Đoạn phim ghi lại sự nhiệm màu của một nữ cư sĩ tại gia nhờ thọ trì bộ kinh Vô Lượng Thọ đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Với sự thành tâm khi trì tụng, cô đã có thể nhìn thấy được hình ảnh của ao sen thất bảo nơi Cực Lạc. Trong gia đình cô nhờ công đức hồi hướng của cô đều có kết quả như cô mong đợi: người cha phát tâm ăn chay trường, con gái cũng bỗng dưng muốn tụng kinh Vô Lượng Thọ và cùng mẹ ăn chay, cho đến hàng xóm thấy vậy cũng phát lòng tin tưởng và nguyện thọ trường chay. Công đức tụng kinh Vô Lượng Thọ thật bất khả tư nghì.
Quý liên hữu nào muốn download bộ kinh Vô Lượng Thọ do thầy Thích Trí Thoát tụng, xin hoan hỉ bấm vào link dưới đây.
A DI ĐÀ PHẬT
cảm ơn hồi âm của TN, để được tâm thanh tịnh rất là khó, con chưa làm được, tâm của con sao vẫn còn sân giận , sao vẫn chưa biết tha thứ, bỏ qua, mặc dù những lúc như vậy con cũng cảm thấy có lỗi và cũng thấy buồn, phải chi con cũng làm được tâm thanh tịnh như lời phật dạy thì hay biết mấy, có phải con chưa đủ duyên để đọc kinh và niệm phật hay không? con đang cố gắng thay đổi bản thân dần dần để tâm được thanh tịnh.
còn một việc này cho con hỏi là có phải cả một đời này mình nên chuyên cần đọc một quyển kinh hay không? vậy khi con muốn đọc thêm kinh khác thì có sao không? khi con biết đọc kinh thì VLT là quyển kinh đầu tiên con đọc trước tam bảo mỗi ngày. nhưng có một người bạn tặng cho con quyển Lương Hoàng Sám vậy con muốn đọc thêm thì có được không?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Ngọc Hướng,
Khó hay dễ ở chính nơi bạn. Chư Tổ dạy: Khi mê thì Thầy độ, ngộ rồi, tự mình phải độ mình. Bạn đọc kinh Phật, hiểu được lời Phật dạy nhưng chưa thực sự y giáo phụng hành nên tạm gọi là chưa ngộ, vì chưa ngộ nên chưa thể độ chính mình.
Phật dạy: Một niệm sân khởi lên thiêu trụi một rừng công đức. Công đức từ đâu mà có? Chẳng phải nơi ăn chay, chẳng phải nơi tụng kinh, niệm Phật, trì chú… mà có. Trái lại phải ở nơi trì giới. Bạn hãy tự hỏi: Hàng ngày mình đã thực sự trì giới và cố gắng trì giới chưa? Nếu có hoặc có cố gắng tất tâm phiền não, sân hận, tâm thủ chấp sẽ ngày phải giảm thiểu; ngược lại sẽ ngày càng mãnh liệt hơn.
Nhân của sân hận vốn từ cống cao, ngã mạn mà sanh. Lý do? Vì mình nghĩ mình là trên nhất, mình cao, đúng, vượt trội hơn tất cả, ngoài mình ra chẳng ai bằng mình. Bạn hãy học quán: Trên đời, ngoài mình ra, còn tất thảy mọi người đều là Thiện tri thức, mọi hành vi thiện-ác của họ đều là để cảnh tỉnh mình, giúp mình thăng tiến trên đường tu đạo. Khi ý niệm này thường hiện hữu, tất những vọng niệm sẽ dần bị đẩy lùi.
Nhân của chấp trước, không chịu bỏ qua (còn gọi nhân chấp thủ) phát xuất thì thiếu lòng từ và không chịu buông xả. Trong Tứ vô lượng tâm Phật dạy: Từ-Bi-Hỉ-Xả thì Xả là quan trọng hơn cả. Người thiếu lòng Từ tất chẳng thể cảm thông, yêu thương, đùm bọc, quý kính kẻ khác=không có Bi. Vì thiếu Từ-Bi nên tâm luôn sống trong tham, sân, si, mạn, phân biệt, chấp trước nên chẳng thể sanh Hỉ, vì không hỉ nên chẳng thể Xả. Đó là hiểu theo nghĩa thô. Chúng ta tu học cũng phải đi từ thô tới vi tế. Ví như bạn làm được việc thiện=có từ, có bi, lại làm với tâm hoan hỉ, không phân biệt, không tính toán thiệt hơn, làm rồi có thể quên ngay việc thiện đó rồi lại bắt tay và những việc thiện kế tiếp. Được thế=bạn hành thiện bằng tâm từ-bi-hỉ-xả; ngược lại, tâm muốn giúp người, hoặc giúp rồi, nhưng còn so đo, tính toán thiệt hơn, cao-thấp, lạ-quen, rồi nương chấp những việc thiện đó (muốn mọi người biết mình làm thiện; tán thán mình; hàm ơn mình, hoặc giả không được vậy thì sanh phiền não, bực tức, thoái tâm…)=có từ-bi nhưng chưa thanh tịnh (vì còn có phân biệt), vì không tịnh nên đương nhiên hỉ-xả không thể hiện hữu. Đó gọi là vi tế hoặc, nghĩa là những phiền não vi tế còn vướng kẹt nơi tâm.
TN sơ lược vậy để bạn hiểu, chúng ta tu hành, chẳng phải ngày một, ngày hai đã giác ngộ, và thành đạo, trái lại nó là quá trình dài, lâu, không mỏi mệt. Tu mà thấy mỏi mệt=đã lạc đường và phải chấn chỉnh ngay, bằng không sẽ lạc vào ma đạo.
còn một việc này cho con hỏi là có phải cả một đời này mình nên chuyên cần đọc một quyển kinh hay không? vậy khi con muốn đọc thêm kinh khác thì có sao không? khi con biết đọc kinh thì VLT là quyển kinh đầu tiên con đọc trước tam bảo mỗi ngày. nhưng có một người bạn tặng cho con quyển Lương Hoàng Sám vậy con muốn đọc thêm thì có được không?
Chư Tổ dạy: Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu! Ý nói: Khi mới phát tâm phải chọn pháp môn phù hợp với căn cơ của mình, kế đó là phải có huân tập mới mong, có thành tựu. Khi đã có định lực rồi thì việc tìm hiểu, học hỏi thêm giáo pháp của Phật để khai mở thêm trí tuệ là điều rất nên; ngược lại, thì không nên vọng cầu thái quá mà lạc đạo, rồi bến đâu không thấy, chỉ thấy mình lênh đênh, chìm nổi giữa dòng nước xoáy và bị nó cuốn trôi lúc nào không biết.
TN nguyện chúc bạn quán chiếu thật tinh tế Tứ Vô Lượng Tâm mà Phật dạy; kế đó là không được xa rời Nhân-Quả. Chúng ta tu đạo sở dĩ hay gặp ma chướng và lạc đường đều do xa rời nhân-quả, lại thêm tâm quá háo thắng, muốn đốt cháy giai đoạn và thủ chấp mà nên. Ráng lên bạn nhé.
TN
A DI ĐÀ PHẬT
cảm ơn hồi âm của TN, con sẽ cố gắng nghe theo lời khuyên của TN.
Kính thưa cư sĩ,con moi tụng kinh VLT nhungcon k có bàn thờ phật vì con đang o trọ,con k biết là nghi lễ tụng sẽ nhu thế nào và tụng vào các thoi nào trong ngày.Và con cũng thắc mác và lo 1 điều là khi tụng mà con không hiểu duoc thì sẽ là vô ích,con lo m k hiu dk.Vậy điều này có đúng nếu con cứ chuyên tụng thì sẽ có thể hiu dk ý nghĩa của câu kinh k ạ? Xin phép cu sĩ chỉ bảo giúp con ạ.A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật
Kinh Phật không phải là khoa học,triết học giống như kiến thức thế gian.Các kiến thức trên thế gian đều là từ tâm vọng tưởng,từ ý thức lưu xuất ra.Cho nên,các kiến thức này phải suy nghĩ phân biệt phải hiểu thì mới có lợi ích.
Kinh Phật là từ chân tâm của Phật lưu xuất ra,ý thức không thể dò được,thậm chí lại còn hiểu sai.Tụng kinh chỉ cần tin chân thành là được.Không sợ không hiểu chỉ sợ không có lòng tin chân thành để tụng.
Bạn hãy nghe hòa thượng Tịnh Không giảng
Khởi Tín Luận dạy: “Ly danh tự tướng, ly ngôn thuyết tướng, ly tâm duyên tướng”. Ngôn thuyết, danh tự quý vị đã hiểu rành, tâm duyên là gì? Duyên là “phanduyên” (nắm níu), tâm là Ý Thức, tức thức thứ sáu. Tôi giảng ở đây, quý vị nghe rồi ngay lập tức ghi xuống, đấy là “tướng tâm duyên”. Vẽ hết các tướng tâm duyên lên giấy, hoặc là vừa nghe [liền nghĩ] câu ấy có nghĩa như thế này; [sự suy tưởng] những ý nghĩa ấy chính là tướng tâm duyên. Thưa quý vị, không có ý nghĩa! Những ý nghĩa quý vị vừa nghĩ đó chính là khởi vọng tưởng. Kinh không có ý nghĩa! Khi khởi tác dụng sẽ có vô lượng nghĩa, như tôi vừa mới nói đấy thôi: Bát Nhã vô tri! Kinh không có ý nghĩa, vô tri mà! Do vậy, khi đọc tụng là cầu Bát Nhã vô tri, tu Căn Bản Trí. Khi quý vị đọc tụng, nếu nói đoạn này có ý nghĩa này, đoạn kia có diệu nghĩa nọ, hỏng bét, hoàn toàn rớt vào ý thức. Công đức đọc tụng của quý vị không có! Đọc tụng nhằm mong hoàn thành Giới – Định – Huệ cùng một lượt. Do vậy, đọc tụng là đọc tụng, quyết chẳng thể nghĩ ngợi những ý nghĩa trong ấy. Ví như niệm kinh Di Đà, từ đầu đến cuối đọc xong một loạt, niệm từng chữ phân minh, rõ ràng, quyết định chẳng dấy lên một ý niệm trong ấy. Đó là tu Giới – Định – Huệ.
