Quan Thị lang Tôn Hồng, khi còn trẻ có một người bạn cùng theo học ở trường Thái học xa nhà. Hai người có giao ước là khi thư nhà gửi đến thì đều đưa cho nhau xem. Một hôm, người bạn được thư nhà nhưng giấu không cho Tôn Hồng xem. Sau Tôn Hồng biết được, gạn hỏi, người bạn mới nói: “Trong thư ngẫu nhiên có chỗ không hay, sợ làm anh thối chí.” Tôn Hồng vẫn cố đòi xem cho kỳ được, cuối cùng người bạn phải đưa ra lá thư của cha mình. Trong thư viết rằng: “Đêm qua cha nằm mơ thấy đến một dinh quan, mơ màng thấy mình được xem qua sổ ghi tên những người thi đỗ. Trong đó thấy có tên con với Tôn Hồng, nhưng tên Tôn Hồng bị ghi xuống phía dưới, lại có hàng chữ đỏ chú rằng: ‘Ngày tháng năm ấy… đã viết giúp một người tên ấy… lá đơn ly hôn, do đó bị trời phạt, tước bỏ tên trong sổ.’”
Tôn Hồng đọc thư tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên, người bạn liền hỏi: “Có việc như thế chăng?” Tôn Hồng đáp: “Chuyện ấy đã lâu rồi, lúc tôi đang ở tại châu nọ…, có gặp hai ông bà đã lớn tuổi, đang quát mắng nhau, muốn ly hôn nhưng không có ai viết đơn giúp. Nhân đó họ nhờ tôi viết đơn, thật tôi hoàn toàn không có ý xấu.” Người bạn an ủi: “Chuyện mộng mị chẳng lấy gì làm đích xác, không cần phải lưu tâm. Huống chi tài học như anh thì lẽ nào thi lại không đỗ.”
Đến khoa thi, người bạn học ấy thi đỗ, Tôn Hồng quả nhiên bị đánh rớt. Từ đó mới biết giấc mộng ngày trước không phải hư huyễn. Thấy Tôn Hồng nhân việc ấy mà trong lòng không vui, người bạn liền nói: “Thôi anh đừng buồn nữa, đợi khi tôi về quê sẽ thay anh đến khuyên giải hai ông bà kia tái hợp như cũ, được không?” Nói rồi liền hỏi kỹ tên họ, nơi ở của hai ông bà kia, sau đó tìm đến tận nơi, thấy hai ông bà vẫn chưa hợp lại, bèn đem chuyện của Tôn Hồng kể hết cho hai người nghe, lại bày tiệc rượu khuyên hai người tái hợp như xưa. Việc thành tựu, liền gửi thư báo cho Tôn Hồng. Tôn Hồng hết sức cảm kích vui mừng.
Về sau, Tôn Hồng được miễn kỳ thi ở tỉnh vì là học sinh nội trú của trường Thái học, dần dần lại được thăng tiến quan cao lộc hậu, nhiều lần nhậm chức ở các quận huyện lớn. Những nơi ông đến, khi gặp gia đình nào đang muốn ly hôn, ông đều cố sức hòa giải, nhờ đó mà bảo vệ được hạnh phúc cho rất nhiều gia đình.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Xin chia sẻ với quý liên hữu một câu chuyện người thật việc thật của việc nạo phá thai và tà dâm, sống phòng đãng.
**************
QUẢ BÁO CỦA VIỆC ĂN MẶC HỞ HANG, SỐNG PHÓNG TÚNG KHÔNG BIẾT GIỮ MÌNH
“Cầu xjn các vị oan gia buông tha cho con. Nguyện cầu cho con được vãng sjnh Cực lạc thoát khỏi khổ đau này.
Con tên Nguyễn Thị Ngọc Nhi, sinh năm 1992, hiện tại con đang bị ung thư vú thời kỳ 3, và bị giang mai, con viết ra những dòng này để khuyên nhủ người đời đừng phạm vào sai lầm như con, nhất là các em nhỏ bây giờ, đừng sống buông thả, đua theo phong trào khoe thân trên mạng, nguyện cầu 1 chút công đức này tiêu trừ ác nghjep.
Con không có Cha, không Má lớn lên ở An Giang, gia đình khổ cực con ở với bà ngoại, tuổi trẻ ham chơi bị bạn bè rủ rê, lên lớp 9 con bỏ học, con trốn nhà lên Sài gòn đi làm tiếp viên cho một quán cafe ở Gò vấp. Bản thân con là một người rất ham mê dâm dục, làm ở quán dc 4 tháng, con quen được một chú 34 tuổi đã có gia đình, 2 con trai, rồi cũng lên giường với ông ta khi con chỉ mới 16 tuôj, nhưng ông ta ko hề có tình cảm j với con, đến khi con có bầu dc 6 tuần thì ông ta ko đến quán nữa, quán cafe nơi con làm nói đúng hơn là cái động điếm vậy, cafe chỉ là trá hình, chủ yếu là phải tiếp khách, moi tiền từ những người đàn ông. khi con có thai, má mì quán ép con phải phá, con bị đánh đập rất nhiều, đến nổi sẩy thaj, lúc đó con tưởng bản thân con ko qua khỏi cơn nguy khốn này, con nằm trên giường như thế gần 4 ngày, tự hết, tự khỏi.
Làm được gần 2 năm con bỏ trốn khỏi quán, con làm dc 80 ngàn thì bị lấy hết 70 ngàn, bị lừa ký vào giấy bán thân cho họ, cho đến bây giờ con ko dám quay laj Sài gòn nữa, con sợ sẽ gặp lại họ, nỗi ám ảnh suốt 2 năm qua, đến chết con cũng ko quên, những trận đòn, mà đến giờ trên cơ thể con vẫn còn chi chít sẹo.
Đi khỏi Gò vấp, con thuê trọ ở Bình dương, làm công nhân may, làm dc 3 tháng vì ko chju nổi cảnh cực khổ, con bỏ nghề, dj làm gái. Bản thân con rất thích mặc những quần áo mát mẽ quần ngắn 1 gang tay, áo 2 dây, khoét sâu, đưa gần hết bộ ngực ra ngoài, nhiều lúc để kích thích dâm dục cho đàn ông, cả ngày con cũng chẳng mặc đồ lót, bây giờ nằm trên giường hóa trị, con nghĩ lại do nhân quả, tạo tội kích thích dâm dục hại người mà mới bị ung thư vú. Hồi đó để phục vụ cho việc kiếm khách, con có tạo 1 nick yahoo và sdt để trên các trang mạng, ai có nhu cầu con sẽ chụp ảnh những bộ phận kín, chat webcam để họ xem cơ thể, ưng ý sẽ đi.
con cũng thường xuyên lên facebook, zalo để live stream, con thường xuyên vào những group 18+ , chat sex để show hàng, trung bình 1 đêm con đi từ 3-4 khách. Trong những năm hành nghề, con phá thai hơn 4 lần, duy nhất 1 lần con sinh lần thứ cuối, vì sức khỏe con yếu, bác sĩ ko đồng ý cho phá thai, nên sau khi sinh ra con bỏ bé trong bệnh viện, khi đó vô minh con chỉ nghĩ chỉ là máu chứ ko hề biết đã là 1 mạng sống, con người con chai sạn cảm xúc, chẳng có tình yêu thương, ruột thịt với các con của con, đến bây giờ hối hận cũng đã muộn.
Bản thân con nhiễm dâm dục rất nặng, đi khách là thế nhưng sáng hôm sau, chẳng biết mệt mỗi, con lại lên mạng tìm kiếm những bộ phim sex, để xem và thủ dâm, 1 ngày con thủ dâm 2-3 lần tối vẫn đi khách như bình thường, nhờ kinh nghiệm từ việc xem sex, con học tập dc nhiều tư thế quan hệ để phục vụ khách, vì thế rất nhiều khách quen đều ưa thích con.
Tháng 9 năm 2016 , trong 1 lần tắm, lúc kỳ cọ cơ thể, con phát hiện có một khối cứng cứng trong ngực, cộng với việc thường xuyên bị đau nhức và bị sụt ký, nên con đến bệnh viện khám, xét nghiệp máu, làm đủ thứ xet nghiệp kết quả con bị ung thư vú và giang mai, đời con đến nay gần như kết thúc, chiều đi khám về, con ra thẳng hồ Đá làng đại học để nhảy, kết thúc cuộc đời, may mắn con được mấy em sinh viên liên hoan tiệc gần đó cứu sống, những năm tháng nằm viện hóa trị, vô thuốc là những tháng ngày con dằn vặt trong đau khổ, khi nhắm mắt chìm vào giấc ngủ, con lại thấy những tiếng kêu khóc, la hét, những hình ảnh máu me của những đứa bé khi xưa con đã nạo phá.
