Thời gian ông Dương học Phật chỉ có 7 năm, nhưng nhờ có thiện căn sâu dày, vừa quen biết chúng tôi thì ông lập tức phát tâm nghiêm trì giới luật, thệ dứt tuyệt đồ mặn, ăn chay trường. Ở trước mặt tôi chân thành phát lộ những lỗi lầm sát, đạo, dâm, vọng… đã tạo trong quá khứ, thật lòng ăn năn sám hối. Đúng ra ông sắp bị mổ tim, nhưng nhờ tu tập theo Phật mà được miễn trừ, nên càng tăng thêm tín tâm tu học kiên định.
Sáu năm sau, ông cùng vợ là bà Trương đồng phát tâm Bồ đề, “chuyển gia vi tự”, biến nhà thành đạo tràng, siêng tu tinh tấn không lười. Họ thường phản tỉnh, luôn kiểm điểm sám hối mọi lỗi lầm từ thân, khẩu, ý mình đã phạm qua. Một lòng cầu thoát ly tam giới, vãng sanh Tịnh độ.
Hàng ngày, cứ mỗi buổi sáng và tối, cả hai cùng đi công viên tản bộ, họ cùng niệm Phật (dùng máy đếm) tự định khóa trình thế này: Trên đường đến công viên thì niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát” ngàn tiếng, tại công viên vừa vận động vừa niệm “Nam mô A Di Đà Phật” ngàn tiếng, trên đường về nhà thì niệm “Nam mô Địa Tạng Vương Bồ tát” ngàn tiếng. Về tới nhà, ăn sáng xong, họ nghỉ ngơi nửa tiếng rồi bắt đầu tụng khóa sáng. Hai người mặc áo tràng, kẻ cầm khánh đi trước, người cầm quyển kinh đi sau, họ tụng niệm, nhiễu Phật từ hai đến ba vòng quanh sảnh phòng, chừng một tiếng thì xong khóa công phu sáng.
Lúc chuông điểm công tác thì hai người bắt đầu học kinh và nghiên cứu… có lúc vì một câu pháp mà xảy ra tranh luận. Nếu không ai phục ai thì đánh dấu số trang ghi trên bàn, đợi gặp tôi nhờ giải dùm. Nếu tôi tán thành quan điểm của ông thì ông hoan hỷ mỉm cười, bà cũng vui vẻ khen và lập tức học tập theo. Nếu tôi khen bà đúng thì bà mừng vui nghinh đầu, vỗ tay, mặt mày hớn hở tươi tắn, nhìn hồn nhiên khả ái như trẻ thơ. Mỗi khi thấy bà biểu lộ tính dịu hiền, nhẫn nhịn giỏi, tôi thường xấu hổ thầm, vì tính tôi rất nóng nảy, cho dù đã lưu tâm sửa nhiều, nhưng so với bà Trương thì tôi vẫn còn thua xa.
Trước mùa xuân năm 2000, tôi (tức Quả Khanh – cư sĩ có túc mạng thông, thiên nhãn thông, có thể thấy được nhiều cõi giới siêu hình) đến thăm ông Dương, vừa ngồi xuống thì bà Trương hướng về tôi kể lể và sám hối:
Tôi tình cờ thấy trên đỉnh cửa sổ có một điểm đen, nhìn kỹ là con ruồi bèn kêu chồng:
– Ông ơi, mau cầm quạt tới đây. Ông hỏi:
– Trời lạnh thấy mồ, bà còn đòi đem quạt tới làm chi?
– Trên tường có con ruồi kìa, hễ tôi mở cửa, là ông cầm quạt xua nó bay ra nhen.
Ông phê bình liền:
– Nè , bà tu hành kiểu gì mà trời lạnh cắt da lại muốn đuổi con ruồi ra ngoài? Làm vậy chẳng phải bà muốn nó bị chết cóng hay sao?
Bà nghe ông nói giật mình, biết mình đã sai bèn thú nhận:
– Ôi chao, quả là tôi tu hành còn kém xa ông, vì không có chút từ tâm. A Di Đà Phật, con xin sám hối, xin sám hối! Ông nè, chúng ta hãy cùng quy y cho con ruồi nhé.
Thế rồi hai người chắp tay hướng về con ruồi, quy y cho nó, họ đồng niệm: “Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng. Quy y Phật không đọa địa ngục, Quy y Pháp không đọa ngạ quỷ, Quy y Tăng không đọa súc sanh. Xin chú nguyện cho ruồi đời sau được mang thân người, gặp Phật pháp mà tu hành đắc đạo”.
Ba ngày sau, bà Trương thấy con ruồi vẫn còn ở chỗ cũ không động đậy. Bà kêu chồng:
– Này ông, mau cầm quạt tới đây!
– Đem quạt tới làm chi?
– Đã ba, bốn ngày rồi mà con ruồi không nhúc nhích, mình quạt cho nó bay xuống ăn gì đi chứ, nếu không nó chết đói làm sao?
Khi họ dùng quạt đuổi con ruồi, thì nó rơi ngay xuống đất. Hóa ra nó đã chết, thác sinh vào cõi lành rồi. (Việc này do Cư sĩ Quả Khanh có túc mệnh thông nhìn thấy được).
