Cũng trong phòng hồi sức này tôi hữu duyên gặp được một nữ bác sĩ xinh đẹp của bệnh viện 115. Chị 46 tuổi, nói chuyện nhẹ nhàng dễ mến, gần gũi bệnh nhân. Chị làm việc ở đây, hết giờ làm việc thì chăm sóc chu đáo cho ba chồng bị bệnh tim. Nhìn chị không ai nghĩ là con dâu vì cách chăm người bệnh hết sức kỹ lưỡng, cẩn thận. Chồng mất 9 năm vì nhồi máu cơ tim cấp, bị đột tử ngay lúc con gái thứ hai của chị mới 28 ngày tuổi (tức chưa tròn tháng). Đời người quả là đau khổ! Mỗi người một hoàn cảnh, cái khổ của mỗi gia đình đều khác nhau, giàu nghèo gì cũng khổ.
Khi xác anh được liệm xong và đặt vào quan tài, chị gắng gượng nhìn anh lần cuối cùng, nước mắt từ khoé mắt và máu từ trong miệng người mất trào ra, nuối tiếc vợ hiền con thơ dại. Bạn nghĩ xem anh ấy có được siêu thoát? Chị vừa kể đến giai đoạn này thì tôi liên tưởng cảnh anh còn luyến vợ con nên thốt lên: “A Di Đà Phật, ôi vậy thì anh khó siêu, anh sẽ luôn ở bên cạnh chị. Thế nhưng cảnh giới đó đau khổ lắm”. Chị chợt nhớ lại: “Ồ, hình như là như vậy em à. Suốt 9 năm nay chị không hề có cảm giác với ai, có lẽ mình vô duyên. Chị luôn cảm nhận chồng ở cạnh mình, anh giúp chị rất nhiều trong lúc chị bảo vệ luận văn Thạc sĩ vì khi đó chị khấn anh cái gì đều được hồi đáp vô hình.”. Tôi thở dài: “Chị cảm nhận đúng, nhưng chồng chị ở cảnh giới đó rất khổ, anh cần được siêu thoát”. Chị nói có lần chị lên một ngôi chùa ở Tây Ninh, vị Sư đã nhìn chị rồi bảo chị nên làm lễ cầu siêu cho chồng vì anh ấy cứ luôn theo sát chị, vậy thì khổ lắm. Chị về nhà hỏi mẹ chồng, bà nói rằng: “Cầu gì mà cầu, khổ gì mà khổ, chồng theo vợ là đúng rồi chớ sao lại khổ”. A Di Đà Phật, không biết được Phật pháp mới đúng là Khổ, quá khổ.
Một nữ bác sĩ – goá phụ xinh đẹp vẫn ở một mình 9 năm nuôi hai cô con gái nên người quả là đáng tán thán, nhất là ở thời đại này khi sự lôi kéo, quyến rũ bên ngoài xã hội quá nhiều. Dù chồng mất đã lâu chị vẫn đối đãi cha mẹ chồng như cha mẹ ruột, chăm nom chu đáo, tận tình. Tôi nói với chị: “Phước báo chị thật lớn, chị làm một tấm gương tốt cho nhiều người. Nếu người như chị mà học Phật, thường niệm Phật nữa thì hay biết bao nhiêu”. Tôi chỉ có thể học tập và kết duyên lành cùng chị bấy nhiêu đó thôi.
Một ông cụ chuẩn bị xuất viện ra về, ông tên N.V.T, 87 tuổi, là một nhà khoa học. Cụ đang ấp ủ một quy trình sản xuất muối ăn đạt chuẩn Asean cho Việt Nam, chi phí thấp mà lại hướng dẫn cách làm chi tiết rõ ràng. Cụ bảo tiếc cho dân Việt chúng ta diện tích trải dài hơn 3000km bờ biển vậy mà dân mình phải nhập khẩu muối ăn vì muối của mình sản xuất không đạt chuẩn. Cụ đã trình lên Bộ Khoa học công nghệ về dự án nghiên cứu muối nhưng bị hẹn tới ba năm sau mới được xét duyệt. Cụ nói: “Tôi làm việc này cũng muốn để lại một thứ gì đó có ích cho dân mình, nhưng lại bị trì hoãn không biết bao giờ mới thực hiện được. Tôi tuổi đã cao, thời gian không còn nhiều, sức khoẻ không đủ nên không dám suy nghĩ nhiều thêm, có duyên thì làm, không có duyên thì chịu thôi”. Tôi hoan nghênh tâm thiện của cụ và hỏi cụ một chút về đạo Phật. Cụ lắc đầu, trước giờ chỉ biết sống tốt là được rồi. Chao ôi, ông cụ đến tuổi gần đất xa trời rồi, sống chết nay may, tâm địa hiền lương nhưng vẫn chưa hiểu được về “sanh tử” hay “lục đạo luân hồi” gì cả thử hỏi làm sao nói đến chuyện “Chết sẽ đi về đâu?”. Thật là “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe” quá!
