Nói về nhân duyên ở đời, như trong kinh Đức Phật dạy: “Chúng ta có thể làm được việc thế gian, nhưng không được làm theo ý thế gian”. Hai câu nói này thật là hay. Việc thế gian chúng ta có thể làm được, kinh Hoa nghiêm ghi: “Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”. Vậy chướng ngại ở đâu? Chướng ngại ở ý thế gian. Ý thế gian là gì? Là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Bạn phải đoạn trừ những thứ này. Ý nghĩa hai câu này rất sâu rộng.
Đức Phật thuyết pháp suốt 49 năm, giảng kinh hơn ba trăm hội. Ngài giảng điều gì? Chính là giảng những điều này, muôn nghìn lời nói, nói không cùng, đối với người, đối với việc, đối với sự vật; chúng ta nghĩ như thế nào? Nghĩ là sai lầm, nghĩ là rơi vào trong ý thức, nghĩ chính là vọng tưởng.
Có lẽ bạn hỏi: Chẳng phải mọi người đều phải suy nghĩ đó sao? Không sai! Mọi người đều là phàm phu, đều có vọng tưởng. Có phải ai cũng như thế không? Chỉ trừ Phật, Bồ-tát không suy nghĩ như vậy. Đáng tiếc là bạn chưa thấy, những điều bạn thấy đều là phàm phu; cho nên, bạn cho việc mình suy nghĩ bình thường.
Tại sao Phật, Bồ-tát không có suy nghĩ như thế? Bởi vì, các ngài biết vạn pháp đều không. Trong kinh Kim cang ghi: “Không thể nắm bắt được tâm ba thời”. Các ngài biết nghĩ là không, các pháp do duyên sinh, duyên sinh là tánh không, nên nghĩ cũng là không thì có gì để đâu mà suy nghĩ! Các ngài không suy nghĩ, nhưng đối phó sự việc lại có thể chu đáo mọi mặt. Tại sao các ngài làm chu đáo? Là phát xuất từ trí tuệ.
Tôi nêu ra một ví dụ, khi chúng ta đọc kinh điển thấy lời Đức Phật dạy có hay không? Rất có thứ tự, lớp lang không một chút lộn xộn; bất luận là giảng lý hay sự, đều đâu ra đó. Phật không khởi ý niệm: “Lần này, Ta phải giảng pháp như thế nào?”. Chưa hề, Ngài không khởi tâm, không động niệm, hoàn toàn tùy thuận tự tánh, từ trong tâm tánh phát ra tự nhiên như thế.
Chúng ta còn khởi tâm động niệm nên hành động còn nhiều thiếu sót. Vì sao nhiều người giảng mà chẳng có ai thành công, tại sao nhiều người viết sách mà chẳng có ai viết hay? Cho nên, chúng ta học Phật là học không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, mọi việc đều dùng tâm chân thành. Tâm chân thành tất nhiên phát sinh trí tuệ, nên tự nhiên được chư Phật gia trì. Sự gia trì này chính là sự hộ niệm, sự quan tâm của chư Phật.
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật, đồng tâm đồng nguyện, đồng đức đồng tâm. Chúng ta có hiểu được ý nghĩa này không? Ngay trong cuộc sống thường ngày chúng ta làm được bao nhiêu phần? Đây chính là điều chúng ta tu hành. Tại sao chúng ta hành không đạt hiệu quả? Vì sao không cải thiện được cuộc sống của chúng ta? Nguyên nhân là ở tại chỗ này.
Chúng ta xét kỹ lại mình, tự kiểm điểm mình thì thấy chúng ta làm sai rồi! Hôm nay chúng ta thuận theo phiền não, tùy thuận tập khí. Phiền não là tham, sân, si. Chúng ta tùy thuận mấy thứ này; mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng hay, liền khởi tâm tham đắm, khởi tâm kiêu mạn, việc gì không vừa ý thì nổi giận; những điều này đều là ngu si.
Thế nên, có người này nhìn bề ngoài dường như là học Phật, nhưng trên thực tế đối với người, đối với sự việc, đối với sự vật thì luôn khởi tâm động niệm chẳng có chút gì sửa đổi. Trong kinh Đức Phật dạy hai chữ “thọ trì”; chẳng những chúng ta không làm được mà không hiểu ý nghĩa hai chữ này, nếu có hiểu thì lại hiểu sai; cho rằng mỗi ngày tôi tụng kinh một lần là thọ trì. Chúng ta biết sai ở đâu không?