May mắn được một Cô Phật tử giúp đỡ tiền thuốc men, cho con duyên lành biết đến Chùa Hoằng pháp, biết đến đức Phật, đức Bồ tát Quán Thế Âm từ bi, cứu khổ, con bắt đầu ăn chay, niệm Phật. Con viết ra những dòng này, nguyện cầu mọi người bỏ ác làm lành, đừng bao giờ nên phá thai dù bất cứ lý do gì, do bản thân con phá thai rất nhiều nên phải chịu đau khổ ở vùng âm đạo như ngày nay.
đừng nên ăn mặc hở hang, khoe thân, đừng nên xem sex, live stream chat sex, lúc trước do ngu độn con chỉ nghỉ thân thể là của mình, muốn làm j thì làm, đến bây giờ tìm hiểu Phật pháp con mới biết là tội lỗi, thân thể Cha Má cho ko biết trân quý là bất hiếu, khoe thân làm thế là đang truyền bá thói xấu, gieo tạo dâm dục hại tâm trí mọi người. Đừng nên thủ dâm, ăn mặc hở hang là tự tay đốt cháy phước đức bản thân. Thuở còn thiếu nữ, con rất xinh đẹp, nhưng kể từ khi rơi vào tà dâm, đắm chìm nhục dục thân xác con tiều tụy như ma quỷ đói vậy, giờ nhìn con ai cũng sợ. Lúc trước con nặng 50 kg, bây giờ chỉ còn 36 ký lô. con biết tội ác con tạo ra rất nhiều.
Nguyện cầu những vị mà con thiếu nợ tiền, hãm hại lúc trước có thể tha thứ cho con, bây giờ thân xác con chẳng còn gì cả, chỉ mong nương sức tàn này mà niệm Phật thoát khổ. Cuộc đời con chính là minh chứng cho chuyện nhân quả, xjn mọi người đừng nên làm ác, xa rời thói xấu nếu không lại khổ đau như con, xin nhà Chùa chia sẻ câu chuyện đời con để cảnh tỉnh mọi người. Tâm nguyện cuối đời con muốn về lại thăm ngoại, ngoại con hơn 80 tuổi, hơn 5,7 năm nay con chưa về nhà, con nhớ ngoại lắm, đời con chỉ có ngoại là người thân, nhưng con ko lo gj dc cho ngoại cả”
******************
Facebook Chùa Hoằng Pháp
https://www.facebook.com/www.hoangphap/
web Chùa Hoằng Pháp:
http://www.chuahoangphap.com.vn/
A Di Đà Phật
Xin quí vị ai đã đọc qua bài viết của bạn gái này niệm 1 câu phật hiệu hồi hướng đến bạn ấy. Lời sám hối dầu có muộn màng, hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào các bạn đồng tu:
Gởi sư huynh Thiện Nhân,
Thế nào là mình niệm Phật sống?
Thế nào là mình niệm Phật chết?
Xin chân thành cảm ơn sư huynh lý giải dùm.
A Di Đà Phật…
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tịnh Độ,
*Đã là Phật thì không có sống-chết, điều này hẳn bạn cũng đã hiểu, do vậy câu hỏi bạn đặt ra để hướng đến sự vướng kẹt của hành giả đang niệm Phật.
*Muốn biết Phật đang “sống” hay “chết” trong tâm chúng ta, chỉ cần quán xét hàng ngày, hàng giờ, hàng niệm niệm trong tâm chúng đã đang khởi nghĩ gì? Nếu niệm tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước khởi lên mà ngay lập tức chúng ta niệm được A DI ĐÀ PHẬT để đè bặt những niệm nêu trên, lúc này Phật đang sống trong tâm mỗi chúng ta; ngược lại thì Phật đã “chết” tức không tồn tại trong tâm.
Để đi sâu vào quán chiếu TN nêu một ví dụ nhỏ: Ra đường gặp một cô gái thật kiều diễm. Nhãn căn làm gì lúc này? chỉ cần nhìn thấy thân thể của cô gái này thì lập tức nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý đã lập tức hoạt động rồi? Hoạt động gì? Muốn thoả mãn, muốn tiếp xúc, muốn chinh phục, muốn chiếm dụng cái đẹp trên. Với người tu đạo nếu lúc này mà không biết đó là tâm tạo nghiệp đang khởi để tìm cách chế phục, tất chúng ta đã phạm phải giới tà dục. Nhiều người nghĩ: phải đích thân hành dục hay nói lời dâm dục, mới là tạo nghiệp tà dục. Thực tế thì ý khởi dục mà không kịp chế phục thì chúng ta đã tạo nghiệp tà dục rồi (Ý dẫn đầu các pháp là vậy). Vì thế, ngay khi nhãn tiếp xúc cảnh sắc, cho dù là đẹp-xấu, chánh-tà, đen-trắng…liền đó phải nhất tâm niệm vạn đức hồng danh A DI ĐÀ PHẬT. Niệm niệm không ngừng, niệm tới khi niệm phân biệt, chấp trước kia được dứt bặt=Phật đang an trụ trong tâm.
*Niệm Phật không gì khác hơn là niệm giác – Niệm niệm Phật bằng niệm niệm giác. Giác điều gì? Nhân-Quả. Nhân cong, tất quả cũng cong. Nhân bất thiện, tất quả bất thiện. Nhân tham=làm ngạ quỷ; nhân sân=địa ngục; nhân si=súc sanh; nhân ngã mạn=thân thấp bé; nhân bỏn sẻn=kém phước, nghèo hèn… Vì thế mọi hành vi, động niệm của chúng ta phải luôn lấy nhân-quả làm nền tảng, được thế Phật sẽ luôn an trụ trong mỗi chúng ta.
TN
Kính gửi cư sĩ Thiện Nhân,
Cảm ơn cư sĩ đã vì chúng sanh mà chia sẻ, áp dụng được việc quán chiếu hàng ngày rất lợi lạc nhưng cháu vẫn chưa làm tốt, vẫn bị tham sân si nổi lên. Cháu sẽ cố gắng tỉnh thức hơn.
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Vy,
*Không có tham, sân, si thì không phải là chúng sanh và chúng ta đã không cần phải tu đạo. Điều này chúng ta hàng ngày, mọi nơi chốn đều luôn phải quán chiếu sâu sắc, nhờ đó chúng ta mới biết mình đang sai để sửa sai kịp thời.
Cổ Đức nói: Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm! Điều này có nghĩa: tham, sân, si chẳng có gì phải sợ hãi, bởi đó là bản chất của chúng sanh chúng ta, nhưng khi biết nó chính là ta, hàng ngày là sống với chúng và coi chúng là ta, là bạn đồng hành, nay tu đạo, chúng ta phải chuyển đổi kịp thời để thoát khỏi tam đồ 3 cõi ác đạo.
*Tham, sân, si muốn đối trị chúng tận gốc chúng ta đừng chờ nó khởi lên trên thân, hay phát ra từ khẩu mới tìm cách triệt phá, trái lại phải triệt phá, ngăn trừ chúng ngay khi phát tác từ ý (còn gọi ý niệm khởi).
Kinh Pháp Cú Phật dạy:
Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau
Như xe chân vật kéo.
Nhưng:
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình “.
Như xe chân vật kéo.
Đem lời dạy này mà hàng ngày quán chiếu hẳn chúng ta sẽ nhận ra tác hại của tham, sân, si. Vì nó vô cùng nguy hại nên Phật mới ví nó giống tựa bánh xe lăn theo chân con vật. Bánh xe để dụ cho vòng quy nhân quả và luân hồi. Con vật chỉ cho sự khổ não phải gánh chịu. Nhưng nếu biết quán chiếu thì sự an lạc sẽ luôn luôn tồn tại và lúc này Phật ví nó giống như “bóng không rời hình” vậy.
TN hy vọng mỗi ngày tu học chúng ta cùng đúc kết cho mình một chút lợi lạc. Nếu hôm nay tu mà tham, sân, si giảm thiểu đôi chút=ngày này chúng ta đã xa tam ác đạo một chút; nếu mai, mốt, ngày kế tiếp tham, sân, si lại nhiều hơn hôm nay=ta đang tiến gần tam ác đạo. Cứ thế mà suy lường chúng ta sẽ biết mình đang tiến hay đang lui trên đường đạo.
Chúc bạn thường tinh tấn.
