Phát tâm bồ đề là nguyện, có nguyện có hành, dùng hành để thực tiễn lời nguyện, thực tiễn nguyện vọng của chúng ta. Đây là nhất hướng chuyên niệm, nên nhất định phải học. Trong một ngày ngủ không tính, một ngày từ khi thức dậy cho đến lúc đi ngủ, niệm Phật nhiều hơn tạp niệm, điều này quan trọng hơn bất cứ điều gì. Nếu trường hợp của chúng ta có thể niệm Phật được 8 phần 10, tạp niệm chỉ hai phần, như vậy nhất định được vãng sanh. Không những chắc chắn được vãng sanh, mà muốn khi nào đi thì lúc đó có thể đi, muốn sống thêm vài năm cũng không sao, công phu niệm Phật của quý vị đã thành tựu. Nếu tạp niệm và niệm Phật bằng nhau, 50% so với 50%, nửa này nửa kia, chưa chắc được vãng sanh, còn phải dựa vào nhân duyên khi lâm chung. Nếu công phu của chúng ta là 6 so với 4, mỗi ngày tôi niệm Phật là 60%, tạp niệm 40%, có thể vãng sanh. Cao hơn nữa, niệm Phật 80%, vọng niệm 20%, sẽ tự tại vãng sanh. Nên làm điều này, vì nó là thật, những việc thế gian khác đều là giả. Có thể xả thì nên xả, đáng xả thì phải xả, không còn làm những việc hồ đồ nữa, nhất tâm nhất ý chỉ cầu vãng sanh. Ngoài vãng sanh ra, không có ý niệm nào nữa cả, đây chính là thân nhân thành tựu bồ đề. Thân nhân chính là chủng tử, chủng tử thành tựu quả bồ đề, gọi là thiện căn.
Lại trong Kinh Đại Bi nói: Nhất tâm xưng niệm danh hiệu Phật, là lấy thiện căn đi vào thế giới niết bàn, không thể cùng tận. Đây là nói đến người niệm Phật, thiện căn của Tịnh độ tông là gì? Chính là niệm Phật. Các bậc cổ đức có một ví dụ, công phu niệm Phật phải đến trình độ nào? Trong ví dụ nói: “Sanh xứ chuyển thành thục, thục xứ chuyển thành sanh, như vậy là thành tựu”.
Hiện nay thục của chúng ta là gì? Là tạp niệm, từ sáng đến tối tạp niệm khởi lên không hề hay biết, vì đã thuần thục. Phật hiệu, Phật hiệu mới mẻ thường hay quên mất, không nhớ được. Phật hiệu mới mẻ, vọng niệm thuần thục. Bây giờ thay đổi nó một chút, làm sao để niệm Phật được thuần thục, và tập khí của mình thành mới mẻ. Thay đổi được như vậy, công phu liền thành tựu, cách nói này rất hay. Thuần thục chuyển thành mới mẻ, mới mẻ chuyển thành thuần thục, đem nó thay đổi thành như vậy.
Thay đổi này đầu tiên phải buông bỏ dục vọng, không có tham muốn đối với thế gian này, mới có thể chuyển được. Nếu có tham vọng đối với thế gian này, có tham luyến dục vọng như vậy thì vô cùng khó khăn. Còn phải trả thù oán hận, ghi hận trong lòng, điều này rất khó chuyển. Phải vứt bỏ hết tất cả những ân oán thế gian này, buông bỏ tất cả. Dùng một tâm cảm ân đối với những thân oán này, dùng tâm cảm ân thanh tịnh bình đẳng để đối đãi.
Ở thế giới Ta Bà chúng ta đã vướng víu không biết bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp, bây giờ tôi giác ngộ không làm nữa. Cám ơn mọi người, tôi đi đây. Phải có thái độ này, phải có tâm tình này, thật sự buông bỏ. Niệm Phật bằng tâm tình đó, có thể chuyển Phật từ mới mẻ thành thuần thục. Vì vậy phải luôn nghĩ cách, nghe kinh giáo, rất hay, vì sao? Giúp chúng ta giác ngộ. Nghe kinh chính là tu hành, nghe kinh cũng chính là niệm Phật.
Bồ Tát Đại Thế Chí dạy rằng: “Nhớ Phật niệm Phật, hiện tại tương lai nhất định thấy Phật”. Nhớ Phật niệm Phật là nhân, nhất định thấy Phật là quả. Nhớ Phật, đọc kinh là nhớ Phật, chúng ta thường nghĩ đến sự trang nghiêm của thế giới Cực Lạc, thường nghĩ đến ân đức của Phật A Di Đà, đây là nhớ Phật.
Niệm Phật chính là xưng câu Phật hiệu này: A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, cứ niệm như vậy đừng để gián đoạn, vì sao? Gián đoạn tạp niệm sẽ khởi lên. Dùng phương pháp này để buông xả tạp niệm, vì tạp niệm quá thuần thục, không niệm Phật nó sẽ lập tức khởi lên. Nên dùng phương pháp niệm Phật niệm sạch tạp niệm. Không niệm nó lại đến, như vậy cần phải niệm thường xuyên, niệm đến thuần thục, thuần thục là sao? Không có tạp niệm gọi là thuần thục, không có tạp niệm chỉ có niệm Phật.
Trích từ lớp học Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú
Tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu 2014
Báo cáo tâm đắc của học sinh lớp Vô Lượng Thọ Kinh Khoa Chú
Thích Tự Liễu soạn
Hòa thượng Tịnh Không giám định
Bích Ngọc chuyển ngữ
Như Hòa giảo duyệt
A Di Đà Phật!