Tôi nói thật, chúng ta muốn đạt được hiệu quả công phu tu tập là cải thiện cuộc sống của chúng ta, chẳng những cải thiện đời sống hiện tại mà còn cải thiện đời sau. Cuộc sống đời sau, ý nghĩa này thật là rất dài. Theo cách sống hiện tại của chúng ta đúng như trong kinh, luận Đại, Tiểu thừa Đức Phật dạy, sau khi chúng ta mất thân người, đời sau muốn được thân người, thật là khó. Vậy chúng ta sẽ đi về đâu? Phần đông đọa trong ba đường ác.
Làm sao chúng ta biết mình đọa vào ba đường ác? Chỉ cần nghe mọi người nói một câu thì biết rõ: “Chết rồi làm quỷ”. Mọi người đều cho rằng, sau khi chết rồi đều làm quỷ. Tôi chưa nghe ai nói chết rồi làm người mà chỉ nghe nói sau khi chết rồi làm quỷ.
Đức Phật thường dạy chân lý: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”. Theo cách nghĩ của bạn người chết đều thành quỷ. Bạn có ý nghĩ, quan điểm như vậy thì nhất định bạn đi làm quỷ rồi! Có bao nhiêu người suy nghĩ sau khi chết được làm người, hoặc sinh lên cõi trời hay làm Phật, Bồ-tát; điều này rất ít nghe nói đến, chỉ có nghe người chết đều bị làm quỷ. Chúng ta không nên cho câu nói này là bình thường, chưa chắc là đúng. Thật ra câu nói này là đúng, câu nói này thật không bình thường.
Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh, kinh Hoa nghiêm ghi: “Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Đây cũng là lời Đức Phật dạy, con người sau khi chết, được thân người lại rất khó; huống gì theo nguyên lý kinh Phật đã dạy, đời sau muốn được làm thân người thì nhất định phải đầy đủ điều kiện của năm giới. Năm giới với năm thường của nhà Nho ở Trung Quốc nội dung giống nhau. Năm thường là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
1. Nhân: Là nhân từ chúng ta làm được không? Đối với người, đối với vật chúng ta có lòng nhân từ chưa?
2. Nghĩa: Đối với người, đối với sự vật, chúng ta có tận tâm làm tròn nghĩa vụ chưa? Tuy có thù lao, nhưng không xem trọng thù lao mà cho là việc bổn phận của ta. Chúng ta phải tận tâm tận lực làm cho tốt; đây là đạo nghĩa, nhưng không nên xem là trả thù lao. Thù lao nhiều thì tôi làm nhiều, thù lao ít thì tôi làm ít, hạng người này không có nghĩa.
3. Lễ: Giữa người với người phải có lễ phép qua lại.
4. Trí: Nói đơn giản là lý trí, chẳng phải theo tình cảm mà làm việc.
5. Tín: Là tín dụng, chữ tín rất quan trọng là “không dối mình, không lừa người”. Tự lừa dối mình là lương tâm bị mê muội. Chúng ta thường nghe tục ngữ nói: “Người không có lương tâm”. Người không có lương tâm thì bàn đến chữ tín làm gì? Bên trong lương tâm mê muội; bên ngoài dùng nhiều thủ đoạn tinh vi lừa gạt người khác.
Người nào phạm năm điều này thì đời sau không làm được thân người. Chúng ta làm được năm điều này thì lương tâm không có hổ thẹn, chắc chắn đời sau được làm thân người. Chúng ta xem những người này trong xã hội ngày nay, lại so với mình, điều quan trọng nhất là tự kiểm điểm mình, tự mình có làm được hay không? Tự mình đời sau có được thân người không? Nếu như chúng ta không có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì đời sau nhất định đọa trong ba đường ác.
Như tôi vừa nói, mọi người đều nói sau khi chết làm quỷ, trong sáu đường luân hồi, không đến đường khác mà cứ khăng khăng chọn đường quỷ, nhưng đã nói đến đường quỷ thì phải có lý của nó. Điều kiện của đường ngạ quỷ là tâm tham; tham danh tiếng, tham lợi dưỡng, tham sắc đẹp; đối tượng tham rất nhiều, chỉ cần nặng tâm tham là nghiệp nhân của đường ngạ quỷ.
