Tôi ngay đời này có thể nói là rất may mắn, nhận được giáo huấn của Đại sư Chương Gia, vào lúc đó tôi 26 tuổi. Tôi tin tưởng lời nói của Ngài, nghe lời Ngài dạy. Ngài dạy tôi tất cả nhìn thấu, buông xả, đem đời này phụng hiến cho Phật pháp, ngay đời này tự nhiên có Phật Bồ Tát chăm sóc. Tôi nghe rồi rất hoan hỉ, cảm thấy tôi có thể làm được như vậy, đáng nên làm như vậy, cả đời tôi không có lo lắng. Có đồng tu đến tính toán sổ cho tôi, tôi nói cả đời tôi không hề tính sổ qua, cả đời không biết số mục của tiền. Cái thứ này thật là bận lòng, thật phiền não, sanh không mang đến, chết không mang đi, quan tâm thứ này thật là mệt chết người. Các vị tự đi tính sổ, tính xong đến nói với tôi cũng được, không nói với tôi cũng được, bởi vì tôi không quan tâm đến những thứ này.
Người thế gian rất xem trọng đối với những thứ này, còn tôi thì quá tan nhạt đối với nó. Cho nên mấy mươi năm qua, tôi chỉ có một sự việc là in kinh bố thí. Tôi làm những sự việc này hoàn toàn nhờ vào di giáo của Đại sư Ấn Quang. Tại vì sao chỉ làm sự việc này? Tài lực của tôi rất yếu kém, tôi trước giờ chưa hỏi tiền ở người, đói chết tôi cũng sẽ không nói với bạn, tôi sắp chết đói rồi tôi cũng sẽ không nói với bạn, tôi cũng không cầu xin bạn giúp đỡ một đồng, cho nên mọi người đưa đồ cúng dường đến đều là tự động. Các vị cúng dường nhiều thì tôi làm nhiều, cúng dường ít thì tôi làm ít, không cúng dường thì tốt nhất, tôi không có việc gì làm. Bạn nói xem, có tự tại không? Các vị cúng dường nhiều thì còn phải phiền phức thêm, tôi còn phải thay các vị đi làm việc tốt.
Người xưa nói rất hay: “Nhiều việc không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc gì”. Thích Ca Mâu Ni Phật thông minh, chỉ tiếp nhận một bát cơm, không tiếp nhận tiền bạc, cho nên Ngài không có việc gì làm, Ngài an vui không gì bằng. Ngày nay chúng ta tại vì sao phải tiếp nhận? Vì mọi người không biết được thế gian này việc gì là việc tốt, việc gì là việc tốt nhất, chính là bạn không biết trồng phước, cho nên tôi giúp bạn trồng phước.
Trong việc trồng phước thì việc lớn nhất là hoằng dương Phật pháp. Phật Đà không còn ở đời thì phải nhờ vào pháp bảo, phải nhờ kinh điển, cho nên lưu thông kinh điển là phước báo đệ nhất đẳng của thế gian. Chỉ có lưu thông kinh điển thì chánh pháp mới cửu trụ thế gian. Chúng sanh nương chánh pháp mới hiểu được cái gì gọi là thiện, cái gì gọi là ác, cái gì gọi là mê, cái gì gọi là ngộ, cho nên đây là việc thiện đệ nhất đẳng của thế xuất thế gian, việc tốt đệ nhất đẳng. Đại sư Ấn Quang cả đời chỉ làm một việc là in kinh bố thí. Bạn xem thấy Đại lục ngày trước có rất nhiều tai nạn, Đại sư Ấn Quang không hề đi cứu tai. In kinh bố thí, in kinh hoằng pháp là cứu tất cả tai nạn, cứu từ ngay gốc rễ.
Cội gốc của tai nạn là do lòng người bất thiện. Giáo huấn của Phật Đà là dạy chúng ta đoạn ác, tu thiện. Phật nói rất hay: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, trong tâm chúng sanh đều nghĩ đến thiện thì trong xã hội bao gồm tất cả tai nạn đều không còn, cho nên cội gốc của tai nạn là do mọi người đều nghĩ đến ác, đều nghĩ tham sân si, đều nghĩ danh vọng lợi dưỡng, đều nghĩ năm dục sáu trần. Vậy còn gì đáng sợ hơn không? Thiên tai nhân họa là từ do đây mà ra.
Trích Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 127 lần thứ 10)
Chủ giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không
UNG THƯ BAO TỬ QUA KHỎI NHỜ NIỆM PHẬT
1. Tôi là Lưu Quang Bằng, bà nội tôi năm nay được 78 tuổi, đã từng xảy ra một điều kỳ diệu trên thân bà. Bà nội bị bệnh bao tử nhiều năm. Sau tết năm 1999, bệnh càng thêm nặng khiến bà ăn uống rất ít.
Hai tháng đầu, bà cô tôi giới thiệu pháp môn Niệm Phật cho bà nội, bà tin nhận, nương nhờ Bản Nguyện lực của Phật A Di Đà, chỉ cần xưng niệm 6 chữ hồng danh, rất nhiều người đã được vãng sinh. Từ đó bà nội đi đứng nằm ngồi, lúc nào cũng đều niệm Phật.
Vào tháng 7 bệnh tình nội đột biến, ung nhọt xù xì nổi đầy bụng. Bác sĩ chuẩn đoán là ung thư bao tử thời kỳ cuối, sống không qua nổi một tháng và dặn dò ba tôi chuẩn bị hậu sự. Trong thời gian bệnh nặng, bà nội vẫn niệm Phật không ngừng.
Vào một buổi tối cuối tháng 7, đột nhiên bà bị tiêu chảy, suốt đêm không lên giường được, tay vịn mép giường, bài tiết liên tục. Hôm sau bà lại tiêu chảy suốt ngày. Trong thùng phân toàn là những khối thịt u và nước. Các khối thịt u đó lớn nhỏ không đều, lớn thì bằng lòng đỏ trứng, nhỏ thì bằng hạt đậu, màu trắng trong, phía trên có một chấm đỏ, còn mọc ra cái đuôi.
Bài tiết xong bà lên giường nằm nghỉ, cảm thấy cái bụng mềm ra. Trong một tuần, bà thải ra thêm rất nhiều khối thịt u, dùng cây chọc thử thấy nó mềm mềm, dai dai. Khoảng một tháng sau. Bà có thể ra vườn rau hái đậu đũa.
Hiện nay bà nội tôi rất khỏe mạnh, rắn chắc. Mỗi lần vụ mùa, việc sinh hoạt ăn uống cơm nước đều do một tay nội lo cả. Hằng ngày bà lấy việc niệm Phật làm chính, từng phút từng giây đều niệm Phật, chỉ trừ lúc ngủ, vì chính bản thân bà đã cảm nhận được việc không thể nghĩ bàn của niệm Phật A Di Đà.
(Tháng 03 năm 2001, làng Đại Bá, xã Thập Nhị Đức Bảo, huyện Khắc Tả, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc – Lưu Quang Bằng kính thuật, Lý Ngọc Huy kính ghi – Trích sách “100 Truyện Niệm Phật Cảm Ứng” – PS. Huệ Tịnh).
__________________
2. Mẹ tôi tên Triệu Hương lan, ở thị trấn Đức Châu, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) năm nay 65 tuổi. Hồi tháng 5, bà phát hiện mắc bệnh ung thư bao tử, không ngồi dậy nổi. Tôi làm việc ở Thượng Hải, hay tin mẹ mắc bệnh, tôi liền niệm Phật hồi hướng cho bà. Về sau tôi nhận điện từ dưới quê gọi lên báo mẹ tôi nguy kịch. Tôi liền đem theo sách Phật giáo, tượng Phật, xâu chuỗi niệm Phật đi về quê.
Từ sau khi đến Thượng Hải, được chị Dương Hằng Mai khuyên bảo, năm nay tôi mới bắt đầu tin Phật. Tôi về thăm, thấy trước ngực mẹ tôi một khối to bằng nắm tay rất rõ ràng. Một ly sữa bò chia làm ba bốn phần mà phải mất hai ba giờ đồng hồ mẹ mới uống hết.
Đêm đó tôi niệm Phật cho mẹ, hôm sau tiếp tục niệm Phật. Tối đến tôi phát nguyện giữ giới sát sinh, đồng thời nguyện giảm tuổi thọ của mình mười năm cho mẹ, hàng tháng phóng sinh cho mẹ một lần. Cho đến giờ tôi vẫn làm thế.
Lúc còn trẻ mẹ tôi đã sát sinh quá nhiều, do vì quê tôi ở miền Đông Bắc Đại Sơn Công chẳng biết đến Phật Pháp, lại chẳng có nguồn sống khác. Mọi nhà đều sống nhờ việc bắt g.i.ế.t ếch, rắn bán lấy tiền sinh sống. Một khi g.i.ế.t thì g.i.ế.t rất nhiều…
Đến ngày thứ ba tôi cõng mẹ đi tái khám, bệnh ung thư vẫn còn. Bác sĩ nói:
– Không phẫu thuật được nữa rồi, tối đa không qua khỏi một tháng, hãy về đi.
