Khi ngọc còn trong quặng đá, mang vất bừa bãi ắt chẳng có giá trị gì hơn viên ngói hòn sỏi, nhưng nếu được mài giũa đúng cách, ắt trở thành ngọc khuê, ngọc chương (khuê là một loại ngọc quý, được làm thành dạng phẳng. Dùng ngọc khuê xẻ đôi ra thành ngọc chương) quý giá. Vì thế, khi thấy người khác làm được một việc thiện, hoặc gặp người có chí hướng tốt đẹp, hoặc tư chất có thể hướng thiện, đều nên hết lòng dẫn dắt chỉ bày, giúp cho người ấy thành tựu được những điều tốt đẹp. Hoặc vì người ấy mà ngợi khen, trợ lực, hoặc giúp sức duy trì [những điều tốt đẹp]. Nếu có ai vu khống người ấy, nên vì họ mà làm rõ, hoặc cùng chia sẻ nhận lấy những hủy báng, công kích; cần giúp sức cho đến khi người ấy được thành tựu vững vàng mới thôi.
Người đời nói chung thường không ưa thích những ai khác biệt với mình. Người hiền lương trong thôn xóm thường rất ít, mà những kẻ xấu ác lại rất nhiều. Cho nên, người hiền lương ở đời thường rất khó tự mình đứng vững. Hơn nữa, những kẻ tài ba xuất chúng thường cương trực thẳng thắn, không quá chú trọng đến dáng vẻ bên ngoài, do đó thường dễ bị người đời chỉ trích. Vì thế, việc thiện ở đời thường dễ thất bại, mà người làm việc thiện lại thường bị người đời chê bai phỉ báng, chỉ những bậc nhân hậu hơn người mới ra sức giúp đỡ, trợ lực [cho người làm việc thiện], cho nên công đức ấy thật hết sức lớn lao.
Trích Chuyển Họa Thành Phúc
Nguyễn Minh Tiến soạn dịch và chú giải
A Di Đà Phật. Chào các liên hữu đồng tu,
Hôm nay em có một thắc mắc. Tương truyền Trí Giả đại sư chính là hóa thân của Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài tu tịnh độ theo pháp quán thứ 16 trong kinh Vô Lượng Thọ. Lúc vãng sanh, đệ tử hỏi ngài vãng sanh ở phẩm vị nào. Ngài trả lời vì phải lãnh chúng nên chỉ vãng sanh ở “giai vị ngũ phẩm”. Nếu không lãnh chúng thì đạt “lục căn thanh tịnh”. Em dốt nát nên không biết “giai vị ngũ phẩm” trong Tịnh Độ là phẩm vị nào, và “lục căn thanh tịnh” là phẩm vị nào vậy thưa các liên hữu?
A Di Đà Phật. Theo lời hòa thượng Tịnh Không giảng trong bài A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA (tập 212) thì “giai vị ngũ phẩm” cũng tức là đã đạt công phu thành khối, hay bất niệm tự niệm. Mọi phiền não trong tâm đã được chế phục bởi câu Phật hiệu.
Con đọc truyện cổ Phật giáo thấy ngày xưa vua Ca Lợi dùng kiếm cắt xẻ thân thể Tiên Nhân Nhẫn Nhục (tiền thân của Phật Thích Ca) khi ngài đang tu trong rừng, Nhưng ngài tuyệt nhiên không khởi tâm sân hận. Nhờ vậy mà Tiên Nhân Nhẫn Nhục thành tựu hạnh Nhẫn Nhục Ba La Mật. Nhưng xét về luật nhân quả thì con không biết vua Ca Lợi có bị quả báo không khi cố tình hủy hoại thân thể của một vị thánh nhân? Con xin giải đáp ạ.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Trần Minh,
*Sát người hại vật lại dùng cách tàn bạo như vậy chắc chắn không thể không có quả báo. Ngài Ca Lợi phải trả quả ra sao, chúng ta không thể nghĩ bàn được, bởi khi Phật Thích Ca thị hiện tu trong nhân đạo, nhiều kiếp có không ít các cổ Phật, các Đại Bồ Tát cũng thị hiện theo để giúp Phật thành tựu đạo quả. Người luôn song hành với Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật phải kể đến là Ngài Đề Bà Đạt Đa. Trong con mắt thế gian, ngài Đề Bà Đạt Đa là đại ác, nhưng Phật lại coi Ngài là đại tri thức giúp Phật sớm ngày đắc đạo. Ngài Kiều Trần Như tiền thân là vua Ca Lợi. Khi Phật thành đạo, người đầu tiên Phật tìm đến để khai đạo là ngài Kiều Trần Như. Như vậy các sở hành mà chúng ta nhìn thấy đều nên coi là biểu pháp mà các Ngài diễn cho chúng ta xem để mà học hoặc lánh xa thiện-ác.
Chúc bạn an lạc.
TN
Hòa thượng Tịnh Không kể về vua Ca Lợi bị đọa vì hành quyết Nhẫn Nhục Tiên Nhân ở phút 61″ nè. A Di Đà Phật.
https://ph.tinhtong.vn/ftp/mp3/-%20PS%20Tinh%20Khong/Tinh%20Do%20Dai%20Kinh%20Giai%20Dien%20Nghia/TinhDoDaiKinhGiai_098.mp3