Chúng tôi cũng đã làm thí nghiệm mười năm, chắc cũng khoảng mười một mười hai năm. Chúng tôi trồng rau xanh, không dùng phân bón, cũng không dùng thuốc sâu. Ban đầu làm thí nghiệm, là một vị đồng tu của Malaysia trồng một vườn rau ở Cổ Tấn. Năm thứ nhất những thứ rau trồng được hết 95% bị sâu ăn, không dùng phân bón, không dùng thuốc sâu. Tuyệt đối không sát sanh, sâu ăn cũng được. Năm thứ hai trồng lại, sâu lễ phép hơn, chừa lại khoảng một nữa. Sâu ăn một nữa, lưu lại một nữa. Khi tôi đến đó tham quan, hình như là năm thứ năm, năm thứ năm hoặc là năm thứ sáu. Khi tôi đến tham quan họ nói, hiện nay rau bị sâu ăn là 5%, 95% để lại cho chúng tôi, khó được! Quý vị không sát hại chúng, chúng không hại quý vị.
Năm 2000 tôi đến Úc Châu, Úc châu đất rộng người ít, đất đai rất rẻ. Tôi ở nông thôn, cách thành phố khoảng 15 phút đi xe, ở nông thôn. Tôi mua luôn hai miếng đất bên cạnh, nên vườn rất rộng, tất cả có 28 mẫu anh. Một mẫu anh bằng sáu mẫu của Trung quốc, tất cả có khoảng hơn 170 mẫu Trung quốc, chúng tôi khai thác nó làm vườn rau.
Lần này chúng tôi trồng rau đã thương lượng với sâu bọ, chúng tôi vạch ra một khu nói với sâu bọ: Khu vực này là để dành cho quý vị, chúng tôi cũng dùng tâm để chăm sóc nó. Sâu bọ cũng rất biết nghe lời, chúng chỉ ăn ở khu vực này, rau bên kia cách một bờ ruộng chúng không hề động đến, rất hay! Chúng tôi đặt máy niệm Phật trong vườn rau, nên rau xanh đều nghe danh hiệu Phật A Di Đà mà sanh trưởng, rau mọc rất xanh tươi. Những người chuyên trồng rau đến tham quan đều khâm phục, hỏi chúng tôi: Quý vị trồng như thế nào? Trồng cách nào mà rau xanh tươi thế! Không có thuốc, cũng không có phân bón.
Vườn rất rộng nên chúng tôi cũng trồng cây ăn trái, trồng hơn 30 loại cây ăn trái. Chúng tôi cũng ra điều kiện với loài chim, chỉ định mấy cây, trái cây ở những cây đó quý vị có thể ăn, không chỉ định quý vị tuyệt đối không được động đến. Rất hợp tác! Sâu bọ và chim chóc cũng rất ngoan, khó tiếp xúc nhất là người, người rất ngoan cố. Đến sau cùng thì sâu bọ chim chóc, đến kiến gián đều biết nghe lời, chúng tôi sống với chúng rất hòa hợp, cùng nhau sinh tồn, không tổn thương lẫn nhau. Quý vị xem thời gian mười năm, đây không phải ngẫu nhiên, thời gian dài như vậy. Về sau khắp nơi chúng tôi đều dùng phương pháp này.
Ghi chú ảnh: Khu vực rau cúng dường cho bồ tát sâu bồ tát bọ. Xin thường niệm A Di Đà Phật.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Lão pháp sư Tịnh Không
A di đà phật.
Nhà con có vườn trồng táo và trồng rau để bán,sâu rất nhiều.Nếu không phun thuốc sâu thì cây sẽ hỏng hết.Theo như bài viết trên thì con rất muốn dùng phương pháp đó,vừa không phải sát hại những sinh vật vô tội đó vừa an toàn cho người sử dụng.Con xin được các vị chỉ bảo thêm phương pháp để trồng trọt hiệu quả an toàn mà không phải dùng thuốc bvtv.
Con xin cảm ơn nhiều
Tôi đã rất sợ hãi mỗi khi phải đi ăn uống bên ngoài.cái gì cũng bóng bẩy và toàn thịt là thịt toàn rượu là rượu.Ăn như vậy khiến cái bụng tôi chướng lên.
………..
Chúng ta ngày ngày tạo tội nghiệp lớn như vậy mà chỉ có dựa vào bổn nguyện của A DI ĐÀ PHẬT là chính .Tôi giải độc bằng niệm PHẬT.Còn nói về trồng trọt thì không rabh bằng mọi người nhưng vườn nhà cũng có trồng chuối và rau .Tôi cũng nghĩ đó là BỒ TÁT CHUỐI,BỒ TÁT RAU.Cứ nghĩ cây cối hoa lá đều là PHẬT thì làm gì có độc.Tôi nhận được hoa lợi từ chuối sạch rau sạch có người nhà bên cạnh muốn bỏ tiền mua miếng đất trống đấy nhưng nhà tôi không bán mặc dù nó xa nhà tôi ở cũng chẳng tưới tắm gì.Hãy nên ngừng dùng hoá chất vì chính bạn và người thân.
NGƯỜI TU PHẬT NÊN HẠN CHẾ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI NHƯ FACEBOOK, ZALO, INSTAGRAM.. ??
Nam Mô A Di Đà Phật _()_
Tịnh Tâm có một số thắc mắc như thế này mong nhận được sự chỉ bảo của các đạo hữu: Thiện Nhân, Mỹ Diệp, Diệu Minh, Cư sỹ Hoằng Ẩn, Cư sỹ Phước Huệ, nguyên,…
Tình cờ đọc được một số bài báo và trao đổi với một số người bạn Phật tử, có khuyên rằng người tu theo Phật đừng nên dùng mạng xã hội, hoặc nếu có dùng chỉ nên “Like” những trang Phật pháp, khuyến thiện KHÔNG nên “Like” những trang thiên về các hoạt động giải trí, ẩm thực, phim ảnh, chính trị, tình cảm,.. sau một thời gian suy nghĩ TT cảm thấy rất đúng, thuở xưa các vị chân tu thường xa rời phố thị mà tìm những nơi thâm sâu cùng cốc như: rừng núi, hạng động ít người để tu học, rất nhiều vị trong số đó đã đạt được nhiều quả vị, lợi lạc đáng ngưỡng mộ
Còn thời đại ngày nay, Chùa, Tịnh thất, đạo tràng,.. đa phần xen lẫn với phố thị phồn hoa, người tu, người thường sống xen kẽ, tâm tư của một số vị Tăng, Ni, Phật tử, Cư sỹ cũng vì thế mà bị xao động. Ví như buổi sáng đến Chùa tụng kinh, niệm Phật, nghe Pháp về nhà tiếp xúc nhiều với cảnh trần mà quên đi những việc đã làm buổi sáng . Hoặc có vị ở Chùa rất giữ giới hiền lành nhưng khi về nhà chịu sự tác động từ nghịch cảnh mà quên mất đi giới hạnh.
– – – – – – –
Bản thân TT cũng nghĩ rằng ngoài việc hạn chế Mạng xã hội, người tu chúng ta cũng hạn chế việc chụp ảnh cá nhân đưa lên Facebook, đi chùa nên mặc đồ giản dị, nhất là với các Phật tử nữ. Một số ngôi chùa những ngày Lễ lớn thường trang trí rất đẹp, cũng vì thế mà người tham quan thường có xu hướng muốn chụp lại những cảnh vật ấy mà quên mất mục đích chính của việc đến Chùa là tu học, nghe kinh niệm Phật. Cũng có trường hợp TT thấy rằng một số cửa hàng Phật giáo có kinh doanh các xâu chuỗi, quần áo tràng, áo lam đủ màu, đủ loại, giá từ vài chục tới vài triệu nên có khá nhiều các vị Phật tử nhất là các vị nữ rất hay tụ tập để mua. TT suy nghĩ như thế là “chưa đúng” bản thân người tu nên giản dị, chất phát, càng se sua, chưng diện dễ làm người khác nổi tà ý, động dục niệm.
——
Trong kinh Phật có nói rằng, càng đi sâu vào thời Mạt pháp, Phật pháp ngày càng suy tàn rồi hủy diệt, chủ yếu chẳng phải do ngoại đạo quậy phá mà do chính những người trong đạo hủy diệt. Bản thân TT nghĩ Thời mạt pháp ngày nay không chỉ riêng người thường mmà ngay cả người tu đã quá xem trọng hình thức bề ngoài mà quên đi các phẩm chất đạo đức, cái mục đích chính khi ta sống và tu theo lời Phật dạy
– – – – – – –
Đó là một số suy nghĩ của Tịnh Tâm rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ các Anh Chị để TT có hành trang tốt hơn trên con đường tu học của mình. Em xin chân thành cảm ơn _()_
A Di Đà Phật. Chào liên hữu Tịnh Tâm.
Xin cám ơn liên hữu TT về vấn đề mà bạn nêu ra. Đây là một vấn đề nghiêm túc và rất quan trọng đối với người học Phật trong đó có HA. Vì lý do này mà HA trộm nghĩ: giá như vấn đề LH nêu ra được đăng ở riêng một bài thì sức ảnh hưởng sẽ lớn hơn nhiều.
Vấn đề này đã được một số Thầy trao đổi trong các bài thuyết pháp ở phạm vi khác nhau. Trong số đó có thể nói bài giảng kinh của Lão Pháp sư Tịnh Không đã đề cập rất sâu vấn đề khi Pháp sư dẫn dụ kinh Thủ Lăng Nghiêm “thời mạt pháp, tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng”.
Ngày nay là thời đại của thông tin nên hàng ngày chúng ta tiếp xúc với rất nhiều thứ tưởng chừng như là món ăn tinh thần (không thể thiếu được của đại chúng) thì chính nó lại là thứ đang mê hoặc điên đảo chúng sanh. Nếu kể ra thì không chỉ là mạng xã hội mà các tờ báo mạng, báo giấy, tivi, phim ảnh, quảng cáo… đều đang mê hoặc chúng ta. Các hình ảnh, thông tin hàng ngày chúng ta huân tập vào A lại da chính là tà sư mà Phật nói trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Bởi vì trong tâm của chúng ta vốn đã đầy rẫy những phiền não, tập khí xấu nay lại được bồi thêm bằng laptop, smartphone, máy thu hình…mà những thế hệ trước đây chưa có để sử dụng. Nếu hiểu một cách đầy đủ thì người học Phật nếu bị những thứ này mê hoặc sẽ rất khó khăn để thành tựu trên con đường tu học.
