Làm người thế gian, nợ tiền thì phải lo trả cho chủ nợ. Tiền chúng ta mắc nợ cũng sinh ra lãi giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy, mỗi ngày không trả thì mỗi ngày tiền lãi sẽ tăng lên, kiếp này không trả ắt kiếp sau phải trả.
Ngày xưa, ở nước Kế Tân có hai anh em trai, người anh xuất gia tu hành, chứng đắc quả vị La Hán, còn người em ở nhà gây dựng sự nghiệp kinh doanh, người anh thường xuyên đến khích lệ dạy bảo người em, phải thực hành theo điều Phật dạy bảo, thường xuyên tu thiện tích phúc. Nếu mà có thể tu thiện thì không chỉ bây giờ có lợi ích, mà đến khi kết thúc sinh mệnh, cũng sẽ được đầu thai đến nơi tốt.
Người em luôn luôn trả lời: “Anh à, anh bây giờ xuất gia rồi, đừng xen vào những việc thế tục này nữa, em còn phải chăm sóc vợ, ruộng đất, tài sản, tiền bạc cần phải có. Em có nhiều việc phải xử lý như thế, anh đừng lãng phí lời nói, lãng phí thời gian nữa”.
Về sau người em sinh bệnh mà chết, đầu thai thành một con trâu, hàng ngày đều phải chở muối vào nội thành cho chủ. Người anh tu hành từ trong nội thành đi ra gặp phải, liền giảng giải, con trâu này nghe xong đau khổ bi thương mà khóc không dừng.
Chủ nhân của con trâu liền hỏi người anh kia: “Anh rốt cuộc là nói cái gì vậy? Mà khiến cho con trâu của tôi buồn phiền khổ sở như thế?”.
Người anh trai trả lời: “Con trâu này kiếp trước là em trai của tôi, trước đây vì thiếu nợ ông một đồng tiền muối ăn, cho nên phải đầu thai thành trâu, giúp ông làm việc để hoàn trả nợ nần”.
Người bằng lòng đem tiền cho chúng ta vay, điều này chứng tỏ họ tin tưởng, tín nhiệm ta, vì thế ta cần phải giữ lời hứa của mình, không thể nói vay rồi không trả. Người ta không có nói là tặng, sao có thể không trả được?
Trong “tam thế nhân quả văn” có viết: “Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả hết nợ”. Chúng ta phải minh bạch lý này, tuy là trong kinh văn khuyên bảo con người trong cuộc đời hãy làm việc thiện, nhưng về bản chất, đạo lý chính là khó tránh khỏi quan hệ nhân quả.
Người cho vay tiền kỳ thực có công đức rất lớn, vì việc cho vay này có thể sẽ giúp người đó đủ để vượt qua khó khăn, thậm chí hoàn thành xong việc lớn, làm cải biến cuộc đời. Mà cuộc đời cải biến là do được người khác ban tặng thông qua việc cho mượn tiền, nên mới được như ước nguyện, cho nên mượn rồi trả, cũng vẫn nên biết ơn người cho vay trong lòng.
Thiếu nợ một túi muối mà phải trả một cái giá quá đắt, huống chi thiếu người khác mấy trăm đồng, mấy ngàn đồng, mấy vạn, mấy chục vạn mà không trả? Tiền chúng ta mắc nợ cũng sinh ra lãi giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy, mỗi ngày không trả thì mỗi ngày tiền lãi sẽ tăng lên.
Con người thế gian không biết sự lợi hại của điều này, lại cho rằng thiếu nợ tiền của người ta không trả thì là của mình rồi, là mình phát tài rồi, thật là không biết, trên đầu ba thước có thần linh, nhân quả không sai. Ta không kết thù kết oán, không tranh chấp nợ nần bất kỳ ai, thiếu nợ của ai cái gì phải nhanh chóng hoàn trả, hoàn trả xong rồi sẽ tất thoải mái, vãng sinh sẽ đi được thản nhiên, oán thân chủ nợ sẽ không tới gây khó dễ, được tự tại.
Theo daikynguyenvn.com
Ngày nay chúng ta thường làm cho cty nước ngoài. Đương nhiên vật dụng vô cùng phong phú.
……………….
A DI ĐÀ PHẬT xem kinh NHÂN QUẢ 1 lần thì kinh sợ.
Nếu nói về việc trộm cắp thì chẳng ai dám quản ai được vì tâm đã trộm thì trước sau cũng mất .
Cho dù chỉ vào con trâu thì người ta cũng khó lòng tin. Nhưng số phận loài súc sanh thật đáng thương cả đời phục vụ cho chủ.thậm chí sinh thêm con, cuối cùng cũng bị chủ bán vào lò mổ. Chúng ta tự hào vì hôm nay được thân người thì cẳm ân 4 ơn nặng đã hi sinh ,thậm chí bỏ cả thân mạng phục vụ cho bữa ăn,áo mặc cho ta.người thân ta. Nếu chẳng VÃNG SANH được thì cũng lại như KINH LĂNG NGHIÊM viết NGƯỜI CHẾT LÀM DÊ ,DÊ CHẾT LÀM NGƯỜI .Khổ không tả hết
Đọc kinh có thể có hiệu quả hay không? Quyến thuộc người nhà của họ ở ngay trước mặt Phật Bồ Tát, lớn tiếng đọc kinh này một biến, xem thử có hiệu quả hay không? Kết quả thì sao? Kết quả là KHÔNG có hiệu nghiệm. Đừng nói là đọc một biến, cho dù đọc mười biến, đọc một trăm biến, một ngàn biến đều không hiệu nghiệm. Mấu chốt là do đâu vậy? Mấu chốt là ở cách đọc tụng kinh. Cách đọc tụng kinh phải như thế nào? Phải tâm chân thành cung kính mà đọc, trong lúc tụng kinh mà khởi vọng tưởng thì không được, thì không hiệu nghiệm.
Cho nên trong lúc đọc kinh mà có chút xen tạp thì không có hiệu lực. Kinh dài đến như vậy, đọc hết một bộ, ngay trong lúc tụng khởi lên vọng tưởng thì không có hiệu lực. Do đó kinh văn từ “như thị ngã văn” đến “tín thọ phụng hành” đọc qua một lượt mà không có một vọng niệm thì có hiệu lực.
Niệm chú cũng là như vậy, vì sao khi người ta niệm chú Đại Bi có thể trị được tất cả bệnh? Khi niệm chú không khởi một niệm. Đọc kinh cũng là như vậy. Khi đọc bộ kinh này không có một vọng tưởng thì việc đọc kinh này liền được linh nghiệm, thì có năng lực. Một mặt đọc kinh, một mặt khởi vọng tưởng thì KHÔNG thể linh được. Then chốt ở ngay chỗ này.
khi đọc kinh nhất định phải ghi nhớ là phải dùng tâm chân thành, tâm cung kính, nhất định không hoài nghi, không gián đoạn, không xen tạp. Không gián đoạn tức là một bộ kinh phải tụng xong một lần, không phân ra mấy đoạn, phân ra mấy đoạn thì ngay trong đó liền có xen tạp, hiệu quả đó sẽ rất thấp. Cho nên khi tụng kinh, nhất định không thể có bất cứ việc gì làm quấy nhiễu. Điểm này rất quan trọng! Đọc kinh ở nhà, phiền phức nhất chính là điện thoại, cho nên khi đọc kinh tốt nhất nên rút dây điện thoại ra. Không nên để bất cứ ai quấy nhiễu bạn. Bạn dùng tâm thanh tịnh để đọc thì bạn mới có thể nhận được hiệu quả. Nếu như khi đọc kinh thường có quấy nhiễu, thường bị gián đoạn, thì đọc kinh như vậy chỉ là giúp bạn đọc được thuần thục, là giai đoạn đang luyện tập. Đọc kinh như vậy không có tác dụng nào lớn cả. Chúng ta đọc kinh nên đọc chậm thì tương đối dễ thuộc. Vào thời điểm này, yêu cầu khi đọc kinh là không xen tạp, không gián đoạn. Việc này cũng giống như đánh giặc, như là luyện binh. Việc này nhất định phải cầu được công đức hiệu quả chân thật. Cho nên phải nên biết, bình thường đọc nhiều thì thuần thục, lúc đó có gián đoạn cũng không hề gì, có việc thì đi làm việc, hết việc rồi thì tụng cái đoạn này, thường hay đọc thì sẽ thường được thuần thục nó. Sau khi thuần thục rồi, chân thật gọi là tu hành thì khi đọc kinh mỗi ngày nhất định KHÔNG được có sự quấy nhiễu.
Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
A DI ĐÀ PHẬT:
Xin chào các liên hữu:
– Tụng kinh, không bằng trì chú, trì chú không bằng niệm Phật. Lời của Phật (hay Tổ).
-Tất cả liên hữu tu Tịnh Độ điều tin nhân quả, niệm Phật là nhân thành Phật là quả.
Vài hàng gởi đến các liên hữu.
A DI ĐÀ PHẬT. ..
Sư Huynh TĐ
Tụng kinh không bằng trì chú, trì chú không bằng niệm Phật.
Quả thật có câu ấy, Tuy nhiên chúng ta chẳng thể vì câu ấy rồi dựa vào đấy để kiếm cớ chẳng bao giờ tụng kinh, để quên lãng hết lời Phật dạy phải không ? Nếu chẳng cần tụng kinh thì PS Tịnh Không dạy chúng ta cách tụng làm gì? Lại còn dạy nhiều và chi tiết như vậy; cũng chỉ sợ người tụng không đúng cách, rồi không có công đức thôi. Đức Phật cũng có nói;
”Còn có ba hạng chúng sanh sẽ được vãng sanh. Những gì là ba hạng ?
Một là từ tâm bất sát đủ các giới hạnh. Hai là đọc tụng kinh điển phương đẳng Đại thừa. Ba là tu hành lực niệm hồi hướng phát nguyện nguyện sanh Cực Lạc.
Người đủ các công đức nầy từ một ngày đến bảy ngày liền được vãng sanh. ” – Trích Quán Vô Lượng Thọ
Chúng ta thấy, điều thứ 2 là đọc tụng kinh điển. Công đức ấy cũng có thể hồi hướng vãnh sanh. Chớ nên khinh thường. Trừ phi có người có thể 24/24 đều giữ câu Phật hiệu trong tâm thì chẳng nói làm gì rồi. Người ấy như đã tụng đủ hết kinh điển rồi.
Tuy nhiên nếu chẳng đc như vậy , mà lại cũng không đọc lời Phật dạy trong kinh thì có thể chỉ là A di đà Phật trong miệng còn khi buông câu Phật hiệu xuống để làm việc, thì hành vi vẫn sai trái, vẫn không rõ nhân quả, hoặc việc nào là đúng sai, nên làm, không nên làm vv vẫn phải hỏi người khác . Đức Phật trong nhiều kinh thường dạy chúng ta phải ‘đọc tụng đại thừa’. Đọc kinh sẽ hiểu rõ hơn về chánh pháp, để tự mình hiểu đc việc nào nên không nên làm, tội phước ra sao, để không phạm luật nhân quả. A di đà phật
Vào thời Đại Minh có một thiếu phụ họ Hứa, quê ở quận Hàng Châu. Bà là người hiền lành, chất phác, suốt ngày chỉ biết niệm Phật. Khi sắp qua đời, bà gọi người nhà đến và từ biệt họ. Sau đó, bà mặc y phục sạch đẹp, ngồi ngay thẳng, tay cầm thiên mục bạch hoa tự cài lên đầu mình rồi an nhiên qua đời.
Trích TỊNH ĐỘ VÃNG SANH TRUYỆN
Thân chào các quý bằng hữu, cho mình hỏi: lời hứa có quan trọng đến kiếp sau không? mình được biết có vay ắt có trả, không phải kiếp này thì phải kiếp sau. Vì một sự cố, để trả ơn, mình có hứa sẽ làm một việc mà người ta gợi ý (việc lành nhưng cả đời phải thực hiện cho người ta). Giờ vẫn chưa thấy người ta đòi nợ, có thể là do quên, vậy mình nên cho nó đi vào dĩ vãng luôn không? Xin cảm ơn.
Nếu không có gì quan trọng thì thôi… buông xả, và ghi nhớ lần sau không làm vậy nữa, bởi như vậy là tạo nghiệp. Tập trung tu tập cầu giải thoát ngay trong đời này đi, đừng phân tâm suy nghĩ nhiều thứ khác.
Quý vị tu tập cần ở Nhất Tâm.
HÃY BIẾT MÌNH MUỐN GÌ, NHỮNG CÁI KHÁC CHỈ LÀ THỨ YẾU.
A Di Đà Phật
cho con hỏi nếu giữ lời mình đã nói thì sẽ khổ còn nếu bỏ thì như thất hứa, vậy phải giải quyết làm sao cho thỏa đáng ạ? nếu muốn buông 1 điều gì đó mà không muốn quên đi điều đó thì phải làm sao
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tội,
*Lý đời là: Hứa thì phải thực hiện cho bằng được=thực lòng hứa. Lời hứa được hiểu dành cho những việc phước thiện, bởi đó là danh dự của chính bạn. Lý đạo: lời hứa (làm việc thiện) đồng nghĩa như việc phát tâm hành thiện. Nếu hứa mà không thực hiện đồng nghĩa mình tạo khẩu nghiệp nói dối. Lời hứa của bạn hẳn có nội tình? Nếu là lời hứa khiến cho mình, cho người khác cùng bị tổn thương, cùng bị tổn thất thì bạn nên rút lại lời hứa và xin lỗi người mình đã chót hứa vì chuyện đó không mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Trong đạo, chót hữa mà không có khả năng thực hiện, bạn phải thành tâm sám hối để những lời hứa bất khả thi như trước không bao giờ tái diễn nữa. Vậy là ổn rồi.
*nếu muốn buông 1 điều gì đó mà không muốn quên đi điều đó thì phải làm sao?
Lý đời: buông là tạm thời không nhớ nghĩ đến, nhưng đem chuyện đó gom lại một nơi trong bộ nhớ, rồi thỉnh thoảng hay có dịp lại lôi chuyện mình đã “buông” ra để nghiền ngẫm hay dằn vặt. Đó gọi là đang sống với quá khứ và bị quá khứ chi phối.
Lý đạo: Buông nghĩa là không còn nắm giữ, không còn chấp trước nữa. Nhưng đó mới chỉ là bước thứ nhất. Bước kế tiếp là phải thực sự xả. Vì vậy đạo Phật gọi là buông xả: không còn lưu giữ, gom chấp bất cứ điều gì trong tâm nữa. Nhưng đi vào Sự (thực hành) thì chúng ta phải từng bước, từng bước làm quen dần với lối sống không nắm, chấp, bởi nắm chấp cho dù là niềm vui, hạnh phúc cũng đều là phiền não cả. Xa hơn thế Phật dạy: Quá khứ đã qua! Chuyện đã qua rồi bạn có muốn làm lại hay thay đổi cũng chẳng thể. Chi bằng rút tỉa những gì hữu ích của quá khứ để áp dụng cho hiện tại, tạo sự hữu ích cho tương lai, thay vì gom chứa quá khứ trong tâm, rồi tự rằn vặt mình tới điên đảo?