Từ lúc phát tâm học Phật, thệ ăn chay niệm Phật rồi, thì ông Dương không bị bệnh gì, ăn uống rất ngon miệng. Hồi chưa biết đạo, mỗi năm ông phải đi bệnh viện 1-2 lần, bởi vì “linh kiện” toàn thân ông đều vướng bệnh.
Nhưng cách đây tám tháng, bao tử ông phát đau khó chịu, các con bèn đưa cha đi kiểm tra, phát hiện bao tử ông có khối u. Sau khi uống thuốc trị ung bướu rồi thì bạch huyết cầu hạ, ông ngưng thuốc thấy có đỡ hơn nên quyết định không dùng thuốc nữa. Sau đó ông xuất viện về nhà, chỉ uống chút thuốc duy trì.
Lúc con gái ông Dương gọi điện báo tin thì tôi đang ở Thượng Hải. Tôi bảo cô hỏi xem cha mình có từng ăn qua thịt lừa hay không? Ông Dương lúc đó ở cạnh bên, nghe liền đáp:
– Tôi chưa từng ăn qua.
Tôi bảo: “Ông hãy chịu khó nhớ kỹ lại xem”.
Một lát sau, tôi nghe ông kể: “Vào năm 1950 ông được phân công tác gần một nơi có tiệm bán thịt lừa, lúc đó sống một mình nên ông thường mua ăn.”
Tôi bảo với ông: “Trước đây ông phát bệnh, toàn là do lừa đến quấy phá. Sau khi ông học Phật, ăn chay tụng kinh, niệm Phật rồi thì lừa nó cũng minh lý, không còn theo báo oán ông nữa. Nhưng ông lại quên tuốt việc mình đã ăn thịt chúng, nên chẳng biết sám hối, cầu siêu cho chúng. Do vậy mà chúng đang hành hạ khiến ông sinh bệnh khó chịu. Một là để cảnh tỉnh ông, hai là muốn ông tụng kinh Địa Tạng siêu độ cho chúng. Còn nữa, ông có các chiến hữu bị chết trận trong thời kỳ chiến tranh, cũng có một số người là bạn mới kết giao. Sau khi chết rồi, họ bị rơi vào ác đạo, do biết ông tu hành tốt nên đồng tìm đến muốn nhờ ông siêu độ cho họ thoát khổ. Ông hãy ráng nhớ ra tên của họ, hoặc nếu đã quên thì chỉ cần nghĩ tới việc đem công đức tu học Phật nhiều năm hồi hướng ban cho họ, hãy vì họ mà phóng sinh, tụng kinh, niệm Phật thì rất tốt.”
9 giờ sáng ngày 10 tháng 7, ông Dương đang ngủ được mấy tiếng, bỗng mở bừng đôi mắt, thấy bạn bè và con cái đang ở bên mình, ông lộ vẻ hớn hở bảo:
– Vừa rồi Bồ tát ban cho tôi hoa sen, còn chúc mừng tôi, tôi cũng đảnh lễ Bồ-tát. Rồi ông nhìn các con và nói:
– Các con nhớ cùng mẹ chăm chỉ tu, niệm Phật kiên định tinh tấn nha. Nhớ là phải luôn tỉnh giác đó!
Nói xong ông nhắm mắt, mọi người đều cho rằng ông nghỉ ngơi, nào biết rằng ngay trong khoảnh khắc đó, lúc đầu ông nghẹo sang phải là ông đã vãng sanh rồi.
Đó là vào tháng 7 năm 2007, Dương cư sĩ từ trần, hưởng thọ 83 tuổi. Khi bà Trương gọi điện báo tin cho tôi hay chồng mình mất, bà còn hỏi thêm:
– Hiện đám con không tin Phật của tôi đang muốn lập tức thay y phục tắm rửa cho cha nó, tôi phải làm sao?
Tôi nói:
– Bà phải ngăn chúng lại ngay, vì ông nhà đã vãng sinh thế giới Cực lạc, hiện ở quả vị “Trung phẩm trung sinh”. Do nhờ lúc lâm chung tâm ông không điên đảo, một lòng tha thiết niệm Phật nguyện vãng sanh Tây Phương nên đã cảm ứng được Chư Phật, Bồ-tát đến rước về Lạc bang rồi. Bà đừng để ông phải chịu ảnh hưởng kiểu thế tục thường tình. Linh cửu ông nên để ở nhà bốn ngày, ngăn cấm không cho đốt giấy tiền vàng bạc, thậm chí thời nào cũng không được khóc.
Sau đó, tôi cùng các liên hữu ở tại Phật đường, đồng niệm Phật lớn tiếng để hỗ trợ cho ông Dương, âm thanh vang rền lấn áp mọi tiếng ồn nơi phòng khách. Hôm đó, một người con trai không tin Phật của ông Dương thừa lúc rảnh rỗi cũng vào Phật đường tụng niệm theo, khiến tôi rất hưng phấn. Âm thanh niệm Phật chân thành cũng có thể giúp cảm hóa người mê đến với Phật đường, tiếng niệm Phật nghe thật lớn, đúng là xuyên thấu trời cao. Đột nhiên, Đằng cư sĩ hớn hở bảo mọi người: “Tôi thấy có nhiều Bồ tát và Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thân đắp cà sa đều đang chắp tay đứng xung quanh chúng ta niệm Phật. Tây Phương Tam Thánh đứng ở phía trên, mỉm cười nhìn chúng ta, đồng phóng hào quang năm sắc phủ khắp tỏa chiếu đến những người niệm Phật.”