TN
A Di Đà Phật,
Xin cảm ơn cư sĩ Thiện Nhân đã giảng giải và chia sẻ. Trước kia cháu học Phật nhưng coi sự học đó như 1 liều thuốc tâm linh cho tinh thần, mục đích là để cuộc sống vui vẻ, suôn sẻ hơn, ít buồn phiền hơn và cháu cũng có tâm mong cầu. Sau khi đọc cuốn Hành Trình Về Phương Đông, cháu mới ngộ ra “mình đến thế giới này để làm gì? tại sao cần học Phật? Tại sao Phật lại nói chúng sinh vốn dĩ là Phật” Vì trí huệ kém cỏi nên sau gần 5 năm học Phật cháu mới hiểu quy luật tiến hóa của vũ trụ, dù muốn hay không chúng ta cũng phải đi trên con đường tiến hóa đó, trở thành bậc Giác Ngộ là đích đến của chúng ta, đi nhanh hay chậm là do ta. Sau khi hiểu chân lý đó, cháu cảm thấy dễ buông hơn, cháu xác định được mục tiêu đời này của mình là giải thoát nên coi nhẹ những thứ khác. Cháu tự nhận mình quá ngu si dốt nát vì học Phật mà không biết học để làm gì, mình là ai và sinh ra trên đời để làm j. Hiện tại cháu mới bắt đầu thực hành quán chiếu và tỉnh giác để sửa mình, nhưng sự giác vẫn còn khá chậm. Kính mong cư sĩ chỉ dạy.
A Di Đà Phật
Chú cháu mình vẫn đang niệm ông PHẬT đã chết.
Vì cứ ngoái cổ hỏi khắp nơi chốn xem ông này bà nọ nói có giống không,cứ hoài nghi cứ xen tạp mà
Phật pháp luôn thường trụ, chẳng có khi mê, chẳng không khi ngộ, chẳng diệt hoại, khi mê chẳng thấy, khi ngộ nhìn đâu cũng gặp.
A DI ĐÀ PHẬT
Nguyện Phật từ bi gia hộ cho những vị già, trẻ, gái, trai cùng nhau niệm Phật liên đài cùng lên.
A DI ĐÀ PHẬT
Hỏi: Có người nói sau mỗi lần nóng giận với bất cứ ai, tự thân đều nhận ra lỗi lầm, nhưng một thời gian sau thì vẫn tái phạm như trước. Vậy làm thế nào để giải hóa hoàn toàn sự nóng giận?
Đáp: Nóng giận là không đúng với tinh thần nhẫn nhịn, từ bi của đạo Phật. Sau khi chuyện đã xảy ra rồi, mới thấy được lỗi lầm, không còn nóng giận nữa. Tuy nhiên, lần tới lại tiếp tục tái phạm để rồi lại hối hận thì chỉ làm chuyện vô ích. Phải tu hành làm sao để khi nhận thấy sự việc đó là sai lầm, không đúng thì liền lập tức dừng lại. Khi người khác có những lời nói, cử chỉ hay hành động làm cho chúng ta nóng giận, nếu lúc đó phản ứng lại theo sự sân hận của nội tâm thì chứng tỏ là chưa biết tu, chưa biết dừng tạo nghiệp và cũng chưa làm chủ được thói quen của ý thức. Do tâm của mình âm thầm chấp ngã ở bên trong, lúc nào cũng cho mình tài giỏi hơn người và điều đó đã được huân tập thành thói quen mà nhiều khi chúng ta không nhận biết. Bất cứ một lời phê phán chỉ trích, nói xấu hay hành động nào đụng chạm đến “cái tôi”, thì nó sẽ lập tức phản ứng lại ngay mà không cần lắng nghe hay suy xét xem lời nói đó là đúng hay sai, hành động kia là phải hay quấy. Đó là người không có sự tỉnh táo và suy xét đúng đắn.
Cần phải tập thói quen suy xét để biết được lời nói của họ có đúng hay không? Nếu đúng thì nên chỉnh sửa lại cho tốt. Ngược lại, nếu đó là lời nói sai thì hãy xem là một bài học bổ ích giúp mình tránh bị sai lầm như họ. Luôn nhìn thấy những lời góp ý là sự trợ giúp cho mình tiến bộ, mới được gọi là sự tu hành chân chính.
Dù người đời hay người tu, đức tính điềm tĩnh cũng đều rất quan trọng. Trong tất cả hành động, lời nói hay việc làm nếu có được sự bình tĩnh thì chắc chắn sẽ có sáng suốt. Khi có được tâm trí sáng suốt thì sẽ nhìn rõ, thấy đúng và sẽ làm đúng, cho kết quả đúng.
Để ngăn ngừa và trị căn bệnh nóng giận, chúng ta cần phải thực hành cách suy nghĩ theo mấy trường hợp sau:
– Thứ nhất là cần phải xét nguyên do, tại sao họ không la mắng hay chỉ trích những người khác mà chỉ nhắm vào ngay mình. Như vậy, có thể ta đã vô tình có sai phạm, nên họ mới cư xử như vậy.
– Thứ hai nếu mình thật không sai, nhưng họ cứ nhắm ngay mình mà phê phán, chỉ trích, thì hãy xem xét là có nhân quả nghiệp báo. Người học Phật phải thấy rõ không có gì là tự nhiên, có gieo hạt mới có ra hoa kết trái. Điều không như ý xảy ra đối với mình trong đời này có thể ở những đời trước chúng ta có nợ với người đó.
Giống như việc giữa chúng ta và một người nào đó có xảy ra chuyện xích mích cách nay rất lâu. Dù chúng ta đã quên chuyện cũ, nhưng người kia vẫn chưa quên. Mãi đến ba mươi năm sau gặp lại nhau, họ đã dùng những cách tệ hại để đáp trả lại sự việc lúc trước. Đó là nhân quả chỉ mới trong đời này, huống nữa là ân oán từ nhiều đời về trước. Cũng có nhiều người mới vừa gặp mặt lần đầu đã cảm thấy thương mến, từ đó biết rằng đời trước mình với người đó có ân nghĩa với nhau, có thể là người thân, anh em, bạn bè… nhưng cũng có người chỉ mới gặp lần đầu đã thấy chán ghét, là vì ở đời trước đã từng có oán thù với nhau. Mọi việc đều có nguyên nhân của nó, không phải là tự nhiên hay vô cớ.
Lúc mượn vui vẻ, thì khi trả cũng phải vui vẻ, không được than thở, sầu muộn mới là đúng lý. Nhìn thấy được nhân quả vay trả như vậy và biết chấp nhận thì hai bên hài hòa, không còn phiền não. Ngược lại, nếu cứ nghĩ người này ăn hiếp, người kia ăn gian, người nọ chơi xấu, người khác lấn lướt mình… thì sẽ rất đau khổ vì phiền não. Đã thiếu nợ thì dù sớm hay muộn chắc chắn cũng phải trả. Đồng thời thường nên tự xét mình là người tu phải thực hành hạnh nhẫn nhịn, không nên tranh hơn thua với họ. Luôn nhìn mọi sự việc theo góc độ của nhân quả và ứng dụng thực hành, thì cuộc sống sẽ trở nên rất vui vẻ và thân thiện.
Trong kinh, đức Phật nói: “Trên thế gian này, nếu không biết nhẫn nhịn thì không làm được việc gì”. Không có sự kiên trì nhẫn nại, chịu khó để vượt qua, thì mọi việc đều thất bại. Hoặc trong kinh Kim Cang cũng nói: “Nhất thiết pháp đắc thành ư nhẫn”.
Chữ “nhẫn” có nghĩa là nhẫn nại, nhún nhường, chịu hạ thấp mình xuống. Cõi nước mà chúng ta đang ở này có tên là Ta-bà, nghĩa là kham nhẫn, phải nhẫn nhịn mới có thể ở được, lúc nào chịu hết nổi là liền có chuyện to. Có nhường nhịn nhau thì mới có thể chung sống, nếu không nhẫn nại thì dù có thương nhau sâu nặng, sau cùng cũng phải chia lìa. Do đó, sự tu hành hằng ngày là việc cần phải rèn luyện đức tính nhẫn nhục.
Bồ tát Quán Thế Âm đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn tất cả chúng sinh, cho nên tên tuổi của ngài vang khắp mười phương thế giới. Cành dương liễu của Bồ tát rất mềm mại và dẻo dai, nhưng gió bão không thể làm gãy. Đó là biểu trưng cho đức tính nhẫn nhục, nhún nhường và cũng là bí quyết để mọi thành viên trong gia đình được an ổn, vui vẻ, trong một đạo tràng được thanh tịnh trang nghiêm. Nếu sự tu học không có nhẫn nhịn, thì “đốn củi ba năm thiêu chỉ một giờ”, bao nhiêu công đức tu tập sẽ tan tành trong một ý niệm sân hận. Khi giận mà không giữ được bình tĩnh, thì sẽ nhìn nhận và giải quyết sai vấn đề, cho nên người xưa cũng nói: “Giận quá mất khôn”. Do đó sự nhẫn nhịn là một điều rất quan trọng trong cuộc sống.
