Hòa thượng Hải Hiền thường xuyên, thậm chí không sợ phiền mà kể câu chuyện của Hòa thượng Lão Đức cho mọi người nghe.
Hòa thượng Lão Đức và Hòa thượng Hải Hiền là người đồng liêu, từ nhỏ mất cha, theo mẹ ăn xin qua ngày. Vào ngày đông vô cùng lạnh giá, hai mẹ con Lão Đức vừa đói vừa rét đi đến chùa Kim Sơn ở huyện Chí Đồng trấn Bình Thị, van nài Pháp sư trụ trì Hải Tham từ bi thu nhận, và hy vọng Pháp sư có thể thu nhận Lão Đức làm đệ tử. Pháp sư Hải Tham không nhận lời cho Lão Đức thế độ, mà đưa đến trước tượng Vi Đà Bồ Tát, để Ngài bái Vi Đà Bồ Tát làm thầy.
Bởi vì Lão Đức đần độn, cho nên mẹ của Ngài gọi Ngài là “Lão Ngai”, ngôn ngữ của bên Nam Dương “Ngai” và “Đức” đồng âm, cho nên truyền lâu, “Lão Ngai” đã biến thành “Lão Đức” rồi.
Lão Đức đã xuất gia như vậy, Ngài không có sư phụ thế độ, cũng không có pháp danh, càng không được thọ giới. Từ đó, người dân trấn Bình Thị xa mấy chục dặm đều nhớ Hòa thượng Ngai – một người mỗi ngày vác túi vải trên vai ra ngoài hóa duyên.
Pháp sư Hải Tham dạy Ngài khi đi đường niệm “A Di Đà Phật”, quả nhiên Ngài thành thật vừa đi vừa niệm. Những người phụ nữ và đứa bé nghịch ngợm trong thôn thấy Ngài đần độn, thường lấy Ngài làm trò cười. Hòa thượng Lão Đức cũng không giận, chỉ là chấp tay thi lễ với người, trong miệng vẫn là không ngừng mà niệm “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật…”.
Có người trêu chọc Ngài nói: “Lão Đức, ông cúi lạy một lạy, tôi cho ông lương thực.”
Lão Đức nói: “Không có Phật, tôi không cúi lạy.”
Người ta chỉ vào một tảng đá nói: “Bên trong đó có Phật.”
Hòa thượng Lão Đức buông túi vải xuống, quỳ xuống đất dập đầu lạy tảng đá. Mọi người cảm thấy trò này vui, nên thường xuyên trêu chọc Ngài. Thời gian lâu rồi, trán của Hòa thượng Lão Đức dập thành cái bao trứng gà lớn.
Có một số người càng quá đáng hơn, chỉ vào phân trâu nói với Hòa thượng Lão Đức nói: “Bên trong này có Phật.”
Hòa thượng Lão Đức nói: “Có Phật tôi lạy Phật.” Nói xong, dập đầu xuống lạy phân trâu.
Có một lần, có người để sợi dây lên tai của Ngài, rồi nói: “Lão Đức, tôi cột ông ở đây rồi, ông không động đậy được đâu!” Hòa thượng Lão Đức liền đứng ở vị trí đó khóc, Ngài cứ đứng như vậy dưới nắng mặt trời rất lâu không động đậy.
Sau này có người đi qua nơi này, hỏi Ngài vì sao khóc, Ngài nói: “Bị người khác cột lại rồi.”
Người ta hỏi Ngài: “Dùng cái gì cột lại?” Ngài nói: “Dùng dây.”
Người đó nói: “Cột ở đâu?” Ngài nói: “Cột cái lỗ tai rồi.”
Người qua đường lấy sợi dây từ trên tai Ngài xuống, nói với Ngài: “Tôi cởi ra cho Ngài rồi, Ngài có thể đi.”
Lão Đức lập tức ngưng khóc mà cười, rồi chấp tay niệm Phật thi lễ với người đó.
Mỗi lần Hòa thượng Lão Đức hóa duyên trở về tự viện, nhất định đến quỳ lạy Vi Đà Bồ Tát trước tiên, nói với Bồ Tát: “Sư phụ, con về rồi.” Sau đó đem những đồ vật hóa duyên được đem đến Chánh Điện cúng Phật.