Hôm đó trước khi ra về, tôi bỗng nhìn thấy rõ ràng: Đài sen của ông Dương đang bay lên “Trung phẩm thượng sinh”. Về nhà rồi, tôi bèn gọi điện thảo luận cùng hai pháp lữ ở các nơi khác. Họ đều xác nhận là cũng thấy ông Dương đã thăng lên “Trung phẩm thượng sinh”. Điều này khiến tôi càng phấn chấn thêm khi hiểu ra rằng: Tín tâm của người trợ niệm, cũng gây ảnh hưởng lớn đến phẩm vị vãng sanh của người mất. Thế là tôi quyết tâm: hôm sau sẽ niệm lớn tiếng, dốc lòng tha thiết chí thành niệm Phật và giải thích cho mọi người hiểu: Ngay lúc niệm Phật phải nhiếp tâm chánh định, có lòng tin kiên cố để tạo ra nguồn hỗ trợ mạnh mẽ, giúp ông Dương thăng lên phẩm vị cao hơn nữa.
Mấy ngày sau, có rất đông con cháu ông Dương cùng vào Phật đường niệm Phật, trưởng tử ông trong lúc trực đêm còn ráng tụng thêm kinh Địa Tạng hồi hướng cho cha. Khi tôi trở lại đám tang ông, đến đặt hoa tươi trên thi thể ông, cúi chào vĩnh biệt thì nước mắt bỗng tuôn không cầm được, xem như từ nay về sau tôi không còn thấy người bạn già từ thiện hiền lương, chí đồng đạo hợp này nữa rồi.
Đang bùi ngùi, bỗng tôi nhìn thấy hồn ông Dương xuất hiện trên không trung, ông đang quỳ trên một hoa sen to lớn, hướng về tượng Tây Phương Tam Thánh đảnh lễ giữa tiếng Phật nhạc ngân vang hòa cùng âm thanh “Nam Mô A Di Đà Phật!” đang niệm liên tục, không ngừng vang vọng vào lỗ tai tôi (vì lúc đó nghi lễ cáo biệt đang tiến hành).
Cảnh mình vừa thấy khiến tôi phấn chấn, nhưng tôi chỉ có thể chia sẻ niềm vui này bằng cách nói nhỏ vào tai nữ liên hữu Quả Năng: “Chèn ơi, Dương lão đã “Hoa khai kiến Phật, ngự ở vị “Thượng phẩm ̣thượng sinh” rồi!” Thế là tôi khuyên mọi người trong vòng 49 ngày này, cố gắng vì ông Dương mà niệm A Di Đà Phật, tụng kinh… cần phải hành trì liên tục để tiếp tục hỗ trợ ông thăng lên phẩm vị cao hơn.
Sở dĩ tôi viết lại câu chuyện này là mong chia sẻ kinh nghiệm quý giá có thực cùng độc giả. Ắt hẳn sẽ có người phê bình tôi thuyết giảng chẳng đúng pháp, nhưng tôi tin chắc không nghi, bởi Phật từng thuyết: “Ứng hiện pháp giới tánh, tất cả duy tâm tạo”. Do vậy mà tôi mạnh dạn kể lại tình huống Dương cư sĩ vãng sinh cho các bạn đồng tu tham khảo. Hi vọng sẽ có nhiều người thu được lợi ích.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Trích: Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Sám
Biên soạn: Cư sĩ Quả Khanh
Dịch giả: Hạnh Đoan
A Di Đà Phật!
Đọc những câu chuyện vãng sanh thấy thật vô cùng thú vị.
TT xin lược ghi lại một đoạn trong sách Chú Giải – Phẩm 24. Tam Bối Vãng Sanh:
Lại có kẻ nghĩ lâm chung thập niệm quá dễ dàng nên toan tính đợi lúc lâm chung mới chuyên tu niệm. Sách An Lạc Tập đả phá quan điểm ấy như sau:
“Thập niệm liên tục tựa hồ chẳng khó, nhưng kẻ phàm phu tâm
như ngựa hoang, thức quá khỉ vượn, rong ruổi sáu trần chưa từng tạm dừng. Ai nấy phải nên phát lòng tin, tự hạn định tu niệm trước để tích tập thành thói quen cho thiện căn kiên cố như Phật đã bảo đại vương:
‘Nhân tích thiện hạnh, tử vô ác niệm. Như thụ tiên khuynh, khuynh tất tùy dã’ (Người tích hạnh lành, khi chết không có ác niệm. Như cây trước đấy đã nghiêng về hướng nào thì khi đổ sẽ ngã theo phía đó). Một phen đao phong xảy đến, trăm nỗi khổ quấy thân, nếu trước đấy đã chẳng từng quen tu tập thì [lúc ấy] niệm làm sao nổi?