Kính gửi Thầy Thiện Nhân!
Vâng
HVCL hiểu những điều Thầy nhấn mạnh hay răn nhắc. HVCL sẽ nhiếp tâm mong thấy Phật hay tâm hấp tấp cầu vãng sanh. Tất cả nên tùy duyên!
HVCL có vấn đề này cũng mới đây phát hiện ra. Là thỉnh thoảng khi lâu lâu mới nói với ai đó lâu gặp là HVCL lại có những phát ngôn ko theo đúng ý mình, nhiều lúc hơi vô duyên, có câu vô nghĩa, có câu nhắc đến từ ko hay ( nghiêm trọng). Thưa Thầy ,HVCL muốn hỏi tình trạng này có hay xảy ra với người tu ko? Tịnh khẩu nghiệp chân ngôn có tác dụng trươc khi làm gì và trường hợp này có sd được ko ạ?
2)HVCL có lúc thì trầm, khi huyên náo lại hay hóng những chuyện tiếu của những người ngồi xung quanh ( ở cty). Mặc dù ý thức được là vô bổ ( những chuyện xuồng xã,hay dung tục .. thì HVCL ko có chêm vào),nhưng nếu cứ trầm mặc suốt thì sẽ tách khỏi tập thể, mà cứ như vậy nhiều lúc HVCL giật mình mình ko tu mót được mấy!
3) HVCL lại cũng không hiểu sao,mấy hôm nay cách niệm Phật “1 câu- nghỉ lấy 1 hơi”, khoảng 10′ sau hơi thở ra vô bị mệt. Nên đến hết thời khóa học trò cứ phải xoay đủ các kiểu nghỉ lấy hơi xem cách nào hợp. Tận hôm nay vẫn chưa được ạ!Lại thấy vọng niệm nổi quá chừng , mắt vì nhắm suốt nên ~ 15′ là buồn ngủ . Nhưng HVCL ko thể mở mắt hay nhắm khẽ mắt ,vì ko tập trung được vào câu Phật hiệu, và có nhiều tạp niệm. Ngồi cũng bỗng dưng nhanh mỏi hơn mà ko ngồi hết thời khóa được! HVCL ko hiểu tại sao lại vậy! Xin Thầy xem xét giúp HVCL ạ!
4) HVCL có thể ngồi im nghe( dây tai nghe) tiếng Thầy trong đài niệm Phật, mình thì nhiếp tâm nghe theo , khi nào buồn ngủ thì mới cất giọng, cách này có dùng được để hành trì hang fngayf hay không ạ?
5 HVCL lại có thể nghe hoặc niệm Phật = tiếng nước ngoài, khi ko có cảm giác như ngôn ngữ của mình ko? vì sau cùng cũng chỉ là “miệng niệm, tai nghe, tâm nhớ rõ ” ạ?
HVCL cảm tạ ơn Thầy !
Nam mô A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn HVCL,
*HVCL có vấn đề này cũng mới đây phát hiện ra. Là thỉnh thoảng khi lâu lâu mới nói với ai đó lâu gặp là HVCL lại có những phát ngôn ko theo đúng ý mình, nhiều lúc hơi vô duyên, có câu vô nghĩa, có câu nhắc đến từ ko hay ( nghiêm trọng). Thưa Thầy ,HVCL muốn hỏi tình trạng này có hay xảy ra với người tu ko? Tịnh khẩu nghiệp chân ngôn có tác dụng trươc khi làm gì và trường hợp này có sd được ko ạ?
Đó là tập quán nghiệp=sự huân tập những thói quen xấu trong quá khứ, nay hội duyên thì khởi, duyên tắt thì tạm ngưng. Để chuyển hoá ngay là khó, nhưng hàng ngày phải quản thúc tâm ý của mình mỗi khi những tập quán nghiệp này khởi phải dùng A Di Đà Phật để dập tắt. Lâu ngày sẽ giảm thiểu và được tiêu trừ. Kinh chú Phật không thể giúp tâm thanh tịnh nếu tâm chúng ta thường khởi bất tịnh. Vì vậy muốn phát huy công lực câu chú thì thân-khẩu-ý phải thanh tịnh.
2)HVCL có lúc thì trầm, khi huyên náo lại hay hóng những chuyện tiếu của những người ngồi xung quanh ( ở cty). Mặc dù ý thức được là vô bổ ( những chuyện xuồng xã,hay dung tục .. thì HVCL ko có chêm vào),nhưng nếu cứ trầm mặc suốt thì sẽ tách khỏi tập thể, mà cứ như vậy nhiều lúc HVCL giật mình mình ko tu mót được mấy!
TN đã có chia sẻ cùng các bạn về phương cách: nghe mà như không nghe. Nghĩa là âm thanh vang bên tai, chỉ cần nhận biết có âm thanh nhưng không đi xa hơn để tìm hiểu nghĩa thú của nó=tâm không bị lôi cuốn bởi âm thanh. Người mới tu chúng ta thường rơi vào 2 cảnh tướng: hoặc gò tâm mình thật tịnh lặng để mọi người biết mình đang tu; hoặc phóng tâm theo cảnh vật. Cả hai đều sai cả, bởi hễ có tướng=vọng đang khởi, chỉ cần không bám chấp vào hai cảnh tịnh-động nói trên=tâm đang tu. Người tỉnh giác không ở nói nhiều, trái lại ở nói có ý nghĩa, có lợi lạc cho mọi người.