Như vậy muốn “buông”= không còn nắm giữ. Nhưng muốn “quên”=phải xả. Gộp lại: buông xả là không còn một chút dấu vết nào lưu lại trong tâm nữa, đó mới thực gọi là buông.
TN
Lượm Được Vàng Không Tham Trả Lại Người Mất Được Đỗ Trạng Nguyên
cám ơn thầy, con không định phá lời mình đã nói ra, no chưa phải 1 lời hứa nhưng với con thi câu nói đó rất quan trọng chỉ là bạn thân hay bảo con quên điều đó đi nên con muốn hỏi thôi. vì để thực hiện lời nói đó thì không được buông. vậy cho con hỏi nếu 1 người mất đi cảm xúc của mình, không còn quan tâm lưu luyến gì, chắc cũng sẽ chẳng vui thì rồi người đó sẽ ra sao vậy?
chào anh Hải. chúc anh sớm giác ngộ. anh hãy niệm phật cầu sanh tây phương cực lạc. A di đà phật
thực sự không hiểu, cầu về cực lạc, dù có về đó thì làm gì vậy? ngồi im nghe giảng kinh cả ngày không có gì chơi như vậy không chán sao? thà làm người mà có đức còn được chơi vui vẻ an nhàn. không hiểu về tây phương có gì hay luôn đấy, em chỉ mong sống không gặp họa được rồi, thoát khỏi thứ bám giết này , giúp được mọi người,không phiền não nhiều chứ chẳng mong về tây phương đâu.
Khi có thời gian bạn hãy thường lên trang duongvecoitinh.com này đọc thêm nhé, rồi dần bạn sẽ hiểu. Rất hữu ích, hãy bỏ thời gian tìm hiểu và thực hành.
A Di Đà Phật
Anh cho em email của anh em sẽ giải thích gíup anh Hải ạ. Học phật thú vị nắm anh ơi. Anh mà bỏ nỡ thì tiếc quá. Email em đây: [email protected]. em sẽ cố gắng hết sức thuyết phục anh. Em hi vọng sau cuộc nói chuyện này anh sẽ hiểu nhiều hơn ạ. Rất mong. Chào anh. A di đà phật
Printemps cảm ơn Thiện Nhân và Tịnh Tâm rất nhiều. Cá nhân Printemps khi đã hứa ai thì thực hiện thôi vì lời hứa nặng nghìn cân trừ khi người ta nói không cần nữa. Tuy nhiên, vì sự cố nên Printemps phải hứa dù trước đó 3 lần từ chối. Thôi thì, sám hối vậy, khi nào đòi nợ thì tính tiếp thôi. Nhân tiện đây xin cho Printemps hỏi làm thế nào đã cắt nhân duyên, khi mà suốt ngày tạo ra các sự việc để mình phải lưu tâm đến.
A Di Đà Phật
Chị nói rằng lời hứa đối với mình nặng nghìn cân, như vậy là rất tốt, không phải ai cũng được thế. Vậy thì mình khuyên chị rằng, hãy đối trước Phật mà phát thệ, hứa với Ngài rằng TRONG MỘT ĐỜI NÀY NHẤT ĐỊNH CON SẼ VÃNG SANH CỰC LẠC, VỀ VỚI PHẬT. Đây là lời hứa tốt nhất đấy, đừng dùng nhiều lời hứa thế gian nữa, làm phân tán tâm tu Đạo. Tất cả đều là giả.
Chị hãy chăm chỉ niệm Phật, vãng sanh mới là việc lớn, còn lại thế sự đều là giả cả. Luôn tâm niệm như vậy, sẽ đỡ bị dính mắt nhiều, gây phiền não, cho dù hiện tại phải gánh vác nhiều việc khác nhau nhưng trong tâm cũng ít dính mắc.
Mình cũng khuyên chị nên thường thực hành các công đức: cúng dường, ấn tống, phóng sanh, bố thí…để tích lũy phước. Phước – Huệ song tu. Người có phước báu thì việc tu tập thuận tiện hơn nhiều rồi.
Vài lời nhỏ hẹp.
A Di Đà Phật
cho con hỏi nếu nợ nhau kiếp sau sẽ phải trả, vậy có cách nào để biết được ta đã nợ gì ai đó mà trong kiếp này phải trả không ạ?
Cứ nhìn chính mình xem có nặng tình, nặng nghĩa, phải nhọc tâm lo lắng cho người khác không, nếu có thì ta đang là con nợ đấy bạn, làm con nợ thì hao tâm hao của mà lo trả….nợ nhỏ thì như vậy, nợ lớn thì còn khủng khiếp biết dường nào….vô lượng vô biên không thể tính đếm được, con nợ hay chủ nợ, nợ ít hay nhiều, nợ đã trả xong, nợ còn đang trả, nợ sắp sẽ trả hay ta đang là chủ nợ….cứ nhìn lại chính mình, rồi quán sát xung quanh cuộc sống bạn sẽ thấy.
“Muốn biết nhân đời trước,
Xem sự hưởng đời nay,
Muốn biết quả đời sau,
Xem việc làm kiếp này.”
Trích KINH NHÂN QUẢ BA ĐỜI
Bạn đọc suy ra thì biết rồi. Còn muốn hỏi liệu có biết trước được không? Hai chữ VÔ THƯỜNG được Phật hay nhắc đến để làm gì? Nếu ta biết trước thì đâu còn gọi là Vô Thường?
Bạn hãy tham khảo kỹ một vài bài Pháp giá trị sau
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/06/sinh-tu-la-viec-lon/
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/06/hay-tu-mau-keo-khong-kip/
xin lỗi cái sinh tử là việc lớn con nhìn rõ dài mà đọc 1 câu đã chán, sau khi chết con muốn kiếp sau làm người tiếp, chỉ mong ít họa, sống an vui không phải phiền não như bây giờ thôi, vậy đủ rồi, con biết trong đó lại nói về việc về tây phương đúng không? với con vậy là đủ rồi, có tiền lo cho cuộc sống không phải ăn bám, sức khỏe vậy thôi, vì giờ những điều đó với con …mà phải nói đơn giản là có sức khỏe và 1 cuộc sống cũng chẳng có, nên con không cần về trời đâu,
A Di Đà Phật
Chào bạn!
Phật dạy: thân người khó được tựa như con rùa mù dưới đáy bể tìm gặp bọng cây trên mặt biển. Bạn nghĩ xem con rùa mù dưới đáy bể, bọng cây trên mặt bể, biết bao giờ con rùa mù gặp được bọng cây? Kiếp người tạm gọi là cõi lành nhưng hết kiếp người hiện tại, kiếp sau, kiếp sau nữa ta chẳng còn mang thân người rồi… trừ phi phải giữ đúng 5 cấm giới: tránh: sát sinh- trộm cướp- tà dâm- uống rượu cùng các chất gây nghiện- vọng ngữ. Nếu chẳng giữ trọn 5 giới này thì kiếp sau chẳng còn mang thân người nữa. Hãy lắng lòng suy xét từng ngày, từng giờ, từng phút từ thân- khẩu- ý của chúng ta, đa phần thiện niệm hay ác niệm? Nếu tự suy xét sẽ giậc mình tỉnh giác bởi từng giờ từng phút niệm niệm chúng ta đều cuốn theo tam nghiệp- đã như vậy há chẳng phải là nhân của tam ác đó sao?
