Vào triều Thanh, ở huyện Hợp Phì thuộc tỉnh An Huy có người họ Hứa, vốn là dòng dõi danh giá. Người anh của ông từng được bổ làm quan Học chính ở một tỉnh nọ, có viên học sĩ trong tỉnh ấy mang 200 lượng bạc đến nhờ họ Hứa nói giúp với anh đề bạt phẩm trật cho được lên ngạch thứ ba. Ông nhận tiền, đồng ý sẽ nói giúp, nhưng rồi sau đó vì nhiều việc quá lại quên đi, chẳng nói gì về việc ấy cả. Đến khi sắp xếp ngạch trật, ông học sĩ này xếp tận dưới hàng thứ sáu. Ông ta tự thấy mình bị mất cả danh lẫn lợi nên uất ức quá treo cổ tự vẫn. Người vợ ông ta cũng đau buồn quá mà thành bệnh rồi chết.
Đến năm Canh Ngọ thuộc niên hiệu Khang Hy [tức là năm 1690] họ Hứa vào trường thi, bỗng thấy viên học sĩ đã chết kia đứng ngay trong phòng dành cho thí sinh. Họ Hứa ngay lúc ấy liền hôn mê không còn biết gì nữa, tự đi đến lấy những sợi chỉ hồng trên bàn quan giám khảo, nối từng sợi một lại cho dài ra rồi buộc vào cổ mình, tự đến treo mình lên chỗ cửa phòng. Quanh cổ chỉ quấn mỗi một sợi chỉ nhỏ, nhưng hai chân vẫn rời lên khỏi mặt đất cả thước[thước cổ của Trung Hoa, bằng khoảng 33 cm], lưỡi cũng theo đó mà lè ra thật dài. Quân canh lập tức bẩm báo lên quan giám khảo, lúc bấy giờ chính là quan Tổng hiến Truyền Công. Ông liền ra lệnh cho quân canh gấp rút cứu xuống. Khi ấy, họ Hứa bỗng trở nên cuồng loạn, nói lảm nhảm như ma quỉ, rồi kể rõ đầu đuôi câu chuyện năm trước đã nhận tiền nhưng không lo xong việc. Kể chuyện rồi, lại chờ khi cửa vừa mở đã hối hả chạy như bay về chỗ trọ. Không lâu sau, họ Hứa treo cổ tự vẫn trong phòng trọ.
- Lời bàn:
Lại suy cho cùng, đến lúc khởi sinh ba tai kiếp của giai đoạn kiếp mạt, cành lá của cây cỏ đều hóa thành như dao sắc nhọn, người chạm vào liền bị thương tích, nhưng không ai tránh khỏi được kiếp nạn đó. Như khi đức Thế Tôn chịu nạn giáo gỗ đâm chân, cây gỗ ấy chỉ dài một thước mà có thể xuyên qua hòn đá xanh lớn, lại đi theo đức Phật từ nơi này sang nơi khác, chẳng phải càng đáng tin chắc hơn sao?
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
xin chào các cô chú Cho con hỏi là cúng dường tam bảo có phải là bố thí tài ko ạ. con xin cảm ơn trước ạ. A Mi Tuo Fo
A Di Đà Phật
Bạn Lê Văn Thăng,
Cúng dường Tam Bảo cũng chính là pháp bố thí. Bố thí thì có nhiều hình thức, nhưng gộp lại có ba hình thức chính:
– Bố thí tài vật: tiền, của
– Bố thí vô uý: đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho chúng sanh
– Bố thí pháp: giúp chúng sanh khai ngộ đạo Pháp của Phật để thấu rõ nhân quả mà tu học, giác ngộ, giải thoát.
Đó là về lý, nhưng đi vào sự thì chúng ta phải giữ được tâm bố thí thật thanh tịnh thì mới thực sự có lợi lạc cho mình và người. Trong đạo gọi là: Tam Luân Không Không Tịch! Có ý là: Không có người bố thí, không có vật bố thí và không có người nhận bố thí.
Làm được điều này là khó lắm, nhưng mỗi chúng ta khi phát tâm tu đạo phải ráng quán chiếu tâm thì mới đạt lợi ích như nguyện.
TĐ
Cảm ơn chú TĐ, chúc chú luôn tinh tấn hơn nữa.
A Di Đà phật
KHI OAN GIA TRÁI CHỦ CHÍNH LÀ NGƯỜI “ĐẦU ẤP TAY GỐI” VẬY PHẢI LÀM SAO?
Lần nọ, mười mấy người cư sĩ chúng tôi muốn đi Ngũ Đài Sơn bái kiến Hòa thượng Diệu Pháp. Anh Kim là giám đốc nhà in, tình nguyện lái xe đưa chúng tôi đi. Mặc dù anh không tin Phật, nhưng thuộc típ người hết lòng vì bạn. Anh tự lái chiếc xe hơi đời mới, sang trọng, đưa chúng tôi vượt đường xa. Hơn nữa, có 3 lý do khiến anh sốt sắng: một là vì muốn giúp bạn hữu, hai là từng nghe đồn những việc thần kỳ về Hòa thượng Diệu Pháp nên anh cũng tò mò, ba là thưở giờ chưa biết thắng cảnh Ngũ Đài Sơn, nên cũng muốn đến cho rõ.
Đáng tiếc là, ngày đầu tiên lúc chúng tôi hướng Hòa thượng thỉnh pháp, thì anh Kim có lẻ do lái xe mỏi mệt quá nên đã đi ngủ mất tiêu.
Sáng hôm sau mấy cư sĩ lại hướng Hòa thượng thỉnh giáo nguyên nhân bệnh hoạn, sư phụ kiên nhẫn giảng, bảo họ từng giết qua loài vật nào, thậm chí giết làm sao, ăn như thế nào, cho đến quá khứ từng trộm qua thứ gì, dùng bao nhiêu, còn bao nhiêu để ở địa phương nào…mỗi mỗi đều kể rất rõ ràng. Chứng kiến sự thật này anh Kim hoàn toàn bị chấn động. Anh cứ trố mắt nhìn, mồm há to, chăm chú theo dõi. Ngó bộ anh hết sức hưng phấn, khẩn trương, thậm chí nhiều lần muốn nói gì đó nhưng lại thôi.
Buổi chiều, anh đến tìm tôi ngỏ ý muốn tối đó một mình đến lễ Hòa thượng hỏi chút chuyện.Vì ngại, nên nhờ tôi xin phép trước giùm. Được sự chấp nhận của Sư phụ, bảy giờ tối tôi dẫn anh đến phòng khách.
Chỉ thấy anh Kim cung kính quỳ trước Hòa thượng, hai tay chắp lại, trang trọng khấu đầu làm lễ ba lần. Ngó bộ anh đã bị Hòa thượng chiết phục, thực lòng tin theo Phật pháp rồi. (Hôm qua lúc chúng tôi gặp Hòa thượng và hành lễ với Ngài, anh còn đứng ở bên ngoài ngó vào thôi)
An tọa xong, anh Kim mặt đầy sầu muộn kể lể với vẻ bi ai:
Con và vợ là Tiểu Khiết kết hôn được 12 năm, đã có một bé trai 10 tuổi. Trước khi cưới Tiểu Khiết, con có thương một người bạn học láng giềng, tên Tiểu Lý. Tụi con vốn là đôi bạn thanh mai trúc mã, đã dự tính sẽ kết hôn với nhau. Ngay lúc đó thì con quen Tiểu Khiết. Nếu so về tướng mạo, công việc, hoàn cảnh gia đình…Tiểu Khiết đều thua xaTiểu Lý, vậy mà không hiểu con bị trúng tà hay ma ám chi, vừa gặp Tiểu Khiết là đã yêu ngay. Mặc cho bạn bè thân hữu phản đối, con vẫn ương bướng cương quyết kết hôn cùng Tiểu Khiết.
Cưới nhau mới ba ngày, vẫn còn khách đến nhà thăm, cha mẹ con cũng bận rộn phụ tiếp.
Ngay lúc này có hai người bạn bước vào, vừa cung tay chúc mừng vừa cười bảo con:
Chú Kim này, em thật có lỗi nha, kết hôn mà không báo cho các anh hay, sợ hao rượu mừng hả?
Con vội bước tới nghinh đón, cười đáp:
Thật xin lỗi quá! Do kết hôn gấp gáp, lại bận bịu nên không báo tin kịp. Mong các anh lượng thứ cho!
Lúc này Tiểu Khiết mang nước ra mời. Các anh bạn đùa:
Chà! Chú Kim này! Tôi phải trách chú không báo tin đấy! Té ra thím xinh đẹp thế nên sợ chúng tôi…cướp đi có phải không?
Con cười ha hả nói:
Đẹp cái nổi gì! Xấu quá đi! Em còn đang hối hận đây này!
Con nói chưa dứt câu, Tiểu Khiết đột ngột quay lại, hai mắt trợn trừng, đỏ ngầu, tia nhìn hung dữ, ả giáng cho con hai bạt tai.Lúc đó mắt con nổ đom đóm, người trong nhà đều đứng ngây ra nhìn, còn cô vợ mới cưới vừa khóc vừa la làng, làm ầm ỹ lớn chuyện, nhất định không chịu bỏ qua.Con bị tát đau điếng đến mê muội, thịnh nộ nổi lên, chỉ muốn xé nát cô ta ra. Nhưng con vừa đưa tay lên thì buông xuống, lý trí nhắc nhở mình: “Không nên làm vậy khiến láng giềng chung quanh chê cười, không nên làm ba mẹ phiền bực”
Do hai anh bạn áy náy xin lỗi và mọi người xúm nhau khuyên giải, con đành phải nén giận, ráng gượng cười làm vui.
Suốt 12 năm nay, chúng con luôn gây cãi đánh nhau không ngừng, làm ầm ỹ và đòi ly hôn 6 lần, trong đây có 2 lần Tiểu Khiết dọn đồ đi. Nhưng mỗi khi sắp làm thủ tục ly hôn, luôn bị thân bằng xúm vô ngăn trở, khiến việc ly hôn bất thành. Điều này khiến tâm con luôn thống khổ. Cả hai đứa đều muốn ly hôn, nhưng cứ gặp cảnh chia tay bất thành. Có quái dị không chứ? Xin Sư phụ chỉ dạy giúp cho con”
Trong lúc anh Kim nói, Hòa thượng Diệu Pháp khép nhẹ đôi mắt như đang nghe, lại giống như đang tư duy.
Bây giờ Ngài mới đưa mắt nhìn anh Kim và hỏi:
Anh dẫn con trai đi sở thú, ưa ngắm nhìn lũ chim công lắm phải không?
Dạ phải. Con thấy công xòe đuôi rất đẹp.
Hòa thượng mỉm cười kể:
“Cách đây ba đời, anh sinh ra nơi một thôn trang dưới núi, là một nam tử hán. Anh thường lên núi đốn củi và quen với một con công ở trên núi. Mỗi lần gặp thường hay cho nó ăn thứ gì đó, công hay chơi đùa với anh, anh cũng rất thương công và con công cũng quyến luyến anh. Có ái tức có tình!
Đời sau (là kiếp thứ hai) anh vẫn sinh làm đàn ông, nhưng công thì chuyển sinh làm phụ nữ, do tình cảm kiếp trước mà kết thành phu thê. Nhưng bởi vì cô vợ từ kiếp súc sinh mới chuyển lên, tuy mang hình hài người nhưng tập tính thú cầm vẫn còn, cho nên vợ chồng thường gây cãi ầm náo. Lúc anh nổi thịnh nộ khó tránh khỏi đánh vợ, cô ta là nữ nên đánh không lại anh, tất nhiên ghim hận trong lòng.
Đời sau nữa, anh vẫn chuyển sinh làm nam, ăn mặc giống như người luyện võ. Hôm nọ anh đẩy xe mộc luân xa (xe có bánh làm bằng gỗ) lên núi, bất ngờ gặp một con sói. Anh liền lấy dây xích sắt đánh nó, chẳng mấy chốc con sói bị hạ gục. Anh lập tức dùng xích cột cổ nó, ra sức xiết chặt, con sói giãy giụa một lúc thì bất động. Anh bỏ con sói nằm ở đó rồi đẩy xe đi.
Chập sau, con sói tỉnh dậy, nhân vì bị thương tổn hại đến thần kinh khiến tứ chi nó bại liệt. Nó tru lên, gọi những con sói khác tới kéo nó về động, dần dần nó chết đi”.
Hòa thượng Diệu Pháp kể xong câu chuyện, nhìn thấy mặt anh Kim bán tín bán nghi, liền hỏi:
Nơi cổ vợ anh có hằn những đường mờ màu trắng, vết sẹo nằm lộn xộn không có hàng lối gì hết phải không?
Nghe nói thế anh Kim cả kinh, mặt mày biến sắc thưa:
Dạ đúng, Đúng vậy!
Hòa thượng nhìn gương mặt tái nhợt của anh, ôn tồn nói:
Anh đừng căng thẳng quá như thế. Mỗi người thân thể hình thái, ngũ quan tướng mạo, cho đến vân tay, dấu bớt…mang từ lúc còn trong thai, ngay cả tập khí, tính tình, đẹp, xấu, trắng đen…toàn bộ đều liên quan đến nghiệp đã tạo đời trước.
Bởi vì anh bình thường tâm địa hiền lương, ưa làm chuyện phúc thiện giúp người, bản thân tuy không tin Phật, nhưng lần này vẫn muốn tình nguyện chở giúp người lên núi lễ Phật nghe Pháp, nhờ vậy mà hôm nay có duyên được nghe ta giảng cách phá giải nhân quả cho. Đã nói phá, tức là có phương cách hóa giải. Anh không nên cứ đinh ninh cho rằng ngủ bên cạnh mình là một con sói – Vì vợ anh hiện giờ đang thực sự là người!
Mỗi chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay luân hồi trong lục đạo, có cõi nào mà chẳng từng đi qua? Phật ngày xưa cũng từng hiện làm thân nai chúa mà. Ta hỏi anh một việc nữa, anh có giúp mấy cô gái mua vé vào tham quan cảnh chùa hay không? (Các danh lam thắng cảnh ở Trung Hoa Đại Lục khách đến muốn tham quan, phải mua vé vào cổng, phí thu này do chính phủ quản).
Giám đốc Kim lộ vẻ rất kinh ngạc thưa:
Dạ có, dạ có. Đấy là mấy nữ công nhân thất nghiệp, muốn vào chùa bái Phật, nhưng không có đủ tiền mua vé. May là lúc đó con đi ngang, thấy vậy nên giúp dùm. Làm sao mà chuyện vụn vặt này sư phụ cũng biết?
Muốn người đừng biết! Trừ phi mình đừng làm. Bất kể làm thiện hay ác chi cũng đồng một lý này cả.
Thế…con làm qua việc xấu gì…Ngài cũng biết hết ư?
Chư Phật, Bồ Tát, Thiên, Địa, Quỷ Thần…đều biết và thấy hết! Vì vậy Phật mới khuyên chúng ta không nên làm ác, mà phải làm toàn điều lành.
Thế…có phải sau này Tiểu Khiết sẽ lấy mạng con?
Hòa Thượng chậm rãi nói:
“Đợi đến khi anh hơn 40 tuổi, vào một tối nọ, anh về nhà, do một chuyện vặt vãnh mà gây cãi ầm ỹ cùng vợ và anh sẽ ra tay đánh cô ấy. Rồi anh nằm ngủ. Vợ anh sau một hồi khóc lóc, tâm lang sói sẽ bộc phát. Thế là cô đi tìm một sợi dây điện, gấp đôi lại, rồi một đầu quấn quanh cổ anh, lòn đầu kia vào lòng dây đôi nơi cổ, rồi cột vào chân giường. Sau đó hai tay ả nắm chắc dây điện, dùng chân đạp trụ giường, ra sức kéo, xiết cổ anh. Anh giẫy giụa một hồi rồi bất động. Cô vợ sẽ nới tay nghỉ mệt một lúc, xong lại làm tiếp, vừa kéo, xiết dây, vừa mắng anh…dè đâu anh tỉnh dậy, mở mắt ra…nhưng từ cổ trở xuống đã mất tri giác, từ đó anh bị bại liệt”…
Nghe đến đây, mặt anh Kim trắng bệch không còn chút máu. Anh vội quỳ xuống trước Hòa thượng Diệu Pháp, khủng hoảng thưa:
Xin Sư Phụ cứu con! Cách đây 5-6 năm về trước, có lần con đi vào công ty Bách Hóa, khi về, vừa ra tới cổng lớn thì con thấy có một người đẩy chiếc xe lăn cũng tiến ra cổng. Con vô cùng kinh ngạc khi phát hiện người ngồi trên xe lăn…chính là con (nhưng tuổi lớn hơn) nhìn khoảng ngoài 40 tuổi! Con liền định thần, nhìn lại, thì thấy không phải là con. Rồi con nhìn lại nữa, lại thấy đó là con! Hiện tượng kỳ quặc này đã khiến con suy nghĩ suốt mấy ngày. Lúc đó con có nghĩ: “Phải chăng mình đang thấy trước điềm báo vào lúc hơn 40 tuổi, mình sẽ bị bại liệt?”
Lúc đó con suy nghĩ nát óc mà không hiểu được. Bây giờ nghe Sư phụ kể câu chuyện này rồi, thì con đã hiểu và tin-xem ra mình thực sự có bị nạn đó-Xin Ngài, xin Ngài hãy cứu con, hãy thu nhận con làm đồ đệ! Từ nay trở đi con muốn là đệ tử của Phật. Nếu không, cho dù con kiếm được tiền nhiều đến mấy, thì nào có ích chi đâu?
Hòa thượng Diệu Pháp mỉm cười nói:
Con hãy đứng dậy, chuyện quy y hãy đợi trong chùa thông báo cho. Còn như giúp con giải trừ nạn này, thì mấu chốt nằm ở bản thân con.
Trước tiên con phải sám hối nhgiệp gây gỗ, đánh đập người trong kiếp trước và lỗi đã sát hại con sói. Giờ đây con có thể lên đại điện lễ Phật sám hối.
Sau khi về nhà rồi thì phải thiết lập Phật đường ngay trong nhà. Nếu không tiện thì không lập cũng được, vì Phật tại trong tâm mà. Nhưng quan trọng là mỗi ngày, vào lúc rảnh, con tranh thủ nhín thời gian tụng một bộ kinh “Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm”, tụng khoảng hơn nửa tiến là xong một biến. Tùy theo thời gian của mình mà mỗi ngày con tụng mấy biến đều được. Lúc tụng phải tịnh tâm chuyên chú, chí thành hồi hướng cho “con sói đời trước” bị con làm hại, giúp nó tăng gia phúc báo, kết duyên với Phật môn, tiêu trừ tâm sói và tâm sân si oán hận đối với con.
Dần dần con sẽ thấy vợ con thay đổi, đối với con từ ái tử tế hơn, gia đình sẽ hòa thuận, bi kịch vốn phải phát sinh sẽ không phát sinh nữa.
Đây gọi là “cảnh chuyển theo tâm” nghĩa là tâm con có thể chuyển cảnh, khiến phong khí gia đình được thiện hóa theo. Con phải tu sửa tâm, giữ thân, khẩu, ý trong sạch để chuyển ác khí thành hiền khí, chuyển phiền não thành Bồ Đề vì “vạn pháp duy tâm tạo”.
Sau khi con rời khỏi nơi này rồi, từ đây phải thường thân cận thiện tri thức cho nhiều vào. Đối với bạn bè, con có thể đem kinh nghiệm từng trải và sự tu hành của bản thân mình để thuyết pháp, hóa độ họ vào chánh đạo. Lúc rảnh nên đọc kinh tạng, nghiên cứu nhiều để hiểu cho sâu, tự khai mở trí cho mình.
Bình thường có đi đâu, dù tản bộ hay lái xe, hoặc khi rảnh rỗi, nên thường niệm danh Bồ Tát Quan Thế Âm.
Trong xã hội dẫy đầy bạo loạn tranh đấu như hiện nay, không nên mưu đồ chiếm lợi nhiều, không nên truy cầu tiền bạc bất nghĩa. Phải biết “hại người chính là hại mình”.
Từ nay về sau, quyết không làm bất cứ điều gì sai trái có lỗi với lương tâm mình. Khi làm việc, cư xử cần thành thật. Nên nộp thuế đúng thời, chỉ làm toàn những điều lợi quốc, lợi dân. Được vậy thì nhất định hãng xưởng của con sẽ trũ vững, không thất bại trong thương trường.
Do con bái ta làm Thầy, nên Ta truyền thọ Phật Pháp cho con. Phải tôn kính tuân hành, mới là đệ tử Phật chân chính, như vậy sẽ được Thiên Long hộ vệ, Chư Bồ Tát gia trì.
Nếu con khinh suất không chịu giữ giới luật, thì con chẳng phải là đệ tử Phật, cho dù con có được tờ phái chứng nhận mình đã quy y thì hiện tại khó được Phật chúc phúc, mà tương lai cũng sẽ rơi vào ác đạo. Ta giảng nãy giờ,con nghe hiểu hết chưa hả?
Anh Kim một bề cung kính lắng nghe, vội thưa:
Bạch Sư phụ! Con hiểu rõ hết rồi ạ, xưa nay con vốn chẳng hút thuốc hay uống rượu chi, ngay cả trà còn chẳng dùng tới. Từ hôm nay trở đi con thề giữ giới nghiêm minh, dứt tuyệt ăn mặn….
Đọan sau câu chuyện tôi nghĩ chẳng cần kể tiếp nữa. Hiện nay gia đình giám đốc Kim đã hòa thuận, công việc hãng xưởng rất phát và bận rộn tất bật, thành là một thương hiệu được tín nhiệm, cực kỳ nổi danh.
Cư sĩ Quả Khanh (Trích trong “Báo ứng hiện đời tập 3” – Hạnh Đoan biên dịch)
Chào qúy thầy và các đạo hữu 1 đứa bé khó ngủ mình nên đọc bài chú nào cho bé rể ngủ
Trăm đường tránh không khỏi số mệnh
Có gia đình họ Từ nọ sống ở khu Thập Tự Hà, Tảo Trang, Sơn Đông có mở một quán trọ. Ở đây từng xảy ra một sự việc khiến người dân trong vùng không thể nào quên.
Lần đó có một người phụ nữ dẫn theo một đứa trẻ đến trọ, hai mẹ con họ đến ở liền một mạch hơn 1 tháng trời mà không đi đâu, cho tới một ngày…
Khi đó vào mùa hạ, đột nhiên có một ngày trời đổ mưa to, trong khu vực quán trọ có một cái hố nhỏ sâu chừng 0,5m bị nước mưa làm ngập.
Sang ngày hôm sau, trong lúc người phụ nữ không chú ý, đứa trẻ chạy ra ngoài chơi không may ngã chúc đầu xuống hố mà chết ngạt.
Về sau người phụ nữ mẹ của đứa trẻ xấu số kia mới kể thật với mọi người rằng: “Vốn dĩ có một người xem toán số, nói con trai tôi sắp tới sẽ gặp nạn ngã nước mà nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy hai mẹ con tôi mới đi lánh nạn. Khi đi đến đây thấy địa hình khu Thập Tự Hà cao ráo, hơn nữa quán trọ này lại ở chỗ cao nhất, đường xá thông thoáng, dù có mưa cũng không sợ ngập, vậy nên hai mẹ con tôi yên tâm ở lại đây. Thật không ngờ, trăm đường tránh không khỏi số mệnh”.
Sinh tử hữu mệnh, chạy không thoát được số trời
Ở làng quê nọ có một người tên là Hoàng Dứu Tử từng đi lính đánh Nhật. Trong chiến trận, có một lần đội của ông đụng độ với quân Nhật và bị tấn công bắn chết hết, chỉ còn mình Hoàng Dứu Tử sống. Nhưng ông sợ quân Nhật quay lại bèn giả bộ nằm chết. Đến tận nửa đêm đột nhiên thấy hai người cầm đèn lồng đi kiểm tra từng người từng người xem chết chưa. Lúc đầu Hoàng Dứu Tử còn tưởng đó là quân Nhật nên vẫn cố nằm yên không dám động đậy. Đến khi hai người kia kiểm tra đến mình, có một người nói: “Tại sao hắn lại chết?”. Người bên cạnh nói: “Hắn giả chết đó, người này phải chết vì nước”.
Lúc này Hoàng Dứu Tử mới nhận ra đó là hai tên quỷ sai được Diêm Vương phái đến đưa linh hồn người chết đi. Từ đó về sau mỗi khi đánh trận, Hoàng Dứu Tử rất dũng cảm, bởi ông tin chắc rằng bản thân mình sẽ không chết vì súng đạn.
Sau này chuyển công tác, cấp trên hỏi Hoàng Dứu Tử muốn làm gì? Hoàng Dứu Tử cũng từng đi xem bói số mệnh, thầy phán rằng số mình sẽ bị chết đuối nên xin lên núi canh rừng. Ông nghĩ bụng như vậy sẽ thoát được nạn.
Ai ngờ về sau lên núi ở, không may Hoàng Dứu Tử lại bị lũ quét, ngay cả nhà trên lưng đồi cũng bị lũ quét trôi.
Đúng là sinh tử hữu mệnh, chạy đâu cho thoát được số trời.
(Trích từ ĐVKN)
Chỉ Vì Một Lời Nói Đùa Phải Mang Thân Chó Suốt 500 Kiếp
TRẢ LẠI TRÂM VÀNG, CỨU ĐƯỢC HAI NGƯỜI
Vào đời nhà Minh, có một thư sinh người ở Tô Châu tên là La Luân. Một hôm, anh ta cưỡi ngựa và dẫn theo một tiểu đồng cùng lên Nam kinh dự thi. Trên đường di, tiểu đồng cười nói rằng: “Hôm qua thật là vận may, con đã nhặt được chiếc trâm vàng ở trong rãnh nước trước nhà người kia.”
Sau khi La Luân hỏi rõ sự việc, lập tức lấy chiếc trâm vàng cưỡi ngựa quay trở lại để trả cho người bị mất. Khi đến nơi thì trời đã tối, từ ngoài đã nghe trong nhà có tiếng nhiều người khóc lóc. Đứa tớ gái vừa khóc vừa nói: “Con không có lấy chiếc trâm vàng đó.” Cô ta muốn nhảy xuống giếng tự tử để chứng minh sự trong sạch của mình. Bà chủ cũng khóc lóc mà bảo: “Tôi không có dính líu trong vụ mất cắp này.” Rồi bà cũng đòi treo cổ tự tử để chứng minh mình vô tội. Sau đó, La Luân nghe tiếng đánh đập, chửi rủa của một người đàn ông nên liền lớn tiếng kêu cửa.
Người đàn ông ấy liền mở cửa bước ra. La Luân kể rõ cho ông ta nghe việc tiểu đồng của mình bắt được chiếc trâm trong rãnh nước. Người chủ bây giờ mới vỡ lẽ mọi chuyện và ăn năn nói rằng: “Cám ơn công tử đã kịp thời quay lại, nhờ vậy mà tánh mạng của vợ tôi và đứa hầu gái mới được bảo toàn.”
Hoá ra chiếc trâm bị rơi vào bồn rửa rồi theo dòng nước chảy đến bờ rãnh và tiểu đồng nhân đó lượm được. Do đó nên mới tạo ra sự nghi ngờ và hiểu lầm.
Sau đó La Luân tiếp tục đến Nam kinh dự thi và đã đậu trạng nguyên. Anh ta nhờ trả lại trâm vàng mà cứu được hai mạng người nên phước báo rất lớn. Đây quả là một sự khích lệ lớn lao cho những ai đã và đang làm việc thiện vậy.
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG
Tác giả:Văn Xương Đế Quân -Quảng Tráng lược dịch