*3) HVCL lại cũng không hiểu sao,mấy hôm nay cách niệm Phật “1 câu- nghỉ lấy 1 hơi”, khoảng 10′ sau hơi thở ra vô bị mệt. Nên đến hết thời khóa học trò cứ phải xoay đủ các kiểu nghỉ lấy hơi xem cách nào hợp. Tận hôm nay vẫn chưa được ạ!Lại thấy vọng niệm nổi quá chừng , mắt vì nhắm suốt nên ~ 15′ là buồn ngủ . Nhưng HVCL ko thể mở mắt hay nhắm khẽ mắt ,vì ko tập trung được vào câu Phật hiệu, và có nhiều tạp niệm. Ngồi cũng bỗng dưng nhanh mỏi hơn mà ko ngồi hết thời khóa được!
Vọng-tịnh đều ở nơi tâm, không ở Phật hiệu hay cách hành trì. Hành trì là phương tiện, giống như bạn dùng xe máy hàng ngày đến Sở làm việc, đến hay không vốn không ở nơi xe mà do tâm điều khiển của bạn. Nếu bạn vừa đi vừa ngắm cảnh, gặp chỗ nào cũng muốn dừng thì từ sáng tới khuya chưa hẳn bạn đã tới Sở. Điều này tương tự có người hỏi: kinh chú nào giúp giảm ăn mặn? Kinh chú chẳng có chay, mặn, mà chay, mặn ở nơi tâm.
*4) HVCL có thể ngồi im nghe( dây tai nghe) tiếng Thầy trong đài niệm Phật, mình thì nhiếp tâm nghe theo , khi nào buồn ngủ thì mới cất giọng, cách này có dùng được để hành trì hàng ngày hay không ạ?
Bạn sai rồi. Tu là giúp tâm tỉnh thức chứ không phải chờ tâm hôn trầm hay tán loạn mới vội đánh thức. Thứ nữa, nghe người niệm Phật là phương tiện khởi đầu khi mới tu học, nhưng đi sâu phải tự mình hành trì thì mới có lợi lạc. Nếu cứ phải nghe theo ai đó niệm mình mới nhiếp niệm=bị động pháp.
*5 HVCL lại có thể nghe hoặc niệm Phật = tiếng nước ngoài, khi ko có cảm giác như ngôn ngữ của mình ko? vì sau cùng cũng chỉ là “miệng niệm, tai nghe, tâm nhớ rõ ” ạ?
Phải thận trọng cái tâm chao đảo của bạn. Nay niệm A Di Đà Phật; Mai niệm Ami Đà Phật; Mốt niệm Ami To fu; Mốt nữa lại Amitabha Buddha… rồi khi cận tử nghiệp ập tới bạn sẽ niệm gì? TN khuyên các bạn hãy một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu, ắt có lợi lạc.
TN
A Di Đà Phật!
Kính gửi Thầy Thiện Nhân!
Vâng HVCL hiểu rồi ạ!
HVCL rất hoan hỷ và luôn mong được Thầy tận tâm chỉ bảo!
HVCL thành kính tri ân Thầy!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hi admin,
Mình có 1 thắc mắc mãi ko giải thích nổi là nếu như đc sanh về Cực Lạc thì chúng ta liệu tu hành có dễ dàng hơn ở Ta bà hay ko vì Thầy Thích Trí Siêu bên Mỹ nói muốn tu luyện thì “vàng thật thử lửa”, phải chịu khổ mới biết đc mình đang ở trình độ nào cho nên người ở Cực Lạc muốn tu thành phải về lại Ta bà. Hay như ngài Lý Hồng Chí của Pháp môn tu luyện Đại Pháp nói “không có phiền não thì không thể tu luyện, cho nên trong thế giới Cực Lạc thì rất khó tu luyện.” Mình thấy họ nói vậy cũng có lý. Giá như mình có thể hỏi trực tiếp ngài Tịnh Không thì hay biết mấy nhưng ko biết làm sao có thể lien lạc với ngài đc đây nên hôm nay mình xin mạn phép hỏi bạn nghĩ sao về vấn đề này.
Mình Cảm ơn bạn nhiều ạ !
Nếu như sanh về Tây Phương thì chắc chắn sẽ tu hành thành tựu, vì tâm ta không bị thoái thất, nhưng điều quan trọng là làm sao để về đó. Tu cõi ta bà này dễ bị thoái thất, niệm lành khó khởi nhưng lại chóng mất, cõi này nguy hiểm vô cùng, bạn thử ngẫm lại sẽ thấy điều đó, cho nên tu một ngày ở cõi này bằng công đức vô số ngày tu ở cõi khác là vậy. Không quá khổ cực, không quá sung sướng là thuận lợi cho người tu hành.
A Di Đà Phật
Bạn Quy thân mến,
1. TĐ nghĩ, có lẽ bạn đã hiểu sai, hoặc không đúng nghĩa lời Thầy Thích Trí Siêu muốn nói. Bạn có thể trích dẫn nguyên văn lời Thầy Thích Trí Siêu không?
2. Lý Hồng Chí và Luân Công pháp không phải Phật pháp. Tu là để giảm, tiêu trừ phiền não. Tịnh Độ cõi là thuần tịnh cõi, người phiền não, nghiệp chướng chẳng thể sanh về. Bạn đã về cực lạc đâu mà nói cõi đó khó tu luyện?
3. Phật dạy: tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta. Pháp Sư Tịnh Không là người mang đạo pháp của Như Lai, tức pháp niệm Phật để độ chúng sanh khổ. Chỉ cần bạn tín thọ phụng hành thì bạn đã đang ở gần, đang đối mặt với HT Tịnh Không và đang tự độ mình rồi, hà tất phải gặp Lão Pháp Sư?