Cụ nằm đối diện giường ông xã tôi tên V.V.M, 79 tuổi, bị đột quỵ nên cũng nhập viện cấp cứu được 2 ngày rồi chuyển qua phòng hồi sức. Cụ bị tiểu đường, huyết áp, tim mạch. Mọi sinh hoạt vệ sinh đều phải nhờ người thân chăm sóc. Cụ chỉ còn một chân, chân kia đã bị mất trong một tai nạn giao thông. Cụ kể cho tôi nghe về hồi xưa cụ làm nghề nuôi bò để bán lấy thịt, giờ lớn tuổi bệnh hoạn đầy người, nhức mỏi khắp thân. Bà cụ ở nhà thì bị tâm thần, con trai lớn cũng mới vừa bị tai biến. Tôi nhìn cụ mà thương, nhân quả báo ứng cứ xoay vần mãi, nếu chúng ta không biết Phật pháp để dừng lại sát nghiệp thử hỏi mình sẽ còn khổ đến đâu nữa đây?
Một số vị Bồ tát khác thị hiện ra đi trong khi cấp cứu và một số đang điều trị thì bị bệnh viện trả về vì không còn khả năng cứu chữa. Người thân buồn bã, đau khổ nhào đến ôm chằm lấy bệnh nhân khóc lóc, than thở. Tôi thầm ước phải chi ai ai cũng hiểu được rằng Phước báo lớn nhất đời người chính là lúc sắp lâm chung được tỉnh táo niệm Phật, được người khác hộ niệm, khai thị, nhắc nhở mình nên làm gì và biết về đâu sau khi xả bỏ báo thân thì hay biết dường nào.
Người cuối cùng tôi gặp trước khi rời khỏi bệnh viện là một chị bạn tuổi gần 50, hỏi ra mới biết chị cũng có tu Tịnh độ. Chị ấy đưa cha vào phòng cấp cứu, ngồi chờ phía ngoài rất hồi hộp, lo lắng. Tôi lại gần và nói: “Chị ơi, niệm Phật nhiều đi, niệm Phật hồi hướng cho cha của chị!”. Chị bảo: “Có em ạ, chị có niệm nhưng sao vẫn còn thấy lo quá!”. Tôi kể cho chị nghe những câu chuyện đời thật về Phật pháp nhiệm mầu của các bạn đồng tu, khiến tâm tư chị trở nên đầy cảm xúc, niềm tin quay nhanh trở lại. Tôi thật lòng: “Chị là duyên cuối cùng trước khi em rời khỏi nơi này. Xin chị vững lòng tin, tâm có thể đưa mình đi luân hồi thì cũng có khả năng đưa mình về Cực lạc, chỉ nhờ vào một niệm mà thôi, hãy chú tâm niệm Phật nhiều hồi hướng cho ba của chị, nếu thọ mạng còn thì nghiệp tiêu bệnh hết. Thọ mạng dứt thì Phật tiếp dẫn ông vãng sanh. Chị hãy cố gắng nhé”. Một cái gật đầu và xiết tay chặt thể hiện lòng tin chân thật.
Một số liên hữu nói với tôi rằng mình cũng tin vào câu Phật hiệu, tin có thế giới Cực lạc, có Phật A Di Đà, nhưng bây giờ bên ngoài nhiễu nhương quá, toàn những tin tức không hay về pháp môn niệm Phật vãng sanh, khiến lòng tin ấy đôi khi thoái chuyển một chút.