Ban ngày Ngài ra ngoài hóa duyên, ban đêm lạy Vi Đà Bồ Tát, quanh năm suốt tháng, ngày nào cũng vậy.
Tháng Chạp năm 1954, Hòa thượng Lão Đức bị bệnh, nhưng mà từ chối thuốc thang, Ngài liền hỏi: “Ngày nào là mùng 8 tháng chạp?” Mỗi ngày đều hỏi mấy lần.
Pháp sư Hải Tham hỏi riêng Ngài: “Thầy cứ hỏi mùng 8 tháng chạp, làm gì vậy?” Hòa thượng Lão Đức trả lời rằng: “Sư phụ tôi nói với tôi, ngày mùng 8 tháng chạp A Di Đà Phật đến rước tôi đi.” Pháp sư Hải Tham thầm nhớ trong tâm, âm thầm tán thán.
Chẳng mấy chốc đã tới mùng 8 tháng chạp, ngược lại Hòa thượng Lão Đức không hỏi nữa. Có người nói với Ngài: “Hôm nay chính là mùng 8 tháng chạp, rốt cuộc thầy muốn làm gì vậy?” Lão Đức nghe xong câu này, hình như rất ngạc nhiên mà nói: “Vậy sao? Vậy tôi đi đây.” Ngài nhờ người đem đến một bồn nước tắm, tắm rửa sạch sẽ thay y phục, ngồi ngay ngắn niệm Phật mà tịch.
Hai năm sau khi Hòa thượng Lão Đức vãng sanh, vẫn có một truyền thuyết được lưu truyền như vầy. Có vài thương gia đến Vũ Hán làm ăn, họ ở đầu phố Vũ Hán gặp được Hòa thượng Ngai đang vác túi vải trên vai đi hóa duyên, mọi người nói giống Lão Đức, nên đã tiến tới chào hỏi nói: “Lão Đức, sao Ngài lại đi đến Vũ Hán vậy?”
Hòa thượng Ngai nhìn họ, cười mà nói: “Hóa duyên mà!”
Mọi người nói: “Cùng chúng con đi về thôi.”
Hòa thượng Ngai nói: “Mấy ngày nữa tôi mới về.”
Khi mấy thương gia từ Vũ Hán trở về, khi họ nói với người dân trấn Bình Thị ở đầu phố Vũ Hán gặp được Lão Đức, mới biết rằng Lão Đức đã vãng sanh hai năm rồi. Nhưng mà họ một mực khẳng định rằng, người họ gặp được là Hòa thượng Lão Đức.
Câu chuyện của Hòa thượng Lão Đức chúng xuất gia ở Nam Dương không ai không biết. Trong Đồng Bách Huyện Chí cũng có ghi chép lại vị Hòa thượng Lão Đức này: “Hòa thượng Lão Đức, tự Truyền Thực, ở chùa Kim Sơn trấn Bình Thị, bản tính ngây ngô, đi vệ sinh không biết tránh né người khác, không biết đói khát, đi thẳng về phía trước, không quay đầu lại, không dừng lại nhìn, hành tích kỳ lạ, khiến người ta khó đoán. Hằng ngày đi hóa duyên trong thôn, làm trò cười cho phụ nữ và trẻ con, buổi tối lễ bái Vi Đà, cả đêm không ngủ, mỗi lần lạy Phật đầu đụng đất phát ra tiếng, đến nổi sưng trán, cứ vậy mười mấy năm, quanh năm suốt tháng. Vào mùa đông năm 1954 bị bệnh nằm trên giường, từ chối thuốc thang, mỗi ngày đều hỏi ngày nào là mùng 8 tháng chạp, mọi người thành thật trả lời, cho đến ngày mùng 8 tháng chạp, Lão Đức tắm rửa thay y phục, ngồi ngay ngắn niệm Phật viên tịch.”
Hòa thượng Lão Đức, lão Hòa thượng Hải Hiền, Hòa thượng Hải Khánh (sư đệ của lão Hòa thượng Hải Hiền), các Ngài đều một đời một câu Phật hiệu, phương pháp tu hành của các Ngài đều là lạy Phật, niệm Phật, nhiễu Phật. Cuộc sống của các Ngài không rời Phật hiệu, công việc cũng không rời Phật hiệu, đối người tiếp vật, Phật hiệu không gián đoạn. Chỉ có lúc ngủ không niệm Phật, nhưng mà sau khi tỉnh dậy, Phật hiệu lại tiếp nối. Các Ngài niệm Phật thành thói quen, trong tâm thật sự có A Di Đà Phật. Đây là tấm gương của người niệm Phật!