Từ sự nhẫn nhịn, nâng thêm một bước cao hơn là tình thương. Khi tâm có được bình tĩnh thì trí sáng sẽ chiếu soi rõ mọi uẩn khúc của vấn đề. Nhờ chiếu soi nên sẽ thấu hiểu và có được lòng thương. Đứng trước mọi vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần phải nhẫn nhịn lắng nghe để thấu hiểu và mở rộng tình thương đối với mọi người xung quanh.
Nếu ứng dụng thuần thục nguyên tắc này, thì cuộc sống của bản thân sẽ có được nhiều lợi ích kỳ diệu, không thể ngờ. Cần luôn nhắc nhở bản thân là người học đạo, trong từng hơi thở luôn xét thấy rằng mạng sống chỉ tồn tại trong từng hơi thở, không chấp trước về những gì người khác đã làm để không bị khổ đau. Chẳng những không tranh hơn thua mà còn nhớ “Hít vào A Di, Thở ra Đà Phật”, có lòng thương xót cho sự mê mờ của họ. Nếu thấy và làm được như vậy, thì mọi đố kỵ, hơn thua, háo thắng và nóng giận sẽ rơi rụng, tiêu mòn và tâm sẽ dần dần đi đến chỗ thanh tịnh và từ bi.
Thích Minh Thành
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
–” Thứ hai nếu mình thật không sai, nhưng họ cứ nhắm ngay mình mà phê phán, chỉ trích, thì hãy xem xét là có nhân quả nghiệp báo. Người học Phật phải thấy rõ không có gì là tự nhiên, có gieo hạt mới có ra hoa kết trái. Điều không như ý xảy ra đối với mình trong đời này có thể ở những đời trước chúng ta có nợ với người đó.”
(Thích Minh Thành).
___________________________
Xin chân thành cảm tạ thiện hữu Buông xuống !
Với những chỉ trích không đúng về bản thân,NV cũng hiểu rằng : có lẽ đời trước bản thân NV đã nợ họ. Nợ thì phải trả. Xét cho đến tận cùng của sự việc,thì chỉ thấy có lỗi của bản thân,không trách ai,không sân hận ai được cả ! Đời trước đã gieo nhân thì đời này khi nhân duyên đã hội đủ phải chịu Nghiệp báo.
Thành tâm sám hối Nghiệp xưa vậy !
Một lần nữa,xin chân thành cảm tạ Thiện Hữu rất nhiều !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nam mô A Di Đà Phật _()_
Cảm ơn thiện tri thức đã chia sẻ và khai sáng cho con. Con cũng đang gặp chuyện tương tự và có duyên lành đọc được nội dung này.
1- Bốn tám nguyện rộng có nhiều môn
Riêng nêu niệm Phật lắm thiết thân,
Ai hay niệm Phật, Phật ghi nhớ,
Ai chuyên tưởng Phật, Phật tri tường.
2- Cõi Cực lạc – Niết-bàn vô vi,
Khó vãng sanh với duyên Tạp thiện,
Nên đức Như Lai chọn pháp gốc,
Dạy chuyên niệm hiệu Phật Di-đà.
3- Sắc thân Di-đà tựa vàng ròng,
Hào quang tướng hảo chiếu mười phương,
Riêng người niệm Phật được soi chiếu,
Nên biết Bổn nguyện rất hùng cường.
4- Tướng hảo nhiều đến Tám vạn tư,
Mỗi mỗi hào quang chiếu mười phương,
Không chiếu những ai tu pháp khác,
Chỉ chiếu người niệm Phật nguyện sanh.
5- Liên tục, mỗi mỗi hào quang chiếu,
Tìm chiếu người niệm Phật nguyện sanh,
So sánh cõi Phật khắp mười phương,
An thân Cực lạc đâu sánh bằng.
6- Bốn tám nguyện ân cần mời gọi,
Nương nguyện Phật cầu vãng phương Tây,
Không kể tội phước nhiều hay ít,
Thành tâm niệm Phật chớ sanh nghi.
7- Chớ nghĩ Di-đà đón hay không,
Mà hỏi chuyên tâm phát nguyện chăng,
Nếu hồi tâm nhất định trở về,
Lâm chung hoa lọng tự đến nghinh.
8- Danh hiệu Di-đà là kiếm bén,
Một tiếng xưng niệm tội liền tiêu,
Báng Pháp, Xiển đề cùng Mười ác,
Hồi tâm niệm Phật tội đều trừ.
9- Tu các pháp thảy đều giải thoát,
Chẳng sánh niệm Phật vãng phương Tây,
Nhiều niệm trọn đời, ít mười niệm,
Năm niệm, ba niệm, Phật đến nghinh,
Thệ nguyện Di-đà thật sâu rộng,
Giúp ai có niệm ắt vãng sanh.
10- Chỉ cần chuyên tâm niệm hiệu Phật,
Mười người niệm Phật, mười người sanh,
Tạp tu chẳng chuyên tâm niệm Phật,
Trong ngàn người, không một người sanh.
Trích Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh. Chương VI Chứng Cứ Về Lý – Phần Pháp Ngữ Đại Sư Thiện Đạo.
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin cảm ơn sư huynh Thiện Nhân đã phúc đáp dùm cho Tịnh Độ.
Kính gửi đến Tâm Tịnh, Hãy Niệm A Di Đà Phật:
Sư đệ có thể lý giải bài pháp 10 điều trên của Tổ Thiện Đạo dùm??? , hay sư đệ ” Hãy Niệm A Di Đà Phật” giải nghĩa dùm. Chân thành cảm ơn 2 sư đệ và các liên hữu góp ý thêm.
A DI ĐÀ PHẬT…
A Di Đà Phật
Kính gửi huynh Tịnh Độ cùng các Liên hữu,
TT rất hoan hỉ với lời ngỏ của huynh, cũng coi như đây là dịp để chúng ta cùng đàm đạo một chút về pháp tu chúng ta đang hành trì, Pháp Niệm Phật.
A Di Đà Phật. Kính thưa quý vị, thật ra 10 đoạn văn trên là do tác giả (PS Huệ Tịnh) lược giản lại thành những bài kệ từ những Pháp ngữ trọng yếu của Đại Sư Thiện Đạo. Nên lời ý có ngắn gọn, xúc tích, tuy vẫn thể hiện đủ dung ý thâm sâu của Ngài.
Vì vậy, trước hết theo lời Huynh Tịnh Độ, TT xin lược nói về 10 đoạn kệ này.
[1- Bốn tám nguyện rộng có nhiều môn
Riêng nêu niệm Phật lắm thiết thân,
Ai hay niệm Phật, Phật ghi nhớ,
Ai chuyên tưởng Phật, Phật tri tường.]
Đoạn này Đại sư muốn nói trong 48 Nguyện độ sanh thì Nguyện 18 [mười niệm vãng sanh] là trọng yếu nhất.
Trong Chú giải Kinh VLT có ghi
“Thiện Ðạo đại sư phán định trong bốn mươi tám nguyện, chỉ có
năm nguyện chân thật. Xét trong năm nguyện ấy, chỉ có nguyện mười tám là chân thật, nên Ngài viết trong sách Sự Tán như sau: “Mỗi một lời nguyện đều dẫn về nguyện thứ mười tám”.”
[2- Cõi Cực lạc – Niết-bàn vô vi,
Khó vãng sanh với duyên Tạp thiện,
Nên đức Như Lai chọn pháp gốc,
Dạy chuyên niệm hiệu Phật Di-đà.]
Đoạn kệ này Ngài nói Đức Như Lai(Thích Ca) dạy chúng sanh hãy chuyên niệm, bởi đó là Pháp gốc [của Bản Nguyện] , dễ vãng sanh. Tu tạp thiện (Định thiện và tán thiện) thì khó vãng sanh. Cái này chút nữa TT sẽ nói rõ hơn phần sau.
[3- Sắc thân Di-đà tựa vàng ròng,
Hào quang tướng hảo chiếu mười phương,
Riêng người niệm Phật được soi chiếu,
Nên biết Bổn nguyện rất hùng cường.
4- Tướng hảo nhiều đến Tám vạn tư,
Mỗi mỗi hào quang chiếu mười phương,
Không chiếu những ai tu pháp khác,
Chỉ chiếu người niệm Phật nguyện sanh.
5- Liên tục, mỗi mỗi hào quang chiếu,
Tìm chiếu người niệm Phật nguyện sanh,
So sánh cõi Phật khắp mười phương,
An thân Cực lạc đâu sánh bằng.]
