà thân thể không cứng là tui tin chắc không nghi ngờ chú được vãng sanh rồi. Thật là phước cho chú. A Di Đà Phật.
Quả báo của người đang ông sang tham phụ bần
Tôi đã từng là một người vợ hạnh phúc. Chúng tôi cưới nhau ngay khi hai đứa mới ra trường. Ngày đó cách nay 18 năm. Khi đó cuộc sống còn rất khó khăn.
Tôi nhớ khi mang thai đứa con đầu, một bữa trưa nọ, tôi đang nằm trong nhà thì nghe có tiếng rao của bà bán bánh bò, bánh chuối. Tôi chồm dậy. Cơn thèm bị dồn nén mấy ngày qua ùa về. Hôm nay tôi nhất định phải mua một dĩa thật đầy, gồm đủ các loại bánh bò, bánh chuối, chuối nước dừa, bánh khoai mì, bánh bột lọc nhân đậu xanh…
Tôi nhất quyết phải ăn cho đã cơn thèm và để mai mốt đứa con tôi sinh ra sẽ không bị chảy nước miếng trong như người ta thường nói về những đứa trẻ thiếu đói trong thời kỳ mẹ chúng mang thai.
Thế nhưng khi ra đến cửa rào, tôi khựng lại. Sau một hồi chần chừ đủ lâu để bà bán bánh đi khỏi, tôi quay vào nhà nằm vật xuống. Những giọt nước mắt không cố ý tự dưng trào ra. Tôi nghĩ, không ăn bánh thì cũng không sao nhưng mình phải nhịn thèm để dành tiền mua thêm miếng thịt, con cá cho chồng. Anh ấy cần tẩm bổ vì phải làm việc cực nhọc trên công trường.
Quân, chồng tôi là kỹ sư xây dựng nhưng khi đó anh phải chấp nhận làm công nhân vì xin việc chỗ nào người ta cũng đòi lý lịch tốt trong khi anh sinh ra trong gia đình sỹ quan chế độ cũ.
Do ăn uống thiếu thốn, tôi sinh bé Na chỉ có 2,2 kg. Nhìn cháu ngoại như con mèo hen, cha tôi an ủi: “Không sao đâu con, ra ngoài rồi nuôi nó lớn mấy hồi”. Đến lúc ấy cha mới biết do tôi ăn uống quá thiếu thốn nên đứa bé nhẹ cân. Chỉ có điều, cha không hề biết tôi đã nhịn miệng cho chồng.
Rồi cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn. Bé Na lớn một chút, tôi gởi nhà trẻ và đi làm. Công việc của Quân ổn định hơn vì anh vốn có tài. Chúng tôi thuê căn nhà rộng rãi hơn, cuộc sống thoải mái hơn. Có lần Quân bảo tôi: “Công nhận em giỏi thiệt. Nếu không có em thu vén thì chắc bây giờ mình vẫn khó khăn. Mấy người bạn ra trường cùng khóa với anh giờ vẫn lông bông, công việc còn chưa có, nói gì đến vợ con, nhà cửa…”.
Tôi thầm cảm ơn anh đã đánh giá đúng công sức và sự hi sinh của tôi cho gia đình. Tôi nghĩ đó chính là chất kéo kết dính tình nghĩa của chúng tôi mãi mãi.
Rồi tôi sinh đứa con thứ hai. Anh bỗng nảy ra ý định: “Thôi, em cứ ở nhà nghỉ cho khỏe, chăm sóc con để anh yên tâm ra ngoài kiếm tiền”. Thoạt đầu tôi không chịu vì tôi sợ nếu chỉ để một mình anh lo kinh tế thì sẽ vất vả. Nhưng anh khăng khăng: “Anh lo được, em cứ ở nhà. Khi nào lo không nổi, anh sẽ nói với em”.
Cuối cùng rồi tôi cũng phải xin nghỉ việc ở nhà trông con. Niềm vui của tôi là buổi sáng đưa đứa lớn đi học rồi ghé ngang chợ mua thức ăn, sau đó về nhà dọn dẹp, cơm nước, chăm đứa nhỏ… Đôi khi tôi cũng buồn nhưng nghĩ đây cũng là công việc, đồng thời còn là sự hi sinh vì chồng, vì con…
Thế nhưng tôi đã sai lầm. Những bữa trưa anh về nhà ăn cơm thưa dần. Rồi đến những buổi chiều, bàn ăn chỉ có 3 mẹ con. Tôi nhìn những món ăn mình chăm chút làm mà trào nước mắt. Tôi đã làm những thứ đó với hi vọng khi anh ngồi vào bàn ăn sẽ thấy ngon miệng, thấy được tình yêu thương tôi dành cho anh…
Đó chính là giết người không gươm đao…
Thế nhưng anh chẳng bao giờ nhận ra điều đó. Lên bàn ăn, anh lơ đễnh rồi nhanh chóng buông đũa. Anh cũng không chuyện trò, trêu đùa với con. Có lần tôi hỏi thì anh bảo do công việc ở công ty nhiều quá, lúc này anh đã là phó giám đốc nên rất nhiều áp lực.