Sinh tử là việc lớn, là việc trọng đại nhưng ai biết đó là việc lớn, việc trọng đại, có lẽ chỉ đến giờ phút lâm chung bị cái khổ của tứ đại, trải qua những hình phạt thảm khốc nơi điạ ngục, một số tội hồn hối hận thì đã quá muộn…
Nam Mô A Di Đà Phật
Thôi được, khi nào rãnh thì bạn cứ lên đây đọc tìm hiểu thêm. Từ giờ mình khuyên bạn nên năng hành thiện, thực hành bố thí, cúng dường, làm các công đức…Làm trong khả năng mình thôi, có bao nhiêu làm bấy nhiêu, trong lúc khó khăn mà làm được mới quý. Dần dần tích lũy phước báu, sức khỏe cuộc sống sẽ dần thay đổi lên. Những lúc đi đứng sinh hoạt nhớ thường niệm A Di Đà Phật nhé.
Chào bạn,
Theo như kiểu bạn nói chuyện, bạn còn…rất nhỏ tuổi phải không?
Hiện thời bạn chưa đủ thiện căn để tin vào Tịnh độ Cực lạc, cho là làm người thì hơn, vậy chẳng lẽ một mình bạn mà thông minh, hiểu biết tính toán giỏi hơn tất cả những người đang tu môn Tịnh độ hay sao? Bởi bạn nói về đó là chán lắm, nhưng GH và vô số người trên thế giới đang muốn cầu về Cực lạc cơ mà? Nếu nói một mình GH khờ thì có lý, chứ chẳng lẽ vô số người kia cũng khờ luôn sao? Nếu chẳng có gì tốt nơi Cực lạc mà họ đòi về đấy thì thật là khờ rồi?
Nhưng bởi vì chúng tôi tất cả đều sợ phải nhập thai lại từ đầu, sao đó dần lớn lên chịu bao khổ sở của cuộc sống , dầu giàu cũng chỉ sướng về mặt tiền chứ bao nhiêu cái khổ của thế gian thì không tránh được. Nếu mà nghèo thì khỏi phải nói rồi? Sau khi chịu đau khổ 50, 60 năm thì phải chịu sự đau khổ của thân thể già yếu, tiếp nối cái già yếu là vô số loại bệnh tất ấp vào thân. Chịu đau khổ them một thời gian nũa thì chết đi. Ôi cứ như thế lập đi lập lại mới là chán! Đó chỉ là nói sơ lược, chứ nếu nói rộng ra biết bao nhiêu cái khổ mà nói nổi? Trong cuộc đời làm người, những sự buồn phiền, lừa gạt, phản bội, chê bai, những người yêu mến ruồng bỏ, lạnh nhạt, hoặc bị vu quan, hãm hại, các tai nạn vô số, chẳng ai tránh khỏi đc.
Bạn nói muốn ít họa, sống an vui, cái đó ai chẳng muốn?! Nhưng trên đời có ai biết làm cách nào chưa? Hay là bạn biết cách nào để kiếp sau bạn có ít họa chưa? Ồ, nói đến kiếp sau…bạn có chắc kiếp sau vẫn còn nhập thai để làm em bé không? Nếu tất cả mọi người chết đi đều làm em bé lại, thì những loài súc sanh chó mèo là ai làm đấy? Lại còn có người thấy ma…Tại sao những ma kia không đi nhập thai làm người nhỉ? Ở trong đạo Phật gọi họ là ngạ quỷ, họ đã gây tội nên không đc đầu thai làm người, loài súc sanh cũng thế. Còn một số người thì chết đi bị giam nơi địa ngục.
Bạn có chắc bạn không rơi vào 3 trường hợp đó không mà đòi làm người? Bởi vì những người tu TĐ thì không.
Bởi vì sợ phải vào địa ngục hoặc làm quỷ hay súc sanh, nên chúng tôi mới phải nổ lực cầu về cực lạc bạn à. Cho dù kiếp sau ông Trời hứa cho chúng tôi làm người sanh vào nhà giàu nhất thế giới để bước một bước thì lên siêu xe, bước xuống thì vào nhà vila, tài sản chất đến tận Trời cao, chúng tôi đều không cần. Tất cả một lòng cầu sanh Cực Lạc mà thôi.
Theo như 2 câu của bạn: ”chỉ mong ít họa, sống an vui không phải phiền não như bây giờ thôi , mà phải nói đơn giản là có sức khỏe và 1 cuộc sống cũng chẳng có”
Nói như thế thì chắc cuộc sống của bạn hiện tại chẳng vui sướng gì. Như thế mà bạn vẫn mong kiếp sau làm người tiếp thì quá…vô minh. Ngược lại với bạn có những người vừa giàu vừa có sức khỏe lại mai mắn trong cuộc sống, không có gì để phiền lo, nên họ đam mê ở lại cõi đời thì còn thông cảm đc.
Chứ còn như bạn vừa khổ vừa phiền não mà vẫn bám chặt dữ vậy? Khổ như thế bạn vẫn chưa nhìn ra cuộc đời là bể khổ hay sao? Bây giờ bạn đã thấy khổ, nếu lỡ kiếp sau làm loài súc sanh, hay quỷ, hoặc bị giam nơi địa ngục thì khổ tới cỡ nào?! Hoặc thí dụ bạn đc làm người, nhưng tàn tật hoặc phải nghèo đến mức phải xin ăn thì làm sao? Chúng ta làm sao biết chắc là chúng ta không sanh vào những trường hợp như vậy? Hoặc vào những trường hợp mẹ ghẻ con chồng, bị đánh suốt ngày thì ai cứu đây? Nói cả ngày bạn có thấy là cuộc đời lắm sự khổ chưa? Hay bạn vẫn yêu đời vẫn muốn…làm người?
A Di Đà Phật.
Muốn kiếp sau làm người tiếp với sức khỏe và hạnh phúc gia đình cũng phải tùy nghiệp thiện đã tích lũy nghiệp huân tập mới được, không thể mong cầu.
Tất cả tùy duyên, phước đức của mỗi người chứ không phải nói mong muốn là có.
Mỗi người đều mang theo nghiệp riêng khác nhau, nên có sự thấy biết không giống.
Nam Mô A Di Đà Phật.
con vừa nhớ ra 1 vài chuyện sợ quên lên hỏi luôn mấy thầy từ từ trả lời nha, mà nói trước con rắc rối lôi thôi lấm đó. giờ về cõi phật do các vị phật đưa về, phật do phật tổ độ lên, vậy trước đó ai độ cho phật tổ vậy? chẳng lẽ 1 người bình thường tự nhiên có phép hay sao? trước đó thì điều luật ở đâu? chết về đâu? ai quản lí? người : ta hiểu do có tâm có đức nên được vậy trước kia chưa có người thì sao? con vật có đức rồi thành người chắc? hay theo ta thì sát sinh là tội nhưng theo đạo khác có 1 ngày lẽ sẽ giết thịt rồi chia cho mọi người hiểu là chia sẻ. vậy ai đúng đây? họ giết thế thì con vật đó sẽ theo đạo nào? đạo phật khác, còn đạo khác có thể loài vật chỉ là loài thấp kem, như 1 số đạo thì con gái phải dưới con trai, nghe theo,…con đạo phật thì bình đẳng. vậy chỉ vì 1 tín ngưỡng khác mà họ phải khổ à? có thể chết lại kiếp sau thành gái lại khổ, giải thích sao giờ. hay không quan hệ nam nữ, giữ thân, ai cũng hiểu thì tuyệt chủng loài người sao? mà như vậy vợ chồng là phạm sai rồi, điều này bình thường mà? nhà nào chẳng có con? mà có con lại phạm dâm giới? khó hiểu vậy? mà mấy cái con nói chẳng ai hiểu, nói rồi con bị chửi điên vì chẳng ai nghĩ vậy cả. nhưng đúng mà? mấy thầy hiểu được kha học gọi là IQ cao ý, tức là thông minh. hi giải thích giúp con mấy điều trên đi ạ?