Ai nấy nên cùng với năm ba người cùng chí hướng kết thệ sẵn để
lúc lâm chung thay phiên nhau đến giảng giải, vì ta xưng danh hiệu Di Ðà, nguyện sanh cõi An Lạc, tiếng niệm tiếp nối cho thành mười niệm.
Ví như ấn sáp ấn xuống đất bùn, ấn dẫu hoại nhưng các đường khắc trên ấn đã in xuống. Lúc mạng này dứt chính là lúc vãng sanh An Lạc quốc. Một khi đã nhập vào Chánh Định Tụ thì còn lo lắng gì. Ai nấy đều nên suy nghĩ cái lợi lớn này, sao còn chưa định sẵn số hạn để niệm đi”.
Sách Di Ðà Yếu Giải cũng nói:
“Nếu lúc bình thời chẳng có công phu bảy ngày thì làm sao lúc
lâm chung đạt được mười niệm hay một niệm. Vả lại, kẻ Ngũ Nghịch Thập Ác trong Hạ Hạ Phẩm đều là do túc nghiệp chín muồi nên lúc lâm chung mới gặp thiện hữu khai ngộ liền tín nguyện. Ðiều này trong muôn trường hợp chưa có được một, há nên cầu may như thế ư?”
Do vậy, ta thấy rằng cảnh giới nhất tâm thật là sâu xa, u huyền. Bởi thế, kinh này đề cao chuyên niệm. Ngẫu Ích đại sư bảo:
“Ðức Phật trong một câu niệm hiện tiền cũng vốn đã siêu tình ly kiến, sao lại còn mất công bàn huyền, luận diệu, chỉ cốt tin cho chắc, giữ cho bền, cứ thẳng thét mà niệm. Suốt ngày đêm hoặc là mười vạn tiếng, hoặc năm vạn, ba vạn làm số nhất định hoặc chẳng định số làm chuẩn. Trọn cả một đời này thề chẳng biến đổi. Nếu chẳng được vãng sanh thì tam thế chư Phật thành ra nói dối hay sao?”
Xin quý bạn cho tôi hỏi vài điều, tôi muốn khuyên 1 người bạn bỏ làm nghề sát sinh, nhưng e rằng khó, vì anh ấy nói sống mấy mươi nằm phải sống giàu sang, ăn chơi mới sướng. Tôi nghe nói làm chuyện ác là sẽ phạm tội đọa đị ngục, lúc trước tôi nghe nói 1 ngày dưới địa ngục dài bằng bao nhiêu năm, bao nhieu tháng ở trần gian, tôi muốn cho anh ấy biết thời gian đọa rất lâu để anh ta biết sợ mà ăn năn. Trong kinh sách Phật có nói về việc này ko, xin quý vị giúp tôi
1 ngày trần gian = bao nhiêu năm Địa ngục
1 tháng
1 năm
10 năm
Xin cám ơn quý vị
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nhân Quả,
Bạn sai rồi, chớ dùng phương pháp đó để khuyên bạn mà tạo phản ứng ngược. Người hành nghề sát sanh vốn do nghiệp duyên tiền kiếp mà thành, nay họ coi đó là nghề mưu sinh và muốn dùng nghề đó để hưởng phước mà bạn đem địa ngục doạ họ, không khéo họ sẽ phản bác lại còn tạo nghiệp dữ dằn hơn. Bạn nên thỉnh cuốn Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, hoặc nếu có nhân duyên, giúp cho người bạn đọc những chuyện Phật nói về:
– Kinh Nhân Quả Ba Đời
– Kinh Thiện Ác Báo Ứng
– Kinh Phân biệt Thiện Ác
– Kinh A Nan Vấn Phật Chuyện Cát Hung…v.v…
Những kinh này mới có thể giúp cho bạn của bạn phá mê, khai ngộ, nhờ đó mà tự hồi đầu. Mọi chuyện nên tuỳ duyên, đúng thời thì mới nên khuyên, ngược lại bạn đừng cưỡng cầu mà đôi bên cùng tổn hại.