Trích Cuộc Đời Hòa Thượng Hải Hiền
Chuyển ngữ: Diệu Âm Diệu Hiệp
A Di Đà Phật! Con xin tán thán!
Câu chuyện thật hay đúng là tấm gương cho chúng ta noi theo!
KHI NIỆM PHẬT MÀ NHẬN BIẾT ĐƯỢC CÓ VỌNG TƯỞNG THÌ ĐÓ CŨNG LÀ CÁI HAY CỦA NIỆM PHẬT
Người niệm Phật hãy nên cung kính, chí thành, từng câu từng chữ trong tâm niệm cho rõ ràng, rành mạch, miệng niệm cho rõ ràng, rành mạch. Nếu làm được như thế, dẫu chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng vọng niệm cũng chẳng đến nỗi quá đáng. Có lắm kẻ chỉ mong lẹ, mong nhiều, thuận miệng niệm ào ào, cho nên không có hiệu quả! Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự.
Đại Thế Chí Bồ Tát đã ví dụ “như con nhớ mẹ”, trong tâm con chỉ nghĩ đến mẹ, những cảnh khác đều chẳng phải là chuyện trong tâm chính mình. Vì thế có thể cảm ứng đạo giao. Lại nói: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, đắc Tam Ma Địa , tư vi đệ nhất” (nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc Tam Ma Địa (tức tam-muội), ấy là bậc nhất). Nói “khiến cho tâm, miệng, tai đều được rõ ràng” chính là pháp tắc nhiếp trọn sáu căn vậy (Tâm là Ý Căn, miệng là Thiệt Căn). Tâm và miệng niệm hợp cùng tai nghe thì mắt, mũi quyết định chẳng đến nỗi rong ruổi theo bên ngoài, thân cũng chẳng đến nỗi láo xược, phóng túng. Người đời nay niệm Phật phần nhiều đều chẳng chịu nỗ lực nên không có hiệu quả gì!
Lại nữa, khi không niệm Phật, vọng tưởng tuy nhiều nhưng không cách nào biết được, chứ không phải là lúc không niệm thì không có vọng tưởng! Ví như đối với hư không trong nhà, dẫu mắt cực tốt cũng chẳng thể thấy được bụi bặm. Nếu từ khe cửa sổ soi vào một tia nắng, sẽ thấy bụi bặm trong tia nắng chao lên đảo xuống không khi nào ngừng, khi ánh sáng chưa chiếu đến nơi, vẫn chẳng thấy có bụi bặm! Vì thế, biết rằng: Khi niệm Phật mà nhận biết có vọng tưởng thì đấy vẫn là cái hay của việc niệm Phật. Lúc không niệm Phật, hoàn toàn bị vùi lấp trong vọng tưởng cho nên không biết!
Trích Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên
Thư trả lời sư Hựu Chân và cư sĩ Giác Tam
VÌ SAO NGƯỜI TU GIỎI MÀ VẪN ĐỌA VÀO 3 ĐƯỜNG ÁC?
Chúng ta phát hiện ngày nay có rất nhiều người tuy đã học Phật lâu rồi, nhưng vẫn còn đầy đủ tham-sân-si. Họ đi đến nơi đâu cũng muốn tranh lấy phần tốt về mình, tranh lấy tiện nghi cho mình, mặc kệ người khác ra sao. Khi họ đi đến chùa thì cũng lại tranh lấy vị trí tốt nhất, ngay cả thắp nhang trên điện Phật họ cũng tranh lấy vị trí thắp cây hương đầu tiên, nếu như bị rơi lại phía sau thì họ liền không vui. Đến giờ ăn cơm, nếu nhà bếp dọn lên đồ ăn không ngon, không hợp khẩu vị của họ thì họ liền sân hận, liền ra sức chê bai, rồi bỏ đi không muốn ăn. Vậy những người này có bị đoạ vào 3 đường ác hay không? Vẫn phải đoạ như thường, chẳng phải nói họ tu lâu rồi thì không phải bị đoạ vào ác đạo, không có cái đạo lý như vậy.