Tôi muốn chia sẻ với anh, ít ra thì cũng là chuyện trò, thăm hỏi, động viên… nhưng mỗi lần tôi hỏi han thì anh lại gạt đi: “Chuyện của anh, em biết gì mà hỏi? Thôi, đi lo cho mấy đứa nhỏ đi, nó làm ồn ào, anh mệt quá”. Tôi lẳng lặng quay ra ôm con. Anh đã quên rằng, tôi và anh học cùng lớp, cùng trường. Ngành xây dựng của anh thì có gì xa lạ với tôi? Thậm chí ngày đi học, tôi còn học giỏi hơn anh…
Rồi điều gì phải đến đã đến. Anh có bồ nhí bên ngoài. Ban đầu anh còn giấu giếm nhưng sau đó công khai thừa nhận: “Đàn ông nào cũng vậy, miễn là anh đem tiền về đầy đủ cho em, cần gì em phải làm lớn chuyện kia chứ?”. Khi một người đàn ông đã dứt tình thì họ thật tàn nhẫn, phũ phàng. Họ luôn thấy việc làm của mình là có lý và cho rằng lỗi lầm thuộc về đối phương.
Chồng tôi cũng vậy. Anh đổ thừa tôi không biết chăm sóc bản thân, không nói năng dịu nhẹ; không quan tâm chồng làm gì, nghĩ gì… Anh còn rất nhiều lý do khác, trong đó có lý do tôi không biết chiều chuộng anh trong chuyện chăn gối… Khi nhớ lại những điều anh đã nói, tôi không thể nào ngăn được mình đừng khóc. Lời nói tuy nhẹ nhàng nhưng đó chính là một cách giết người tinh vi, tàn nhẫn nhất…
Chưa hết, anh còn công khai đi lại với người phụ nữ ấy đến những chỗ quen biết trước đây của chúng tôi. Chẳng biết cô ta nói gì mà những người quen khi gặp tôi đều nói rằng, tôi quá ngu dại khi bỏ Quân. Trời ơi, tôi bỏ anh khi nào? Chỉ có anh tham sang phụ khó, tham vàng bỏ ngãi, mê đắm sắc dục mà ruồng bỏ vợ con chớ tôi bỏ anh khi nào?
Điều đó như giọt nước tràn ly. Tôi nghĩ mình quá ngu dại khi cứ sợ làm mất danh dự của chồng nên cứ im lặng. Tôi nhất định phải làm cho ra lẽ. Tôi đến thẳng công ty gặp anh và cô gái đó. Thế nhưng anh đã cho bảo vệ mời tôi về. Tôi không về mà ngồi lì ở cổng công ty. Cuối cùng anh phải xuất hiện.
Câu đầu tiên, anh nói với tôi là: “Về viết đơn ly hôn đi”. Khi nói điều này, vẻ mặt anh đanh lại trông rất dữ dằn. Tôi bỗng luống cuống: “Em chỉ muốn gặp anh và cô ta để nói chuyện phải quấy…”. Anh ghé sát tai tôi: “Tôi chán cô lắm rồi. Về đi, đừng để cho tôi thấy cái bản mặt hắc ám của cô nữa”.
Tôi nhìn sững anh. Rồi nước mắt cứ tuôn chảy. Những chuyện anh làm, những lời nói cay độc phũ phàng của anh đúng là một kiểu giết người không gươm đao. Nó chọc thẳng vào trái tim tôi, làm cho nó rỉ máu. Mười mấy năm vợ chồng, khi anh nói bỏ là bỏ…
Khi một người đàn ông đã muốn ra đi thì không gì có thể níu kéo. Tôi đã níu kéo trong vô vọng nhưng cuối cùng cũng phải buông tay. Tôi nói với người phụ nữ kia: “Các người là một lũ giết người. Rồi đây các người sẽ bị quả báo”.