TN
A Di Đà Phật
Theo ngu muội của TT thì cách của bạn Nhân quả chưa phải sai hoàn toàn mà là chưa hợp lý, đối với nhiều người không hiểu đạo khi nhắc đến “Địa ngục” nhiều người sẽ cho là tà thuyết, bịa chuyện. Thay vì đem chuyện địa ngục ra dọa anh bạn ấy, bạn nên sưu tầm nhiều câu chuyện nhân quả, người thật việc thật đưa cho anh bạn ấy xem, sẽ dễ cảm hóa hơn, bạn nên sưu tầm những câu chuyện của Việt nam, trong thời gian gần đây. Vì Tịnh Tâm thấy nhiều vị gửi những câu chuyện từ thời phong kiến Trung hoa e sẽ khó ai tin vì thời gian quá lâu, chưa nói đến tình trạng ” tam sao thất bản”
Việc cảm hóa những người nhiều nghiệp sát như thế cần thời gian, chớ gấp gáp, phải tùy căn cơ, tùy hoàn cảnh mà khuyên nhủ. Khi anh bạn ấy đã có chút lòng tin, bạn hãy làm theo huynh Thiện nhân, thỉnh kinh sách cho anh ấy xem nhé. TT có sưu tầm 1 số chuyện nhân quả bên dưới, nghề nghiệp cũng sát sinh như vậy:
2 NĂM 6 NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH CHẾT VÌ SÁT SINH
https://www.youtube.com/watch?v=8HHKW2w3LFE
CẮT CỔ VỊT KHÔNG NGỜ ĐÓ LÀ MẸ MÌNH ĐẦU THAI
https://www.facebook.com/www.hoangphap/videos/1289774901103326/
Chào bạn, khi người bạn đó chưa chịu tin, chưa nghe dù bạn có đem tất cả điều đó ra cho họ họ cũng chẳng nghe, lỡ tạo thêm tội thì ko nên, nếu anh bạn kia có duyên lành với bạn, hãy khéo ở bên cạnh lựa lúc thật thích hợp mà dẫn a ta vào đạo, nếu đem Phật pháp cho họ ngay lúc họ chẳng tin chẳng cần, đem nhân quả …nói chọ họ biết họ lại sanh ác kiến tạo nghiệp thêm thì rất tiếc. Ở đời ko ai nói trước được điều gì, ko ai ko có bệnh khổ…những lúc đấy họ sẽ nghe sẽ tin, thì ta đem nhân quả nói cho họ mới có kết quà. Là duyên lành với bạn, chịu tin chịu nghe lời bạn nói thì hãy ở bên cạnh mà khuyên, mưa lâu thì đất sẽ thấm nhuần, còn duyên ko lành thì đừng nên cứng ngắc cưỡng ép mà phản tác dụng, hãy thầm nguyện cho họ.
Nam Mô A Di Đà Phật ! Kính chào các Quý Đạo huynh, xin giúp tôi một lời khuyên ! Gia đình tôi sử dụng Tủ Thờ gia tiên, gỗ còn tốt, sáng bóng, trên mặt tủ có đặt tấm kính màu nâu , dày > 5mm) Sáng nay, lúc đang tụng kinh, tôi chợt nghe có âm thanh lạ , nhưng ko chú ý lắm ( ko có gì đổ vỡ ) ( mắt tôi khá kém ) . Chiều mẹ tôi về nhà mới phát hiện , miếng kính đã nứt vỡ một đường dài. Mẹ tôi gần 80 rôi, bà hơi buồn và lo lắng . Vậy, gia đình tôi nên thay ngay một tấm kính khác, hay đến ngày 23 tháng Chạp mới được thay? Khi thay, sẽ động tất cả bát hương, vậy có phải mời thầy làm lễ hay gđ tôi tự làm ( thành tâm xin phép gia tiên ) ? Tôi cũng buồn, liệu có phải gia tiên có điều gì Buồn phiền con cháu ko? ( Gia đình tôi vừa có một chút biến động, tôi cũng nghĩ là làm Ông bà và Cha tôi sẽ buồn, sẽ ngăn cản con cháu ko làm điều này nếu còn sống ) ( riêng tôi – tôi ko có quyền can ngăn ).
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các Quý Đạo huynh !
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Tiến,
*Tất cả vạn vật trong đời đều trải qua 4 quá trình: thành-trụ-hoại-diệt. Thân thể của chúng ta cũng không ngoại lệ. Vậy thì một tấm kính để trên bàn thờ, phía trên nó lại là vô số vật nặng, trải qua năm tháng…hôm nay bị vỡ thì có điều gì là lạ? Bạn tu đạo Phật thì phải tự mình lý giải thấu đáo việc đó, tại sao lại khởi tâm hoang mang để tự mình mất chánh kiến rồi sanh tâm hoài nghi chính mình để rồi rơi vào tình trạng như người chưa tu học vậy?
*Việc tấm kính vỡ cũng là nhân duyên tốt để bạn có cơ hội trang trí lại bàn thờ Phật và tổ tiên cho trang nghiêm, thanh tịnh hơn. Điều này tương tự như một người vốn chưa bao giờ lâm bệnh, nên rất ngã mạn, nay đột xuất lâm bệnh, mới thấy cái ngã đột nhiên biến đâu mất, nhờ đó mà có cơ hội nhìn lại bản thân để hồi đầu. Trước khi gỡ miếng kính, bạn chỉ cần thắp hương, có đôi lời thành kính trước Tam Bảo và Tổ Tiên về duyên sự vừa xảy ra, và xin phép cho bài trí lại bàn thờ cho trang nghiêm, thanh tịnh hơn. Tốt nhất bạn đừng nên mua kính để thế lên miếng cũ nữa, vì sức chịu đựng của kính có hạn, ở VN mưa nắng thất thường, không thể tránh tình trạng thoái hoá, rạn, nứt. Khi bài trí bàn thờ trang nghiêm xong, bạn sắm hương, hoa, trà, quả, tụng một thời kinh theo Nghi Thức An Vị Phật, hay Nghi Thức Cầu An, rồi tụng từ 21-108 biến Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú hồi hướng tận hư không giới chúng sanh, hồi hướng cho cửu huyền thất tổ, cùng các oan gia trái chủ của bản thân và gia đình, nguyện cho họ đồng sanh về Tịnh Độ, vậy là viên mãn và đúng với chánh pháp rồi.