Trong các đoạn này thì ý cốt lõi của Ngài muốn nói là hào quang của Đức Phật chiếu suốt mười phương, nhưng có đặc điểm là chỉ chiếu người niệm Phật nguyện sanh, không chiếu những người tu các pháp khác. Vì sao lại thế? Là vì Đức Thế Tôn muốn dùng Hào quang và Danh hiệu của Ngài để nhiếp hóa chúng sanh. Câu này của Đại sư giúp chúng ta được rõ
“ Đức Thế Tôn A-di-đà vốn đã phát thệ nguyện thâm trọng, dùng hào quang và danh hiệu của mình để nhiếp hóa mọi chúng sanh trong mười phương, mục đích giúp họ khởi tín tâm niệm Phật, trên là niệm Phật trọn đời, dưới cho đến niệm mười tiếng hay chỉ một tiếng, nhờ năng lực Bổn nguyện đức Phật nhằm dễ được vãng sanh.”
Hơn nữa, Ngài còn nói ánh quang minh để giúp hành giả niệm Phật được tăng thiện duyên, hộ niệm ngay trong đời này vậy
“Chúng sanh nào chỉ chuyên niệm Phật A-di-đà, thì ánh Tâm quang60 của đức Phật ấy sẽ luôn soi chiếu nhiếp lấy người đó không gián đoạn. Ánh Tâm quang ấy không bao giờ soi chiếu nhiếp lấy các hành giả Tạp tu khác. Đây cũng là Tăng thượng duyên hộ niệm trong đời này vậy.”
[6- Bốn tám nguyện ân cần mời gọi,
Nương nguyện Phật cầu vãng phương Tây,
Không kể tội phước nhiều hay ít,
Thành tâm niệm Phật chớ sanh nghi.
7- Chớ nghĩ Di-đà đón hay không,
Mà hỏi chuyên tâm phát nguyện chăng,
Nếu hồi tâm nhất định trở về,
Lâm chung hoa lọng tự đến nghinh.]
Hai đoạn này là cốt tủy. Ngài chỉ thẳng cho chúng ta thấy Pháp Tu Để Vãng Sanh [là gì?]. Đó chính là: THÀNH TÂM NIỆM PHẬT CHỚ SANH NGHI. Không cần phải hỏi Liệu lâm chung Phật có đón mình chăng, mà phải tự nơi lòng mình phát khởi một tâm niệm chân thật: nhất định trở về, không nghi ngờ [bởi bất kỳ lý do gì, dù chủ quan hay khách quan]. Cứ giữ cái tư duy như thế mà niệm niệm đến trọn đời [rồi Phật sẽ đến đón].
[8- Danh hiệu Di-đà là kiếm bén,
Một tiếng xưng niệm tội liền tiêu,
Báng Pháp, Xiển đề cùng Mười ác,
Hồi tâm niệm Phật tội đều trừ.
9- Tu các pháp thảy đều giải thoát,
Chẳng sánh niệm Phật vãng phương Tây,
Nhiều niệm trọn đời, ít mười niệm,
Năm niệm, ba niệm, Phật đến nghinh,
Thệ nguyện Di-đà thật sâu rộng,
Giúp ai có niệm ắt vãng sanh.]
Các đoạn này Đại sư tiếp tục xiểng dương Tịnh Độ Thù Thắng, câu Phật hiệu là bất khả tư nghì, Thệ Nguyện Rộng Sâu của Đức Phật không cùng tận, độ thoát hết tất thảy chúng sanh. Nếu ai biết hồi tâm chuyển ác, niệm Phật[từ lúc bắt đầu phát tâm] tất đều được độ thoát.
[10- Chỉ cần chuyên tâm niệm hiệu Phật,
Mười người niệm Phật, mười người sanh,
Tạp tu chẳng chuyên tâm niệm Phật,
Trong ngàn người, không một người sanh.]
Đọc câu này không khéo sẽ khiến nhiều người nghi ngại. “Chuyên tâm niệm Phật, mười người niệm mười người sanh” Có thật thế chăng? Chúng ta nên biết đây là lời của bậc Đại Sư Tôn Túc (hóa thân Đức Phật A Di Đà), thế nên lời nói này tuyệt chẳng hư dối chút nào. Như bên trên đã phân tích, đây chính là đoạn kết vậy. Nếu chúng ta Tinh chuyên niệm Phật với lòng tin không nghi [sẽ được Phật tiếp dẫn], thì mười người niệm mười người vãng sanh, trăm người tu trăm người về.
Nhưng, vậy thì các pháp thiện khác chúng ta không được tu? Không phải vậy, thưa quý vị, mà là chúng ta chỉ nên tùy duyên, tu mà không dính mắc, không cưỡng cầu. Nhân duyên đến chúng ta vẫn làm, hết sức hoan hỉ. Người càng niệm Phật tâm từ càng phát khởi, tâm tự lợi phàm phu càng chiết giảm.
Thế, vì sao tu tạp khó vãng sanh? Như các Ngài giải thích, đó là do tạp tu làm tâm loạn động dễ mất chánh niệm, không hợp với Bổn ý Phật, khó thành tựu được tam tâm tứ tu (tam tâm: Chí thành tâm, Thâm tâm, hồi hướng phát nguyện tâm; tứ tu: Cung kính tu, vô dư tu, vô gián tu, trường thời tu) nên khó vãng sanh.
Không phải chúng ta thấy mình niệm Phật còn kém khuyết [sợ không đủ tư lương] nên cần cầu viện nơi các pháp khác để trợ thêm. Hay thấy trong quá trình tu tập niệm Phật chúng ta có trải qua những chướng ngại, nghiệp duyên đến, thấy Đạo lực mình kém sợ khó vượt qua bèn nghĩ phải thêm vào trợ pháp khác. Hoặc nghĩ chỉ mỗi niệm Phật liệu có đủ [để vãng sanh] chăng. Những tư duy như thế thì đều được coi là xem tạp cả rồi quý vị. Rằng rõ ràng chúng ta chưa thật sự tin tưởng sâu xa nơi Bổn Nguyện rộng sâu, nơi vạn đức hồng danh Phật hiệu rồi. Kẻ thập ác, ngũ nghịch, mười niệm đến một niệm,… còn được vãng sanh nữa là… Chúng ta tu pháp môn này, đó là pháp môn Tha Lực, nương tựa vào Bổn Nguyện của Phật để vượt thoát, thế nên chỉ chú trọng chuyên niệm [để hợp Bổn ý Đức Phật mà chúng ta đang nương tựa ] hơn là cố gắng để ý đạt được, thành tựu bản thân cái gì đó [nghĩ là để đủ tiêu chuẩn được Phật rước]. Ý tư duy như thế là chúng ta phần nào cậy vào Tự lực mất rồi. Thế thì còn đâu niềm tin sâu xa nơi Bổn Nguyện rộng sâu nữa. Chẳng thể còn, thưa quý vị. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng vấn đề ở chỗ này. Phật rước chúng ta hay không là ở niềm tin chúng ta [Chí tâm tin ưa] và dụng hạnh hành trì chúng ta [xưng niệm] mà thôi. Nếu khéo giữ niềm tin và dụng hạnh như thế [tâm hạnh hợp nhất với Bổn Nguyện] thì lâu ngày dài tháng những điều chúng ta chẳng mong cầu, chẳng để ý, chẳng điều phục được lại tự nhiên đạt được mà chẳng hay. Ấy là nhờ oan thần Bổn Nguyện gia hộ và công đức danh hiệu chẳng thể nghĩ bàn vậy [như các phân tích bên trên]. Thế nên nơi đâu trong các Tịnh Độ luận cũng đề xướng Nhất hướng chuyên niệm, một bề chuyên niệm, thuần nhất tinh chuyên xưng niệm…là vậy.
Lại cật vấn, như thế liệu lý Nhân quả ở đây hiểu thế nào? Rồi tôi phàm phu tục tử thế này làm sao có thể câu hội nơi Liên Trì thanh tịnh? Cái này Phật tính cả rồi quý vị, nên chúng ta phải cảm được ân đức vô lượng vô cùng của Đấng Từ Phụ [đối với mỗi chúng ta]. Thế nên Pháp này mới gọi là Pháp khó tin. Đây là lời giải thích của ngài Thiện Đạo
“6- Hỏi: Đức Phật và thế giới ấy gọi là Pháp thân, Báo thân, Thường Tịch Quang độ và Báo độ, tức thực tại của “Pháp báo” cao diệu, hàng tiểu Thánh cũng khó hội nhập, thì làm sao hàng phàm phu đầy Nghiệp chướng cấu uế mà được hội nhập?
Đáp: Thật sự những chúng sanh đầy Nghiệp chướng cấu uế thì rất khó hội nhập (Vãng sanh) nhưng nhờ nguyện lực của đức Phật làm Tăng thượng duyên, giúp hết thảy các căn cơ của Ngũ thừa đều được hội nhập.”