Gửi bạn tôi, Tịnh Tâm ngu muội, nhưng cũng xin phép trả lời các câu hỏi của bạn trong tầm hiểu biết của TT, mong từ đó, bạn có cái nhìn tốt hơn về tôn giáo tâm linh nói chung và đạo Phật nói riêng. Nếu có gì chưa đúng xin quý bạn đạo chỉ dạy thêm
******
1.” giờ về cõi phật do các vị phật đưa về, phật do phật tổ độ lên, vậy trước đó ai độ cho phật tổ vậy? chẳng lẽ 1 người bình thường tự nhiên có phép hay sao? ”
>>Theo như kinh lời Phật dạy trong kinh Hoa Nghiêm:”Tất cả chúng sinh xưa nay vốn là Phật. Tâm chúng sanh vốn là tâm Phật, chỉ vì vô minh vọng tưởng phân biệt rồi sanh ra các độc tham, sân, si, kiêu căng, ghen ghét… mà thành ra nhiễm ô tạm thời.” Một ví dụ cho bạn dễ hiểu, tu theo đạo Phật là người đi trước, độ người đi sau lần lượt nối tiếp nhau, người giác ngộ, chỉ dẫn người còn mê muội. Người giác ngộ gọi là Phật, kẻ còn mê là chúng ta. Ví như đức Phật A Di Đà có 1 kiếp ngài là Vua Vô Tránh Niệm may mắn gặp gỡ đức Phật hiệu là Bảo Tạng mà xuất gia phát nguyện tu hành, Ngài dùng sức tu thanh tịnh mà thành Phật hiệu A Di Đà và Cõi Cực Lạc. Ngày nay bản thân những người tu Tịnh độ, nếu được vãng sanh về Cực lạc sau khi trải qua quá trình tu tập sẽ viên mãn thành Phật trong tương lai. “Không phải người bình thường tự nhiên có phép” mà là do quá trình tu tập, thanh lọc bản thân mà tìm lại bản tánh Phật sẵn có. Cũng như con người chúng ta không phải ai sinh ra cũng biết mọi thứ phải học hành, trau dồi kinh nghiệm. Người có kinh nghiệm gọi là thầy(đức Phật) kẻ chưa biết gì là học sinh(chúng ta) giáo phá(Kinh sách )là kiến thức
*******
3. “chết về đâu, ai quản lý”: Theo như trong kinh Phật, chúng sinh đều chịu sự ràng buộc của quy luật nhân quả – gieo gì gặt nấy. Khi sống bạn làm những gì, thì khi mạng chung tùy theo nghiệp đã tạo mà sinh vào cảnh giới đó. Kẻ đại ác khi chết liền vào địa ngục, người cực thiện chết đi liền sinh về cõi trời, còn những người vừa có thiện vừa có ác sẽ vào giai đoạn thân trung ấm. Đối với những người lúc bình sinh có tu hành đạt được đạo quả. Ví như pháp môn Tịnh độ cầu sinh Cực lạc, thì khi mạng chung dựa vào tự lực và nương theo tha lực của đức A Di Đà được tiếp dẫn về Lạc quốc.
“ai quản lý”: Sanh vào cảnh giới nào sẽ có giáo chủ cõi đó quản lý. Ví dụ chúng ta là người Việt nam, thì nơi bạn ở phường, quận, tỉnh /thành phố sẽ có cán bộ quản lý. Rộng hơn ra là công dân VN thì chịu sự quản lý của pháp luật Việt nam. Giả sự sanh làm súc sinh 1 con gà, con mèo thì chịu quản lý của chủ nhà. Lần lần mà tính ra 10 pháp giới, Ngã quỷ thì có quỷ vương quản lý, cõi trời thì có các vị Thiên chủ quản lý. Cõi Cực lạc thì tu học theo sự dạy bảo của Phật A Di Đà,…
******
“hay theo ta thì sát sinh là tội nhưng theo đạo khác có 1 ngày lẽ sẽ giết thịt rồi chia cho mọi người hiểu là chia sẻ. vậy ai đúng đây? “.
>>> Bản thân bạn phải nên nhận thức được một điều. Đạo cũng có chánh đạo có tà đạo. Đơn giản như ở Ấn độ có hơn 10.000 tôn giáo khác nhau, có rất nhiều tôn giáo tuy rất nhiều tín đồ, nhưng bản thân tôn giáo ấy là tà đạo. Giáp pháp của họ không hề hướng tín đồ đến an lành hạnh phúc mà chỉ toàn khổ đau. Đơn cử như các tín đồ Hồi giáo cực đoan luôn truyền bá tà ngữ, mỵ thuật khiến các tín đồ đánh bom, giết người, bạo loạn khắp nơi. Đôi khi bản thân ta phải dùng cái đầu mà suy nghĩ, 1 tôn giáo lúc nào cũng chỉ toàn là đâm chém, chết chóc thì liệu đó có phải là tốt??? Nhân loại 1000.000.000 người hết 999.999.999 người đều mong muốn hòa bình, sống an lạc không muốn chém giết ám lại lẫn nhau. Thế cái đạo mà bạn hỏi luôn đem sự chết chóc máu thịt của người/ vật khác làm tông chỉ thì liệu cái đạo đó sẽ tồn tại được sao??? Cái đạo đó là đúng sao??? TT nghĩ chắc bạn biết ai đúng ai sai rồi nhỉ
*******
“hay không quan hệ nam nữ, giữ thân, ai cũng hiểu thì tuyệt chủng loài người sao? mà như vậy vợ chồng là phạm sai rồi, điều này bình thường mà? nhà nào chẳng có con? mà có con lại phạm dâm giới? khó hiểu vậy? ”
>>>Đức Phật độ người phải tùy duyên, tùy căn cơ lĩnh hội của họ. Vì thế trong đạo Phật có người xuất gia và tại gia. Bản thân người còn vướng bận nợ trần(ví dụ còn cha mẹ, anh chị, con cái hoặc lý do mào khác) khiến họ không tiện xuất gia thì sẽ tu tại nhà làm cư sỹ, Phật tử. Bản thân Đức Phật không cấm chuyện”vợ chồng” vì đó là quy luật trời đất, âm dương giao hòa thì sanh ra sinh khí. Bản thân người vợ người chồng cần biết cân bằng chuyện ấy, không quá lao lực sẽ tổn hại tinh khí. Quá lạm dụng chuyện ấy sẽ phạm vào giới tà dâm. Còn có chừng mực thì hoàn toàn không sao. Còn con cái thì tùy duyên nhân quả với Cha mẹ mà đầu thai kết mối quan hệ với nhau nên hoàn toàn không phạm giới.
********
“mà mấy cái con nói chẳng ai hiểu, nói rồi con bị chửi điên vì chẳng ai nghĩ vậy cả. nhưng đúng mà? ”
>>> Như trên TT có nói đức Phật tùy duyên, tùy căn cơ lĩnh hội mà của từng người mà truyền pháp. Bản thân bạn hay bất cứ ai trong chúng ta không riêng gì việc nói Pháp mà ngay cả chuyện đời thường cần phải khôn khéo, tùy cơ ứng biến mà phương tiện độ sanh, tránh như lời bạn nói bị chưởi là điên lại không may tạo cho họ khẩu nghiệp, hủy báng giáo pháp.
*****
Đôi khi bạn tin hay không thì vẫn thế con người sống đều chịu sự chi phối của luật nhân quả ràng buộc, nói nôm na cho dễ hiểu giết người là phạm tội và bị xử phạt không thể lấy lý do bạn không biết hoặc bạn chọn sai Thầy sai đạo để họ chỉ bậy mà xử nhẹ, hoặc tha bổng cho bạn. Ở đây cũng thế, có những đạo cho phép sát sinh, giết hại hoặc những hành vi bất thiện khác mà theo họ là được phép. Nhưng thực chất họ sai từ trong cái cội nguồn, giáo pháp của họ. Luật nhân quả là quy luật của vũ trụ, bất cứ sinh mệnh nào trong cõi đời đều sẽ phải chịu sự chi phối của quy luật nghiêm minh này, cho dù bạn theo đạo nào cũng thế gieo thiện gặt thiện báo, gieo ác gặt ác báo.
******
Một vài câu hỏi bạn viết lủng củng TT đọc ko hiểu nên ko biết trả lời thế nào. Tịnh Tâm là kẻ hữu học , kiến thức còn nông cạn, những câu trả lời trên chỉ xem như chia sẻ chứ ko dám là chỉ dạy hoặc áp đặt bạn phải xem đó là câu trả lời đúng nhất, và có thể bạn sẽ không vừa phản bác. Mong nhận được lời giải đạp từ các vị tri thức khác tốt hơn
*****
Lời cuối TT muốn nói, căn cơ chúng ta đời nay thực sự kém, đôi khi đừng quá tìm hiểu tạp nham nhiều thứ, biết nhiều thứ quá lang mang ko tốt. Người tu học chân chính chỉ nên chọn 1 pháp môn.
Chào bạn Tội,
Bạn có nhiều thắc mắc như vậy là tốt, sao không tự mình nghĩ cho rốt ráo? Vì có lẽ chính bạn cũng phân vân, không biết thế nào là đúng, sai.
PH có một vài gợi ý chia sẻ với bạn như thế này. Ví dụ, khi giết thịt một con vật, người được ăn thịt đó thì no nê, vui say, vậy đối với người đó thì có thể nói nôm na là một việc có ích với họ; còn đối với con vật bị giết thì sao? Chắc bạn đồng ý là chẳng có con vật nào cam tâm tình nguyện để bị giết hết, vậy thì đối với con vật đó, đây là một hành động cực kỳ dã man, và dĩ nhiên là làm cho nó cảm thấy thù hận. Vậy, ở điểm này, bạn hãy suy nghĩ cho chín chắn, thấu đáo mà phán xét đúng, sai, tốt, xấu. Tốt là không hại người (mở rộng ra là toàn thể chúng sanh), không hại mình, còn xấu là ngược lại.
Một ví dụ về chuyện vợ chồng sanh con. Với người cư sỹ tu tại gia giữ 5 giới thì không có giới nào cấm quan hệ vợ chồng cả (giới của người tu tại gia là giới không tà dâm, chứ không phải là giới cấm dâm dục, hai giới này khác nhau).
Người tu sỹ xuất gia, mục đích của họ là giác ngộ, thoát khỏi sinh tử luân hồi, họ đâu có muốn có con nối dòng giống, cũng đâu có muốn làm người, làm Trời,.. Cái mục đích của họ khác lắm, hiện giờ chắc bạn còn chưa hiểu được mục đích của họ, cũng như lý do tại sao họ chọn cách như vậy. Khi mình còn chưa hiểu thì làm sao dám đánh giá đúng sai, tốt xấu phải không bạn? Nếu cứ nhắm mắt đánh giá, phê phán đại thì chắc bạn cũng đồng ý đó là cách làm không đúng, phải không?
Bây giờ bạn còn trẻ, khoẻ, mọi thứ rất ổn, nên chẳng nhọc lòng cầu muốn thoát khỏi sinh tử luân hồi. Cũng là điều bình thường, giống như câu nói của người đời,..”chưa đi mưa nên chưa biết lạnh”. Nói chung là duyên chưa chín mùi thôi.
Nếu có thắc mắc nhiều như vậy mà không chịu bỏ công suy nghĩ cho rốt ráo, đôi khi sẽ lầm lạc cả đời, hoặc nhiều đời mà mình chẳng hay biết. Bạn đem thắc mắc hỏi người, mà tâm không rộng mở cho những ý kiến trái chiều, cứ khư khư giữ ý của mình là đúng, thì sẽ chẳng bao giờ có được lợi ích cả.
Chúc bạn tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Tội,
Cổ Đức dạy:
Tu mà không học là tu mò
Học mà không tu là đãi sách.
Bạn nên tập trung đọc những kinh, sách này để làm hành trang và nền tảng vững chắc cho việc tu học:
– Đệ tử Quy
– Cảm Ứng Thiên
– Liễu Phàm Tứ Huấn
– Phật thuyết tội phước báo ứng Kinh
– Phật nói kinh phân biệt thiện ác
– Kinh Nhân quả ba đời
– Kinh Tội phúc báo ứng
– Kinh A Nan vấn Phật chuyện cát hung
– Kinh Phật nói về Bát Quan Trai giới
Ráng phát tâm thanh tịnh để học Phật chứ đừng lấy pháp của Phật làm kiến thức để tranh biện mà tổn phước của chính mình.
TĐ
cho con hỏi 1 câu với ạ, con vừa đọc được 1 câu hóc búa nghĩ không ra, tai sao phật nói khi không đạt được những gì mình muốn đôi lúc lại là sự may mắn tuyệt vời ạ. phật nói rất hay có người không hiểu được, con đọc vài câu hiểu được còn vài câu thực sự sâu xa quá thầy giải đáp giúp
A Di Đà Phật
Bạn Tội,
Câu chuyện kèm theo có thể cho bạn lời giải đáp.
Luận Đại Trang nghiêm ghi: “Ta từng nghe, có lần Đức Phật và A Nan đi qua một cách đồng hoang ở nước Xá Vệ. Thấy bên bờ ruộng có một khối vàng, Đức Phật bảo A Nan: “Đó là rắn độc”. A Nan bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Đúng là rắn độc!”. Bấy giờ có một người đang cày ruộng, nghe Đức Phật và A Nan nói có rắn độc, liền nghĩ: “Ta đến xem thế nào mà sa môn nói là rắn độc”. Ông ta liền đến xem thì thấy một khối vàng ròng, liền nghĩ: “Sa môn nói rắn độc, nhưng đây chính là vàng ròng”. Vì lòng tham, ông liền gom lấy tất cả số vàng kia mang về nhà. Người này trước kia rất nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhưng từ khi nhặt được vàng thì trở nên giàu có sang của cải dư giả.
Vua và các quan rất kinh ngạc về sự giàu có của ông, bèn đến tra xét và bắt giam vào ngục. Cho dù ông ta giao nộp tất cả số vàng lấy được lúc trước, nhưng vẫn không khỏi tội. Khi sắp bị xử chém, ông ta thốt lên: “Rắn độc, A Nan! Rắn độc, Thế Tôn!”. Người đứng bên cạnh nghe nói như thế, liền tâu lên vua. Vua liền cho gọi ông ta đến hỏi: “Tại sao ngươi nói: Rắn độc, A Nan! Rắn độc, Thế Tôn”. Ông ta tâu: “Ngày trước, thần đang cày ruộng thì nghe Đức Phật và A Nan gọi vàng là rắn độc, nay thần mới hiểu”. Vua nghe nói thế biết là đã nghi oan cho ông ta nên liền thả cho ông ta về.
TĐ
à con vừa nghĩ ra 1 cái nữa tại sao lại tránh cả việc uống bia rượu vậy ạ? bia rượu cũng chỉ là 1 thứ để uống thôi mà? những thứ độc hại không được nói đến sẽ phạm tội khi uống vào, rượu sao lại coi là tội ạ? theo con nghĩ say thì phá, nếu uống mà không say không phá thì có bị tính không ạ
A DI ĐÀ PHẬT
Bạn Tội hoan hỉ đọc kỹ những khai thị của Phật bên dưới để suy ngẫm nhé.
LỜI PHẬT DẠY VỀ RƯỢU CÓ NHIỀU LỖI
Rượu là gốc của các điều ác vậy. Nếu ai có thể dứt trừ được thì xa lìa các tội lỗi.
Kinh Niết Bàn
Uống rượu, làm khổ não chúng sanh nên gọi nó là nhơn gây tội. Nếu người khi uống rượu thời các cửa bất thiện mở ra, vì có thể hại các thiện pháp, như lập vườn cây trái, mà không làm rào giậu.
Luận Thành Thật
Nếu tự tay mình bưng rượu cho người uống, vì khiến người uống rượu, cho nên bị tội không tay năm trăm đời, huống chi mình uống. Chẳng nên dạy khiến tất cả người và chúng sanh uống rượu, huống chi mình uống?
Kinh Phạm Võng
Phàm người uống rượu có 6 điều lỗi:
1. Mất của
2. Sanh bệnh
3. Đánh lộn
4. Tiếng xấu đồn khắp
5. Sanh sân si dữ tợn
6. Trí huệ ngày càng mòn mỏi
Đức Phật dạy: Với người thế gian ưa uống rượu say thì bị 36 tội lỗi. Những lỗi gì đến 36?
1. Người uống rượu say, con chẳng kính cha. Tôi chẳng kính vua, vua tôi cha con không còn kẻ trên người dưới
2. Nói năng bị nhiều sai lầm
3. Say thời nói nhiều lời, nói đâm thọc hai bên
4. Nói phô những việc tư riêng cần dấu kín của mình và người
5. Say thì mắng trời chửi đất chẳng biết kiêng cữ
6. Say thì nằm giữa đường không thể về nhà, mà có cầm giữ vật gì thì quên mất
7. Say thì đi đứng không chính được
8. Say thì khi ngước khi cúi chân đi hoành hành, hoặc sa hầm hố
9. Say thì té rồi đứng dậy thân thể bị thương
10. Có mua, bán bị lầm lộn, hay ưa đụng chạm bậy bạ
11. Say thì bỏ phế công việc làm ăn chẳng lo sanh sống
12. Đã có bao nhiêu của cải tiêu hao hết
13. Say thì chẳng nghĩ việc đói lạnh của vợ con gia đình
14.Say thì la mắng bất kể, chẳng sợ pháp luật
15. Say là cởi áo tuột quần trần truồng mà chạy
16. Say thì đi bậy vào nhà người, lôi kéo vợ con người ta, nói năng bậy bạ tội lỗi không thể tả được
17 .Say thì gây lỗi với láng giềng, rồi muốn đánh lộn
18. Say thì nhào trộn kêu la làm kinh động làng xóm
19. Say thì giết quấy gà heo
20. Say thì đập đánh phá tan nát đồ đạc trong nhà
21. Say thì coi rẻ người nhà như kẻ tù tội, ăn nói ngang ngược
22. Làm bạn với phường ác nhơn
23. Say thì xa bỏ bực Hiền thiện
24. Khi tỉnh say thân thể như đau bịnh
25. Say thì ói mửa ra những thứ dễ gớm, vợ con thấy ghét gớm chẳng ngó
26. Say thì ý muốn chạy nhảy, gặp phải với cọp cũng chẳng sợ tránh
27. Say thì chẳng kính kinh sách Thánh hiền, chẳng kính Đạo sĩ Sa môn gì cả
28. Say thì dâm lung chẳng biết kiêng nể
29. Say thì như người điên, người ta thấy tránh chạy hết
30. Say như người chết chẳng còn biết gì cả
31. Say hoặc bị ghẻ mặt, hoặc bị bệnh rượu mặt mày vàng nóng
32. Thiên long qủy thần đều cho rượu là ác
33. Những kẻ thân hậu trí thức ngày càng xa dần
34. Ngồi chồm hổm mà đưa mắt xem kẻ qua lại
35. Sau khi chết phải vào địa ngục thái sơn, thường nuốt nước đồng lỏng, cháy ruột, chảy xuống lỗ đít, cứ như vậy cầu sống cũng khó mà cầu chết cũng khó, chịu ngàn vạn năm như vậy
36. Khi từ địa ngục ra, được sanh làm người ngu si chẳng biết gì cả
Nay ta thấy có những người ngu si không hiểu biết gì hết, là chính bởi bị quả báo đời trước ưa uống rượu gây nên vậy. Như vậy rất rõ ràng. Rượu cũng đắng cho người ta cẩn thận chứ!
Kinh Phân Biệt Thiện Ác Sở Khởi
Chẳng đặng uống, nếm, ngửi rượu. Từ nay về sau, kẻ nào tôn ta làm thầy, tuy ít cho đến một chút xíu rượu dính trên đầu cọng cỏ cũng chẳng nên nhỏ vào miệng.
Có một câu chuyện ẩn dụ như sau:
“Vào thời kỳ đức Cổ Phật Ca Diếp xa xưa, có một cư sĩ thọ trì Ngũ Giới, giữ gìn rất nghiêm túc. Một hôm, từ tỉnh xa trở về nhà, đang lúc quá khát, khô cả miệng, nhìn thấy trên bàn có một chén đầy lóng lánh như nước, ông ta vội bưng lên uống thẳng một hơi, — thế là ông phạm giới uống rượu. Uống xong, ông ta lăn ra ngủ. Lát sau rượu ngấm, men rượu bốc lên bừng bừng, ông vùng dậy nhìn ra ngoài sân. Lúc đó có con gà nhà hàng xóm chạy qua, ông bèn chụp bắt , — thế là ông phạm thêm giới ăn cắp. Trong tay có con gà rồi, ông chạy vào nhà bếp cắt cổ vặt lông nó tính nấu cháo ăn, — thế là ông phạm thêm giới sát sinh. Bà hàng xóm mất gà chạy sang tìm. Hơi men đang bốc, ông ôm ngay bà vào lòng tính chuyện hành lạc, — thế là ông phạm thêm giới tà dâm. Chòm xóm xúm lại bắt ông lên công đường nhờ quan xét xử. Ông bèn chối bay, — thế là ông phạm thêm giới vọng ngữ.
Chỉ vì một chén rượu mà ma men làm hại đến nỗi ông ta phạm liên tục một hơi đủ 5 giới răn của nhà Phật.
TN
cho con hỏi phạm tội tà dâm thì phải làm gi để rửa tội ạ? chắc sẽ không có cách nào mà rửa cho sạch đâu đúng không ạ? con thì nhiều lắm, trẻ bây giờ thật hết nói đúng không? đủ thứ, xem phim, bàn tán kể…..con từng phạm phải nữa, con xin nhận là phạm phải nhiều lần, mấy năm rồi con vẫn không sao cho tâm chí mình thoát khỏi nó được, khó khăn lắm con mới dừng được bản thân lại, nhưng đó là việc không thể chấp nhận, nên khi con thích 1 người cũng vì nhiều lí do cuộc sống, các vấn đề kinh tế không có…và có cả việc này mà con không giám nhìn người ta dù biết người đó rất tốt, dù dừng lại được nhưng con không thể nói mình chưa làm gì, nó vẫn cứ lảng vảng trong suy nghĩ của con về nhưng gì mình đã gây ra sau bộ mặt hiền lành này, lúc đó con còn nhỏ chưa biết gì, lại hay tò mò, con cũng ăn trộm trước khi con được như thế này, chẳng ai biết về con cả, họ quý vì họ thấy con tốt, bạn bè cũng vậy nhưng quá khứ con đầy tội lỗi. ăn trộm 1 lần rồi quen, hơn nữa con lại rất ranh ma, không để người khác nhận ra hoặc vì quá nhỏ nên người ta không nghĩ con lại vậy được. hơn nữa lòng tham lúc đó là vô tận,….vậy con mới gọi mình là tội. xin cho con biết 1 cách để giảm tội của mình, con sẽ cố sửa lại bản thân, dù giờ mấy cái khác con đã sửa được không còn tham lam nhưng nói thật trên mạng đủ thứ không lành mạnh, đánh nhau rồi cả 1 số hình ảnh….thì lại xem, con sẽ cố sửa phần này trong con, nếu còn chắc không thanh thản nổi. vì cuộc sống 1 phần cũng vì con đã sai nữa, có lẽ vì vậy mà con mới phải chịu nhiều thứ đen đủi không may số phận 2 năm gần đây đã khiến con như chẳng phải người, chẳng phải mình, tai họa chuyện buồn liên miên không dứt. TỘI
Kiếp này thiếu nợ không thể trả, kiếp sau làm trâu tới bồi hoàn
Vào thời nhà Thanh, có hai người bạn thâm giao chí cốt tên là Vương Tử Nhạc và Hướng Vạn Trúc. Hai người tuy không phải huynh đệ nhưng tình cảm còn thân hơn ruột thịt. Gia cảnh của Tử Nhạc khá hơn nên thường xuyên tìm cách giúp đỡ cho Vạn Trúc.
Có một năm mất mùa, Vạn Trúc tới mượn của Tử Nhạc 3 gánh thóc. Bởi vì gia cảnh túng quẫn, đã mấy năm trôi qua mà Vạn Trúc vẫn không thể hoàn lại, nên trong tâm thường mang gánh nặng. mặc dù Tử Nhạc đã nhiều lần bày tỏ rằng số thóc đó không cần phải trả lại, nhưng Vạn Trúc tâm tính ngay thẳng trung hậu, nhất định muốn hoàn lại đầy đủ.
Một ngày, hai người bạn gặp nhau, Vạn Trúc biết rõ sức khỏe của mình không được tốt, gia cảnh lại nghèo nàn, 3 gánh thóc đó xem ra khó lòng có thể trả lại được, liền nói với Tử Nhạc: “Người anh em, 3 gánh thóc này xem ra kiếp này ta không thể trả được rồi”.
Tử Nhạc nói: “Huynh trưởng, chỉ là 3 gành thóc thôi mà, từ lâu ta đã nói với huynh là không cần phải trả lại, cũng không cần bận tâm đến nó nữa”.
Vạn Trúc lại nói: “Đã nói mượn là mượn, nhất định phải trả, xem ra chỉ còn cách kiếp sau đầu thai làm trâu đến trả nợ cho huynh thôi”.
Một buổi sáng sớm, Tử Nhạc đang ngồi trong nhà nhìn ra phía ngoài, thì thấy Vạn Trúc buộc một chiếc khăn ngang eo, có thắt nơ hình con bướm chậm rãi đi tới căn phòng bên phải nhà mình, liền gọi lớn: “Vạn Trúc huynh”, nhưng không nghe tiếng trả lời. Nghĩ rằng Vạn Trúc đi vệ sinh, dù sao cũng là khách quen, nên cũng không để ý tới.
Một lúc sau, vẫn không thấy Vạn Trúc trở ra, trong tâm Tử Nhạc buồn bực liền đi tìm mà không thấy Vạn Trúc đâu, chỉ thấy con trâu đang cột ở trong chuồng đã đẻ được một chú nghé con. Dưới phần bụng của chú nghé con có một vết loang giống như hình cái nơ bướm. Con trâu mẹ đang đứng bên thè lưỡi liếm khắp mình chú nghé.
Tử Nhạc tìm khắp nơi cũng không thấy bóng dáng của Vạn Trúc đâu, cảm thấy rất kỳ quái, bởi căn phòng đó chỉ có một cánh cửa, nhưng mới chỉ thấy Vạn Trúc đi vào mà không thấy đi ra. Sau khi ăn điểm tâm xong thì có người đến báo, nói rằng người bạn tốt Vạn Trúc sáng nay đã qua đời, tin này như sấm sét giữa trời quang.
Tử Nhạc vội vã đến phúng viếng bạn, giúp đỡ gia đình bạn xử lý hậu sự. Trong tâm Tử Nhạc luôn cảm thấy có điều nghi hoặc nhưng không thể lý giải: “Sáng sớm nay rõ ràng đã nhìn thấy Vạn Trúc huynh, lẽ nào lại là hoa mắt? Không thể! Sáng nay đầu óc rất tỉnh táo cơ mà”.
Nghĩ ngợi một lúc, Tử Nhạc chợt nhận ra, thời điểm nhìn thấy Vạn Trúc, cũng là lúc huynh ấy qua đời; rồi câu nói “Kiếp sau biến thành trâu để trả nợ”, và cả chiếc nơ bướm trên trên thân con nghé… Không còn nghi ngờ gì nữa, con nghé đó chính là do Vạn Trúc đầu thai thành.
Nợ 3 gánh thóc phải chuyển sinh thành nghé để hoàn trả. (Ảnh:Youtube)
Tử Nhạc vô cùng bi thương, rớt nước mắt nói: “Huynh trưởng, huynh đâu cần làm khổ mình như thế chứ? Ta đã nói là không cần phải trả rồi cơ mà, vì sao không nghe ta chứ, thật đáng thương cho huynh quá!”.
Từ đó, mỗi lần nhìn thấy chú nghé, trong lòng Tử Nhạc lại đau đớn không thôi, chỉ còn biết hết mực đối xử tốt với nó. Sau khi nuôi dưỡng chú nghé được một thời gian, Tử Nhạc không chịu nổi nỗi bi thương mỗi khi nhìn thấy vị huynh đệ của mình, liền quyết định bán con nghé.
Một ngày nọ, anh dắt con nghé ra chợ, rất nhiều người tới xem, nhưng đều trả giá 3 gánh thóc, nhiều hơn 1 thăng cũng không chịu, ít hơn một thăng cũng không cần. Vương Tử Nhạc liền minh bạch, Vạn Trúc huynh chỉ còn nợ ba gánh thóc, nên chú nghé con cũng chỉ có thể bán được với giá tương đương 3 gánh thóc mà thôi.
Mắc nợ thì phải trả, thiếu mệnh thì phải hoàn mệnh, đây chính là pháp lý của vũ trụ. Khi một người dường như nhận được một điều tốt gì đó của người khác, thì sau này phải hoàn trả. Khi một người làm tổn hại người khác, thì sẽ trả lại y như vậy.
Tuệ Tâm