*Chư Phật, Chư Bồ Tát, Tổ tiên của bạn chắc chắn sẽ vô cùng hoan hỉ khi thấy bạn và gia đình có tâm trang nghiêm nơi thờ phụng, lẽ nào có sự trách oán? Chúng ta thờ Tam Bảo là dùng cái tâm chân thành và thanh tịnh để thờ, cái tâm đó sao lại chỉ giới hạn ngày ý, ngày nọ mới nên và không nền?
*Trường hợp bạn cảm thấy bất an, không đủ niềm tin và dũng mãnh để tự mình bài trí lại bàn thờ, bạn có thể nhờ một vi Tăng, Ni có đạo hạnh, đến làm lễ giúp gia đình cũng tốt. Nhưng như vậy chứng tỏ bản lãnh tu đạo của bạn còn chưa vững chắc, như vậy làm sao có cơ hội để chuyển hoá người thân?
TN
A Di Đà Phật, HVCL có câu hỏi xin được các thầy chỉ giáo ạ! 1 là, làm thế nào để phút lâm chung được Phật lai nghênh nen giữ được chánh niệm ạ? Ý con đang hỏi phương thức mà ko kể đến công phu tu hành ạ! 2 laf so lượng người trợ niệm như có 1,2 người với khoảng 5,7 người thì “sức mạnh” có khác nhau hay không ( điều kiện tâm thành kính như nhau). 3 là,bình thường ý thức được tham sân si nên hạn chế tối đa nhất có thể, tức là mình tu nhưng chưa thể dứt hết 1 trong các độc, nhưng tín nguyện thiết tha thì có thể vãng sanh ko? Giay phút can tu nghiệp quan trong như vay, ko may có oán thân trái chủ gay khó khăn hay chọc cho người đó sân giận thì người đó biết phải làm sao ? Hvcl kiến thức nong cạn xin đuoc các thay chỉ dạy aj! A Di Đà Phật!
Bạn lành trợ niệm thì cũng là trợ niệm, điều quan trọng hơn hết là ở mình, lúc lâm chung tâm nguyện thiết tha mãnh liệt, niềm tin kiêm cố vững chắc cộng với sức trợ niệm thì duyên lành rất thù thắng, oan gia trái chủ đến ngay giây phút đó nếu mất đi đức tin, sanh tâm sân hận hoặc tâm ta bà khởi lên thì khó lòng mà đi được. Một đời tu học hãy cố gắng thực hành nhìn thấu được cõi này, hàng ngày mỗi mỗi đều là nơi để ta thử thách chính cái tâm nguyện mình, xem có bị trói buộc, bị lôi kéo đi không, xem sức niệm Phật của mình ở đâu, chỉ cần khéo quán sát thì biết được rằng mình có đủ duyên lành để đi đi chưa, nếu chưa thì nổ lực mà tu học. Vận mệnh của mình phải do chính mình làm chủ, chằng thẻ trông cậy nhờ người khác được, người học Phật dù thường trợ niệm cho người khác, thường gia hộ giúp họ vãng sanh nhưng chính mình thì đề cao cảnh giác, tự mình làm chủ sinh tử, vì khéo biết được ở cõi này có vô lượng vô biên cảnh nghịch làm trở ngại nen chẳng sinh tâm mong cầu được gặp duyên lành, cứ giữ vững chỗ tin của mình mà nổ lực tu học. Làm sao cho chính mình tin sâu, nguyện thiết, bền vững, kiên cố chẳng có gì lay động được thì tự mình làm chủ. Nổ lực hành thiện, tu học thật nhiều vào..
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
PH xin được chia sẻ với bạn vài điều như sau. Trong kinh Phật và các ghi chép việc vãng sanh của người xưa cũng như hiện tại, những người có tín nguyện thiết tha, kiên cố, dù vẫn chưa dứt hết tham, sân, si, ác nghiệp mà vẫn được vãng sanh như thường. Cho nên bạn chớ nên khởi nghi. Như vậy, PH nghĩ điều bạn cần để ý là tín, nguyện. Nhiều người cho rằng cứ tin, cứ phát nguyện, vậy là có đủ tín nguyện rồi; tuy nhiên để tin chắc (không nghi) và nguyện thiết (không có mong muốn nào có thể lấn át được mong muốn vãng sanh) thì không phải người tu Tịnh Độ nào cũng có đủ. Xin trở lại các thắc mắc của bạn.
1. Để lúc lâm chung được Phật lai nghênh: theo kinh A Di Đà là phải “chấp trì danh hiệu từ một ngày cho đến bảy ngày một lòng không loạn”. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, ở các phẩm Hạ, thì lâm chung chỉ cần khởi tâm thiết tha muốn về đó, chí tâm niệm Phật, liền được thấy hoá Phật, hoa sen,..và người lâm chung liền theo đó mà sanh về Cực Lạc. Nên nếu bạn niệm Phật chưa được nhất tâm, nhưng nhờ tâm tín, nguyện thiết tha, mà cảm ứng Phật lực được sanh về. Quan trọng là được sanh về Cực Lạc, còn có thấy Phật hay không thấy Phật là tuỳ vào công phu tu tập (cả 3 phần tín, nguyện, hành chứ không chỉ ở phần hành).