TĐ
A Di Đà Phật!
Clip thầy Trí Siêu nói lâu nằm ở đâu mình quên rồi vì lúc đó thầy giảng về topic khác chứ ko phải Tịnh Độ (thầy Trí Siêu tu thiền).
Nhưng trong YT có nhiều 1 clip. VD của thầy Chân Tính (https://www.youtube.com/watch?v=WNh9H2sZE7c)ở phút 22 nói kinh Vô Lượng Thọ nhiều bản, bản này dịch nói 24 lời nguyện, bản kia thì 36, 48 lời nguyện. Vậy cuối cùng cái nào đúng?
Hay trong 1 clip khác thì thầy Nhat Từ (https://www.youtube.com/watch?v=q5GfpvcVxzQ) nói là thầy Giác Nhàn truyền bá mê tín sau khi học Pháp từ thầy Tịnh Không. VD như nói sau khi chết người đó có dấu hiệu này, dấu hiệu kia là đc vãng sanh nhưng thật ra làm gì có kinh nào nói vậy và cho là đó là mê tín của ng` Trung Hoa và ng Việt mình với tâm lý nô lệ văn hóa bị nhiễm.
Với lại bạn nói mình đã về Cực Lạc đâu mà nói nơi ấy khó tu, nhưng mình đc biét “phiền não tức Bồ Đề”. Nếu cõi Cực Lạc ko có phiền não sao sinh Bồ Đề đc? Hay là cách tu nới ấy khác với cách tu ở Ta Bà? Bạn chắc tới Cực Lạc rồi cho mình biết nên giải thích điều này ntn?
A Di Đà Phật
Chào bạn Quy,
PH thấy cách bạn hiểu câu “phiền não tức Bồ đề” không ổn, nên xin phép được chia sẻ kiến giải. Câu đó nghĩa là ngay trên tâm đầy dẫy phiền não này mà tu, làm cho nó dứt bặt phiền não thì ngay đó chân tâm, Bồ đề hiển hiện, chứ không có nghĩa là mình phải đến nơi có phiền não để tu, để đạt được Bồ đề. Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng phải dẹp hết phiền não trong tâm thì mới thành Phật. Cho nên, ở cõi Cực Lạc, cõi nước thanh tịnh, được nghe Phật dạy mỗi ngày nên phiền não không thể sanh khởi, là điều kiện lý tưởng để nhận được chân tâm Phật tánh. Chúng sanh sanh về đó, phiền não nội tâm vẫn còn, nhưng nhờ lực nhiếp thọ của đức A Di Đà Phật mà nó không sanh khởi. Không sanh nhưng gốc vẫn còn, nên về đó rồi vẫn phải tu tập.
Cho nên kiến giải của vị Lý Hồng Chí đó, thoạt nghe thì có lý, nhưng nghĩ cho kỹ thì có thể thấy vị ấy có sự hiểu lầm về Tịnh Độ, cũng như pháp Phật. Còn về ý của ngài Trí Siêu, chúng ta chưa phải là vàng thì đừng nên thử lửa, vì sẽ bị cháy tan tành trong luân hồi. Ý này chỉ phù hợp với những vị đã là “vàng” rồi (bậc đã đạt Thánh quả). Nói về khó/dễ, PH nghĩ đạt được bất thối chuyển mới là điều quan trọng.
Về những ý bác Tịnh Độ, trên mạng này cũng đã có khá nhiều phúc đáp. Pháp Phật vốn đồng một vị giải thoát, do chúng sanh có duyên nghiệp, kiến chấp,..khác nhau mà có Đại thừa, Tiểu thừa, Tịnh, Thiền, Nguyên Thủy,… Tốt nhất là bạn chọn một môn mà mình thích rồi thực tâm tu học, giữ cho tâm đừng phân cao thấp, phỉ báng,.. thì mới yên mà tu. Về số lượng lời nguyện bao nhiêu không quan trọng bằng ý nghĩa của các nguyện đó, và nguyện nào mình cần hiểu để được sanh về. Bạn hãy tỉnh táo đừng để những thứ không quan trọng che mất những điều tối quan trọng.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. TP xin trích một đoạn trong Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ của Thiện Đạo Đại Sư để chư vị liên hữu tăng trưởng tín tâm:
* Thâm tâm tức là lòng tin sâu, có hai loại:
– Quyết định tin sâu rằng thân hiện tại của mình là phàm phu tội ác, từ vô thỉ đến nay, chìm đắm, trôi lăn trong sinh tử, không có nhân duyên để xuất ly.
– Quyết định tin sâu, không còn nghi ngờ đắn đo, rằng Ðức A Di Ðà có bốn mươi tám lời nguyện, nhiếp thọ chúng sinh, nương vào nguyện lực của Ngài ắt được vãng sinh.
Lại quyết định tin sâu rằng Ðức Phật Thích Ca giảng nói về ba phước, chín phẩm, định thiện, tán thiện, cùng chứng minh, tán thán y báo chánh báo của cõi Cực Lạc là để cho chúng sinh hâm mộ.
Lại quyết định tin sâu rằng trong kinh A Di Ðà, mười phương chư Phật khuyến khích, chứng minh tất cả phàm phu quyết định được vãng sinh.
Ðối với lòng tin sâu này, ngưỡng nguyện tất cả hành giả, một lòng chỉ tin lời Phật, không luyến tiếc thân mạng, quyết định phụng hành. Phật bảo xả bỏ, nhất định phải xả bỏ, Phật bảo hành trì, nhất định phải hành trì, Phật bảo vãng sinh, nhất định phải vãng sinh, đây gọi là tùy thuận lời Phật dạy, tùy thuận ý muốn của Phật, tùy thuận bổn nguyện của Phật. Ðây gọi là Phật tử chân thực.
