Ngày nay những người muốn vãng sinh rất đông, nhưng người thực sự đến được Thế giới Cực Lạc không nhiều. Nguyên nhân là gì? Thân nghiệp luân hồi không nỡ buông xuống. Điều đầu tiên chính là đạo tràng, xây đạo tràng càng lớn thì càng khó buông bỏ. Tiếp đến là gì? Tình chấp. Tình chấp của người tại gia là vợ chồng, con cái; tình chấp của người xuất gia là đệ tử. Cứ nghĩ đến chuyện này, nhớ đến chuyện kia, có chút mảy may không buông xuống được thì không thể vãng sanh, đây là một sự thực. Lại còn ân ân oán oán không buông bỏ được, người kia đối xử với tôi rất tốt, tôi chưa trả được ơn, người kia ăn ở tệ với tôi, tôi vẫn chưa trả thù được, vẫn còn ân oán chưa buông xuống được. Vậy làm sao mà vãng sanh?
Thế giới Cực lạc là quốc độ thanh tịnh, những thứ này là ô nhiễm, Phật A Di Đà và đại chúng ở thế giới Cực lạc chắc chắn sẽ không dung nạp những thứ ô nhiễm mà quí vị mang đến thế giới đó. Quí vị phải xử lý những thứ này cho sạch sẽ, thân tâm thanh tịnh, mảy trần không nhiễm, quí vị mới có thể vãng sinh được. Sự việc này là đại sự, quan trọng hơn bất cứ thứ gì, lúc nào làm? Hiện tại nên làm rồi. Bởi vì không biết tai nạn lúc nào đến, tai nạn đột nhiên đến rồi thì phải làm sao? Ta còn nghĩ cái này cái kia, thứ này chưa buông được, thứ kia chưa buông được, thì không thể vãng sanh được. Vậy là quí vị tùy nghiệp mà lưu chuyển, lại làm việc luân hồi. Lúc nào? Hiện tại hãy buông xuống. Buông xuống là trong tâm buông xuống, sự sẽ không sao cả, sự không bị chướng ngại, quan trọng nhất là tâm của quí vị , đừng vướng mắc trong tâm, đừng có tâm niệm đó, cũng chính là nói, ý niệm tự tư tự lợi không còn nữa. Ý niệm danh văn lợi dưỡng không còn nữa. Sự hưởng thụ đối với ngũ dục, lục trần, không còn nữa. Sự buộc ràng trong thất tình, hỉ nộ ai lạc không còn nữa. Tham sân si mạn nghi hạ nhiệt rất nhiều. Quí vị sẽ có hy vọng vãng sanh, lúc nào vãng sinh đều không còn chướng ngại nữa.
Nếu những thứ linh tinh này vẫn còn quí vị phải nghĩ xem, việc quí vị vãng sanh không chắc chắn lắm. Đây là ngu si, đây là phiền não, tập khí. Tuy thế giới Cực lạc chủ trương đới nghiệp (đới nghiệp có nghĩa là mang nghiệp cũ, không mang hiện hành) hơi thở cuối cùng còn chưa đoạn, còn có ràng buộc, vậy không phải là hỏng rồi sao? Vì thế thực sự tin chắc, ngày thường sẽ nhẹ nhàng, đến giờ khắc cấp bách chỉ có Phật hiệu, ngoài Phật hiệu ra không có gì nữa, người như thế chắc chắn sẽ vãng sinh. Rèn luyện bằng cách nào? Tôi có một cách dùng đã mấy năm rồi, có chút hiệu quả, chia sẻ để mọi người cùng tham khảo. Mỗi ngày khi lên giường đi ngủ liền nghĩ mình đã chết, vậy còn có gì mà buông không được? Đang luyện tập, luyện tập chết, mỗi buổi tối luyện tập một lần, đến lúc chết thật sẽ rất bình thường, ngày ngày đều như vậy, không nghĩ việc gì nữa, đừng nghĩ đến chuyện gì cả. Phương pháp này tuy rất ngốc nghếch nhưng nó lại có hiệu quả. Con người đến lúc chết, quí vị có thể mang theo được thứ gì? Những thứ trước mặt có cũng tốt, không có cũng rất tốt, đừng để gì trong tâm hết vậy là đúng rồi. Vẫn còn một thứ để trong tâm đó đều là phiền não của quí vị, chướng ngại tâm thanh tịnh của quí vị, chướng ngại công đức vãng sanh của quí vị. Lúc thường nên nhẹ nhàng, mỗi ngày đi ngủ luyện tập triệt để buông bỏ, đừng để trong lòng nữa. Thực sự giống như thiền sư Trung Phong nói: Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, Phật A Di Đà là tâm của ta, tâm ta tức là Phật A Di Đà.
“Ghét bỏ thân nghiệp luân hồi”, nên ghét bỏ thân này, đừng yêu thích nó. Ngày ngày tô điểm cho nó, ngày ngày đều chiều chuộng nó, vậy là phiền phức lớn rồi! Điều đó chứng minh điều gì, chứng tỏ quí vị không thể xả ly được, không thể buông bỏ được. Đây là chướng ngại lớn nhất. Buông bỏ được mới có thể cùng lên bờ thế giới Cực Lạc, không buông bỏ được là không ổn.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (tập 446)
Thời gian: 08.06.2011
Địa điểm: Tịnh Tông Cương Sơn, Nhật Bản
Chủ giảng: Lão hòa thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Một buổi chập tối mùa hè năm 2009, thời tiết rất nóng nực, lão Hòa thượng Hải Hiền và mấy vị Pháp sư trong sân ngồi dưới đất hóng gió. Lão Hòa thượng nói rằng:
“Người xuất gia không xem trọng ăn, mặc, không được phan duyên, không nên hy vọng người khác cúng dường cho con. Người khác cúng dường cho con, con cũng không thể nói không cần, con nhận rồi thì bỏ vào thùng công đức hoặc là in ấn kinh sách đều được, cho dù thế nào cũng không được dùng để chính mình hưởng thụ. Quần áo của mùa hè có thể che thân thì được, mùa đông mặc không để lạnh là được. Ăn cơm, cho dù cơm gì ăn đỡ đói thì được rồi. Ăn được ngon, mặc được đẹp, thì con không muốn đi Tây Phương nữa rồi.”
Lão Hòa thượng lại nói tiếp: “Việc gì cũng không nên cầu người, việc gì cũng tự mình làm, con không nghe người khác thường nói ‘nhân đáo vô cầu phẩm tự cao’ sao? Không thể kết oán thù với bất cứ người nào, kết oán thù chính là chúng ta có ngã chấp. Tất cả các việc trên đời không phải thật, tranh đông giành tây, quay đầu lại chỉ là công dã tràng, tranh qua giành lại, khi chết chỉ cần một miếng đất, có gì đáng tranh chứ? Chỉ cần chăm chỉ niệm Phật, đến Thế giới Cực Lạc cái gì cũng có.”
Trích LÃO HÒA THƯỢNG HẢI HIỀN 112 TUỔI TRỤ THẾ BIỂU PHÁP, TỰ TẠI VÃNG SANH
Chương 35. ĐỀ HUỀ GIÁO GIỚI ĐỐI VỚI HẬU BỐI
Tâm Tịnh . Bạn đọc cái này ở đâu hay vậy , chỉ cho mình đọc với ! A di đà phật . Tranh qua tranh lại , cũng chỉ là tranh vài tất đất ! A di đà phật .
A Di Đà Phật
Chào bạn An Lạc. Bạn có thể đọc ở đây
https://hoasenvanno.wordpress.com/lao-hoa-thuong-hai-hien-112-tuoi-tu-tai-vang-sanh/
Chúc nhiều an lạc, tinh tấn!
A Di Đà Phật. ..
Xin chào các liên hữu:
Làm ơn cho Tịnh Độ hỏi:
-một người bị bệnh thần kinh hay suy nhược thần kinh, uống thuốc an thần (bệnh hay quên), khi sắp lâm chung vẫn uống thuốc an thần. Niệm Phật, nguyện vảng sanh Tây Phương cực lạc, đến lúc đó không biết mình có được vảng sanh tây phương cực lạc? (Adidaphat có tiếp dẫn hay không? ) Vì lâm chung tâm không điên đảo Phật mới tiếp dẫn về TPCL? ?? Chân thành cảm ơn các liên hữu giải thích cặn kẽ giùm Tịnh Độ.
Adidaphat. ..
A Di Đà Phật
Chào LH Tịnh Độ!
“49) Phút lâm chung, nỗi khổ của cái chết bức bách, thân thể chịu vô lượng thống khổ, giống như trăm nghìn lưỡi dao đâm vào. Mắt mũi bỗng nhiên mờ mịt, muốn thấy cũng không thể thấy. Miệng lưỡi co cứng, muốn nói cũng không nói được.
Đây là tứ khổ trong tám sự khổ của kiếp người, dù người tu Niệm Phật, tin Bổn Nguyện, cầu vãng sinh chăng nữa cũng khó tránh khỏi nỗi khổ nầy. Nhưng dù mờ mịt, đến khi tắt thở, do Nguyện Lực của Đức Phật A Di Đà, sẽ thành chánh niệm mà vãng sinh.
Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, điều nầy người khác không biết được, chỉ có Phật và người tu Niệm Phật biết được mà thôi.
50) Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi A Di Đà Phật Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.”
(Trích Niệm Phật Tông Yếu- Pháp nhiên Thượng Nhân)
Nghĩ rằng nếu bị bệnh về thần kinh, lúc gần lâm chung thần kinh không ổn định cần uống thuốc an thần để niệm Phật, vậy há nhờ mấy viên thuốc mà có thể “an thần” sao? Người không bệnh lúc lâm chung vốn đã chẳng an thần được…
Nam Mô A Di Đà Phật
nếu bị bệnh không thể dùng thuốc trị hết đc thì sao không ai chú nguyện 108 biến chú dược sư vào nước để họ uống?
xin quý cô chú cho con hỏi con mới tiếp nhận pháp môn niệm Phật thấy mình rất may mắn và cũng có lập thời khóa tu sáng tối niệm Phật. Tuy nhiên ngoài lúc công phu và đi làm thời gian rảnh còn lại cuối tuần con vẫn còn thích xem đá banh trên truyền hình, thích ca hát karaoke (ở nhà hát cho vui với gia đình thôi chứ không phải ra ngoài quán ăn nhậu gì với ai cả). Vậy con xin hỏi là có sai không cô chú,con tu xen tạp và chưa thật tu phải không cô chú. Và con có nên phải quyết từ bỏ những sở thích này không. Xin cô chú đi trước góp ý chỉ dạy con, con xin cám ơn.
