Mọi người chúng ta cùng nhau học tập cũng được không ít năm, tại vì sao vẫn cứ không thể quay đầu? Vì thời gian học quá ít. Mỗi ngày đến nơi đây để nghe Kinh, một tuần lễ bạn mới học mười mấy giờ đồng hồ. Khi nào không nghe Kinh thì bạn tùy thuận phiền não tập khí vọng tưởng. Chúng ta tỉ mỉ mà nghĩ tưởng, thời gian tùy thuận vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì dài, thời gian tùy theo giáo huấn của Phật Đà thì quá ít, cho nên không cách gì quay đầu. Chúng ta lại nghĩ đến người xưa, đem sự việc này dễ dàng nghĩ được thông, nghĩ thấu suốt.
Người xưa, thời gian tiếp nhận huân tập Phật pháp dài. Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời, mỗi ngày giảng Kinh 8 giờ. Nếu Thế Tôn Ngài không giảng kinh thì mọi người cùng nhau nghiên cứu thảo luận, mỗi ngày 8 giờ đồng hồ, 49 năm không gián đoạn. Làm sao biết được ngài giảng Kinh 8 giờ mỗi ngày? Trên Kinh thường nói: “Nhị thời giảng Kinh”. Ấn Độ vào thời xưa, đem ngày đêm phân thành sáu thời, ngày ba thời, đêm ba thời. Vậy hai thời giảng Kinh, chẳng phải là 8 giờ của hiện tại hay sao? Hiện tại chúng ta đem một ngày đêm phân thành 24 giờ, vào lúc đó phân thành sáu thời. Nếu không giảng Kinh thì là tư duy tu, cho nên cái họ nghĩ, cái họ nói, cái họ làm, đều là “cận ư giác ý”. Ngày ngày nghĩ đến giáo huấn của Phật, y giáo phụng hành, thời gian dài như vậy, cho nên mới có thể chuyển đổi. Chúng ta xem thấy tình hình trước mắt, sâu sắc thể hội giảng Kinh là quan trọng. Tu hành, cho dù là niệm Phật, tại vì sao có thể thoái chuyển? Vì nghe kinh quá ít, không giác ngộ, cho nên niệm Phật sẽ thoái chuyển, niệm Phật vẫn còn nghĩ tưởng xằng bậy, niệm một thời gian thì lại đi học pháp môn khác. Đây đều là do nghe kinh quá ít.
Trích Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh giảng lần 10 (Tập 129)
Lão pháp sư Tịnh Không giảng
Thần Cây Là Có Thật
Chúng tôi xây dựng một đạo tràng nhỏ tại Úc châu, có một ngôi nhà cũ quá, không sử dụng được, chúng tôi phá dỡ nó, làm mới lại. Ngôi nhà này dỡ bỏ chuyển đi, làm nhà mới phải chuyển vật liệu, ở cổng có bốn cây trồng dày quá, chặn mất cửa lớn không vào được, phải chặt bỏ bốn cây này. Chúng tôi tuân theo giới luật Phật dạy, ba ngày trước, trước khi chặt ba ngày, tụng kinh cho nó, câu thông với nó, mời thần cây chuyển nhà. Ba ngày sau, chúng tôi đến chặt cây. Ba ngày sau cây bị chặt mất rồi, đêm hôm đó, có một học viên trong học viện chúng tôi, là người xuất gia, đêm đến nằm mơ, thần cây đến quở trách ông ta, nói các ngươi muốn chặt cây, muốn chúng tôi chuyển nhà, thời gian ba ngày gấp quá. Nói với chúng tôi rằng: sau này các ngươi nếu có sự việc như vậy, phải thông báo trước với họ bảy ngày. Ngày hôm sau vị này đến báo cáo với tôi, tôi nghĩ cũng có lý. Vì sao vậy? Vì người Úc làm việc rất chậm, quỷ thần của Úc làm việc cũng chậm, động tác rất chậm chạm. Trong kinh Phật nói ba ngày, tại Úc Châu lại không được. Tôi nói sau này chúng ta phải nhớ kỹ, trước bảy ngày đi thông báo cho họ, thật sự có cảm ứng!
Lần này trở về bãi đỗ xe của chúng tôi có một cây lớn, hình như là cây ăn quả, cây này già lắm rồi, khô chết rồi. Thần cây này cũng thác mộng cho người xuất gia chúng tôi. Vị này nói với tôi, thần cây thác mộng cho vị này nói: tôi giảng kinh nơi ở đó, kinh này tôi giảng xong rồi, tôi rời đi, thần cây liền vãng sanh đến Cực lạc. Tôi nghe xong cảm thấy ly kỳ. Đạo tràng chúng tôi không có người nào thực sự tu hành, không ngờ thần cây tu hành. Đạo tràng ở đó được mười năm rồi, thần cây nghe kinh mười năm, niệm Phật mười năm, họ vãng sanh Thế giới Cực Lạc rồi, nói với tôi sự việc này, tôi liền kêu mấy người lại, mấy người xuất gia, đến trước cây đó cúng cho họ, tụng kinh hồi hướng cho họ. Đêm hôm đó thần cây thác mộng nói ngày hôm đó ông ta vãng sanh rồi. Không đợi tôi giảng kinh xong ông đã đi trước, rất biết ơn. Đạo tràng chúng ta, những người tại gia xuất gia nên tàm quí! Bởi vì đạo tràng chúng ta thành lập mười năm rồi, người tu hành xuất gia tại gia không có một người nào thành tựu cả, thần cây thành tựu rồi. Cây cỏ hoa là đều có tánh linh, núi sông đất đai cũng có tánh linh, đó là điều mà chúng ta đích thân gặp rồi.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa – Tập 412
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Liên Hải
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 14.05.2011
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội HongKong
Phần tổng hợp các phần giảng cực kỳ quan trọng của Ân sư Thích Tịnh Không về cách thân cận thiện tri thức và cách để không bị thoái chuyển trước sự quấy nhiễu vô cùng khủng khiếp của mạng internet+mạng xã hội
(dạ cái này dành riêng cho những người đang niệm phật cầu sanh về cõi cực lạc ạ)
Giải thích thêm: Dạ kính thưa các quý bồ tát, quý cao nhân, quý đồng tu, quý thầy cô, dạ đây là những phần bài giảng của Ân sư Thích Tịnh Không mà con đã tổng hợp lại với dự định là sẽ dùng những phần giảng này cho việc tu hành của chính bản thân con ạ, dạ sau khi con tổng hợp xong thì theo con cảm nhận là những phần tổng hợp này rất là lợi ích cho những vị cao nhân nào đang thật tâm tu hành mà đang gặp phải những vấn đề nghiện ngập mạng xã hội và đắm chìm vào mạng xã hội mà không cách nào dứt ra được bởi vì hiện tại mạng xã hội và mạng intenet ở thời đại hiện tại đang có sức cám dỗ vô cùng khủng khiếp gấp ngàn vạn tỷ lần so với những thời đại trước của các bậc tiền bối đức cao trọng vọng trước chúng ta, dạ khi mà vào thời đại của các ngài chưa xuất hiện mạng xã hội+mạng internet cho nên con hy vọng những phần giảng này có thể đem lại lợi lạc cho tất cả mọi người và các quý đồng tu tịnh độ ạ.
Ví dụ: Google, Facebook, Youtube, TikTok, Instagram, Twitter, Pinterest, Zalo,…
Xin được phép kính bút
Thường Tàm-đệ tử khờ khạo ngốc nghếch của Đức Từ Phụ Mi Đà
Trích dẫn nguồn: https://ph.tinhtong.vn/Home/Docs