Khi nói những điều này, tôi chỉ nghĩ đơn thuần theo lý luận nhân- quả mà người đời thường nói. Tôi đâu biết điều ấy đã linh ứng. Trong một lần họ đi với nhau, tai nạn đã xảy ra. Cô ta phải cưa mất một chân, mù một con mắt. Quân còn nặng hơn. Anh bị chấn thương sọ não, giờ cứ ngơ ngơ, ngẩn ngẩn…
Thoạt đầu tôi nghĩ đáng đời những kẻ giết người. Thế nhưng sau đó tôi thấy họ thật đáng thương. Có lần tôi gặp Quân đi lang thang ngoài đường. Tôi đã âm thầm đi theo anh cho đến khi thấy anh giở nắp thùng rác ven đường. Có lẽ anh đói và nghĩ đó là nồi cơm và anh giở nắp như những ngày hai đứa còn nghèo túng. Mỗi trưa đi làm về anh hay giở lồng bàn xem hôm nay được vợ cho ăn gì…
Tôi phải thú thật là mình rất mềm lòng. Tôi đưa anh về nhà. Hai đứa nhỏ thấy cha thì vừa ngạc nhiên, vừa đau xót. Bé Na rụt rè bảo tôi: “Mình cho ba ở lại đây nha mẹ”.
Tôi không trả lời con bởi lúc đó thương giận trong tôi đang trào lên. Hơn nữa, giờ đây tôi đã muốn có một cuộc sống khác. Những gì anh làm thì anh phải chịu trách nhiệm chứ sao lại bắt tôi phải gánh vác?
Khi phản bội tôi đi theo người khác, anh đâu nghĩ mình có ngày này… Nhận anh về chẳng khác nào tôi phải gánh lấy hậu quả tội “giết người” của anh và người tình của anh sao?
Phương Hồng
Theo nld.com.vn
Câu chuyện tu hành đắc đạo của công chúa Diệu Thiện (hóa thân bồ tát Quán Thế Âm).
https://www.facebook.com/101997058095587/videos/3469405726405511
Đức Phật biến hiện 10 phương Tịnh độ, Hoàng hậu Vi Đề Hy chỉ chọn Tây Phương Cực Lạc
Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật có ghi lại câu chuyện về hoàng hậu Vi Đề Hy, một bậc mẫu nghi thiên hạ với đầy đủ kẻ hầu, người hạ, muốn gì được nấy. Ấy thế mà, cuộc sống của bà rơi vào hoàn cảnh éo le bởi đứa con tham tàn bạo ngược. Thân thì sống trong cung vàng điện ngọc nhưng tâm bà vô cùng đau đớn và tuyệt vọng bởi nỗi xót thương chồng bị đứa con bức tử hành hạ thân xác trong ngục tù. Nương nhờ thần lực của đức Phật Thích Ca, Hoàng hậu nhớ lại hết những việc ác của mình, nên dịu lòng đau khổ và ăn năn sám hối tội lỗi. Bà liền đỉnh lễ Phật, cầu Phật dạy cho phương pháp tu hành để diệt tội và khi xả thân được sinh về thế giới thanh tịnh bất sinh bất diệt của Đức Phật A Di Đà. Về sau, bà cùng 500 tỳ nữ được Đức Phật thọ ký cho sinh về cõi Cực Lạc.
Chuyện kể rằng:
Vua Tần Bà Sa La và hoàng hậu Vi Đề Hy ở nước Ma-kiệt-đà xứ Ấn Độ hạ sinh được hoàng tử là A Xà Thế.
A Xà Thế khi trưởng thành, muốn được lên ngai vàng nhanh chóng, không đợi được tới lúc vua cha truyền ngôi, lại nghe lời xúi giục của Đề Bà Đạt Đa, nên làm phản, bắt giam vua cha vào lao ngục và ra lệnh bỏ đói cho đến chết.
Khó khăn lắm hoàng hậu mới xin được vào ngục thăm vua, nhưng bị cấm không được đưa thức ăn vào. Không chịu nổi cảnh đói khổ của chồng, hoàng hậu đã giấu thức ăn trong túi áo, nhưng bà bị A Xà Thế bắt được. Lần thứ hai, bà lại giấu trong búi tóc, cũng bị phát hiện. Không còn cách nào hơn, bà phải bôi vào thân mình một thứ thức ăn được chế biến bằng mật ong, đường và sữa, để khi vào ngục thăm, bà gọt ra mà nuôi sống nhà vua. Nhưng cuối cùng rồi A Xà Thế vẫn biết được, nên cấm không cho bất cứ ai vào thăm nữa, còn hoàng hậu thì bị giam lỏng trong cung.
Vua Tần Bà Sa La là người tin sâu Phật pháp, hơn nữa được sự chỉ dạy của đức Thế Tôn, biết phương pháp tu hành rõ ràng, dù nhiều ngày chịu đói nhưng gương mặt vẫn giữ được sự tươi tỉnh sáng suốt.