Xin đơn cử một chuyện: ví như một người học Phật đã thọ tam quy, ngũ giới nhưng vẫn quan tâm đến mục chăm sóc sắc đẹp hay đơn giản hơn là thích đi giày để cải thiện chiều cao của mình thì như vậy giới thứ 4 (vọng ngữ) sẽ không trọn.
Bỏ qua các pháp thế gian, nếu chỉ đề cập đến Pháp xuất thế gian thì những phương tiện thông tin đại chúng cũng ảnh hưởng tiêu cực hơn là tích cực. Thật vậy, học Phật chính là học tam vô lậu học Giới – Định – Huệ: nhờ giới được định, nhờ định khai trí huệ. Làm sao để được định nếu những người học Phật bị xen tạp nhiều thứ? Ngay cả hàng lợi căn, lợi trí như Lão Pháp sư Tịnh Không cũng phải đến khi (chịu vâng lời) Thầy mới bắt đầu có định. Ngài kể rằng khi gặp Cư sĩ Lý Bỉnh Nam thì lão Cư sĩ buộc Pháp sư phải tuân thủ nghiêm ngặt những gì ông nói:
1) Những gì Pháp sư đọc (kể cả Phật Pháp và văn tự thế gian) phải được sự cho phép của ông.
2) Những gì đã học trước đây (từ hai thầy trước) ông không công nhận.
3) Khi những Pháp sư khác giảng kinh trong khu vực nếu không được phép của ông thì không được tham dự.
Đây là những điều khá là khắt khe nên trong số các đệ tử của Lý Cư sĩ ít người tuân thủ được. Riêng Pháp sư Tịnh Không vì tuân thủ lời thầy nên sau khoảng 3 tháng bắt đầu có định và một thời gian sau trí huệ khai mở. Điều này trước đây Pháp sư khi học cùng một Đại sư khác: Đại sư Chương Gia không có được.
Điều trên dạy chúng ta cần phải cảnh giác cao độ vì không chỉ là thế gian và pháp xuất thế gian nếu không chịu vâng lời của các vị Minh Sư sẽ chướng ngại chúng ta. Đạo Phật là sư thừa, thực tế thì điều Lý Cư sĩ dạy Pháp sư Tịnh Không cũng là lời dạy của Pháp sư Đế Nhàn đối với chúng đệ tử (qua lời kể của Pháp sư Diễn Bồi). Đây chính là sư thừa giúp người học Phật có được thành tựu.
Hoằng Ẩn khi viết ra những dòng này cũng chính là để tự nhắc mình. HA đã từ lâu hầu như không xem tivi (chỉ thỉnh thoảng xem CT Đường Lên Đỉnh OLPA), không đọc báo giấy (đã làm được), không đọc báo mạng (chưa làm được vì thỉnh thoảng buồn buồn cũng lướt qua) còn các trang Phật Giáo thì tương đối thường xuyên. Khi HA đọc lại bài của bạn Nguyễn Thị Toan (trong Phật Pháp Nhiệm Màu-ĐVCT) thì cảm thấy xấu hổ vì những gì mà một bạn tuổi đời còn trẻ như bạn Toan lại làm được còn mình thì không (bạn Toan: không tivi, internet, không báo chí) còn buổi tối tụng tới 3 bộ kinh Vô Lượng Thọ trong điều kiện không thuận lợi vì người nhà không đồng tình. Thật là một tấm gương để chúng ta học tập. Có thể nói rằng người học Phật dễ có được thành tựu là 2 loại: hoặc hạng thượng căn, thượng trí: nghe liền hiểu, hiểu liền y giáo phụng hành hoặc là hạng (xem ra) ngu ngu khờ khờ một chữ cũng chẳng đọc nhưng có người bảo niệm Phật cầu vãng sanh liền nghe làm. Những hàng “lắm chuyện” như HA đây là hạng “khó dạy” nhất như kinh Địa Tạng nói rằng “chúng sanh Diêm Phù Đề cang cường, khó dạy”. Có lẽ HA thuộc hạng này.
Có đôi lời như trên chia sẻ cùng các bạn liên hữu. Điều chính HA muốn tư răn mình đừng để phí thời gian làm cho cái A lại da vốn đã đầy rác rưởi nay càng quá tải mà “đường về cõi tịnh” thì lại xa dần (thật là đáng lo thay!). Xin bộc bạch vậy, một lần nữa xin cám ơn liên hữu Tịnh Tâm, A Di Đà Phật.
Chào bạn, DM xin chia sẻ như sau: việc tiếp xúc với các thông tin đến đâu tùy thuộc căn cơ cảnh giới của mỗi người.
1. Với người kiếp này trước đây chưa từng biết Phật pháp, đang muốn tìm hiểu Phật pháp hoặc 1 pháp môn nào đó thì những trang như dvct hoặc các bài giảng pháp ngắn là hữu dụng, vì các trang này có tác dụng gieo duyên.
2. Khi đã xác định được kha khá rồi (vẫn ở giai đoạn sơ học) thì không nên lên các trang mạng tạp nhạp, thậm chí các trang Phật pháp chung chung. Mục đích là để tập trung, tâm định lại.
Vì sao không nên học trên các trang Phật pháp chung chung này? 1 là các chúng sanh chia sẻ trên các trang này căn cơ rất khác biệt, nên người sơ học lên đây đọc sẽ bị loạn tâm (ví dụ đúng cho là sai, sai cho là đúng, hoặc khởi vọng tưởng người này ngạo mạn, người kia hiểu biết chưa đủ, v.v.). 2 là việc đọc các bài giảng ngắn, không mang tính hệ thống sẽ khiến cho việc hiểu không sâu (chỉ hiểu nghĩa thô thiển mà thôi), hoặc hiểu sai.
Vậy những người này nên làm gì? Mỗi thời gian chỉ nên chuyên tâm nghe/giảng 1 bộ Kinh. Như thế tâm mới định & tăng trưởng trí huệ được.
Có người sẽ lý luận rằng vậy tôi có vấn đề khúc mắc trong khi học đạo hoặc trong cuộc sống thì sao? Bạn có thể hỏi & nhận được câu trả lời thỏa đáng trên những trang này. Đây cũng là 1 điều tốt. Tuy nhiên thực tế là việc này chỉ mang tính nhất thời. Bạn hỏi được lần này thì lần khác cũng phải hỏi sao? Hỏi hoài chẳng phải là cầu pháp ngoài tâm sao? Nếu bạn muốn có chút thành tựu khi học Phật thì khi có khúc mắc về pháp chưa hiểu thì cứ buông đó, cứ chuyên tâm 1 bộ Kinh đi. Khi trí huệ tăng trưởng ắt tự trả lời được, ứng phó các vấn đề thế gian cũng sẽ tự khắc khéo léo.
3. Với những người đã có định lực kha khá, đã biết phân biệt đúng sai thì có thể lên các trang Phật pháp nói chung để giải đáp cho người sơ học. Họ lên đó không phải để học.
4. Với những người đã thực sự thâm nhập Kinh tạng thì trở ngại ít rồi. Họ có thể đọc/nghe mà không để trong tâm, quát mắng mà tâm thật chẳng có sân. Ví dụ pháp sư Tịnh Không có tìm hiểu về Kinh điển 1 số ngoại đạo để độ các chúng sanh có nhân duyên khác nhau. Ngài Tuyên Hóa có thể mắng người – nhưng lời Ngài đích thực là ái ngữ.
Những người chân thật tu hành không có thời gian cho việc thừa. Họ không có nhu cầu giải trí. Đây gọi là pháp hỉ sung mãn. Họ tìm hiểu các thông tin khác nhau để độ chúng sanh – vậy thôi.
A Di Đà Phật!
Xin cảm ơn CS Hoằng Ẩn, Diệu Minh, thật hoan hỉ 2 Đạo hữu đã dành thời gian chỉ bảo. Chúc 2 vị nhiều sức khỏe, tinh tấn tu học
Bài viết rất chân thật, rất hay.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Chào bạn. Hoan hỷ được làm quen.
con không hiểu cách trên làm như thế nào ạ. mình phải thương lượng với chúng như thế nào ạ. thú vị quá
Từ ngày nay trở đi, một tiếng A Di Đà Phật hãy chết sạch tấm lòng [mong ngóng, chụp giựt] mà niệm đi, tu đi, chớ đừng đi theo con đường nào khác nữa. Câu trên đây được kiến lập trên Tín và Nguyện. Đã có Tín, Nguyện thì Hạnh rất quan trọng. Trong pháp môn niệm phật, Hạnh là chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật, mục đích là nhất tâm bất loạn, tâm không điên đảo. Nhất tâm bất loạn bèn nhập cảnh giới Phật.
Pháp Sư Tịnh Không
Con xin chào xin thường niệm a di đà phật ạ
Con mới biết đến trang web này gần đây , và muốn theo pháp môn tịnh độ
Con xin hỏi ngoài niệm a di đà phật con còn phải làm những gì nữa không ạ ?
Con cũng mới phát tâm ăn chay được một tuần nay con thấy khỏe , và người nhẹ nhõm ,nên con định ăn chay trường luôn , nhưng con bị ba mẹ phản đối , bảo con đọc ba cái linh tinh trên mạng, giờ ăn chay thì có sức đâu mà sau này đi làm ? Con nghe thì nghe vậy nhưng vẫn muốn ăn chay và niệm phật , con cũng có khuyên ba mẹ con ăn chay , và con bảo các nạn thế gian và bênh tật đều là do sát sanh , ăn mặn mà ra , thì bị ba mẹ con bảo là nói linh tinh , con rất buồn nhưng con vẫn tin vào phật pháp mạnh mẽ , và tin vào pháp môn tịnh độ , con tính tết này sẽ photo vài cuốn âm luật vô tình ,cho họ hàng và ba mẹ con , để ba mẹ con có dịp đọc và hiểu rõ lợi ích của việc ăn chay , và hướng cha mẹ đến với Phật Pháp , con nghĩ con nên làm từ từ như thế
Con xin hỏi con làm vậy có được không ạ ? vì con mới biết đến pháp môn tịnh độ , mà chưa gì lại muốn độ gia đình mình thì có bị sao không ạ ? có bị tội không ạ thưa “xin thường niệm a di đà phật ”
Con mong ngóng hồi đáp của xin thường niệm a di đà phật
A Di Đà Phật
Người mới bắt đầu tu học như bạn mà đã phát tâm dũng mãnh như bạn thật đáng khen ngợi.