Đấy là nói về tham-sân-si thô thiển bên ngoài. Vậy còn những tham-sân-si vi tế nằm sâu bên trong thì sao? Chúng ta thấy được cũng không ít người tu hành có được chút ít công phu, họ đối với tiền tài, danh lợi, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ của thế gian đã đạm bạc đi ít nhiều, thì liền cho rằng ta đây rất tài giỏi, kẻ khác tu chẳng bằng. Họ đi đến đâu cũng muốn được mọi người tôn kính, được mọi người tán thán là người có đạo hạnh. Ngay cả khi bước vào chùa họ cũng muốn trở thành người dẫn chúng, muốn mọi người đều phải tôn kính và quy thuận họ, nếu có ai tỏ ra không tôn kính họ thì họ liền sân giận. Vậy họ có phải đoạ vào 3 đường ác hay không? Cũng không ngoại lệ, tuy họ có thể đoạn được cái thô tướng tham, sân, si bên ngoài, nhưng đối với cái vi tế bên trong thì vẫn còn nguyên, cái nhân vẫn còn thì đâu có lý nào quả có thể tiêu, do đó đáng phải đoạ lạc như thế nào thì vẫn phải đoạ lạc y như thế đó.
Chẳng phải nói nay ta đối với cái thế gian này chẳng còn tham luyến tiền tài, sắc đẹp, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ nữa, thì dẫu trong Phật pháp ta có khởi lên tham-sân-si cũng không sao, sẽ chẳng còn bị đoạ vào ác đạo nữa. Quý vị trăm ngàn lần xin đừng bao giờ có cái suy nghĩ này, vì đây là sai rồi. Chúng ta nên biết rằng, nghiệp nhân của 3 đường ác chính là tham-sân-si. Không cần biết quý vị tham-sân-si cái gì, tham-sân-si ở đâu, chỉ cần trong tâm của quý vị vẫn còn tham-sân-si thì quý vị sẽ chạy không ra khỏi 3 đường ác.
Trong Kinh, Phật nói cho chúng ta biết nghiệp nhân của 3 đường ác thì vô cùng phức tạp, trong đó nặng nhất chính là sát-đạo-dâm. Nếu quý vị phạm phải 1 trong 3 thứ sát-đạo-dâm này hoặc là đã phạm đủ hết cả 3, thì những ngày tháng sau này của quý vị trong ác đạo sẽ vô cùng thống khổ. Tuy nhiên, đối với những người đã học Phật thì tương đối dễ chịu hơn một chút. Ví như trong cõi ngạ quỷ có quỷ đói, quỷ nhiều tiền, quỷ ít tiền….thì những người đã học Phật thì sẽ không rơi vào quỷ đói, mà họ thuộc về quỷ nhiều tiền hoặc quỷ ít tiền. Chủng loại trong địa ngục cũng vô cùng phức tạp, nếu người học Phật đoạ vào địa ngục thì họ nhận hình phạt tương đối nhẹ hơn một chút so với người không học Phật.
Cho nên ngay cả trong Phật pháp cũng không thể tham-sân-si, chúng ta đối với vấn đề này cần phải hiểu cho thật tường tận. Mỗi giờ mỗi phút cần phải giữ cho được tâm bình khí hoà, không nên tiếp tục trưởng dưỡng hạt giống tham-sân-si trong tâm mình nữa. Trong Kinh, Phật dạy cho chúng ta một phương pháp nhằm để diệt trừ tham-sân-si, đó là:
” Cần tu Giới-Định-Tuệ diệt trừ tham-sân-si”.
Diệt trừ tham-sân-si tức là diệt trừ đi cái nhân của ác đạo. Nếu bạn có thể giữ cho chính mình không tạo ác nghiệp nữa, thì bạn nhất định sẽ tránh miễn được việc đọa vào ác đạo.
Lão pháp sư Tịnh Không
Thế Tôn ngày ngày giảng kinh, những thính chúng này ngày ngày đang học, thật sự có người chứng quả, thời kỳ chánh pháp. Chứng như thế nào? Không có gì khác, quý vị buông bỏ bao nhiêu thì chứng được bấy nhiêu.