Chào bạn Minh,
Điểm thiết yếu là tâm bạn thực biết những sở thích đó là hư vọng, là nhân dẫn mình đi luân hồi. Trừ những người đã từng thực sự ngộ như thế, phần đông phàm phu chúng ta, nếu muốn thực hiểu được như thế cần phải hiểu giáo lý trong kinh Phật, đặc biệt là phần Phật dạy về vọng tâm trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Khi hiểu rõ như vậy thì bạn mới có động lực, lý lẽ xác đáng để từ bỏ những sở thích đó. Nên tránh tình trạng chỉ “hiểu suông” nơi miệng. Sở dĩ PH nhấn mạnh điểm “thực hiểu đó là hư vọng” bởi vì ở một số người, để từ bỏ những sở thích, thói quen thường không dễ, đặc biệt là với người tu niệm chưa thuần thục, còn nhiều vọng tưởng, chưa thấy được sự lợi lạc hiện tiền trong từng phút niệm Phật.
Nên bạn cần xem xét để có cách thực hiện cho hiệu quả. Phải nên hiểu rõ tại sao phải dứt những sở thích đó, rồi dần dần giảm thiểu lại; với người không có ý chí mạnh, không thể dứt bỏ ngay được trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, bạn cần chú ý, trong thời khoá niệm Phật, điểm thiết yếu là sự chú tâm; hãy nên thường để ý xem tâm mình, cố gắng nhiếp nó vào câu Phật hiệu. Còn về Tín, Nguyện, bạn cũng phải xét xem mình đã được thật Tín, thật Nguyện chưa nhé, tránh chỉ là tín suông, nguyện suông nơi miệng.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. ..
Xin chào các liên hữu,
Cảm ơn liên hữu Mỹ Diệp đã phúc đáp, nhưng Tịnh Độ chưa hiểu biết mấy? Xin các liên hữu nào góp ý dùm thêm (HNADDP)…
-Cảm ơn Ivy, Tịnh Độ chỉ biết niệm Phật, trì chú và tụng kinh mình bệnh suy nhược thần kinh trí nhớ kém? Đôi khi mình không tự chủ, người đang lái xe mà tâm suy nghĩ đâu đâu? ??
Chân thành cảm ơn các liên hữu.
Adidaphat. ..
Chào huynh Tịnh Độ,
Một số người bị suy nhược thần kinh do thiếu oxy, máu lên não, không biết huynh có ở trong trường hợp đó không? Nếu đúng như thế, huynh hãy tìm hiểu về việc uống một lọai thảo dược có tên là Ginkgo Biloba (rất dễ tìm ở các hiệu thuốc), đây không phải là thuốc an thần, nó giúp người bệnh đưa đủ máu/oxy lên não, nhờ đó sẽ giảm được bệnh suy nhược thần kinh. Một số người thân của PH đang dùng thuốc này và thấy ổn. Cái chính là đầu óc được tỉnh táo bình thường chứ không giống như thuốc an thần.
Thuốc an thần dùng lâu chắc là không có lợi đâu, PH đoán là khi dùng hoài như vậy, đầu óc sẽ mụ mị đi, lơ mơ, khó tập trung. Đặc biệt với người tu Phật thì rất cần một tinh thần sáng suốt, khoẻ mạnh. Cho nên, PH nghĩ huynh không nên dùng hoài thuốc an thần như vậy. Huynh hãy nghĩ đến việc giảm bớt thời gian làm việc, điều chỉnh để ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt là nên tập thể dục hằng ngày, chơi một môn thể thao nhẹ, phù hợp với lứa tuổi (ví dụ: bóng bàn, cầu lông,..). Khi huynh thực hiện được như thế, tin chắc rằng bệnh sẽ giảm, và huynh sẽ ít phụ thuộc vào thuốc an thần nữa. Trong những chia sẻ trước đây, PH hiểu là huynh có gánh nặng gia đình khá lớn, tuy nhiên, có lẽ cũng cần xem lại, phân biệt rõ nặng/nhẹ, xấu/tốt để có sự điều chỉnh hợp lý.
PH nói dài dòng như vậy vì e ngại chính tâm trí lơ mơ, không sáng suốt có thể sẽ là trở ngại cho việc vãng sanh. Lo ngại là với tâm trí khó tự chủ như vậy, thì rất dễ bị lôi kéo theo các cảnh, duyên nghiệp luân hồi; nghĩa là lúc đó có khi ta không còn muốn vãng sanh nữa.
Trong phần hành trì của mình, có lẽ huynh cần xem lại cách niệm Phật. Nếu niệm Phật, trì chú, đọc kinh,..đúng cách thì tâm trí sẽ dần an định, tâm sẽ rất dễ tập trung. Niệm đúng cách là: tiếng ở đâu, tâm phải ở đó, ví dụ niệm một chữ A, tâm nghe cho rõ ràng chữ A, đến chữ Di, thì tâm cũng phải nghe cho rõ tiếng Di. Thông thường ta chú tâm được một vài câu niệm đầu tiên, nhưng về sau thì chỉ có miệng niệm, chứ tâm thì đã rong ruổi nghĩ qua những việc khác rồi. Nếu như từ xưa đến giờ huynh không có sự chú tâm, thì giờ hãy nên thay đổi. Đó là như người uống nước, nóng lạnh tự biết. Người tu niệm Phật, cũng nên tự biết công phu của mình.
Nếu huynh tập luyện được có sự chú tâm như thế (tiếng ở đâu, tâm ở đó) thì dần dần sẽ giảm được bệnh trí nhớ kém (vì huynh phải dùng tâm mà chú ý, mà nhớ danh hiệu Phật).
Tu niệm Phật nếu hoàn toàn dựa vào tha lực thì dễ bị sức nghiệp lôi cuốn lúc nào không hay. Cho nên, dù hiểu rõ nguyện lực A Di Đà Phật không bỏ sót ta, nhưng mình cũng phải nên gắng chú tâm niệm từng giây, từng phút có thể, đó mới gọi là thành thật, là cố gắng hết sức của mình.
Chúc huynh thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Phải cố gắng phản tỉnh chính mình mới được. Chúc các bạn hữu tu tập được nhiều an lạc nhé!
A Di Đà Phật ***
Thân chào Tịnh Độ!
– Về vấn đề bện suy nhược thần kinh, hay quên thiết nghĩ Tịnh Độ nên đi bệnh viện để bác sĩ khám. Sau đó có cách giải quyết nào có thể trị, hoặc khắc phục được bệnh của bạn hay không? hằng ngày kết hợp niệm Phật, trì kinh cầu Phật, Bồ Tát gia hộ. Cũng có thể đó do bệnh nghiệp vì mỗi cá nhân chúng ta có mỗi nghiệp sai biệt không giống nhau. Nên sinh ra mỗi chúng ta có hình dáng, hoàn cảnh gia đình, sinh trưởng, bệnh đều không đồng…
– Nếu có duyên bạn thì bạn nên phóng sanh, in kinh, ấn tống rồi hồi hướng cho căn bệnh suy nhược thần kinh của bạn được thuyên giảm.
– Còn vấn đề bạn nói vừa chạy xe nhưng tâm không thể tập trung chạy xe được mà tâm còn suy nghĩ đâu đâu. Đó là do vọng niệm của bạn dậy khởi mà thôi. Ai cũng có vọng niệm cả bạn a! Đang lưu thông trên đường mà tâm không tập trung sẽ rất nguy hiểm.Hi vọng bạn khi lưu thông trên đường sẽ cố gắng tập trung cho việc lái xe hơn. Để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn và mọi người bạn nhé!
– Ví dụ chúng ta đang ở công sở làm việc nhưng việc gia đình có chút vấn đề. Chúng ta sẽ làm việc công sở bề ngoài nhưng tâm luôn hướng về gia đình vậy. Hoặc ngược lại đang ở nhà nhưng trong công sở công việc chưa giải quyết xong đang bế tắc, chúng ta cũng sẽ ngủ không yên mà tâm luôn suy nghĩ làm như thế nào để giải quyết được cho thoả đáng. Tâm không an nên thân thường sinh ra bệnh là thế. Nên chúng ta mới nương vào danh hiệu A Di Đà Phật, Bồ Tát, kinh kệ để được định tâm giảm bớt tán loạn, vọng động, bất an nơi tâm.
– Đã một thời gian lâu rồi không vào trang mình học hỏi giao lưu các bạn đồng đạo, cô, chú, anh chị. Đó là ý kiến riêng của Bảo Cẩm có gì sơ sót mong các đạo hữu bỏ qua đóng góp ý kiến nhé! Chúc Tịnh độ ngày càng tinh tấn trên đường tu tập!
— Bảo Cẩm —
*** A Di Đà Phật ***
Con cám ơn Cư sỹ Phước Huệ đúng như cư sỹ nói con cũng chỉ noi suông chứ chưa làm được vì con nghĩ thật sự khi con nêu câu hỏi là trong tâm con đã có ý mong cầu như thế con mới hỏi, nếu thật tu thì cần gì phải hỏi. Con biết con còn giả tu lắm con cần phải cố gắng nhiều và quan trọng phải thật tu nữa, con rất cám ơn cư sỹ ạ.
A Di Đà Phật. ..
Xin cảm ơn Phước Huệ, Bảo Cẩm đã góp ý cho Tịnh Độ.
-bệnh suy nhược thần kinh đã hơn 20 năm rồi. Lúc đầu uống thuốc Tây thấy không ổn, kém trí nhớ, lờ đờ…Bây giờ uống viên an thần mimosa và thuốc ngủ.
SNTK là bệnh nghiệp chướng do Độ tạo ra nên phải nhận quả báo. Ngũ giới chưa giữ được? Giới dâm là TD bị nặng nhất? Ăn chay trường 6 năm rồi, nhưng còn ăn trứng và ngũ tân. Có khi nào TD bi oan gia trái chủ theo? Uống thuốc an Thần khi lâm chung có vảng sanh Tây Phương cực lạc hay không có tín, nguyện, hạnh?
Xin chân thành cảm ơn các liên hữu góp ý dùm cho TD.
Adidaphat. ..
A Di Đà Phật
Chào LH Tịnh Độ!
Việc dùng thuốc an thần rất nguy hại cho sức khoẻ, đặc biệt là thuốc ngủ. Ở VN, có cây chùm bao và mắc cỡ, đây là hai loại cây thuốc nam giúp an thần, ăn ngon, ngủ ngon. Khi nào có dịp về VN, LH có thể đến các quầy thuốc nam bốc uống thử xem sao.
Nếu đọc kỹ lời Tổ Pháp Nhiên, LH sẽ có câu trả lời cho thắc mắc. Dù cho người bị bệnh hay người khoẻ mạnh, giờ phút lâm chung khó mà nhiếp tâm niệm Phật. Để niệm được 10 niệm A Di Đà Phật lúc tứ đại phân ly đều là nhờ sự gia trì của A Di Đà Từ phụ. Vậy đừng boăn khoăn, lo âu lúc sắp lâm không tỉnh táo mà niệm Phật, từ bây giờ hãy chuẩn bị tư lương cho kỹ đi, giờ phút lâm chung giữ được cái Nguyện tha thiết thì A Di Đà Phật sẽ gia hộ cho tâm chẳng hôn mê, nhất tâm niệm Phật; chớ nghi ngờ vì còn nghi ngờ là tự mình ngăn ngại sự vãng sinh. Không phải giờ phút lâm chung Phật không đến rước, thay vì quyết chí niệm A Di Đà Phật cầu Phật tiếp dẫn, lại cứ lo sợ “Làm sao giữ được sự tỉnh táo để niệm Phật đây”, trong sát na ấy, Phật đến, Vô thường cũng đến, nhưng vì cái tâm niệm phiền não này tương ưng với tam ác đạo nên bị vô thường dắt đi, Phật cũng đành thôi.
Do vậy đừng lo ngại vì bệnh tình mà không được vãng sinh. Có vãng sinh được hay không đều phụ thuộc vào Tín- Nguyện- Hạnh, chẳng liên quan gì bệnh và loại bệnh gì. Cái đáng lo chung nhất của chúng ta là không đủ Nguyện, chúng ta muốn đi về coĩ Phật nhưng lại chẳng buông được cái thế gian đầy ngũ dục này. Chúng ta buông được bao nhiêu thì cơ hội chúng ta được vãng sanh là bâý nhiêu. Nếu chẳng buông được cũng có nghĩa ta đang tìm đầu vào đầu ra cho ngũ dục, làm sao chẳng bị đọa lạc, làm sao thoát khỏi sanh tử. Cho nên, những gì thuộc về phận sự của chúng ta, ta lo, lo mà làm tròn; những gì ngoài khả năng thì cứ để A Di Đà Từ phụ lo liệu. Đã có Cha lo rồi, còn lo sợ chi nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Việc huynh có vãng sanh hay không thì huynh phải chiếu theo kinh
-Những người có công phu,phước đức lớn,họ biết trước ngày giờ ra đi,thân không bệnh khổ tự tại vãng sanh thì rất là ít còn lại phần nhiều đều phải chịu sự thống khổ sanh,lão,bệnh,tử chỉ là mức độ nặng nhẹ
-Nếu chúng ta xét theo ba bậc hạ phẩm trong quán kinh thì thấy lúc lâm chung đều phải chịu sự thống khổ thân tâm,đặc biệt là là hạ hạ phẩm,nhưng trong sát na lâm chung ấy thiện căn chủng tử Phật tánh của họ vẫn phát khởi,họ vẫn chí thành niệm được mười câu Nam Mô A Di Đà Phật.Do niệm Phật,khi mạng chung liền vãng sanh Cực Lạc.
-Chính vì điều này lúc thường ngày phải niệm Phật,nếu lúc lâm chung bệnh khổ,lúc ấy ta chỉ cần móng niệm khởi cái nguyện vãng sanh thì chủng tử Phật cũng có thể phát khởi.Một khi Phật đã đến thì nhất định gia trì cho hành giả.
-Còn nếu như lúc lâm chung mà rơi vào tình trạng hôn mê nặng ,đại khái là khoảng ba tháng trước lúc mất rơi vào tình trạng mất trí nhớ đến mức cái gì cũng không biết,ai cũng không nhận ra thì rất là nguy hiểm,ngay cả nguyện vãng sanh cũng không khởi lên được thì ai dám đảm bảo người này sẽ vãng sanh.
-Tâm không điên đảo lúc lâm chung là loại phước rất lớn,thường họ phải là những người hiếu dưỡng phụ mẫu,ăn ở hiền lành thật thà,trong cuộc sống không cạnh tranh không hơn thua với ai,nhận phần thiệt về mình.Còn cái gì cũng cho mình là số một,không chịu nhường nhịn ai,thì lâm chung tâm rất dễ điên đảo.
-Về vấn đề tâm chẳng điên đảo thì huynh phải tu phước thì mới có được,không phải cứ uống thuốc vào thì tâm sẽ không điên đảo.Huynh có thể tham khảo tại đây
https://www.youtube.com/watch?v=XrpFROqqnhs
https://www.youtube.com/watch?v=a3N7gAJDPd4
-Huynh nên đọc kỹ lại ba bậc chín phẩm vãng sanh trong Qúan Kinh,vì phẩm này nói rất rõ tướng trạng tình huống vãng sanh như thế nào.Sau khi đọc xong ,huynh phải xác định rõ mình thuộc loại nào trong các phẩm vị ấy,phẩm vị nào phù hợp với hoàn cảnh khả năng mà mình dễ thực hiện nhất thì áp dụng vào.Có người thì hiếu dưỡng phụ mẫu rồi hồi hướng về Cực Lạc,có người thì lại chọn trì giới rồi hồi hướng,có người thì đọc tụng kinh đại thừa rồi hồi hướng.Những việc này trong lúc khỏe mạnh chúng ta đều có cơ hội làm được.Chẳng hạn như trì giới,huynh có thể thực hiện bát quan trai một ngày rồi hồi hướng về Cực Lạc,,không phải chỉ là một ngày thì chê là ít đâu,bởi vì đến lúc sát na lâm chung công đức một ngày ấy mà hiện khởi thì sẽ vãng sanh Cực Lạc.
-Huynh nên dành khoảng vài tháng đến một năm tụng phần ba bậc chín phẩm của Quán kinh đi,và huynh cần phải biết qua ý nghĩa của ba bậc chín phẩm như thế nào,muốn thế thì huynh phải đọc kỹ chú giải của tổ sư,từ đó mình mới biết được cái cách thực hanh phù hợp với căn cơ của mình.
-Bởi vì ba bậc chín phẩm chẳng phải là do suy tưởng mà có mà đó là hiện tướng lúc vãng sanh,vậy thì hàng ngày phải đọc tụng huân tập vào trong tâm thức,đến lúc lâm chung thì sẽ hiện ra cảnh như thế
-Huynh càng huân tập nhiều thì cơ hội vãng sanh càng cao.Nhưng ít thì không có nghĩa là không vãng sanh nhưng chúng ta cũng nên nâng cao độ an toàn lên.
-Hãy nên nhớ rằng,ngay cả tội ác nặng còn vãng sanh cực lạc được,Pháp môn niệm Phật áp dụng cho mọi căn cơ.Chúng ta đều có những điểm mạnh yếu không giống nhau.Mạnh về trì giới thì hồi hướng trì giới về cực lạc,mạnh về đọc tụng kinh thì hồi hướng đọc tụng,mạnh về hiếu dưỡng thì hồi hướng hiếu dưỡng.Phải tìm được điểm mạnh của mình mà phát huy,còn điểm yếu thì khắc phục dần,là phàm phu thì khó toàn diện hết được.Điều quan trọng là phải tìm thấy cái mình có thể thực hiện được nhất mà lại vẫn vãng sanh được.Vãng sanh phẩm vị cao hay thấp thì bàn đến sau,cứ hễ vãng sanh được là tốt rồi.Nếu có thể,Hãy chọn phẩm vị cao hơn khả năng mình một chút để còn cố gắng.Cao hơn một chút thôi,cao hơn quá,kham không nổi lại sanh ra phiền não.
-Còn về vấn đề thuốc thang thì các đạo hữu cũng đã nói rồi đấy.
-Huynh có thể đọc Quan Kinh Tứ Nhiếp Sớ tại đây.
http://voluongtho.club/chin-pham-vang-sanh-cuc-lac
Xin cảm ơn đạo hữu Hãy Niệm A Di Đà Phật, thật may mắn khi TT đọc được phúc đáp này.
Không có trì giới,cũng không có đọc kinh ,liệu tôi có thể vãng sanh không?
Nếu nghe danh hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT rồi niệm A DI ĐÀ PHẬT liệu tôi.có thể vãng sanh không?
A DI ĐÀ PHẬT. ..
Xin chào các liên hữu :
Xin cảm ơn Mỹ Diệp và Hãy Niệm A Di Đà Phật đã phúc đáp cho Tịnh Độ.
Chào HNADDP.
-Đã 10 năm TD ít khi nào đọc kinh và trì chú. Niệm Phật có lúc quên. kinh,chú sao TD nhớ được? Trong nhà TD có kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà. ..trí nhớ hay quên, nên huynh đang tập lão thật niệm Phật?Hơi khó tập từ từ? Huynh phải Uống thuốc an thần để ngủ. HNADDP hồi âm cho huynh. Hay các liên hữu góp y dùm. Xin chân thành cảm ơn. ..
A Di Đà Phật. ..
Anh TỊNH ĐỘ hãy niệm PHẬT theo cách này:
A di đà phật nhớ là một.a di đà phật nhớ là hai.cứ như thế nhớ đến câu thứ 10 thì chuyển lại niệm đến câu thứ 1 đến câu thứ 10
A Di Đà Phật
Đạo huynh Tịnh Độ,
1. Mấy năm gặp lại, huynh vẫn là huynh. Độ vẫn chưa tự độ. Vì chưa tự độ nên muốn tịnh mà chẳng thể tịnh.
2. Bệnh suy thoái thần kinh có nhân từ phiền não: tham, sân, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước. Hàng ngày đạo huynh niệm Phật mà tâm này không tiêu trừ thì việc uống thuốc an thần cũng là đương nhiên.
3. Khi phát tâm chân chánh tu đạo, khổ nạn sẽ dấy khởi trùng trùng, nhưng nếu ngay lúc đó không tỉnh giác để nhận rõ đó là sự thử thách mà hoan hỉ và dũng mãnh vượt qua, tất sẽ hoặc là thoái chuyển, hoặc bị khổ nạn nhấn chìm.
4. Tụng kinh, trì chú, niệm Phật chẳng phải là cứu cánh, cứu cánh là quán cái tâm phiền não mà sửa đổi. Niệm Phật mà những nhân nêu trên vẫn không tiêu giảm, lại gia tăng, đồng nghĩa đạo huynh đang dùng tâm phiền não để niệm Phật, đương nhiên chẳng bao giờ có lợi lạc.
5. Đạo huynh đã thường hỏi và hỏi rất nhiều, nhưng hỏi để làm gì mới là quan trọng. Niệm Phật là niệm niệm tu, sửa chính mình. Nếu niệm niệm chẳng tu sửa thì dẫu huynh niệm thiên vạn biến kinh chú, niệm thiên vạn hồng danh Phật cũng chỉ là kết chút duyên Phật pháp.
Hãy quay lại quán xét cái tâm của huynh: Nó đang ở đâu? đang cần gì? phải làm gì?
TĐ
Chào huynh Tịnh Độ,
Ngủ quá nhiều thì nghiệp si càng nặng. Ngủ không được thì hãy nên thức mà niệm Phật, huynh dùng thuốc an thần quá nhiều thì sẽ làm tâm thần thêm mù mịt thôi. Thuốc an thần dù có lợi trước mắt (là ngủ được), nhưng có hại về sau. Các loại thuốc, dù trị được bệnh, nhưng đổi lại làm tâm trí mình không còn sáng suốt, cứ lờ đờ thì không nên dùng. Vì với người tu Phật, tâm trí sáng suốt là sanh mạng của mình.
Tâm huynh quá lăng xăng, lại mờ mịt; tiếc thay có thuốc mà không chịu uống. Không chịu đem câu A Di Đà Phật vào trong tâm, mà chỉ niệm hời hợt ở trên miệng thì e rằng chỉ gieo được chút duyên thôi.
Mong rằng qua lời của huynh Trung Đạo, huynh tự biết khiếm khuyết của mình để sửa đổi.
Chúc huynh thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cháu có ý kiến thế này:
Kinh ĐỊA TẠNG cũng đã viết cõi này duyên ác nhiều lành ít ,vậy thực tế tận mắt thì đích xác là sát ,vọng,dâm.vv..đủ thứ hừng hực. Vậy thì nhận biết thực tế ngay cả cơm ăn,nước uống chẳng có ngày nào không có thịt,rượu…đủ món. Nên khởi nên được niệm lành không dễ dàng đâu ạ. Dùng câu đơn giản để diễn đạt thì gặp chuyện vui thì cõi lòng thơ thới,thấy chuyện buồn tự nhiên trĩu nặng.Nên ngài PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN nói thật hay:
Chẵng phải thanh tịnh cái tâm của mình ,trừ đi nghiệp chướng nầy rồi mới niệm PHẬT,mà do thường niệm PHẬT thì tội chướng tiêu diệt.
…..
Có thể nói chú TRUNG ĐẠO rất am hiểu PHẬT PHÁP,giới luật rất chuyên còn cháu thì có đủ thứ bậy bạ,cong vẹo nhưng đã cùng niệm PHẬT thì công đức của chú TỊNH ĐỘ với chú TRUNG ĐẠO,với cháu là bằng nhau.
…..
Vì là bổn nguyện của A DI ĐÀ nên lại lấy câu của PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN.
HỎI:
Niệm PHẬT khi tâm thanh tịnh với niệm PHẬT khi tâm vọng động ,hơn kém ra sao?
ĐÁP:
Công đức bằng nhau ,không có gì sai khác!
A Di Đà Phật
Bạn Nguyên thân mến,
Lời của chư Tổ quyết không sai, nhưng khi học lời của Tổ phải khéo dụng cái tâm thanh tịnh mà quán chiếu, bằng không sanh tâm đoạ lạc tức thì.
Công đức niệm Phật khi tâm thanh tịnh và tâm vọng động bằng nhau, không gì sai khác đó là hiểu về lý niệm Phật, nhưng đi vào sự thì tịnh và động vốn chằng thể là một. Nói khác: tâm phiền não và tâm thanh tịnh chẳng thể là một. Nếu coi đó là một tất chẳng cần phải niệm Phật nữa, chẳng cần phải hành thiền, trì chú, tụng kinh, chẳng cần tu nữa. Phật Thích Ca cũng chẳng cần phải thị hiện thế gian ngũ trược để khai kinh, giảng pháp làm gì cho thêm mệt. Do vậy hiểu câu Tổ nói thế nào cho đúng? Ý Tổ Thượng Nhân nói là vi tế ý: Cái chân tâm thanh tịnh (Phật tánh) của mỗi chúng sanh vốn dĩ tương đồng, vì thế công đức niệm Phật vốn không sai biệt – đó là lý tánh (tánh không) niệm Phật, nhưng đi vào sự (sự lại có thô và vi tế), nếu chúng ta cho rằng: tâm phiền não và tâm thanh tịnh đều không dị biệt, điều này giống như việc khẳng định: kẻ sát sanh, uống rượu, ăn mặn, phá giới với kẻ chay trường trì giới phước đức không hề sai biệt. Chà, nếu thế hàng ngày các liên hữu bỏ công sức, thời gian lên ĐVCT để làm gì nhỉ? Nhiều người thường nói với TĐ: Ăn chay, niệm Phật, hành thiền, tụng kinh, trì chú làm gì cho mệt? Tôi tu tâm là đủ! TĐ hỏi: Tâm đó là tâm gì? Họ đáp: là Tim, là lương tâm! Hèn gì xã hội ngày càng đảo điên vì cái sự tu tâm này.
Quyển Niệm Phật Tâm Yếu của Pháp Nhiên Thượng Nhân lý lẽ chân thành, giản dị, nhưng muốn hiểu đáo nghĩa, chẳng thể dùng cái tâm phàm, trí phàm mà suy diễn. TĐ khẩn mong các đạo hữu, liên hữu ráng thận trọng khi trích dẫn lời chư Tổ, kẻo khiến cho nhiều chúng sanh sơ phát tâm bị tổn hại.
TĐ
A Di Đà Phật. ..
Xin chào các liên hữu:
-Xin cảm ơn Trung Đạo, Phước Huệ, Nguyên đã góp ý cho Tịnh Độ.
Chắc Tịnh Độ phạm vào “sát, đạo, dâm, vọng…” Còn giới dâm thì phạm rất nặng? nên SNTK vẫn tái đi tái lại. . ĐỘ rất chấp Về tiền bạc? Nhờ bị SNTK mà biết niệm Phật nguyện VSTPCL. Trong hoạ có Phước, càng SNTK niệm Phật càng nhiều hơn, nghe pháp. Chắc mình chưa buông xã vạn duyên? Tập từ từ rồi buông xuống. Thuận theo ý vợ gia đình hạnh phúc về đời, nhưng đường học đạo lại đi xuống? Gần mức thì đen ? nghịch cảnh cảnh và thuận cảnh? Mình Thích sống ở Việt Nam, ko thích ở Mỹ. Con còn quá nhỏ đi ko đành.
Xin chân thành cảm ơn các liên hữu…
A Di Đà Phật. ..
A Di Đà Phật
Đạo huynh Tịnh Độ,
Có hai kiến chấp đạo huynh phải ráng phá cho bằng được.
1. Phải về Việt Nam, phải vô chùa thì mới dễ tu và mới tu được.
2. Gần vợ con, gần gia đình không thể tu được.
đây là hai kiến chấp khiến tâm đạo huynh luôn bị dằn vặt và chi phối. Thực tế Việt Nam và chùa ở chính ngay tâm của đạo huynh. Một niệm thanh tịnh thì nơi đó chính là chùa, một niệm bất tịnh thì nơi đó chính là chợ. Chùa hay chợ đều ở nơi tâm đạo huynh cả, chẳng ở nơi cảnh vật. Cổ đức nói: đối cảnh mà chẳng sanh tâm đó chính là đạo. Mấy năm rồi huynh cứ mê mải đi tìm đạo nhưng đạo đâu ở bên ngoài mà huynh tìm?
Vợ con, gia đình, thân tộc họ tu hay không tu là chuyện của họ, huynh hãy ráng lo cho mình đã. Sở dĩ người xung quanh huynh không tán thán, luôn gây khó dễ cho huynh bởi huynh chưa làm biểu pháp tốt khiến cho họ thấy sự lợi lạc của tu đạo. Tu mà không có chướng duyên tất khó thành tựu. Huynh chớ khởi nghĩ vô chùa sẽ thanh tịnh, dễ tu. Đó là về lý thôi, thực tế, nhiều người vô chùa, thậm chí xuất gia mà tâm đâu có tu. Vậy tu hay chẳng tu vốn ở nơi tâm của đạo huynh vậy. Thứ nữa, huynh chớ nên coi vợ con, thân quyến là oan gia trái chủ, trái lại hãy có tâm khiêm kính với họ, coi họ là người giúp mình thành tựu bồ tát hạnh. Vì thế với họ nên biết ơn chứ đừng chuốc oán. Vợ chồng, con cái, cha mẹ đều từ 4 cái nhân: báo ân, báo oán, trả nợ, đòi nợ. Gặp người báo oán, đòi nợ mà huynh không hoan hỉ trả, lại tìm cách trốn chạy thì oán nợ ấy bao giờ trả hết?
Huynh phải bình tâm mà quán chiếu lại. Quỷ vô thường không đợi và không cho huynh cơ hội đâu.
TĐ
Chào huynh Tịnh Độ,
5 giới chính là ranh giới để bảo vệ mình không gieo loại nhân xấu nặng nề, giữ mình không bị rớt vào các đường ác đạo. Nếu huynh không cố gắng giữ giới, lại niệm Phật lơ mơ thì bị sức nghiệp lôi cuốn là lẽ đương nhiên. Đệ tử Phật mà còn tà dâm, trộm cắp, hại người,..thì dĩ nhiên làm sao người thân của huynh tán thán ủng hộ được chứ. Huynh nếu không chịu cố gắng giữ giới cho đàng hoàng thì e rằng do sức nghiệp lôi kéo, lâm chung khó bề quyết tâm niệm Phật. Huynh hãy nên thường nghĩ, hiểu rõ là mình có thể chết trong ngày nay, ngày mai; nhờ vậy mới biết sợ mà gắng tu tập.
Ai trong chúng ta cũng chẳng còn nhiều thời gian, hãy nên đau đáu nghĩ như vậy mà gắng tu thôi. Chẳng có cách hay diệu nào khác, chỉ có một cách duy nhất là đem câu niệm Phật vào ngay trong tâm, chứ đừng niệm hời hợt trên miệng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chú nói đưng.Nhưng đối diện với người sát sanh,ăn mặn,uống rượu phá giới thì cháu chẳng nói giới đâu ạ.Nếu khuyên niệm PHẬT tự nhiên sẽ cải chuyển thôi.nếu lúc này nói giới họ liền chạy mất hoặc lại lầm bầm ngó nghiêng.
Xưa PHẬT tại thế còn có thêm 1 vị PHẬT nữa là ngài DUY MA CẬT thị hiện thân phận tại gia.Cháu cũng không có tìm hiễu thêm nhưng mà thôi .Có câu”cảnh duyên không tốt xấu,tốt xấu tại tâm ta”.
Nếu như nghĩ lúc đầu tươi mới rước cô dâu về nhà lúc ấy chú cháu mìnhchẳng hớn hở vui sướng lắm sao? Lại mơ này ước nọ nữa nhưng theo thời gian nếu cứ bới chuyện của nhau thì tìm đâu mà an mới ổn có khi sửng cồ hết cả lên nên mới có câu hận thù do tình ái mà ra. Nhưng chú ở bên đó thì đương nhiên áp lực ,làm việc làm việc và làm việc ,ăn uống cũng khác quê. Nhưng cháu có phương pháp niệm PHẬT này vô cùng hữu hiệu khoảng 3 ngày thì liền đạt sự hoan hỷ lạ thường. Đó là cứ niệm 1 câu thì nhớ 1 lần ,niệm 2 câu thì nhớ là 2 lần niệm đến câu thứ 10 thì lại quay về niệm từ câu thứ 1 đến 10 .không quan tâm 1 ngày phải niệm bao nhiêu câu PHẬT hiệu .chỉ cần trong công việc,sinh hoạt ta cứ niệm như vậy. Cháu dùng cách này trong công việc là 10 tiếng ở xưởn..g nơi có đủ tiếng búa,tiếng khoan,tiếng mài và khói bụi,khói hàn.vv.
……..
Đây không phải là cháu đề xướng mà là cháu đọc được cách niệm PHẬT của ĐẠI SƯ ẤN QUANG hoá thân của ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT.
A DI ĐÀ PHẬT. ..
Xin cảm ơn Trung Đạo, và Phước Huệ đã góp ý cho Tịnh Độ.
Mình hồ đồ khi lấy cả hai vợ điều không tìm hiểu có thuận nhau hay không, chỉ qua lời giới thiệu? Cả hai lần không đến với nhau bằng tình cảm. Như vậy hôn nhân của mình tự làm tự chịu? Duyên nợ? số phận? Mỗi lần không thuận ý vợ là đòi ly dị. Mình SNTK không tái đi tái lại mới lạ. Vì hai con (3t, 10t) mình nhẫn nhịn. Mình đang tu trong nghịch cảnh, đi VSTPCL càng sớm, càng tốt, nghịch cảnh niệm Phật, nghe pháp càng nhiều. Thuận cảnh (vui trong cuộc sống ko dữ 5 giới) niệm Phật ít niệm ma thì nhiều , ít nghe pháp. Chân thành cảm ơn các liên hữu góp ý dùm cho Tịnh Độ.
A DI ĐÀ PHẬT. ..
Chào huynh Tịnh Độ,
Hôn nhân đều do duyên nghiệp, chứ không phải do số phận. Duyên nghiệp là do mình gây tạo ra, chứ không phải một vị siêu nhiên nào đó ban giáng. Bệnh SNTK cũng chính do huynh gây tạo ra, chứ không phải do vợ. Ví dụ, nếu một vị trong hoàn cảnh của huynh mà hiểu rõ các thứ vui, buồn, thuận, nghịch, hôn nhân, ly dị,..đều do duyên nghiệp, đủ duyên thì thành, hết duyên thì hoại/mất đi, người đó lại hiểu rõ các tâm yêu thương, ái dục, vui, buồn, khổ não,..đều là vọng tâm dắt mình đi luân hồi; khi hiểu rõ như vậy thì người ấy nhiếp tâm vào câu niệm Phật, không chạy theo tâm ái dục, vui, buồn nữa, thì sẽ chẳng có nhiều phiền não đến độ phải SNTK mỗi khi trong nhà có chuyện không vui. Cho nên, huynh bị bệnh như thế cũng là chính mình đã buông lung tâm ái dục.
Xây nhà mà nền móng không vững thì khi gặp bão, rất dễ bị sụp. Trường hợp của huynh cũng vậy, huynh còn chưa nhận ra bản chất của ái dục, chưa nhìn ra được đó là thứ dẫn mình đi luân hồi, nên vẫn thường yêu thích, không chịu buông nó ra. Buông ái dục không có nghĩa là ly dị; mà nghĩa là trong từng niệm nên hiểu rõ nó là rắn độc, nên không thoả mãn cái nó mong muốn nữa, không nuôi dưỡng nó nữa.
Thuận, nghịch gì cũng phải nhiếp tâm niệm Phật, huynh phải cố gắng thôi. Nếu không cố gắng hết sức, bị sức nghiệp lôi cuốn luân hồi, biết bao giờ mới thoát khỏi? Đừng chờ đến khi hoàn cảnh thuận lợi mới tu, vì phàm phu chúng ta ở cõi Ta Bà này việc xấu ác gì mà không làm, cho nên sẽ rất hiếm khi gặp được hoàn cảnh thuận lợi.
Tết sắp đến, huynh hãy hạ quyết tâm, dù chết cũng không bài bạc, uống rượu. Lại gắng niệm Phật sao cho chú tâm, trong mọi lúc, đặc biệt là những lúc vui sướng, buồn khổ nhất. Trên đời này muốn thành tựu gì đều phải bỏ công sức, không phải tự nhiên mà được.
Chúc huynh tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT. ..
Xin chào các liên hữu:
Xin cảm ơn Phước Huệ đã góp ý cho Tịnh Độ.
Mình đã nhịn vợ cũng đủ rồi, bây giờ đòi ly hôn. Mình nói ok, vì mình đã nghe câu ly hôn mấy lần rồi. Vợ rất tin coi bói, mẹ vợ đi coi bói nói: Độ 3 đời vợ (xin sám hối với mẹ), đó là sự thật mẹ vợ nói. Độ nói cứ làm giấy tờ ly hôn, ký trước rồi mình ký sao. Như vậy mình có bị đọa địa ngục không? Tội cho 2 đứa con, vợ nói không có mình chớ vẫn đông. Thôi thì mình cũng không giữ người đi, cố giữ cho hạnh phúc gia đình, nhưng sự giận dữ sẽ làm vợ không vui. Mình chỉ nói kết hôn cũng vui vẽ, thì ly hôn cũng vui vẽ. Phước Huệ hồi âm cho huynh. Cảm ơn.
A DI ĐÀ PHẬT. ..
Apple nghĩ kg ai ở đây hiểu nhân quả bằng PS Tịnh Không, nên để Ngài trả lời cho Chú TD là tốt nhất. Khi giảng kinh Ngài có nói về vấn đề ly dị như sau:
”Vợ chồng tại vì sao không hòa?Tỉ lệ ly hôn vì sao mà nhiều như vậy?Bạn chỉ cần xem tỉ suất ly hôn của xã hội nào nhiều, thì quốc gia đó sắp phải suy vong. Cũng giống như xem một người, trên thân của người này có rất nhiều tế bào bị hỏng thì con người này sắp phải chết. Nếu tỷ suất ly hôn của xã hội vượt quá 50% thì nguy cơ sẽ không nghi ngờ,người xưa chúng ta nói: “Nhà không ra nhà, nước không ra nước”. Đây không phải là chuyện đùa, không phải là chuyện hài kịch.
Do đây có thể biết, vợ chồng xem thường việc ly hôn thì hai người đều sẽ đọa địa ngục. Đây là phán đoán của tôi. Vì sao vậy? Họ nguy hại xã hội, nguy hại hòa bình thế giới, cái tội này nặng cỡ nào.Đây là thật, không phải là giả.Nếu như muốn ly hôn, ly hôn thì không bằng không kết hôn. Trước khi bạn kết hôn, tôi thường nói, hai bên đều xem thấy chỗ tốt của đối phương, cảm thấy rất đáng yêu, nhưng sau khi vừa kết hôn xong, đôi bên đều xem thấy khuyết điểm của nhau. Vậy thì phiền phức lớn rồi, chính là ở khoảng một niệm này.Cho nên, Phật Bồ Tát dạy chúng ta“vĩnh viễn ngày đêm thường niệm thiện pháp, tư duy thiện pháp, quán sát thiện pháp”.Nếu bạn có thể ghi nhớ câu này, vợ chồng các vị sẽ hảo hợp bách niên giai lão.Vì sao vậy?Chỉ xem chỗ tốt của đối phương, không xem khuyết điểm của đối phương, vậy thì hết việc rồi.Chính ngay ở khoảng một niệm này.Một niệm này giác ngộ thì vĩnh viễn hảo hợp dài lâu.Thường xuyên nhường nhịn lẫn nhau thì làm gì có việc gì xảy ra?Một niệm này không chuyển đổi lại, họ là mê hoặc điên đảo.Trên Kinh Phật nói mê, mê ở chỗ nào vậy?Điên đảo ở chỗ nào vậy?Bạn phải biết điên đảo ở chỗ nào, mê ở chỗ nào.Vợ chồng là một quan hệ rất mật thiết.”
Chào huynh Tịnh Độ,
Ly hôn có đoạ địa ngục không, còn tuỳ vào tâm của người ly hôn. Ví dụ, một người ngoại tình, rồi ly hôn, bỏ vợ, con để cưới người tình, thì khởi tâm đó là tâm ái dục nặng, lại gây đau khổ cho vợ, con mình thì ắt sẽ gặt quả báo xấu (nặng nhẹ còn tuỳ duyên nghiệp của mỗi người).
Còn trường hợp của huynh, khi vợ yêu cầu ly hôn, sẽ có một vài cách gieo nhân sau đây, huynh hãy xem và thử suy gẫm nhé.
1. Xuất phát từ tâm ái dục nặng với vợ, con, nên không muốn ly hôn: vậy là huynh đang gieo nhân ái luyến nặng, và làm mạnh thêm mong muốn sở hữu, chiếm đoạt.
2. Xuất phát từ tâm lo ngại con cái thiếu cha, mẹ sẽ bị những thiếu thốn khổ đau nên ngồi lại bàn bạc, thương lượng với vợ, để không ly dị: vậy là huynh đang gieo nhân ái, nhưng kèm theo trách nhiệm, đã có mầm thiện trong đó (nghĩ tới lợi ích của con).
3. Xuất phát từ tâm muốn vợ được hạnh phúc (người không muốn sống cùng mình nữa vì họ không thấy hạnh phúc với mình), sau khi bàn bạc về con cái, đồng ý ly hôn: huynh đang gieo nhân giảm nhẹ được tâm ái, và có mầm thiện (nghĩ tới hạnh phúc của vợ).
4. Xuất phát từ tâm quá chán ngán, muốn kết thúc cho xong, nên ly hôn: huynh đang gieo nhân ái, sân, và bất thiện; tâm chán vì không được như ý là tâm sân, xuất phát từ tâm ái, lại không nghĩ đến những khổ đau của con cái, chỉ mong thoả mãn cái mong muốn kết thúc cho mình được yên ổn, nên đó là tâm bất thiện.
5. Xuất phát từ tâm biết rõ mình cũng có trách nhiệm lớn trong quyết định ly dị của vợ, nên từ đó bàn bạc, cả hai cùng sửa đổi để có tiếng nói chung, không bị đổ vỡ: huynh đang gieo nhân thiện, tự biết lỗi mình, và biết nghĩ tới người khác.
Lẽ dĩ nhiên, sẽ có những tâm khác nữa, với những vị tâm đã có ít nhiều giác ngộ thì ắt sẽ khởi những tâm khác, PH chỉ ví dụ vậy thôi. Thì tuỳ hoàn cảnh mà PH sẽ khuyến khích huynh gieo nhân số 5, hoặc chí ít là số 2, 3.
Bạn Apple khuyên huynh sám hối là rất đúng. Chúng ta thường có khuynh hướng thấy người này, người kia đối với mình không đúng chỗ này, chỗ nọ, trong khi cái sai của mình thì không chịu nhìn nhận. Cho nên, huynh hãy suy nghĩ và cố gắng trao đổi nhiều với vợ để tìm cách xử lý. PH thấy người VN mình có một điểm yếu là ít bàn bạc, trao đổi thẳng thắn để giúp nhau cùng tiến bộ. Huynh hãy gắng thành thật, dựa trên tiêu chí một người tốt, một người chồng tốt, xét mình đã sai, có những khuyết điểm gì; vợ huynh cũng thế; rồi hai người ngồi lại trao đổi với nhau, cùng cố gắng sửa đổi, thì như thế hôn nhân mới bền vững được. Huynh là người nam, lại là người biết Phập pháp, ở điểm này nên “xuống nước” một chút, sẽ không ai cười huynh đâu mà trái lại, người hiểu biết sẽ thấy huynh là người biết nghĩ.
Về lâu dài, huynh hãy gắng giữ giới, gắng chú tâm niệm Phật, cố gắng chú tâm thật nhiều khi niệm Phật, sẽ có nhiều lợi ích không thể nghĩ bàn đó.
Cầu mong Tam Bảo gia hộ cho huynh được sáng suốt và hành xử theo đúng chánh pháp, đặc biệt là trong lúc khó khăn này.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gởi Huynh Tịnh Độ,
Trước khi ký giấy ly dị Huynh nên xem qua video này “Luân lý đạo đức đã cứu đời tôi”
https://youtu.be/RQMYHxoEBuk
A DI ĐÀ PHẬT
Chú Tịnh Độ,
Chú có bao giờ sám hối trước bàn Phật về tất cả tội lỗi của đời mình k? Những tội mà chú thấy ghi trong kinh hay bất kỳ việc gì gây đau khổ cho ng khác đều là tội cả! App nghĩ rằng bệnh sntk kg trị đc đâu vì nó là nghiệp chướng cần phải sám hối để nghiệp tiêu trừ chứ nào dùng thuốc gì mà trị đc!! Mong chú mỗi ngày đều sám hối 1 lần k bao lâu bệnh sẽ giãm nhẹ hoặc hết bệnh. Nhưng có giảm nhẹ hay hết kg còn phụ thuộc vào sự sám hối có thành tâm và có kiên trì sám mỗi ngày kg nữa. Và đặc biệt là kg tạo thêm.nghiệp mới nữa. Bệnh đó phải gấp trị bằng cách sám hối vì nếu kg trị bệnh này thì chú kg tu đc gì cả. Vì theo như App đọc những bài chú viết thì bệnh sntk ảnh hưởng hạnh phúc và sự tu tập, vì chỉ niệm phật mà kg giữ giới thì kg gọi là tu.. kg giữ giới cũng có nghĩa là hàng ngày vẫn giết trộm dâm vọng rượu tham sân si mạn phải kg ? Vậy càng thêm tội, nghiệp càng lớn thì bệnh càng nặng làm sao hết bệnh, bệnh kg hết làm sao nhiếp tâm niệm Phật, làm sao vãng sanh đây?!
Muốn vãng sanh k phải chỉ có niệm Phật nhiều rồi cầu may mắn đc vãng sanh. Mà còn phải giữ giới, chú khăn khăn nói mình vẫn chưa giữ đc giới luật mà lại mong dc vãng sanh … việc đó thật khó. Trong kinh kg có nói ng bệnh sntk hay bệnh nặng thì có thể khỏi giữ giới mà vẫn vãng sanh phải kg? Nên phải giữ giới chứ chú! Cố gắng lên! Lời nói của App nghe chói tai nhưng sự thật là vậy. Niệm phật nhiều cỡ nào cũng kg vãng sanh nếu kg phải ng thiện. Ng kg giữ giới thì đâu phải thiện?
chú đọc khúc HT Tịnh không nói về sự giữ giới và vãng sanh dưới đây để thấy sự quan trọng của việc giữ giới để nắm chắt phần vãng sanh nhé; adidaphat.
” ..Kinh Thập Thiện Nghiệp không dài,…. Vì vậy chúng ta không nên xem nó quá nhẹ, xem nhẹ thì chúng ta sẽ lơ là ngay và cho rằng những thứ này đều là câu thường dùng ở cửa miệng, chúng ta thường hay dễ phạm sai lầm, đối với sự tu hành của mình trở thành chướng ngại to lớn. Tức là, ngay cả đạo dễ hành ở trong Phật pháp là niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ cũng bị chướng ngại, nghiệp ác làm chướng ngại rồi thì niệm Phật không thể vãng sanh, chúng ta phải hiểu đạo lý này.
Trong Tịnh độ ba Kinh, Phật đều nói rất rõ ràng, thế giới Tây Phương Cực-lạc là “chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ”, tiêu chuẩn của thiện chính là trong bộ kinh này đã nói. Vì vậy chúng ta niệm Phật tốt cỡ nào, niệm nhiều cỡ nào, nếu chúng ta không phải người thiện thì cũng không thể vãng sanh thế giới Cực-lạc được. Cho dù Phật A Di Đà có từ bi cỡ nào, muốn tiếp dẫn bạn nhưng đại chúng bên đó cũng không hoan nghênh bạn, bởi họ đều là người thiện, bạn là người bất thiện thì họ làm sao có thể dung nạp được? Cho nên, bạn nhất định phải hiểu được đạo lý này, niệm Phật dứt khoát phải tu thiện! Quả thật mà nói, bất kể tu học pháp môn nào trong Phật pháp, ta đều cần phải tu thiện”. –Ps Tịnh Không giảng Thập Thiện Nghiệp kinh
A DI ĐÀ PHẬT. ..
Xin chào các liên hữu :
Xin cảm ơn Apple và Phước Huệ đã hồi âm cho Tịnh Độ.
– Về 5 giới:
1.Sát sanh: mình ăn chay trường loại thấp (còn ăn trứng và ngũ tân), đôi lúc đi làm, ở nhà còn bàn luận về đồ ăn mặn? Vợ kêu đi mua thuốc diệt dán, muỗi, kiến, côn trùng, mình làm NAIL, đôi khi phải sát trùng diệt vi khuẩn. Không biết có phạm giới sát ko?
2. Trộn cắp: trốn thuế, nhiều khi lầm lẫn vài trăm đô..?
3 . vọng ngữ: làm nail có khi làm không vừa lòng khách nói là đẹp? Thỉnh thoảng cũng nói láo, nói xấu, nói thêu dệt, còn một ít tập khí chửi thề. ..?
4. Dâm. Mình phạm giới này hơi nặng, làm nail ngày nào tiếp xuất với phụ nữ, đôi khi liếc nhìn vòng 1, đi massage, 1 tuần coi phim cấp 3 1 lần, chiều ý vợ. (Xin các liên hữu thông cảm dùm) mình nói ra sự thật để các liên hữu góp ý dùm cho. Bây giờ giới dâm mình giảm 1/2.
5. Rượu: Thỉnh thoảng còn uống bia, rượu, rượu thuốc bắc pha chung với bia. Nhưng mình uống ít say, khi đã ngà ngà thì hiền, không quậy phá đi ngủ, và ít khi lái xe, hút thuốc lá.?
Đó là 5 giới chưa giữ vẹn toàn của Tịnh Độ. Xin Phước Huệ, Apple, HNADDP, và các liên hữu góp ý dùm để TĐ tu sửa từ từ. Xin chân thành cảm ơn các liên hữu.
A DI ĐÀ PHẬT. ..
Chào huynh Tịnh Độ,
Xin chia sẻ với huynh như sau.
1. Giới sát sanh: giới sát sanh cho người cư sỹ và các vị thọ giới Bồ tát, Tỳ kheo có khác nhau, tuy nhiên đều hướng chúng sanh tới việc nuôi dưỡng lòng từ bi, giảm thiểu sát hại. Các việc diệt gián, kiến,..dù không phạm giới của người cư sỹ, nhưng dĩ nhiên vẫn dẫn đến quả báo bất thiện. Tránh suy nghĩ cho rằng không phạm giới thì cũng không chịu quả báo. Nói đến quả báo, tâm của chúng ta khi gieo nhân, và các duyên khác nhau sẽ dẫn đến quả báo nặng, nhẹ khác nhau. Chỉ có chư Phật mới nhìn rõ rốt ráo, chính xác nhân gieo, quả gặt chi tiết của một chúng sanh. Cho nên, huynh cần tránh những việc sát sanh đó, nếu bất đắc dĩ phải làm, chớ nên khởi tâm vui thích. Huynh nên chịu khó giữ cho nhà cửa sạch sẽ, tránh để thức ăn dư thừa rơi vãi bên ngoài thì sẽ không thu hút các bạn gián, kiến. Ngoài ra, khi thấy có gián, kiến bò vào nhà, nếu thuận tiện, huynh hãy nhẹ nhàng bắt chúng thả ra ngoài vườn và “năn nỉ họ” đừng có vô nhà nữa, mình không có muốn giết họ (cách này làm một thời gian sẽ có hiệu quả). PH có nhắc đến “nếu thuận tiện”, nếu vợ huynh thấy huynh làm thế mà khởi tâm mỉa mai thì đừng nên làm trước mặt vợ. Người tu tại gia mà người bạn đời của mình không đồng thuận thì phải rất khéo léo, làm hết mức để tránh cho họ tạo nghiệp xấu ác với Tam Bảo.
2. Trộm cắp: Nhầm lẫn thì nghĩa là huynh không có ý trộm cắp, khi phát hiện ra thì nên trả lại cho người, hoặc nếu không tìm được họ để trả lại thì nên dùng số tiền đó phóng sanh, bố thí, làm các việc thiện và hồi hướng công đức cho những người đó. Về thuế, cố gắng nhớ và liệt kê tất cả những khoản chi được trừ thế hợp pháp. Còn mình trừ “chi phí ma” thì đó là trộm cắp rồi, huynh cần sám hối và chấm dứt. Huynh hãy nghĩ như thế này, nếu mình không ăn cắp tiền thuế, số tiền đó sẽ được chính phủ sử dụng để cho một người nghèo nào đó đủ thực phẩm để ăn, có áo ấm để mặc…; ngược lại, thì chính mình đã tước đoạt cơm ăn, áo mặc.. của họ rồi.
3. Vọng ngữ: Tuyệt đối không nói dối để hại người, đây là điểm trọng yếu, huynh cần giữ cho kỹ. Huynh phải tập bỏ thói quen chưởi thề, vì dù đó không phải là nói dối, nhưng đó là lời thô tục, cần tránh. Các thói nói xấu người khác, thêu dệt, nói láo,..xét về lâu dài đều gây hại cho cả người nói lẫn người nghe, cho nên cần phải cố gắng dứt trừ. Về làm nail, huynh cố gắng làm cho đàng hoàng, chuyên nghiệp, đừng làm cẩu thả, đó chính là làm tốt công việc của mình. Khi khen, để tránh nói láo, hãy cố gắng tìm thấy cái tốt, cái đẹp thật sự của họ để khen thì sẽ ổn. Có rất nhiều thứ khác để khen, chứ không chỉ khen đẹp. Ví dụ, nếu thấy màu sơn cùng màu với quần áo, giày dép,..thì khen họ rất biết chọn màu (như vậy thì không có nói dối). Hoặc nếu họ đi với con, mà bé ngoan, lễ phép, thì ngại gì mà không khen họ một câu, khen họ giỏi vì đã nuôi dạy con được như vậy. Huynh không cần phải khen nhiều mà sáo rỗng. Lời khen mà xuất phát từ sự chân thật bao giờ cũng tốt hơn nhiều so với những lời khen lấy lệ, không thật tình.
4. Giới tà dâm: người cư sỹ tại gia mà ngoại tình, hoặc quá đắm say nhục dục với vợ/chồng mình thì phạm giới tà dâm. Những hành động hiện giờ của huynh đều là những thứ có thể dẫn đến phạm giới, cho nên huynh cần dừng lại. Quan hệ vợ chồng thì không sao, nhưng huynh cần dừng lại việc xem phim đó vì nó có thể gây nghiện và rất hại cho người tu. Hãy suy nghĩ thế này, nếu mình không quyết tâm mà cứ như thế, lúc lâm chung, không nhớ Phật, mà lại đi nhớ những cảnh ấy, thì chắc chắn sẽ theo nghiệp mà luân hồi, nếu vào bụng heo chó thì có phải rất thảm không? Hãy sợ như vậy mà hạ quyết tâm.
5. Rượu: Rõ ràng là huynh phạm giới rồi, phải nên sám hối và hạ quyết tâm dù chết cũng không phạm. Có người do rượu bia mà bệnh tật, hoặc lỡ tay giết người, hoặc chạy xe tông chết người,..những chuyện như thế xảy ra hàng ngày, huynh chớ nên đợi đến lúc xảy ra chuyện mới chịu dừng lại. Huynh không phải là người nghiện, nên việc chấm dứt bia rượu hoàn toàn nằm trong tầm tay của huynh, huynh chỉ thiếu sự quyết tâm thôi. Chỉ cần huynh quyết tâm, chắc chắn sẽ làm được.
Người tu tại gia trong thời buổi này rất khó, nếu không có quyết tâm thì sẽ tiếp tục trôi lăn trong vòng tròn luân hồi sanh tử. Huynh hãy ráng cố gắng giữ giới, tập bỏ lần những thói hư tật xấu đó. Giới như vòng tròn bảo vệ mình, phá giới là bước ra khỏi vòng tròn đó, là bị rơi xuống ác đạo liền. Phàm phu chúng ta, tâm lực yếu kém, chỉ còn cách kiên trì từng chút một thì sẽ có ngày thành tựu. Và huynh hãy nên chân thành cầu Tam Bảo gia hộ cho mình tu tinh tấn, đủ sáng suốt, đủ lực để giữ giới.
Câu Phật hiệu có uy lực không thể nghĩ bàn, huynh hãy gắng chú tâm niệm cho nhiều, mấu chốt ở điểm “chú tâm”, không cần niệm quá nhanh, niệm sao cho tâm nghe rõ, nắm bắt rõ từng chữ một. Huynh hãy ráng niệm như thế, sẽ được lợi ích không thể nghĩ bàn.
Chúc huynh thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Đạo huynh Tịnh Độ,
Trong Kinh Bản Sanh Tâm Địa Quán, Bồ tát Nhạo Viễn Ly Hạnh có nói về một vị cổ Phật vì thương và muốn cứu độ chúng sanh thoát khỏi nạn ngũ dục mà tuyên thuyết bài kệ như sau:
“Ví như phi-nga thấy ánh lửa,
Bởi yêu lửa quá, đua nhau vào;
Không biết tính lửa có sức cháy,
Bỏ mệnh trong lửa đành tự đốt.
Phàm-phu trên đời cũng như thế,
Ham-thích sắc đẹp đi tìm-tòi;
Không biết sắc đẹp nhiễm vào người,
Lại bị lửa đốt, mọi khổ tới.
Ví như đàn hươu trong rừng-rú,
Ham được cỏ ngon nuôi sống mình;
Thợ săn giả tiếng con hươu mẹ,
Đàn hươu trúng tên đều chết cả.
Phàm-phu trên đời cũng như thế,
Tham đắm mọi tiếng nghe vừa ý;
Không biết tiếng kia nhiễm vào người,
Khổ báo ba đường trở lại chịu.
Ví như ong mật bay đi xa.
Dạo tới rừng xuân hút mọi hoa;
Vì thích mùi thơm nơi má voi,
Tai voi nhân đó trập lại chết.
Phàm-phu trên đời cũng như thế,
Ham thích mọi mùi hương thụ-dụng;
Không biết hương kia nhiễm vào tâm,
Sinh-tử luân-hồi nhiều kiếp khổ.
Ví như cá, rồng ở trong nước,
Bơi, lội, lặn, nổi tự vui-vẻ;
Vì tham mồi thơm bèn cắn câu,
Ham mùi, quên sống đều đến chết.
Phàm-phu trên đời cũng như thế,
Lưỡi ham mùi ngon giúp thân-thể.
Giết người, sống mình tâm thiên-lệch,
Cảm-báo tam-đồ khổ cực trọng.
Ví như voi trắng ở núi rừng,
Tự-tại cũng như sư-tử chúa;
Lòng dục loạn say thành mờ-tối,
Tìm-tòi voi cái sinh tham-nhiễm.
Hết thảy phàm-phu cũng như thế,
Tới chỗ ái-ân như voi cuồng;
Ân-ái ràng-buộc không ngừng thôi,
Chết vào địa-ngục khổ khôn lường.
Trai, gái trên đời tham-cầu nhau,
Đều bởi ham-đắm các sắc-dục;
Nhân, Thiên bởi thế nên ràng-buộc,
Sa-đọa ba đường trong tăm-tối.
Nếu lìa bỏ được tâm tham-dục,
Ở A-lan-nhã tu phạm-hạnh;
Quyết được vượt qua sinh-tử-khổ,
Chóng vào cung “vô-vi, thường-lạc”. [*]
Hy vọng qua bài kệ này Đạo huynh có thể ngộ ra điều hữu ích.
TĐ
Ghi chú: [*] Đoạn trên, từ chỗ “Hoặc có Bồ-tát lấy 5 dục”, đến chỗ “thường lạc”, quán-sát riêng biệt về 5 dục ở đời. 5 dục này ví như 5 con rắn “thất-bộ-xà”, làm hại chúng-sinh rất nhiều. Chúng-sinh vì ham-đắm sắc, thanh, hương, vị, xúc mà phải luân-hồi sinh-tử.
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào các liên hữu :
Xin cảm ơn Trung Đạo và Phước Huệ đã góp ý cho Tịnh Độ.
– vợ chồng mình rất là khắc khẩu, nên mình biết nên không dám mua tiệm nail làm chung, mình mà không chịu là vợ đòi chia tay vì sợ cho
2 con không có cha, chung chạ làm ăn chung với vợ chồng ông anh, xung đột quá chỉ tội cho mình bị bệnh SNTK nên đau khổ về mình, SNTK thân mình còn lo chưa xong, bây giờ vừa tiệm, lo nhà, và gia đình. Nói ra thì tội nghiệp cho 2 con, điều do vợ muốn, đứa đầu vì muốn được phỏng vấn đậu để đi Mỹ, đứa sau thì muốn con gái, mình không chịu cũng đòi chia tay. Mình nói anh lo không nổi đâu đó nhe. Tiệm có 1 năm sau đòi mua nhà, mình cũng không chịu vì thiếu gần 240 nghìn đô. Đòi mua nhà cho được để cho vợ đứng tên nhà (TĐ sau), tiệm vợ đúng tên. Mình không thích ở Mỹ vì vợ đầu của TĐ lấy chồng Mỹ, sao khi lấy vợ sau, mình biết đó là nhân đợi trước đã tạo nên quả đời mình phải trả cho cô vợ trước nên TĐ cũng đỡ buồn phiền. TĐ sợ thiếu nợ, vợ thì ngược lại? Mình sống biết đủ, vợ thì lại không? Muốn giàu sang, sống về bề ngoài, bây giờ nợ thì không lo còn cho bà con ở vn mượn tiền , mình bó tay? Mỗi lần bàn bạc chuyện lạ cải lộn. Từ lúc chưa mua nhà thì vợ chồng để chung, sau khi mua nhà vài tháng thì giao hết cho vợ quản lý tiền, vài tuần trước cho bà còn mượn tiền mà không cho TĐ biết? TĐ có nghen với vợ, vì cách đây 1 năm về Vn một mình vợ bỏ 3 cha con đi vì ông nội mất, khi qua Mỹ lại thấy vợ lạnh nhạc với mình, tối là ngày nào cũng texting ở bên vn là chồng của bạn vợ, và một người Việt ở Anh, mình nghen nên mình texting lại cho họ? TĐ tánh đàn bà tiết kiệm, đi chợ, tất cả đồ lật vật trong nhà, giặt quần áo, rửa chén, vợ thì xài phung phí.
_vợ muốn làm giầu sang, nói là mình cảng vợ làm giàu. Vì bệnh SNTK, thấp phong, đau khớp mình không lo nỗi. Muốn ly hôn mình chấp nhận không cảng vợ nổi. Làm ăn thì đóng thuế ít? Nói thì trừng nào họ bắt thì tính? TĐ ở Mỹ 30 năm nên mình rất hiểu rõ về thuế. Xem phim phần đông gần vợ, thì vợ coi, đã mấy năm này TĐ rất ít xem phim, TV, báo chí. Thỉnh thoảng có coi hài.
TĐ bị cụp lưng nhiều khi nâng nỉ lắm mới massage lưng cho mình. Ít quan tâm cho mình, khi đau bịnh, vợ chồng ngủ riêng? Vợ ngủ với 2 con. Quả đã đến mình phải nhận, đời trước mắng la, lạnh nhạc với người, nên mình cố gắng nhịn nhịn nhịn. Mình uống thuốc đi ngủ,hồi âm cho TĐ, xin chân thành cảm ơn Phước Huệ và các liên hữu. Hẹn thư sau.
A DI ĐÀ PHẬT. ..
Chào huynh Tịnh Độ,
Những lúc như thế này là lúc huynh phải dụng công niệm Phật cho thật chú tâm. Câu nói “Phật hiệu có uy lực không thể nghĩ bàn” chẳng phải là lời nói suông, mà thực sự chính là như thế, huynh hãy gắng niệm rồi sẽ thấy.
Cuộc sống luôn phát sinh vấn đề, chỉ cần áp dụng giới, lý nhân quả, vô thường trong hành xử thì sẽ không rơi vào ác đạo. Huynh hãy gắng tinh tấn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào các liên hữu:
Xin cảm ơn Phước Huệ đã hồi âm cho Tịnh Độ.
-vợ đòi ly hôn vì mình không muốn làm giàu? Như vậy là lỗi của mình? Hay lỗi vợ? Vậy có hợp lý đạo và đời?
_những lúc khó khăn như vậy, khủng hoảng, lo âu… huynh lại niệm Phật nhiều hơn.
Tín, nguyện, hạnh cũng vững, nhưng chưa giữ 5 giới chọn vẹn, mình sẽ cố gắng sức để ko làm Phước Huệ và các liên hữu đã khuyên. TĐ buông xã vạn duyên chưa buông được? Pháp nghe rất nhiều như chưa hành được? Hơn 10 năm rồi lúc nào niệm Phật, TĐ cũng hồi hướng cho oan giá trái chủ, TĐ chỉ có nguyện VSTPCL thôi, không cầu cho hết bịnh SNTK. Lúc trước TĐ niệm 6 chữ, nhưng sau đó niệm 4 chữ, nhưng Mẹ thì niệm 6 chữ, TĐ định chuyển niệm 6 chữ với Mẹ? Trong nhà có máy niệm Phật 4 và 6 chữ. Nhờ Phước Huệ và các liên hữu góp ý cho Tịnh Độ. Chân thành cảm ơn. ..
A DI ĐÀ PHẬT…
Chào huynh Tịnh Độ,
Xin được chia sẻ như sau, huynh tham khảo nhé.
Về chuyện làm giàu, có lẽ không có đúng, sai ở đây vì trong 5 giới cư sỹ tại gia, không có giới cấm làm giàu. Dĩ nhiên, Phật tử nên thường “biết đủ” để giảm tâm tham, nhưng người bạn đời của mình không có duyên với Phật pháp, muốn làm giàu, thì mình không thể cho là họ sai được. Đây là mâu thuẫn gia đình rất thường gặp, để giải quyết êm đẹp thì cả hai phải khéo léo, cùng có mong muốn hoà hợp; chứ không thể chỉ từ một phía. Mâu thuẫn có lớn nhỏ khác nhau, đôi khi cả hai đều phải nhường bước để giữ cho gia đình hoà hợp. Ví dụ, nếu cả hai không thể đồng thuận ở việc làm giàu, nhưng trong hôn nhân còn có những điều khác lớn lao hơn nữa như: nuôi dạy con cái, hạnh phúc gia đình, sự nương tựa, chia sẻ giữa các thành viên,.. Và nếu cả hai biết rằng mâu thuẫn đó chỉ là một vấn đề nhỏ trong một cái gì đó lớn hơn rất nhiều (gia đình) thì sẽ chẳng lấy cái mâu thuẫn đó ra mà làm điều kiện cho sự tồn tại của một gia đình. Cho nên cả hai người cần phải hiểu là, chắc chắn bao giờ cũng có mâu thuẫn và chắc chắn có thể sẽ không có sự đồng ý với nhau; nhưng đó là việc nhỏ. Một người trưởng thành và đã quyết định kết hôn, thì cần tập và chấp nhận những bất đồng đó để cùng nhau xây dựng gia đình.
Về niệm Phật, huynh niệm 4, hay 6 chữ đều được, điểm chính là ở sự nhiếp tâm. Nếu huynh muốn đổi qua 6 chữ cùng với Mẹ thì cũng được, và nếu vậy thì hãy giữ luôn 6 chữ cho đến lúc lâm chung nhé, đừng đổi tới lui nữa.
Huynh giữ được tâm nguyện cầu vãng sanh như vậy là rất tốt, cứ giữ như thế mà nhiếp tâm niệm Phật nhé.
Chúc gia đình huynh sớm được yên ổn, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin cảm ơn Phước Huệ đã hồi âm cho Tịnh Độ.
– Về chuyện gia đình mình hoà thuận rồi. Mình trọn giao duyên số 5. Nhiều khi mình bị hù doạ đòi ly hôn, Nhiều lần rồi. Mình nghĩ chết mình không sợ, tại sao mình lại sợ những gì ngoài thân. Có nhà, có tiệm, xe…Ko biet còn cần gì nữa? Bây giờ cả hai vợ chồng đều không có người thứ 3 chen vào. TĐ bị SNTK, và thấp khớp nặng nên không làm việc nặng, đau đầu gối, gót chân đứng lâu ko được. Định nói với vợ ở nhà chăm sóc 2 con?
-Bây giờ làm nail (thuế), tham, sân, si… TĐ đâu có ăn xài bao nhiêu, làm cho vợ con hưởng, rồi tội mình mang? Đọa lạc? Lao đầu lo kiếm tiền nhiều khi lỗi lầm không hay biết? Uổng một đời người? Mình muốn VSTPCL thôi.
Mình ít qua lại với gia đình 2 họ? Vì toàn nghe những chuyện thị phi, ăn uống, cờ bạc…? TĐ thần kinh yếu , hay lo mình trách né như vậy có đúng không?
Nhờ Phước Huệ , và các liên hữu góp ý dùm cho. Chân thành cảm ơn.
A DI ĐÀ PHẬT…
Chào huynh Tịnh Độ,
Xin được góp vài ý như sau, huynh tham khảo nhé.
Về kinh tế, nếu huynh không đi làm mà kinh tế gia đình vẫn ổn, thì với tình trạng sức khoẻ hiện giờ của huynh, ở nhà chăm sóc con là hợp lý và là ý hay bởi vì PH nghĩ con cái, đặc biệt là tuổi còn nhỏ, rất cần cha, mẹ ở bên để uốn nắn, dạy dỗ, và cũng để các em cảm nhận được tình thương yêu thân thuộc. Nhưng trong việc này huynh cần phải trao đổi, chia sẻ với vợ để vợ nhận ra đó là điều cần làm trong tình huống hiện tại, để vợ cảm thông và đồng ý. Vợ đồng thuận với huynh trong quyết định này là rất quan trọng để tránh những điều khó chịu có thể xảy ra sau này.
Về suy nghĩ làm việc cực nhọc để lo cho vợ con, huynh hãy nghĩ huynh đang thực hành hạnh bố thí, cúng dường chúng sanh (là các vị Phật tương lai), chứ không phải trả nợ, thì tâm sẽ nhẹ nhàng mà lại gieo được nhân rất tốt. Tuy nhiên, không bắt buộc cứ phải ra ngoài làm việc, mỗi người tuỳ theo sức khoẻ, hoàn cảnh mà thu xếp, đặc biệt với người tu Phật tại gia, phải khéo léo để không bị đời kéo đi (không tu được), mà cũng phải khéo léo để gia đình yên ấm.
Quả thật người tu cần tránh xa chuyện thị phi, nhậu nhẹt, cờ bạc,.. Nhưng nếu khi họ cần vợ chồng huynh giúp đỡ (việc đó phải là việc tốt, tuyệt đối không giúp người gieo nhân xấu), mà nếu huynh có thể giúp được thì hãy giúp họ. Đó là mình không tham dự những việc gieo nhân xấu, nhưng việc cần làm, mà là việc tốt thì mình vẫn làm.
Khi gặp khó khăn, huynh hãy gắng nhiếp tâm niệm Phật, giao phó hết cho đức A Di Đà, Ngài sẽ ngầm gia hộ.
Trong lúc cầu nguyện, hồi hướng, huynh hãy nhớ cầu nguyện Tam Bảo gia hộ cho người thân của mình sớm quay về nương tựa Tam Bảo tu học, mau chóng vãng sanh Cực lạc nhé.
Chúc huynh thường tinh tấn, an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào đạo hữu Tịnh Độ, đạo hữu hỏi quá nhiều. Cứ hướng tâm ra bên ngoài như vậy chẳng ích lợi gì. Hãy giành thời gian đó niệm Phật. Càng vướng mắc trong cuộc sống càng niệm Phật, vậy mới bớt vướng mắc được.
DM đã thấy đạo hữu có vấn đề này từ lâu, nhưng chưa nói, mong sẽ có chút sự im lặng của đại chúng để đạo hữu hiểu, nhưng dường như chuỗi phúc đáp này dài bất tận.
DM xin nói luôn là nếu đọc phúc đáp này xong đạo hữu lại tiếp tục hỏi thì DM sẽ không phúc đáp.
A Di Đà Phật.