Tất cả hành giả, chỉ cần y theo Kinh này, tin tưởng hành trì, chắc chắn sẽ không bị sai lầm. Vì sao? Ðức Phật là Bậc đầy đủ tâm đại bi, là Bậc nói lời thật. Từ Phật trở xuống, tất cả phàm thánh khác, trí hạnh chưa đầy đủ, vẫn còn trong giai đoạn học tập, chưa trừ sạch phiền não chướng và sở tri chướng, nguyện hạnh chưa tròn, những người như vậy, giả sử muốn suy lường trí của Phật, cũng chưa chắc suy lường nổi; tuy có bình luận, phán đoán, nhưng phải qua sự ấn chứng của Phật mới trở thành định án. Nếu như xứng ý của Phật, Ngài sẽ ấn khả: “Ðúng vậy! Ðúng vậy!”, nếu không xứng ý Phật, Ngài sẽ bảo: “Lời của ông nói, ý nghĩa không phải như vậy!” Không được ấn khả thì bị xem như lời nói không đáng ghi chép, hoàn toàn không lợi ích. Những điều Phật ấn khả, tức là tùy thuận chánh giáo của Phật, còn những lời Phật nói, thì tức là chánh giáo, chánh nghĩa, chánh hành, chánh giải, chánh nghiệp, chánh trí, dù ít dù nhiều, cũng không cần hỏi Bồ tát, trời người là đúng hay sai! Nếu những lời Phật nói là liễu nghĩa, thì những lời của chư Bồ tát nói đều không liễu nghĩa. Phải nên biết như vậy!
Hiện nay ngưỡng mong quí vị có duyên với pháp Vãng sinh, chỉ nên tin sâu lời Phật, chuyên chú phụng hành, không nên tin những lời dạy không tương ưng của chư vị Bồ tát, khởi tâm nghi ngờ, tự làm chướng ngại, cố chấp mê mờ, mà đánh mất sự lợi ích lớn lao của sự vãng sinh.
Người có lòng tin sâu thiết, quyết định kiến lập tự tâm, thuận theo giáo pháp tu hành, vĩnh viễn dứt trừ nghi hoặc, lầm lẫn; quyết không vì tất cả giải ngộ khác biệt, hành trì khác biệt, sở học khác biệt, kiến giải khác biệt, sở thích khác biệt, mà làm cho mình thoái thất dao động.
Hỏi: Phàm phu trí tuệ nông cạn, tội chướng sâu dày, nếu gặp phải những người tu pháp môn khác đem những kinh luận khác ra dẫn chứng rằng: “Tất cả phàm phu tội chướng không thể vãng sinh”, làm thế nào để đối phó, hòng giữ vững lòng tin, quyết định tiến bước, không sinh khiếp nhược?
Ðáp: Nếu có người đem kinh luận ra dẫn chứng rằng không có sự vãng sinh, hành giả nên trả lời với họ rằng: “Ông tuy đem kinh luận ra dẫn chứng sự không thể vãng sinh, nhưng theo thiển ý của tôi, quyết không tiếp thọ lời nói của ông. Vì sao? Tôi không phải không tin những lời ông nói, thực sự, tôi tin tưởng tất cả kinh luận đó, thế nhưng lúc Ðức Phật giảng nói những kinh đó, xứ sở khác, thời gian khác, đối tượng thuyết pháp khác, sự lợi ích cũng khác; lại nữa, lúc Ðức Phật giảng nói những kinh đó, không phải là lúc Ngài nói Quán Kinh, A Di Ðà Kinh, v.v.. Vả lại, Ðức Phật nói pháp thích ứng cơ nghi, thời tiết không đồng, những kinh luận đó là nói chung về các giải hạnh cho hàng trời người và chư Bồ tát, còn hiện nay nói hai công hạnh định thiện và tán thiện trong Quán Kinh là cho hoàng hậu Vi Ðề Hy, cùng cho tất cả chúng sinh ở trong đời ác năm trược sau khi Ðức Phật diệt độ, xác chứng cho sự vãng sinh. Do nhân duyên này, hiện nay tôi nguyện một lòng y theo lời dạy của Phật, quyết định phụng hành. Giả sử ông dẫn chứng trăm ngàn vạn ức kinh luận nói không vãng sinh, điều này chỉ càng làm tăng trưởng, thành tựu lòng tin của tôi đối với sự vãng sinh Cực Lạc”.
Hành giả nên nói với đối phương: “Ông hãy lắng nghe, tôi nay nói thêm cho ông biết về lòng tin quyết định của tôi. Giả sử địa tiền Bồ tát, La hán, Bích chi phật, dù một hay nhiều người đầy khắp mười phương, đều dẫn chứng kinh luận nói không có sự vãng sinh, tôi cũng không khởi một niệm nghi ngờ, và điều đó cũng chỉ làm tăng trưởng thành tựu lòng tin thanh tịnh của tôi đối với sự vãng sinh”. Vì sao? Vì lời Phật là quyết định thành tựu liễu nghĩa, tất cả thế gian đều không thể phá hoại được.
