Xưa có vị thiền sư nghiên cứu học hỏi về lẽ thiền, công phu tu tập có nhiều tiến bộ, muốn cầu được hòa thượng ân sư truyền pháp. Hòa thượng không đồng ý, khiến ông cũng có chút oán trách.
Sau khi hòa thượng viên tịch, trải qua đến 20 năm sau, vị tăng ấy một hôm tình cờ trong lúc đi dọc theo bờ sông, bỗng nhìn thấy từ xa ở phía bờ bên kia có một người con gái đang rửa chân, trong lòng hốt nhiên khởi lên tà niệm, thấy đôi chân người con gái kia có làn da trắng đẹp quá! Ngay lúc ấy bỗng thấy hòa thượng ân sư hiện ra bên cạnh, nghiêm khắc gặn hỏi: “Tâm niệm vừa rồi của ông có thể nhận truyền y bát tổ sư được chăng?” Vị tăng hết sức hổ thẹn, quỳ lạy cầu xin sám hối.
- Lời bàn:
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Tin Sâu Nhân Quả
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Trí huệ nhất định phải đạt tới minh tâm kiến tánh. Muốn đạt tới minh tâm kiến tánh, quý vị phải buông tướng ngôn thuyết, tướng danh tự, tướng tâm duyên xuống. Chưa làm được thì cứ tiến hành dần dần. Chưa đạt được, quý vị cứ học mỗi ngày như vậy, học lâu ngày sẽ đạt được. Vì thế, trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật pháp, đọc tụng là một pháp môn, mỗi ngày ta niệm kinh, niệm kinh là gì? Niệm kinh là tu Giới, Định, Huệ. Nương theo phương pháp ấy của Mã Minh Bồ Tát chính là tu Giới, Định, Huệ. Ta đọc bộ kinh này mất một giờ là mỗi ngày ta tu Giới, Định, Huệ một giờ, hoàn thành Giới, Định, Huệ một lần. Nương theo quy củ này để niệm, đó là trì giới. Y theo quy củ này là lìa tướng văn tự, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên, thật thà dùng cái tâm thanh tịnh để niệm kinh từ đầu đến cuối một lần, đấy là trì giới. Khi niệm quý vị cũng chẳng chấp trước, buông tướng văn tự xuống, danh từ thuật ngữ cũng buông xuống, cũng chẳng bận tâm nghĩ tới ý nghĩa trong kinh, đấy là Định. Quý vị thấy đó, quý vị đang tu Giới và tu Định. Niệm tới khi đủ biến số (số lần cần phải niệm), khi nào thì đủ? Đủ là gì? Duyên phận của mỗi cá nhân khác nhau, tiêu chuẩn của mỗi cá nhân khác nhau. Thật sự ra, tiêu chuẩn chính là tâm thanh tịnh hiện tiền. Tâm thanh tịnh hiện tiền, tâm thanh tịnh khởi tác dụng là trí huệ, đó là tiểu ngộ, chẳng phải là đại ngộ, mà là tiểu ngộ, nhưng so với phàm nhân bất giác vẫn cao minh hơn. Từ tiểu ngộ, vẫn dùng phương pháp này, lại trải qua bao nhiêu năm đó, sẽ đại ngộ, vì sao? Tâm bình đẳng hiện tiền. Lại qua bao nhiêu lâu sau nữa, sẽ đại triệt đại ngộ, quý vị sẽ trở thành Pháp Thân Bồ Tát, thành Phật, đó là gì? Giác rồi! Giác ấy là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, là thanh tịnh, bình đẳng, giác. Giác ấy là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vì sao? Nó là ba địa vị: Tâm thanh tịnh đắc Chánh Giác, tâm bình đẳng đắc Chánh Đẳng Chánh Giác, do vậy, địa vị cuối cùng là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Từ chỗ này, chư vị có thể thấu hiểu, có thể khẳng định, có thể tin sâu chẳng nghi ngờ: Do một bộ kinh này, phàm phu có thể thành tựu Phật quả viên mãn, quý vị nói pháp môn này có thù thắng lắm hay không?
Như vậy thì quý vị có biết niệm kinh này hay không? Biết niệm thì chúng ta từ địa vị phàm phu sẽ niệm tới Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, quý vị có hiểu hay không! Nếu vừa niệm vừa khởi vọng tưởng, xong luôn! Một mặt vẫn nghĩ ta thuộc cảnh giới gì? Ta nên nâng cao như thế nào? Xong rồi! Mã Minh Bồ Tát dạy chúng ta nguyên tắc ấy (lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng tâm duyên) là chân lý, vĩnh hằng không thay đổi. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, môn nào cũng đều phải tuân thủ nguyên tắc này. Quý vị không tuân thủ nguyên tắc này, sẽ phạm lỗi, lỗi lầm do chính quý vị, không thể trách móc người khác. Vì thế, biết thân và cõi chẳng hai, đều thuộc cưỡng danh. Tịch và Chiếu đồng thời, chẳng phải là cảnh giới suy lường. Đừng nên suy nghĩ loạn xạ, hễ suy nghĩ loạn xạ là trật rồi. Có thời gian để suy nghĩ loạn xạ, sao không niệm A Di Đà Phật? Suy nghĩ loạn xạ cũng chẳng dễ gì trừ được; vì thế, Tịnh Tông có diệu pháp, dùng một câu danh hiệu A Di Đà Phật để thay thế suy nghĩ loạn xạ, tốt đẹp hơn! Suy nghĩ loạn xạ, nếu chẳng đọa vô minh, sẽ đọa trạo cử (lao chao, tức suy nghĩ loạn xạ), luôn tạo nghiệp luân hồi, lục đạo luân hồi. Trong lục đạo chẳng tìm được một câu A Di Đà Phật này, bất cứ đường nào trong lục đạo cũng chẳng tìm được A Di Đà Phật, A Di Đà Phật ở Tây Phương Cực Lạc thế giới, chỉ cần tương ứng với nơi ấy, sẽ chẳng tương ứng với lục đạo và mười pháp giới, quý vị nhớ kỹ câu này là được rồi. “Trạo cử” là suy nghĩ loạn xạ, “hôn trầm” là muốn ngủ gà ngủ gật, tinh thần không dấy lên nổi; hôn trầm là vô minh. Hai thứ phiền não ấy hiện tiền, quý vị hãy khéo niệm Phật, thật thà niệm Phật. Dùng phương pháp Niệm Phật để thay thế phiền não.
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Lão pháp sư Tịnh Không
Nam Mô A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Tịnh Độ xin gởi lời chúc mừng năm mới đến ban biên tập duongvecoitinh, và tất cả liên hữu sư huynh Thiện Nhân, Trung Đạo, Phước Huệ…
Chúc mừng năm mới an lạc và vui vẻ …
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật!
HVCL xin chào tất cả mọi người!
Bây giờ là 0:40 ngày 1-1-2018 AL.
Sau khi thắp hương cúng Phật,nghinh Giao Thừa , Alô cho Bố Mẹ chúc mừng năm mới, thì ĐVCT là nơi HVCL nhớ nhất!
Dù các Thầy có nhắc nhở phải giữ cho cái tâm trung đạo,ko nên trụ vào chỗ nào, thì HVCL vẫn phải nói ra điều đó. Dù sao HVCL cũng đang học,nên kiến thức”bập bõm”,nên sẽ không ai ” nhắc” đâu mà đúng không! 🙂
Nhân dịp năm mới, HVCL xin gửi lời chúc mừng đến BQT ĐVCT, Đặc biệt là Thầy Thiện Nhân, CS Phước Huệ, tất cả các vị CS, các vị Thiện tri thức, các liên hữu một năm mới đại an lạc,đại tinh tấn,đại thiền định,đạo tâm kiên cố chẳng bao giờ thối chuyển,vững bước tiến thẳng về Tây Phương Cực Lạc!
HVCL rất mong nhận được sự chỉ bảo của các Thầy ạ!
Nam mô A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
*TN xin tri ân tất cả tấm lòng mà các đạo hữu, liên hữu, bạn hữu đã dành cho TN nói riêng về ĐVCT nói chung. Nhân dịp năm mới TN nguyện chúc tất thảy chúng ta một năm thật nhiều tinh tấn, tín-nguyện-hạnh ngày một thâm sâu, năng từ, năng bi, năng hỉ, năng thí, năng xả và mọi thời khắc luôn thường niệm Phật để tiêu trừ mọi phiền não.
TN nguyện mong ĐVCT sẽ mãi mãi là căn nhà trang nghiêm, thanh tịnh để ai ai cũng có thể nương về, cùng học hỏi, chia sẻ để cùng dìu dắt nhau trên mọi hành trình giác ngộ và giải thoát.