Các bạn thân mến, chúng ta tin Phật Thích Ca, tin Phật A Di Đà, Nhân quả là thật, thế giới Cực lạc là thật. Ở Trung Quốc và Đài Loan thì có quá nhiều Tổ sư, cư sĩ đều là Phật, Bồ tát hóa thân hoặc thị hiện để giúp đỡ chúng sanh thành tựu. Ở Việt Nam mình cũng có Hòa thượng Thích Thiền Tâm được xem là Nhị Tổ Tịnh độ, một vị cao tăng đức hạnh. Ngài chân thật niệm Phật cầu sanh Tây Phương và tự tại vãng sanh biết trước ngày giờ vào năm 1992, không đáng để làm tin cho đồng tu chúng ta hay sao? Chúng ta có duyên lành đã được xem nhiều gương niệm Phật vãng sanh: đứng mà đi, ngồi mà đi….Không phải ai khi lâm chung cũng làm được như vậy nếu không phải là người niệm Phật có công phu. Nếu tâm chúng ta không kiên định, thì khi lâm chung sẽ phân vân rồi theo nghiệp mà đi luân hồi thọ khổ, thật là nguy hiểm. Địa ngục hay Cực lạc cũng chính từ cái tâm chúng ta mà ra. Chúng ta chỉ nhờ lòng tin này, nếu bạn đánh mất thì cũng chẳng còn con đường nào để đi được nữa, ngay trong thời kỳ mạt pháp này.
Cuối cùng cung kính tri ân đến tất cả các vị Bồ tát thị hiện ở bệnh viện đã dạy cho tôi những bài học hay, xin cảm ân tất cả những người thân trong gia đình, các đồng nghiệp, các liên hữu đồng tu đã cùng chia sẻ khó khăn với vợ chồng tôi trong những ngày ở bệnh viện vừa qua. Kính cảm niệm ân đức!
Nhật ký những ngày trong bệnh viện là một trong những khúc khuỷu trên bước đường trở về Cực Lạc mà tất cả đồng tu chúng ta sẽ bắt gặp nó bằng các hình thức khác nhau. Do vậy, xin hãy cùng chia sẻ, sách tấn nhau để vượt qua nó. Lời kết bài tôi xin mượn bốn câu thơ của Bác sĩ Bồ tát Quách Huệ Trân để nói lên tấm lòng của mình đối với Phật pháp:
“Cho dù ngày mai tận thế
Đêm nay Sen vẫn gieo trồng
Đem lòng gió mát trăng thanh
Xưng tán A Di Đà Phật”.
Kính chúc tất cả các đồng tu thường tinh tấn, an lạc, cát tường. Niệm Phật nhất định sẽ thành Phật. Hẹn cùng nhau hội ngộ tại Tây Phương Cực lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Diệu Âm Lệ Hiếu
Sài Gòn 29/10/2016
Con thật muốn buông xuống hết mà tu quá. Tinh thần còn con không được ổn định vì hay phải đấu tranh giữ 2 điều.
1. Là tu hành, tầm quan trọng thì không bàn nữa.
2. Là lo học tập vì con thấy còn cha mẹ mà cha mẹ con cố gắng làm việc mỗi ngày nuôi con với hai em ăn học, nhưng mà con không được thông minh lắm nên thật là phải bỏ công bỏ sức rất nhiều thời gian mới học tạm được, nhưng như thế lại không quyết chí tu hành được. Vả lại học xong đại học rồi thật sự là việc làm không biết thế nào, đủ thứ phải lo toan.
Sao cõi đời này nhiều ràng buộc quá.
Thật sự là lắm khi con hoảng loạn lên lắm.
Nhất là sự kì vọng của cha mẹ, với con vừa là nước mát vừa là độc dược.
Xin chư vị giúp con an tâm tu hành mà không thấy có lỗi với cha mẹ.
Theo mình nghĩ tu hành và báo hiếu cha mẹ cũng là một , vả lại tu hành mới gọi là chân báo hiều ! Báo hiếu có nhiều cách, phụng sự cha mẹ khiến cho cha mẹ vui lòng. được danh tiếng tốt theo thế gian thì đó gọi là hiếu, nhưng chưa phải thật đại hiếu, vì đại hiếu chính là cho cha mẹ thoát khỏi sanh tử luân hồi bạn ạ ! Hãy cố gắng niệm phật tu hành, không cần rời bỏ thế gian , chỉ cần bạn ở cuộc đời này làm hết sức có thể làm xong thì thôi không buông đắm theo nó là được mà , vì mọi việc ở cuộc đời này rốt cuộc là không , như một giấc mơ bạn ạ!Lấy sự báo hiếu cha mẹ đó làm tịnh nghiệp của mình cố gắng làm thật tốt thì công đức không thể nghĩ bàn, đó là nhân tịnh độ trong Quán Kinh có dạy .
Và tốt nhất khi niệm Phật, hay làm công đức gì cũng đều hồi hướng vì cha mẹ để từ đó cha mẹ có thiện căn thâm tín Phật Pháp ! Như mình mỗi khi niệm Phật, trì chú, hay có việc thiện gì đều hồi hướng và lâu dần thấy cha mẹ đổi khác thích làm việc lành và niệm Phật nữa !
Nhưng làm gì thì làm đều phải lấy mục đích vãng sanh làm chánh bạn ạ, vì một khi đã vãng sanh thì sẽ làm Phật, oan gia trái chủ còn độ được huống chi cha mẹ , và không chỉ cha mẹ kiếp này mà còn nhiều kiếp mỗi kiếp đều có cha mẹ , tất cả đều độ được họ !
Mình cũng có nhiều sai xót và lại là người ngu muội, e nói nhiều mà không làm được bao nhiêu lại thành vọng ngữ ! Nên chỉ lấy sự hiểu biết nông cạn của mình có đôi lời chia sẽ với bạn ! A Di Đà Phật
Xin cám ơn cư sĩ Diệu Âm Lệ Hiếu đã viết bài chia sẽ những kinh nghiệm của chị trong lúc săn sóc thân nhân trong bịnh viện.
Nếu đủ duyên,mình xin được làm quen với chị qua email để học hỏi thêm kinh nghiệm làm sao giúp người bệnh nhận thức được cách buông bỏ mà ra đi.
Mẹ chồng mình đã ngoài trăm tuổi, bị bịnh mất trí trên 20năm,hiện đang ở viện dưỡng lão. Khi vào thăm và săn sóc Bà thì chỉ có mình hiểu Bà đau hay thoải mái,món gì muốn ăn và món gì không.và đôi khi Bà đáp lại câu hỏi của mình,ngoài ra không ai có thể đọc được phản ứng của Bà.
Khi người khác đụng vào người thì Bà có rút lại như thể rất đau đớn mà không nói được ,chỉ có mình mới giúp được Bà thư giãn để cắt móng tay vì tay Bà quyếu lại móng đâm vào lòng bàn tay….
Chị cho mình hỏi trường hợp này mình nên làm gì ,nói gì với Bà ngoài săn sóc và cầm tay niệm Phật với Bà. Xin chị và quý đạo Hữu ai đã qua hoàn cảnh nầy xin cho mình lời khuyên.
Xin cảm tạ quý vị .
Kimlam
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
Đây là chuyện nhỏ trong gia đình của con, nhưng con bối rối quá, mong các Cô Chú giúp con một lời khuyên ạ. Con phát hiện ra một cháu nhỏ ( học tiểu học ) trong Gia đình có Tật ăn cắp vặt. Anh Em Con vốn được Bố Mẹ bảo ban từ nhỏ ” bé ăn trộm gà, già ăn trộm trâu” nên dù chỉ là 1 cây bút chì, một cuon chỉ màu cũng phải hỏi xin. Nhưng thế hệ ngày nay, kinh tế đầy đủ, Anh Chị con cũng lơi lỏng giáo dưỡng tụi nhỏ. Giờ con có nên kể chuyện này cho Bố Mẹ cháu biết để bảo ban cháu ko ( con sợ gây thị phi, mất đoàn kết ) còn nếu ko nhắc nhở kịp thời, khi lớn lên, cháu có Hư không ? Con vốn nóng tính, con thường ko nói thì thôi, nếu nói, con hay dùng các tính từ mạnh, để khắc sâu vào ký ức trẻ nhỏ về hành động đó . Nếu nói theo kiểu ” lần sau con đừng như vậy, như vậy là Không Ngoan, nếu mọi người biết, mọi người sẽ ko còn Yêu Thương con nữa …” Thì có tác dụng j ko ạ ? Hay là cứ Mặc kệ cháu, lớn lên cháu sẽ có Ý Thức Tốt ( hay là con đang ” quan trọng hoá” vấn đề ) ! Con cảm ơn Cô Chú đã cho con lời khuyên !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Chào Lá xanh, dạy trẻ phải nghiêm khắc từ nhỏ, những thói quen xấu dù nhỏ nhất nếu không được chặn ngay từ lúc nhỏ thì khi lớn nó lại trở thành một thói quen một đức tính xấu, rất khó sửa đổi, ông bà ta có câu thương cho roi cho vọt là vậy, sở dĩ xã hội ngày nay đạo đức càng đi xuống là do cha mẹ quá thương yêu nuông chìu con cái, không chú trọng giáo dục đạo đức lễ nghĩa, họ quá thờ ơ,quá dễ dãi, họ nghĩ nó chỉ là nhỏ,không đáng quan tâm, nhưng nó lại gây một hệ luỵ xấu vô cùng mà ngày nay cứ nhìn cách con cái, thậm chí những người lớn không tiếp xúc được nền giáo dục tốt từ nhỏ, có những đức tính những thói quen rất tệ. Còn nhỏ không được giáo dục, đến lớn lên chính những đứa trẻ ấy không có nền tảng đạo đức lại tiếp xúc những cái xấu, rồi bị chúng làm ô nhiễm, đến lúc lập gia đình có con, có cháu lại đem những tập tính xấu đó dạy con cháu thì xã hội ngày càng tệ. Cháu bạn vậy bạn phải khéo khuyên ba mẹ chúng dạy bảo, bản thân cũng nên nghiêm khắc với nó. Uốn tre ta phải uốn từ nhỏ, trẻ em như trang giấy trắng và người lớn chính là người vẽ nên trang giấy đó.