Riêng hoàng hậu, sau khi bị A Xà Thế giam lỏng, bà chẳng muốn ăn uống gì cả, thân thể tiều tụy, buồn thương cho chồng trong cảnh oan nghiệt, lo cho con phải rơi vào tội đại nghịch bất đạo. Quá đau khổ, mỗi ngày bà chỉ còn biết hướng về núi Kỳ-xà-quật mà đỉnh lễ đức Thế Tôn, vừa than khóc vừa cầu nguyện:
– Bạch đức Thế Tôn! Nay con đang rơi vào nghịch cảnh quá đau thương. Con nhớ trước đây Như Lai thường bảo Ngài A Nan đến thăm hỏi con, giờ đây con cũng mong Thế Tôn cho con gặp tôn giả Mục Kiền Liên hay Ngài A Nan để phần nào con được an ủi trong cảnh khốn khổ này.
ĐỨC PHẬT TỪ BI HIỆN THÂN VÀO HOÀNG CUNG
Lúc đó, Thế Tôn đang trên núi Kỳ-xà-quật, biết được lời nguyện cầu của hoàng hậu, Ngài liền cùng với Tôn giả Mục Kiền Liên và A Nan hóa hiện vào hoàng cung. Hoàng hậu Vi Đề Hy còn đang khóc than vật vã, bỗng thấy kim thân đức Phật xuất hiện ngồi trên tòa sen báu ngàn cánh sáng rực trước mặt bà, hai bên là Tôn giả Mục Kiền Liên và Tôn giả A Nan. Từ trên hư không, vua trời Đế Thích và chư thiên rải hoa xuống cúng dàng. Hoàng hậu quá sức vui mừng liền quỳ xuống đỉnh lễ, khóc mà bạch Phật rằng:
– Kính bạch Đức Thế Tôn! Chúng con đã gây tạo nghiệp nhân gì mà sinh ra đứa con nghiệt chủng này? Vì nguyên do nào mà Đức Phật và Đề Bà Đạt Đa có phẩm hạnh và nhân cách trái ngược hẳn nhau lại sinh trong cùng một gia tộc? Chúng con biết thế gian này là ngũ trược ác thế, có đầy đủ địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Con mong mỏi được Đức Thế Tôn nói cho con nghe về thế giới Cực Lạc, con nguyện sinh về cõi ấy, cõi mà con không còn nghe tiếng ác, không thấy người ác, được sống với các bậc thánh hiền.
Lúc ấy, Đức Thế Tôn phóng hào quang giữa chặng lông mày, một màu ánh sáng vàng rực chiếu sáng đến tận mười phương thế giới. Rồi ánh sáng đó trở về đỉnh đầu Đức Thế Tôn, hóa thành khói vàng như núi Tu Di, quốc độ của mười phương chư Phật trang nghiêm thanh tịnh đều hiện ra ở trong đó, hoặc có quốc độ do bảy báu hợp thành, hoặc có quốc độ toàn là hoa sen, hoặc có quốc độ giống như cung điện của vua trời Tự Tại, hoặc có quốc độ toàn bằng pha lê, mười phương chư Phật đều hiện ở trong đó. Đức Phật biến hiện ra vô số quốc độ, khiến cho hoàng hậu Vi Đề Hy thấy được vô số thế giới.
Lúc bấy giờ, hoàng hậu Vi Đề Hy mới thưa với Đức Thế Tôn rằng:
– Bạch Đức Thế Tôn! Quốc độ của mười phương chư Phật tuy đều trang nghiêm thanh tịnh, nhưng con mong muốn sinh về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, cúi mong Đức Thế Tôn từ bi thương xót, chỉ dạy cho chúng con làm sao đế nhận thấy được?
Đức Phật nghe hoàng hậu Vi Đề Hy nói xong liền mỉm cười, có ánh sáng ngũ sắc từ kim khẩu của Thế Tôn chiếu ra, tất cả ánh sáng đó chiếu đến đỉnh đầu của vua Tần Bà Sa La. Mặc dù lúc này vua bị giam cầm trong ngục thất, nhưng mắt tâm không bị ngăn che, nhìn ra xa thấy Đức Phật, nhà vua rất vui mừng liền cúi đầu đỉnh lễ Đức Thế Tôn.
CẦU SINH CỰC LẠC – THỰC HÀNH BA ĐIÊU PHÚC
Đức Phật nhìn hoàng hậu Vi Đề Hy và nói:
– Về phương Tây của thế giới Ta-bà này, cách khoảng mười vạn ức cõi Phật, có thế giới Cực Lạc, là nơi đức Phật A Di Đà hiện tại đang thuyết pháp nơi đó. Ở cõi ấy không có các thứ phiền não, thường được an vui. Nếu có chúng sinh nào muốn sinh về cõi ấy thì phải nhất tâm niệm Phật, tu các tịnh nghiệp. Muốn thành tựu tịnh nghiệp, phải tu ba điều phúc:
Hiếu thảo với cha mẹ, phụng sự sư trưởng, phải có tâm từ bi không sát hại chúng sinh, tu mười nghiệp thiện.
Thọ trì Tam quy, đầy đủ các giới, không phạm oai nghi, thân tâm thanh tịnh.
Phát tâm Bồ-đề, tin sâu nhân quả, tụng đọc và học hỏi kinh điển, khuyến khích người thực hành.
Này Vi Đề Hy! Ba việc làm trên đây gọi là tịnh nghiệp. Những tịnh nghiệp này, ba đời chư Phật cũng phải noi theo. Nếu có chúng sinh nào tu tập ba điều phúc như trên, nhất tâm niệm danh hiệu Phật thì sẽ được sinh về cõi thanh tịnh của Phật.
Lúc đó, đức Phật vì hoàng hậu Vi Đề Hy mà chỉ dạy mười sáu pháp quán tưởng (1).
HOÀNG HẬU VÀ MỌI NGƯỜI THẤY PHẬT A DI ĐÀ
Đức Phật thuyết 16 pháp quán tưởng vừa xong thì hoàng hậu Vi Đề Hy và 500 tỳ nữ ngay lúc đó liền thấy cảnh giới Cực Lạc hiện ra rất rộng lớn, trang nghiêm, đẹp đẽ, lại thấy Đức Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí, mọi người đều rất vui mừng tán thán, quả là việc chưa từng có.
Hoàng hậu Vi Đề Hy trong lòng vô cùng hoan hỷ, hốt nhiên đại ngộ, chứng vô sinh nhẫn. Bà chí tâm niệm Phật đêm ngày không thoái chuyển, nhờ vậy mà xả bỏ mọi buồn khổ và chuyển được lòng ngỗ nghịch của Thái tử A Xà Thế. Kể từ khi được hạnh ngộ Đức Thế tôn, dưới sự chỉ dạy của Ngài, sau này A Xà Thế trở thành vị vua Phật tử, có rất nhiều đóng góp lớn lao trong công cuộc hoằng truyền Phật pháp. Ngài chính là vị vua đầu tiên đứng ra bảo trì kết tập Kinh điển Phật giáo lần thứ nhất tại núi Kỳ-xà-quật. 500 tỳ nữ của hoàng hậu cũng phát tâm Bồ-đề và nguyện sinh về cõi Cực Lạc.
Chú thích:
(1) Mười sáu pháp quán này giúp cho hành giả niệm Phật được vãng sinh về cõi Tây phương Cực Lạc, bao gồm: 1. Nhật tưởng quán, 2. Thủy tưởng quán, 3. Địa tưởng quán, 4. Bảo thụ quán, 5. Bảo trì quán, 6. Bảo lâu quán, 7. Hoa tọa quán, 8. Tượng quán, 9. Chân thân quán, 10. Quán Âm quán, 11. Thế Chí quán, 12. Phổ quán, 13. Tạp tưởng quán, 14. Thượng bối quán, 15. Trung bối quán, 16. Hạ bối quán.
Trích: Khả triết các bậc long tượng – Hình tượng người phụ nữ trong Phật giáo
Nhà xuất bản Tôn giáo, 2011
Bạn Sẽ Làm Gì Khi Vô Cớ Bị Người Đánh?
Một lần, có một vị thiền sư tên là Bokuju có việc đi qua một ngôi làng nọ. Đột nhiên, có một kẻ lạ mặt ở đâu chạy tới cầm chiếc gậy đập vào người ông. Cú đập khá mạnh và bất ngờ, khiến cho ông ngã lăn ra đất. Kẻ tấn công ông nhìn thấy thế, vội vứt cả gậy và bỏ chạy.
Thiền sư Bokuju đứng dậy, phủi sạch bụi đất trên quần áo, rồi cầm cây gậy lên, sau đó đuổi theo người đàn ông kia. Vừa chạy, ông vừa gọi:
– Này, anh kia, anh quên không cầm gậy này!.
Kẻ đã đánh thiền sư Bokuju vẫn không dừng lại. Song vị thiền sư vẫn kiên nhẫn đi theo anh ta, cho đến lúc bắt kịp, rồi đưa cho anh ta cây gậy.
Nhận lấy cây gậy từ người đã bị mình đánh trước đó không lâu, người đàn ông vô cùng sững sờ, chẳng biết phải nói gì hay làm gì. Anh ta đứng đờ ra mất một lúc trên đường…
Trong khi đó, hành động từ đầu đến cuối của vị thiền sư đã khiến những người đi đường quan sát được. Họ tỏ ra vô cùng hiếu kỳ, thậm chí là phẫn nộ thay cho ông. Chính vì thế, họ tập hợp lại thành một đám đông, định đòi lại công bằng cho thiền sư.