“Công đức Như Lai Phật tự biết. Như trong Phẩm Vô Lượng Kinh Pháp Hoa nói: Tất cả thiên nhân và A tu la trong thế gian, đều là lúc Đức Thế Tôn ra khỏi cung dòng họ Thích, cách thành Già Da chẳng bao xa, ngồi nơi đạo tràng chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”. Đức Phật nói như vậy, nhất định là sự thật, đây là gì? Đức Phật ở dưới cội Bồ đề, khi sao mai xuất hiện, liền đại triệt đại ngộ. Thị hiện thành Phật, con người không biết được. Ai biết được? Thiên nhân biết. Thiên nhân trong tất cả thế gian, đây là nói 28 tầng trời, và A tu la, trời A tu la biết. Đều nói Đức Thế Tôn ra khỏi cung dòng họ Thích là năm 19 tuổi, rời khỏi đất nước của mình. Hiện nay ngài cách thành Già Da chẳng bao xa, ngồi dưới cội bồ đề. Vì sao ngồi trong đạo tràng? Ngài đã chứng đạo, đã thành Phật. Nơi thành Phật gọi là đạo tràng, ở dưới cội bồ đề chứng được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề- vô thượng chánh đẳng chánh giác, họ thấy được điều này.
Bên dưới Đức Phật tự nói: “Nhưng thiện nam tử”, đây là nói với chúng ta. “Ta từ khi thành Phật đến nay đã vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức na do tha kiếp”. Đức Thế Tôn đã thành Phật từ lâu, lần này đến là làm gì? Là để biểu diễn, biểu diễn cho chúng ta thấy, phải như thế nào mới có thể thành Phật.
Quý vị xem ngài biểu diễn: 19 tuổi rời xa gia đình, biểu diễn đó là gì? Là buông bỏ phiền não chướng. Nhà là nhân tố của phiền não, ngài đã buông bỏ. Sau khi buông bỏ ngài đi cầu học 12 năm, là phần tử tri thức, hiếu học đa văn. Học mười hai năm vẫn không giải quyết được vấn đề, ngài đến dưới cội bồ đề buông bỏ sở học của 12 năm, là buông bỏ sở tri chướng. Hai chướng đều buông bỏ, ngài liền thành Phật, là biểu diễn cho chúng ta thấy. Người biết xem sẽ giác ngộ, nhìn thấy hiện tượng này lập tức buông bỏ, buông bỏ phiền não chướng và sở tri chướng họ sẽ thành Phật.
Đây là gì? Đây là hàng thượng thượng căn, không cần nói, chỉ cần thấy là hiểu. Nhân vật giống như đại sư Huệ Năng, là hàng thượng thượng căn, nhắc đến là thông đạt, rất dễ độ. Hàng hạ căn cũng dễ độ, hàng hạ căn thành thật, quý vị dạy họ một câu Phật hiệu, niệm triệt để chắc chắn thành Phật. Họ hoàn toàn tin tưởng, không chút hoài nghi, họ thật thà niệm. Năm ba năm họ vãng sanh, thật sự thành Phật.
Khó độ nhất là phần tử tri thức- hàng trung căn. Đức Thế Tôn đã thị hiện hạng người này. Nhưng hai loại thị hiện này quan trọng, chúng ta học Phật lâu như vậy vì sao không khai ngộ? Chính là không buông bỏ. Đức Thế Tôn buông bỏ cả hai vấn đề này: Buông bỏ phiền não chướng, buông bỏ sở tri chướng, bắt đầu giảng kinh thuyết pháp. Nếu chúng ta buông bỏ hai loại này, buông bỏ phiền não chướng, buông bỏ sở tri chướng, đến nghe Phật giảng kinh thuyết pháp, rất dễ khai ngộ. Cho nên đại chúng nghe kinh, họ tiến bộ rất rõ rệt, có người khai ngộ, có người chứng quả, người nghe không ngừng nâng cao cảnh giới. Như tiểu thừa chứng sơ quả, khoảng nửa năm họ chứng nhị quả, chứng tam quả, đây là trong Kinh Nhân Vương nói thời kỳ chánh pháp. Thế Tôn ngày ngày giảng kinh, những thính chúng này ngày ngày đang học, thật sự có người chứng quả, thời kỳ chánh pháp. Chứng như thế nào? Không có gì khác, quý vị buông bỏ bao nhiêu thì chứng được bấy nhiêu.