Chúng ta niệm Phật, nương nơi Bổn Nguyện của Đức Phật mà về, tu thành Phật Đạo rồi tiếp tục trở lại độ thoát chúng sanh, ấy là tiếp nối dòng huệ mạng Phật, ấy là đáp đền Bốn Ân nặng. Đây chẳng phải là Lý nhân quả rốt ráo viên mãn sao? Tâm phàm chúng ta liệu có thể biết được điều chi, tốt nhất chẳng cần biết. Chỉ cần chẳng nghi, tin tưởng niệm Phật mà về, thưa quý vị.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Kính gửi BQT trang web ĐVCT,
khoảng 2 năm trước cháu có đăng câu hỏi và được các cư sĩ hoan hỷ trả lời rất rõ ràng , nay cháu muốn đọc lại những phúc đáp đó thì làm thế nào ạ? Cháu không nhớ topic đó là gì, và không nhớ thời gian chính xác, cháu cũng chỉ đăng câu hỏi trên trang web 2-3 lần thôi ạ. Câu hỏi đó với nội dung là: Người thân của cháu đang tu pháp môn Tịnh Độ nhưng lại chuyển sang pháp tu nguyên thủy, và làm theo hướng dẫn của trưởng lão Thích Thông Lạc…
Kính mong BQT giúp cháu tìm lại câu hỏi đó ạ.
Cháu xin cảm ơn.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/06/phap-mon-mot-doi-thanh-tuu/comment-page-1/#comment-16507
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/11/tinh-do-thuc-hanh-van-dap/comment-page-1/#comment-16539
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Xin cảm ơn sự hỗ trợ của BQT trang web, quả thực cách đây 2 năm khi đọc hết những phúc đáp của quý thầy, cháu chưa hiểu hết được, bây giờ quay lại đọc cũng đã hiểu được phần nào rồi ạ. Những giáo lý, từ ngữ giản dị mà mất nhiều thời gian cháu mới hiểu được ý nghĩa.
Nam Mô A Di Đà Phật ! ( Gửi bạn Saitdark và các bạn trẻ , nếu các bạn đọc được chia sẻ của mình )
Con xin chia sẻ , nếu có j sai, mong các cô chú chỉ bảo cho con ( cũng để các bạn khác Hiểu và học ). Con phát tâm Tu Phật là vì đầu tiên con thấy mình ko có cái j trong cuộc sống, thiếu nhiều điều, rồi cũng nhiều điều ko thuận lợi… Con sợ lại một lần nữa quay lại làm người, lặp lại chính cuộc sống này, chính những khó khăn này, Trắc trở này, nỗi buồn này. Con chìm trong thế giới nội tâm của riêng mình, để tưởng tượng ra một thế giới khác hẳn, tốt đẹp hơn, mọi người đều tốt với nhau, đều chân thật, … Rồi một ngày con tình cờ nghe được bài giảng đầu tiên , thứ 2… Suốt một tháng, con đắm mình vào cuộc sống mới đó , như dòng suối mát trên sa mạc … Hiểu được Phật Pháp con bỗng lại thấy mình có quá nhiều, hơn rất nhiều nhiều người, rồi lại thấy mình dường như ko cần j nữa cả …Hiểu được thế nào là Luân hồi, là mãi mãi đau khổ nối tiếp đau khổ hon nữa nếu hết Phước Báo, lại Tội lỗi chồng lên Tội lỗi. Nhìn ra xung quanh mình, thấy đa số mọi người ngập chìm trong Tăm tối, U mê. Người tạo tội, ko biết sợ Quả Báo, người ung dung ích kỷ hưởng Phước một cách Lãng phí ko nghĩ đến một ngày Cạn Phước thì Đau khổ ập tới… Đầu tien, nghĩ đến bản thân phải tìm Con đường Giải Thoát, nhìn người thân, bạn bè , ko giúp được j, nói ít người Nghe, ít người Tin hoặc lại bị sự Lười biếng ngăn cản, ham Hưởng Thụ che lấp hoặc Chim trong sự Ích kỷ ( làm được chút việc Thiện đã cho là to lớn, cầu Thần xin Phật đủ thứ, hoặc cầu xin Gia Tiên phù hộ ). Các bạn trẻ, nếu phát tâm Tu Phật, ngoài việc sửa đổi Tính Xấu của bản thân, vượt qua sự Ích Kỷ hay Lười Biếng, ( giải đãi ) trong Tu Tập hãy nghĩ đơn giản là vì ko có Vật Chất ( ko có Nhieu Tien ) để phóng sinh, Cúng dường, Từ Thiện…ta hãy bỏ ra chút Thời gian, công sức hàng ngày để tụng đọc Kinh Chú hay Niệm Phật rồi Hồi hướng cho người thân, cho Chúng sinh như vậy vừa Ích Mình, vừa Lợi Người hay sao. Ngày trước, tôi cũng có thời gian Lười biếng, nhưng biết mình Lười tôi vẫn cố niệm Phật dù chỉ 10 câu, Lạy một lạy, sau đó tôi Uống Nước Cúng Phật, cầu Phật Từ Bi phù hộ cho tôi Tu tập Tinh tấn , tôi nghĩ chắc Cảm ứng từ Tin Sâu, Nguyện Thiết của tôi mà tôi đã tiến bộ rõ rệt đó.
* nếu có bạn nghĩ mong mình ” mắc bệnh nặng ” thì mới có động lực để Tu tập hay Cầu mong sớm được Vãng Sanh thì các bạn nhầm. Tôi có kinh nghiệm một lần Xuất Huyết dạ dày, khi đó việc nhất tâm Niệm Phật là rất Khó Khăn, Vô cùng khó. Chưa nói đến việc Tu tập nông cạn, tính xấu chồng chất thì sao vãng sanh nổi . Bạn cứ hình dung Tâm Tánh đen thui như nước Sông Tô Lịch, cần phải có thời gian Gạn Đục, Lắng trong, ít nhất như nước Gieng Khoan thì mới Về Tây Phương được chứ !
Con cảm ơn các Cô Chú ! Chào các bạn . Nam Mô A Di Đà Phật
Khảo nghiệm Pháp niệm Phật, tượng Phật phóng quang.
Vào triều đại nhà Đường, Đại sư Thiện Đạo (613-681TL) đang lưu trú tại chùa Tây Kinh ở Trường An, đã cùng Pháp sư Kim Cang khảo nghiệm pháp tu Niệm Phật là thù thắng hay yếu kém. Đại sư lên ngồi trên tòa cao và phát nguyện: Căn cứ vào các Kinh mà đức Thế Tôn đã dạy: “Tu một pháp Niệm Phật sẽ được vãng sanh Tịnh Độ, hoặc niệm danh hiệu Phật A-di-đà từ một ngày hay
bảy ngày, thậm chí mười niệm cho đến một niệm, thì nhất định sanh về Tịnh Độ”. Nếu điều ấy là chân thật, không phải lừa dối chúng sanh, thì khiến tất cả tượng Phật trong chánh điện này đều phóng chiếu hào quang. Trái lại, nếu pháp Niệm Phật này là hư dối, không thể vãng sanh Tịnh Độ, mà chỉ mê hoặc lừa dối chúng sanh, thì khiến Thiện Đạo đang ngồi trên tòa cao này, lập tức đọa vào đại Địa ngục, chịu khổ vĩnh viễn, không bao giờ ra khỏi. Đáp ứng lời thệ nguyện của Đại sư Thiện Đạo, hết thảy tượng Phật ở chánh điện đều chiếu hào quang rực rỡ.
(Đường Triều, Đạo Kính, Thiện Đạo – Niệm Phật Kính)
Lời bàn:
– Nếu ai có hỏi rằng: Với loại chúng sanh nào, có thể được thành Phật?
– Lập tức trả lời ngay: Những chúng sanh niệm Phật, có thể được thành Phật.
– Niệm Phật được thành Phật, là Bổn nguyện Di-đà, do Thích Tôn hoằng dương, được chư Phật tán thán.
Trích Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh. Chương VII. Chứng Cứ Về Sự.
A DI ĐÀ PHẬT…
Kính gởi các vị đồng tu:
– Lời khai thị của Đại Sư Thiện Đạo về nguyện thứ 18:
Các nhà chú giải gọi lời nguyện thứ mười tám là: “NGUYỆN MƯỜI NIỆM VẢNG SANH”, chỉ có Đại Sư Thiện Đạo gọi là: ” NGUYỆN NIỆM PHẬT VẢNG SANH”.
*Trích từ: tuyển trạch bổn nguyện niệm Phật tập.
Xin chân thành cảm ơn Tâm Tịnh đã phúc đáp dùm Tịnh Độ
A DI ĐÀ PHẬT…
Là người tu học cầu sanh Tây Phương phải làm gì khi đất nước có nguy cơ bị chiến tranh? Xin chư vị cho lời khuyên!