Tâm nặng sân hận, ganh tỵ là nghiệp nhân của đường địa ngục. Không có trí tuệ, không phân biệt được thật-giả, chánh-tà, thiện-ác là nghiệp nhân của đường súc sinh. Tham, sân, si là nghiệp nhân của ba đường ác. Chúng ta tự xét mình có tham, sân, si không? Tham, sân, si, ý niệm này có nghiêm trọng không? Nếu như ý niệm này nặng thì chúng ta phải luôn cảnh giác. Nếu không cảnh giác thì tương lai của chúng ta sẽ tăm tối, chúng ta muốn nghĩ đến niệm Phật cầu sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc thì nhất định phải diệt tham, sân, si; siêng tu ba tư lương là Tín, Nguyện, Hạnh theo đúng lời Phật dạy mà tu hành. Đời nay, chúng ta không để thời gian trôi qua uổng phí, nhân duyên đời này thù thắng không gì sánh bằng. Chúng ta thật sự gặp được Phật pháp, lại gặp được pháp môn Tịnh độ rất thù thắng. Duyên phận này không thể nghĩ bàn, trong bài kệ khai kinh ghi: “Trăm nghìn vạn kiếp khó gặp được”. Cư sĩ Bành Tế Thanh ở đầu nhà Thanh nói: “Một ngày hiếm hoi khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay”. Chúng ta đã gặp được rồi, nhân duyên thiện căn, phước đức đầy đủ; nếu như tự mình không nắm bắt để nó trôi qua thì thật là đáng tiếc.
Trích Vào Cửa Tịnh Tông
Bài giảng của Pháp sư Tịnh Không tại Dallas, Mỹ quốc vào năm 1996
Cư sĩ Ngô Chân Độ ghi lại
Việt dịch: Thích nữ Viên Thắng
Hiệu đính: Định Huệ
A Di Đà Phật
Các bạn nào muốn nhận kinh,hoặc mới học Phật Pháp,thì vào trang web này đọc vài bài chia sẻ rất hay,hữu ích.
http://kinhvoluongtho.com/nhat-thiet-chu-phat-ho-niem/
A Di Đà Phật
xin giới thiệu trang web tập hợp các bài viết hay về giáo lý căn bản cũng như pháp môn Tịnh độ:
chuatambaotamky.blogspot.com
cho mình hỏi mình có nên niệm phật trong đêm không.a di đà phật
Nên. Một ngày 24 tiếng.Nếu như 12 tiếng niệm PHẬT còn 12 tiếng thì không chỉ là 50_50
Hơn nữa lúc sắp mất cuống cuồng làm sao dám chắc tự tại.Tôi bắt đầu lân la thêm thời gian ban đêm 1 chút để niệm.A di đà phật
Vậy cho mình hỏi bạn thường thường thức đến mấy giờ để Công phu?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Vô Thường,
Niệm Phật chẳng cần quan niệm thời khắc. Chưa ngủ được thì thức mà niệm. Ngủ thức giấc thì ngay lập tức phải niệm Phật. Thức giấc không thể ngủ cũng cấp cấp mà niệm Phật. Niệm niệm như thế sẽ tạo thành một thói quen giúp cho tâm luôn chánh niệm. Niệm Phật không gì khác là giúp tâm không khởi sanh phiền não, vì thế mọi thời khắc, mọi nơi chốn đều luôn thường nhiếp tâm để niệm Phật.
TN
Hôm qua là 1h đêm.khoảng hơn 2 h ngủ thì mộng thấy rất nhiều chó,mèo,gà,lợn bu đầy sân.Muốn cất niệm ra tiếng mà không niệm được .rồi cả 1 đĩa thịt lù lù trước mặt. Đại thể là mơ như vậy.Bạn không tin thì cũng tốt. Tôi chẳng mốn mộng đến nó nhưng lại hiện ra .Nghe qua tợ như nói dối nhưng là thật đấy.
nam mô a di đà phật xin cám ơn các đạo hữu rất nhiều.
Vua trong các điều thiện tức là trì danh, câu này vô cùng quan trọng. Người thế gian đều hy vọng dừng ác tu thiện, đoạn ác tu thiện, thiện phải tu như thế nào? Đích thực không có ai biết, niệm Phật là thiện trong các điều thiện, không có gì thiện hơn niệm Phật, vì sao vậy?