Ông nên nghe cho kỹ, giả sử chư Bồ tát từ Sơ địa đến Thập địa, dù một hay nhiều người đầy khắp mười phương, cùng nhau nói rằng: “Ðức Phật Thích Ca tán thán Phật A Di Ðà, quở trách ba cõi sáu đường, khuyến khích chúng sinh chuyên tâm niệm Phật và tu tập các công hạnh lành khác, sau khi lâm chung nhất định sẽ vãng sinh Cực Lạc, đây quyết là lời hư dối, không thể tin được”. Tôi tuy nghe những lời như thế, cũng không hề sinh khởi một niệm nghi ngờ, mà chỉ làm tăng trưởng thành tựu lòng tin quyết định bậc thượng thượng của tôi. Vì sao? Bởi vì lời của Phật là quyết định liễu nghĩa. Phật là Ðấng Thực trí, Thực giải, Thực kiến, Thực chứng, không phải là người dùng tâm nghi hoặc mà nói; lại nữa, lời dạy của Ngài không thể bị những dị kiến, dị giải của các vị Bồ tát phá hoại; nếu như thật là Bồ tát, những vị ấy quyết không đi ngược lời Phật dạy.
Hành giả nên biết, giả sử như Hóa thân Phật, Báo thân Phật, hoặc một hoặc nhiều vị, đầy khắp mười phương, mỗi vị đều phóng ánh sáng, hiện tướng lưỡi rộng dài biến khắp mười phương, đều nói rằng: “Ðức Phật Thích Ca tán thán Cực Lạc, khuyến phát tất cả phàm phu chuyên tâm niệm Phật, cùng tu các hạnh khác để được vãng sinh Cực Lạc, đây là điều hư dối, quyết định không có việc này”. Hành giả tuy nghe chư Phật nói lời như vậy, nhất định không khởi một niệm nghi ngờ, thoái chuyển, sợ rằng không vãng sinh Cực Lạc. Vì sao? Bởi vì một vị Phật, hay tất cả các vị Phật, các Ngài có cùng tri kiến, giải hạnh, chứng ngộ, quả vị, đại bi, v.v…, hoàn toàn giống nhau, không một chút sai biệt, cho nên điều mà một vị Phật chế định, tất cả vị Phật khác cũng đều chế định. Chẳng hạn như vị Phật trước cấm chế mười điều ác như sát sanh, v.v…; nếu rốt ráo không làm ác, không phạm ác, thì gọi là thập thiện, thập hạnh, và có nghĩa là tùy thuận lục độ; nếu có vị Phật sau ra đời, chả lẽ ngài lại sửa đổi mười điều thiện, khiến chúng sinh làm mười điều ác hay sao? Dựa vào đạo lý này để suy nghiệm, có thể biết rõ rằng lời nói, hành động của chư Phật không trái nghịch nhau. Nếu như Ðức Thích Ca chỉ dẫn, khuyến khích tất cả phàm phu, trọn cuộc đời họ, chuyên niệm danh hiệu Phật, siêng tu các công hạnh, sau khi mạng chung, quyết định vãng sinh Cực Lạc, tức là các Ðức Phật khác ở mười phương ắt cũng đều phải tán thán, khuyến khích, chứng minh cho sự giáo hóa này. Vì sao? Vì các Ngài đều chứng đắc đồng thể đại bi! Lời dạy của một Ðức Phật tức là lời dạy của tất cả chư Phật, lời dạy của tất cả chư Phật cũng tức là lời dạy của một Ðức Phật, chẳng hạn như Kinh A Di Ðà nói: “Ðức Thích Ca tán thán cảnh giới trang nghiêm của cõi Cực Lạc, lại khuyến khích tất cả phàm phu, một ngày cho đến bảy ngày, một lòng chuyên niệm danh hiệu của Ðức A Di Ðà, quyết định sẽ được vãng sinh”, kế đó, đoạn dưới nói: “Trong mười phương thế giới, mỗi phương có hằng hà sa chư Phật, đồng lên tiếng tán thán Ðức Phật Thích Ca ở cõi ngũ trược, ác thời, ác thế giới, ác chúng sinh, ác kiến, ác tà, lúc chúng sinh không có lòng tin, mà có thể chỉ dẫn, tán thán danh hiệu Ðức Phật A Di Ðà, khuyên chúng sinh xưng niệm, quyết được vãng sinh, …” Ðây là một chứng minh cho sự nhất trí của chư Phật.
Mười phương chư Phật, e rằng chúng sinh không tin lời dạy của Phật Thích Ca, các Ngài bèn đồng tâm, đồng thời, hiện tướng lưỡi rộng dài, bao trùm các cõi tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thực: “Tất cả chúng sinh đều phải nên tin nhận lời dạy dỗ, tán thán, chứng tín của Phật Thích Ca. Tất cả phàm phu, bất luận tội phước nhiều ít, căn cơ cao thấp, chỉ cần trọn cả một đời, hoặc ít nhất là một ngày cho đến bảy ngày, một lòng chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Ðà, quyết định sẽ được vãng sinh, chắc chắn không còn nghi ngờ”. Bởi thế, lời dạy của một Ðức Phật ắt sẽ được tất cả chư Phật chứng thành. Ðây gọi là từ người mà thiết lập lòng tin.
Kế đến, từ công hạnh thiết lập lòng tin. Công hạnh có hai loại: một là chánh hạnh, hai là tạp hạnh, v.v…, như phẩm Hai Hạnh ở trên đã nói, cho nên không ghi ra ở đây, xin người đọc hiểu ý.