Chào bạn Kim Thuý,
Là người tu Tịnh Độ thì nên gắng nhiếp tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương, các việc khác dù lớn nhỏ hãy xem như những việc bình thường trong cuộc sống và hành xử theo như pháp Phật dạy. Ví dụ, khi có chiến tranh, các việc như ra chiến trường đánh giặc hoặc làm gián điệp thì người tu không làm vì phạm giới sát sanh, nói dối; còn các việc như cung ứng lương thực, thuốc men hoặc chăm sóc người bị thương thì người tu nên làm vì đó là những việc giúp ích được cho cộng đồng mà lại tăng thêm phước báo cho mình.
Nói chung trong mọi hoàn cảnh, người tu Tịnh Độ cần hiểu rõ nhân quả, vô thường, và gắng giữ tâm an lặng, bình thường với câu Phật hiệu.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Trong Quán Kinh Sớ, Đại sư Thiện Đạo đã giải thích đoạn văn Phần Lưu Thông, là dùng Năm thứ phước đức tốt đẹp để tán thán người niệm Phật; đồng thời, lại thuyết minh Hai vị Thánh thường xuyên bảo hộ. Đoạn văn giải thích ấy như sau:
“Nếu người nào niệm Phật, thì chính người ấy là người hiền thiện trong cõi người, là người hiền thiện tuyệt diệu, là người hiền thiện trên tất cả người hiền thiện, là người hy hữu trong cõi người, là người tối thắng trong cõi người.
Người chuyên niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà thì Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí thường đi theo bảo hộ như thân hữu tri thức vậy”.
Thêm nữa, trong Quán Niệm Pháp Môn Đại sư cũng xác minh rằng, người niệm Phật có thể tiêu trừ tai họa và tăng thêm tuổi thọ, đoạn văn ấy như sau:
“Người xưng niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà để cầu nguyện vãng sanh, thì đời này sẽ được tăng thêm tuổi thọ và không gặp phải chín loại chết bất đắc kỳ tử (Cửu hoạnh)”.
[Cửu hoạnh: Có 2 nghĩa. I: Chỉ 9 nguyên nhân gây ra cái chết bất
đắc kỳ tử. Đó là: 1- Không nên ăn mà cứ ăn, 2- Ăn quá lượng, 3- Ăn
đồ lạ, 4- Ăn không tiêu, 5- Ăn đồ chưa chín, 6- Không giữ Giới,
7- Gần Ác tri thức, 8- Vào xóm làng không đúng giờ, 9- Đáng tránh
mà không tránh (Kinh Cửu Hoạnh). II: Chỉ 9 loại chết bất đắc kỳ
tử. Đó là: 1- Đau không có thuốc. 2- Bị pháp vua tru diệt, 3- Bị loài phi nhân đoạt tinh khí, 4- Bị chết cháy, 5- Bị chết đuối, 6- Bị ác thú ăn thịt, 7- Bị té xuống núi, 8- Bị thuốc độc, bùa chú, 9- Chết đói (Kinh Dược Sư).]
*****
Trích Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh – Chương I. Lời Tựa Quyển Niệm Phật Cảm Ứng Lục – I4. Chư Phật Chư Bồ Tát Hộ Trì Người Niệm Phật.
A Di Đà Phật
Chào bạn lá xanh
Trong cuộc này nếu không có thất bại, thiếu thốn, khổ đau thì hình như chúng ta không tìm hiểu đến Phật Pháp, mà cử mãi mê với những thú vui giả tạm của thế gian mà thôi.Đôi khi nghĩ lại những đều chắc trở và không may ấy lại giúp ta tìm lại được chính mình và luôn cân nhắc mình ở thế gian này mọi thứ đều vô thường, giả tạm.
Cơ duyên mình tìm đến Phật Pháp cũng từ sự, nghèo khó, trống vắng và cô đơn. Cha mình mất lúc mình 16t, Cha mất đi thì dường như mất đi tất cả, từ mặt vật chắc lẩn cả tin thần, cuộc sống cô đơn cũng bất đầu từ đó. Cuộc sống đưa vào mình trong hoàn cảnh ở đợ cho người ta. Khi mới vào làm khổ lại thêm khổ bao nhiêu khổ đau mình cũnh không biết nói cùng ai, có lúc mình tìm đến cái chết cho xong, nhưng không thành.Rồi tự mình cố gắng đễ vượt qua, nhưng cố gắng như thế nào cũng không vượt qua cái khổ.Rồi một cơ duyên may mắn mình biết được trang đường về cõi tịnh, và mình mới hiểu được trong cuộc sống này không riêng mình đau khổ, mà còn rất nhiều người khổ hơn mình nữa. Từ đó mình suy nghĩ ngó lên thì mình chẳng bằng ai, nhìn xuống thì chẳng thấy ai bằng mình.Rồi nhân duyên vô cùng thù thắng là mình biết đến được pháp môn Tịnh Độ. Nhờ vào đây mà đã giúp mình nhiều niềm an lạc trong cuộc sống.Thời gian thấm thoát thật nhanh giờ thì cũng trôi qua 13 năm rồi, cuộc sống giờ cũng đỡ hơn, và được một tài sản vô cùng quý giá chính là một câu A Di Đà Phật. Hàng ngày mình cố gắng gin giữ, nhưng còn có lúc quên, lúc nhớ, nhưng mình cố gắng nhiều hơn…Tuy rằng mình là người phước mỏng nghiệp dầy, nhưng mình nương tựa vào 48 nguyện của Phật đễ đời này được về TPCL mà thôi.
Mình nói ra đây đễ chia sẽ cùng bạn, và những ai có cảnh khổ đều cố gắng tinh tấn tu tập , đễ đời này khi mãn bỏ báu thân nhơ nhóp này được hội ngộ lại ở cõi Cực Lạc bạn nhé!
Tâm chân thành tha thiết cảm ơn trang đường đường về cõi tịnh, và những vị thiện tri thức rất nhiều đã giúp cho con hiểu nhiều về Phật Pháp đễ con có được cuộc sống tốt đẹp.
Chúc bạn và quý vị cùng tất cả bạn đồng tu, thân tâm thường an lạc và sớm ngày trở về TPCL.
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật ! Cảm ơn Trang ĐVCT , cảm ơn các vị Thiện Tri Thức và các bạn SEN, chúc cả Gia Đình chúng mình luôn được bình an, mạnh khỏe, khai thông trí tuệ, phát tâm Bồ Đề, ăn chay, niệm Phật, tu hành tinh tấn , được đầy đủ công đức, phước báu để sau khi Xả Báo Thân này đồng được siêu sinh về cõi an lành – Tây Phương Tịnh Độ, đồng chứng vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , đắc quả thành Phật !
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Làm thiện vì mình, công đức chỉ phân nửa. Không vì mình, được trọn vẹn
Hơn nữa làm việc thiện mà lòng không mắc vào ý nghĩ làm thiện thì làm thiện ở đâu cũng đạt công đức trọn vẹn. Nếu lòng mắc vào ý nghĩ làm thiện thì dù suốt đời siêng năng làm thiện nhưng công đức chỉ được phân nữa mà thôi. Ví như giúp người bằng tiền: Nếu trong không thấy mình cho, ngoài không thấy người nhận, giữa không thấy giá trị đồng tiền, mới gọi là Tam-Luân-Thể-Không. Bố thí với tấm lòng thanh tịnh như vậy thì dù bố thí một phễu thóc cũng có thể trồng thành vô lượng phước đức. Dù bố thí một đồng tiền cũng có thể tiêu trừ được ngàn kiếp nghiệp tội. Nếu làm thiện mà ghi nhớ trong lòng, thì dù bố thí ngàn lượng vàng chăng nữa, phước đức vẫn không trọn vẹn.
Trích Liễu Phàm Tứ Huấn
Viên Liễu Phàm
Gửi quý thầy
Con phải làm gì để cho chồng con bớt ham mê sắc dục trong thế giới ảo cũng như ngoài đời.con rất sợ việc làm của anh sẽ ảnh hưởng tới phứoc báo và gây ra nghiệp tà dâm ảnh hưởng tới con của minh.nhiều lúc con muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này nhưng lại thương bé còn nhỏ mà con lại mang bầu bé thứ hai nếu ra đi lúc này thì con không thể lo được cho các bé
A Di Đà Phật
Chào bạn Nguyễn Chiến!
Mỗi người khi sinh ra đều mang biệt nghiệp và cộng nghiệp đã gây tạo từ nhiều đời nhiều kiếp cho đến nay, gieo nhân thì phải gặt quả, chúng ta không thể trốn chạy được, vì càng trốn chạy chúng ta sẽ rơi vào ngõ cụt, càng bị nghiệp lực vùi sâu; cũng giống như người bị rơi xuống dòng nước, nếu không bình tĩnh tìm cách giải quyết tình huống, thay vào đó cứ cố giãy giụa sẽ càng bị chìm sâu.