Một người lên tiếng:
– Thưa thiền sư, gã đàn ông đó vừa mới đánh ngài một cú rất mạnh, và ngài quyết định tha thứ cho hắn ta ư? Tại sao ngài không nói gì, lại còn trả cho hắn cây gậy? Vì sao chứ?.
Định quay người bỏ đi, nhưng khi nghe thấy tiếng người hỏi, thiền sư Bukuju lập tức quay lại và hỏi lại một câu:
– Ta hỏi anh nhé, nếu anh đang đi trong rừng, bỗng một cành cây rơi vào anh thì anh có đánh lại cái cây đó không?.
Không những chưa được giải đáp, lại bị hỏi ngược lại một câu bất ngờ, người đàn ông nhất thời chưa biết đáp ra sao cho phải, đành ậm ừ:
– Tất nhiên là không rồi, thưa thiền sư!.
Thiền sư Bokuju trả lời:
– Đó! Vậy thì tình huống này cũng giống như vậy thôi!
– Nhưng đây là 2 trường hợp khác nhau, cái cây là vật vô tri vô giác, nó không biết suy nghĩ, hơn nữa, nó cũng không cố tình làm hại ngài – người đàn ông vẫn muốn tranh luận tiếp.
– Đúng vậy! Anh nói đúng rồi đấy, tuy nhiên, đối với ta, người thanh niên kia cũng không khác gì một cái cây trong rừng. Anh ta cũng không hề cố ý, có thể anh ta hiểu lầm ta chuyện gì đó, cũng có thể tâm trạng anh ta đang không được tốt, và ta chỉ tình cờ gặp anh ta không đúng lúc mà thôi. Vậy chẳng phải ta nên cho qua, mọi chuyện không vui sẽ đều kết thúc, không phải ư?.
Đám đông nghe thiền sư nói vậy thì ngớ ra, không ai nói thêm gì nữa. Còn người đàn ông đã đánh ngài lúc nãy, vì quá xấu hổ, lại sợ sự cuồng nộ của đám đông, nên đã lẻn đi mất. Tuy nhiên, trước khi đi, anh ta ngoái đầu lại, nhìn thiền sư với ánh mắt vô cùng cảm kích.
Thiền sư Bokuju không nói gì, chỉ mỉm cười và tiếp tục lên đường.
Lời bàn:
Trong cuộc sống, có những chuyện cần chúng ta giải quyết một cách dứt khoát, thậm chí phải dùng đến biện pháp quyết liệt để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.
Tuy nhiên, cũng có những lúc, cách phản ứng tốt nhất lại là không có phản ứng gì, hay nói một cách chính xác hơn là không làm gì, im lặng bỏ qua mọi chuyện.
Người sáng suốt là người nhìn thấu được ranh giới này. Chuyện gì bỏ qua được thì bỏ qua, không nên so đo tính toán những chuyện nhỏ nhặt. Khoan dung chính là một cách đơn giản nhất để giúp chúng ta sống lâu và khỏe mạnh, lúc nào cũng ung dung tự tại, nhẹ nhõm và an nhiên.
Khoan dung chính là đỉnh cao của trí tuệ, là cảnh giới cao nhất giúp bạn thu phục nhân tâm, có được sự tôn trọng và nể phục từ người khác.
Khi chúng ta không tính toán với người khác, người khác cũng vì thế mà chẳng cần tính toán với chúng ta, thêm bạn, bớt thù, tránh xa được tai ương, rắc rối, lùi nhưng chính là tiến, đó là cách làm người đơn giản mà cũng là khôn ngoan nhất.
(Theo Moral Stories)
Muốn không bị tái sanh vào cảnh quỷ đói hãy tập bố thí từ bây giờ
Ta có mặt trên kiếp người này coi vậy chứ không bao lâu. Khi ta còn trẻ mà nghe tới năm sáu mươi tuổi là cái gì đằng đẵng ở phía trước, không biết ngày nào mình mới tới nhưng mà khi mình tới 60 rồi thì mình nhìn lại thì hết hồn vì thoáng cái đã đến rồi. Mới ngày nào còn tung tăng vui chơi ngày xuân mà bây giờ đã 60 rồi, mình không ngờ là qua nhanh đến vậy.
Vậy nên trong thời gian ngắn ngủi của một kiếp người đó ta tranh thủ làm những điều phước thiện chứ đừng để thời gian trôi qua uổng phí. Để làm chi vậy? Để còn kiếp sau nữa, để còn sau cái chết nữa.
Chết rồi đi đâu? Ta biết chưa? Chưa! Cái đáng lo là ta không biết mình đi đâu, mà ai cũng phải chết, chết rồi không phải hết, chết rồi còn đi đến một nơi nào đó. Mà nếu nơi đó không phải là một nơi an lành, không nhà không cửa không cơm không gạo.
Ta đói thê thảm!
Tối ngày đi ngóng đầu đường xem ai cho cái gì không mà ăn, mà không phải ai cũng nhớ tới mình để cúng cho mình ăn hoài nên rất là đói. Cái cảm giác đói ba bốn tháng không có gì mà bỏ trong bụng là cái cảm giác mà các vong linh bị, ma đói bị. Mà cái cảm giác ba bốn chục năm làm ma đói nên kiếm gì ăn được là ăn, ăn lén của ai được cái gì là ăn, trái cây thối rơi xuống cũng ăn. Rồi đến lúc thấy đống phân của ai bài tiết ra mà thấy thèm rồi cũng ăn luôn là nghiệp làm súc sinh đã hiện ra rồi. Đói đến độ mà thấy phân cũng ngon là hết rồi vì nghiệp quá nặng. Vì sao vậy? Vì lúc sống làm người không biết làm phúc, không biết thương người, không hề nghĩ tới cái đói no của người khác.
Trích: THAY ĐỔI TÂM HỒN
TT. Thích Chân Quang
Lòng hiếu thảo cảm động trời xanh xua đi dịch bệnh
Vào thời vua Thuận Trị (nhà Thanh) có một bệnh dịch lớn hoành hành ở thành phố Tấn Lăng. Bệnh dịch hung dữ đã lây lan nhanh chóng. Nhiều gia đình đã bị xóa sổ toàn bộ. Bệnh dịch khiến người ta trở nên lạnh lùng và sợ hãi. Vào thời điểm đó, ngay cả các thành viên trong gia đình cũng không dám đến thăm hỏi nhau và chia buồn.
Có một gia đình họ Cố ở phía đông thành phố. Chủ nhà là Hữu Thành, có con dâu tên Tiền Thị. Khi Tiền Thị vừa mới trở về nhà mẹ đẻ, Cố Thành đã nhiễm dịch bệnh. Sau đó, cả vợ ông và tám người trong nhà đều nhiễm bệnh. Tất cả không còn cách nào khác ngoài việc chờ đợi tử thần. Tiền Thị nghe tin gia đình chồng bị nhiễm bệnh, vội vã muốn trở về chăm sóc. Cha mẹ cô đã cố gắng ngăn cản nhưng Tiền Thị nói rằng: “Chồng cưới vợ về, nguyên là để chăm lo chuyện đại sự sống chết của cha mẹ chồng và người thân. Bây giờ, cha mẹ chồng của con đều bị bệnh, con không thể nhẫn tâm bỏ đi. Con làm vậy có khác gì thú vật? Sau khi con đi, nếu con có chết, cũng sẽ không dám mong được cha mẹ chiếu cố”. Nói xong Tiền Thị đi về nhà chồng một mình.
Lúc này, có một chuyện kỳ lạ đã xảy ra.
Vào ban ngày, gia đình Cố Thành nghe thấy những con ma nói với nhau: “Chư Thần đang bảo vệ người phụ nữ hiếu thảo! Nếu chúng ta không mau tránh nó, chúng ta sẽ bị trách tội!”. Sau khi Tiền Thị trở về nhà, cô chăm sóc cẩn thận 8 người trong gia đình họ Cố. Họ dần dần bình phục và sau đó tất cả đều sống
A Di Đà Phật. Dịch covid lại hoành hành, hiện tại một số nơi trên nước ta đều đang đối mặt, QNCL xin đăng mẩu chuyện nhỏ về các tấm gương đức hạnh khi đối diện với ôn dịch, bao gồm có: Cậu bé Dữu Cổn, Hư Vân lão hòa thượng, nàng dâu Tiền Thị.
*Dữu Cổn không bỏ rơi anh trai bị nhiễm bệnh:
Ở triều nhà Tấn (Trung Hoa), có một ẩn sĩ tên là Dữu Cổn là chú Tấn Minh đế. Khi còn trẻ, ông nổi tiếng là siêng năng, chăm học và hiếu thảo. Thời Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm, niên hiệu Hàm Ninh (275 – 280), đại ôn dịch đã nổ ra. Hai anh trai của Dữu Cổn không may nhiễm bệnh mà chết, còn lại một người anh nữa cũng đổ bệnh.
Khi bệnh dịch ngày càng trở nên nghiêm trọng và khí bệnh tràn ngập khắp nơi, bố mẹ Dữu Cổn muốn đưa ông và các em trai ra ngoài để lánh nạn. Tuy nhiên, Dữu Cổn không chịu rời xa anh trai mình. Người thân và bạn bè đã buộc phải kéo ông đi. Dù vậy, Dữu Cổn vẫn khăng khăng ôm lấy người anh trai bị bệnh mà nói: “Ta sinh ra vốn không sợ bệnh dịch”.
Người thân và bạn bè không có cách nào thuyết phục ông rời xa anh trai mình. Sau khi họ rời đi, Dữu Cổn thức suốt đêm ân cần chăm sóc anh trai, có lúc ôm lấy anh trai mà chảy nước mắt than khóc.
Thời gian trôi nhanh, sau hơn một trăm ngày, bệnh dịch đã dần lắng xuống. Khi những người thân trở về làng, họ rất ngạc nhiên khi thấy Dữu Cổn đã ở cùng anh trai từ sớm đến tối mà vẫn an toàn và khỏe mạnh. Hơn thế, nhờ Dữu Cổn cố công chăm sóc mà người anh trai đã hoàn toàn khỏi bệnh.
Những người lớn tuổi trong làng ngạc nhiên thốt lên: “Đứa trẻ này thật kỳ lạ! Nó có thể bảo vệ những người mà không ai dám bảo vệ, làm những việc mà mọi người không dám làm. Đúng là tới mùa lạnh mới biết được sự kiên cường của cây tùng cây bách”.
Người ta mới hiểu được rằng ôn dịch hung dữ không lây truyền đến tất cả mọi người. Trước đại nạn, những người không sợ sống chết, nhất mực bảo vệ người khác thì tự khắc Trời sẽ mở cho anh ta một lối thoát.
Cao tăng cầu nguyện cho tuyết rơi giữa mùa hè để ngăn chặn bệnh dịch
Nhà Thanh, năm Quang Tự thứ 26 (năm 1900), 8 nước Đồng minh đã đánh vào Bắc Kinh. Kinh thành đại loạn khiến Từ Hy thái hậu cùng hoàng đế Quang Tự và các quần thần phải chạy đến Trường An (nay thuộc Tây An). Khánh thân vương Dịch Khuông nghe tin Hư Vân hòa thượng là cao tăng đắc đạo liền thỉnh mời ông đến bảo vệ nhà vua trên đường lánh nạn.
Khi đó, đại dịch đang hoành hành ở Trường An và cướp đi sinh mệnh của vô số người. Mùa hè tháng 8 nắng nóng gay gắt, thi thể người chết thối rữa la liệt khắp nơi, mùi hôi thối và chết chóc bủa vây toàn Trường An.
Hư Vân hòa thượng chứng kiến cảnh tượng ấy vô cùng thương xót chúng sinh, nên phát nguyện tổ chức một đại lễ cầu tuyết, cầu xin ông trời cho tuyết rơi để ngăn cản bệnh dịch. Cảm động trước uy đức của lão hòa thượng, hàng nghìn tăng nhân đã đến trước thiền tự Ngọa Long nguyện ý hết lòng tương trợ. Ở trên lễ đàn cao lớn, hòa thượng Hư Vân khoác áo cà sa tĩnh tọa ngày đêm một lòng cầu niệm trời ban tuyết xuống cứu chúng sinh thoát khỏi kiếp nạn.
Trời không phụ lòng người, quả nhiên đến ngày thứ 7 mây đen kéo đến. Buổi chiều đó xuất hiện một trận tuyết lớn. Tuy nhiên, Hư Vân hòa thượng vẫn không dừng lại ở đó. Để cầu nguyện cho hạn hán và bệnh dịch ở Thiểm Tây, Cam Túc và Ninh Hạ, ông đã ngồi đó suốt 7 ngày. Sau 7 ngày tuyết rơi, ngàn dặm trong ngoài thành Trường An đều được băng tuyết phủ kín.
Tấm lòng lương thiện chân thành của Hư Vân hòa thượng thực sự đã cảm động đến cả trời cao, nên trong mùa hè nóng bức lại xuất hiện kỳ tích xảy ra trận tuyết lớn cứu muôn dân thoát khỏi đợt đại dịch ở Trường An.
Cảm ơn chia sẻ của bạn. Chúng ta hãy ráng tập ăn chay và đừng sát sanh nữa thì nơi nơi sẽ bình an. Mình không vay nợ sanh mạng thì họ sẽ không đến đòi. Nhân quả là vậy, đúng không bạn nhỉ?
Xin niệm Quán Thế Âm bồ tát để dịch bệnh chóng tiêu trừ.