Lời này trước đây đại sư Chương Gia nói với tôi, không buông được sẽ dừng lại một nơi. Chấp trước nghiêm trọng sẽ đọa lạc, không những không nâng lên được, mà còn hạ thấp, lên hay xuống hoàn toàn do mình. Thầy chỉ có thể khuyên chúng ta, chỉ có thể hướng dẫn chúng ta, dạy dỗ chúng ta, chứ không thể giúp quý vị lên hay xuống, không có cách nào giúp quý vị ngộ nhập. Ngộ nhập, lên hay xuống đều là việc của bản thân ta, nhất định phải biết điều này. Nếu Phật Bồ Tát có thể giúp chúng ta, chúng ta cần gì phải tu? Không cần tu. Đến thế giới Cực Lạc vẫn phải tu. Thế giới Cực Lạc là đạo tràng tốt, là trường học tốt, tất cả thiết bị đều đầy đủ, ta không cần lo lắng gì cả. Thật sự khiến quý vị mọi việc như ý, quý vị sẽ không có vọng tưởng, đây là đại phước báo của Phật A Di Đà gia trì.
Ví như quý vị đầu thai sanh vào trong cung vua, vừa sanh ra mọi thứ đều có người hầu hạ. Quốc vương phước báo lớn, hưởng phước của họ. Ngày nay chúng ta tu hành cũng là như vậy, phước báo của Phật A Di Đà lớn nhất, trí tuệ phước báo đều đạt được cứu cánh viên mãn, ngài gia trì quý vị. Đến thế giới Cực lạc, hoàn toàn hưởng phước của ngài, đến đó không làm việc gì khác, ngày ngày giảng kinh. Cùng các đồng học, đồng học là chư Bồ Tát, cùng ở với Chư Phật Bồ Tát. Đó nghĩa là trao đổi tâm đắc, chia sẻ, cho nên họ vô cùng an vui. Trí tuệ, công đức ngày ngày đều tăng trưởng, sự tăng trưởng này bản thân đều biết, không phải không biết. Cho nên pháp hỷ sung mãn, thường sanh tâm hoan hỷ. Đến thế giới Cực Lạc trí tuệ, thần thông, đạo lực ngang bằng với Bồ Tát A Duy Việt Trí, đây là Phật gia trì. Bồ Tát A Duy Việt Trí là ai? Nghĩa là minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ, chính là vị trí này.
Cần tu bao nhiêu thời gian? Vừa sanh đến thế giới Cực Lạc liền đạt được, lợi ích đạt được khiến tốc độ học tập nhanh chóng hơn. Năng lượng lớn nhất mà bản thân ta không thể nào tưởng tượng được, thân mình ở trong giảng đường Phật A Di Đà nghe kinh nghe pháp, không hề động. Nhưng ta có thể phân thân, có thể phân vô lượng vô biên thân, đến mười phương thế giới để đãnh lễ Phật, cúng dường, tu phước, nghe kinh nghe pháp, tu tuệ. Có thể đi bất kỳ lúc nào, có thể trở về bất kỳ lúc nào, đến đi tự tại. Bản thân quý vị biết, chư Bồ Tát biết, Phật cũng biết, họ có năng lực này.
Tu ở thế giới Cực Lạc một ngày, ở thế giới này của chúng ta quả thật là vô lượng kiếp không bằng một ngày ở thế giới Cực Lạc, họ có bản lĩnh này. Chúng ta không thể phân thân, không thể cùng một lúc học hai thứ. Ở thế giới Cực Lạc có thể cùng một lúc học vô lượng pháp môn. Họ không dùng A lại da, A lại da có câu thúc, họ dùng chân tâm, chân tâm không có hạn lượng, như vậy mà không đến thế giới Cực Lạc được sao?
Trí tuệ là tự tánh vốn đầy đủ, Đức Phật nói: Từ khi thành Phật đến nay là vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức na do tha kiếp. Trong kinh điển đại thừa Đức Phật thường nhắc nhở chúng ta: Tất cả chúng sanh vốn là thành Phật, vốn là Phật. Chưa thành Phật nên không biết, thành Phật rồi sẽ biết. Biết được điều gì? Biết được vốn là Phật. Vô lượng kiếp lại vô lượng kiếp trước vốn là Phật.
__(((卍)))__ Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
__(((卍)))__ Tập 594
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không – Pháp Sư
“Nhất môn huận tập – Trường thời huân Tu”
Mời Chư vị đồng học xem và chia sẻ ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=w18GVyXC2QY Tập 1 trên Youtube
Trọn bộ 600 tập MP3 viên mãn.http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/tinhdodaikinhgiai.htm
Bản chú giải: MDF
http://amtb.vn/download/tai-lieu/vo-luong-tho-lan-11/
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát
A Di Đà Phật! Người đời trong bữa ăn cũng tranh từng miếng ăn, lựa miếng nào ngon ăn trước, miếng nào dở để lại.
Nay đang là thời Mạt Pháp, chúng sanh phước huệ cạn mỏng, cấu chướng sâu nặng, chỉ cậy pháp môn tiện dụng này, chỉ nhờ vào tin Phật, trì danh thì mới có thể công siêu lũy kiếp, vãng sanh Cực Lạc, chóng lên Bất Thoái. Nếu không có pháp môn
vi diệu như thế, phàm phu làm sao thoát khỏi biển nghiệp sanh tử này lên nổi bờ kia?
Vì vậy, đấng Ðại Từ Bi Phụ, đạo sư hai cõi nghĩ thương chúng ta, mở ra pháp môn Tịnh Ðộ này, khéo chỉ rõ hai cõi khổ, vui, để khích động chúng sanh đang trầm luân. Cõi này: đống lửa lớn; cõi kia: ao trong mát. Sen báu trước mặt, non đao sau lưng. Khi ấy, tự nhiên sanh khởi nguyện thù thắng, chán nhàm Sa Bà, cầu sanh Cực Lạc; đã sanh lòng tín nguyện liền trì danh hiệu ắt sẽ được độ thoát. Sanh cõi kia xong, gặp Phật nghe pháp, đắc vô thượng ngộ. Dùng hữu niệm nhập vô niệm, do vãng sanh khế hợp vô sanh, đốn ngộ tâm này vốn sẵn bình đẳng. Sư
Hải Ðông Nguyên Hiểu đời Ðường nói: “Bốn mươi tám nguyện trước
hết vì phàm phu, sau kiêm vì thánh nhân thuộc tam thừa”. Ðủ thấy sự mầu nhiệm của Tịnh Ðộ Tông: Trước hết là nhằm làm cho phàm phu đắc độ vậy.
Trích CHÚ GIẢI KINH VÔ LƯỢNG THỌ – HOÀNG NIỆM TỔ
HIỆU DỤNG CỦA VIỆC NIỆM PHẬT
Trong Phật pháp có rất nhiều phương pháp tu học, có đến 8.4000 pháp môn, niệm Phật là một pháp môn trong các pháp môn đó. Pháp môn này có nhiều lợi ích rất đơn giản dễ dàng, người người đều có thể thực hành được, sự lý rất thâm diệu. Tịnh tông đề xướng niệm danh hiệu Phật A Di Đà cầu sanh thế giới Cực lạc. Tất nhiên để nói hết về nó một cách rõ ràng trong mấy câu sẽ nói không thể đủ. Tuy số lượng kinh điển nói về pháp môn này không nhiều, song nghĩa lý lại vô cùng phong phú thâm sâu. Như kinh A Di Đà là bản kinh nhiều người biết đến, rất đơn giản nhưng nội dung rất phong phú. Nghĩa lý của tông Tịnh độ thâm sâu không thể nghĩ bàn. Phương pháp niệm Phật tuy đơn giản, bất kỳ một người nào nghe qua cũng có thể hiểu, nhưng hiếm có người tin. Trên lý luận đã không có tin, chỉ cần chúng ta tin sâu, nguyện thiết và chí thành niệm Phật thì cũng có khả năng thành tựu. Việc thành tựu vô cùng thù thắng, có thể nói là không có sự thù thắng nào bằng. Chẳng những chúng ta có thể vượt qua sáu nẻo luân hồi mà còn giải thoát ra mười pháp giới, cho nên công đức thù thắng của pháp môn này không có một pháp môn nào có thể so sánh kịp. Do đó pháp môn này được mười phương chư Phật tán thán, tất cả các bậc Tổ sư ngoài các Tổ của Tịnh độ, nhưng Tổ sư của các tông khác cũng cật lực hoằng dương Tịnh độ, điều đó cũng đủ cho chúng ta thấy Pháp môn này xác thật là thù thắng và vi diệu vô cùng./.
Pháp Sư Tịnh Không