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát
TN
CÀNG BẬN LÒNG VÌ NHỮNG CHUYỆN TÌNH CẢM XÃ GIAO THÌ CÀNG LỠ LÀNG VIỆC VÃNG SANH CỦA CHÍNH MÌNH
Hiện thời, đại đa số những người niệm Phật công phu chẳng thể kết thành phiến đều là do xen tạp quá nhiều, mà nhiều nhất chính là những chuyện tình cảm xã giao hằng ngày trong xã hội. Phải biết rằng, càng bận lòng vì những chuyện tình cảm xã giao này thì càng lỡ làng việc vãng sanh của chính mình, khiến cho 1 đời tu học xem như luống qua, thật là đáng tiếc biết bao. Cho nên, chúng ta cần phải bỏ sạch những chuyện tình cảm xã giao này đi. Rất có thể sau khi ta làm vậy sẽ mích lòng với rất nhiều người, điều này không sao cả, sau khi ta đã vãng sanh thành Phật rồi thì sẽ quay trở lại để độ cho họ.
Nếu chúng ta chẳng muốn mất lòng người khác, đối với vài người vẫn còn cả nể, thì khó tránh khỏi việc họ đọa vào tam đồ, ta cũng đi theo họ mà vào tam đồ chịu khổ. Giống như cứu kẻ chết đuối mà chính mình lại chẳng có bản lãnh, vậy làm sao tránh khỏi không chết theo họ chứ? Cho nên, điều này quyết chẳng thể được, những kiểu tình cảm xã giao này có thể hại chết người niệm Phật bất cứ lúc nào, người sáng suốt nhất định sẽ tránh xa khỏi những phiền lụy này.
Nếu mọi người đã thật sự hiểu rõ được đạo lý này rồi, thì từ nay trở đi không nên tiếp tục nói chuyện tình cảm xã giao nữa, cũng không nên đi thăm viếng các danh lam cổ tự mà làm gì nữa. Tận dụng từng giây từng phút của chính mình mà nhất tâm nhất ý chuyên niệm A Di Đà Phật, được vậy thì trong đời này làm sao chẳng thể thành tựu được chứ?
Tịnh Không Ân Sư
Đừng Lãng Phí Thời Gian Một Cách Luống Uổng
TRONG MỘT NĂM NGÀY XUÂN NGÀY TẾT LÀ NHỮNG NGÀY LỄ VUI MỪNG LỚN NHẤT, LÀ NHỮNG NGÀY VÔ CÙNG HOAN HỈ NHẤT. NHƯNG NẾU CHÚNG TA TỈ MỈ MÀ SUY NGHĨ, NĂM NAY ĐÃ TRÔI QUA, LẠI GIÀ THÊM MỘT TUỔI. THEO NHÀ PHẬT MÀ NÓI, PHẬT NÓI LỜI CHÂN THẬT: “CON NGƯỜI TỪ KHI BẮT ĐẦU RA ĐỜI NGÀY HÔM ĐÓ, ĐÍCH THẬT LÀ DÕNG MÃNH TINH TẤN, TỪNG PHÚT TỪNG GIÂY HỌ CŨNG KHÔNG LÃNG PHÍ.”
– HỌ HƯỚNG VỀ ĐÂU MÀ ĐI? HỌ HƯỚNG VỀ PHẦN MỘ MÀ ĐI !
– Một ngày so với một ngày gần đến, TUYỆT ĐỐI KHÔNG DỪNG LẠI MỘT GIÂY! DŨNG MÃNH, TINH TẤN CHỈ CÓ VIỆC NÀY LÀ THẬT, KHÔNG PHẢI LÀ GIẢ. Hay nói một cách khác, chúng ta từng năm từng năm đến gần phần mộ.
– Cho nên, người có trí tuệ tâm cảnh giác của họ rất cao. Một năm ba trăm sáu mươi ngày, trái đất quay quanh mặt trời một lần, trong thời gian một năm đó chúng ta có thành tựu gì không? ĐIỀU NÀY PHẢI HẾT LÒNG MÀ PHẢN TỈNH VÀ KIỂM ĐIỂM NHỮNG NGÀY THÁNG CHÚNG TA SỐNG ĐÓ CÓ LUỐNG QUA HAY KHÔNG? MỘT NGÀY NÀO ĐÓ, KHI VÔ THƯỜNG ĐẾN THẬT LÀ TRỞ TAY KHÔNG KỊP. Các bạn, có ai quan tâm đến việc này không? Việc này đại đa số chúng ta hoàn toàn sơ suất, không để ý đến sự việc quan trọng này. Cho nên năm xưa, khi Phật còn tại thế, Phật hỏi nhóm học trò: “Mạng người được bao lâu?”. Học trò cũng có người rất thông minh, trả lời cũng rất hay: “Mạng người chỉ trong giữa một hơi thở!“. Phật gật đầu nói: “Đúng, một hơi thở không hít vào nữa, thì phải đi luân hồi nữa rồi!“.
– Cho nên, chớ cảm thấy chúng ta hiện nay còn rất trẻ, tương lai thời gian còn rất dài. Ai bảo đảm cho các bạn vậy? Bạn có ký hợp đồng với vua Diêm La không? Chúng ta hãy đi đến nghĩa trang kia, vào trong tháp tự viện nơi thờ tro hài cốt, các bạn hãy vào trong đó mà xem. NGƯỜI TRẺ KHÔNG ÍT, NHỮNG NGƯỜI MƯỜI MẤY HAI MƯƠI TUỔI RẤT NHIỀU. MẠNG NGƯỜI VÔ THƯỜNG! CHÚNG TA PHẢI ĐỀ CAO TÂM CẢNH GIÁC.
– CÒN SỐNG ĐƯỢC MỘT NGÀY, THÌ PHẢI ĐÀNG HOÀNG TU MỘT NGÀY, CÒN SỐNG MỘT GIỜ, THÌ PHẢI ĐÀNG HOÀNG TU MỘT GIỜ. ĐÓ MỚI GỌI LÀ NGƯỜI BIẾT HIỆN THỰC, mới gọi là người biết nắm vững lấy hiện thực. Người đó thông minh, người đó có trí tuệ. Nắm vững lấy hiện thực, không được sơ suất.
– ĐỜI NGƯỜI VINH HOA PHÚ QUÝ, DANH VỌNG TIỀN TÀI KHÔNG ĐÁNG GIÁ MỘT CÁI NHÌN. QUAN TRỌNG NHẤT LÀ THỜI GIAN! ĐEM THỜI GIAN PHUNG PHÍ MẤT, LÃNG PHÍ MẤT, ĐÓ THẬT SỰ GỌI LÀ ĐÁNG TIẾC. Cho nên, chúng ta nên nắm lấy thời gian quý báo này, hết lòng tu học, tín nguyên trì danh niệm Phật. Chúng ta tu học một ngày thì một ngày này sẽ không luống qua. MỘT NĂM HẾT LÒNG TU HỌC, THÌ MỘT NĂM NÀY BẠN SẼ KHÔNG LUỐNG QUA. CÁC BẠN NÊN BIẾT, LÚC ĐÓ, CÁC BẠN SẼ THẤY SINH MẠNG RẤT LÀ CHẮC THẬT, THỜI GIAN KHÔNG LUỐNG QUA, SINH MẠNG CÓ Ý NGHĨA GIÁ TRỊ. Tự mình chân thật cảm thấy được hạnh phúc mỹ mãn. Đây là chân tướng sự thật, chớ nên đem thời gian phung phí mất, lãng phí mất! Điều này đáng được chúng ta giờ giờ, khắc khắc cảnh giác cao độ.
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
Kính quý chư vị liên hữu đồng tu, phàm phu cần một lời dạy của các bậc cao Tăng về cách ứng xử khi người bạn đời ngoại tình: ly hôn, ly thân hay bỏ qua để phàm phu tìm hiểu ạ! A Di Đà Phật!
Nếu mà bỏ qua đc thì bỏ qua, mà lại đi ly hôn thật sự là không nên một chút nào. Nói chung là phải làm cho người ta Nể, nhưng cũng đừng quá mềm dẻo hay cứng nhắc quá. Cách nào mà để họ ko dám tái phạm cái kiểu đó.
Xin chào bạn. Đối với việc này thì nó là duyên nợ, có trường hợp có duyên lành thì gặp nhau,nên rất thủy chung hoặc cũng có trường hợp nợ nhau nên đời này gặp hết nợ thì đi.Hiểu như vậy rồi thì bạn hãy cố gắng bỏ đi, có câu:”Ái bất trọng bất sinh Ta Bà”, đấy chính vì ái tình mà chúng sanh phải luân hồi trong 6 nẻo, bây giờ bạn phải diệt tận gốc ái, chuyên tâm niệm phật thì mới được. Lão hòa thượng Hải Hiền chỉ một câu danh hiệu Phật, không có niệm thứ hai, ngài chẳng luyến tiếc điều gì cả, bạn noi gương niệm thì chẳng ai không thành tựu. Bạn chỉ cần “Chuyên tâm niệm danh hiệu Phật thì phiền não liền tiêu” cứ vậy mà thực hành, niệm phật giúp thanh tịnh vậy đó. Chúc bạn tinh tấn. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật!
