Trong số quý vị đây, ắt có người nghĩ mình niệm Phật đã lâu nhưng sao chẳng đắc lực. Ðấy là vì thời gian ta niệm Phật hiện tại rất ngắn, mà nghiệp đã tạo từ vô thỉ đến nay lại rất nhiều. Trong kinh dạy: “Nếu ác nghiệp có hình tướng thì trọn cõi hư không cũng chẳng thể chứa hết nổi”. Ví như một gian nhà lớn bốc cháy đùng đùng, toan cầm một chén nước tạt vào mong dập tắt lửa thì đấy là chuyện bất khả. Chỉ có cả xe nước lớn của xe chữa lửa, lại liên tục phun thêm nước vào, khiến cho lửa chẳng lan rộng thêm thì mới có thể dập được lửa.
Lửa đó ví như vô minh, phiền não, nước như cam lồ Phật pháp. Nước diệt được lửa là ví cho Phật pháp có khả năng đối trị phiền não. Nhưng muốn diệt được phiền não nhiều đời, nhiều kiếp thì chỉ có nhất tâm niệm Phật mới đắc lực. Kinh dạy: “Chí thành niệm Phật một tiếng diệt được trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử”. Quý vị đồng tu phải nghiến răng quyết từ nay trở đi đừng làm các điều ác, giống như chẳng đến bên đống lửa lớn bỏ thêm các chất đốt như củi, than, dầu hỏa v.v… Lại càng thêm khẩn mật dụng công niệm Phật, giống như đem từng xe, từng xe nước đến dập lửa. Nhưng dập tắt lửa chẳng cần phải dập hoàn toàn, chỉ cần dập tắt chừng bảy phần, ba phần lửa sót lại do vì có hơi nước hiện diện cũng dần dần giảm yếu. Cuối cùng rồi cũng tắt hết. Quý vị đồng tu cứ làm theo đúng như thế thì chẳng lâu sau, tự mình cũng có thể niệm Phật đến chỗ đắc lực được.
Bây giờ, tôi giảng vì sao Phước và Huệ là một khối chặt chẽ? Bổn tánh vốn thanh tịnh, quang minh, nhưng do vô minh che lấp nên quang minh chẳng xuất hiện được, khác nào tấm gương bị bụi lấp nên chẳng soi tỏ được. Hiện tại tu Phước giống như dùng khăn lau chùi gương. Chỉ cần bụi rớt đi thì ánh sáng sẽ tỏa ra. Vì thế, tu Phước chính là tu Huệ. Các tông khác minh tâm kiến tánh, chứng quả A La Hán rồi mới có thể liễu sanh thoát tử. Niệm Phật thì niệm đến Nhất Tâm Bất Loạn bèn thoát khỏi tam đồ lục đạo.
Hôm nay, tôi toàn giảng về Niệm Phật, toàn là những chuyện bình thường, rất dễ thực hành, còn việc đàm huyền luận diệu thì hãy tạm chẳng nói đến bởi các vị đồng tu khi nghe giảng kinh đã từng nghe qua rồi. Hiện tại, tôi chuyên giảng phương pháp dụng công tu tập. Phật pháp có mười tông phái lớn, nhưng chỉ có pháp Niệm Phật của Tịnh Ðộ Tông là hữu dụng. Pháp Niệm Phật của các tông khác chưa rốt ráo nên vẫn chưa hữu dụng. Như có ba cách cứu hỏa, chẳng dùng nước cũng có thể diệt được lửa. Nếu lúc cứu hỏa không có nước thì có thể dùng một cái móc lớn kéo sập cả căn nhà. Nóc đổ, tường đổ cũng diệt được lửa. Ðiều này ví như các tông khác chẳng nhờ vào Phật lực cũng có thể liễu sanh tử. Còn cách chữa lửa của Tịnh Ðộ Tông là trước hết khiến cho thế lửa chẳng mạnh thêm, rồi mới đem từng xe nước dập lửa. Ðây chính là ngoài Tự Lực còn có thêm Phật lực. Trong các pháp môn, pháp môn Nhị Lực này đặc biệt nhất.
Trích Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập
Cố lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam (Vãng Sanh Lưu Lại Cả Ngàn Viên Xá Lợi)
Nhiều người khi mắc lỗi lầm xong thì tự ti rằng tội mình thế này….thế này. PHẬT dùng DANH hiệu 4 chữ A DI ĐÀ PHẬT mà chỉ cần hễ ai niệm đều được độ thoát. Càng nghĩ càng tủm tỉm cười. Vui vì mười phương PHẬT HOAN HỶ.Thật trách cái tâm mình chẳng chịu niệm.
Cho con hỏi một điều là khi ta diệt nhập niết bàn có nghĩa là ta sẽ chết mãi mãi ạ. Mà khi phật Di Đà nhập niết bàn thì phật pháp sẽ diệt tận luôn ạ, hay là vẫn tồn tại. Lúc như vậy chúng sanh ko thể cứu đc ạ.
Mà phật pháp diệt tận thì ta vãng sanh về đó thì ta cũng không còn luôn. Và thế giới tây phương ko còn luôn.
Xin cô chú chỉ giúp con. Để trừ đc mối nghi này. A Di Đà Phật
Bạn nghe ai nói mà tâm loạn xạ thế này.?hãy đọc kỹ kinh VÔ LƯỢNG THỌ và đừng khởi nghi hoặc .
A Di Đà Phật
Bạn Lê Văn Thăng,
Niết bàn là cảnh giới của chư Phật, vì thế chỉ có Phật-Phật mới có thể lý giải được. Tuy nhiên để hiểu được niết bàn là gì, trong các kinh Phật đức Phật Thích Ca cũng đã cắt nghĩa về cảnh giới này, đặc biệt trong Kinh Đại Niết Bàn. Vì thế muốn hiểu được niết bàn là gì, trước hết chúng ta phải hiểu: Phật là gì?
1. Thế nào là Phật?
“Phật gọi là giác, đã tự giác ngộ lại có thể giác ngộ người khác. Như có người rõ biết kẻ giặc cướp, thời giặc cướp không hại được. Đại Bồ Tát có thể rõ biết tất cả vô lượng phiền não. Vì rõ biết nên các phiền não không làm não được. Do đây nên gọi là Phật. Do vì giác ngộ nên chẳng sanh, chẳng lão, chẳng bịnh, chẳng tử, do đây gọi là Phật.
Phật hiệu là Bà Dà Bà ― Bà Dà là phá, Bà là phiền não. Có thể phá phiền não nên hiệu Bà Dà Bà”.
2. Thế nào là niết bàn?
Trong Kinh Đại Niết Bàn Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Nếu chỗ phiền não dứt là Niết Bàn thời không phải. Vì xưa kia lúc Đức Như Lai mới thành Phật, đi đến bờ sông Ni Liên Thiền, Ma Vương cùng quyến thuộc đến chỗ Phật thưa rằng : Thời kỳ Niết Bàn đã đến sao Thế Tôn chẳng nhập?”
Phật bảo Ma Vương : Nay ta chưa có hàng đa văn đệ tử giới hạnh tinh nghiêm Trí huệ thông minh, có thể giáo hoá chúng sanh, nên ta chẳng nhập Niết Bàn.
Nếu nói rằng chỗ phiền não dứt là Niết bàn, Bồ Tát từ vô lượng kiếp đã dứt phiền não, cớ sao chẳng đặng gọi là Niết Bàn ? Đều đồng dứt, cớ sao gọi riêng chư Phật có Niết Bàn, còn Bồ Tát thời không ? Nếu dứt phiền não chẳng phải là Niết Bàn cớ sao ngày trước đức Như Lai bảo ông Sanh Danh : Chính thân của ta đây là Niết Bàn?
Lúc Như Lai ở nước Tỳ Xá Ly, Ma Vương lại đến thưa: Thế Tôn ngày trước nói rằng vì chưa có hàng đệ tử đa văn trì giới thông minh trí huệ có thể giáo hóa chúng sanh, nên Thế Tôn chẳng nhập Niết bàn. Nay đã đầy đủ cớ sao Thế Tôn chẳng nhập? Như Lai bảo Ma Vương: Sau đây ba tháng ta sẽ nhập Niết Bàn.
Bạch Thế Tôn! Giả sử diệt độ chẳng phải nhập Niết bàn, tại sao đức Như Lai lại hẹn ba tháng sẽ nhập Niết Bàn?
Bạch Thế Tôn! Nếu dứt phiền não là Niết Bàn, ngày trước lúc đức Như Lai ngồi nơi đạo tràng Bồ Đề dứt hết phiền não bèn là Niết Bàn, sao lại nói với Ma Vương sau ba tháng sẽ nhập Niết Bàn?
Bạch Thế Tôn! Nếu lúc đó là Niết Bàn, tại sao lại tuyên bố đến cuối đêm sẽ nhập Niết Bàn?
Đức Như Lai là đấng thành thiệt, cớ sao lại nói những lời hư vọng như vậy?
Phật bảo Cao Quý Đức Vương Bồ Tát: “Nầy Thiện nam tử ! Như Lai đã đặng tướng lưỡi rộng dài, phải biết rằng Như Lai từ vô lượng kiếp đã lìa vọng ngữ. Tất cả chư Phật và Bồ Tát phàm có nói ra đều là lời thành thật chắc chắn không hư dối.
Nầy Thiện nam tử! Ngày trước Ma Ba Tuần thỉnh Phật nhập Niết Bàn, mà Ma Vương chẳng biết tướng Niết Bàn. Ý Ma Vương cho rằng chẳng giáo hoá chúng sanh yên lặng bất động đó là Niết Bàn. Ví như người đời thấy có ai chẳng nói chẳng làm, bèn cho rằng người nầy như chết. Ý Ma Vương cũng như vậy.
Nầy Thiện nam tử! Như Lai chẳng nói Phật Pháp và chúng Tăng không có tướng sai khác. Chỉ nói thường trụ và thanh tịnh hai pháp nầy không sai khác. Phật cũng chẳng nói Phật cùng Phật tánh và Niết Bàn không có tướng sai khác, chỉ nói thường hằng bất biến là không sai khác, Phật cũng chẳng nói Niết Bàn và thiệt tướng không có tướng sai khác, chỉ nói thường trụ và thật chẳng biến đổi không có sai khác.
Nầy Thiện nam tử! Có lúc hàng Thanh Văn đệ tử của ta sanh sự tránh tụng, như các Tỳ Kheo ở nước Câu Diêm Vi trái lời dạy của Phật phạm nhiều cấm giới, chẳng kính trọng Phật, Pháp, Tăng, giới luật hòa thượng. Những Tỳ Kheo ác nầy chẳng tin lời dạy của Phật. Vì những người nầy mà ta bảo Ma Ba Tuần ông chớ lo rằng chậm. Sau ba tháng ta sẽ nhập Niết Bàn.
Nầy Thiện nam tử! Nhơn vì các Tỳ Kheo ác nầy, khiến hàng Thanh Văn chẳng thấy thân của ta, chẳng nghe ta thuyết pháp, bèn cho rằng Như Lai nhập Niết Bàn. Chỉ hàng Bồ Tát thấy được thân ta, thường nghe ta thuyết pháp, nên chẳng cho rằng Phật nhập Niết Bàn.
Dầu hàng Thanh Văn nói rằng Như Lai nhập Niết Bàn, nhưng thật ra ta chẳng nhập Niết Bàn.
Nếu Thanh Văn đệ tử của ta nói rằng Như Lai nhập Niết Bàn, phải biết người nầy chẳng phải đệ tử của Phật, là bè đảng của ma, là người tà kiến chẳng phải chánh kiến. Nếu nói Như Lai chẳng nhập Niết bàn, phải biết người nầy thiệt là đệ tử Phật, là người chánh kiến chẳng phải bè đảng của ma.
Nầy Thiện nam tử! Ta chẳng thấy trong hàng đệ tử có người nào cho rằng Như Lai chẳng giáo hóa chúng sanh yên lặng bất động gọi là Niết bàn.
Ví như trưởng giả có đông con cái, đi đến xứ khác chưa trở về. Những người con đều cho rằng cha mình đã chết. Như trưởng giả nầy thiệt chẳng chết, mà những người con điên đảo tưởng rằng chết. Cũng vậy, hàng Thanh Văn đệ tử vì chẳng thấy Phật, bèn cho rằng Như Lai đã nhập Niết Bàn trong rừng Ta La nơi thành Câu Thi Na, nhưng thật ra ta chẳng nhập Niết Bàn, mà hàng Thanh Văn tưởng là nhập Niết Bàn.
Ví như ngọn đèn sáng, có người che kín đó, những kẻ không biết cho rằng đèn đã tắt, nhưng đèn sáng nầy thiệt chẳng tắt, vì không biết nên cho là tắt. Cũng vậy, hàng Thanh Văn đệ tử dầu có huệ nhãn nhưng bị phiền não che đậy làm cho tâm điên đảo chẳng thấy được thân chơn thật của Phật, bèn tưởng là Phật diệt độ, nhưng thiệt ra ta chẳng diệt độ.
Như người sanh manh chẳng thấy mặt trời mặt trăng, chẳng biết ngày đêm sáng tối, vì chẳng biết bèn nói rằng không có mặt trời mặt trăng thiệt, do vì không thấy nên sanh tưởng điên đảo. Cũng vậy, hàng Thanh Văn đệ tử, vì chẳng thấy Như Lai bèn cho rằng Phật nhập Niết Bàn. Nhưng thật ra Như Lai chẳng nhập Niết Bàn.
Ví như mây mù che khuất mặt trời mặt trăng, kẻ ngu si cho rằng không có mặt trời mặt trăng. Cũng vậy, Vì các phiền não che đôi mắt trí huệ nên hàng Thanh Văn chẳng thấy Như Lai bèn cho rằng Như Lai nhập Niết Bàn.
Nầy Thiện nam tử! Đây là đức Như Lai thị hiện Anh Nhi Hạnh chớ chẳng phải diệt độ.
Nầy Thiện nam tử! Như lúc mặt trời lặn, vì Hắc Sơn che khuất mặt trời, nên chúng sanh Diêm Phù Đề chẳng thấy, nhưng thật ra mặt trời không có lặn, vì không thấy nên chúng sanh tưởng là lặn. Cũng vậy, hàng Thanh Văn đệ tử bị phiền não che ngăn chẳng thấy thân Phật, vì chẳng thấy nên cho rằng Như Lai nhập Niết Bàn, nhưng thiệt ra Phật chẳng nhập Niết Bàn.
Do đây nên Phật ở nước Tỳ Da Ly bảo Ma Ba Tuần : Sau ba tháng ta sẽ nhập Niết Bàn.
Nầy Thiện nam tử! Như Lai thấy trước rằng Ca Diếp Bồ Tát sau ba tháng căn lành sẽ thành thục, cũng thấy núi Hương Sơn ông Tu Bạt Đà La an cư xong sẽ đến chỗ ta, nên ta bảo Ma Ba Tuần sau ba tháng sẽ nhập Niết Bàn.
Nầy Thiện nam tử! Có năm trăm lực sĩ mãn ba tháng cũng sẽ phát tâm vô thượng Bồ Đề, vì họ nên ta bảo ma Ba Tuần sau ba tháng Phật sẽ nhập Niết Bàn.
Nầy Thiện nam tử! Bọn ông Thuần Đà năm trăm Lê Xa tử, và Am La nữ
Sau ba tháng thời đạo tâm vô thượng sẽ thành thục, vì những người nầy nên ta bảo ma Ba Tuần sau ba tháng Như Lai sẽ nhập Niết Bàn.
Nầy Thiện nam tử! Ông Tu Na Sát Đa theo hàng ngoại đạo Ni Kiền Tử, ta vì ông thuyết pháp trọn mười hai năm, ông chẳng tin chẳng thọ, chẳng bỏ tà kiến, ta biết ác tâm tà kiến của ông sau ba tháng quyết định có thể dứt trừ, nên ta bảo ma Ba Tuần sau ba tháng Phật sẽ nhập Niết Bàn.
Nầy Thiện nam tử! Do nhơn duyên gì mà ngày trước ở bên sông Ni Liên, ta bảo ma Ba Tuần vì chưa có hàng đệ tử đa văn trí huệ nên Phật chẳng nhập Niết Bàn?
Lúc đó ta muốn chuyển pháp luân độ các ông Kiều Trần Như v.v…, cũng muốn độ các ông Da Xá, muốn độ bọn ông Úc Dà trưởng giả, muốn độ vua Tần Bà Ta La nước Ma Dà Đà cùng vô lượng nhơn thiên, muốn độ thầy trò Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Na Đề Ca Diếp, Dà Da Ca Diếp, cũng muốn độ các ông Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên v.v… Vì thế nên ta bảo ma Ba Tuần : Như Lai chẳng nhập Niết Bàn.
Nầy Thiện nam tử! Có Niết Bàn chẳng phải là Đại Niết Bàn. Chẳng thấy Phật tánh mà dứt phiền não thời gọi là Niết Bàn chẳng phải Đại Niết Bàn. Bởi chẳng thấy Phật tánh nên không có thường, ngã, chỉ có lạc và tịnh, do đây nên dầu dứt phiền não mà chẳng được gọi là Đại Niết Bàn. Nếu thấy Phật tánh dứt phiền não thời gọi là Đại Niết Bàn, vì thấy Phật tánh nên được gọi là thường, lạc, ngã, tịnh.
Nầy Thiện nam tử! “ Niết” nghĩa là chẳng, “ Bàn” nghĩa là dệt, nghĩa chẳng diệt gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là che, chẳng bị che bèn gọi là Niết Bàn. Bàn lại có nghĩa là đi đến, chẳng đi chẳng đến gọi là Niết Bàn. “ Bàn” lại có nghĩa là bất định, không bất định gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là mới cũ, không mới cũ gọi là Niết Bàn. “Bàn” lại có nghĩa là chướng ngại, không chướng ngại gọi là Niết Bàn”.
Hy vọng qua đoạn kinh văn trên bạn có thể hiểu rõ về cụm từ niết bàn mà phát tâm thanh tịnh để tu học cho tới ngày đủ thiện căn phước đức nhân duyên để về Tịnh Độ.
TĐ
Này Thăng, Niết Bàn là cảnh giới tối thượng tối thắng, đối với hạn người không tin không thấy Phật, Phật sẽ thị hiện nhập Niết Bàn, nhưng thật ra Phật chẳng nhập Niết Bàn, làm sao Phật lại bỏ chúng sanh đang trong khổ não mà Niết Bàn hẳn được, người xem chúng sanh như con, làm sao người lại bỏ hẳn mà Niết Bàn được, khi nào độ hết tất cả chúng sanh người mới Niết Bàn hẳn, khi nào hạng nhứt xiển đề thành Phật người mới Niết Bàn hẳn, pháp của chư Phật là vậy. Đây cũng là nguyên nhân vì sao kinh Đại Bát Niết Bàn người giao cho Bồ Tát mà không phải là thanh văn, Bồ Tát đem giáo pháp gìn giữ lâu xa về sau, khiến những ai chưa tin sẽ tin, những ai đã tin sẽ được độ thoát, người gieo duyên lành cho những ai đời này chưa độ được sẽ được độ ở vị lai, vì những nghĩa đó mà đức Phật chưa Niết Bàn hẳn. Các vị A La Hán cũng chứng Niết Bàn, nhung dần nhập diệt hết, vì pháp của họ là vậy, hàng Bồ Tát thường cưỡi thuyền Pháp qua lại độ chúng sanh để thành thục Phật quả, nên kinh Đại Bát Niết Bàn Phật giao phó cho các vị Bồ Tát. Phật sẽ không nhập Niết Bàn hẳn đâu, Thăng đừng lo lắng. Thăng phải học chậm lại, phải giữ vững chỗ tin nơi Phật pháp, học chậm lại, từ căn bản nhất: lý nhân quả phải tin vững, khổ là gì, nguyên nhân khổ do đâu….phải chậm phải chắc, đi từng bước một, không được đốt cháy giai đoạn, cũng không được lười nhát trễ nãy, đừng quá ham thích cảnh giới này cảnh giới kia rồi rơi tà kiến, giáo lý chư Phật rất giản dị, giáo lý chư Phật giúp ta thấu rõ mọi điều trong cuộc sống, đối vật đối cảnh đều phải nhìn rõ thì mới ko lầm đường, thăng có thấy lý nhân quả rất chân thật trong cuộc sống không, nhìn xung quanh, nhìn bạn bè họ hàng, người thân, có lý giải được vì sao ta lại có duyên với họ, vì sao ta lại thân thiết với người này lại không thân với người kia, vì sao có người ta thương, có người ta ghét ….người cùng duyên thì sẽ lên chung một thuyền, duyên lành thì thương yêu hoà hợp, duyên ko lành thì ganh ghét cãi nhau…rõ lý nhân quả Thăng sẽ nhận thấy được rõ ràng điều đó, rồi khổ, những gì là khổ, đói, khát, sợ hãi, lo lắng….không nơi nương tựa, không ai quan tâm, bị nói xấu, bị hãm hại, bị ganh ghét đố kỵ, bệnh tật….quá nhiều nỗi khổ, thăng có thấu rõ những điều đó chưa, phải tự lý giải tự thấy được điều đó, rất nhiều điều mà người học pháp Phật phải hiểu, phải nắm, từ những căn bản nhất, đó là những nền tảng, như xây nhà trước tiên phải có nền móng, nếu ko có nền móng thì khó lòng xây được. Thăng khoan hãy nói về Niết Bàn, cũng đừng tò mò tìm hiểu đọc kinh Đại Bát Niết Bàn, rất nguy hiểm nếu Thăng chưa nắm vững, kinh Đại Bát Niết Bàn như Phật nói là thuốc hay đối với người trí nhưng lại là độc đối với người không trí, rất nguy hiểm, nguy hiểm vô cùng. Phật pháp giúp ta giải thoát, tự ta phải biết giải thoát khỏi điều gì, điều gì khổ khiến ta phải học để giải thoát, ta có nhìn rõ được không hay còn ngộ nhận, còn mơ hồ giữa khổ và vui của sinh tử. Cuộc đời này biết đến Kinh Vô Lượng Thọ, biết có Đức Di Đà, biết người sẽ tiếp dẫn lúc lâm chung khi nguyện về với người là đủ rồi, giữ vững chỗ tin này đừng bao giờ để mất, cứ tuỳ duyên tu học mà mở cửa tự tánh của chính mình, hết đời mà chưa mở được thì ta nguyện về Tây Phương gặp đức Di Đà hoc tiếp.
Con niệm Phật cũng lâu rồi , Nhưng không hiểu sao mấy ngày hôm nay mỗi lần niệm Phật là trong đầu con khởi lên những gì thuộc thô tục quan hệ bậy bạ . Mình sợ quá cố gắng suy nghĩ sang vấn đề khác .để khỏi nghĩ bậy bạ. Nhưng trong lòng vẫn lo sợ . sợ mình gây tội với chư Phật . vì những ý nghĩ tục tiểu . mình lạy Phật sám hối hàng ngày , nhưng tâm bất an lắm . Mong các bạn cho mình lời khuyên giờ phải làm sao .
Bạn hãy đọc: Vì Sao Khi Phát Tâm Niệm Phật Tà Niệm Liền Khởi Lên Mạnh Mẽ?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/07/vi-sao-ta-niem-khoi-len-manh-me-luc-moi-phat-tam-tu-hanh-va-cach-khac-phuc-ra-sao/
Mình niệm Phật cũng thấy thế. Mình tìm hiểu đọc thì thấy có 2 ý:
1 – Trước mình không niệm Phật nên khi tà niệm khởi lên thì cảm thấy bình thường cũng chẳng mấy để ý, cũng không thấy có gì nghiêm trọng. Bây giờ niệm Phật tà niệm khởi lên mới phát hiện ra thật đáng ghê sợ chứ không phải trước kia không có.
2- Tà niệm như bùn đục lắng dưới đáy ao, giờ mình niệm Phật như muốn vét hết bùn dưới dáy ao đi để nước trở về trong nhưng nhất thời khi chưa thể vét bùn đi được thì sẽ khoắng cho ao nước đục lên.
A Di Đà Phật.
Bạn Thăng thật biết lo xa.theo mình biết thì sau khi phật a di đà nhập niết bàn,phật pháp tồn tại một thời gian nữa rồi diệt mất .ngay khi đó bồ tát quan thế âm sẽ thành phật tại cõi cực lạc và cõi cực lạc đổi tên thành Nhất thiết trân bảo trang nghiêm..khi ấy cõi cực lạc lại càng tốt đẹp hơn trước nữa.
2 bạn Thăng & Trang mến,
2 bạn an tâm là Phật pháp không thể tận diệt vì Phật pháp là chân như tự tánh lưu xuất ra. Không có Phật tánh cũng chẳng thể có cái thế giới này – nói đơn giản như vậy. Khi nói pháp tận diệt là nói pháp tạm thời có hiện hữu ở 1 cõi uế độ nào đó hay không (ví dụ cõi Ta Bà), chứ không phải nói trên cả các thế giới khác đều không có và vĩnh viễn ở trên cõi đó sẽ không có Phật pháp nữa.
Tiếp theo: khi nói nhập Niết Bàn là để chỉ sự xả bỏ hình tướng – nghĩa là ứng hóa thân (thân tướng hiện ở cõi Uế Độ như cõi Ta Bà này) hoặc báo thân (thân hiện ở cõi Tịnh Độ, ví dụ như Tây Phương Cực Lạc) mà thôi, còn thực sự thì Phật đã chứng được pháp thân, mà pháp thân thì bất sanh bất diệt, nên thực tế mà nói Phật không nhập Niết Bàn, nghĩa là không có khái niệm đoạn diệt như các bạn nghĩ. Khi nói Phật A Di Đà nhập Niết Bàn, Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ thành Phật & tiếp quản cõi Cực Lạc Tây Phương, thì thực tế là Phật A Di Đà vẫn có thể hiện ứng hóa thân hoặc báo thân ở vô số cõi nước khác.
Vậy thì việc các Ngài nói diệt độ hay nhập Niết Bàn, rút cục cũng chỉ là phương tiện nói với các chúng sanh có căn cơ khác nhau. Với hạng phàm phu hoặc bậc tiểu thừa A La Hán (Thanh Văn) còn phân biệt thì nói vậy, còn với bậc Bồ Tát thì lại nói thực tướng các pháp là bất sanh bất diệt như trong đoạn Kinh Đại Niết Bàn mà đạo hữu TĐ trích ở trên.
Vài lời nôm na như vậy. Hi vọng các bạn hiểu thêm chút. Nếu chưa hiểu thì ta bỏ đó, xả đi và học tiếp, vậy thôi. Không nên nghĩ mãi tại sao ta không hiểu, hoặc vừa học Kinh vừa nghĩ tại sao Kinh lại nói vô lý như vậy. Lời chia sẻ này đặc biệt dành cho bạn Thăng. DM quan sát bạn được 1 tgian rồi, chúc bạn sẽ có ngày chân thật thọ dụng được 1 lời dạy đúng pháp.
A Di Đà Phật!
Bạn thử niệm cứ 1000 câu PHẬT hiệu thì niệm 500 câu NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁTnhư pháp sư ẤN QUANG dạy xem sao?Tôi không thấy ai niệm QUÁN THẾ ÂM rồi mà nghĩ điều xằng bậy cả.
Vậy phải niệm thêm danh hiệu Bồ Tát nữa hả bạn ?
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VN KHẲNG ĐỊNH PHÁP MÔN NIỆM PHẬT ĐÃ CÓ TỪ NGÀN XƯA (KHÔNG PHẢI LÀ SẢN PHẨM DO NGƯỜI HOA TƯỞNG TƯỢNG RA)
GNO – Công văn số 006/CV-HĐTS do TT.Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN ký ngày 9-1 qua, gửi tới BTS PG các tỉnh, thành cả nước khẳng định, pháp môn Niệm Phật có từ ngàn xưa, được các tự viện, Phật tử ứng dụng tu tập.
Hiện nay, ở hầu khắp các địa phương đều có Tịnh độ đạo tràng trên cơ sở quyết định của Ban Hoằng pháp T.Ư (năm 2013) cho tập hợp những người tu pháp môn Niệm Phật từ các ban hộ niệm tự phát nhằm quản lý, hướng dẫn theo Chánh pháp và truyền thống văn hóa Phật giáo VN – công văn đề cập.
http://giacngo.vn/mobile/?CategoryID=220&Year=2017&Month=01&Day=13&ContentID=53C482
Tuy nhiên, theo công văn, ở một số địa phương, do quan điểm khác nhau của BTS PG sở tại, đã không cho phép các Phật tử Tịnh độ đạo tràng thực hành tu tập. Qua đó, nêu rõ ý kiến của TƯGH – tại hội nghị kỳ 5 khóa VII HĐTS, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS có ý kiến chỉ đạo rằng, trong khi chờ thành lập Phân ban quản lý các đạo tràng thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư, các BTS PG tỉnh thành, chư tôn đức các tự viện… có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện cho các Tịnh độ đạo tràng tu tập đúng Chánh pháp và văn hóa PG Việt Nam.
Bên cạnh đó, yêu cầu các địa phương cần hướng dẫn các Tịnh độ đạo tràng đăng ký sinh hoạt với BTS theo tinh thần chỉ đạo của Ban Thường trực HĐTS tại Thông tư 474/TT-HĐTS ngày 21-12-2015.
A.Lạc
A di đà phật, con năm nay 19 tuổi là sinh viên, con tìm hiểu phật pháp qua bài giảng và internet, một lần con đọc được rằng, niệm A di đà phật rất tốt cho người tu hành, vậy cho phép con hỏi, mỗi tối sau khi hoàn thành hết công việc học, liệu con có được phép, tịnh tâm và niệm A di đà phật không ạ,con mong được vấn đáp con xin chân thành cảm ơn
A DI ĐÀ PHẬT. Hoàn toàn có thể được nếu Ánh Kim sắp xếp được, nếu đã tín tâm và phát nguyện về Tịnh Độ thì tốt, lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều niệm được, làm công việc dùng sức cũng niệm được