Tu Giới – Định – Huệ như thế nào? Khi quý vị niệm kinh, trong tâm chẳng khởi vọng tưởng, chẳng khởi ác niệm, đấy là “chư ác mạc tác” (đừng làm các điều ác). Kinh là ngôn ngữ lưu lộ từ chân tánh của Phật, là điều tốt lành nhất trong những điều lành, độ vô lượng vô biên chúng sanh, không có gì tốt lành hơn. Đọc kinh là “chúng thiện phụng hành” (vâng làm các điều lành). “Chư ác mạc tác” là giới Tiểu Thừa, “chúng thiện phụng hành” là giới Đại Thừa; Giới được đầy đủ! Khi đọc tụng bèn chuyên tâm, chuyên tâm là Định thành tựu. Từng chữ phân minh, chẳng đọc sai chữ nào, chẳng đọc lộn câu nào, là Huệ thành tựu. Chẳng khởi vọng tưởng, chẳng cần phải hiểu nghĩa. Đấy là tu Giới, Định, Huệ, tu Căn Bản Trí. Nếu quý vị không hiểu, một mặt niệm, một mặt suy nghĩ, đấy chính là một mặt đọc tụng, một mặt khởi vọng tưởng, hoàn toàn phá hoại công đức đọc tụng. Vì thế, khi đọc tụng chỉ đọc tụng, khi thảo luận sẽ thảo luận. Thảo luận lấy trí huệ làm chủ, tức là lấy Hậu Đắc Trí làm chủ, còn đọc tụng lấy Căn Bản Trí làm chủ, khác hẳn; nhưng Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí có quan hệ mật thiết: Không có Căn Bản Trí, tuyệt đối chẳng có Hậu Đắc Trí. Trước khi đạt được Căn Bản Trí thì trí ấy gọi là Phương Tiện Trí, giống như những điều chúng tôi đang nói đây gọi là Phương Tiện Trí, giúp quý vị cầu Căn Bản Trí. Sau khi đạt được Căn Bản Trí, Phương Tiện Trí liền chuyển biến, biến thành Hậu Đắc Trí, biến thành “không gì chẳng biết”. Trí huệ “không gì chẳng biết” ấy là để dùng cho người khác, chẳng phải để chính mình dùng. Chính mình dùng là vô tri, tự mình dùng là tâm thanh tịnh, giống như Lục Tổ đã nói: “Vốn chẳng có một vật”. Đấy là Tự Thụ Dụng, khi để cho người khác thụ dụng thì không pháp nào chẳng biết.
Theo mình nghĩ -Tụng kinh không phải là chuyện dễ,mới đầu có thể hào hứng nhưng được một thời gian thì khó tiếp tục bền lâu bởi vì trong tâm có nghi,lại có thêm nghiệp chướng ngăn cản.Tụng hết bộ kinh có thể mất tới vài tiếng,không phải ai có thời gian và lòng kiên trì để ngày nào cũng làm được.Và cuối cùng là sẽ nản lòng.Thế nên học Phật phải khéo léo một chút,phải biết đơn giản vấn đề đi,nếu lúc nào cũng ôm đồm cả một đống thì không kham nổi.
Tụng kinh thì mất tới vài tiếng nhưng niệm một câu A DI ĐÀ PHẬT chỉ có 1 giây,xét về mặt thời gian cách biệt lớn.Xét về ngôn ngữ, cả bộ kinh có qúa nhiều từ bạn không nhớ hết được, A DI ĐÀ PHẬT chỉ có 4 từ trẻ con,người già đều nhớ được.Về công đức thì câu A DI ĐÀ PHẬT đã đầy đủ hết rồi.Một ngày bạn bận,bạn mệt mỏi,bạn ốm,bạn không thể tụng kinh được thì cũng không sao cả nhưng một ngày nên duy trì ít nhất niệm được 100 câu A DI ĐÀ PHẬT.
Danh hiệu Phật cũng tức là thân Phật. Danh hiệu Phật sung mãn khắp pháp giới.Chỉ cần tâm bạn nhớ Phật,niệm Phật là được,việc lập bàn thờ nếu hoàn cảnh phức tạp thì thôi đi.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Xin gửi bạn Hằng,
Nếu muốn tùy phận được lợi ích thật sự, phải chí thành khẩn thiết thanh tịnh tam nghiệp. Hoặc trước hết phải đoan tọa chốc lát, lắng định thân tâm, rồi mới lễ Phật, đọc ra tiếng; hoặc chỉ im lặng xem. Hoặc lễ Phật xong, đoan tọa chốc lát, sau đó mới mở kinh [ra xem]. Cũng phải thân đoan nghiêm, ngồi ngay ngắn như đối trước thánh dung, đích thân lắng nghe viên âm, chẳng dám manh nha một niệm biếng nhác, chẳng dám khởi một niệm phân biệt. Ðọc một loạt từ đầu đến cuối, dù là văn hay nghĩa đều nhất loạt chẳng dùng lý lẽ để hiểu.
Ðọc kinh như thế, người lợi căn đối với mỗi mỗi Không lý sẽ lãnh ngộ được, chứng pháp Thật Tướng; còn kẻ căn cơ độn kém cũng tiêu trừ được nghiệp chướng, tăng trưởng phước huệ. Lục Tổ nói: “Ðãn khán Kim Cang kinh, tức năng minh tâm kiến tánh” (chỉ xem kinh Kim Cang liền có thể minh tâm kiến tánh) là nói về cách xem kinh như trên đây, cho nên bảo là “đãn” (chỉ). Kinh Ðại Thừa đều có công năng minh tâm kiến tánh, chứ nào phải mình kinh Kim Cang?
Nếu cứ một mực phân biệt câu này nghĩa như thế nào, đoạn này nghĩa là gì thì toàn là thuộc về phàm tình, vọng tưởng, xét đoán, suy lường, làm sao ngầm phù hợp với ý Phật, lãnh ngộ trọn vẹn ý kinh; nhân đó, nghiệp chướng tiêu diệt, phước huệ tăng cao cho được? Nếu biết cung kính thì còn gieo được chút thiện căn. Nếu cứ làm giống hệt như cách đọc sách Nho của kẻ học rộng sẽ thành hạng người vướng phải tội khinh nhờn sừng sững như non, thăm thẳm như vực, dùng nhân lành chiêu lấy quả ác vậy.
Trích Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/09/khi-xem-kinh-khong-nen-dung-ly-le-de-hieu/
A Di Đà Phật. Xin liên hữu Hãy Niệm A Di Đà Phật hoan hỉ kiểm tra email tại huydan…@gmail.com.
A Di Đà Phật
Con muốn có một quyển kinh vô luọng thọ nhung mà k biet kiếm noi đâu mong mọi nguòi huóng dẫn giùm
A di đà phật
Bạn Khải đến hiệu sách Phật giáo, hoặc đến Chùa thỉnh về nhé ! Thường thì các Chùa đều có tủ sách ấn tống,ai muốn thỉnh nhà Chùa đều hoan hỷ.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Khải, có thể liên lạc Tịnh Thất Quán Âm của thầy Thích Giác Nhàn để thỉnh kinh qua đường bưu điện.
http://voluongtho.vn/tintuc/thinh-kinh-sach-dia-69.html
(Số Điện Thoại Liên Hệ:0909998300 . Quý Phật Tử xin vui lòng gọi điện vào lúc 8h-11h sáng và 2h-5h chiều)
A DI ĐÀ PHẬT
xin hoan hỷ giải đáp thắc mắc của con dùm:
con đọc kinh VLT thì hiểu như thế này, có phải Phật A DI ĐÀ thành Phật rồi thì Phật Di Lặc mới bắt đầu học Phật phải không?
khi Phật Di Lặc Bạch với đức Thế Tôn thì đức Thế Tôn ở đây là ai vậy? có phải Phật Thích Ca không?
còn Phật Như Lai là ai? có phải là Phật Thích Ca luôn không?
Pháp Tạng Tỳ kheo là gì?
A Di Đà Phật
Trước tiên xin hoan nghênh bạn Ngọc Hướng đã đọc kinh VLT,thêm một người tụng kinh thì thế giới bớt thêm tai nạn.Mình xin trả lời câu hỏi bạn như sau.
1. có phải Phật A DI ĐÀ thành Phật rồi thì Phật Di Lặc mới bắt đầu học Phật phải không?
-Theo kinh thì Phật A DI ĐÀ thành Phật đến nay đã 10 kiếp. 10 kiếp chỉ là con số tượng trưng,chính xác là bao nhiêu thì phàm phu như chúng ta chẳng biết được.
-Ngài Di Lặc trong kinh xuất hiện với thân phận bồ tát nhất sanh bổ xứ chứ không phải thân Phật. ‘Nhất sanh Bổ Xứ’ là chỉ còn một đời nữa sẽ thành Phật như hiện tại Di Lặc Ðại Sĩ đang ở nội viện trời Ðâu Suất chỉ còn một đời nữa là thành Phật, tức là như kinh Pháp Hoa nói: ‘Chỉ còn một đời nữa, sẽ đắc Nhất Thiết Trí’ nên gọi là Nhất Sanh Bổ Xứ.
– bồ tát Di Lặc bắt đầu học Phật từ khi nào có lẽ là từ lâu lắm rồi chẳng biết được
Cho nên câu hỏi này mình không trả lời chính xác được.Nhưng mình nghĩ việc có phải Phật A DI ĐÀ thành Phật rồi thì Phật Di Lặc mới bắt đầu học Phật phải không,nó không phải là việc quan trọng lắm với chúng ta,nên không cần phải đào sâu.
2.khi Phật Di Lặc Bạch với đức Thế Tôn thì đức Thế Tôn ở đây là ai vậy? có phải Phật Thích Ca không?
-Là Phật Thích Ca
3. còn Phật Như Lai là ai? có phải là Phật Thích Ca luôn không?
-Bạn nghe lời giảng sau của hào thượng Tuyên Hóa
Mười phương ba đời tất cả chư Phật, mỗi vị Phật đều có một vạn danh hiệu. Nhưng vì sức trí nhớ của chúng sinh yếu kém, cho nên chư Phật từ bi mới quyết định từ một vạn danh hiệu mà giảm xuống còn một ngàn danh hiệu. Trải qua bao nhiêu kiếp thì trí nhớ của chúng sinh càng ngày càng giảm. Một ngàn danh hiệu cũng nhớ chẳng rõ ràng. Chư Phật lại thương xót chúng sinh mới giảm từ một ngàn danh hiệu xuống còn một trăm. Lại qua thời gian lâu dài, chúng sinh vẫn cảm thấy quá nhiều, về sau lại giảm xuống còn mười. Từ đó về sau, mỗi vị Phật đều có mười danh hiệu. Những gì là mười?
– Như Lai
– Ứng Cúng: Phật xứng đáng thọ nhận trời người cúng dường, xứng đáng thọ nhận sự cung kính của người thế gian, cho nên gọi là Ứng Cúng.
-Chánh Biến Tri: Phật, chẳng có gì mà chẳng biết (vô sở bất tri), chẳng có gì mà không thấy (vô sở bất kiến). Lý của Phật nói pháp là chánh quyết, trí huệ quang minh khắp hết thảy, cho nên gọi là Chánh Biến Tri.
-Minh Hạnh Túc: Phật chẳng sinh đủ thứ tâm phiền não, đây là minh túc, nghĩa là thiên nhãn minh, biết tất cả pháp đời hiện tại; túc mạng minh biết tất cả pháp đời quá khứ; lậu tận minh biết tất cả đời vị lai. Phật tu lục độ vạn hạnh là hạnh túc. Cho nên hợp lại gọi là Minh Hạnh Túc.
-Thiện Thệ Thế Gian Giải: Thiện Thệ tức là đi đến nơi chân thiện mỹ, tức cũng là bên kia Niết Bàn chẳng sinh chẳng diệt. Thế Gian Giải là Phật hoàn toàn thấu hiểu trí huệ của hữu tình và vô tình thế gian.
-Vô Thượng Sĩ: Trí tuệ của Phật cao hơn hết, chẳng có gì sánh bằng. Phật đã tu chứng địa vì tột cùng chẳng còn địa vì gì có thể chứng nữa, cho nên gọi là Vô Thượng Sĩ.
-Ðiều Ngự Trượng Phu: Phật dùng đức để hóa độ là điều, dùng uy để chế phục là ngự. Phật là đại trượng phu điều ngự chúng sinh ba cõi.
Thiên Nhân Sư: Phật là đại Ðạo Sư của trời người. Sư là phép tắc mô phạm, nói năm thừa giáo lý, lợi ích chúng sinh, khai đạo chúng sinh.
-Phật
-Thế Tôn: Phật là bật tôn kính của thế gian và xuất thế gian, xuất là ra khỏi ba cõi. Phật là người được chư Thiên và nhân loại tôn kính nhất.
4. Pháp Tạng Tỳ kheo là gì?
Pháp Tạng Tỳ kheo chính là tiền thân Phật A DI ĐÀ khi tu nhân.Lúc bây giờ ngài chưa thành Phật có tên là Pháp Tạng Tỳ kheo. Pháp Tạng Tỳ kheo phát ra 48 đại nguyện cứu độ hết thảy chúng sanh.Sau đó Pháp Tạng Tỳ kheo dũng mãnh tinh tấn tu hành bồ tát đạo trải qua không biết bao nhiêu kiếp thì nay ngài đã thành Phật,hiệu là A DI ĐÀ Phật,48 đại nguyện cũng đã viên mãn,cõi Cực Lạc đã được kiến lập.Từ lúc bấy giờ trở đi hễ có ai tín nguyện trì danh cầu sanh Cực Lạc đều được Phật tiếp dẫn.
Bạn hãy tiếp tục đọc kỹ kinh,có gì thắc mắc cứ đưa lên đây để mọi người cùng thảo luận
A Di Đà Phật
Kính lạy Thầy Trí Thoát!
Con là một chúng sinh bị vô minh sâu dày che mờ, may mắn được nghe CHÚ ĐẠI BI do Thầy tụng trên audio, con tập đọc theo Thầy, nhờ thế mà con ngộ được Phật Pháp. Lòng kính ngưỡng vô hạn nhưng do địa lý cách trở nên mong ước khi Thầy về VN để con được một lần lễ bái Thầy để tạ ơn lớn này. Kính mong Thầy chứng minh cho thành tâm của con.
Con cầu xin mười phương chư Phật gia hộ Thầy luôn luôn khỏe mạnh, đạo cao, đức trọng để chúng con được nương tựa trên đường tìm “Bản Lai Diện Mục”
PT Chiếu Phú (Nguyễn Ngọc Dân).
Khi Thầy về VN con xin Thầy hoan hỷ báo tin rộng rãi để nhiều PT đến lễ bái kính mừng
A DI ĐÀ PHẬT
xin hoan hỷ cho con hỏi, trong kinh VLT có ghi nếu niệm Phật mà tâm còn nghi ngờ thì sẽ “sanh về biên địa của nước Cực Lạc chịu các tai ách trải qua năm trăm năm”.
vậy cho con hỏi các tai ách này là gì? có thống khổ như ba đường ác không? nếu đã vãng sanh được về Cực Lạc rồi sao lại phải chịu nhiều tai ách. con nghe giảng nhiều về sự thống khổ của ba đường ác, khổ vô cùng, vì quá khiếp sợ thân sau không biết có được thân người để nghe kinh pháp để tiếp tục niệm phật và được về với Phật hay không? hay là phải trôi theo dòng nghiệp lực và cuối cùng phải đọa lạc, vì quá sợ phải vào ác đạo và thấy ngày càng nhiều thiên tai, chúng sanh đang đối diện với quá nhiều nỗi đau, nỗi mất mát nên con hằng ngày đang cố gắng để niệm Phật, nhưng cho con hỏi sao con chưa nghe ai giảng về những tai ách ở biên địa của nước Cực Lạc. nếu phải chịu nạn năm trăm năm ở đó thì làm sao có thể tu hành tiếp để độ thoát cho chúng sanh,cho gia đình , cho cửu huyền thất tổ, cho cha mẹ để đáp đền chữ hiếu.
xin hoan hỷ giải đáp dùm cho con.
A DI ĐÀ PHẬT
cho con hỏi thêm một câu hỏi không nằm trong kinh VLT.
PHẬT THÍCH CA RA ĐỜI, HỌC ĐẠO, THÀNH PHẬT VÀ CUỐI CÙNG LÀ NGÀI ĐÃ NHẬP NIẾT BÀN TẠI ẤN ĐỘ. vậy tại sao người Ấn Độ không tôn thờ Ngài mà lại thờ thần linh? sao Phật giáo lại mất? con rất thắc mắc xin hoan hỷ giải thích cho con.
Trong thời gian chờ đợi các liên hữu trả lời thì tạm thời bạn nên tham khảo qua bài Niệm Phật Nhưng Không Tin Chính Mình Sẽ Vãng Sanh Về Biên Địa.
Người Ấn Độ hiện tại cũng có một số người thờ Phật mà bạn. Nói chung thì ai tin Phật thì sẽ thờ Phật thôi cho dù ở bất cứ nơi đâu.
A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật
Bạn hỏi -PHẬT THÍCH CA RA ĐỜI, HỌC ĐẠO, THÀNH PHẬT VÀ CUỐI CÙNG LÀ NGÀI ĐÃ NHẬP NIẾT BÀN TẠI ẤN ĐỘ. vậy tại sao người Ấn Độ không tôn thờ Ngài mà lại thờ thần linh?
Thay vì trực tiếp trả lời câu hỏi này của bạn,mình sẽ trả lời một câu hỏi khác tương tự nhưng rộng hơn là trên thế giới này ai là người được nhiều người tôn thờ nhất
Phật giáo không phải là tôn giáo có nhiều tín đồ nhất thế nên Phật Thích Ca không phải được nhiều người thờ nhất.Phải chăng phật pháp không hay bằng các tôn giáo khác.Xin thưa với bạn là sự thật không phải là như vậy đâu.
-Trên hiện tượng thô phù tạm có thể xắp xếp như sau
1.Đứng đầu xếp hạng chính là Ma vương ba tuần.Người trên thế gian tôn thờ ma vương nhiều nhất.Những ai yêu mê say đắm tiền tài,thế lực,danh vọng,phim ảnh,thời trang,làm đẹp,ái tình,các tri thức học thuật thế gian ,… thì đồng nghĩa là đang tôn thờ ma vương.Số người chiếm hơn nửa trên thế gian.
2.Ngài Thích Đế Hoàn Nhân,vua cõi trời Đao Lợi xếp thứ hai.Học trò của ngài là những hiền nhân nhưng vẫn có phần lưu luyến dục.Những hiền nhân này Đối với tà dâm thì xa lánh nhưng đối với chánh dâm vẫn sanh tâm yêu mến thế nên những hiền nhân này hay cho rằng tình yêu nam nữ là món qùa tuyêt vời của thượng đế ban tặng cho con người. Ngài Thích Đế Hoàn Nhân chủ yếu dạy con người làm 10 điều thiện để sanh lên cõi Đao Lợi.
3. Ngài Đại Phạm Vương vua cõi trời sắc giới.Đối tượng của ngài là những hiền nhân sẵn sàng có tinh thần bỏ dục.Chúng ta thuộc cõi dục cho nên những người có tinh thần bỏ dục sẽ ít cho nên học trò của ngài Đại Phạm Vương sẽ ít hơn Ngài Thích Đế Hoàn Nhân.Muốn lên cõi trời sắc giới thì chỉ làm việc thiện không là chưa đủ mà phải tu thiền định.
4.Học trò Thích Ca Mâu Ni Phật là ít nhất là vì Phật Pháp dạy lìa bỏ luôn cả dục,sắc và vô sắc.Chúng sanh từ vô thủy đã đam mê sắc dục trời qúa sâu nặng lên nay nói lìa bỏ sắc dục thì cảm thấy trống rỗng,hoang mang cho nên cảm thấy Phật Pháp có phần xa lạ.
Sở dĩ có sự xếp hạng như vậy là do tâm ưa mến chúng sanh chiêu cảm.Nhưng đấy chỉ là sự xếp hạng trên mặt hiện tượng thô phù của cõi người thôi.
– Ma vương ba tuần thì chỉ có chúng sanh ở cõi dục là tôn thờ ông ta thôi. Thích Ca Mâu Ni Phật thì vô lượng các chư thiên cõi dục,cõi sắc,a la hán,bồ tát ở các phương đều tôn kính.Thế gian và xuất thế gian Phật là tôn kính nhất.Thế nên bạn đừng chấp vào hiện tượng trước mắt.
sao Phật giáo lại mất?
Bạn nghe hòa thượng Tịnh Không nói
Kinh Lăng Nghiêm đúng là bi tâm triệt để của Như Lai, chẳng trách gì tại Ấn Độ vào thời cổ coi kinh này là quốc bảo, Huyền Trang đại sư tới Ấn Độ không thấy kinh Lăng Nghiêm. Người ngoại quốc tiếc pháp; do vậy, Ấn Độ bị mất nước, toàn bộ Phật pháp ở Ấn Độ bị tiêu diệt là vì có nhân quả:
Họ tiếc pháp! Họ cất giấu bộ kinh điển hay nhất, chẳng cho người nước ngoài xem. Do vậy, Huyền Trang đại sư không thấy. Ngài Bát Lạt Mật Đế đem kinh này tới Trung Quốc, gặp nhiều khổ nạn to lớn, mấy lượt lén đem đi đều bị hải quan (quan thuế, tuần tra biên phòng) bắt được. Kiểm thấy, họ bắt Sư về, Sư lại còn bị xử phạt. Đến cuối cùng, không còn cách nào, Sư phải chép kinh bằng chữ nhỏ, xẻ thịt nơi bắp tay để giấu vào, dùng kim may lại, mang đi như vậy thật chẳng dễ dàng! Mỗi cá nhân chúng ta tiếc pháp sẽ mắc quả báo ngu si. Một quốc gia tiếc pháp sẽ mắc quả báo trong tương lai
Phật pháp tiêu diệt. Cho đến hiện tại, đã hơn một ngàn năm xứ Ấn Độ không có Phật pháp, do vì tiếc pháp đấy! Quả thật, nhân quả báo ứng không sai sót mảy may.
A Di Đà Phật
Chào bạn Ngọc Hướng,
Theo mình nghĩ, việc đạo Phật bị biến mất ở Ấn Độ trong một thời gian dài (mấy mươi năm gần đây có khuynh hướng hồi phục lần lần, nhờ sự truyền bá Phập pháp từ những nước khác), xét cho cùng, là do dân chúng Ân Độ thiếu phước duyên, và đó cũng là nghiệp của họ. Nếu bạn nghe được từ những vị đã đi hành hương Ấn Độ trở về, thì bạn mới hình dung được sự nghèo khổ của phần lớn dân chúng xứ ấy.
Bạn có thể tham khảo tài liệu dưới đây để biết thêm về sự biến mât của Phật giáo tại xứ ấy:
http://thuvienhoasen.org/a6789/vi-sao-phat-giao-suy-tan-tai-an-do
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn Ngọc Hướng thân mến,
TN đoán có lẽ bạn mới đọc Kinh VLT chứ chưa đi vào trì tụng miên mật, vì vậy có những ý nghĩa trong kinh bạn đã không để ý nên nắm chưa cụ thể. Trong „Phẩm 40 Biên Địa Nghi Thành và Phẩm 41 Hoặc Tận Kiến Phật“ khi Ngài Di Lặc Bồ tát hỏi Đức Phật Thích Ca lý do tại sao có người ở trong thai sanh, có người được hoá sanh? Và Phật Thích Ca đã lý giải rất cụ thể về 2 trường hợp được sanh về Tịnh Độ. TN xin ghi lại 2 phẩm quan trọng này để bạn cùng các liên hữu khác nếu có chung nghi ngờ hay cùng có thắc mắc chúng ta sẽ cùng nhau nhìn nhận lại vấn đề cho thật thấu đáo:
Hỏi: trong kinh VLT có ghi nếu niệm Phật mà tâm còn nghi ngờ thì sẽ “sanh về biên địa của nước Cực Lạc chịu các tai ách trải qua năm trăm năm”.
vậy cho con hỏi các tai ách này là gì? có thống khổ như ba đường ác không? nếu đã vãng sanh được về Cực Lạc rồi sao lại phải chịu nhiều tai ách
1. Nguyên do người được sanh về Cực lạc nhưng phải ở vùng biên địa: “Nếu có chúng sanh do tâm nghi hoặc làm các công đức, nguyện sanh về Cực Lạc, không rõ Phật trí, bất tư nghì trí bất khả xứng trí, Đại thừa quảng trí, Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí, đối với các trí này nghi ngờ không tin, nhưng vì tin tội phước mà tu tập hạnh lành, nguyện sanh về Cực Lạc.
Lại có chúng sanh chứa nhóm thiện căn, mong cầu Phật trí, phổ biến trí, vô đẳng trí, oai đức quảng đại bất tư nghì trí, đối với căn lành không sanh lòng tin, ý chí còn do dự đối với sự vãng sanh cõi Phật thanh tịnh, không có tinh chuyên, nhưng vì liên tục nhớ nghĩ không thôi kết thành thiện nguyện cũng được vãng sanh.
Do những nhân duyên đó, những hạng người này tuy được sanh về Cực Lạc, nhưng không thể đến thẳng cõi Đức Phật Vô Lượng Thọ được, chỉ đến biên giới cõi Phật, ở trong thành thất bảo thôi. Không phải Đức Phật muốn như vậy, mà vì chính họ tạo nên tâm đến đó vậy. Ở đó cũng có ao sen thất bảo, tự nhiên thọ thân, ăn uống sung sướng như cõi trời Đao Lợi, nhưng ở trong thành đó không thể ra khỏi, nhà ở trên đất, không thể tùy ý cao lớn.
Ở đó năm trăm năm không thấy Phật, không nghe được pháp, không thấy Thánh chúng Bồ Tát, Thanh Văn, trí huệ không sáng suốt, biết kinh pháp lại ít, tâm không mở mang, ý không vui vẻ, nên ở đó gọi là thai sanh“.
Tai ách của người sanh vùng biên địa chính là: „Ở đó cũng có ao sen thất bảo, tự nhiên thọ thân, ăn uống sung sướng như cõi trời Đao Lợi, không thể ra khỏi, nhà ở trên đất, không thể tùy ý cao lớn.
Ở đó năm trăm năm không thấy Phật, không nghe được pháp, không thấy Thánh chúng Bồ Tát, Thanh Văn, trí huệ không sáng suốt, biết kinh pháp lại ít, tâm không mở mang, ý không vui vẻ…“
(…)
„Trong hoa thai đó thanh tịnh không có uế ác, nhưng trong năm trăm năm không thấy Tam Bảo, không được cúng dường phụng sự chư Phật, xa lìa tất cả thiện căn thù thắng, do nỗi khổ đó nên không vui thích“.
Bạn phải lưu ý đoạn kinh văn này bởi có rất nhiều người cho rằng: chỉ cần làm sao được sanh về vùng biên địa của Cực Lạc cũng là tốt lắm rồi, bởi dù sao cũng được vĩnh ly sanh tử luân hồi. Tuy là khổ nhưng là khổ ở Cực lạc. Đây là ý nghĩ hết sức nguy hại và nếu ý nghĩ này được huân tập chúng sẽ trở thành những chủng tử xấu khiến chúng ta đánh mất Tín-Nguyện-Hạnh lúc nào chẳng hay và khi Tín-Nguyện-Hạnh lơ là thì cả phước lẫn huệ đều chẳng thành tựu, phiền não lại ngày một tăng trưởng, tới khi vô thường ập tới, biên địa Cực Lạc đâu chả thấy mà 3 đường ác đã mở rộng để chờ đón chúng ta chứ chẳng phải chơi.
Một điểm hết sức quan trọng nữa là người sanh vùng biên địa vì Tín-Nguyện-Hạnh đã không có nên trí huệ không được mở mang, kinh pháp hiểu ít, không được gần Thiện Tri thức, nay được ở trong hoa thai, thấy mình sung sướng hưởng dụng tự tại như đang ở cung trời Đao Lợi, những chủng tử Phật vốn đã ít ỏi chắc chắn sẽ cạn kiệt, vì thế cơ hội để giác ngộ thật là vô cùng khó. Vì thế Đức Phật ví người ở biên địa Cực lạc giống như vương tử của Chuyển Luân Thánh Vượng bị nhốt trong ngục bảy báu vậy: „Thí như Chuyển luân Thánh vương có bảy ngục báu để giam những vương tử nào mắc tội. Trong đó cũng có lầu các cung điện, màn báu, giường báu, lan can cửa sổ, giường ghế trang sức quý báu, ăn uống y phục được cấp dưỡng như Chuyển luân Thánh vương, nhưng bị trói chân bằng xích vàng, các tiểu vương tử này có thích ở nơi ấy không?
Ngài Từ Thị Bồ Tát bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Dĩ nhiên không vui thích! Khi họ bị giam cầm không được tự do, chỉ muốn tìm đủ mọi cách để được ra khỏi ngục, lại cầu mọi thế lực cận thần giúp xin nhưng cũng không toại ý, bao giờ Chuyển luân Thánh Vương bằng lòng mới được giải thoát”.
Này Di Lặc! Các chúng sanh này cũng lại như vậy. Vì có tâm nghi hoặc Phật trí, cho đến quảng đại trí, đối với thiện căn thiếu lòng tin sâu, do nghe danh hiệu Phật mà phát tâm tin thôi.
Tuy sanh về cõi Cực Lạc ở trong hoa sen, nhưng không được ra khỏi hoa thai, trong đó cũng đủ vườn tược cung điện.
Tại sao vậy?
Trong hoa thai đó thanh tịnh không có uế ác, nhưng trong năm trăm năm không thấy Tam Bảo, không được cúng dường phụng sự chư Phật, xa lìa tất cả thiện căn thù thắng, do nỗi khổ đó nên không vui thích.
Nếu như những chúng sanh này biết được tội đời trước, hết lòng ăn năn tự trách cầu được ra khỏi thai hoa, khi đã hết nghiệp rồi mới được ra khỏi, thẳng đến chỗ của Đức Phật Vô Lượng Thọ, được nghe kinh pháp, lâu sau cũng được giải ngộ hoan hỷ, cũng được đi khắp cúng dường vô số vô lượng chư Phật, tu tập các công đức”.
Và Đức Phật kết luận: “Này A Dật Đa! Phải biết rằng tâm nghi hoặc tổn hại rất lớn, mất lợi ích lớn đối với Bồ Tát, nên phải tin tưởng minh bạch vô thượng trí huệ của Phật”.
2. Và nguyên do người được sanh về Cực lạc nhưng được hoá sanh: „Nếu có chúng sanh tin rõ Phật trí, cho đến thắng trí, đoạn trừ nghi hoặc, gieo các thiện căn làm các công đức, chí tâm hồi hướng, nên được hóa sanh ngồi kiết già trong hoa thất bảo, khoảnh khắc được thân tướng quang minh, công đức trí huệ thành tựu đầy đủ như các bậc Bồ Tát vậy“.
Và đức Phật nhấn mạnh: „Di Lặc Bồ Tát phải biết, hạng hóa sanh đó có trí huệ thù thắng. Hạng thai sanh kia trong năm trăm năm không thấy Tam bảo, không biết phép tắc của Bồ Tát, không được tu tập công đức, không có nhân duyên cúng dường Phật Vô Lượng Thọ, phải biết hạng người này do đời trước không có trí tuệ, sanh tâm nghi hoặc mà ra“.
Hỏi: Vì quá khiếp sợ thân sau không biết có được thân người để nghe kinh pháp để tiếp tục niệm phật và được về với Phật hay không?
Nếu ngay từ bây giờ bạn đã huân tập ý nghĩ mong có lại được thân người để tiếp tục nghe kinh pháp của Phật, và niệm Phật để về với Phật thì đây sẽ là một cản trở lớn cho hành trình vãng sanh Cực Lạc của bạn. Tại sao? Bởi bạn mong được lại thân người, mà khi thọ thân người bạn sẽ trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi. Lúc đó liệu bạn có thể đảm bảo mình sẽ sớm giác ngộ, sẽ gặp Phật pháp để tu hành để được về cõi Phật? Chắc chắn là không và khó vô cùng. Do vậy bạn chớ nên khởi vọng cầu có lại thân người để kiếp sau được thỉnh pháp, nghe kinh, niệm Phật rồi được vãng sanh; thay vì thế, ngay bây giờ, bạn hãy dũng mãnh phát Tín-Nguyện-Hạn bằng cách: Tin sâu-Nguyện thiết-Thực tâm hành. Được thế khi cận tử nghiệp ập tới bạn mới đủ định lực để hướng về Tịnh Độ, bằng không, chỉ một cơn vô thường ập tới, rất có thể nó đã đánh phá và triệt tiêu toàn bộ niềm tin vốn quá mong manh của bạn. Và như thế xác suất để thọ lại thân người lúc đó là ngàn cân treo sợi tóc.
Hỏi: PHẬT THÍCH CA RA ĐỜI, HỌC ĐẠO, THÀNH PHẬT VÀ CUỐI CÙNG LÀ NGÀI ĐÃ NHẬP NIẾT BÀN TẠI ẤN ĐỘ. vậy tại sao người Ấn Độ không tôn thờ Ngài mà lại thờ thần linh? sao Phật giáo lại mất?
Câu hỏi này Đạo hữu Hãy Niệm A Di Đà Phật đã hồi đáp rất cụ thể, tuy nhiên TN xin mạo muội góp thêm chút ý để bạn hiểu thêm về câu hỏi của mình:
Chúng ta là người phát tâm tu đạo nên mọi hành vi động niệm nhất thiết phải luôn xoay ngược vào trong để chiếu soi tâm của chính mình. Tâm của chúng ta là gì? Đó là tâm phiền não, tâm vọng tưởng, chấp trước, phân biệt… chứ không nên xoay cái nhìn đó ra hướng khác.
Đạo Phật là đạo giác ngộ vì thế ai giác ngộ người đó có cơ hội được giải thoát. Giải thoát đến đâu lại phụ thuộc vào hành trang tu đạo của mỗi người. Nói Ấn độ không tôn thờ Phật Thích Ca là không đúng, có chăng là người dân Ấn Độ thời nay phước báu của họ đã cạn kiệt, vì thế niềm tin nơi chánh Pháp cũng bị bào mòn theo. Nhưng đó là chuyện người. Chúng ta cũng là người đang phát tâm tu đạo Phật, kể như chúng ta đã có đủ phước báu nhân duyên, nhưng liệu thiện căn có và đã được tăng trưởng chưa; bồ đề tâm đã dõng mãnh chưa? Đã thực sự muốn chuyển hoá tâm phàm chưa? Đã thực sự muốn xa lìa cõi Ta bà này chưa? Đã thực sự tin tưởng tuyệt đối vào lời Phật dạy để nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ chưa…v.v… Tất cả những câu hỏi đó chúng ta phải thường đặt cho chính mình, thay vì đặt ra cho người khác. Phật nói: Phước ai nấy hưởng; nghiệp ai nấy mang; ông tu ông chứng, bà tu bà chứng; phước nhiều hưởng nhiều, phước ít hưởng ít, không phước không hưởng; Tu nhiều đắc nhiều, tu ít đắc ít, không tu không đắc.
Hàng ngày chúng ta cứ chiêm ngẫm những lời Phật dạy để lo cho chính mình, đó là tự độ. Tự độ viên mãn, tất sẽ có cơ hội để độ tha nhân.
Hỏi: sao Phật giáo lại mất?
Phật giáo sẽ không mất và không bao giờ mất nếu như còn có người phát Tín-Nguyện-Hạnh và dũng mãnh tu học. Trong Kinh Phật nói Kinh Pháp Diệt Tận, đức Phật Thích Ca đã tuyên bày trước về thời kỳ chánh Pháp diệt tận, khoảng thời gian này còn cách chúng ta rất xa… nếu bạn được sanh về Tịnh Độ thì cơ hội để hoằng dương chánh Pháp đang đặt lên vai bạn đó. Đây là lý do tại sao người dân Ấn Độ thời nay không tin vào Phật pháp mà lại đi thờ thần linh.
Dưới đây TN xin ghi lại hai phẩm quan trọng này để bạn và các liên hữu khác cùng đọc lại và suy ngẫm cho thật thấu đáo về những lời Phật dạy. Nguyện chúc các bạn bồ đề tâm kiên cố, dõng mãnh phát tâm một đời vãng sanh Cực Lạc.
TN
PHẨM 40: BIÊN ĐỊA, NGHI THÀNH
Đức Phật bảo ngài Từ Thị: “Nếu có chúng sanh do tâm nghi hoặc làm các công đức, nguyện sanh về Cực Lạc, không rõ Phật trí, bất tư nghì trí bất khả xứng trí, Đại thừa quảng trí, Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí, đối với các trí này nghi ngờ không tin, nhưng vì tin tội phước mà tu tập hạnh lành, nguyện sanh về Cực Lạc.
Lại có chúng sanh chứa nhóm thiện căn, mong cầu Phật trí, phổ biến trí, vô đẳng trí, oai đức quảng đại bất tư nghì trí, đối với căn lành không sanh lòng tin, ý chí còn do dự đối với sự vãng sanh cõi Phật thanh tịnh, không có tinh chuyên, nhưng vì liên tục nhớ nghĩ không thôi kết thành thiện nguyện cũng được vãng sanh.
Do những nhân duyên đó, những hạng người này tuy được sanh về Cực Lạc, nhưng không thể đến thẳng cõi Đức Phật Vô Lượng Thọ được, chỉ đến biên giới cõi Phật, ở trong thành thất bảo thôi. Không phải Đức Phật muốn như vậy, mà vì chính họ tạo nên tâm đến đó vậy. Ở đó cũng có ao sen thất bảo, tự nhiên thọ thân, ăn uống sung sướng như cõi trời Đao Lợi, nhưng ở trong thành đó không thể ra khỏi, nhà ở trên đất, không thể tùy ý cao lớn.
Ở đó năm trăm năm không thấy Phật, không nghe được pháp, không thấy Thánh chúng Bồ Tát, Thanh Văn, trí huệ không sáng suốt, biết kinh pháp lại ít, tâm không mở mang, ý không vui vẻ, nên ở đó gọi là thai sanh.
Nếu có chúng sanh tin rõ Phật trí, cho đến thắng trí, đoạn trừ nghi hoặc, gieo các thiện căn làm các công đức, chí tâm hồi hướng, nên được hóa sanh ngồi kiết già trong hoa thất bảo, khoảnh khắc được thân tướng quang minh, công đức trí huệ thành tựu đầy đủ như các bậc Bồ Tát vậy.
Di Lặc Bồ Tát phải biết, hạng hóa sanh đó có trí huệ thù thắng. Hạng thai sanh kia trong năm trăm năm không thấy Tam bảo, không biết phép tắc của Bồ Tát, không được tu tập công đức, không có nhân duyên cúng dường Phật Vô Lượng Thọ, phải biết hạng người này do đời trước không có trí tuệ, sanh tâm nghi hoặc mà ra.
PHẨM 41: HOẶC TẬN KIẾN PHẬT
Thí như Chuyển luân Thánh vương có bảy ngục báu để giam những vương tử nào mắc tội. Trong đó cũng có lầu các cung điện, màn báu, giường báu, lan can cửa sổ, giường ghế trang sức quý báu, ăn uống y phục được cấp dưỡng như Chuyển luân Thánh vương, nhưng bị trói chân bằng xích vàng, các tiểu vương tử này có thích ở nơi ấy không?
Ngài Từ Thị Bồ Tát bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Dĩ nhiên không vui thích! Khi họ bị giam cầm không được tự do, chỉ muốn tìm đủ mọi cách để được ra khỏi ngục, lại cầu mọi thế lực cận thần giúp xin nhưng cũng không toại ý, bao giờ Chuyển luân Thánh Vương bằng lòng mới được giải thoát”.
Này Di Lặc! Các chúng sanh này cũng lại như vậy. Vì có tâm nghi hoặc Phật trí, cho đến quảng đại trí, đối với thiện căn thiếu lòng tin sâu, do nghe danh hiệu Phật mà phát tâm tin thôi.
Tuy sanh về cõi Cực Lạc ở trong hoa sen, nhưng không được ra khỏi hoa thai, trong đó cũng đủ vườn tược cung điện.
Tại sao vậy?
Trong hoa thai đó thanh tịnh không có uế ác, nhưng trong năm trăm năm không thấy Tam Bảo, không được cúng dường phụng sự chư Phật, xa lìa tất cả thiện căn thù thắng, do nỗi khổ đó nên không vui thích.