2. PH cho rằng “sức mạnh” đó tuỳ thuộc vào giới đức, công phu tu tập (tín, nguyện, hành). Nếu ai cũng tu tập tốt những điều ấy thì dĩ nhiên số người càng nhiều thì sẽ càng có lực thanh tịnh, giúp người lâm chung có thể cảm ứng được đức A Di Đà. Tuy nhiên, chắc bạn đã thấy rõ không dễ tìm được người như vậy. Cho nên, PH cho rằng chỉ mong người trợ niệm giúp nhắc mình niệm Phật thôi, hoặc phá nghi,…chớ đừng nên ỷ lại vào phương thức này, cái chính vẫn là mình phải nỗ lực.
3. Bị sân hận lúc lâm chung: thì khó được vãng sanh. Trách ai bây giờ, chỉ nên trách mình thôi (do mình gieo nhân duyên không tốt, công phu chưa đủ lực,..). Phật nguyện lực dù vĩ đại, nhưng cái mong muốn của mình cũng rất to lớn, lúc đó mình không muốn vãng sanh mà chỉ muốn đánh, mắng người cho hả giận thì phải theo đó mà luân hồi thôi. Theo lời dạy của sư Thích Giác Khang, nếu lỡ như thế thì trong 49 ngày, mình có thể báo mộng để nhờ bạn đồng tu, người thân giúp đỡ thì may ra cũng được vãng sanh.
Qua những thắc mắc của bạn, có vẻ như là bạn còn khá nhiều băn khoăn về tha lực cũng như tự lực. Người tu Tịnh Độ mà không đủ niềm tin vào mình, vào Phật lực thì rất khó vãng sanh (vì còn nghi). Như PH đã chia sẻ với các bạn sen khác, mình gắng xây dựng thật tín, thật nguyện và nỗ lực niệm Phật trong khả năng của mình, như thế nghĩa là mình đã làm xong phần mình, nắm chắc được vãng sanh; còn các thứ khác thì hãy để cho đức A Di Đà lo liệu.
Bạn hãy bỏ chút thời gian để đọc quyển Niệm Phật Thập Yếu của hoà thượng Thích Thiền Tâm nhé, sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xây dựng tín tâm. Và cũng nên cầu Tam Bảo gia hộ cho mình khởi được tín tâm kiên cố, chắc thật.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin hãy phát tâm đọc cuốn Sức Chung Tân Lương, sẽ biết nên làm gì cho phút lâm chung.
“Nói tóm lại, Trì Danh Niệm Phật chính là bổn hoài của chư
Phật, là phương tiện rốt ráo, là con đường tắt nhất trong các đường tắt. Ðấy thật là lời luận muôn đời chẳng suy xuyển bởi vì người lúc lâm chung bị muôn khổ bức bách, ngoại trừ trì danh ra khó lòng khởi các hạnh khác nổi. Quán Kinh nói: Kẻ Ngũ Nghịch Thập Ác đáng đọa ác đạo, lúc lâm chung gặp thiện tri thức “giáo linh niệm Phật, bỉ nhân khổ bức, bất hoảng niệm Phật, thiện hữu cáo ngôn: – Nhữ nhược bất năng niệm bỉ Phật giả, ưng xưng Vô Lượng Thọ Phật. Như thị chí tâm, linh thanh bất tuyệt, cụ túc thập niệm, xưng Nam Mô A Di Đà Phật. Xưng
Phật danh cố, ư niệm niệm trung, trừ bát thập ức kiếp sanh tử chi tội, mạng chung chi thời, kiến kim liên hoa, do như nhật luân, trụ kỳ nhân tiền, như nhất niệm khoảnh, tức đắc vãng sanh Cực Lạc thế giới” (dạy cho niệm Phật nhưng người ấy bị khổ bức bách chẳng thể thanh thản niệm Phật nổi, thiện hữu bảo rằng: ‘Nếu ông chẳng niệm đức Phật ấy nổi (tức là chẳng thể niệm Phật theo phương pháp quán tưởng được) thì hãy nên xưng danh Vô Lượng Thọ Phật’. Chí tâm như thế chẳng để ngớt tiếng, đầy đủ mười niệm xưng Nam Mô A Di Ðà Phật thì do xưng danh
đức Phật ấy, trong mỗi niệm trừ được tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Lúc lâm chung, thấy hoa sen vàng giống như vầng mặt trời ở trước mặt người ấy, như trong khoảng một niệm liền được sanh về thế giới Cực Lạc).
Kinh nói lâm chung chẳng thể quán Phật, chỉ có thể niệm danh
hiệu Phật; rõ ràng là pháp Trì Danh rất dễ dàng. Lâm chung dễ niệm nên được vãng sanh thật là hết sức ổn thỏa vậy. Câu “ư niệm niệm trung, trừ bát thập ức kiếp sanh tử chi tội” (trong mỗi niệm trừ được tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử) chỉ rõ pháp này hết sức viên đốn. Kẻ Ngũ Nghịch, Thập Ác lúc lâm chung mười niệm liền được vãng sanh. Phàm phu mang theo nghiệp [đi vãng sanh] được bằng ngay với bậc Bổ Xứ.