A Di Đà Phật, chào liên hữu Lá Xanh.
Trong Đệ Tử Quy có câu:
“Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng
Nếu cất riêng, cha mẹ buồn”
Vật tuy nhỏ không được tự ý lấy dù là cây kim, vật nhỏ không giá trị, … từ nhỏ đã có thói lấy vặt thì lớn lên thứ gì không thể lấy được chứ.
Có câu chuyện có một người mẹ dẫn được con vào nhà sách để mua đồ khi đi ra khỏi tiệm sách thì phát hiện đứa con mình lấy chìa khóa nhỏ từ quyển sách, chìa khóa này được tặng kèm trong quyển sách khi bán, bởi vì đứa nhỏ nó thấy đẹp mà lấy nên không biết đúng sai. Người mẹ này đem trả lại cho cô thu ngân nhưng cô này nói thôi tặng luôn cho cô vì nhận lại cũng không biết của quyển sách nào. Xong người mẹ này đem về, vài tuần sau người mẹ phát hiện đứa con của mình hay lấy những đồ vặt nhỏ của những đứa bạn cùng lớp.
Người xưa nói: “Cẩu bất giáo, tính nãi thiên” từ nhỏ không dạy điều thiện thì lớn lên thành thói quen xấu lúc đó có kéo chúng lại cũng không còn kịp nữa. Khi trẻ nhỏ phạm sai lầm thì phải ngay lập tức dạy dỗ liền để trẻ biết mình phạm sai lầm ở chỗ nào để từ nay để sao tuyệt đối không được tái phạm lần thứ hai.
Bạn nên ra tiệm sách Phật học kiếm sách “Đệ Tử Quy” (Đạo làm con) của Thầy Vọng Tây dịch về dạy cho cháu. Cần xem thêm sách “Hạnh phúc nhân sinh” (giảng rõ đệ tử quy) chẳng những đứa nhỏ phải học mà ngay cả người lớn cũng phải học Lá Xanh xem đi rồi sẽ hiểu có những điều mình vẫn chưa làm được. Không biết Lá Xanh sống ở Hà Nội không? Nếu có thì kiếm trường Ban Mai cho cháu học vì hiện nay ở Hà Nội đang triển khai mạnh Đạo làm con, rất tiếc ở miền Nam chưa có, hy vọng sắp tới có đủ nhân duyên thì miền Nam cũng sẽ thành lập trường dạy trẻ giống ĐTQuy.
Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật, kính chào liên hữu Kim Lâm
DALH vô cùng hoan hỷ và tán thán chị vì đã thương yêu mẹ chồng như mẹ ruột, phước đức này to lớn dường nào, đáng làm gương cho nhiều phụ nữ trong xã hội trong đó có DALH.
Theo thiển ý của DALH, đối với trường hợp của mẹ chị thì do chị thường chăm sóc cho bà nên chị dễ tiếp cận với bà và khuyên bà niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Chị có thể kể cho bà nghe về thế giới Cực lạc tuyệt đẹp, về Đức Phật A Di Đà, về những điều vui thú vô lượng quang vô lượng thọ và vĩnh viễn không bệnh tật đau đớn, không trôi lăn sanh tử, không khổ ….để bà sinh tâm vui thích mà mong cầu được sanh về cõi ấy.