*Ngoài niệm Phật, bạn nên thọ trì Kinh Vô Lượng Thọ để cảm nhận sâu sắc tâm đại từ đại bi vô lượng của A Di Đà Từ phụ hiện rõ trong 48 đại nguyện. Ngoài ra, bạn nên thường nghe Pháp về Tịnh độ của Ân sư Tịnh Không, ĐĐ Thích Giác Nhàn, Thích Thiện Thuận… để cũng cố niềm tin, tăng trưởng tín tâm về Tịnh Pháp.
*Có câu dục tốc bất đạt, trong việc tu học chẳng thể tham cầu hay gấp gáp, chậm nhưng chắc là được. Chúng ta phát tâm tu học dũng mãnh là rất tốt song phải lượng sức mình. Nếu bước đầu đã đi vào một chương trình tu học quá sức, sẽ kham không nổi mà dần trở nên giãi đãi, lười biếng, thất thoái.
*Bạn nói rất đúng: độ mình mới đến độ người. Nếu tu hành chưa có định lực muốn khuyên giải người thân tin Phật hướng Phật, e rằng khiến họ nổi sân mà phải tội, bản thân mình lại sanh phiền não. Chúng ta- ban đầu hãy làm tốt phận sự của một thành viên trong gia đình, xã hội. Kế đến hãy để mọi người “ảnh hưởng” theo mình; dụ như trong ăn chay, mình nên ay chay đủ chất, cơ thể khỏe mạnh, mọi người mới tin tưởng việc ăn chay cơ thể vẫn khỏe mạnh; niệm Phật tâm luôn mát mẻ, thấy sự hài hòa mát mẻ của chính mình, người khác sẽ có thiện cảm với người tu hành…
*Bạn có thể “giới thiệu” tới người thân cuốn Âm luật vô tình,… là điều rất tốt.
Vài dòng ngắn ngủi. Chúc bạn tu hành tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin hỏi thầy XIN THUỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT.
Con phải hiểu nhất tâm bất loạn như thế nào?
Liệu ăn con có thể gọi chú tâm ăn là nhất tâm không.mặc con có thể gọi mặc là nhất tâm không? Hay con chỉ gọi ngồi một nơi tâm nghĩ 1 chỗ mới gọi là nhất tâm bất loạn?
Chào bạn Nguyên, DM gửi bạn đoạn sau – trích từ bài giảng Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh – tập 38. Đọc xong có thể chia sẻ bạn đã có câu trả lời cho mình chưa nhé. A Di Đà Phật!
“Điều kiện mà Phật ở chỗ này nói rất rõ ràng là “trực tâm, chánh kiến”, bốn chữ này chính là tâm đại Bồ-đề. Tâm Bồ-đề là chân tâm. Trong kinh Phật Quán Vô Lượng Thọ, Thế Tôn nói với chúng ta: “Trực tâm chính là tâm chí thành”. Trong Khởi Tín Luận, Bồ-tát Mã Minh nói: “Tâm thể của tâm Bồ-đề là trực tâm”, còn trong “Quán kinh” Phật nói là tâm chí thành. Từ đó cho thấy, “trực tâm” chính là chân thành đến cực điểm. Cách nói như vậy chúng ta vẫn rất khó thể hội. Rốt cuộc chân thành là thế nào? Chánh trực như thế nào? Tiêu chuẩn ở chỗ nào? Trong Độc Thư Bút Ký của Tiên sinh Tăng Quốc Phiên thời tiền Thanh, ông đem chữ “Thành” làm một định nghĩa. Cái định nghĩa này rất hay, tương đối gần với nghĩa mà Phật pháp nói. Ông nói: “Một niệm không sanh ấy là thành”. Từ đó cho thấy, có niệm là không thành, một niệm không sanh mới gọi là thành.
Chúng ta muốn hỏi, vô niệm có phải là thành hay không? Vô niệm cũng không phải thành. Nếu như vô niệm là thành, thì định vô tưởng, tâm Bồ-đề liền hiện tiền rồi. Phật nói cho chúng ta biết, định vô tưởng sau khi tu thành, thì thật sự là một niệm không sanh. Quả báo ở đâu vậy? Ở trời vô tưởng tứ thiền, ở trời ngoại đạo. Cho nên, ở chỗ này chúng ta cần phải có năng lực biện biệt. “Một niệm không sanh”, ý nghĩa của câu nói này không được hiểu sai. Một cái là “một niệm”; một cái là “không sanh”, bạn mới có thể thật sự hiểu được ý nghĩa của nó. “Một niệm” là không có niệm thứ hai, có niệm thứ hai thì không phải “một niệm”. “Không sanh” là không sanh niệm thứ hai. Câu nói này phải lý giải nó cho thật chính xác. Họ không phải rơi vào vô niệm, họ nói là “một niệm” thì họ hoàn toàn không rơi vào vô niệm.
“Một niệm”, Phật trong kinh Đại Thừa thường nói: “Lặng lẽ chiếu soi, chiếu soi lặng lẽ”, nó là sống, không phải chết. Định vô tưởng là chết, không phải sống. Vì vậy, định vô tưởng là vô minh, không phải Bồ-đề. Bồ-đề rốt cuộc là gì vậy? Thực ra sự việc này là ở ngay trước mắt chúng ta, ngay cả nhà Nho cũng nói “Đạo không xa người, người tự xa đạo”. Có phương cách gì? Trong hội Lăng Nghiêm, Phật nói: “Lục căn môn đầu, phóng quang động địa”. Đó chính là một niệm không sanh. Lục căn môn đầu là mắt có thể thấy, tai có thể nghe, mũi có thể ngửi, lưỡi có thể nếm, thân có thể xúc, ý có thể biết. Mắt chúng ta vừa mở ra thì nhìn thấy cảnh giới bên ngoài rất rõ ràng, rất minh bạch, đây là nhất niệm. Tai nghe âm thanh ở bên ngoài rất rõ ràng, rất sáng tỏ, đây là nhất tâm. “Không sanh” cái gì vậy? Không sanh vọng tưởng, không sanh phân biệt, không sanh chấp trước, đây là chí thành. Định vô tưởng tuy giống như là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều không có, nhưng họ là cái gì cũng không biết, cái gì cũng không hiểu rõ, cho nên đó là vô minh. Nhất định không được đem vô minh, vô tưởng định nói là thành tâm chí thành, vậy là quá đỗi sai lầm rồi! Phật Bồ-tát không giống như chúng ta, tức là các Ngài có thể gìn giữ nhất niệm vĩnh viễn, không khởi niệm thứ hai, vậy là tuyệt vời. Chúng ta mỗi người đều có nhất niệm, nhưng thời gian nhất niệm đó quá ngắn ngủi, trong vòng sát-na liền khởi phân biệt, khởi chấp trước, vậy liền đem trí biến thành thức rồi. Nhất niệm là trí, là chân trí tuệ. Niệm thứ hai khởi lên rồi thì đem trí chuyển đổi thành thức. Thức chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Cho nên, chúng ta tu học Phật pháp là tu cái gì vậy? Đại đức tướng tông thường nói: “Chuyển thức thành trí”. Phân biệt giữa thức và trí là ở trong thức có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; ở trong trí không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Từ đó cho thấy, lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì cái tâm đó là “tâm chí thành”, là “trực tâm”, trí tuệ đã đến cực điểm. Khi nó không khởi tác dụng, giống như là vô tri, trong kinh Bát Nhã nói: “Bát Nhã vô tri”. Vô tri chính là tâm chí thành, chính là trực tâm. Khi khởi tác dụng thì “không gì không biết”. Định vô tưởng nó cũng vô tri, khi nó khởi tác dụng thì nó chẳng biết gì cả, cái này không được. Khi khởi tác dụng là không gì không biết, không gì không thể.”
Nếu Con Phát Thệ Nguyện mà tâm con chân thành rộng lớn thì được như ý k ạ! a di đà phật!
Nhân rộng đc thì tốt quá. Nam Mô Phật 🙂
Chào bạn đồng tu
Diệu niệm đoc bài đăng của bạn DiệuMinh, phap sư Tịnh Khong giảng nên có câu hỏi như sau xin đuọc giải thích giùm Diệu niệm chân thành cảm ơn!
Tâm bồ đề =tâm chân thành=tâm một niệm không sanh
Vậy tâm bồ đề có phải tâm đại từ đai bi? Và một niệm này có phải là đại từ bi mà không sanh niệm khác không?Adida Phật . Mình mới học Phật nên còn ngu ngơ lắm xin được hoan hi cho :))
A Di Đà Phật.
Chào bạn Diệu Niệm
Những gì khởi lên trong tâm đều gọi là niệm.Để dễ giải thích,mình chia niệm thành hai loại:vọng niệm và chân niệm.
-Vọng niệm là từ trọng vọng tâm lưu xuất ra.Vọng niệm là những niệm tham,sân,si,…..phim ảnh,báo chí
-Một niệm không sanh,thì một niệm ở đây là chỉ vọng niệm,tức là tất cả mọi vọng niệm cho đến một vọng niệm cũng phải chấm dứt,không phải là niệm đại từ đại bi
-Chân niệm là từ chân tâm lưu xuất ra,đó là tâm từ bi,…..là 12 bộ tạng kinh Phật nói.
-Khi vọng niệm chấm dứt hết thì chân niệm mới hiện tiền.Không phải khi vọng niệm hết thì sẽ không còn niệm gì để nói nữa.Nếu thế thì sau khi Phật giác ngộ thì sẽ chẳng có niệm gì để nói nữa.Và như thế thì hôm nay sẽ không có kinh để mà đọc,không có danh hiệu Phật để mà niệm.
-Khi mà một niệm không sanh thì ngay khi ấy chân niệm hiện tiền
-Bồ đề tâm cũng chính là tâm chân thành,cũng chính là tâm đại từ đại bi.Tâm này chỉ có khi vọng niệm đã chấm dứt.Điều đó có nghĩa là chỉ những vị bồ tát mới hiện tiền được cái tâm này,còn phàm phu còn đầy vọng niệm thì chưa hiện tiền được tâm này.
-Phàm phu nói chuyện chẳng thể chân thành với nhau,bạn giới thiệu pháp môn niệm Phật cho người khác thì gọi là chân thành. Sự chân thành này chẳng phải do bạn tự có được mà nương nhờ vào quả đức Phật A Di Đà,chứ chính tự bạn chưa có được.
-Bởi vì vọng niệm bạn chưa chấm dứt,chân tâm chưa hiện tiền thì làm sao mà nói lời chân thành được.
– Cho nên cách tốt nhất là niệm Phật,giới thiệu pháp môn này cho người khác,đó là cách mà kẻ phàm phu như chúng ta có thể khế hợp vơi tâm chân thành.
Bạn có thời gian thì ghé thăm web: http://voluongtho.club/
A DI Đà Phật
Chào bạn,
Với người sơ học thì có thể nói đầy đủ là: Tâm Bồ Đề = chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi.
Tuy nhiên để thực sự hiểu nội dung trên thì bạn cần phải có thời gian hành & nghe giảng pháp nghiêm túc. Nói thật với bạn là đoạn giảng Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo trên chưa phải dành cho bạn là người mới tìm hiểu Phật pháp. Thực ra đoạn giảng đó ý nghĩa rất sâu.
Bạn đã lên trang này thì hãy tìm hiểu pháp môn niệm Phật. Bạn có thể tham khảo chút ít qua đây:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/07/3-cach-niem-phat/
Kèm theo đó bạn tìm chuỗi bài giảng Đệ Tử Quy của Thái Lễ Húc, Liễu Phàm Tứ Huấn của Pháp sư Tịnh Không để đọc đi đọc lại.
Cứ vậy đã nhé bạn. A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Chào bạn Diệu Niệm.Hôm trước mình phúc đáp cho bạn,hôm đó mình vội quá nên chưa đọc phần phúc đáp trên của đạo hữu Diệu Minh,trong đó có trích phần giảng của hòa thượng Tịnh Không,nên phúc đáp có phần rất thiếu xót,nên xin đính chính lại:
Bạn hỏi:Tâm chân thành=Tâm một niệm không sanh=Tâm một niệm chân thành-tâm một niệm không sanh.
Khi mình nói một niệm là vọng niệm thì một niệm ấy là gắn với từ không sanh,tức là trong chân tâm không sanh một niệm vọng tưởng,phân biệt,chấp trước nào.Còn một niệm chân thành thì gọi la chân niệm.
Tức là trong câu: Tâm một niệm chân thành-tâm một niệm không sanh.Tức là trong câu này có hai từ một niệm.Câu bên vế trái là nói đến một niệm chân thành thường trụ vĩnh viễn không đỏi.Câu bên phải là nói một niệm bên vọng tâm không được sanh.
-Thì khi mình giải thích từ một niệm là vọng niệm thì từ một niệm là bên vọng tâm.Còn phía trên hòa thượng Tịnh Không nói một niệm là nói về chân niệm bên chân tâm.
-Chúng ta lấy lời giảng của hòa thượng Tịnh Không làm tiêu chuẩn.Mình xin trả lời lại câu hỏi của bạn như sau.
Tâm chân thành=Tâm một niệm không sanh
Một niệm ở đây chính là chân niệm.Không sanh tức là không có vọng niệm nào nữa cả.
Tâm Bồ Đề,tâm chân thành,tâm từ bi thì cũng đều là chân tâm.Nếu xét trên phương diện Trí sự giác ngộ thì gọi là Tâm Bồ Đề,xét theo phương diện đối nhân xử thế một cách bình đẳng gọi là tâm chân thành; xét theo phương diện thanh tịnh độ sanh thì gọi là đại từ đại bi.Chỉ là cách gọi khác nhau thôi.
-Chẳng hạn khi bạn niệm Phật,trong tâm chỉ có một câu Phật hiệu.Thì một câu Phật hiệu ấy gọi là một niệm chân niệm.Trong lúc niệm nghe rõ phân minh từng câu thì tâm bạn đang chiếu soi nhất niệm ấy.Ngoài niệm Phật ra thì không sanh niệm nào thì gọi là lặng lẽ.Lặng lẽ là cách gọi khác của từ không sanh một vọng tưởng phân biệt chấp trước nào.Lặng lẽ mà thường chiếu soi,chiếu soi mà thường lặng lẽ
-Một niệm tức là chiếu soi phân minh rõ rang.Lặng lẽ là không sanh một vọng niệm nào khác cả.Nếu tâm bạn không chiếu soi câu Phật hiệu,thì cái lặng lẽ sẽ bị rơi vào vô tưởng định,nó không còn gọi là lặng lẽ nữa,mà nó gọi là vô minh.Vì minh thì là chiếu soi rõ ràng,còn vô minh thì hôn trầm,mờ mịt,không biết gì,…Cho nên lặng lẽ phải đi cùng với chiếu soi.
-Tóm lại là nghe rõ ràng một câu Phật hiệu thì gọi là một niệm,là minh,là chân thành,là chiếu soi.Ngoài câu Phật hiệu ra không sanh niệm gì khác nữa thì gọi là Lặng lẽ
-Vài lời chia sẻ,nếu có thiếu xót mong bỏ qua.
A Di Đà Phật.
Cháu chào chú Hoằng Ẩn ạ. Cháu xin đính chính lại với chú và các đạo hữu trên DVCT. Do mói học Phật chưa hiểu một biến Kinh có nghĩa là một bộ Kinh cháu đã phạm tội đại vọng ngữ. Thực chất là cháu chỉ đọc được 3 phẩm mà cứ nghĩ là 3 biến Kinh. Cháu xin thành tâm sám hối ạ. Hiện tại,cháu tạm gác việc đọc Kinh lại để dành thời gian học Đệ Tử Quy và Liễu Phàm Tứ Huấn.
Kính chúc chú và các huynh đệ tỉ muội trên DVCT tu tập được nhiều an lạc,thành tựu đạo nghiệp Vãng Sanh Tây Phương ạ.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Chào cô Toan, không sao đâu cô ạ, nhầm lẫn là chuyện bình thường, không có lỗi gì cả, cô đã sám hối như thế cũng tốt. Chân thật mà nói thì cô thật đáng khâm phục, thời gian eo hẹp, gia đình không đồng tình nên phải thường xuyên thay đổi giờ tụng kinh, lễ Phật, thậm chí có đêm phải bắt đầu từ hơn 1 giờ sáng. Theo HA thì cô nên dành thời gian ngủ đừng quá ít để sức khỏe không bị ảnh hưởng. Việc tu học là chuyện lâu dài, HA rất vui vì cô đã phát tâm học Phật dũng mãnh đến thế. Chúc cô yên bề gia thất, pháp hỷ tràn đầy, thân tâm an lạc. A Di Đà Phật.
Hay quá ! Diệu niệm cảm ơn ban Hãy Niệm A Di Đà Phật, bạn giải thích rất đầy đủ, tường tận cho mình. Mình sẽ thăm web voluongtho.club để học thêm.
Diệu niệm cảm ơn lời khuyên của bạn Dieu Minh . Mình sẽ tìm hiểu thêm về pháp mon niệm Phật và nghe thêm pháp mà bạn đã giới thiệu.
A Di Đa Phât. Cảm ơn các bạn rất nhiều!
A Di Đà Phật.
Chào bạn Diệu Niệm.Như mình đã giải thích lại ở phía trên
Tâm chân thành=Tâm một niệm không sanh
Một niệm ở đây chính là chân niệm.Không sanh tức là không có vọng niệm nào nữa cả.
-Một niệm ở đây bạn không nên hiểu như là số một trong toán học. Một là nhất tâm là bình đẳng.Không phải là một trong các số thứ tự môt,hai,ba,bốn.Khi đã đạt được nhất tâm rồi,thì một niệm ấy lại lưu xuất ra hết thảy đại nguyện,đại trí,đại hạnh,đại bi.Và một niệm này cũng nhiếp thủ hết thảy chúng sanh về cõi Phật. Một niệm mà lưu xuất ra vô lượng công đức mới là chân niệm. Một niệm hoặc là vô niệm mà không lưu xuất công đức nào thì không phải là nhất niệm trong chân tâm,mà đó là vọng tâm.
-Chẳng hạn như bạn bây giờ chỉ giữ một niệm A Di Đà Phật.Khi vãng sanh Cực Lạc thì thấy đủ thứ ao báu,lầu báu,hoa báu,..Vô lượng Những thứ ấy từ đâu mà hiện ra vậy,là từ niệm danh hiệu A Di Đà Phật lưu xuất ra;từ một niệm mà lưu xuất ra.Hàng ngày bạn niệm Phật là bạn đang trang nghiêm cõi Phật,chứ không phải là không có gì trong đó.
-Chúng ta là phàm phu thì hoặc là vô niệm hoặc là hữu niệm,dù vô hay hữu cũng đều là vọng tâm.Một niệm chân thành tự mình chưa có được,niệm gì cũng rất khó mà chân thành được.Duy chỉ có nương vào quả đức của Phật A Di Đà thì chúng ta mới có cơ hội khế hợp trở lại với tâm chân thành vốn sẵn có của mình.
Đúng rồi, đây là cách trồng rau hay nhất của những người con Phật. Trên thất của sư cô Thu hương ( Đạo tràng Hoa Sen) có một vườn rau, cô dành cho các Bồ Tát sâu 2 luống. Và kết quả 2 luống rau này sâu ăn te tua, các luống khác thì rất xanh tươi. Bây giờ mình mới biết cô trồng rau theo cách của hòa thượng Tịnh Không. Ở chỗ cô luôn được ăn rau sạch và hoa quả sạch. Các gia đình học theo cách trồng rau này nhé, và tất nhiên khi trồng phải khấn nguyện bằng tâm chân thành mới có cảm ứng.