Bạn không nên chối chạy cuộc hôn nhân khi mà bạn đang là người phải trả nghiệp, có vay thì có trả, sao lại không bằng lòng trả nghiệp? Bằng lòng ở đây không phải là chấp nhận hoàn cảnh trong sự đau khổ, cam chịu đau khổ; nếu cam chịu thì một ngày nào đó sự chịu đựng vượt quá giới hạn sẽ trở thành một tiếng nổ lớn và tất cả sẽ vỡ vụn; chúng ta không trả nghiệp lại càng tạo thêm nghiệp. Bằng lòng chấp nhận ở đây là quán biết sự việc hoàn cảnh là tất yếu, tựa như nợ người ta tạ lúa nay làm đồng án trả nợ. Lại trong quá trình làm lụng, khéo dùng biện pháp kỹ thuật thì thời gian sẽ được rút ngắn, kết quả lại bội thu.
Việc nên làm lúc này là thỉnh đọc Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện hồi hướng cho tất cả oan gia trái chủ, đọc tụng bạn cần thành tâm và có lòng tin tuyệt đối vào sự gia trì của Bồ Tát. Ngoài ra năng làm các việc thiện như phóng sanh, bố thí… Phật pháp nhiệm mầu, cần phải kiên trì, không thể vừa thực hành mà thấy ngay được sự chuyển biến.
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Chiến,
*Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật nói: Thời mạt pháp tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng. Tà sư là ai? Là tất cả những gì khiến cho chúng sanh mê mờ, điên đảo thì đó là tà sư. Chúng sanh thời nay bị khoa học hiện đại dẫn lối, vì thế đa phần thời gian rảnh chỉ còn sống trong thế giới ảo=mê vọng, điên đảo. Trường hợp chồng bạn chỉ là một trong hằng hà sa số những người đang sống trong thế giới đó và bị nó chi phối cả thân lẫn tâm. Đó là một khổ nạn.
*Muốn chuyển hoá chồng, không còn con đường nào khác bạn phải tự mình bứt ra khỏi con đường đó, phải tự mình dũng cảm, dấn thân tu đạo chân chánh bằng cách quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới, phát tâm bồ đề, thực hành hạnh nguyện Phật: tin sâu nhân quả, bỏ ác, hành thiện, thường hành thập thiện, hàng ngày tìm hiểu đọc tụng giáo lý, kinh sách phù hợp căn cơ bản thân, từ đó mới có công đức để hồi hướng, giúp cho chồng bạn chuyển hoá. Còn nếu bạn chỉ biết than thở, thấy yếm thế, chán nản sự đời thì bạn đang bó tay chấp nhận để nghiệp mạng lôi kéo gia đình bạn. Nghiệp do mình tạo thì cũng chính mình có thể chuyển hoá. Chuyển nhanh hay chậm, nhiều hay ít vốn phụ thuộc vào sự giác ngộ sớm hay muộn của chính bạn.
*Phật pháp không phải đạo yếm thế – đạo để dành cho những người hết ham muốn sống, mà là đạo phá mê-khai ngộ, lìa khổ-được vui, chuyển phàm-thành thánh. Mê-Ngộ, khổ-vui, phàm-thánh chỉ ở chính nơi bạn.
Đã đến lúc bạn phải tự chọn cho mình một con đường chân chánh để lìa xa khổ nạn.
TN
LÀM THẾ NÀO CHUNG SỐNG VUI VẺ VỚI VỢ/CHỒNG?
Thật sự vợ chồng chung sống với nhau, điều quan trọng nhất là trạng thái tâm lí. Khi chúng ta luôn biết tán thán ưu điểm của đối phương, thì đối phương cũng cảm thấy mình phải ngày càng tốt hơn mới đúng. Tuy là tôi chưa kết hôn, nhưng mọi người nói là tôi nói thu hút nhất là khi nói về vợ chồng chung sống với nhau. Một người không nhất định phải tự thân trải qua mới có kinh nghiệm, chúng ta nên học tập nhiều ở người khác. Bởi vì tôi đã từng ở nhà cô giáo Dương nửa năm, thường nhìn thấy một vài bí quyết của vợ chồng cô chung sống với nhau.
Tôi còn nhớ, cho dù là cô hay chồng của cô, hễ bước vào nhà thì nhất định sẽ nói: “Anh (em) đã về rồi”. Người ở trong nhà cho dù là đang bận việc gì cũng nhất định sẽ bỏ hết công việc đang làm bước ra nói: “A! Mình đã về rồi”. Không nên xem thường những lời chào hỏi nhẹ nhàng này. Khi những lời chào hỏi này không thấy nữa, thì khoảng cách giữa người với người càng lúc càng xa. Rất nhiều người, khi người nhà bước vào nhà nhưng cái đầu vẫn cúi xuống, tiếp tục ngồi đó đọc báo, chẳng có bất kì biểu lộ nào. Mặt trái của yêu thương không phải là hận, mà là sự thờ ơ. Sự thờ ơ gây tổn thương nhiều hơn so với hận. Quý vị hận có lúc nổi giận thì chửi mắng, nhưng vẫn có thể giao lưu tình cảm. Nhưng nếu như đều ngoảnh mặt làm ngơ, thờ ơ đối với sự ra sức của đối phương, thì sẽ làm cho đối phương đau lòng.
Vì vậy, cánh đàn ông chúng ta nên nhớ câu này: “Một câu nói tốt lành, dù làm trâu, làm ngựa cũng vui lòng”. Nên khen ngợi vợ nhiều! Khi ăn cơm thì nhất định phải nói: “Món này nấu sao mà ngon thế! Cơm này nấu sao mà thơm vậy!”. Không chừng vợ của quý vị sẽ nói: “Em đi nấu thêm món này nữa nhé”. Nếu như khi quý vị ăn cơm đến gần no rồi thì nói: “Sao mà khó ăn thế!”, thì có thể vợ của quý vị sẽ bỏ đói quý vị ba ngày. Vì vậy, phải luôn luôn khen ngợi đối phương.
Có một lần, chồng cô giáo Dương bước nào nhà, cô Dương bước lại nói: “Mình về rồi à”. Sau đó nhìn thấy chồng mình xách một số đồ đạc, cô nhanh chóng bước đến xách giúp chồng mình và nói: “Về là được rồi, sao mà khách sáo vậy, còn mang nhiều quà như vậy!”. Vì vậy, vợ chồng sống chung, người nhà sống chung với nhau thì phải cần thêm một chút tính khôi hài. Nên nhớ là cho dù người chồng có mua món gì về nhà cũng không nên chê này, chê nọ. Nói không chừng người chồng đã lựa chọn hết nửa ngày mới chọn được mấy cái ly đẹp. Quý vị không nhanh chóng phụ xách mà còn nói: “Sao mà anh mua một đống những thứ không dùng đến vậy?”. Người chồng sẽ cảm thấy sự nhiệt tình của mình đã bị dội một thùng nước lạnh.
Chồng cô Dương tay nghề vô cùng giỏi, vừa biết nấu cơm lại biết pha trà. Theo sự quan sát của tôi, có thể là do cô Dương khen ngợi mà có được. Khi uống trà xong, cô Dương liền nói: “Sao có người pha trà thơm như vậy!”, Có khi chồng cô cắt trái cây, cắt cam, cô ăn vào liền nói: “Cam này cắt thật là ngọt!”. Luôn tán thưởng người bạn đời, người bạn đời cảm thấy mình ngày càng có giá trị, ngày càng biết giúp đỡ quý vị.
Ví dụ hôm nay chồng của quý vị chợt có ý nghĩ giúp quý vị rửa chén, quý vị nên làm như thế nào? Quý vị không nên bước lại nói: “Sao rửa chén không được sạch vậy!”. Lúc đó nên kiềm chế sự không vui của quý vị lại. Thí dụ chồng quý vị đã rửa được năm, sáu cái rồi, không chừng có một cái rửa rất sạch. Quý vị nên cầm cái đó lên nói: “Anh xem, cái này rửa sạch như vậy!. Lần đầu tiên rửa chén, em cũng không rửa được sạch như anh đâu”. Quý vị xem, lần sau anh ấy có giúp quý vị rửa nữa không? Lần sau chắc chắn là anh ấy sẽ giúp quý vị, bởi vì anh ấy đã được tán thành. Vì vậy, nên bao dung nhiều một chút, tán thành nhiều một chút, thì mối quan hệ giữa vợ chồng chung sống với nhau rất tốt.
Trích “Con đường đạt đến hạnh phúc nhân sanh” tập 9
Tiến sĩ Thái Lễ Húc
Pháp sư Thành Đức