HT Tịnh Không từng dạy: “Lời khai thị phải đơn giản, rõ ràng, ngôn ngữ càng ngắn càng tốt, không được giảng bất cứ lý luận gì, lúc này nói lý luận không kịp đâu. Tùy theo sở thích họ mà hướng dẫn : “Những gì mà bạn thích, bạn mong cầu, khi đã gặp Đức A Di Đà rồi thì xin sẽ được toại nguyện, Đức Phật sẽ giúp bạn.
Nếu họ là người không biết Phật Pháp bạn nói gia trì thì họ không hiểu, đừng nên có sự giải thích, cứ nói là Phật sẽ giúp bạn, nếu bạn có lòng thành cầu xin thì sẽ có ứng nghiệm, những lời này họ nghe sẽ hiểu được. Họ sẽ vui mừng, Sự an ủi. Tiền đồ của mình rất có hy vọng. Ở thế giới Cực Lạc đời đời kiếp kiếp bạn sẽ gặp được những người tốt, thân bằng quyến thuộc. Đức Phật sẽ giúp bạn. ”
Sau những lời tỉ tê, vừa tỉ tê vừa vuốt ve hoặc massage hoặc chăm sóc bà, chị niệm Phật và khuyên bà niệm theo chị cũng tốt. Công đức chăm sóc người bệnh rất lớn, lại là mẹ chồng, còn có thể khuyên mẹ niệm Phật cầu sanh Cực lạc, tương lai bà vãng sanh thành Phật, thì còn gì sánh bằng? DALH chân thành tán thán chị.
Kính chúc chị làm tròn chữ Hiếu được viên mãn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
DALH
CHÚNG TA CÓ BẰNG LÒNG DÙNG CHÂN TÂM HAY KHÔNG
Nghĩ lại xem chúng ta có bằng lòng dùng chân tâm hay không? Dùng chân tâm không có hư vọng. Nhưng hiện tại cái xã hội này người khác đều dùng vọng tâm đối với ta, ta dùng chân tâm đối với họ, chẳng phải ta chịu thiệt thòi lớn hay sao? Sợ chịu thiệt thòi không dám dùng chân tâm, sợ chịu thiệt thòi không dám thành Phật. Đây chính là tình huống ở ngay trước mắt chúng ta, nếu như làm cho rõ ràng, làm cho tường tận rồi, ta không sợ chịu thiệt thòi, ta không sợ bị lỗ, thì liền thành Phật.
Các vị xem qua cái đĩa của Lão hoà thượng Hải Hiền, chùa Phật Lai. Lão hoà thượng đối người tiếp vật đều là dùng chân tâm, chưa hề dùng qua vọng tâm. Người ta gạt ngài, mắng ngài, nhục mạ ngài, hãm hại ngài, ngài hoàn toàn nhận chịu, tu nhẫn nhục Ba La Mật, nhẫn những điều mà người không thể nhẫn, nhường những điều mà người không thể nhường, 112 tuổi đi làm Phật, đi được rất tự tại. Đồng tham bằng hữu của ngài nói lời chân thật với Ngài, không phải vọng ngữ, “Khi ngài đi tôi sẽ trợ niệm cho ngài”. Ngài trả lời thế nào? “Tôi không cần người trợ niệm, trợ niệm không đáng tin”. Ngài tự tại, an tường, rất thanh thản mà ra đi, nói “đi” thì đi.
Mẹ của ngài biểu diễn gọi là ly kỳ tuyệt diệu. Loại vãng sanh đó về trước chưa từng nghe qua, chân thật an tường. Trước khi vãng sanh, bà tuy là tuổi tác đã lớn, nhưng bà không già yếu, bà rất hoạt bát. 86 tuổi đích thân gói sủi cảo, gọi hết người trong nhà đến để ăn bữa đoàn viên. Sau khi ăn cơm xong, bà ngồi trên chiếc ghế, hai chân xếp bằng, nói với mọi người “ta đi đây”, thì chân thật đi. Thật ung dung, thật tự tại, thật an tường, có mấy người có thể làm được?
Còn lão Hoà Thượng Hải Hiền không muốn làm phiền người khác, nửa đêm ra đi, khi mọi người đều ngủ nghỉ hết rồi. Sáng sớm ngày thứ 2 thức dậy, lão Hoà thượng đã đi rồi, không cần người trợ niệm. Tuy là lão Hoà thượng không có nói, nhưng ngài có ám thị “đi”. Buổi tối hôm Ngài ra đi, ban ngày thì sao? Ban ngày thì Ngài đang làm việc, từ sáng sớm làm đến tối, cả ngày không có ngơi nghỉ. Người bên cạnh khuyên ngài“Thời gian quá lâu rồi, phải nghỉ ngơi thôi”. Ngài nói thế nào vậy? “Tôi làm sắp xong rồi, làm xong rồi thì tôi sẽ không làm nữa”. Người khác nghe không hiểu, trong lời nói này có hai lời, “Tôi hiện tại làm xong rồi, liền đi, ngày mai thì tôi không làm nữa”, trong lời có lời. Người nghe thì không để ý, cho là lời nói bình thường, ngày hôm sau đi xem lão Hoà thượng thì tối hôm trước Ngài đã đi rồi, mới nghĩ đến những lời nói của ngày hôm qua, trong lời có lời, nói cho các vị biết sứ mạng biểu pháp của ngài đã viên mãn rồi. Sau cùng bỏ cây cuốc xuống, ở trước Phật đường lạy Phật niệm Phật. Trước giờ Ngài chưa từng đánh khánh, ngài lạy Phật niệm Phật trước giờ chưa từng đánh khánh, ngày hôm đó trên tay cầm cái khánh, vừa đánh khánh vừa lạy Phật niệm Phật. Cũng không có người chú ý đến, mọi người đang ngủ thì ngài vẫn đang lạy Phật, không biết lúc nào thì tiếng khánh không còn vang nữa, người đã đi rồi.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014, tập 15
Lão Pháp Sư thượng Tịnh hạ Không giảng giải
Con pháp danh là Pháp Đức chỉ niệm Thích ca Mâu ni & các vị Bồ tát, sám hối hàng ngày & đọc chú Đại bi ít nhất 5 biến mỗi ngày, phóng sanh … Vậy con có được vãng sanh hsy khộng. Xin các thầy giúp cho con.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bàn Huỳnh Hữu Tuấn,
*Vãng sanh hay không tuỳ thuộc nơi tín-nguyện-hạnh của bạn với Phật A DI ĐÀ và cõi Tây Phương Tịnh Độ. Điều này trong A DI ĐÀ KINH Phật Thích Ca nói rất cụ thể: “Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.
Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc”.
(…)
Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là Kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?
Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của các đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.
*Bạn phát tâm tu học nên xác định cho mình một cái hướng nhất định chứ đừng nên tu một cách chung chung như vậy, bởi nếu hàng ngày không có sự huân tập nhất hướng, khi vô thường ập tới, nghiệp lực bủa vây, chắc chắn khi đó định lực không hội đủ, bạn khó mà thoát ra được sự khống chế của nghiệp.
Mong bạn phát thanh tịnh tâm, tìm học thật thấu đáo một pháp môn nào phù hợp với chính mình, rồi cứ thế mà hành trì, được vậy thật chẳng uổng cho một kiếp người.
Chúc tỉnh giác và tinh tấn tu học.
TN
Chào bạn mình nghĩ bạn nên chuyên tâm niệm Phật A Di Đà, và lấy chuyện trì chú làm phụ ! Vả lại niệm A Di Đà Phật cũng coi như là niệm tất cả chư Phật, bạn tìm đọc Long Thư Tịnh Độ phần thứ 5 có đoạn kể lại sự tích một vị phát nguyện trì niệm mười ngàn biến chú đại bi và niêm Phật để vãng sanh đó ! Mình cũng vừa niềm Phật vừa trì chú để trợ duyên , nhưng quan trọng nhất là phải phân rõ chánh và trợ , tất cả đều hồi hướng về tịnh độ ! A Di Đà Phật
Xin tán thán tất cả những ai đang tu đạo hiếu với cha mẹ, xin tất cả các chư vị hãy thành tâm đọc hoặc tụng Kinh Địa Tạng cho Cha Mẹ, tự đọc trước bàn thờ Gia Tiên ở nhà hoặc đủ duyên thì lên chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây vì tháng nào Thầy trụ trì chùa Khai Nguyên cũng tổ chức Pháp Hội tụng Kinh Địa Tạng trong 7 ngày, tháng này bắt đầu từ ngày hôm nay 19/10 AL
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát