Vào triều Thanh, huyện Thái Thương, tỉnh Giang Tô có người tên Tiền Quân Cầu, vào năm cuối niên hiệu Thuận Trị [1661] gặp người kia bán một con ba ba, kêu giá 50 quan tiền. Quân Cầu liền trả 25 quan, định mua để thả ra. Lúc ấy có người tên Trương Bá Trọng vừa đi đến, trả giá cao hơn 5 quan, mua về để giết thịt nấu ăn. Khi nấu thịt ba ba còn chưa chín, Trương Bá Trọng bỗng nhiên thấy lạnh cóng cả người, miệng nói mê sảng rằng: “Đã có người mua tôi để thả ra, sao ông lại cố tranh mà giết tôi?” Lại gấp rút đòi mạng. Người nhà của Bá Trọng hết sức khẩn cầu tha mạng, cho mời ngay Tiền Quân Cầu đến. Quân Cầu đến nơi liền thay mặt gia đình xin tha mạng cho Bá Trọng. Khi ấy Bá Trọng mới dần tỉnh lại.
Qua việc này, Bá Trọng liền thề từ nay không ăn thịt cá nữa. Nhưng chẳng bao lâu sau, Bá Trọng gặp một người bán cá nóc lại mua về ăn. Vừa ăn xong lập tức phát bệnh, qua một ngày thì chết.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
MƯỜI ĐIỀU TRỌNG YẾU CỦA SỰ TU HÀNH
Pháp Sư Tịnh Không
1. Hiếu Dưỡng Cha Mẹ
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
Cha mẹ là ruộng phước lớn nhất đời này của chúng ta. Công đức hiếu dưỡng cha mẹ và công đức cúng dường Đức Phật như nhau, không hiếu dưỡng cha mẹ thì bị coi là sai lầm lớn nhất của đời người. Người bất hiếu một chút tư cách cũng không có nói gì đến học Phật.
Ngoài ra, chúng ta còn khuyên cha mẹ có Tín, Nguyện, niệm Phật, cầu sinh về Tây phương mãi mãi thoát khỏi nỗi khổ sinh tử luân hồi, mới là hiếu đạo cứu cánh viên mãn.
——
2. Làm Tròn Bổn Phận
Làm người ở thế gian, ai cũng có bổn phận và trách nhiệm của mình. Người học Phật trên cương vị công việc của mình phải nỗ lực tinh tấn làm gương mẫu cho gia đình, xã hội và quốc gia. Hiếu thuận với cha mẹ, giáo dục con cái, yêu thương gia đình, làm lợi ích cho xã hội, báo đáp tổ quốc mới đúng là người học Phật. Tự mình trốn tránh trách nhiệm, không làm tròn bổn phận, học Phật mà nói khoác lác đều là dối mình lừa người thì không thể thành tựu được.
——
3. Tin Sâu Nhân Quả
Cốt lõi của toàn bộ Phật pháp, chính là hai chữ “nhân quả”. Chúng ta trồng nhân thiện được quả thiện, trồng nhân ác nhất định chịu quả ác, báo ứng nhân quả không sai tí nào, không phải là không có báo ứng mà chỉ vì thời gian chưa đến. Người học Phật phải tin sâu nhân quả, lấy giới làm thầy, mỗi ngày tự kiểm điểm, luôn luôn sửa đổi. Ngoài ra, người niệm Phật tin sâu trồng nhân thiện niệm Phật, chắc chắn được quả thiện thành Phật. Đây là nhân quả rất thâm diệu.
——
4. Không Sát Sinh, Ăn Chay
Người học Phật không làm các việc ác, nỗ lực đoạn trừ tất cả hành vi tội ác. Trong tất cả tội ác, tội ác nặng nhất là sát sinh, ăn thịt. Bởi vì, mạng của chúng sinh rất quý báu, không nên vì thân mạng mình mà giết, ăn thịt nó thì nó vô cùng căm hận, kết oán thù sâu nặng, đời sau nó sẽ giết lại chúng ta báo thù đòi nợ, máu trả nợ máu, quả ác rất là thảm khốc. Vì thế, chúng ta không làm các việc ác, không sát sinh, ăn chay là việc cần gấp.