Pháp Trì Danh Niệm Phật không những đã giản dị, ổn thỏa đến
cùng cực mà còn là pháp tối cực viên đốn nên mười phương Như Lai cùng khen ngợi, ngàn kinh muôn luận cùng nêu. Các hành nhân thật phải nên mau phát đại tâm, một bề chuyên niệm A Di Ðà Phật.
Kinh này lấy “phát Bồ Ðề tâm, nhất hướng chuyên niệm” làm
tông. Hai điều trên chẳng thể tách rời được vì: phát Bồ Ðề tâm là Tín, Nguyện; nhất hướng chuyên niệm là Hạnh. Ba thứ Tín, Nguyện, Hạnh chẳng thể thiếu một thứ.
Sách Di Ðà Yếu Giải nói: “Tin sâu phát nguyện chính là Vô
Thượng Bồ Ðề, tín nguyện hợp lại chính là kim chỉ nam cho Tịnh Ðộ. Do vậy, chấp trì danh hiệu mới là chánh hạnh”. Ý đại sư Ngẫu Ích là: Tâm Vô Thượng Bồ Ðề là kim chỉ nam để tu Tịnh Ðộ. Nhà hàng hải dùng kim chỉ nam để xác định phương hướng. Nếu muốn vượt biển sanh tử về thẳng bờ kia Cực Lạc thì phải dùng Bồ Ðề tâm để dẫn đường nên người tu Tịnh nghiệp chẳng thể không phát Bồ Ðề tâm! Lại dùng Bồ Ðề tâm ấy để trì danh hiệu thì mới là chánh hạnh. Nói cách khác: Không có Bồ Ðề tâm thì dẫu có trì danh hiệu cũng chưa phải là chánh hạnh.
Sách Di Ðà Yếu Giải bảo: “Nếu không có Tín, Nguyện thì dẫu có
Trì Danh hiệu đến mức gió lay chẳng động, mưa chẳng thấm ướt, khác nào tường đồng, vách sắt thì vẫn chẳng đắc cái lý vãng sanh. Kẻ tu Tịnh nghiệp chẳng thể không biết điều này”. Nói cách khác, tuy phát Bồ Ðề tâm nhưng chẳng có nguyện, hạnh cầu sanh Tịnh Ðộ, lại tu môn khác thì chẳng phải là căn cơ Tịnh Ðộ, cho nên cũng chẳng được vãng sanh! Vì vậy, trong cả ba bậc vãng sanh, kinh này đều bảo: “Phát Bồ Ðề tâm, nhất hướng chuyên niệm”, nghĩa là đó là điều kiện phải có để vãng sanh
của ba bậc.”
Trích đoạn trong Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ – Phẩm 24. Tam Bối Vãng Sanh
Hỏi: Sau khi đau chết mình phải trợ niệm như thế nào? Trước khi qua đời, mình đọc chú Đại bi hay kinh Địa Tạng có được không?
Đáp: Nếu như họ là người tu Tịnh Độ thì lúc này không nên tụng kinh, không nên tụng kinh gì cả, chỉ cần niệm A Di Đà Phật. Khi con người đang lâm bệnh, đặc biệt là lúc bệnh nguy kịch, không được xen tạp bất cứ kinh, chú nào, không cần kinh gì khác, chú vãng sanh cũng không cần, chỉ có một câu niệm Phật rất là hiệu quả. Khi vừa qua đời, họ cần phải nghĩ đến một câu niệm Phật, nếu mình niệm Phật, người thật sự muốn cầu sanh Tịnh Độ nhất định sẽ được vãng sanh, cho nên công đức này không thể nói hết. Khi lâm chung không cần thêm vào những lời chú này, không cần thêm vào cái gì cả, còn nếu đã qua đời rồi thì sao? Nếu đã qua đời rồi vậy thì chúng ta phải chiếu qua phương pháp sức chung tu trì, niệm Phật cho họ từ 8 giờ đến 12 giờ. Khi Hàn Quán Chưởng qua đời chúng ta đã niệm cho bà ấy 14 giờ. Khi đã tiễn họ vãng sanh rồi, nếu có thời gian tụng thêm kinh hồi hướng cho họ là được rồi. Trong khoảng thời gian này nhất định không được xen tạp thứ gì khác.
-trích Hỏi Đáp Trợ Niệm Khi Lâm Chung, Pháp Sư Tịnh Không-
————-
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, HVCL tự thấy hổ thẹn vì mình còn quá nhiều câu hỏi. Tự trách mình lười nhác nhưng lại muốn biết thêm nhiều nên mới có những câu hỏi như vậy! Xin các thầy và các liên hữu không phiền lòng mà giải đáp cho con! Ko hiểu có duyên với PH hay ko nhưng khi đọc đến phúc đáp của Cư sỹ thì HVCL đã thấy rõ hơn rất nhiều rồi ạ! Cảm ta ân đức bố thí pháp của tất cả các vị! HVCL biết rằng mình sẽ học hỏi được them nhiều từ đây, cũng sẽ nhiều người hiểu them được nhiều từ những cau hỏi thế này, nen HVCL sẽ tiếp tục vì những người mới học mà hỏi nhiều hơn nữa! Xin quý đồng đạo hoan hỷ chỉ dạy !
Cố lên bạn, Phật pháp cần nhiều người như bạn.