Kính gửi Thầy Thiện Nhân!
HVCL đang đọc quyển “Dưỡng tánh” trong những quyển sách Phật học cơ bản, đúng đoạn nói về dưỡng tánh nhẫn nhục. Mấy hôm nay tâm trạng của HVCL khá trầm buồn. Dù biết là tu học để an lạc, nhưng chưa đủ công phu để làm chủ được tâm mình, hiểu biết của mình, nên HVCL ko tránh khỏi nhiều suy nghĩ,phiền não. Xin dành cả mail này nói về mẹ chồng của HVCL. HVCL ko ngụ ý chê bai,nói xấu bà, mà chỉ là bị rối trí, nên xin nhờ Thầy, các vị cư sỹ giúp đỡ,chỉ bảo cách cư xử tỉnh táo ,sáng suốt.
HVCL ko muốn chạm ánh mắt nhìn bà, dù bà ko gây ra cho mình điều gì quá đáng. Nhưng:
* Bà ko giữ ý tứ : Thời khóa sáng sớm HVCL làm ở gian giữa nhà, gian bên cạnh ( ko có vách) là giường bà nằm ngủ. Mặc dù biết con dâu đang lễ Phật, niệm Phật, nhưng bà vẫn vô tư đến đáng trách khi cho ra hơi dưới, tiếng ko nhỏ, ko phải ít ngày, ngày nào cũng vậy, ko phải lúc bà còn mơ màng, mà là lúc bà vận động người để dậy.HVCL hiểu bà phàm ăn, phàm ngủ ,nhưng hành động”vô tư” đó khiến HVCL có cảm giác bà đang coi thường những gì mình đang làm(Bà trước kia cũng đọc “kinh Phật”- người của Long Hoa Tam Hội ( Thờ bồ tát Di Lặc, Bồ Tát Quan âm, Bác Hồ), nhưng bây giờ thì tuyên bố thẳng” Tao vô sư vô sách, quỷ thần ko trách kẻ vô sách vô sư”, mặc tình sát sanh, nói xấu Đức Bổn Sư Thích Ca. HVCL ko bao giờ tranh cãi với bà , nhưng nghe bà nói vậy thì ko tránh khỏi nóng mặt, tâm có bị cảnh chuyển, có nói 1,2 câu nhấn mạnh hơn lúc thường). Bây giờ thì tính bà càng “khó chịu” hơn, khi chỉ nói 1,2 câu với HVCL là trừng mắt, gằn giọng. HVCL biết mình chưa có tu tập được gì,mình chưa tự độ sao đòi độ tha. Bà là ân nhân để HVCL thành tựu hạnh nhẫn nhục. Nhưng sao HVCL thật thà quá, cứ lấy sự giả dối đó làm thật? Trong lòng ko muốn gặp hay nc với bà, đủ để thấy chưa có tâm từ bi. HVCL còn lo lắng đạo tràng nhà mình bất tịnh như vậy có phạm bất kính với chư Phật ! Ngay lúc “nghe” thấy vậy, HVCL ko hề trách móc gì bà đâu ạ, còn tự xét tâm mình,hư, tâm mình bất tịnh nên cảnh cũng bất tịnh đó, rồi quay về với câu Phật hiệu. Những điều HVCL nói ra đây là tâm trạng hiện tại của HVCL thôi ạ!
* Những ngày này ,thấy bà giết gà quá nhiều, HVCL càng buồn bực trong lòng. Lòng bi mẫn đ/v con vật bị giết nhưng lại chưa có đủ từ bi với người làm ác, còn nói lỗi người, HVCL chưa phải là Phật tử hiểu đạo. khó thật Thầy ơi!
* Giờ đây HVCL đã dần hướng đạo được chồng mình , đã khuyên được anh là ko cần thiết phải sinh con thứ 3, anh đang dần tin nhân quả, thấy rõ c/s ngắn ngủi , niềm vui chẳng tày gang,, nên tùy ý HVCL quyết định v/đ sinh thêm con này. Nhưng còn mẹ chồng của HVCL, bà nội chồng thì ko muốn vậy ( và cả họ hàng làng xón nữa, vì chồng của HVCL là con 1). Trước đây HVCL chỉ có 1 mình 1 phe, nay đã có thêm chồng là người thứ 2, nhưng liệu HVCL có thể đi ngược lại mong muốn của người đời hay không? Như vậy có phạm tội bất hiếu không?
Xin Thầy và các vị TTT cho HVCL lời khuyên!
HVCL thành kính tri ân!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính gửi bạn HVCL
– Mình rất cảm ơn bạn, các thầy và các cư sỹ: trong thời gian qua, các câu hỏi (của bạn và mọi người) và câu trả lời của các liên hữu trên đây giúp ích cho mình rất nhiều trong quá trình tu tập (các câu hỏi mình cảm thấy như là mình cũng đã, đang và có thể khúc mắc trong thời gian tới, các câu trả lời giúp mình giải tỏa rất nhiều trong quá trình tu tập);
– Mình xin chia sẻ với bạn, các thầy và các cư sỹ về mình. Nhiều lúc mình cũng gặp các chuyện kiểu như bạn đang gặp (có thể là chướng duyên của mình), những lúc ấy mình lại an ủi và nhớ lại lời dạy của Hòa thượng Thích Thiền Tâm trong cuốn Niệm Phật Thập Yếu đại để là: “hành giả niệm phật cần an nhẫn các chướng duyên và tuần tự tiến tu”. Mình không nhớ là đọc được ở đâu một ý nữa là: trong thời này cũng nên “ẩn tu” (không phải là trốn đời hay sợ người cười… chủ yếu là để không khác lạ với người xung quanh quá và không làm ảnh hưởng nhiều tới người khác đồng thời có thể ít bị phá hơn…) – chỗ này mình cũng không biết giải thích ý mình như thế nào nữa 🙁
– Đối với vấn đề của bạn, mình không biết khuyên thế nào vì mình mới đến với Phật pháp, kiến thức và sức tu của mình còn non, chỉ biết chúc bạn và các liên hữu luôn tinh tấn và vượt qua hết các chướng duyên để thành tựu trong tu hành.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
*Có 4 thứ tâm niệm hiện giờ đang tồn tại trong bạn:
– Khi đối trước chư Phật, Bồ tát bạn khởi lễ kính
– Khi đối trước phàm phu bạn khởi tâm bất kính
– Khi đối cảnh yên tĩnh bạn khởi tâm hoan hỉ, an lạc
– Khí đối cảnh náo loạn bạn khởi tâm bức bối, khó chịu.
4 thứ tâm niệm này nói cho đúng là phiền não tâm. Tại sao? Bởi nó khởi lên từ sự phân biệt chấp trước: chấp kính-bất kính, chấp tịnh-động. Hàng ngày khi khởi thân niệm, quán tưởng, chúng ta thường niệm: Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng/Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn. Nghĩa là: tự tánh Phật của Phật-chúng sanh tương đồng không hai/vì không hai nên sự cảm ứng đạo giao giữa Phật-chúng sanh là luôn hiện hữu. Sở dĩ chúng ta không thấy sự hiện hữu ấy là do chúng ta thường sống bằng tâm phân biệt, chấp trước. Hễ có phân biệt=có chấp trước=có phiền não sanh. Làm các nào chuyển hoá?
*Hãy lấy mẹ chồng bạn làm thầy – một vị thầy chuyên hành nghịch hạnh. Sở dĩ bạn còn thấy bà chưa phải là thầy, bởi bạn còn chấp vào những hành động trái hạnh của bà khi đối diện, khi bạn đang công phu, niệm Phật và cho đó là phi đạo, phi nhân cách… thực tế không có phi đạo, phi nhân cách, bởi hai tâm niệm mà chúng ta đang nói nó khởi lên từ sự phân biệt, chấp trước mà TN đã nói trên. Nhưng ngay lúc tâm ấy khởi lên, bạn chỉ cần xoay cái nhìn (tánh thấy) và cái nghe (tánh nghe) bằng tự tánh tịnh lặng, sáng suốt sẵn có của chính mình, để nhiếp vào Phật hiệu, ngay lập tức sẽ không còn ta, không còn người, thế đó là một niệm duy nhất A Di Đà Phật=niệm Giác. Niệm Phật không gì khác là đánh thức tự tánh giác của chính mình. Sở dĩ chúng ta chưa giác vì tâm còn thường khởi phân biệt, chấp trước: ta-người-hay-dở-tốt-xấu-chánh-tá-chính nghĩa-phi nghĩa-đúng đạo-trái đạo…=phiền não tâm. Khi niệm Phật ráng sao cho tâm không nghiêng ngả vào hai bên (phân biệt không khởi-bước 1), kế đó không trụ vào bên nào (bước 2 đang đi vào trung đạo) và tiến tới không trụ giữa hai bên (giữ trung đạo – bước 3) và kế tiếp là không thấy mình đang trụ giữ trung đạo (bước 4). Bốn bước này phải hàng ngày, hàng giờ quán xét, thanh lọc thì mới nhận ra và tiến bộ được.
*Việc thấy người sát sanh bước đầu hãy khởi lòng từ với những chúng sanh bị giết bằng cách âm thầm niệm Phật cầu gia hộ cho những chúng sanh đó được siêu sanh Tịnh độ; kế là khởi tâm từ với người đang sát sanh, thay vì bức bối, khó chịu hay thương hại họ. Khi tâm từ khởi lên=bạn đang giúp cho cả hai chúng sanh: kẻ sát sanh và những chúng sanh bị giết đồng thừa hưởng công đức, nhờ đó mà những oán thù được tiêu giảm.
Bước đầu tu, tạm thời thấy người sát sanh đừng sanh tâm tuỳ hỉ, vui thích, tán thán=đang giữ giới sát; kế là niệm Phật hồi hướng và cầu Phật, Bồ tát gia hộ. Sự chuyển biến của người đối diện nhanh-chậm phụ thuộc vào nghiệp căn của họ, tuy nhiên việc chúng ta chí thành, chí kính hồi hướng ắt sẽ có sự chuyển nghiệp. Vấn đề là liệu chúng ta có đủ nhẫn đề chờ ngày đó?
TN
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
Để khởi tâm từ bi với người đang có mâu thuẫn với mình không dễ chút nào, với người mới tu, nếu không nghĩ thông suốt thì sẽ là sự gượng ép và thế là cũng không có hiệu quả. PH để ý là chúng ta khi không vừa ý chuyện gì thì thường sẽ quên luôn những điểm tốt của người kia. PH nghĩ mẹ chồng bạn ắt là còn có rất nhiều điểm tốt, bạn hãy nhớ đến chúng. Người già thường rất xì hơi, thường là không tự chủ được, có thể khi bạn già bạn cũng sẽ bị như thế. Nếu mình chịu để ý xoay tâm nghĩ cho người khác thì ắt sẽ có sự cảm thông.
Bạn đã có con, bà đã có cháu rồi thì đâu thể gọi là bất hiếu. Bạn cần nghĩ cho thông, và an nhẫn với những lời, cư xử bất như ý từ người khác. Ví dụ, mẹ xui con đi ăn cướp, cãi lời là bất hiếu, nếu bạn là con thì bạn có làm như mẹ muốn để không bị gọi là “bất hiếu” không?
PH sẽ khuyên bạn một lời khuyên cũ rích là “hãy dừng lại, đừng “soi” những hành xử của mẹ chồng nữa, hãy “soi” tâm mình”. Ta biết rõ thiện, ác, đúng, sai nhưng ta không dựa vào đó để chỉ trích người khác.
Tâm tịnh thì hoàn cảnh cũng sẽ tịnh theo. Bạn đã biết vậy, thì hãy gắng nhiếp tâm niệm Phật, hãy tin là chỉ cần thành thực chú tâm mà niệm, hoàn cảnh bên ngoài cũng sẽ theo đó mà yên. Phải buông cho được ba cái mớ suy nghĩ hơn thua, được mất, đúng sai, độ người,..xuống mà niệm. Còn ôm nhiều thì tâm sẽ còn phiền não liên miên.
Với mẹ chồng, giờ bạn chỉ cần thực tâm nhớ lại những điểm tốt của bà, chịu suy nghĩ bà đã lao tâm lao lực như thế nào để nuôi, dạy chồng bạn thì tự nhiên tâm bạn đối với bà sẽ khác. Thật tâm nghĩ tốt về nhau thì mới dễ khởi tâm yêu thương, cảm thông được. Từ đó mới có thể hồi hướng công đức chuyển nghiệp được. PH khuyên bạn như thế vì thấy giữa bạn và mẹ chồng đã âm thầm có những bất hoà, mâu thuẫn, và điều này không phải chỉ do từ phía mẹ chồng. Dù bạn không nói ra, nhưng trong tâm có ý bất bình thì ắt tâm mẹ chồng cũng cảm nhận được.
Hãy gắng nhiếp tâm niệm Phật bạn nhé.
Chúc bạn thường tỉnh giác.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên
Thư trả lời cư sĩ Lưu Huệ Xước:
Lệnh từ pháp danh là Đức Ý, thứ từ pháp danh là Đức Trinh. “Ý” có nghĩa là đức tốt đẹp, có thể ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương, làm bậc thầy khuôn mẫu cho chốn khuê các thì mới là Đức Ý. “Trinh” có nghĩa là “kiên định, chẳng thể chuyển dời”. Thủ tiết gọi là Trinh, thì đấy là cái Trinh nhỏ nhoi. Nhất tâm niệm Phật, quyết chí cầu sanh Tây Phương, mặc cho tri thức dạy tu các pháp khác đều chẳng đổi chí này thì mới gọi là Đức Trinh. Hãy nên nỗ lực tu trì hòng thoát được đời ác Ngũ Trược này. Nếu không, nỗi khổ đời sau chẳng nỡ nói cặn kẽ được! Cả nhà hãy nên ăn chay niệm Phật để đề xướng [pháp môn Tịnh Độ] tại Thanh Hải.
Niệm Phật mà hết sức mong mỏi [được ở nơi nào] vắng lặng thì chẳng hợp lẽ cho lắm. Có căn bệnh sợ ồn ấy, nay đã phát hiện tướng bệnh rồi. Nếu vẫn cứ như thế, lâu ngày về sau sẽ không có thuốc nào chữa được! Hãy nên đối với ồn ào hay lặng lẽ đều [cảm thấy] như nhau, đang tịnh cũng chẳng sợ náo nhiệt xảy tới, trong lúc náo nhiệt tâm ta vẫn yên tịnh, chẳng sanh chán ghét, sẽ chẳng phát sanh ma sự “kinh sợ, nhàm chán”. Nếu chẳng gấp sửa đổi, sau này sẽ phát cuồng. Niệm Phật mà sanh lòng đau thương thì cũng là tướng lành, nhưng chớ để thường xuyên như thế. Nếu thường để như thế ắt sẽ bị ma đau buồn dựa vào. Ma đau buồn đã dựa vào thì sẽ suốt ngày đau buồn, hoặc đến nỗi chết đau đớn. Những tình huống này đều là do chẳng khéo dụng tâm mà ra. Đỉnh đầu đau ngứa là vì căng thẳng tinh thần quá mức, tâm hỏa bốc lên mà ra. Hãy nên nhất tâm tịnh niệm, tuyên nói với khắp cả làng, thường niệm ở chỗ đông người thì chẳng mấy chốc những chuyện kinh sợ, đau lòng, ngứa ngáy sẽ bị tiêu diệt!
Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên
Trích “Thư trả lời cư sĩ Trần Sĩ Mục”:
Chung Anh túc căn sâu xa, nhưng tri thức chưa mở mang! Nửa đêm niệm Phật, thấy một vị thần mặc kim giáp, sợ bị ma thử thách, nên chẳng dám niệm. Sao mà vô trí quá mức như thế? Phàm người niệm Phật chỉ nên chí thành, khẩn thiết, nhất tâm chánh niệm, trọn chẳng chuyên chú vọng tưởng thấy Phật hoặc thấy cảnh giới. Bởi lẽ, nếu tâm quy nhất, thấy Phật hay thấy cảnh giới đều chẳng đến nỗi lầm lẫn sanh hoan hỷ, rồi đến mức “được chút ít đã cho là đủ”, trở thành lui sụt. Không thấy Phật, không thấy cảnh giới, cũng trọn chẳng thiếu sót gì! Tâm chưa quy nhất mà muốn gấp thấy Phật, thấy cảnh giới, đừng nói thấy cảnh ma, dẫu thật sự thấy cảnh Phật mà tâm lầm lẫn sanh hoan hỷ cũng bị tổn hại (nghĩa là “do sanh hoan hỷ bèn lui sụt”), chẳng được hưởng lợi ích. Hãy nên chú trọng chí thành niệm Phật, đừng ôm lòng [mong tưởng] thấy Phật hay thấy cảnh giới.