——
5. Phóng Sinh Cứu Mạng
Người học Phật phải làm các điều thiện, bất cứ việc thiện nào, chỉ cần có cơ hội thì ra sức làm. Trong tất cả việc thiện, phóng sinh là đứng đầu. Bởi vì, phóng sinh là hành vi cứu mạng cấp bách, công đức rất lớn, chẳng phải việc thiện nhỏ có thể so sánh được. Thân mạng chúng sinh rất quý, chúng ta thả nó, cứu nó thì nó vô cùng cảm kích, kết thiện duyên tốt với nó thì đời sau chúng ta được quả báo thiện, phước đức không thể nghĩ bàn. Cho nên, trong các điều thiện lấy phóng sinh cứu mạng làm đầu.
——
6. Chí Tâm Thành Kính
Chí tâm thành kính là nền tảng thành tựu bất cứ sự nghiệp nào trong thiên hạ. Đại sư Ấn Quang chỉ dạy chúng ta phải dốc hết tâm lực, lấy hai chữ thành kính làm điểm quan trọng. Chúng ta có một phần thành kính thì có một phần công đức, có mười phần thành kính thì có mười phần công đức. Đây là bí quyết tuyệt vời học Phật thành công, mọi người tuyệt đối phải ghi nhớ kỹ trong lòng.
——
7. Phát Tâm Bồ Đề
Công đức nhiều hay ít của người học Phật theo tỉ lệ thuận với tâm lượng của mình, tâm lượng rộng lớn thì công đức được nhiều. Vì thế, người học Phật phải có tâm lượng rộng lớn, làm bất kỳ việc gì tuyệt đối không nên vì tự tư tự lợi, nhất định phải phát xuất từ tâm chân thành, chân thật vì lợi ích cho tất cả chúng sinh. Chúng ta trên cầu Phật đạo, phát tâm thành Phật; sau đó, có năng lực độ khắp chúng sinh. Chúng ta dưới thì hóa độ chúng sinh bằng cách phát tâm hễ gặp cơ duyên thì nhất định phải đem điều tinh yếu của Phật pháp truyền bá cho đại chúng. Ngoài ra, tâm phải chí thành niệm Phật cầu sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc; đó là chân chính phát tâm Bồ đề.
——
8. Lạy Phật Sám Hối
Chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay tạo nhiều tội nghiệp, nếu có hình tướng thì khắp hư không cũng chẳng dung chứa hết; bởi vì, chúng ta là phàm phu xấu ác nghiệp chướng sâu nặng. Do đó, người học Phật phải phát tâm hổ thẹn và chí thành sám hối, siêng năng lạy Phật. Bởi vì lạy Phật một lạy chí thành thì tội diệt như số cát sông Hằng, lạy Phật sám hối là bày tỏ tâm chí thành cung kính của chúng ta. Phương pháp tốt nhất là hổ thẹn tự xét lỗi mình.
——
9. Tín, Nguyện Và Niệm Phật
Pháp môn Tịnh độ là nương tựa Phật lực cứu giúp. Tín là tin thế giới Tây phương Cực Lạc có Phật A Di Đà. Nguyện là mong muốn mình mau sinh về thế giới Cực Lạc kia, chán lìa thế giới Ta bà này. Hạnh là phải chí thành niệm, giữ một câu thánh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật (hay A Di Đà Phật). Chỉ cần đầy đủ ba tư lương Tín, Nguyện, Hạnh thì sẽ nương theo đại thệ nguyện lực của Phật A Di Đà cứu giúp, ra khỏi sinh tử, vĩnh viễn đoạn trừ luân hồi. Đây là pháp môn vô cùng thâm diệu và tiện lợi nhất trong tất cả pháp môn mà Đức Phật đã dạy.
Nói theo lý, một câu A Di Đà Phật là nhờ Phật lực cứu vớt, chắc chắn bảo đảm vãng sanh về Tây phương. Nhưng vì sao ngày nay người niệm Phật nhiều mà người được vãng sanh lại ít? Đây là vấn đề rất quan trọng và nghiêm túc, ngày nay người niệm Phật nhưng không được vãng sanh quan trọng là do “thiếu Tín, Nguyện lại sợ chết, căn bản là không muốn vãng sanh”. Ngày nay, người niệm Phật chỉ cầu sống lâu, cầu mạnh khỏe bình an, cầu giàu sang, công việc thuận lợi, cầu tất cả lợi ích ở thế gian; nhưng không cầu vãng sanh về Tây phương.