Các vị thật là đại từ bi.xin hãy thường xuyên cập nhật những bài pháp để giúp người.trân thành tri ân.xin đừng ngắt quãng.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nói thì dễ nhưng khi thực hiện không dễ chút nào. Đa số nông dân đời sống rất khó khăn, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng (rẫy). Nếu nói cứ để sâu ăn bao nhiêu ăn còn lại mình hưởng thì không thực tế lắm. Còn việc thành tâm cầu nguyện không phải lúc nào cũng linh ứng (chính bản thân tôi vụ mùa vừa qua chỉ thành tâm cầu nguyện, không phun thuốc sâu, kết quả là mất mùa thảm hại). Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất khó khăn của những Phật tử nông dân. Có thể đa số các đồng tu (theo dõi trang web này) không phải là nông dân nên không quan tâm nhiều đến chủ đề này hoặc (nếu có)sự chia sẻ không phù hợp với thực tế lắm. Cho nên rất mong mọi người hãy suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này để đưa ra hướng xử lý phù hợp giúp những người Phật tử nông dân (như tôi) sống đúng tinh thần chánh mạng vừa đảm bảo kinh tế gia đình.
Xin cảm ơn.
Trích dẫn bài viết trên:
Chúng tôi cũng đã làm thí nghiệm mười năm, chắc cũng khoảng mười một mười hai năm… Năm thứ nhất những thứ rau trồng được hết 95% bị sâu ăn… Khi tôi đến đó tham quan, hình như là năm thứ năm, năm thứ năm hoặc là năm thứ sáu. Khi tôi đến tham quan họ nói, hiện nay rau bị sâu ăn là 5%, 95% để lại cho chúng tôi, khó được!
Có lẽ các vị bồ tát sâu bọ thuộc loài nhỏ bé nên… cần nhiều thời gian để thuyết phục hơn chăng? 🙂
A Di Đà Phật
Chào bạn Ngọc Linh,
Cảm ơn bạn đã nói lên từ kinh nghiệm thực tiễn từ một người làm nông chính hiệu. Mình không có kinh nghiệm như bạn nên không rõ lắm, tuy nhiên, bạn hoan hỉ cho biết rằng cách bạn trồng rau có giống như cách trên của bài viết không? Đó là chừa riêng một thửa rau nhỏ để bố thí cho sâu bọ, và niệm Phật hồi hướng cho họ, cũng như “nói” nhiều lần với họ biết rằng nơi nào là nơi họ có thể dùng được, nơi nào không nên dùng. Mình thấy ở VN ta có 2 nơi đã áp dụng thành công theo cách này. Đó là chùa Đại Tòng Lâm ở Vũng Tàu và tịnh thất của cô Thu Hương tại Đà Nẵng.
Khi xưa tổ Ấn Quang khi còn tại thế, phòng của ngài rất nhiều rệp. Ấy vậy mà ngài không cho ai phun thuốc diệt rệp, ngài chỉ âm thầm niệm Phật và hồi hướng cho rệp và kết quả là rệp đi hết.
Mình nghĩ việc gì mình làm thật sự phát xuất từ tấm lòng chân thành và nhẫn nại thì có khả năng cảm hóa mọi loài. Đó là đôi dòng cảm nghĩ chia sẻ cùng bạn. Hy vọng với tấm lòng từ bi chân thành của một người Phật tử, bạn sẽ gặt được kết quả khả quan hơn ở những lần thu hoạch sau nhé.
A Di Đà Phật.
Cảm ơn các đạo hữu đã chia sẻ. Mặc dù thực hành khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng hết mức để các chú sâu động lòng.
A Di Đà Phật.
Chào bạn Hãy Niệm A Di Đà Phật
Thật đúng là: Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
Cảm ơn bạn rất nhiều đã vì mình mà giải thích tường tận. Chúc bạn luôn an lạc trong chánh pháp.
Chào bạn Ngọc Linh
Có một người kể lại với mình rằng, khách hàng của chị ấy là người nước ngoài cũng trồng rau để ăn thôi chứ không phải kinh doanh, họ pha nước với ít dầu ăn rồi phun lên rau nên rau của họ không bị sâu.Mọi người thử xem sao may ra lại hợp thì cũng tốt.Chúc bà con minh đươc may mắn nhé :))
Đúng vậy Diệu Niệm ơi! Ở nhà mình thỉnh thoảng cũng làm như vậy. Mình pha 1 muổng cà phê dầu ăn với khoảng o,5 lít nước, thêm vài giọt xà bông rữa chén (để làm tan dầu) rồi lắc mạnh vài lần cho dầu tan đều, xong cho vào bình xịt. Tuy không hoàn toàn khỏi sâu rầy, nhưng cũng giảm đáng kể (nhờ lớp dầu mõng bám trên lá nên sâu rầy không ưa).
Nam Mô A Di Đà Phật!
Ủa pha xà bông rồi xịt lên rau ăn không…. ngộ độc hả chị?
Kế nhà e có ng chuyên lấy nc mà họ rữa chén xong để tưới rau… để đỡ tốn nc.
Họ kêu hái rau ăn, mà e kg dám ăn vì thấy lấy nc xà bông tưới kg à…
nên chắc trong rau thấm chất xà bông nên e kg dám ăn … sợ ngộ độc :p
Apple Thân mến,
Chỉ vài giọt Ultra Palmolive (mình dùng từ”xà phòng” để cho dể hiểu) để hòa tan dầu để dầu được bám đều trên lá. Chất tẩy rữa này sẽ trôi đi trong quá trình tưới nước cho rau, nếu còn tồn tại trên lá cũng không đáng kể so với việc dùng chất này để rữa xoang nồi chén bát (thường gọi là “nước rữa chén”).
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật. Mình xin có chút ý kiến nhỏ này. Đó là việc dùng xà phòng pha loãng để tưới rau. Các loại xà phòng dù lỏng hay đặc ở bất kỳ dạng nào cũng đều được chế tạo ra với mục đích là diệt khuẩn. Cho nên nếu sử dụng trên diện rộng như tưới rau thì sẽ tổn hại nhiều sinh mạng lắm (mặc dù chúng rất nhỏ mình không thấy nhưng không có nghĩa là không có). Xin các tỷ muội lưu ý trước khi dùng. Chỉ vì một miếng ăn của mình mà bao nhiêu sinh mạng phải chết thì tội nghiệp lắm, mà sau này mình trả nghiệp cũng lắm. A Di Đà Phật.
A di đà phật, tổn hại 1 chúng sanh cũng là tổn hại mình.
Kính bạch quý thiện tri thức! Con có lòng nghi hoặc xin giải trừ ạ! trong kinh Kim Cang, Phật dạy: Trông ta bằng sắc tướng, cầu ta bằng âm thanh, là người tu tà đạo, không thấy được Như Lai. Con thắc mắc liệu có điều gì chứa ẩn bên trong không? Cúi mong quý vị giải nghĩa!
Chào bạn Thanh Thư,
Bạn xem ý nghĩa của đoạn kinh văn đó trong đường dẫn bên dưới nhé.
http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/044-thichthanhtu-kinhkimcang25-32.htm
Chúc bạn thường tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chuyện Lạ Mèo Ăn Chay Thích Nghe Kinh Niệm Phật
Mẹo dùng hoa để hạn chế sâu bọ của nông dân Hà Nam
Trên 4ha đất, bà con xã Trác Văn, Hà Nam canh tác hơn 30 loại nông sản hữu cơ. Do không sử dụng thuốc hóa học nên bà con trồng xen các loại hoa như cúc vạn thọ, hướng dương…, để hạn chế côn trùng, sâu bọ mà không gây hại cho rau.
https://v.vnecdn.net/vnexpress/video/web/mp4/2017/02/23/meo-dung-hoa-de-han-che-sau-bo-cua-nong-dan-ha-nam-1487813628.mp4
CƯ SĨ TỀ TỐ BÌNH: “THÀ NGUYỆN CÚNG DƯỜNG BỐN TRĂM MẪU LÚA MẠCH NÀY CHO SÂU BỌ, TÔI KHÔNG NỠ LẠI HẠI BẤT CỨ MỘT CON SÂU NÀO, MỘT CON CŨNG KHÔNG GIẾT.”
Mấy năm trước cư sĩ Tề Tố Bình, người Khánh Vân Sơn Đông. Bà mua một mảnh đất chẩn bị xây chùa, đây là đất nông nghiệp, hơn bốn trăm mẫu. Vì đến hơn một năm nữa mới có thể xây cất, bởi thế trong khoảng thời gian đó bà trồng lúa mạch, trồng hơn bốn trăm mẫu, lúa mạch, rất tươi tốt. Đến lúc sắp thu hoạch, bỗng bị nạn sâu bọ, cả mấy trăm mẫu lúa bị sâu, những người nông dân gần đấy nói, nếu bà không phun thuốc trừ sâu, bốn trăm mẫu ruộng này sẽ bị mất trắng.
Bà gọi điện thoại cho tôi, tôi bảo bà đến thảo luận với thầy Thái, bà hiểu. Bèn phát thệ nguyện, thà nguyện cúng dường bốn trăm mẫu lúa mạch này cho sâu bọ, tôi không nỡ lại hại bất cứ một con sâu nào, một con cũng không giết. Những lời này là tự đáy lòng, không phải nông nỗi, thực sự để bốn trăm mẫu đất lúa mạch cúng dường sâu bọ.
Bà dẫn một đoàn người, đến ngay ruộng lúa niệm Phật A Di Đà, đến đó niệm Phật A Di Đà. Ngay đêm đó một trận mưa trút xuống, một trận gió nổi lên, hôm sau ra thăm ruộng lúa, không còn một con sâu, không tìm thấy một con. Những nông dân gần đó rất kinh ngạc, quá thần kỳ, không thể hiểu được, hôm qua vẫn còn đấy, sao hôm nay không còn con nào! Thành sẽ linh, Tề Tố Bình có lòng chân thành, cảm động những động vật nhỏ đó, những động vật đó có thể chăng? Có thể, không những động vật có thể cảm động, thực vật cũng có thể cảm động, núi sông quả đất cũng có thể cảm động.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA –T584
CHỦ GIẢNG: HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Cách đuổi muỗi, chuột, và côn tùng không dùng thuốc
Hỏi: Trong nhà tôi có rất nhiều côn trùng muỗi, ruồi, kiến , gián vv… có thể giết nó không, nếu không thể thì phải làm sao?