Nếu khi đang niệm Phật, chợt có tượng Phật và tượng Bồ Tát, tượng chư thiên hiện ra, lòng chỉ giữ chánh niệm, đừng sanh chấp trước. Biết tượng hiện ra ấy chỉ do tâm hiện, tuy hiển hiện vằng vặc phân minh, thật sự chẳng phải là một vật nào! Do tâm tịnh nên hiện ra cảnh tượng ấy, như nước thanh tịnh, trăng liền hiện bóng, chẳng có mảy may kỳ lạ, đặc biệt nào. Trọn chẳng sanh lòng khoe khoang, vui sướng, tâm càng thêm chuyên nhất, sốt sắng niệm Phật. Người làm được như thế thì đừng nói là “cảnh giới Phật hiện ra sẽ được lợi ích”, dẫu ma hiện ra vẫn có lợi ích. Vì sao vậy? Do chẳng chấp trước, tâm có thể quy nhất. Phật hiện thì tâm càng thanh tịnh. Ma hiện thì do tâm thanh tịnh chẳng chấp trước nên ma không thể quấy nhiễu được, tâm càng thêm thanh tịnh, đạo nghiệp tự tiến.
Nay ngẫu nhiên có chuyện biến hiện bèn sanh hoảng sợ, chẳng dám niệm Phật, tâm đã mất chánh niệm rồi! May chẳng phải là ma hiện! Nếu là ma hiện, vì không dám niệm Phật nên ma liền có thể nhập vào tâm khiếu, bị ma dựa phát cuồng, chôn vùi chánh niệm. Sao chẳng biết tốt – xấu đến mức như thế? Sợ là ma hiện thì càng phải nên sốt sắng khẩn thiết niệm Phật, con ma ấy sẽ tự chẳng có chỗ dung thân! Như ánh sáng chiếu đến, tối tăm tự nhiên chẳng còn, chánh đến tà tự tiêu diệt. Sao lại sợ ma hiện bèn chẳng dám niệm Phật? May chẳng phải là ma, nếu quả thật là ma thì đã trao toàn quyền cho nó rồi. Pháp để tự mình đối trị hoàn toàn chẳng dùng tới, bỏ mặc cho ma khuấy, buồn thay, xót thay!
Niệm Phật ngẫu nhiên sanh lòng bi cảm, cũng là điều hay, nhưng chớ nên chuyên muốn dấy lên cảm tưởng ấy. Nếu tâm thường muốn dấy lên cảm tưởng ấy, chắc sẽ đến nỗi bị ma dựa, chẳng thể cứu được. Hãy nên giữ tâm như hư không, trọn chẳng có một vật gì trong tâm. Dùng tâm thanh tịnh ấy để niệm Phật thì sẽ tự chẳng có hết thảy cảnh giới. Dẫu có ma cảnh, nhưng do tâm ta như hư không, chẳng sanh kinh sợ, cứ niệm Phật, ma ắt tự tiêu! Nay sợ là ma, chẳng dám niệm Phật thì ví như sợ cường đạo kéo đến bèn trước hết tự mình đem những lính hộ vệ trong nhà chuyển đi phương xa, chẳng cho họ ở trong nhà. Đấy chính là đã trao quyền bảo hộ cho cường đạo khiến chúng trọn chẳng sợ hãi gì, mặc sức cướp đoạt sạch sành sanh! Sao mà ngu si đến tột bậc như thế?
A Di Đà Phật!
Kính gửi Thầy Thiện Nhân, Cư sỹ Phước Huệ, các vị liên hữu lời cảm tạ thành kính!
*Nghe những chỉ bảo đanh thép của thầy Thiện Nhân,HVCL như người đang say được đánh thức.Tại vì hiểu được mà không làm được như có phương tiện mà không biết cách dùng, HVCL buồn mình lắm. HVCL không định nghĩa được bản thân, cứ không có Thầy bắt tận tay từng nét, không được chỉ bảo tận nơi cụ thể ,là HVCL bế tắc,lý thuyết mặc lý thuyết.. 🙁
HVCL vô cùng cảm kích những chỉ bảo của Thầy,từ tận lòng mình khi nhiếp tâm những câu nói đó ,HVCL hiểu ra được, thấy hân hoan vô chừng, thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn rõ rệt.
HVCL thực ko coi thường những người kém hay khổ hơn mình, ngược lại rất thương họ, luôn muốn giúp đỡ ( nhưng phương tiện thế gian chỉ có hạn),chỉ vì nghiệp báo mà họ phải như vậy, chỉ cần có duyên là HVCL khuyên họ niệm Phật liền. Nhưng với những người ngang tàng, cố chấp, cố tình chêu tức mình,những người ko hợp tác, thì HVCL lại ‘mặc kệ, họ làm thì họ chịu”.. vẫn ko thể có thái độ từ bi với họ Thầy ạ!
* Những chỉ dạy của Cư Sỹ Phước Huệ thì ngược lại, nhẹ nhàng mà rất thuyết phục.
2 Vị Thầy CS kết hợp lại phúc đáp cho mọi người thì kết quả viên mãn quá rồi!
Bản tính của HVCL từ nhỏ đến giờ hay thương người, hay cảm thông ( tuy ko có võ nhưng hồi nhỏ rất hay dùng võ mồm bênh vực các bạn bị bắt nạt :)), hay đặt mình vào vị trí của họ,
Nên khi nghe CS chỉ bảo như vậy là HVCL “bắt sóng” được ngay.
HVCL chỉ buồn sao mình có sẵn “nó” trong người mà nhiều lúc vẫn để vô minh tung hỏa mù che lấp.
HVCL còn băn khoăn chuyện con cái, là vì tuy HVCL đã có 2 nhóc nhỏ, nhưng lại toàn là con gái. Nhà chồng HVCL thì chỉ có mình anh là trai, nên mẹ chồng, bà nội chồng.. ai cũng bắt phải đẻ cho được . Bà nói “ko muốn đẻ thì có chuyện đó làm gì?” 🙁
Thưa Thầy, CS Phước Huệ!
Hôm nay HVCL lại chút thắc mắc sau xin nhờ các Thầy chỉ bảo!
* Liên quan đến niệm Phật:
1) Ngoài thời khóa là những lúc tu mót, HVCL có thể nghe nhạc/ca nhạc và thay tất cả lời bài hát = câu A Di Đà Phật ko ?
2) HVCL có thể dùng bút viết ra giấy từng câu A Di Đà Phật sau mỗi câu đọc , để xua tan vọng tưởng và nhiếp tâm vào câu Phật hiệu ko?
HVCL còn hỏi những câu lãng xẹt này là vì tâm của HVCL khó ở yên, khi thấy bị bó buộc 1 chỗ là tự nó nghĩ ra cách này hay cách khác= câu hỏi để bắt HVCL hỏi..
* Các v/đ liên quam khác:
1) Phút lâm chung, các nghiệp đã tạo tác 1 đời lần lượt hiện ra “quần” tâm trí người đó đến hoảng loạn, vậy chúng hiện ra lần lượt như 1 cuộn phim từ lúc nhỏ đến lúc ra đi, hay hình ảnh rối loạn đan xen ạ?
2) Người niệm Phật ko mong cầu phước báu TG , nhưng tất cả công đức làm được đã hồi hướng cả về TPCL rồi, tại sao phước báu ở đâu lại đến nữa ạ? làm thế nào để ko nhận? mà để dành đến phút lâm chung mới dùng ạ?
3) “Khinh an” là thân tâm nhẹ nhàng, làm việc ko bị hôn trầm.. nhưng vì dậy sớm nên thiếu ngủ=> khi làm việc lại hôn trầm , như vậy có được coi là khinh an ko ạ?
HVCL thành kính tri ân Thầy , CS Phước Huệ, tất cả mọi người!
Nam mô A Di Đà Phật!
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
Nghe nhạc thay lời bằng câu Phật hiệu chỉ là phương tiện, chứng tỏ tâm mình chưa yêu thích câu Phật hiệu, phải nhờ đến giai điệu để tạo sự ưa thích. Bạn có thể phương tiện như thế, nhưng tránh quá sa đà vào giai điệu.
Bạn đã biết tâm mình luôn kiếm cách này hay cách khác để không yên, liệu có nên chiều theo nó? Như PH đã chia sẻ, tránh núi lại gặp sông. Nhưng nếu bạn chưa đủ duyên để qua được thì cứ làm theo cách nào mà bạn nghĩ là tập trung được.
Vì trong đời này PH chưa từng lâm chung nên không biết. PH cho rằng không nhất thiết sự việc sẽ diễn ra theo cách này hay cách khác vì nó tùy theo nghiệp lực của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, tốt nhất là hãy tập nhớ câu Phật hiệu, đừng để ý đến việc khác, thì mới thấy Phật.
Phước báu có từ gieo nhân thiện lành. Và đó có thể là quả của những nhân từ những kiếp trước, mà trong những kiếp đó có thể bạn đã mong cầu phước báu thế gian. PH nghĩ ta có thể nguyện để dành phước báu cho lúc lâm chung. Tuy nhiên, với người sơ cơ, hoặc thân tâm không đủ dũng mãnh, hoặc công phu còn yếu thì không nên nguyện như thế vì họ phải cần đủ phước báu để có thể được yên ổn tu tập.
Khinh an thì không hôn trầm. Hôn trầm khi làm việc thì không thể gọi là khinh an. Nếu ngủ không đủ thì làm việc hay tu tập cũng khó có hiệu quả. Nhưng cũng tránh xu hướng quá chú trọng ngủ nghỉ. Nên khéo léo cân bằng thì mới ổn.
PH nhớ bạn từng chia sẻ niệm chậm thì tâm đỡ vọng tưởng nhưng lại bị hôn trầm. Nên cần luyện tâm tập trung vào câu Phật hiệu vì hôn trầm ngoài nguyên nhân thiếu ngủ, cơ thể bệnh, mệt,..thì là do tâm thiếu sự tập trung chú ý, bạn chỉ cần kiên trì tập luyện thì sẽ không hôn trầm nữa. Một ví dụ nhỏ, nếu mình có việc gì lo lắng, phải suy nghĩ nhiều thì rất khó ngủ (ngủ là một dạng hôn trầm nặng), nếu tâm mình đối với câu Phật hiệu cũng như vậy thì ắt sẽ chẳng bao giờ bị hôn trầm.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Kính gửi CS Phước Huệ!
Cảm ơn CS đã phúc đáp cho HVCL!
CS nói đúng,đúng là HVCL chưa quen, thậm chí là lười niệm khi ngoài thời khóa. HVCL ko hiểu sao lại vậy, nên mới thử dùng các cách đó để bắt mình phải ghi nhớ câu Phật hiệu nhiều hơn.Vì có nhiều lúc nghe những bài hát người ta hát xung quanh mình,HVCL nghĩ hay mình thử chuyển lời bài hát đó thành câu A Di Đà Phật xem sao,nếu làm vậy ko bất kính thì HVCL rất muốn áp dụng!
K
Riêng về niệm Phật trong thời khóa HVCL vẫn đang gặp 1 số vấn đề sau, xin nhờ CS chỉ bảo:
* Buổi sáng trước khi dậy 15′: HVCL có thói quen xem câu hỏi,phúc đáp của mọi người trên đây, hoặc check mail, hoặc nghe nhạc niệm Phật để có đử động lực, hay làm mình phải chú tâm.. giúp tỉnh ngủ hẳn. Vì thực ra HVCL rất thèm ngủ nữa.HVCL có hẳn 5~6h ngủ rồi(như vậy là có quá nhiều ko ạ?) nhưng ko hiểu sao ngày nào cũng rơi vào tình trạng:
+)2 mắt mỏi, sau 30′ đầu có chút khí lực ( tỉnh táo) ,thời gian còn lại ~10′ nhìn đồng hồ 1 lần.
+) Tồn tại 2 tâm: 1 tâm chỉ muốn ngủ thêm cho khỏe. 1 tâm quyết phải duy trì thời khóa hàng ngày cho dù phải nhịn ăn. HVCL sáng nào cũng bị 2 tâm này đôi co nhau. HVCL muốn biết mọi người có cách khắc phục nào ko? HVCL muốn vượt qua tâm trạng uể oải này.
Sau 30′, các khớp xương rất thèm được vận động Nếu ko được vậy thì ko thể tập trung được. Mắt cảm giác rất nặng chỉ muốn sụp xuống.Nếu so sánh 2 cách niệm Phật và nhận ra các phiền não để chuyển hóa, thì HVCL thấy cách 2 có vẻ dễ làm hơn.HVCL có xu hướng như vậy có ổn hay không thưa CS?
Chư Tổ dạy “tâm vô nhị dụng”,nhưng sao nhiều khi cố gắng ý trì ( chỉ được khoảng 5′) thì dù trong tâm vang lên từng chữ, đầu nghe rõ từng chữ rồi, vẫn có lúc tạp niệm xen vào ạ?
Có thể đói phó hôn trầm = cách: mắt mở , nhìn 1 hướng (hướng thấp),từ đó nhìn thành 1 hàng dọc hoặc ngang, mỗi điểm là 1 chữ ( ý trì 1 câu, mắt viết1 chữ) trong câu hồng danh không?
HVCL thành kính tri ân CS!
Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật. Cháu cũng giống HVCL cũng xem phúc đáp câu hỏi dạo này. Cháu cũng từng có hôn trầm, có vọng tưởng, thậm chí có đợt phiền não về giai điệu niệm của mình, hay ngủ nhiều cũng có. Cháu tìm ra các cách khác nhau làm giải quyết vấn đề: Thứ nhất là hôn trầm, nghiệp chướng hôn trầm nặng thịt ảnh hưởng đến công phu tu tập, có lúc TP hôn trầm dữ lắm, mệt mỏi nặng cả đầu, cứ u ám làm sao ấy, có ngày Tết TP dậy sớm để công phu hết đi kinh hành rồi lại ngồi xuống, thậm chí TP còn nằm kiết tường niệm thế là lát sau mệ quá nằm thế bình thường ngủ một mạch luôn đến lúc tỉnh lại TP tính mình đã ngủ đến mười mấy tiếng đồng hồ nhé xét thời gian còn lại để niệm, TP có cách cuả TP là lúc niệm phải niệm tha thiết, cùng với đó là một sự sám hối vậy, đông thời TP còn quỳ gối lấy cả hai bàn chân mình để đỡ, ngồi ép xuống cảm giác ngồi lâu sẽ hơi đau tê chút nhưng cố chịu bởi nếu ngồi thoải mái TP sẽ bị ma hôn trần dần dần dắt đi mất, lúc đó lại hỏng cả công phu. Thứ hai, về phần giai điệu niệm TP thời gian đầu niệm theo kiểu choa khoảng, tức chia câu phật hiệu thành 2 khoảng mỗi khoảng 3 tiếng gồm: khoảng 1 từ “Nam” đến “A”, khoảng 2 từ “Di” đến “Phật “, giữa hai khoảng TP hơi ngân ở tiếng “A” một chút, sau đó trên tiếng ngân đó tiếp nối luôn khoảng 2 như trên, phải mạch lạc các tiếng (có thể tham khảo bài video Tán thân A Đi Đà Phật, để ý đoạn hát câu Phật hiệu, cũng có ngân một chút ở “A”)), lúc niệm buổi sáng nên vận động các cơ vùng mặt, miệng để lúc niệm được dẻo dai, thêm vận động tay chân một chút cũng rất tốt, TP vận cơ miệng mà há hốc cả miệng ra theo khuôn câu Phật hiệu, không phải là ra tiếng nhé. Thứ ba, về vọng tưởng thì tốt nhất là nên tập cho cái tâm bối túc các chủng tử thiện, TP lên trang web này xem các Gương vãng sanh thấy các bậc tiền bối đã vãng sanh mà lòng thêm động lực hay các bài đọc khác cũng giúp TP hiểu thêm về các vấn đề như niệm Phật với các lời khai thị vàng ngọc giúp TP vững tin, quyết chí vậy, cứ như thế lòng mình cứ vun đắp chí lực và quyết tâm, động lực như thế thì sẽ rất tốt, đến lúc dụng công lâu ngày vọng tưởng xấu vơi đi chút ít. TP sau đợt niệm theo chia khoảng rồi thì bây giờ TP đã chuyển sang niệm liên tục các khoảng dựa trên cơ sở của cách 1, kết hợp với việc niệm rõ từng tiếng như thể mỗi một câu là một vị Phật A Di Đà vậy, niệm rất có chừng mực, trong trẻo nén giờ cứ dụng công thế thành ra TP lại thích niệm, thế cũng tốt thêm một phần như thế thì lâu lâu vọng niệm sẽ phải vập dùi trong câu niệm Phật thôi. Khi niệm từng tiếng rõ ràng, tiếng nào ra tiếng đấy, các tiếng có dấu như tiếng ” Đà” và “Phật” thì phải niệm cho đúng dấu, các tiếng không dấu cũng phải niệm cho rõ, thế mới niệm được một câu “Nam mô A Di Đà Phật” hoàn chỉnh được, cho đúng âm vang của Phật hiệu, có thể lúc niệm tiếng “mô” đôi môi mình nhô ra rồi theo âm đó tiếp luôn tiếng “A ” chẳng hạn rồi dần dần hoàn chỉnh lại cách niêm liên tục. TP có lúc được nhiếp tâm coi như niệm lầm rầm từ trên nhà xuống dưới nhà, từ tầng trên xuống tầng dưới, âm thanh lớn vừa đủ nghe chỉ trừ lúc vô nhà vệ sinh thì thầm niệm, đấy cho nên có thế lâu lâu buồn ngủ tự nhẹ đi vậy, lại được động lực quyết chí cầu sanh Tây Phương mà TP tổng hợp trên trang ĐVCT này thì thật tốt rồi, bớt cái vọng niệm của thế gian, mặc dù có cả niệm thiện nhưng nếu có cách niệm và giai điệu niệm thì vọng tưởng cũng chìm dần, tâm thanh tịnh vậy, nếu lại còn có cả vọng cảnh thì cái này như là có cái cảnh gì đó á hoặc thiện trong lúc mình dụng công thì cứ tưởng quán rằng cảnh đó đang như hình đột nhiên chảy tan ra như miếng bơ bị chảy ấy, tan biến ra rồi mất luôn, và nó là giả nên tưởng quán thế, TP đã áp dụng và thấy cũng tốt. Trên đây là các cách của TP. Chúc hành giả HVCL và các hành giả khác tinh tấn, đừng thoái lui Cực Lạc, phải quyết tâm.
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
Thời gian ngủ nghỉ bao nhiêu là đủ là tùy vào cơ thể mỗi người. Nếu thức dậy mà thấy đầu óc không tỉnh táo thì có nghĩa là mình ngủ không đủ hoặc là dư. Bạn cố gắng duy trì thời khóa như vậy là rất hay. PH xin được nhắc bạn vài điều.
Tâm vọng chúng ta vốn là một dòng vọng niệm Tương Tục. Khi bạn khởi câu Phật hiệu, nếu có đủ sự chú ý giữ bám vào từng âm thanh của Phật hiệu thì dòng vọng tưởng đó Tạm dừng. Nếu tâm khởi câu Phật hiệu, nhưng không đủ chú tâm, thì vọng tưởng lập tức tiếp tục. Ví dụ, niệm chữ A, nhưng không nhiếp tâm nghe chữ A, hoặc không nhớ chữ Di ngay, thì sẽ thoáng nhớ, nghĩ qua việc khác liền (vì vọng tương tục mà), rồi tiếp đó tâm mới nhớ chữ Di. Thành ra bạn thấy vừa niệm mà vừa có vọng. Nhưng đúng ra, câu Phật hiệu đã bị vọng chẻ ra thành khúc, không còn liền lạc nữa.
Nhiếp tâm niệm Phật không khác Thiền bao nhiêu. Cũng có Quán, Chỉ. Quán tâm sát sao thì mới biết ngay khi có vọng, Chỉ là dừng lại được vọng (nhớ niệm Phật). Nhiếp tâm niệm Phật là tâm sáng, tâm Giác. Nếu thấy lờ mờ, hôn trầm là sức Quán, Chỉ còn yếu.
Vấn đề của bạn xuất phát từ tâm, nên cần dụng tâm để vượt qua. Bạn cần tập cho tâm khi niệm một chữ nào thì tập trung cho chắc, để ý chữ đó thôi. Phải tập nhiều lần. Tập cho cái tâm chú ý vào Phật hiệu mạnh lên.
Cách nào mà bạn nhiếp tâm được thì là cách tốt. Tuy nhiên, tránh trường hợp làm được một thời gian ngắn, lại nảy sinh vấn đề, rồi lại tìm cách khác. Khi bạn rơi vào tình trạng đó thì phải nhận biết cái gốc vấn đề là ở Tâm mình, chẳng phải ở cách thức. Phải quyết tâm vượt qua.
Ngồi yên, hay đi, hay vận động, mở mắt hay nhắm mắt, nhìn tượng hay Phật hiệu, có tiếng hay ý trì,…đều là phương tiện, cho nên thế nào cũng được. Quan trọng là phải tập cho tâm mình có sự tập trung hết mức vào Phật hiệu.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa quí Thầy, khi đi hiến máu thì lúc hiến nên tụng kinh gì để người nhận có được nhiều lợi ích nhất? Xin quý Thầy thông cảm với câu hỏi ngoài lề này vì con không tìm ra được chổ nào phù hợp để hỏi. Bản thân con có sức khỏe khá tốt nên cũng không cần lợi ích gì chỉ mong người nhận được lợi ích lớn nhất, vậy con nên tụng kinh gì lúc hiến?
Chào bạn Huỳnh Hồng Thái,
PH xin được tán thán hạnh bố thí của bạn. PH chưa đọc hết kinh Phật nên không biết là có kinh nào phù hợp với mong muốn của bạn không, hy vọng các bạn sen sẽ biết và hồi âm đến bạn. Tuy nhiên, kinh hay chú đều phải phát ra từ tâm thành. Nếu không có bài kinh phù hợp, khi bắt đầu hiến máu, bạn hãy khởi tâm nguyện mong những giọt máu đó sẽ giúp người nhận được mau hết bệnh, được an vui, được gieo duyên với chánh pháp và mau được giải thoát khỏi luân hồi sanh tử khổ, trọn thành Phật đạo. Khởi tâm thành thật, thiết tha như vậy rồi thì bạn hãy nhiếp tâm thầm niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Nhiếp tâm là tâm niệm tiếng nào thì tập trung tâm nghe cho rõ tiếng đó, không nghĩ qua việc khác. Niệm càng tập trung, càng nhiều càng tốt. Xong rồi thì thành tâm hồi hướng công đức niệm Phật đó đến họ.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Trước tiên con xin gửi lời cảm ơn đến cư sỹ Phước Huệ và quý Thầy.
Kính thưa cư sỹ Phước Huệ và quý Thầy, sáng nay con đã hiến máu xong và có đôi dòng bày tỏ. Tối hôm qua con đã tụng chú Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn 108 lần và đã nguyện như lời cư sỹ Phước Huệ dặn dò, khi hiến máu con cũng đã làm theo lời cư sỹ khởi tâm nguyện mong và niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Sau khi hiến xong con dùng toàn bộ số tiền được tặng khi hiến máu là 230.000 cúng dường tam bảo. Con làm vậy là vì con có một số nguyện mong muốn hoàn thành nó trong kiếp này vì con sợ kiếp sau tâm tính của con sẽ không đươc tốt như kiếp này, sẽ không thể nhớ hết các nguyện của kiếp này mà tiếp tục hoàn thành nên con bày tỏ mong rằng có thể cải số đổi mệnh. Con chỉ dám bày tỏ và mong chờ chứ không dám xin hay yêu cầu. Chuyện hơi khó tin nhưng có thật.
A Di Đà Phật!
Xin chào Thượng Phẩm!
Rất cảm ơn TP đã chân thành chia sẻ!
HVCL hiểu ý của TP , chỉ trừ có đoạn cuối là chưa hiểu ý thôi 🙂 Nhưng ko sao. HVCL nghi nghi kiểu mắt nặng chỉ muốn sụp xuống này là có vd gì đó rồi nhưng chưa dám chắc có thật ko. Vì ngồi làm cũng buồn ngủ nữa. Trước đây 1 ngày phải ngủ khoảng 7-8h thì bây giờ cắt bớt 2h, cũng khá lâu rồi mà sao chưa quen được. Vậy mọi người có tương tự vậy ko? Ko ai nói rõ cả, chỉ chung chung nên HVCL càng khó hiểu.. vận động trước khi ngồi thì chắc là ai cũng vậy rồi mà!
Mong muốn của HVCL bây giờ là có thể nhớ & niệm được nhiều câu Phật hiệu ngoài thời khóa, vì t/g đó chiếm nhiều , nhưng chưa quen được. HVCL ko lo về tạp niệm đâu vì cách niệm chậm từng chữ 1 HVCL đã thấy ổn ổn hơn rồi. Chỉ là hôn trầm và tê mỏi chân làm bản thân ko tiến xa hơn được.
Chắc chắn rồi HVCL mà,ko về Cực Lạc thì còn hướng nào để đi đây! thoái chuyển là đoạ lạc, liền rơi xuống vực, nên bằng mọi cách phải van nài Phật rước về Tây Phương cho được đúng không mọi người!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hihi. TP có học tập tấm gương lão Hoà thượng Hải Hiền niệm Phật, không biết HVCL có biết Hoà Thượng không ? Ngài niệm Phật suốt 92 năm, không có tạp niệm, Ngài lạy Phật, niệm Phật vào buổi sáng hay các thời khác mà TP thấy cũng thấy cần cố gắng lấy chuẩn mực của tiền bối làm mốc cho mình cố gắng nhưng TP đi học ở trường rồi cứ thấy bị lôi kéo, nếu TP chỉ ở trong lớp niệm Phật, không nói chuyện với ai mà ngược lại thì cũng không tốt ảnh hưởng đến công phu, TP phải làm thế nào đây?
A Di Đà Phật!
Kính gửi CS Phước Huệ!
HVCL xin nhiếp tâm tất cả những chỉ bảo sát sao của CS!
HVCL cũng có cảm giác là mình có thể tập trung được vào từng chữ từng câu Phật hiệu hơn trước,tuy nhiên vẫn còn rất yếu, lý do đối với trong thời khóa thì là chưa quen ngồi lâu, hôn trầm. Lý do ngoài thời khóa thì là hay bị ngoại cảnh hấp dẫn. Nó làm tâm của HVCL ko yên được. HVCL chưa biết cách gì đối trị! lâu lâu lại nhớ đôi câu Phật hiệu , xong lại tự tắt từ bao giờ..
Xin CS và mọi người cho lời khuyên về điểm này để HVCL có thể tiến bộ được không ạ!
Nam mô A Di Đà Phật!
Chào bạn Hướng Về Cực Lạc,
Với trường hợp của bạn, PH nghĩ trước mắt hãy tập trung vào mục tiêu tu cho hiệu quả trong thời khóa trước, tạm thời không lo đến ngoài thời khóa nữa. Vì trong thời khoá được 10 thì ngoài thời khóa mới có thể được 2,3. Khi nào bạn tu trong thời khóa có hiệu quả thì ngoài thời khóa tự nhiên có tiến bộ.
Hôn trầm là do thiếu sự chú tâm. Thiếu sự chú tâm là do tâm làm biếng tập trung, cứ thả rông thì nó khoẻ, nó thích. Và cách trị hôn trầm của PH là tăng cường tập trung hết mức, nên đầu sẽ hơi căng, nhưng đó là bình thường, không ngại. Ngay trên tâm mà trị. Ngồi đau chân thì chọn cách ngồi tự do, hoặc cứ duỗi chân tùy ý (ngồi ở nơi khác, không nên ngồi trước bàn thờ mà duỗi chân hoặc thiếu nghiêm trang), lúc duỗi chân, tâm sẽ bị phân tán chút ít nhưng nếu mình vẫn giữ chú tâm vào Phật thì sẽ nhiếp tâm lại ngay, lâu ngày dù có vận động nhưng vẫn nhiếp tâm dễ dàng.
Tâm lăng xăng thì phải hạ quyết tâm, kiểu như “bây giờ có lăn ra chết thì cũng kệ, cứ chết thôi, không lo nghĩ nữa” (trong thời khóa). Muốn tiến bộ thì phải cắn răng mà hạ thủ công phu. Như PH đã chia sẻ, không phải ở cách thức, mà phải dồn tâm sức luyện Tâm.
Huynh Trung Đạo khuyên bạn, cũng tương tự như PH đã khuyên bạn trước đây. Nếu bạn cứ để nó lăng xăng hoài như hiện nay thì ê rằng mãi vẫn sẽ không vượt qua được chướng ngại hiện giờ. Bạn hiện giờ là cứ chiều theo tâm lăng xăng của mình thì lâm chung cũng theo nó mà điên đảo luân hồi thôi. Đừng để nó dắt mình đi hoài như vậy, đã bao đời kiếp mình bị nó dắt rồi, phải dũng mãnh lên mà tu.
Chúc bạn tỉnh giác, tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Kính gửi CS Phước Huệ!
Vâng HVCL đã hiểu rồi.
HVCL sẽ cố gắng hơn nữa.
Những lúc đèn báo động ( ngồi được~30′ đó), nếu HVCL cố tình ngồi thêm là có triệu chứng như tụt huyết áp, chỉ sợ nằm ốm ra đấy thì phải nghỉ làm, lo đưa con đi học,rồi sợ mình ko làm chủ được thân mình vì cố tình vượt qua ngưỡng,nên thấy vậy là HVCL dừng lại xoa dịu nó ngay,sau mới bắt đầu tiếp.nhung từ lúc đó ko còn được block 30′, tâm cũng khó định hơn. HVCL vẫn hay chuẩn bị tinh thần cho ngày cuối cùng, nhưng hành động như vậy có phải là.. sợ chết ko ạ! 🙂
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật
A di đà phật
Con năm nay mới 19 tuổi đầu có quen một cô gái nhỏ hơn con 2 tuổi . Từ đầu mẹ con và mẹ cô ấy cấm cản không cho quen , chúng con bất chấp quen . Con và cô ấy làm cùng công ty mọi người trong công ty nhắm vào phía con mà gieo bao tiếng ác cho con. Con nghĩ đó giờ con sống rất tình nghĩa tại sao bị đối xử như vậy. Con giờ rất khổ não con đi làm về thì chỉ về nhà bạn bè gì rủ rê đi đâu con cũng không đi, đi làm về là về thẳng nhà tại sao con lại bị đối xử như vậy ạ1 con chưa bao giờ làm hại ai đối xử ai tệ bạc mà giờ con phải nhận mọi kết quả là như vậy sao ?
A DI ĐÀ PHẬT !
Cho con hỏi tại sao khi con niệm Phật thì toàn khởi lên ý niệm dâm dục mà ý niệm đó toàn là liên quan tới Phật Pháp rất đáng sợ, trong khi con một lòng quy huớng làm sao lại mang ý niệm đó con thật hổ thẹn !
Con đang niệm Phật nhưng do tập khí đã lâu có đôi lúc trong ngày con có lỡ nói tục như và mỗi lần như vậy con rất ấy nấy ko biết phải làm sao để khắc phục triệt để tình trạng này.
Con xem tất cả mọi người đều có Phật tánh và đều sẽ thành Phật ở tương lai nên ko dám khởi ý tà dâm, ngoài ra khi tình cờ gặp người mặc áo hở hang con cứ giả vờ như ko thấy, nghe người nói dâm thì giả vờ như ko nghe, ko biết cách đó quý đạo hữu thấy sao?
Cứ Nam Mô A Di Đà Phật,và đừng hỏi tại sao !
Đôi khi tìm hiểu quá nhiều sẽ dễ loạn động hơn con chọn cách lão thật nào không biết quý vị có ủng hộ con ko ạ ?
Mong quý đạo hữu gần xa giúp con vượt qua.
A Di Đà Phật
Chào bạn Dũng!
*Tỷ như tâm này như mặt hồ, bình thường nhìn thì tưởng trong, hóa ra trong đó có vô số cặn bã. Bản chất của nước vốn trong veo (thanh tịnh) nhưng vì nhiễm cặn (tạp niệm) mà hóa đục. Những tạp niệm này xuất hiện nhiều nhất khi hành giả mới bắt đầu niệm Phật, trong quá trình dùng câu Phật hiệu để gạn đục khơi trong đa phần người niệm Phật đều gặp tình trạng như bạn nên không có gì bạn phải quá sợ sệt cả. Hãy an nhiên mà tập trung vào câu Phật, tuyệt đối không tập trung vào ý niệm kia; đồng thời thường quán chiếu nghiệp chướng sâu nặng từ vô lượng kiếp đến nay làm cản trở con đường tu hành mà cầu sự gia bị của chư Phật.
*Nói tục so với các tập khí khác dễ khắc phục sửa đổi, nói nhiều thì lỗi lỗi nhiều, rõ ràng “bớt nói một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật” có phải sẽ tốt hơn? Người xưa có câu rất hay “uốn lỡi ba lần trước khi nói” vì lời nói tuy vô hình nhưng sắc tựa gươm, mang đến nhiều hậu họa khó lường. Bởi vậy, cách tốt nhất là phải biết cẩn trọng từng lời từng câu; nếu câu nào cũng kèm A Di Đà Phật thì tốt rồi.
*Thấy người ăn mặc hớ hênh mà như không thấy, nghe người nói chuyện dâm ô mà như không nghe- nghĩa là hình ảnh, âm thanh có lọt vào mắt, vào tai nhưng chúng không hề tác động, nếu quả thực bạn thực hành được như thế thì quá tốt. Chỉ sợ là cứ cố bịt mắt, bịt tai không thấy, không nghe gì đến khi mắt thấy được, tai thấy được thì tâm loạn động không làm chủ được. Giống như chú sa di tu hành trên núi mười mấy năm rất tinh tấn, vậy mà chỉ vài giờ được thầy dẫn xuống núi và bắt gặp cô thiếu nữ thì trở nên u sầu. Chúng ta tu hành là phải tu giữa cuộc sống đời thường, chỉ cần bớt nghe bớt nói bớt nhìn chứ không phải là trốn chạy. Do vậy câu “lão thật niệm Phật” tùy vào hoàn cảnh của mỗi người mà khéo thực hành. Nếu quả thật ngay cả một “câu cửa miệng” không điều chỉnh được thì “lão thật niệm Phật” có phải chỉ là lý thuyết không?
Nam Mô A Di Đà Phật