Một chữ Chết thì có thể kiểm nghiệm người niệm Phật có đầy đủ Tín, Nguyện hay không? Hãy tự hỏi lòng mình, chúng ta có sợ chết không? Nếu như chết ngay lập tức thì Phật A Di Đà liền đón chúng ta vãng sanh về Tây phương, chúng ta có bằng lòng không? Một người niệm Phật thật sự là người chán lìa cõi Ta bà này, thích cầu về cõi Cực Lạc thì nhất định cho sự chết là như trở về. Bất cứ lúc nào, họ cũng mong sớm theo Phật A Di Đà về thế giới Tây phương Cực Lạc thì tuyệt đối không sợ chết, luôn mong muốn vãng sanh liền. Còn người niệm Phật giả tạo trong ngoài khác nhau, Tín, Nguyện không thật là người tham sống sợ chết, không muốn chết, không muốn vãng sanh, cầu sống lâu, có rất nhiều lý do ràng buộc. Chúng ta nên biết tâm người nào sợ chết, không muốn chết, không muốn cầu vãng sanh thì trái với tâm Phật A Di Đà, không đủ ba tư lương Tín, Nguyện, Hạnh thì làm sao họ thành tựu vãng sanh về Tây phương được?
Ngày nay, một nghìn người niệm Phật thì có chín trăm chín mươi chín người niệm Phật giả. Nếu người niệm Phật thật sự thì một chữ Chết thường ở trong tâm, tự mình luôn kiểm nghiệm, chỉ cần người niệm Phật không sợ chết, thích chết, bất cứ lúc nào cũng đón cái chết, luôn mong cầu sớm được vãng sanh về Cực Lạc; đây là người niệm Phật thật sự “chán lìa Ta bà, thích cầu Cực Lạc”. Như thế, một nghìn người niệm Phật, nghìn người vãng sanh; vạn người niệm Phật vạn người vãng sanh, không một người nào mà không sinh về Tây phương.
——
10. Nỗ Lực Thực Hành
Phật pháp quan trọng nhất là thực hành. Có bà cụ một chữ cũng không biết, hoàn toàn không hiểu kinh dạy, chỉ biết ăn chay, lạy Phật, chí thành niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật mà được vãng sanh. Bà học Phật thành tựu vãng sanh, hơn hẳn những nhà thông thái biện tài vô ngại, tinh thông tam tạng, quan trọng là có nỗ lực thực hành hay không. Người có tài năng, hiểu biết mà không thực hành, giống như điểm binh trên giấy, nói tên món ăn, đếm của báu cho người, đều là vô ích.
Nói tóm lại, chúng ta học Phật chỉ cầu chuyên nhất, sợ nhất là xen tạp; chỉ cần nắm chắc những điểm quan trọng rồi nỗ lực thực hành thì nhất định đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp.
Trích: Cửa Vào Tịnh Tông của HT. Tịnh Không
Việt dịch: TN. Viên Thăng (Tu Viện Huệ Quang)
Nam mô a di đà phật.
Tôi ăn thịt thì bụng dạ cứ trương lên.Khó chịu vô cùng ,húp bát cháo trắng thì ngọt thiu thỉu nhưng mời chẳng ai thèm ăn. Thôi thì ăn cũng là khổ vậy, có vị nào còn nhớ 5 phép quán mỗi khi ăn xin bảo con giùm với.?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyên,
Năm pháp quán mà bạn nói thông thường tại các đạo tràng, trước khi dùng ngọ trai, đặc biệt trong các khoá tu, vị Trụ trì thường khai thị (nhắc nhở) các Phật tử về Tam Đề và Ngũ Quán:
Tam Đề là ăn ba muỗng cơm lạt đầu tiên, muỗng thứ nhất:
1. Thầm đọc, nguyện chấm dứt tất cả những điều ác (Nguyện đoạn nhứt thiết ác);
2. muỗng thứ hai: nguyện làm tất cả những việc lành (nguyện tu nhứt thiết thiện);
3. muỗng thứ ba: nguyện giúp đỡ tất cả chúng sanh (Nguyện độ nhứt thiết chúng sanh).
Ý nghĩa Tam Đề này là nói rõ mục đích tối hậu của hành giả tự độ mình là dứt ác, làm lành, đạt đến giải thoát và thực thi hạnh độ tha là giúp đỡ người khác rõ biết đường đi lối về của nhân quả nghiệp báo, ra khỏi tà kiến để chấm dứt đau khổ trong đời sống để rồi cuối cùng cũng đạt đến giác ngộ giải thoát như bản thân mình.
Tiếp đến bắt đầu ăn cơm phải tưởng Ngũ Quán:
Thứ nhứt: Con xin biết ơn người đã phát tâm cúng dường, sửa soạn những thức ăn này;
Thứ hai: Con nguyện nổ lực tu học, trau dồi giới hạnh để xứng đáng thọ dụng những thức ăn này;
Thứ ba: Trong khi ăn, con nguyện từ bỏ lòng tham dục, tham ăn;
Thứ tư: Con quán chiếu những thức ăn này như những vị thuốc, để cho thân thể con khỏi bệnh tật;
Thứ năm: Con nuôi dưỡng chánh niệm, chỉ vì để thành tựu đạo nghiệp giải thoát giác ngộ mà con xin thọ dụng những thức ăn này. (Nhất kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ. Nhị thổn kỷ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng. Tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông. Tứ chánh sự lương dược, vị liệu hình khô. Ngũ vi thành đạo nghiệp, ưng thọ thử thực).
Trong suốt thời gian dùng cơm, hành giả luôn luôn giữ chánh niệm với 5 phép quán trên. Thiền ngữ của chư Tổ đã từng cảnh báo chư hành giả về sự quan trọng của phép ăn cơm rằng:
“Ngũ quán nhược minh kim dị quá,
Tam tâm dị liễu thủy nan tiêu”,
Có nghĩa là “nếu phép ngũ quán được liễu thông thì dù có ăn vàng đi chăng nữa thì vàng đó cũng được tiêu hóa, ngược lại nếu ba tâm kia không hiểu rõ dù có uống nước, nước kia cũng không thể tiêu được. (Trích Cúng Quá Đường của Thầy Thích Nguyên Tạng)
Phật tử tại gia, khi ăn vì gia duyên nên người tu, người chẳng tu, do vậy khi ăn chúng ta chỉ cần thầm quán tưởng Tam Đề, Ngũ Quán là được chứ không nên viện dẫn những ý này cho người không tu đạo mà sanh phiền não.
TN
Chú THIỆN NHÂN thật là khéo nhiếp thọ chúng sanh cúng dường. Thật là may mắn khi biết chú.Cháu cám ơn chú.
Hết bệnh ung thư nhờ phóng sanh
TIẾNG GỌI MẸ CỦA CÚN CON:
“Cảm ơn họ…đã cho mẹ được sống
Tới một ngày…con tự biết ăn cơm
Mẹ xin lỗi…mẹ hoàn toàn bất lực
Để con lại…chống chọi với cô đơn…”
……..
“Mẹ ơi mẹ…sao cơ thể không ấm?
Sao con gọi…mẹ lại chẳng đáp lời
Mẹ dậy đi…con hứa sẽ thay đổi
Ngoan ăn chậm…không để vãi cơm rơi…
Nhà ông chủ…hôm nay đang nấu cỗ
Mẹ dậy đi…mình còn phải trông nhà
Nghe ông bảo…sắp làm món rựa mận
Dậy trông chừng…kẻo chuột bọ nó tha…”
-trích : bài viết NGỪNG ĂN THỊT CHÓ –
Xót xa thay, xin quý vị rủ lòng thương, ngừng ăn thịt động vật, biết đâu ngoài kia chúng còn cả một đàn con đang kêu gào, bị đói rét, nguy hiểm,… mà không có cha mẹ che chở.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát
10 Lợi ích không ngờ khi phóng sanh
GIEO DUYÊN PHÓNG SANH 3000 CHÚ RÙA BABA VỀ SÔNG NƯỚC.
Dạ. Nam mô A Di Đà Phật!!!
Cách đây nhiều tháng. Con phát tâm phóng sanh rùa baba về sông nước về biển. Con nhận được nhiều sự ủng hộ hùn phước từ khắp nơi. Trải đến đây tính từ sau tết nguyên đán 2020 số lượng rùa baba được thả từ Nam ra Bắc, từ trong nước ra ngoài nước lên đến 5634 chú.
Cũng lần phóng sanh rùa baba cách đây nhiều tháng. Thần rùa về báo mộng tạ ơn con phát nguyện phóng sanh con cháu của vị ấy. Ơn đức không quên. Nguyện đời đời dạy bảo con cháu trả ơn. Thần rùa có thân vàng ánh phát ra ánh sáng đẹp lắm qúy vị. Giọng ấm với khuôn mặt hoan hỷ. Khi đó con đáp: “Đây tất cả là công đức của chư vị phật tử hùn phước phóng sanh cùng con. Chứ con chẳng có làm được gì cả”.
Đêm hôm cũng vị ấy về báo mộng cho hay: “Những chú rùa baba được con phát tâm thả một số chú đã bị đánh bắt lại đưa đi các nước tiêu thụ”. Thần rùa cho con thấy các chú rùa con bị dính mắc vào lưới tìm đường thoát thân nhưng không được. Nay vị ấy đến “cầu xin con phát nguyện cứu con cháu của họ ơn này không quên”. Khi đó con bảo. Việc phóng sanh các con thả về sông biển không tránh bị bắt lại đem đi tiêu thụ. Đây là nghiệp của chúng sanh chiêu cảm”. Khi đó rùa thần hỏi con có cách gì để cứu nguy. Khi đó con bảo: ” chỉ có một cách: sau khi mua các vị ấy về quy y Tam bảo. Cùng các vị ấy phát bồ đề tâm. Cùng thọ pháp niệm Phật cho các vị ấy nghe. Sau đó dùng nước sơn khắc lên mai 3 chữ Chùa Phóng Sanh. Nếu gặp người có tâm. Lỡ bắt được gặp 3 chữ Chùa Phóng Sanh sẽ biết đây là rùa baba do Chùa phóng sanh sẽ không dám bắt bán các nơi tiêu thụ.
Sau khi nghe con nói xong. Thần rùa sanh tâm hoan hỷ cười lớn. Gật đầu 3 cái tạ ơn. Rồi ẩn thân biến mất.
Phật tử ơi. Ngày mai là ngày cuối của 7 ngày phóng sanh rồi Chư vị ạ.
Cuối tháng này con sẽ phóng sanh rùa baba 3000 con. Các vị phật tử dành tiền phóng sanh rùa baba ạ. Công đức vô lượng ạ.
Bùi Thị Kim Khuê, số tài khoản: 101.869.633.143, Ngân hàng TMCP Huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai. ( Viettinbank Long Thành ).
Trước khi chuyển tịnh tài hùn phước xin chư vị Phật tử đối trước Hư không hoặc đối trước bàn thờ Phật, Bồ Tát mà khấn nguyện như vầy: Nay con đối trước 10 phương chư Phật chứng minh cho con cùng cô Hạnh Hoa gieo duyên lành nơi đại chúng Phóng sanh 3000 chú rùa baba thả về sông biển khiến con và chúng sanh tiêu tan nghiệp sát. Tâm từ bi rộng mở, không còn trầm luân nơi lục đạo vì nghiệp sát, nguyện công đức này có được xin hồi hướng đến cho cửu huyền thất tổ ông bà cha mẹ anh chị em ruột hoặc chồng hoặc vợ hoặc con hoặc cháu của con từ vô lượng kiếp về trước đến nay chưa được vãng sanh về Cực lạc cùng tất cả chúng sanh các loài không cùng không tận ở khắp 10 phương chư Phật đồng được chư Phật thọ ký quả Chánh đẳng Bồ Đề, sau khi bỏ thân này đồng sanh Cực lạc. Nguyện công đức này sanh ra những công đức khác thì con cũng xin quy hướng về Quả vị Chánh Đẳng Bồ Đề”.
Lời phát nguyện trước lúc phóng sanh:
1. Sám hối tội lỗi:
Từ vô lượng kiếp về trước cho đến nay con đã vì tham sân si buộc chặt, khi chưa biết Phật, khi chưa biết Pháp, khi chưa biết Tăng con đã gây ra vô lượng vô biên tội lỗi, khiến cho con và chúng sanh vì con mà vẫn còn trôi lăn trong lục đạo luân hồi, chưa có ngày ra khỏi. Nay nhờ biết Phật pháp, thiện duyên thành thục sanh tâm sám hối tội lỗi, nguyện những tội mà con và chúng sanh mười phương đã gây ra cùng tột hư không từ quá khứ đến nay đều tiêu tan, con nguyện không dám tái phạm, nguyện cho những hạnh lành của con và chúng sanh thì ngày càng tăng trưởng.
Nguyện công đức sám hối này có được xin hồi hướng đến cho chúng sanh mười phương không hành mười nghiệp ác, xa năm tội nghịch cho đến các tội khác cũng chẳng làm, phước lành thì mau tăng trưởng, sau khi bỏ báo thân này sanh về Cực Lạc, được gặp Phật nghe Pháp, được chư Phật mười phương thọ ký quả Chánh đẳng Chánh giác, cho đến ngày thành Phật không sanh vào những nơi ác nạn. Nếu sanh vào đường sanh tử thì cũng là bậc Bồ tát hóa thân. Nguyện thiện căn này sanh ra những công đức khác thì con cũng xin hướng về quả vị Chánh đẳng Chánh giác.
2. Tùy hỷ công đức:
Hôm nay, con sanh tâm tùy hỷ và tán thán công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật, chư vị Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng, chư chúng sanh trong mười phương cõi Phật, từ quá khứ đến vị lai mà các Ngài đã tu tập đạo Bồ đề từ khi mới sơ phát tâm cho đến khi thành Chánh đẳng Chánh giác và nhập Niết bàn lưu lại xá lợi, có bao nhiêu công đức, con cũng xin tùy hỷ tán thán công đức của các Ngài. Nguyện cho con sẽ làm được những hạnh nguyện khó làm như các Ngài vậy.
3. Phụng thỉnh:
Nay con phóng sanh quy y tam bảo thay cho chúng sanh niệm Phật, Bồ tát, trì Chú con xin mời tất cả chúng sanh các loài trên đến tầng trời Phi phi tưởng xuống đến các cõi địa ngục trong mười phương cõi Phật, xin hãy vân tập về đây cùng con gieo căn lành này để chúng ta sanh bất cứ nơi đâu cũng đều liên hoa hóa sanh, chung hàng Bồ tát gặp Phật nghe Pháp, cho đến ngày thành Phật không đọa lại tam đồ ác đạo.
4. Xin chư Phật gia hộ:
Nay vì lợi ích chúng sanh các loài trong mười phương cõi Phật, con tha thiết cầu xin chư Phật gia hộ cho lời phụng thỉnh của con được thành thục. Ví dầu vì nghiệp nhân xấu ác mà chúng sanh gây tạo không thể vân tập về đây cùng con gieo duyên phước lành này thì xin chư Phật mười phương gia hộ giúp cho chúng sanh mười phương đồng thấy việc con làm sanh tâm sám hối tội lỗi, hoan hỷ việc con làm. Khi sanh ra bất cứ nơi đâu cũng đều gặp Phật nghe Pháp, các pháp lành luôn luôn thành tựu.
5. Hồi hướng:
Nay việc lành này con và chúng sanh vừa vun trồng nếu có công đức dù chỉ bằng một hạt cải, con cũng xin nguyện hồi hướng đến cho tất cả chúng sanh cùng tột hư không pháp giới ở mười phương cõi Phật đồng được viên mãn các hạnh lành; Nghiệp xấu ác từ vô thỉ kiếp đến nay được tiêu tan, sau khi bỏ báo thân này sanh ra bất cứ nơi đâu cũng đều liên hoa hóa sanh, chung hàng Bồ tát gặp Phật nghe Pháp, cho đến ngày thành Phật không đọa lại tam đồ ác đạo. Nguyện công đức này được sanh ra những công đức khác thì con cũng xin quy hướng về quả vị Chánh đẳng Chánh giác.
Những vị phật tử sau khi mua và nhận rùa baba về phóng sanh sau phát nguyện như trên xong thì khi quy y Tam bảo phát bồ đề tâm bố thí pháp. Sau đó các vị nhớ ghi 3 chữ Chùa Phóng Sanh lên mai rùa baba giúp con ạ.
Xin tuỳ hỷ công đức các vị ạ.
Nguồn: facebook Trang Nghiêm Tịnh Độ
Quán Thế Âm bồ tát trong vỏ sò