Vì nhất tâm niệm Phật là dung hòa thành nhất thể với Phật A Di Đà, điều thiện này lớn biết bao! Còn có điều gì sánh được với việc niệm Phật chăng? Phật A Di Đà là “Phật trung chi vương, quang trung cực tôn”. Đức của Phật A Di Đà, danh hiệu của Phật A Di Đà, là tượng trưng, là tiêu biểu thiện hành mà tất cả chư Phật Bồ Tát tu được trong biến pháp giới hư không giới, dùng họ để làm tượng trưng. Trên thực tế, Phật A Di Đà chính là tánh đức viên mãn của tự tánh.
Bởi vậy ở đây Đức Thế Tôn lại khai đạo chúng ta, không có gì thiện hơn niệm Phật, tu thiện gì cũng không bằng niệm Phật, vì sao vậy? Nếu không niệm Phật, thì dù thế gian tu thiện lớn đến đâu, quả báo đều ở cõi trời Dục giới, không ra khỏi dục giới. Tầng trời cao nhất của Dục giới gọi là Tha hóa tự tại thiên, phước báo rất lớn. Có thể nói phước báo của Trời tha hóa tự tại, rất giống cõi phàm thánh đồng cư ở thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc thù thắng hơn cõi trời này chính là có trí tuệ. Trong trời tha hóa tự tại không có Phật thuyết pháp, thế giới Cực Lạc Phật A Di Đà ngày ngày thuyết pháp, ngày ngày dạy học. Chỉ dựa vào điểm này, cõi nước chư Phật mười phương đều không sáng bằng thế giới Cực Lạc, chúng ta phải hiểu rõ điều này.
Ở thế gian điều gì là vui nhất? Nghe Phật Bồ Tát thuyết pháp, vô cùng an vui, quả thật là cam lồ đề hồ quán đảnh. Niềm vui này dù chúng ta nói như thế nào, thì người nghe cũng không thể lãnh hội được, vì sao vậy? Vì họ xưa nay chưa từng gặp, xưa nay chưa từng tiếp xúc, chúng ta cũng không cách nào hình dung được.
Khổng tử biết được một ít, nhưng niềm vui mà Chư Phật Bồ Tát thuyết pháp, Khổng tử và Mạnh tử không lãnh hội được. Khổng tử và Mạnh tử có thể lãnh hội giáo huấn của thánh hiền, đây là thánh hiền thế gian: “học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ”. Câu này là cảm nhận tâm đắc khi ông tiếp thu tiếp thu giáo huấn của Thánh hiền, đó là một niềm vui vô cùng hy hữu. Phật Bồ Tát thuyết pháp an vui hơn đều đó, không biết cao hơn bao nhiêu lần! Thế nên không biết đương nhiên khoảng cách đối với nó sẽ rất xa, không chịu học tập. Mặc dù học tập, nghe rồi cũng không cho là đúng, vì sao vậy? Vì nghe không hiểu, cổ nhân có câu: “nghe mà không hiểu, nhìn mà không thấy”. Phật pháp ở ngay trước mắt, đích thực bao nhiêu người nghe không hiểu ý trong đó. Thấy rồi cũng không nhận ra chỗ vi diệu trong Phật pháp, đây là nguyên nhân gì? Đại sư Ấn Quang nói rất hay: Không có tâm thành kính. Ngài nói: một phần thánh kính được một phần lợi ích_quý vị thấy được một phần, nghe được một phần. Hai phần thành kính, quý vị thấy được hai phần, nghe được hai phần.
Trước đây tôi từng nói về Lục tổ Huệ Năng và đại sư Thần Tú. Ngài Thần Tú đối với Ngũ tổ, đối với Phật pháp có 100 phần thành kính, nên ngài đạt được 100 phần lợi ích. Dưới hội của Ngũ tổ, ngài hầu như là trợ giáo, hiệp trợ Ngũ tổ giảng kinh dạy học giáo hóa chúng sanh. Nhưng Ngũ tổ truyền pháp cho ngài Huệ Năng, không truyền cho Thần tú, ngài Huệ Năng làm sao đạt được? Ngài đối với Ngũ tổ, đối với Phật pháp, và đối với tất cả chúng sanh, ngài có vạn phần thành kính, bởi thế ngài đạt được vạn phần lợi ích, rất viên mãn, không giống nhau!
Lục tổ nói rất hay, đối với Phật pháp không liên quan gì đến việc biết chữ hay không biết chữ, cũng không liên quan đến việc học kinh giáo hay không, tất cả đều ở nơi hai chữ thành kính.
Ngày nay vấn đề đã xảy ra, người bây giờ không có tâm thành kính. Nếu người có tâm thành kính, trong xã hội không ai tôn trọng, vì sao vậy? Đây là người vô dụng, quá thật thà, ngày nay tôn sùng điều gì? Thông minh lanh lợi, ăn nói ngọt ngào, người này có bản lĩnh. Xã hội này đã điên đảo, cho nên phổ biến giáo huấn thánh hiền là điều khó trong các điều khó, phát triển Tịnh độ Phật pháp đại thừa, lại là điều khó hơn. Pháp môn Tịnh độ, hoàn toàn dựa vào thành kính.
Nhu cầu bức thiết trước mắt của chúng ta ngày nay, làm sao bồi dưỡng tâm thành kính của chúng ta? Hiện nay chúng ta cùng nhau học bộ Đại Kinh Giải này, mục tiêu đầu tiên là hy vọng nuôi dưỡng tâm thành kính của chúng ta. Chỉ cần tâm thành kính khởi lên, niềm tin chân thật liền hiện tiền, tin thật nguyện thiết, thì ý nguyện cầu sanh Tịnh độ vô cùng khẩn thiết tự nhiên sanh khởi. Nên căn bản của nó ở chỗ thành kính, điều này quan trọng hơn tất cả, chúng ta tuyệt đối không được lơ là.
Cho nên dùng khuyên hành, chỉ ác hành thiện, vua trong các điều thiện tức là trì danh. Tín nguyện tức là phát tâm bồ đề, trì danh tức nhất hướng chuyên niệm, chính là tông chỉ của kinh này, nên gọi là phần chánh tông”, tông chỉ phần chánh tông của kinh này là đây.
__(((卍)))__ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
__(((卍)))__ Tập 566
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
“Nhất môn huận tập – Trường thời huân Tu”
Mời Chư vị đồng học xem và chia sẻ ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=w18GVyXC2QY Tập 1 trên Youtube
Trọn bộ 600 tập MP3 viên mãn.http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/tinhdodaikinhgiai.htm
Bản chú giải: MDF
http://amtb.vn/download/tai-lieu/vo-luong-tho-lan-11/
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.
nếu niệm phật có cảm ứng thì có sao không. a di đà phật
A Di Đà Phật
Bạn nên đọc kỹ bài phúc đáp của đạo hữu Mau Mau Niệm Phật, câu trả lời là ở đấy. Tất cả các pháp đều hư vọng, không thấu, cứ chấp vào ấy dễ lạc vào ma cảnh. Do vậy “Tất cả đều không hỏi và không để ý đến, trong tâm đơn đọc một câu A Di Đà Phật, câu này nối câu kia, tự nhiên thuần nhất, sáng tỏ”
Nam Mô A Di Đà Phật
Phàm là có sanh có diệt thì đừng đặt vào trong tâm.
Cái vấn đề này cách tu như thế nào? chính là phải buông xả, cái khó buông xả nhất là tình thân và ân tình, cái khó buông xả nhất là công danh lợi lộc, thất tình ngũ dục. Cho nên trên Kinh điển vẫn luôn dạy chúng ta: “chư pháp thật tướng”, chân tướng của tất cả các pháp này phải hiểu rõ, chân tướng là gì? “chân tướng” là tất cả các hiện tượng đều là tướng hư vọng, toàn bộ là 1 giấc mộng, sau khi tỉnh dậy thì vết tích cũng tìm không thấy. Trong “Kinh Kim Cang” của Phật Giáo Trung Quốc, bất luận là người có học Phật hay không thì đều có đọc qua, không có người nào chưa đọc qua Kinh Kim Cang, tại vì sao? vì Kinh Kim Cang đơn giản dễ hiểu, chỉ có hơn 5.000 chữ. Toàn bộ là dạy chúng ta về nhận thức chân tướng của vũ trụ vạn vật: “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh”, “hữu vi pháp” chính là pháp sanh diệt, động vật thì có “sanh lão bệnh tử”, thực vật có “sanh trụ dị diệt”, khoáng vật có “thành trụ hoại không”, tìm không thấy một thứ gì mà không sanh không diệt, tìm không ra! Tất cả những pháp sanh diệt này đều là giả: “như mộng, như huyễn, như bào, như ảnh”, thật sự biết được rồi thì không thể mang tất cả vạn pháp đặt vào trong tâm, vậy thì đúng rồi! tác dụng của Kinh Kim Cang chính là ở chỗ này. Đừng đem những thứ đó đặt vào trong tâm, vì chúng là giả, vậy thì đặt cái gì vào trong tâm? đem A Di Đà Phật đặt vào trong tâm. A Di Đà Phật là Cực Lạc thế giới, Cực Lạc thế giới thì “không sanh không diệt”, thế giới đó là vĩnh hằng thường trụ, nó không có sanh diệt. Không sanh không diệt là thật, có sanh có diệt thì là giả, hãy nhớ lấy cái nguyên tắc này: phàm là có sanh có diệt thì đừng đặt vào trong tâm.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú
Giảng sư: lão pháp sư Tịnh Không
Thầy mau mau niệm PHẬT thật rất là tốt.Bài của thầy đăng rất là hay.Thầy đang cứu rất nhiều người.
Nếu Nghĩ Đến Bản Thân Mình Trước Mọi Người Sau Thì Dù Tinh Tấn Tu Học Đến Mấy Cũng Đều Ở Ngoài Cửa Phật.
Người có thể đoạn được phiền não là niệm niệm nghĩ đến chúng sanh, niệm niệm muốn người khác tốt, không muốn bản thân mình tốt, các bạn đều tốt, tôi là tệ nhất, vậy là được rồi; các bạn đều có phước, tôi không có phước, vậy mới được. Mang tâm luôn thương xót chúng sanh, mọi người trước còn mình sau, như vậy mới có thể đoạn phiền não. Người như vậy mới có tư cách tu hành, mới có tư cách vào cửa Phật. Niệm niệm chỉ nghĩ đến bản thân mình, sau đó mới nghĩ đến người khác, thì cho dù bạn tinh tấn nỗ lực tu học đến mấy đi chăng nữa, cũng đều ở ngoài cửa Phật, chắc chắc bước không qua ngưỡng cửa. Nhất định phải mở rộng tâm lượng, phải dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi quý trọng ngưòi khác, thành tựu cho người khác.
Chúng ta học Phật, nếu đi nghiên cứu giới luật cũng phải mất công sức cả đời, thậm chí cả một đời còn chưa nghiên cứu hết. Vì thế chúng ta chỉ cần nắm được cương lĩnh, thì có được thọ dụng. Cương lĩnh chỉ có hai câu: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” (không làm các việc ác, siêng làm các việc lành). Nói cách khác, đoạn ác tu thiện là tinh thần của giới luật. “Chư ác mạc tác” là giới Tiểu Thừa, giới Tiểu Thừa là tự hạn chế bản thân, chính là tự bản thân mình thiện. “Chúng thiện phụng hành” là giới Đại Thừa. Giới Đại Thừa là sống chung với mọi người, chúng ta niệm niệm phải làm lợi ích cho mọi người. Vì vậy hễ tự tư tự lợi đều là ác, hễ lợi ích cho người khác đều là thiện. Cho nên người tu học Đại Thừa khởi tâm động niệm đều phải nghĩ đến việc làm thế nào để giúp đỡ người khác, làm thế nào để thành tựu cho người khác. Đây là tâm thái đối với mọi người của Bồ Tát Đại Thừa.
Đệ tử Phật khi khởi tâm động niệm đều phải làm lợi ích cho chúng sanh. Không những dạy chúng sanh có được lợi ích mà còn mong cho chúng sanh được lợi ích nhiều nhất, thù thắng nhất. Nếu không có cái tâm nguyện này thì không phải là đệ tử Phật. Ta có được mười phần lợi ích, dạy người ta bảy, tám phần là hẹp hòi, tâm lượng rất nhỏ, không phải là đệ tử Phật. Không những mong muốn chúng sanh có lợi ích lớn, mà còn phải thật sự mong muốn lợi ích mà tất cả chúng sanh có được hơn cả lợi ích mà ta có được. Phải có tâm lượng rộng lớn như vậy, dùng đủ mọi phương tiện thiện xảo để giúp đỡ tất cả chúng sanh.
Trích Niệm Phật Thành Phật
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/06/neu-nghi-den-ban-than-minh-truoc-moi-nguoi-sau-thi-du-tinh-tan-tu-hoc-den-may-cung-deu-o-ngoai-cua-phat/
Tâm từ càng lớn vào đạo càng dễ
Bản ngã càng nhỏ phiền não càng xa
Ái dục càng giảm sinh tử càng mất.