Tôi cõng mẹ xuống lầu. Bà nhẹ đến nỗi tôi cảm thấy chẳng có chút trọng lượng nào. Bà đã gầy đến chỉ còn da bọc xương.
Mẹ tôi nói khi tôi cõng bà, khối u bị cấn rất đau. Tôi cũng cảm giác khối u đó cấn nhưng không còn cách nào khác vì bà không thể bước đi nổi nữa nên tôi đành phải cõng, hết cách rồi. Tôi vẫn vì mẹ niệm Phật. Đến ngày thứ tư mẹ tôi có thể ăn được. Sáng ăn một chén cháo với cải và bốn quả trứng gà. Từ đó về sau bà ăn uống bình thường.
Tôi ở nhà với mẹ chín ngày thấy bà hồi phục tốt nên tôi trở về Thượng Hải. Khi tôi đi khối u trên ngực mẹ vẫn còn. Hơn mười ngày sau, mẹ tôi đã mạnh khỏe lại nhiều. Hai anh em tôi cùng về thăm nhà, chuẩn bị cho mẹ làm phẫu thuật. Về đến thì thấy trên ngực mẹ tôi không còn khối u nữa. Kêu bà đi tái khám bà nhất quyết không đi.
Lúc đầu tôi khuyên mẹ niệm Phật bà cũng muốn niệm, nhưng mỗi khi vừa mở miệng ra niệm Phật thì lại ngủ gật, không niệm Phật được còn mất tinh thần. Hiện nay mỗi khi rảnh rỗi là mẹ tôi niệm Phật, người bà khỏe ra rồi, có thể nấu cơm được, ngoài làm việc nhà ra thì bà niệm Phật, mỗi ngày niệm một đến hai vạn câu.
Rất nhiều người niệm Phật trong xóm thấy mẹ tôi hết bệnh lại được khỏe ra nhờ tôi niệm Phật hồi hướng, nên họ cũng muốn niệm Phật. Những quyển sách tôi đem về họ đều truyền tay nhau đọc.
(Thượng Hải ngày 30 tháng 10 năm 2004, Trần Diễm Huyền kính thuật – Pháp sư Thích Tịnh Tông ghi – Trích sách “100 Truyện Niệm Phật Cảm Ứng” – PS. Huệ Tịnh).
Con tin vào luật nhân quả. Vậy nhưng các nhà khoa học tìm tòi ra các loại thuốc chữa bệnh, giúp con người chúng ta uống vào để khỏi bệnh, như vậy họ có chịu luật nhân quả khi bào chế ra thuốc để diệt vi khuẩn bệnh không ạ? A Di Đà Phật.
CHUYỆN VỀ CẢI TẠO VẬN MỆNH CỦA TIẾN SĨ DƯƠNG TIỆN
Ông cử Dương Tiện là một người học hành rất xuất sắc, gia cảnh lại phong lưu. Mùa hạ năm đó cùng đồng bọn kết bạn tham dự kỳ thi Hội. Đã đỗ đầu kỳ thi Hương, trong túi lại có nhiều tiền, mỗi ngày ông đều cùng bạn bè nơi quán trọ uống rượu, ngâm thơ làm vui.
Cùng trọ trong quán có một vị thuật sĩ, tướng thuật rất cao minh, nói đâu trúng đó. Dương Tiện thường chuyện trò với ông ta rất tâm đầu ý hợp. Một hôm, Dương Tiện xách một con cá vào phòng thuật sĩ cười bảo :
– Ông rất giỏi xem tướng, ông xem tôi có ăn được con cá này không ?
Vị thuật sĩ xem cá, xem ông Dương Tiện rồi nói :
– Không được !
Dương Tiện mang cá vào bếp chiên, sau đó mang về phòng để lên bàn, rồi đi mời thuật sĩ tới cùng ăn, chuẩn bị cười ông đoán sai.
– Tôi có ăn được cá không ?
– Không được ! Nói chưa dứt lời thì một con rắn từ trên trần nhà rớt xuống làm đổ đĩa cá. Mọi người kinh sợ hét lên. Con rắn bèn bò đi mất. Dương Tiện không ăn được cá rất thán phục thuật sĩ, ông ta khiêm nhượng :
– Tướng thuật của tôi có đáng gì ! Vì ông định ngạo tôi nên tôi cũng đùa một chút chơi chứ con cá này chẳng quan hệ gì đến tướng thuật cả.
– Tôi có đậu được tiến sĩ không ? Thuật sĩ do dự :
– Tôi sợ ông giận.
– Cứ nói đi, có quan hệ gì ?
Thuật sĩ định nói lại thôi, Dương Tiện năn nỉ hai ba lần, thuật sĩ miễn cưỡng bảo :
– Ông không có hy vọng trúng tuyển, hơn nữa sắc mặt ông rất xấu, canh 3 ba hôm nữa ông sẽ chết không toàn thây. Ở đây không xa nhà ông mấy, ông mau trở về ngay.
– Có tránh được không ?
– Như tôi thấy thì không thể được. Dương Tiện thấy ông ta nói chắc như thế, trong lòng hoảng sợ, sửa soạn hành lý đi về. Bạn bè trách thuật sĩ nói láo, giữ không cho Dương Tiện về. Dương Tiện đành lưu lại quán nhưng lòng riêng không an.
Ba hôm sau, trời sáng trăng, bạn bè đều ngủ cả. Dương Tiện lo lắng nằm ngồi không yên, bèn trở dậy ra ngoài tản bộ. Bỗng nghe có tiếng khóc nức nở từ một căn nhà đổ nát. Dương Tiện đẩy cửa bước vào thì thấy một người đàn bà đang ôm hai đứa nhỏ khóc lóc rất ai oán. Dương Tiện gạn hỏi thì ra chồng của thiếu phụ thiếu nợ một phú ông 50 lạng bị đối phương thưa kiện, bị bắt bỏ tù, bị đánh đập khổ sở, chỉ còn cách bán vợ, đợ con để hoàn trả. Bà mẹ không nỡ xa con nên mới khóc thương tâm như thế.
Dương Tiện nghĩ bụng : Tiền thì mình không thiếu, nhưng như thuật sĩ nói mình sắp chết, giữ tiền lại có ích gì chi bằng giúp cho gia đình này khỏi tan nát, bèn hỏi:
– Đã làm khế ước chưa ?
– Còn chưa.
– Nếu có tiền có thể giải quyết được không ?
– Được!
– Người môi giới ở đâu ?
– Dạ, ở gần đây thôi.
– Vậy hãy mời ông ta tới đây, tôi về nhà lấy tiền giúp bà. Người thiếu phụ nghi ngờ Dương Tiện có dụng ý gì khác do dự không chịu đi. Dương Tiện cười nói :
– Tôi vì không nỡ thấy gia đình bà cốt nhục phân ly, do đó mới giúp. Bà hãy đi ngay đi, đừng chần chờ nữa. Người đàn bà vui mừng ra đi, Dương Tiện cũng trở về quán trọ lấy 70 lạng bạc mang đến. Khi vào nhà thấy người đàn bà và một ông lão ngồi đó bèn hỏi ông là ai. Ông lão cho biết là người môi giới bán người. Dương Tiện trao tiền cho thiếu phụ và nói rõ nguyên nhân. Ông lão kinh ngạc :
– Thầy chỉ là một người qua đường mà trọng nghĩa như thế, huống hồ tôi là hàng xóm của bà đây. Nhờ hậu ân của thầy, việc bán thân không cần phải nói nữa. Bây giờ lão sẽ mang tiền nộp quan phủ để họ thả ông chồng bà này về. Nói rồi mở túi tiền ra xem, thấy thừa 20 lạng.
– Tiền thừa là để giúp vợ chồng họ mưu sinh, tránh không bị thiếu tiền người khác nữa.
– Thầy thật là chu đáo, là cha mẹ tái sanh của vợ chồng họ.
– Chuyện xong rồi, Dương Tiện trở về quán trọ nghĩ đến lời thuật sĩ không ngủ được, nghe trống báo canh ba nghĩ bụng:
– Đã tới lúc rồi !
Đương nghĩ ngợi bỗng nghe có tiếng gọi cổng bèn ra mở cửa thì ra là 2 vợ chồng thọ nạn đến cảm ơn. Dương Tiện an ủi 2 vợ chồng rồi tiễn họ ra cửa. Định trở về phòng ngủ thì bỗng nhiên nghe ầm một tiếng vội chạy vào xem thì ra bức tường bị đổ đè ụp xuống giường ngủ gẫy nát. Nếu Dương Tiện nằm trên đó thì đã tan xương nát thịt.
Ngày hôm sau, Dương Tiện đến thăm thuật sĩ cười ông đoán bậy. Thuật sĩ ngắm nghía một lát rồi bảo :
– Ông đừng dối tôi. Nhất định hôm qua ông đã làm một việc gì đó ân đức rất lớn khiến mặt ông đầy vẻ tốt lành. Không những ông không chết mà còn thi đậu tiến sĩ nữa. Dương Tiện rất khâm phục. Năm đó, quả nhiên đậu tiến sĩ rồi được triều đình bổ nhiệm vào Hàn Lâm Viện.
(Thiện Hữu Thiện Báo)