* Ba là hồi hướng phát nguyện tâm. Nghĩa là đem tất cả thiện căn thế gian, xuất thế gian, hoặc do thân khẩu ý nghiệp tự tu tập, hoặc do thân khẩu ý nghiệp tùy hỷ công đức tu tập của tất cả phàm thánh, từ đời quá khứ cho đến hiện nay, dùng lòng tin thâm sâu chân thực, hồi hướng nguyện sanh Cực Lạc, đây gọi là hồi hướng phát nguyện tâm. Lại nữa, sự hồi hướng phát nguyện vãng sinh này, phải là do tâm chân thực quyết định, hồi hướng phát nguyện cầu sinh; lòng tin thâm sâu chân thực này, cứng chắc như kim cương, quyết không bị những người dị kiến, dị học, biệt giải, biệt hành, làm động loạn phá hoại. Chỉ nên một lòng quyết định, thẳng đường tiến bước, không được nghe lời kẻ khác, rồi phân vân lưỡng lự, sinh lòng sợ hãi, làm mất đi lợi ích lớn của sự vãng sinh.
Hỏi: Nếu như có người tu tạp hạnh, tà hạnh, không cùng kiến giải, hạnh nguyện, đến làm mê hoặc, não loạn, hoặc dùng đủ thứ luận điệu cho rằng không có sự vãng sinh, hoặc nói rằng chúng sinh từ vô thỉ đến nay, ba nghiệp thân khẩu ý, đối với tất cả phàm thánh, đã tạo đủ các tội, như thập ác, ngũ nghịch, phạm bốn giới trọng, hủy báng chánh pháp, làm nhất xiển đề, phá giới, phá kiến, v.v…, chưa thể diệt hết, quả báo của những tội ác này là ác đạo trong ba cõi, làm sao có thể trong một đời tu phước, niệm Phật, mà có thể tức khắc chứng nhập vào cõi vô lậu vô sinh, vĩnh viễn chứng đắc bất thoái chuyển.
Ðáp: Giáo, lý, hành, giải của chư Phật, số lượng nhiều hơn hằng sa, tất cả tùy theo cơ duyên, tình cảnh của chúng sanh mà thiết lập. Những điều có thể thấy có thể tin trên thế gian, chẳng hạn như ánh sáng phá trừ bóng tối, không gian có thể bao hàm vạn hữu, đất có thể chuyên chở, nuôi dưỡng vạn vật, nước đem đến sự tươi nhuận, lửa đem đến sự thành hoại của vạn vật, tất cả những sự việc này là pháp đối đãi, mà còn có thể đem đến ngàn muôn sự lợi ích khác nhau, huống là thần lực không thể nghĩ bàn của Phật pháp, lẽ nào không có muôn ngàn sự lợi ích?
Nếu như tạo một nghiệp, thì sẽ tự đem đến cho mình một phiền não, nếu như tu một pháp môn, thì sẽ bước vào một cửa trí tuệ giải thoát. Mọi người đều tùy theo nhân duyên của mình mà khởi hạnh tu tập, cầu mong sự giải thoát, ông vì cớ gì đem những pháp tu mà tôi không có duyên đến làm chướng ngại sự tu tập của tôi. Pháp môn mà tôi ưa thích, tức là pháp môn mà tôi có duyên, đây không phải là chỗ ông mong cầu; còn pháp môn mà ông ưa thích, tức là pháp môn mà ông có duyên, nó cũng không phải là chỗ tôi mong cầu, như vậy, mỗi người tùy theo ý thích của mình mà tu tập, ắt sẽ mau gặt được quả giải thoát.
Hành giả nên biết, nếu muốn học tập giải môn, thì từ phàm phu đến bậc thánh, nhẫn đến thành Phật, tất cả pháp môn đều phải học, còn nếu muốn tu tập hành môn, cần phải nương vào pháp môn mà mình có duyên, ít dùng sức, ít lao nhọc, mà được nhiều sự lợi ích.
Xin bẩm bạch cùng các hành giả tu hạnh Vãng sinh, hiện nay xin đưa ra một ví dụ, giúp cho hành giả giữ vững lòng tin của mình, không để cho bọn tà ma, ngoại đạo dị kiến lung lạc.
Ví như có người đi về hướng tây, trăm ngàn dặm đường, khoảng giữa lộ trình có hai dòng sông chắn ngang, dòng sông lửa ở phía nam, dòng sông nước ở phía bắc, mỗi dòng sông rộng độ một trăm bước, sâu không thấy đáy, hai phía nam bắc không thấy ngằn mé. Băng qua hai dòng sông nước và lửa, có một con đường trắng rộng độ hơn một tấc, từ bờ phía đông sang bờ phía tây, dài độ hai trăm bước. Bên phía dòng sông nước, sóng vỗ ào ạt, làm mặt đường trở thành trơn trợt, còn bên phía dòng sông lửa, lửa bốc mù mịt, làm cho mặt đường trở thành nóng bỏng, hai bên nước lửa tung tóe, không lúc nào ngừng. Người đó đến gần bờ sông, chung quanh đồng không mông quạnh, bỗng nhiên có lũ đạo tặc và ác thú, thấy người đó đơn độc bèn đuổi theo muốn sát hại, người đó sợ chết bèn bỏ chạy về hướng tây, thấy hai dòng sông lớn này, trong lòng tự nghĩ: “Dòng sông này dài không thấy đầu đuôi, băng ngang là một con đường trắng nhỏ hẹp, hai bờ tuy cách nhau không xa, nhưng làm sao qua được. Hôm nay chắc bị chết ở chốn này!” Vừa muốn quày đầu, liền thấy lũ đạo tặc và ác thú phía sau đã đến gần kề, nếu muốn đi về phía nam hoặc bắc thì lại bị ác thú, rắn độc đón đầu, muốn theo con đường chạy về phía tây, lại sợ hai con sông nước, lửa. Trong lúc đang bàng hoàng sợ hãi, bèn tự nghĩ thầm: “Bây giờ quay lại cũng chết, đứng lại cũng chết, đi tới cũng chết, đường nào cũng chết, chi bằng cứ theo phía trước mà tiến bước, nếu đã có con đường này, ắt sẽ thoát hiểm!” Vừa nghĩ như vậy, bỗng nghe bên bờ phía đông (phía sau) có tiếng người khuyến khích: “Ông nên kiên quyết đi về hướng tây, ắt không còn nguy hiểm, nếu đứng lại thì sẽ chết”. Lại nghe bên bờ phía tây (trước mặt) có tiếng người gọi: “Ông nên một lòng chánh niệm đi thẳng qua đây, ta sẽ bảo vệ cho ông, không nên sợ bị rơi xuống nước, lửa.” Người đó nghe tiếng hai phía, bên khuyên bên gọi, tức thời chấn chỉnh thân tâm, quyết định không còn rụt rè nghi ngại, đi thẳng theo con đường trước mặt. Vừa mới đi được một đoạn, bỗng nghe bọn đạo tặc bên bờ phía đông kêu réo: “Ông hãy quay lại, con đường trước mặt rất hiểm nghèo không qua được, chắc chắn sẽ bị chết, chúng tôi không có ác ý gì với ông!” Người đó tuy nghe tiếng kêu réo, vẫn nhất quyết không quày đầu, một lòng lần theo con đường đi thẳng tới trước, không bao lâu đã qua đến bờ bên kia, vĩnh viễn lìa xa ách nạn, gặp lại bạn bè, vô cùng hạnh phúc.