Nếu như những chúng sanh này biết được tội đời trước, hết lòng ăn năn tự trách cầu được ra khỏi thai hoa, khi đã hết nghiệp rồi mới được ra khỏi, thẳng đến chỗ của Đức Phật Vô Lượng Thọ, được nghe kinh pháp, lâu sau cũng được giải ngộ hoan hỷ, cũng được đi khắp cúng dường vô số vô lượng chư Phật, tu tập các công đức.
Này A Dật Đa! Phải biết rằng tâm nghi hoặc tổn hại rất lớn, mất lợi ích lớn đối với Bồ Tát, nên phải tin tưởng minh bạch vô thượng trí huệ của Phật.
Ngài Từ Thị Bồ Tát bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Tại sao có một hạng chúng sanh ở thế giới này tuy cũng tu thiện mà không cầu vãng sanh?”
Này Từ Thị! Những chúng sanh này trí tuệ cạn cợt, phân biệt Tây phương không bằng cõi trời, do vậy không thích cầu sanh về cõi Cực Lạc.
Ngài Từ Thị bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Những chúng sanh này luống dối phân biệt không cầu sanh về cõi Phật, làm sao thoát khỏi luân hồi”.
Đức Phật nói rằng: “Các chúng sanh ấy có nhiều căn lành, nhưng không bỏ tâm phân biệt vọng tưởng, không cầu Phật huệ, tham đắm phước báo vui thú thế gian. Tuy cũng làm phước, nhưng chỉ cầu quả báo nhân thiên. Tuy được quả báo đầy đủ phong túc, nhưng chưa ra khỏi ngục tù tam giới.
Giả sử cha mẹ, vợ con, nam nữ quyến thuộc mà không dứt bỏ dục tướng, tà kiến vọng chấp thì luôn ở trong vòng luân hồi không được tự tại. Hạng người ngu si đó không gieo căn lành, chỉ dùng thế trí biện thông thì tăng thêm tà kiến, làm sao ra khỏi đại nạn sanh tử được.
Lại có chúng sanh tuy có gieo căn lành, tạo phước lớn, nhưng vẫn giữ tâm phân biệt, tình chấp sâu nặng, cũng cầu thoát luân hồi, nhưng không thoát được.
Nếu đem cái trí huệ vô tướng mà làm các công đức, thân tâm thanh tịnh, xa lìa tâm phân biệt, cầu sanh về Tịnh Độ cho đến quả Bồ Đề, quyết được sanh về cõi Phật, vĩnh viễn giải thoát.
A DI ĐÀ PHẬT
con xin cảm ơn lời giải thích, lời khuyên của tất cả liên hữu, TN nói đúng con chưa thật sự phát bồ đề tâm dõng mãnh và tâm con chưa thanh tịnh, chưa buông xả vạn duyên, nhưng con sẽ cố gắng từng ngày, từng ngày tu sửa từng chút và con tin là với sự kiên trì đọc tụng kinh VLT tâm con sẽ được khai sáng.
a di da phat. kinh mong thay giải thích cho con bit là con rất muốn được tu học.muốn biết nhiều về phật pháp. nhưng vì con con nhiều chuyện phải lo.con còn quá nhiều nghiệp chướng phải ko thầy? thầy cho con lời khuyên có cách nào mà dứttrừ được phiền não.con cảm ơn thầy..
Thân gửi các thầy,
Con muốn bắt đầu tụng kinh niệm phật, chưa biết bắt đầu từ sách nào, đọc những sách nào. Kính mong các thầy chỉ bảo thêm.
Con cám ơn nhiều.
A Di Đà Phật
Chào các vị thiện tri thức.Hôm nay mình mạnh dạn chia sẻ với mọi người về việc đọc kinh Vô Lượng Thọ.Thật ra đối với những vị đã chuyên tâm tụng kinh,niệm Phật thì mình chẳng dám nói.Đại để là đối với những người mới tu tịnh độ,mới đọc kinh Vô Lượng Thọ.Mình biết có một số người hơi dị ứng với chữ nghĩa,tức là khi mở kinh ra họ thấy toàn là chữ dày đặc khiến họ cảm thấy rối mắt,buồn ngủ,nhàm chán dẫn đến việc không thể đọc hết bộ kinh này.Thì đây mình xin giới thiệu bộ kinh Vô Lượng Thọ này ngoài phần chữ ra còn có hình ảnh kèm theo,có thể làm cho dễ đọc hơn.Chỉ có 70 trang thôi,mỗi ngày đọc 5-10 trang thì chỉ trong 7-15 ngày là đọc xong 1 lượt.
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxR0cxdldKZnhuRlk/view?usp=sharing
Đồng thời với việc đọc kinh bạn kết hợp xem video clip này.clip này chưa đầy 1 tiếng.Theo như mình thì clip này cực hay.
https://www.youtube.com/watch?v=WV-2YqBBjYM&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=10
Chúng ta tâm còn loạn động chưa thể chuyên tâm được,thời gian đầu để đưa kinh Vô Lượng Thọ vào trong tâm phải dùng đủ mọi phương pháp.Khi nào chán đọc kinh,thì chuyển sang xem video.Khi chán xem thì lại đọc kinh.Cứ thế bổ xung cho nhau trong vòng khoảng 2-3 tháng thì cũng đọc hết được bộ kinh này ít nhất là 3 lần.Khi đã đọc 3 lần thì mình nghĩ ít nhiều cũng có ấn tượng với bộ kinh Vô Lượng Thọ,ít nhiều cũng biết được bộ kinh này nói về điều gì.
Sau đó nếu bạn muốn tìm hiểu hơn bộ kinh Vô Lượng Thọ thì đọc bạn chú giải này của ngài Hoàng Niệm Tổ.
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxU3dWaW9TSHdzQ3c/view?usp=sharing
Bản chú giải này rất sâu và rộng.Nếu ngay từ đầu bạn đọc bản này,e rằng một số người không đọc nổi vì nó rất dài.Không phải là đọc vài tháng mà là đọc hàng năm.Nhưng theo mình nghĩ nếu như bạn đã đọc bản chánh kinh và xem video phía trên trong vòng 2-3 tháng thì khi đọc bản của ngài Hoàng Niệm Tổ thì cũng cảm thấy dễ đọc hơn.
-Ngay từ đầu chuyên tâm niệm Phật là khó.Cho nên phải đọc kinh Vô Lượng Thọ.Do đọc kinh mà bạn biết về đại nguyện của A Di Đà Phật,từ đó mà phát sanh bồ đề tâm. Do đọc kinh mà bạn biết về cảnh giới thù thắng trang nghiêm của Cực Lạc,từ đó hâm mộ mà phát nguyện cầu sanh Cực Lạc. Do đọc kinh mà bạn biết hết thảy đại nguyện và sự trang nghiêm Cực Lạc đều ở trong câu A Di Đà Phật,từ đó mà kiên cố dứt bặt lòng nghi mà chuyên tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc.
A Di Đà Phật
A di đà phật.
Con muốn tụng kinh Vô Lượng Thọ nhưng thưa thầy nhà con không có bàn thờ Phật,vậy nghi thức con tụng như thế nào là đúng ạ?,hay con ngồi ở chỗ sạch,ngồi xếp bằng chắp tay rồi đọc theo lời tụng???
Con kính mong các quý thầy chỉ giáo giúp con ạ
Con đây xin chân thành cảm ơn!
Kính thưa các chư thầy, do tội nghiệp con tạo ra quá lớn, nay con xin thành tâm hối lỗi và nguyện đi theo Phật mong sám hối và chuộc lại mỗi lỗi lầm, phát tâm làm điều thiện. Kính thưa cho con hỏi, do mới bắt đầu theo đạo nên con phải tìm hiểu bộ kinh nào trước ạ? Con xin cảm ơn chư thầy chỉ bảo.
A Di Đà Phật,
Người xưa có câu: “Lãng tử hồi đầu còn quý hơn vàng”. Ý nói người biết lầm lỗi mà quyết lòng sửa lỗi, kiên quyết đoạn trừ không tạo ác nghiệp nữa, nhất tâm hướng thiện làm lành thì rất đáng quý, rất khó được. Chị chính là trường hợp như vậy, TT rất mừng cho chị.
Nay chị phát tâm học Phật thì cần chú ý học tập những khóa trình sau thì việc học Phật mới ko rơi vào mê tín, mới có được lợi ích chân thật.
1. Nhận thức Phật giáo – giúp cho chúng ta có sự hiểu biết chuẩn xác về Phật giáo:
https://www.youtube.com/watch?v=pOt1rX9oXQc
2. Liễu Phàm Tứ Huấn Đại Ý – Giúp cho chúng ta hiểu rõ phương pháp cải tạo vận mệnh và tin sâu nhân quả:
https://www.youtube.com/watch?v=-CuYzyntvKc
3. Tịnh nghiệp Tam Phước – Giúp cho chúng ta hiểu rõ về nền tảng & trình tự tu hành của người Phật tử:
https://www.youtube.com/watch?v=HyozuD9MW-U
4. Đệ Tử Quy (của Thầy Thái Lễ Húc) – Giúp cho chúng ta hiểu rõ làm một người tốt là như thế nào trước khi có thể làm một Phật tử sau đó tiến xa hơn là làm Bồ Tát hay làm Phật:
https://www.youtube.com/watch?v=6IO11tqobM8&list=PLS1qGEdEAca11615Y6oUDFRpfyxBvSjJJ
Bốn khóa trình này là đại căn bản để chúng ta chuẩn bị bước vào cửa Phật, bất kể bạn tu học theo pháp môn nào thì 4 khóa trình này nhất định bạn phải thông đạt thì việc học Phật sau này của bạn mới có thể có được thành tựu vì đây là nền móng của Phật pháp lẫn thế gian pháp. Bỏ qua bốn khóa trình này thì nhất định trên đường tu hành của bạn sẽ có rất nhiều vấn đề, cho đến cuối cùng là chẳng thể thành tựu được đạo nghiệp.
Hi vọng với vài lời chia sẻ ở trên có thể giúp ích cho bạn được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
Con xin chào các vị đạo hữu, con có một thắc mắc muốn xin các vị trả lời giúp con với ạ. Hiện nay con đang đọc tụng kinh A Di Đà bản việt ngữ như vậy có đúng không, vì con thấy mẹ con và các bác cùng xóm đi chùa thì đọc tung kinh A Di Đà bản hán ngữ. Vì từ đầu con được một bác cho quyển kinh A Di Đà việt ngữ mà con đã thuộc rồi, giờ đọc sang quyển hán ngữ thì thấy khó đọc hơn. Xin các vị hoan hỷ trả lời giúp con vơi nhé.
A Di Đà Phật
Do thần lực hải của Như Lại mà Kinh được lưu chuyển trong khắp thế giới,lại do nguyện lực hải của Phổ Hiền bồ tát mà âm thanh đầy khắp trong thế giới.Đã là kinh Phật,dù là tiếng Phạn,hán ngữ,việt,…thì đều là thần lực và nguyện lực cả.
Xin trích một đoạn trong A Di Đà yếu giải
Trước khi đức Phật diệt độ đã chỉ dạy hậu thế một phương pháp ổn thỏa, tốt đẹp là “Tứ Y Pháp”; nếu người đời sau tuân thủ Tứ Y Pháp thì sẽ chẳng khác gì khi đức Phật còn tại thế.
Thứ nhất là “y pháp, bất y nhân” (tuân theo pháp, đừng tuân theo người nói pháp). Trong tác phẩm chú giải Quán Kinh, Thiện Đạo đại sư đã giảng điều này hết sức rõ ràng. Kể từ những pháp sư, đại đức thông thường cho đến hàng Pháp Thân đại sĩ, Đẳng Giác Bồ Tát, nếu lời nói của các vị đại thiện tri thức ấy không tương ứng với những gì được dạy trong kinh Phật thì chớ nên tuân theo. Có kẻ còn nói quá đáng: “Mười phương chư Phật nói pháp môn Tịnh Độ do Phật Thích Ca đã nói chính là phương tiện quyền biến, thiện xảo, chẳng phải là chân thật”. Chúng ta cũng chớ nên tin theo. Bởi lẽ, Phật Phật đạo đồng, nếu nói pháp chẳng giống nhau sẽ thuộc về ngoại đạo.
Thứ hai là “y nghĩa, bất y ngữ” (tuân theo ý nghĩa, đừng tuân theo lời nói). Ngôn ngữ nói dài, nói ngắn, nói sâu, nói cạn, đều chẳng sao hết, hễ ý nghĩa đúng là được rồi, không cần phải chấp trước. Kinh Phật bằng tiếng Phạn từ Ấn Độ truyền sang, có rất nhiều bản dịch. Như kinh Vô Lượng Thọ có đến mười hai bản dịch, đã bị thất truyền bảy bản, hiện thời lưu truyền trong cõi đời chỉ có năm loại. Lại như kinh A Di Đà, ngài La Thập và Huyền Trang mỗi vị đều có bản dịch riêng, văn tự khác nhau, nhưng ý nghĩa chẳng khác gì. Vì thế, chớ nên tranh luận về mặt văn tự.
Thứ ba, “y liễu nghĩa, bất y bất liễu nghĩa”. So sánh hết thảy kinh, nếu kinh nào có thể giúp con người liễu sanh tử thì là “liễu nghĩa”. Có một số người chí nguyện chẳng cao, chỉ cầu phước báo nhân thiên, Phật liền giảng những kinh điển liên quan tới Ngũ Giới, Thập Thiện để thuận theo ý nguyện của họ. Trước kia, những tiểu thuyết lịch sử hoặc tuồng hát Trung Quốc diễn nói những chuyện thiện ác nhân quả báo ứng, khuyên người ta bỏ ác hướng lành, bao hàm ý nghĩa giáo dục rất sâu, có ảnh hưởng đúng đắn tới xã hội. Trong lục đạo của thế gian không có sự sung sướng thật sự, mà có thì cũng chẳng thể giữ cho nó tồn tại vĩnh viễn được! Sang như thiên tử, giàu có khắp bốn biển, hằng ngày vẫn phải ngăn ngừa kẻ khác lật đổ chánh quyền, chịu áp lực tinh thần, hồi hộp không yên, khổ não hết sức. Đức Phật nói ba cõi chẳng yên, ví như nhà lửa. Nếu con người có thể thật sự suy nghĩ thấu suốt thì mới buông xuống được, và còn tiến hơn một bước nữa là muốn vượt thoát tam giới. Nếu muốn vượt thoát tam giới mà có tâm lượng bảo thủ thì đức Phật dạy họ học pháp Tiểu Thừa, còn người tâm lượng rộng mở thì đức Phật dạy họ học Đại Thừa. Nếu cầu liễu nghĩa rốt ráo thì trong vô lượng vô biên pháp môn, chỉ có “tín nguyện trì danh” của kinh A Di Đà là có thể chứng đắc viên mãn Phật quả ngay trong một đời.
Thứ tư, “y Trí, bất y Thức”. Trí là lý trí, Thức là tình thức. Điều này dạy chúng ta nên vận dụng thái độ nào để chọn lựa pháp môn tu học. Lục đạo, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, mỗi một giai đoạn đều là giai đoạn sau vượt trội giai đoạn trước, giai đoạn sau là liễu nghĩa, giai đoạn trước là bất liễu nghĩa. Chẳng hạn như đem Bồ Tát so với Phật thì Phật là liễu nghĩa, Bồ Tát là chẳng liễu nghĩa. Cứ suy luận tương tự như vậy, chúng ta phải dùng lý trí để chọn lựa pháp môn liễu nghĩa rốt ráo, xin hãy đừng vì cảm tình vướng mắc mà chọn pháp môn chẳng liễu nghĩa. Kinh A Di Đà là liễu nghĩa nhất trong các môn liễu nghĩa, là Đại Thừa nhất trong các pháp Đại Thừa. Nay ta đã tiếp nhận pháp môn liễu nghĩa rốt ráo này thì bất cứ pháp môn nào khác cũng nhất định phải nên triệt để buông xuống, chính mình phải có lý trí, đừng chịu ảnh hưởng của người khác. Tôi thường khuyên các đồng tu, chúng ta quy y A Di Đà Phật, làm đệ tử tốt của Phật, nương theo Trí, đừng dựa theo Thức. Đặc biệt là kinh Di Đà và hương [Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật] Viên Thông đã chuyên giảng nói [pháp môn Tịnh Độ] đến tột bậc, thuần đến tột bậc. Một bộ kinh, thậm chí một câu danh hiệu là đủ rồi, những thứ khác đều buông xuống hết, tâm sẽ Định. Lão cư sĩ Hạ Liên Cư bảo Đại Thế Chí Bồ Tát là Sơ Tổ của Tịnh Tông trong pháp giới, Ngài dạy chúng ta niệm “chẳng cần đến phương tiện nào khác mà tâm tự được khai ngộ”. Chẳng cần đến phương pháp nào khác để phụ trợ, một câu Phật hiệu sẽ thành công. “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm liên tục), quyết định chẳng để xen tạp! Học Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, đều gây chướng ngại cho tâm thanh tịnh. Hãy học theo tổ sư, đại đức, “Tam Tạng mười hai bộ kinh nhường cho người khác ngộ!” Đó là sự chọn lựa bằng trí huệ đấy nhé.
Kinh A Di Đà là tiểu bổn của kinh Vô Lượng Thọ, là bản tinh túy nhất. Kinh Vô Lượng Thọ là kinh Di Đà được giảng cặn kẽ.
-Thế nên bạn hãy yên tâm tụng kinh A Di Đà đi.
A Di Đà Phật
Đọc Hán thì bạn có hiểu không, đọc Việt thì mình mới hiểu Phật nói gì, đọc kinh trước là cho mình sau cho mọi người, đọc thì phải hiểu mới có tác dụng, đọc mà không hiểu thì giống như cái máy catset chỉ biết phát ra thôi. Tuỳ bạn nếu bản nào bạn thấy dễ hiểu thấy thích thì đọc, quan trọng là hiểu lời Phật nói bên trong rồi thực hành ngay nơi thân mình thì mới có tác dụng. Học Phật là như vậy chứ không phải bỏ vài giờ ra ngồi đọc tụng nhưng tâm trí thì chẳng hiểu, học như vậy thì có khác gì những người học các pháp thế gian. Phật pháp là chân thật là trí tuệ chứ không mê tín, phải hiểu rõ được điều đó thì mới đi đúng được.
con xin cảm ơn tới cư sĩ Hãy Niệm A Di Đà Phật, nhờ cư sĩ con đã hiểu ra và tín tâm hơn trước. Chúc cư sĩ mạnh khỏe bình an và tinh tấn tu hành.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Mình cũng đang tụng kinh A Di Đà giống bạn,nên cũng muốn chia sẻ thêm
-kinh này qúa ngắn gọn,súc tích,lý rất sâu.Chính vì thế Liên Trì Đại Sư đã dốc hết tâm huyết của mình viết A Di Đà sớ sao,hòng làm rõ nghĩa lý bộ kinh phần nào,làm cho những kẻ hậu thế như chúng ta có thể nhận biết giá bộ kinh này mà tín tâm thọ trì.Kinh này cực viên,cực đốn rất ngắn gọn chẳng dài dòng,lại rất viên mãn.
-Đây là bản A Di Đà sớ sao rút gọn,chỉ giữ lấy phần đơn giản dễ hiểu,bạn có thể tham khảo.Đọc xong tín tâm tăng hẳn lên
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoZ2JYczdMU2pZU0U/view?usp=sharing
-Chúc bạn chuyên tâm thọ trì bộ kinh này và niệm Phật
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, con hoàn toàn tin tưởng vào Phật giáo, con đã ãn chay trường , phóng sanh, ấn tống kinh, sách, thọ trì đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ. cầu nguyện vãng sanh về Tây phương Cực Lạc
Xin quý đồng tu giải thích giùm cụm từ “Mộng huyễn bào ảnh” mà Pháp Sư Tịnh Không đã giảng. Xim cám ơn
gửi bạn bài này,có giải thích rất rõ ràng
http://thuvienhoasen.org/a9421/bai-ke-trong-kinh-kim-cang
A Di Đà Phật
Bạn Học Trò thân mến,
Câu đầy đủ là: “Như mộng, huyễn, bọt, bóng”. Đây là câu thứ 2 trong 4 câu kệ mà Phật dạy trong phần kết của Kinh Kim Cang.
Hán ngữ:
“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.”
Dịch nghĩa:
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.
“Mộng, huyễn, bọt, bóng” nghĩa là sự hư giả, không thật, nó giống như giấc mộng tuy là có thật, nhưng là thật của trong mộng, vì thế khi tỉnh mộng, lập tức giấc mộng tan biến. Điều này cũng giống tựa như bọt, bóng nước trong cơn mưa vậy. Thoáng hiện rồi cũng lại chớp loáng tan, vỡ theo dòng nước.
Hiểu sâu sắc lời dạy của Phật: Đời là vô thường; là sanh, lão, bệnh, tử; thân này là hư giả, nay còn, mai mất, nói khác đi: nó giống tựa như giấc mộng, như bọt, bóng nước, như sương, như ánh chớp loè trong cơn mưa vậy. Vì nó vô thường, hư giả, mong manh như thế nên chúng ta phải biết chân quý những tháng ngày còn được mang thân người này mà phát tâm, dũng mãnh tu đạo để chuyển hoá những nghiệp lực vô thường mà tiến tới vĩnh ly sanh tử luân hồi. Bằng không khi đã mất thân người rồi, muôn kiếp khó đặng trở lại.
TĐ
Đệ tử nay phát tâm đánh lại bộ Kinh Vô Lượng Thọ (bản Hạ Liên Cư Sĩ hội tập) với file dạng DOC và PDF. Đồng đạo nào muốn download xin vào mediafire link sau:
http://www.mediafire.com/download/a3d13gmvvx2eaxd/Kinh+Vo+Luong+Tho-Ha+Lien+Cu+Si.doc
http://www.mediafire.com/download/5nhggpju1rb41zu/Kinh+Vo+Luong+Tho-Ha+Lien+Cu+Si.pdf
Đường Về Cõi Tịnh: A Di Đà Phật! Để ĐVCT được trang nghiêm và thanh tịnh, BQT mong các đạo hữu hoan hỉ viết tiếng Việt đủ dấu và không viết tắt khi chia sẻ ý kiến của mình.
A Di Đà Phật
Hay qúa bản của bạn rất đẹp,đúng lúc mình cần.Nếu có thể bạn phát tâm chép thêm kinh A Di Đà được ko,mình cũng đang cần có bản này mà lại chưa có thời gian để chép.
-Nếu bạn có chép thì gửi phúc đáp vào trang này cho mình.Bởi vì mình ko phải ngày nào cũng có mặt,nên bạn hãy gửi vào 1 trang cố định cho mình dễ tìm.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/02/phim-phat-thuyet-kinh-a-di-da/
-Cám ơn bạn
A Di Đà Phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT…. con là người phước mỏng nghiệp dày, lòng ko thanh tịnh, còn tham, sân, si,nay được biết đến kinh Vô Lượng Thọ. Có thể thoát được kiếp người đau khổ. Con rất ích khi đi chùa, củng không có bạn bè nhiều, con ước có được quyển kinh Vô Lượng Thọ, ngày ngày trì tụng chỉ mong về nương tựa với Phật, độ tất cã chúng sanh . Đồng sanh qua cỏi Cực Lạc…
A Di Đà Phật
Chào bạn Nguyễn Ngọc Đường!
Chúng ta là phàm phu phước mỏng nghiệp dày, song rất có thiện căn mới gặp được bộ Kinh Vô Lượng Thọ, phát tâm thọ trì hòng giải thoát sinh tử trong một đời.
Nhà MD có 2 quyển Kinh Vô Lượng Thọ, nếu có thể bạn hãy hoan hỷ để lại địa chỉ, MD xin gửi Kinh đến bạn qua post office.
Nam mô A Di Đà Phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Được vậy mình rất cảm ơn bạn , địa chỉ của mình số nhà 318- phường long phú – tỉnh an giang – Thị xả tân châu- tên của mình Nguyển thi kim liên, điện thoại 0938977351
Cho mình hỏi bao nhiêu tiền mình gửi lai cho bạn, mình nói thât mấy ngày nay mình lên mạn chép bằng tay, vì mình mong ước đả rất lâu mà ko biết phải làm sao mới có được, NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, mình chi mong sau khi tắt hơi thở cuối cùng có chổ để mình đi về, không còn sợ hãi cái gì đến nó sẻ đến, bạn giúp minh công đức này minh sẻ ghi nhớ mãi mãi NAM MÔ A DI ĐÀ PHÂT. NAM MÔ BỐN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. NAM MÔ ĐAI TỪ ĐẠI BI CỨU KHỔ CỨU NẠN . QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT……
A Di Đà Phật
Bạn Nguyễn Ngọc Đường!
Chúng ta đều là những chúng sanh khổ nạn, cùng dìu dắt, giúp đỡ trên con đường tìm về cố hương Cực Lạc, do vậy bạn đừng dùng những lời câu nệ hình thức mà khiến MD cảm thấy áy náy.
Nam mô A Di Đà Phật
Chào bạn Mỹ Diệp.
Hôm nay mình đả nhận được sách mình rất cảm ơn bạn, mình nói thật với bạn tron cuộc sống mình toàn gặp chuyện ko vui, nói chung mình gặp toàn là nghịch cảnh,
Có lần trong lúc buồn và thất vọng MD lên mạn tìm xem có bài kinh nào, nghe cho lòng nhẹ nhàng,
Mình vào trang “Niệm Phật Thành Phật” mình mới biết được Kinh Vô Lượng Thọ. Nên mình mới ước ao, mong có được, nay bạn gửi cho mình , mình cảm ơn bạn, nếu mình nói có lời nào khiến bạn ái náy, bạn cho mình xin lổi bạn nha, mình là người ăn nói vụng về…. mình cảm ơn bạn nhiều
A Di Đà Phật
Chúc đại hữu tinh tấn tu hành, hẹn ngày vãng sanh Tây Phương Cực Lạc!
_()_
A DI ĐÀ PHẬT. .
Mình xin chào tất cả mọi người.
Mình thì mới tu học pháp môn tịnh độ . Nên chưa rõ gì nhiều về vấn đề (đọc hoặc tụng ) vô lượng thọ kính mong mọi người cho mình biết đọc vô lượng thọ có được hay không ?.
Hay là phải tụng mong các bạn quý vị đồng tu cùng chia sẻ cho mọi người hiểu thêm về pháp môn tịnh độ.
A DI ĐÀ PHẬT.
Chúng ta tu pháp môn Tịnh Độ là để cầu sanh về TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI.
Muốn được vãng sanh phải đủ 3 yếu tố: Tín, Hạnh, Nguyện như đảnh 3 chân thiếu 1 tất ngã.
TÍN: Là tin có: tự, tha, nhơn, quả, sự và lý.
HẠNH: Là chấp trì danh hiệu Phật cho được “nhất tâm bất loạn”.
NGUYỆN: Là quyết muốn thoát khỏi cõi Ta-Bà, cầu sanh về nước Cực-Lạc.
Dưới đây là đại khái 6 lối tin về Tịnh-Độ.
Tin tự: Tin chắc rằng mình có Phật tánh sáng suốt, đủ vô lượng công đức. Nếu mình cố công lo niệm Phật thì quyết có thể chứng ngộ được.
Tin tha: Công nhận rằng lời dạy của Đức Phật Thích-Ca không luống dối; Đức Phật A-Di-Đà luôn luôn nhiếp thọ tùy theo cơ cảm của mình mà ứng.
Tin nhơn: Đinh ninh công hạnh niệm Phật hiện tại của mình có năng lực giải thoát.
Tin quả: Tin chắc ở chín phẩm sen vàng là nơi sẽ về của ta sau này.
Về được đó thì dù hạng nào cũng không thối chuyển.
Tin sự: Xác nhận ngoài cõi Ta-Bà có một cõi Cực-Lạc đúng như lời Phật nói.
Tin lý: Tin tự tâm ta cũng tức là Tịnh-Độ, nếu một khi nó đã được trong sạch.
Sự và lý viên dung không tách biệt.
Tóm lại, không tin thì thôi, nếu có tin cần phải tin sâu, tin chắc, và tin rồi phải thực hành.
HẠNH: Là thực hành, phải cho kiên nhẫn và đúng pháp.
Hằng ngày bạn nên niệm câu:’Nam mô A Di Đà Phật’càng nhiều càng tốt còn nếu bạn muốn tụng kèm theo kinh Vô Lượng Thọ để trợ duyên thì cũng rất tốt.Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
MD có vài ý bổ sung:
Khi đọc tụng Kinh điển cần nhất sự cung kính, chí thành. Tốt nhất là nhiếp tâm đọc từng chữ, từng câu rõ ràng; chớ có ca kệ. Về nghĩa lý câu chữ kinh văn, hiểu được thì tốt, không hiểu thì cứ nhiếp tâm đọc tụng; tránh đọc một đoạn, dừng lại suy ngẫm “Phật dạy như vậy có ý nghĩa gì, câu này nghĩa gì, câu kia ý gì…”, cho đến dùng lý lẽ để giải nghĩa kinh văn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa thầy con mong muốn thỉnh được một bo kinh vô lượng thọ ma không biết làm thế nào để thỉnh được ạ
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa Phương ly, PL đến chùa hỏi trụ trì hoặc sư thầy để thỉnh Kinh Vô Lượng Thọ nhé.
+) Hoặc PL có thể thỉnh ở đây nhé:
http://voluongtho.vn/tintuc/%20kinh-tang-kinh-vo-luong-tho-186.html
(hoặc):
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSf5GFU7flIfy853EyXgfoag4TFgiLfUMcRPIfCecihUnDeaIg/viewform?c=0&w=1
+) Trong khi chờ đợi thỉnh kinh PL cũng có thể xem ở đây nhé:
https://goo.gl/VLQQhB
Chúc PL tu tập tinh tấn đạt được lợi ích
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
PL cũng có thể xem một vài kinh sách khác (bản pdf) ở đây nhé:
https://goo.gl/5zP5ww
Hy vọng có ích cho quá trình tu tập của PL và mọi người
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Đạo hữu có thể liên lạc với huynh Hữu Danh để thỉnh kinh Vô Lượng Thọ bản đẹp nhé. A Di Đà Phật.
https://www.facebook.com/huudanh1080