Đáp:
Trong Kinh Phạm Võng Phật dạy: “Không được cố ý giết tất cả sinh mệnh”. Thế nên mọi loài có mạng sông đều không được giết. Vây phải làm sao ư? Để tôi kể lại hai câu chuyện này cho các bạn nghe:
Mười ba năm trước tôi ( Quả Khanh ) ở trung tâm thành phố, nhà có rất nhiều muỗi, kiến. Không riêng gì nhà bếp mà cả thư phòng và phòng ngủ của tôi cũng bị kiến bò lên mình. Hết sức phiền toái. Cho dù tôi dùng đủ loại thuốc giết chúng, đều không có tác dụng. Thậm chí tôi còn rắc mật ong hay đường cát ở trong sân, đợi kiến bu quanh thì chế nước sôi hại chết chúng, dù kiến bị tôi giết hàng ngàn hàng vạn, nhưng chúng chẳng it đi mà còn tăng nhiều hơn. Tức nhất là, để tránh kiến bò lên thực phẩm nơi bếp, tôi đã treo thực phẩm lên dây kẽm, thầm nghĩ kiến sẽ không đến được, nào dè hôm sau khi tôi hạ thức ăn xuống thì chúng đã bu đen. Phiền quá, tôi đem giỏ thức ăn ra để ở sân, dùng tờ giấy báo cũ đốt…rồi bỏ vào giỏ…thui cho kiến chết (lúc đó tôi chưa biêt Phật pháp)
Sau khi bái kiến Hòa thượng Diệu Pháp rồi, tôi hiểu là không nên sát sinh, nhưng vẫn còn ăn Tam tịnh nhục ( không mua loài vật còn sống để giết ăn), lúc đó tôi không sắp kiến vào hạng có sinh mạng ( vì thấy nó quá nhỏ).
Sau khi gặp Hòa thượng Diệu Pháp , từ Ngũ Đài Sơn quay về nhà, tôi lại vấp phải vấn đề “ứng phó với kiến”… Tôi đi mua bột DDT ( thuốc diệt côn trùng) về rắc khắp nơi cần thiết rồi, đột nhiên nghĩ lại: “Kiến không phải là cũng có mạng sống sao? Chúng nhất định biêt suy nghĩ, nếu không sao lại sống rất có tổ chức và kỉ luật?”…
Trong lòng tôi bông thấy bất an. Nhớ đến lời sư phụ dạy, tôi cảm thấy quá xấu hổ và đột nhiên niệm sợ hãi nổi lên mãnh liệt :” Mấy năm nay tôi giết kiến không đếm xuể, ắt sớm muốn gì chúng cũng tìm tôi tính sổ thôi…. Bây giờ tôi còn rắc thuốc diệt côn trùng, chẳng biêt sẽ giết hại bao nhiêu sinh mạng nữa đây?”
Thế là tôi vội lau thuốc bột đi, dùng nước rửa sạch hết. Bởi vì lúc đó chỉ có mình tôi ở nhà, tôi liền nói lời tận đáy lòng của mình với loài kiến đang bò trong sân:
– Kiến ơi kiến, quá khứ do tôi không biết, không hiểu đạo, nên đã giết kiến rất nhiều. Tôi vừa mới rắc bột độc đó, mặc dù đã tẩy rửa nhưng ở trong các rãnh, kẹt nơi cửa…vẫn còn lưu độc, các vị ngàn vạn lần chớ nên bò tới đó nha. Từ nay về sau tôi hứa sẽ không giết kiến nữa, hi vọng các vị đi trụ chỗ khác, đừng có ở trong nhà hay nhà bếp hoặc trong sân, nếu các vị cứ bò tùm lum, lỡ tôi không thấy mà đạp chết thì cách vị đừng trách. Tốt nhất các vị nên sống gần bồn hoa, nơi đó không nguy hiểm. Đừng vào nhà bếp làm phiền, tôi cũng không làm hại các vị.
Tôi chỉ nói với kiến như vậy cũng không hề nghĩ rằng :” Nếu tôi không cho chúng vào nhà bếp thì chúng sẽ dùng thức ăn ở đâu?”…
Mấy ngày sau con tôi mách:
– Ba ơi, ngộ ghê, nhà chúng ta không còn kiến nữa!
Thực ra tôi đã quên béng việc này, bây giờ nghe con trai báo tin, tôi mới sực nhớ đến lời mình nói mấy ngày trước. Thế là tôi bươn bả đi tìm lũ kiến nơi sân, phát hiện không còn con nào. Tôi nghĩ :”Chắc không phải do thời tiết mà lũ kiến đi hết?”… Thế là tôi kiểm tra các vùng lân cận chung quanh, thấy vẫn đầy kiến. Lúc đó tôi kinh ngạc và hoan hỷ vô cùng. Tôi vui- không phải vì kiến đi hết, mà do cảm thấy nguời cùng vật có thể giao lưu- chỉ cần nói lời tha thiêt thật lòng, nhất định sẽ có cảm ứng…
Lúc đó nếu như hàng ngày tôi biết rắc một it thức ăn vụn gần bồn hoa, cho kiến lương thực mà sống, thì đỡ tội kiến hơn. Nhưng khi đó tôi không nghĩ tới, chỉ biêt yêu cầu kiến đừng vào bếp, các phòng của mình thôi. Thế là chúng đành dời nhà. Tôi ở đây từ đó đến nay đã ngót 6 năm, không còn con kiến nào xuất hiện.
Trước khi qui y Phật pháp, tôi vẫn là kẻ tạo nhiều tội như: sát sinh, ăn thịt, uống rượu…có thể nói: “Khởi tâm động niệm không gì mà không tạo nghiệp, gây lỗi”… Thế là vì sao được cảm ứng như thế này? Một là : Nhờ thành tâm mà chiêu cảm. Hai là: Nhờ Phât, Bồ tát gia trì! Đức Phật có lòng đại từ bi phổ độ tất cả chúng sinh, bất kể là ai, chỉ cần họ có chút thiện tâm, thì Phật đều dùng phương tiện thiện xảo để hóa độ, hướng dẫn họ đi vào con đường dứt ác làm thiện. Cổ đức xưa có nói :”Muốn cho kia nhập Phật trí, trước phải dùng dục câu dắt”…
Tôi thuộc hạng người ngu mội vô trí, nương vào Kinh sách dạy dỗ, nhưng không thể vừa nghe mà tin thọ liền, chỉ khi nào tận mắt chứng kiến…thì mới có thể thu phục được tôi. Đây cũng là duyên cớ vì sao, từ khi học Phật rồi, tôi chịu tung Kinh niệm Phât hồi hướng cho chúng sinh.
( Cũng phải bàn thêm một điều, đó là Quả Khanh là người có tâm linh siêu việt, nên lời nói của ông có một sức ảnh hưởng không nhỏ về mặt tâm linh, không phải ai cũng làm được )
***********
Thêm môt câu chuyện hay nữa :
Sư đệ Quả Bối của tôi từ Hà Nam tới, chú sư đệ tôi đã áp dụng phương cách như tôi chỉ bày tương tự trên đây để đối phó với nạn nhiều chuột nơi nhà mình.
Chú cũng nói với chuột như vậy, áy náy nhận lỗi, hứa rằng :”Từ đây về sau nhất quyết chẳng giết hại chuột nữa!”…
Sau đó hàng ngày chú bỏ thức ăn thừa vào đĩa, để cố định ở chỗ có chuột… Mới đầu: Không những chuột ăn đồ ăn trong đĩa, mà còn ăn lan san các thứ khác và vẫn tiếp tuc cắn phá làm hư các thứ trong nhà.
Sư Đệ Quả Bồi liền nói với chúng:
– Ngày xưa tôi giết chuột rất nhiều, các vị hận tôi là đúng, từ nay về sau mỗi ngày tôi xin tụng 30 biến Chú Đại Bi để hồi hướng, cầu cho chư vị chuột bị tôi giết chết được vãng sinh thiện đạo.
Khoảng ba tháng sau, chuột chỉ ăn thức ăn trên đĩa, không còn cắn phá bất kì thứ gì trong nhà.
Một hôm, em gái Quả Bồi đến nhà anh ở một thời gian, thấy anh trai hàng ngày cho chuột ăn, bèn cười nhạo anh mình quá ngây thơ khờ khạo, cô không thể nào tin là : Chuột có thể nghe người nói! Dùng cơm tối xong, cô đặt một mẩu bánh bao trên bàn. Kết quả : Ngày hôm sau bánh vẫn còn nguyên không bị động tới. Như thế ba ngày, chuột chỉ ăn thức ăn trong đĩa ( phần của chuột). Mặc dù thấy quái dị hết sức , nhưng cô không nói gì.
Lạ hơn nữa là, khi cô giặt y phục của mình, phơi xong thì lấy vào xếp cất chung chỗ cùng đồ anh trai và chị dâu. Vậy mà chuột chỉ cắn phá đồ của cô, không hề động đến đồ vợ chồng Quả Bồi. Làm sao chuột có thể phân biệt như thế chứ? Cô bắt đầu tin và bày tỏ quyết tâm : Sau khi về nhà mình sẽ không bao giờ giết chuột nữa. Sau đó chuột ở nhà Quả Bồi cũng tuyệt tích luôn.
**********
Hai câu chuyện tôi kể trên đây độc giả có thể dựa theo tình huống nhà mình mà xử lý.
Tóm lại phải cư xử với những loài mà chúng ta gọi là “hạng côn trùng phá hoại” y như người. Phải hiểu là: Hễ ta càng giết thì chúng sẽ càng căm hận ta. Bất kể loài nào, dù lớn hay nhỏ chúng đều có thể phân biệt được: Thật lòng hay giả dối! Do bởi trước đây ta đã giét vật quá nhiều, nên đừng có nôn nóng, mong rằng: Chỉ cần nói vài ba câu, tụng mấy bộ Kinh là chúng sẽ răm rắp nghe theo, hết hận ngay.
Bạn cho loài kiến ngu ư? Thế thì sao chúng biết trước khi nào sắp mưa lũ, lụt nhiều…mà lo di tản dời ổ?…
Vì vậy, muốn dứt ác làm thiện,thì bạn phải kiên nhẫn, bền chí….để vượt qua các ải khảo nghiệm khó khăn chúng dành cho ta và luôn ghi nhớ điều này: PHẢI CỰC KỲ KIÊN NHẪN! Chỉ có tâm thành mới có thể cảm thông được chúng.
Sau khi tôi không giết muỗi nữa, muỗi vẫn vào nhà cắn chích… nhưng tôi đợi chúng từ trên tường hay chỗ nào đó rớt xuống, thì dùng một cái ly hoặc lọ, bình….lượm muỗi bỏ vào trong đó, kế đến dùng giấy bít lại, chọc thủng cho có lỗ thông hơi. Rồi tôi bắt đầu khai thị, nói : Muỗi không nên cắn người!… Sau đó tôi niệm Phật, truyền Tam quy cho chúng rồi thả chúng ra chỗ xa. Tôi làm vậy kiên trì 2 năm, muỗi vào nhà rất ít. Có cắn chích thì chỉ nổi mụt nhỏ, cũng không ngứa dữ và tiêu tan rất nhanh. Mười năm sau nhà tôi rất it , xin giới thiệu cách này cho đồng tu tham khảo.
Làm ruộng sinh côn trùng? Anh bạn nông dân của tôi dùng cách: Tụng 49 biến Chú Đại Bi vào nước phun xịt, thấy cũng có kết quả tôt. Còn nếu như bạn muốn xịt thuốc rầy, thì hãy thông báo cho côn trùng hay trước ba ngày.
Tóm lại, phải thật sự có tâm yêu thương loài vât, biết sai thì cải hối mới được. Nếu chỉ hi vọng vào việc tụng mấy bộ Kinh, đọc mấy biến Chú, côn trùng cũng không thể hết dễ dàng. Bởi tất cả do tâm tạo, chứ không phải do Kinh, Chú… Việc niệm Phật, tụng Kinh, Chú… chỉ là trợ duyên mà thôi.
Với các côn trùng trong nhà, như loài gián chẳng hạn, bạn muốn xịt thuốc phải thông báo trước ba ngày, thỉnh chúng nhanh chóng dời nhà, sau đó mới quét dọn vệ sinh. Đến hạn kì nếu như chúng vẫn còn thì có thể quét dọn. Nhung không nên cố ý làm chết chúng. Đồng thời khi quét, bạn niệm Phật, tụng Chú Vãng Sanh, Chú Đại Bi… gì cũng đều tốt, hầu giúp siêu độ cho những loài vật bị chúng ta vô ý làm tổn hại ( bao gồm cả việc cuốc đất, cày bừa).
Hòa thượng Diệu Pháp nói : Làm như vậy tương đối đúng pháp, lâu dần chúng sẽ không còn nữa. Còn nếu bạn là người không chỉ dứt ăn mặn, mà còn là người tu đã đoạn dâm dục. Nếu bạn bảo chúng hôm nào dời nhà, thì y như rằng đến thời hạn đó bạn sẽ không thấy chúng nữa. Bởi vì công đức bạn có, đủ để giúp chúng ly khổ đắc lạc. Giống như Quốc vương, Đại thần…mà muốn giúp cho một người nào được giàu, là chỉ một câu thôi là có thể thành ngay.
Thế nhưng, nếu một người bình thường mà muốn giúp cho người nghèo con đường phát tài thì phải cần thời gian rất lâu… Cho nên chỉ cần bạn lo bồi đức lập hạnh, phẩm chất cao thượng, luôn giữ gìn thân , khẩu, ý thanh tịnh, thì cảnh sẽ chuyển tốt tương ứng với tâm.
Tình huống mỗi nhà mỗi khác, nên quý vị hãy tự mình xem xét, giải quyết.
(Trích “Nhân quả phụ giải Lương Hoàng Sám 2 – Quả Khanh)
BẦY KHỈ ĐỀN ƠN THA MẠNG
“Tôi đã có dịp đến xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, Thái Nguyên để mục sở thị tận mắt về cái hang thần bí mà người dân nơi đây luôn tôn kính, hang nằm ở đại bàn bản Hợp Thành. Nó có nhiều tên như hang ma Ba Tổng, hang Quan Tài, hoặc hang Tiền, nhưng người dân nơi đây thường gọi bằng cái tên “hang ma Ba Tổng”.
Sự kỳ bí của nó khiến bao người phải ghê sợ, kể cả những người bản địa cũng ít người dám bén mảng tới lãnh địa hang ma. Nằm ở độ cao cách thung lũng dưới chân núi khoảng 600m, đường lên hang ma Ba Tổng vô cùng hiểm trở, dốc đá cheo leo, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thẳm. Vào những đêm rằm, người ta vẫn nghe thấy tiếng hú hét vang vọng khắp núi rừng, xuất phát chính hang ma Ba Tổng này.
Nhưng có một người thợ săn lão luyện đã dám đặt chân tới đây. Và câu chuyện trong những lần đặt chân tới hang ma này đã khiến người thợ săn ấy phải từ giã sự nghiệp. Để tìm hiểu rõ câu chuyện, tôi đã tìm đến người thợ săn để nghe câu chuyện ly kỳ của ông. Ông là Hoàng Văn Nam, ngưởi ở bản Hợp Thành, một thời từng là tay súng “bách phát bách trúng” nổi tiếng nơi đây.
Ngồi bên ấm trà trong buổi chiều, ông Nam chậm rãi nhớ lại từng chi tiết của chuyến săn định mệnh ấy với khách. Trong ký ức của ông Nam vẫn chưa bao giờ quên câu chuyện này: “Đó là một buổi trưa cuối năm 1997, như mọi buổi đi săn khác, sau khi ăn xong, tôi vác đồ nghề lên vai, dắt theo đàn chó săn tinh nhuệ, cùng ba người anh em nữa, thẳng tiến lên núi rừng Ba Tổng”. Đồ nghề của ông là những cái bẫy sắc ngọt dùng để săn thú và khẩu súng săn đã theo ông chinh chiến hơn chục năm trời. Sau khi đặt bẫy, cả mấy thợ săn
Nhìn thấy cảnh con khỉ cầu xin được tha chết và cả gia đình con khỉ ấy dắt díu nhau vào hang, người thợ săn như thức tỉnh. Bao nhiêu năm cầm súng, giờ đây, ông bỗng chùn bước bởi cảnh tượng chứa đựng cái tình chan chứa của nhà khỉ. Câu chuyện về một người thợ săn lão luyện buông súng bỏ nghề sau một chuyến săn định mệnh đã trở thành một huyền thoại sống nơi rừng núi đất chè.ngồi hút thuốc và ngồi đợi kết quả thu được.
Mãi một lúc không thấy động tĩnh gì, ông cùng anh em quyết định truy lùng theo kiểu đánh động theo thế gọng kìm. Lùng sục một lúc lâu, bốn người thợ săn nhìn thấy một con khỉ đầu bạc rất to xuất hiện trên ghềnh đá. Cả bốn người chưa từng thấy con khỉ nào lạ lùng đến thế. Nghĩ là một chiến lợi phẩm ngon lành, mọi người cẩn thận, tỉ mỉ tiếp cận mục tiêu, cố không để con khỉ bỏ trốn. Khi cách con vật tầm 30m, những tiếng súng vang lên, con khỉ đầu bạc trúng đạn và hoảng hốt chạy trốn.
Không thể đánh mất chiến lợi phẩm, những người thợ săn lành nghề rượt theo cho kỳ được. Lần theo vết máu, ông Nam tới trước cổng hang Ba Tổng – nơi người dân bản địa ít dám đặt chân tới. Con khỉ bị chảy máu ở chân, nó ngồi trên phiến đá ngay trước cửa hang, cách ông Nam và đồng đội chừng 10m. Lúc này, cả bốn người giương súng săn, nhắm bắn thẳng vào con vật tội nghiệp. Nhớ lại giây phút đó, ông Nam nói: “Kỳ lạ thay, chẳng phát súng nào trúng, dù con khỉ vẫn ngồi đó và chẳng thèm bỏ trốn như ban đầu. Nó giương đôi mắt ngân ngấn hai dòng lệ, nhìn chằm chằm vào những người thợ săn. Bất chợt, nó lôi ra từ đâu một nắm quả rừng, chìa ra phía chúng tôi ý như muốn cho để cầu xin sự sống”.
Ông Nam kể lại rằng, chưa bao giờ trong đời đi săn của mình, ông lại được chứng kiến cảnh tượng đầy xúc động đó. Nhưng, việc của một gã thợ săn là giết thú rừng, nên mặc dù tấm lưng đã ướt nhẹp mồ hôi, ông vẫn quyết tâm phải bắn hạ bằng được con vật đáng giá ấy. Điều ông không bao giờ nghĩ đến, chính là lúc ông giơ khẩu súng săn bén mùi thịt rừng của mình lên thì bất chợt có thêm hai con khỉ nữa xuất hiện, một to, một nhỏ. Chúng nhìn chằm chằm vào những người thợ săn, rồi chắp tay vái lấy vái để, miệng phát ra những tiếng kêu ú ớ như cầu xin tha mạng. Chứng kiến cảnh tượng đó, bất giác ông Nam và những người anh em buông thõng súng xuống, không ai bắn nữa, rồi cứ đứng như trời trồng, để mặc ba con khỉ dìu nhau vào hang ma lẩn trốn.
Cuộc chạm trán đầy bất ngờ và sự đối đầu không lường trước giữa một gia đình khỉ với những người thợ săn lão luyện như ông Hoàng Văn Nam đã khiến bản tính ông thay đổi ít nhiều. Sau đó, tâm tính ông hiền lành hơn, sự vô cảm dường như không còn nơi chất chứa. Chứng kiến tình cảm của những con vật ấy, ông Nam cảm thấy ám ảnh. Những lần sau, ông vẫn tiếp tục đi săn, nhưng không còn săn những con thú lớn mà chỉ tìm bắt những loài động vật nhỏ mà thôi.
Tiếp đó, khi kể lại câu chuyện thoát chết trong gang tấc nhờ sự “cứu mạng” của bầy khỉ, mà đứng đầu là con khỉ đầu bạc, ông Nam vẫn không khỏi rùng mình. Đó là cả một “sự tích”, một “câu chuyện thần thoại” trong đời thực mà ông Nam may mắn được làm nhân vật chính. Đó cũng là nguyên cớ khiến ông quyết định bỏ nghề, “rửa tay gác kiếm”, không còn vương vấn gì đến cái nghiệp “sát sinh” thú rừng nữa.
Những năm đó, “vì không còn đi săn thú lớn nên tôi cũng không cần nhiều chó săn như trước. Mỗi lần đi, tôi chỉ mang theo một chú chó để huấn luyện dần. Trong một lần đi săn, tôi mang theo chú chó chuyên bắt rắn. Khi tôi và con chó của mình tới trước gềnh núi đá dựng đứng trước hang ma Ba Tổng (một địa điểm từ trước tới nay ông chưa từng đặt chân khám phá), tôi quyết tâm chinh phục một lần”, ông kể. Nói là làm, ông Nam bám tay leo lên những ghềnh đá sắc nhọn, cao tầm 7m để tiến vào một cái hang sâu phía trên vách núi. Thế nhưng, thật không may, lúc ông đang thận trọng bám từng nắm tay chắc nịch vào mỏm đá thì bất ngờ tay ông chạm phải một con rắn hổ đang trườn bò phía trên vách núi. Theo bản năng, con rắn phình hai cái mang to như bàn tay người, rồi đớp lấy tay gã thợ săn. Nhanh như cắt, tay trái ông Nam bám chặt vào mỏm đá, tay phải theo phản xạ buông khỏi phiến đá để tránh sự tấn công của con rắn. “Rồi tôi bị trượt tay, té ngã xuống quãng đất trống phía dưới ghềnh đá. Trong lúc va đập ngã xuống, tôi mơ hồ như có cái gì đó kéo tôi lại và tôi ngất đi”, lời ông Nam.
Tỉnh lại, ông thấy mình nằm trong khe đá, ông không hiểu sao mình lại mắc được vào đây, bởi chỉ chút nữa là ông đã ngã xuống vực thẳm. Gần đó, bầy khỉ đầu bạc vẫn ngồi gần chỗ ông nằm, chúng không hề hoảng sợ mà chỉ ngồi nhìn. Điều bất ngờ hơn là ông nhận ra con khỉ đầu bạc đã xin ông tha chết trong lần đi săn trước. Ông tin rằng, chính bầy khỉ đã cứu mạng ông trong phút nguy cấp đó.
Sau sự thoát chết thần kỳ ấy, ông Hoàng Văn Nam lẳng lặng trở về, rồi nhất quyết bỏ nghề mặc sự can ngăn của bạn bè, người thân. Ông cho rằng, “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, cái gì cũng có cái giá nhất định của nó. Ông khuyên con cháu không được theo nghề sát sinh, nhất định phải sống làm người lương thiện. Theo ông, không làm điều ác cũng như một sự trả ơn với núi rừng.
Theo báo Lao Động
CÁCH ĐUỔI KIẾN ĐÚNG PHÁP
Tôi tên Quỳnh, pháp danh là Diệu Tánh Phúc, hiện sống tại Vũng Tàu. Có một chuyện khá thú vị tôi đã trải nghiệm, muốn kể ra đây chia sẻ với các bạn.
Trước tôi có đọc trong sách Báo ứng hiện đời, cách đuổi côn trùng, chuột, gián ra khỏi nhà mà không phải giết chúng, vì sợ phạm phải sát sinh. Ban đầu thực tôi cũng không chắc lắm về cách này, nhưng, tại sao không thử nhỉ ???
Bên cạnh nhà tôi có miếng đất trống nên tôi mở cửa sổ cho thoáng nhà, tuy nhiên vì thế nên Kiến hay vào nhà bằng đường đó.
Cửa sổ lại gần bếp nên chắc kiến nghe mùi đồ ăn nên vào. Có nhiều loại kiến lắm, hay bò trên các thanh cửa sổ rải rác tôi vẫn để như thế chứ không đuổi chúng.
Tuy nhiên một hôm vào buổi trưa, sau khi đón 2 con từ trường về nhà thì tôi lao vào bếp nấu ăn cho 2 con và cũng để kịp trở lại Cty làm việc.
Trên đường đi xuống bếp thì một hình ảnh đập vào mắt tôi: góc tường nhà gần cửa sổ kiến tụ rất đông bán kính cỡ 20 cm.
Tôi liền ngồi xuống Niệm “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” liên tục và khai thị rằng :
“Quý vị Kiến ơi, nơi đây là nơi sinh hoạt của gia đình tôi, xin quý vị hãy ra ngoài kia mà sinh hoạt nếu quý vị sinh hoạt ở trong nhà tôi chúng tôi sẽ vô tình làm tổn hại đến tính mạng của quý vị, xin quý vị hãy ra ngoài kia sinh hoạt, xin quý vị hãy đi nhanh cho vì chồng tôi gần về tới rồi sẽ làm tổn hại đến quý vị đấy. Tôi xin hồi hướng công đức niệm Phật này đến cho tất cả các vị kiến ở đây, nguyện cầu cho các vị mãn báo thân Kiến sinh lên cõi người biết Phật Niệm Phật đều được sanh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, sớm mau thành Phật quảng độ chúng sinh. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT…”
Tôi cứ khai thị rồi hồi hướng rồi Niệm Phật như thế cỡ 15 phút.
Rồi tôi xuống bếp nấu ăn khoảng 30 phút. Trong thời gian nấu ăn tôi quên luôn bầy kiến, lúc tôi đi ngang qua chỗ bầy kiến lúc nãy tôi không thấy còn con nào, tôi hốt hoàng, vội vàng kêu to 2 con trai tôi hỏi rằng con quét bầy Kiến đi rồi hay con xịt kiến chết rồi? (thường ở nhà tôi chồng tôi luôn mua sẵn chai xịt kiến).
Hai con trai bảo: “Không, nãy giờ con xem ti vi chứ có làm gì đâu”
Tôi nhẹ cả người, nói với 2 con tôi rằng : “Con thấy không? Kiến biết nghe tiếng của người đấy. Tôi thầm mừng trong bụng thật là vi diệu.”
Xin nói thêm, thường thì tôi gặp bất kỳ con vật gì tôi đều làm như thế theo các bài giảng của Ngài Tịnh Không và theo lời kể của bà – mẹ Quang Tử, bà từng làm thế nhiều lần, gián và kiến nhà bà không còn.
Bẵng đi vài hôm, sau khi con đi học tôi mở nồi cơm điện xới cơm cho đều, định cắm điện, hâm miếng cơm nguội ăn đi thì thấy kiến vàng con xíu xiu đầy nồi cơm.
Tôi mở nồi cơm để vậy và bắt đầu Niệm Phật, khai thị và hồi hướng như trước, xong tôi làm việc khác, lúc ấy tôi đang mở nghe thần chú trên Youtube: “Om vajrasattva hum”.
Luay huay cỡ hơn 10 phút, tôi tới xem nồi cơm hết kiến chưa để còn ăn, không thì ăn món khác đi làm cho kịp giờ thì trong cơm không còn con nào.
Ngạc nhiên thật, trong nồi không còn con nào, tôi múc cơm ăn từng miếng nhỏ, sợ nhai phải kiến nhưng tuyệt nhiên không còn con nào thật.
Quả là không thể nghĩ bàn phải không ạ. Tôi chỉ muốn chia sẻ cho quý anh chị em biết câu chuyện của tôi để mọi người thêm một chút tín tâm. Những điều Phật Pháp dạy chúng ta, nhiều người cảm thấy hoang đường, khó tin, nhưng thực tế đã chứng minh như thế. Có thực hành rồi chúng ta sẽ thấy, những điều Phật Pháp dạy chẳng sai.
Cảm ơn quý anh chị em đồng tu đã dành thời gian đọc.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
(Câu chuyện của một người bạn Quang Tử)
https://www.facebook.com/profile.php?id=100008080300195&fref=mentions
ĐẠI SƯ ẤN QUANG DẠY TRỒNG CÂY KHÔNG BỊ SÂU, CHO TRÁI NHIỀU
Nhận được thư đầy đủ. Những chuyện ông hỏi kèm theo thư [cho thấy] quả thật là quý địa đã dần dần được gội ân Phật. Do người ở quý địa trồng quất để bán; nếu có thể dùng lòng chí thành trì chú Đại Bi vào nước sạch 108 lần, rồi dùng nước ấy để tưới lên cây quất, vừa đi vừa niệm chú vừa tưới, dẫu quất có sâu, quyết cũng chẳng đến nỗi quá đáng.
Nếu cực kỳ cung kính, chí thành, sâu sẽ không sanh nữa. Nếu chẳng biết trì chú Đại Bi thì niệm chú Chuẩn Đề, hoặc chú Vãng Sanh, hoặc Tâm Kinh đều được. Nếu hoàn toàn chẳng biết, chỉ chí thành niệm Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát một vạn tiếng (trước hết cúng sẵn một chén nước sạch, niệm xong bèn đem tới cây để rưới), lúc đem đi tưới thì vừa đi vừa niệm. Đến chỗ trồng cây thì vừa đi vừa niệm vừa tưới. Nếu chịu hằng ngày thường niệm hoặc niệm chung quanh vườn cây, cây ấy nhất định xum xuê, lắm trái. Người trong thế gian chẳng biết đạo, chỉ biết lợi. Nếu có thể y theo điều này, [quất] chẳng sanh sâu bọ, sai quả thì ai nấy đều chịu niệm. Nếu có sâu, khó thể chẳng bắt. Phải làm sao cho sâu đừng sanh sản thì mới là cách giải quyết căn bản; chứ sâu bọ đã sanh sôi mà chẳng bắt, chắc chắn sẽ không thể làm được!
Thư trả lời cư sĩ Trác Trí Lập (Thư thứ tư)