Ở đây, bờ phía đông ví cho cõi nhà lửa Ta bà, bờ phía tây ví cho cõi nước báu Cực Lạc, lũ đạo tặc và ác thú giả vờ thân thiện ví cho cho sáu căn, sáu thức, sáu trần, ngũ ấm, tứ đại, v.v…; đồng không mông quạnh ví cho sự việc thường theo bọn ác tri thức, không gặp được thiện tri thức chân thực; hai con sông nước, lửa ví cho chúng sinh tham ái giống như nước, sân ghét giống như lửa; con đường trắng rộng độ hơn một tấc ví cho trong sự tham sân phiền não của chúng sinh, có thể sinh khởi tâm nguyện vãng sinh thanh tịnh. Lại như tâm tham sân si hẫy hừng, nên ví với nước lửa, còn tâm thiện yếu ớt, nên ví với con đường trắng nhỏ hẹp. Lại nữa, “sóng vỗ ào ạt làm mặt đường trở nên trơn trợt”, ví cho tâm tham ái thường khởi động làm nhiễm ô thiện căn; “lửa bốc mù mịt làm mặt đường trở thành nóng bỏng”, ví cho tâm hiềm hận có thể thiêu đốt công đức pháp tài; “người đi về phía tây”, ví cho sự hồi hướng các công hạnh tu tập để vãng sinh Cực Lạc; “nghe bên bờ phía đông có tiếng người khuyến khích, bèn đi về phía tây”, ví cho sau khi Ðức Thích Ca diệt độ, người đời sau tuy không còn thấy được Ngài, nhưng vẫn còn giáo pháp để lại, giống như âm thanh (lời dạy); “vừa mới đi một đoạn, nghe bọn đạo tặc kêu réo”, ví cho những người biệt giải, biệt hành, hoặc những kẻ ác kiến, v.v…, dùng những luận điệu mê hoặc não loạn, làm cho hành giả thoái thất đạo tâm; “bờ phía tây có tiếng người gọi”, ví cho nguyện ý của Ðức A Di Ðà; “không bao lâu qua đến bờ bên kia, gặp lại bạn bè”, ví cho chúng sinh đắm chìm trong sinh tử, luân hồi dài lâu, mê hoặc điên đảo, tự trói tự buộc, không được giải thoát, nhờ ơn Ðức Thích Ca chỉ dạy pháp môn Tây Phương Tịnh Ðộ, lại nhờ ơn Ðức A Di Ðà thiết tha mời gọi, hiện nay tin tưởng, thuận theo ý nguyện của hai Ngài, không quan tâm đến hai dòng sông nước, lửa, tâm tâm niệm niệm hướng về Tây Phương, nương theo con đường nguyện lực của Phật, sau khi mệnh chung, vãng sinh Cực Lạc, được diện kiến Ðức A Di Ðà, vui mừng không tả xiết.
Lại nữa, tất cả hành giả, trong lúc đi đứng nằm ngồi, ba nghiệp tu tập, bất luận ngày đêm sáng tối, thường phải nên hiểu như vậy, nghĩ như vậy, cho nên gọi là “hồi hướng phát nguyện tâm”.
Lại nữa, hồi hướng còn có nghĩa là sau khi vãng sinh Cực Lạc, khởi tâm đại bi, quay trở lại cõi sinh tử, giáo hóa chúng sinh, đây cũng gọi là hồi hướng.
TRONG NGUYỆN 18 CÓ NÓI NIỆM PHẬT CHO ĐẾN 10 NIỆM BẢO ĐẢM VÃNG SANH, LỜI BẢO ĐẢM CỦA PHẬT CHÚNG TA CHẮC CHẮN PHẢI TIN….CHO ĐẾN 10 NIỆM HOẶC 1 NIỆM LÀ CHO NGƯỜI SẮP LÂM CHUNG, NHƯ CHÚNG TA ĐÂY THÌ NIỆM CHO ĐẾN SUỐT ĐỜI LÀ ĐƯỢC RỒI. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT