Nếu muốn niệm Phật đạt đến không xen tạp, phương pháp Ấn Quang Đại sư ngài dùng một đời có thể giúp đỡ chúng ta, chúng ta có thể học tập.
Phương pháp của Ngài là ba thứ rõ ràng. Thứ nhất là niệm được rõ ràng, tốc độ niệm Phật không nên nhanh, Ấn Quang Đại sư niệm từng chữ từng chữ một. Chữ chữ phân minh rõ ràng, lỗ tai nghe rất rõ ràng, nghe âm thanh bản thân niệm Phật. Câu niệm danh hiệu Phật này là câu thứ mấy, nhớ rất rõ ràng. Phương pháp ghi nhớ của Ngài là từ một đến mười, sau đó lại từ một đến mười, vĩnh viễn là một đến mười. Không nên đếm 11, 12, không niệm như vậy, một đến mười. Câu niệm Phật này của tôi là câu thứ mấy trong mười câu, dùng tâm ghi nhớ, không nên để lại dấu vết, không nên nói A Di Đà Phật một, A Di Đà Phật hai, vậy là sai rồi, như vậy là không được, A Di Đà Phật A Di Đà Phật, A Di Đà Phật trong tâm nhớ đây là câu thứ mấy. Như vậy tạp niệm sẽ không xen vào, là một biện pháp rất tốt.
Ấn Quang Đại sư một đời niệm Phật chỉ dùng cách niệm như vậy. Có rất nhiều người niệm Phật không thể nhiếp tâm, vọng niệm rất nhiều, đi thỉnh giáo Ngài, Ngài liền đem phương pháp này dạy cho họ, rất có hiệu quả, mọi người có thể thử thử xem.
Đặc biệt đối với người hiện nay, người hiện nay đều là tâm tính nóng nảy, vọng niệm rất nhiều, từ đâu mà có? Truyền nhiễm mà có. Thứ gì truyền nhiễm đến cho quí vị? Truyền thông truyền nhiễm cho quí vị. Đầu tiên là ti vi, quí vị có xem ti vi hay không? Quí vị xem ti vi chính là tiếp thu ô nhiễm. Phải biết, trên ti vi của nhà quí vị viết bốn chữ “tiếp thu ô nhiễm”, xem ti vi là tiếp thu ô nhiễm. Ô nhiễm này là tâm lý ô nhiễm, phiền phức rồi. Ti vi nó có quyền phát sóng, tôi có quyền không tiếp thu, tôi có quyền không xem nó.
Tôi không xem ti vi đã hơn 50 năm rồi, vì sao vậy? Không tiếp nhận ô nhiễm. Không xem báo chí, không xem tạp chí, những thứ thuộc về truyền thông nhất loạt đều không để ý đến. Mỗi ngày xem kinh Phật đọc sách thánh hiền, rất tốt. Dần dần mới giác ngộ trở lại, mới thấu suốt trở lại. Không đọc sách Thánh hiền thì làm sao được, cho nên cách nói này, có thể đem kinh giáo Tịnh Độ nói một cách rõ ràng nói một cách thấu đáo, làm cho mọi người tin tưởng, thật khó, khó trong những việc khó! Nói dễ dàng, người ta không tin tưởng. Nên trong kinh A Di Đà, mười phương Như Lai xưng tán Thế Tôn ở nơi thế giới Ta bà ngũ trược ác thể này vì chúng sanh thuyết pháp tất cả thế gian khó tin. Mười phương Như Lai đều nói khó tin.
Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa (Tập 589)
Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không
A di đà phật! .con xin chào các quý thầy và các bạn liên hữu.con có 1 thắc mắc khi hành trì theo pháp thập niệm của đại sư ấn quang.vì vậy con rất mong quí thầy có thể giải đáp dùm con được ko ạ?
Khi miệng con niệm ra tiếng là a di đà phật, nhưng trong tâm con vừa niệm vừa nghĩ là câu 1, câu 2…,có nghĩa là trong tâm con nó vẫn khởi lên ý niệm của 1,2,3…10.vì nếu ko như vậy thì con ko biết đếm kiểu như thế nào được ấy ạ.con chỉ có 1 điều thắc mắc như vậy rất mong quí thầy và các bạn có thể giúp đỡ con ạ.con xin chân thành cảm ơn rất nhiều ạ.A DI ĐÀ PHẬT!
Chào bạn,
Bạn vào đây xem có giúp ích được gì cho bạn không nhé:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/12/the-nao-goi-la-co-cong-phu-trong-phap-mon-tinh-do/comment-page-1/#comment-33970
Mình cảm ơn bạn nhé!.mình thấy trong trích đoạn của ấn quang đại sư có đoạn như thế này “”Vừa niệm vừa ghi nhớ số, đừng lần chuỗi, chỉ dùng tâm ghi nhớ số câu mình niệm……Niệm cho rõ ràng, ghi nhớ số rõ ràng, nghe tiếng mình niệm rõ ràng, vọng niệm sẽ chẳng xen vào được, niệm lâu dần sẽ được nhất tâm bất loạn.”
Vì vậy mình nghĩ có lẽ là miệng ko niệm số,tâm ko niệm số.nhưng ý niệm về câu thứ mấy là vẫn phải có.?.hi
Bạn không hiễu rõ ràng điều mà Ấn Quang đại sự đã nói rồi.Như thế này bạn niệm ra tiếng 1 câu phật hiệu thứ nhất liền ghi nhớ 1 lần(tức là số 1) đến niệm câu phật hiệu thứ 10 liền ghi nhớ 10 lần(tức là số 10).Bạn phải làm niệm làm sao mà mỗi số từ 1 đến 10 hòa tan vào trong mỗi câu niệm phật từ niệm thứ nhất đến niệm thứ 10 đều ghi nhớ rõ ràng thứ tự từ 1 đến 10 không bị nhầm lẫn.Mỗi số thứ tự từ 1 cho đến số 10 đều hòa tan lần lượt từ câu niệm phật thứ nhất đến câu niệm phật thứ 10.Tuy 2 nhưng hòa làm 1.Tuy 1 nhưng lại là 2.Giống như ly nước trong tinh khiết ta nặn thêm chanh,bỏ thêm đường rồi bỏ mật ong vào khuấy đều cho nó hòa tan với nước tinh khiết ấy làm 1.Tuy là 1 thể,1 ly nước nhưng có lại có đầy đủ 3 hương vị trên.
Bạn phải niệm làm sao mà Mỗi số thứ tự từ 1 cho đến số 10 đều hòa tan,hòa nhập vào trong mỗi câu niệm phật từ niệm đầu tiên cho đến niệm lần thứ 10.Chỉ cần có nhầm lẫn mất tập trung là phải làm lại từ đầu,niệm liên tục mà không biết là mình niệm đến câu thứ mấy là sai lầm rồi.Niệm từ câu đầu tiên đến câu thứ 10 đều phải tập trung đừng có phân tán tư tưởng,nên nhớ rằng việc ghi nhớ niệm thứ nhất và niệm câu phật hiệu thứ nhất đều cùng 1 lúc,đồng thời ngay trong 1 niệm không phải là niệm xong câu đầu tiên rồi mới nhớ là số 1 tức là đang phân chia giai đoạn,niệm phật và ghi nhớ là ngay trong 1 niệm liền hoàn thành cùng 1 lúc không có phân chia làm 2.Nếu niệm phật xong câu đầu tiên rồi mới ghi nhớ là đã lạc sang phân chia giai đoạn rồi
A di đà phật!. Con cảm ơn chú nhiều lắm ạ. Nhờ chú giải thích cặn kẽ như thế này con mới thật sự hiểu được ý của ngài Ấn Quang. Con thật ko biết nói gì hơn, con xin chúc chú thân tâm luôn an lạc, một đời này chấm dứt sanh tử luân hồi vãng sinh tây phương cực lạc ạ. A DI ĐÀ PHẬT!
Tôi chỉ đúc kết lại như sau về phương pháp Thập niệm ký số của Đại sư Ấn Quang để mọi người dễ nắm bắt.Việc Ghi nhớ và niệm phật phải hoàn thành ngay trong 1 niệm không được có ý phân chia giai đoạn.Phải đem cái tâm mình tập trung ghi nhớ rõ từng câu niệm phật theo thứ tự từ 1 đến 10 mà không bị nhầm lẫn,sai sót.Việc ghi nhớ và niệm phật đều hòa quyện với nhau làm 1 niệm,đồng thời,cùng 1 lúc không có ý niệm phân tách ra làm 2 như vậy mọi người đã hiểu niệm phật thập niệm ký số có thể giúp chúng ta tập trung vào từng ý niệm,từng chữ trong câu danh hiệu để câu phật hiệu này bao bọc tâm ý của mình được thanh tịnh,công đức dễ dàng đạt được chân thật không có xen tạp,xen hở và không gián đoạn được.Lúc đầu chúng ta dùng vọng tâm để niệm tức là mượn cái tâm giả này để niệm cho ra được cái chân tâm chân thật vốn có nhưng bị vọng niệm che mất đi như vậy cứ niệm liên tục lâu ngày dài tháng thì vọng niệm mất hẳn lúc ấy chân tâm sẽ xuất hiện nên phương pháp này gọi là mượn cái giả để tu cái chân thật,thật sự từ giả có thể đạt được cái thật đây là điều chân thật không sai.Chúng ta dùng cái thân giả tạm vô thường này để tu đạt được cái chân thật chính là phật tánh sẵn có nhưng bị vô minh,phiền não che đậy.Chú chúc cháu niệm phật tinh tấn,được vãng sanh về tây phương cực lạc ngay 1 đời này.
A DI ĐÀ PHẬT
Dạ vâng ạ.con cảm ơn chú nhiều.A DI ĐÀ PHẬT!
Phúc Bình bây giờ rời niệm Phật ký số là tâm tán loạn. Cách hành trì của PB là niệm ký số theo hơi dài ngắn của mình. PB niệm một hơi thì 3 tiếng Phật hiệu nên niệm 3 3 4 = 10, hai lượt đầu thuận theo hơi của mình là được 6, lần ba thì niệm 4. Lần niệm 4 này có chút thay đổi nên giúp tâm định được 10 tiếng thập niệm. Xong 10 tiếng PB ấn ghi số một lần bằng máy đếm ( có thể là lần 1 hạt nếu dùng tràng hạt). Duy trì tích đủ số theo công khóa thường nhật để tâm bị buộc vào đó mà không giãi đãi. Người hơi dài có thể niệm 5 5 nhưng PB thấy 5 5 dễ bị hôn trầm, niệm lâu dễ không phân biệt được hơi đầu hay hơi cuối để chốt số. Tóm lại niệm Phật ký số là cách để trói buộc tâm vọng tưởng ưa rong ruổi trần cảnh của người tu đạo, rất hữu dụng cho phàm phu nghiệp chướng chúng ta.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Dạ cho con hỏi niệm một hơi một câu phật hiệu được ko ? A di đà phật.
Kính chào bạn Nguyên Thi,
Dĩ nhiên là được bạn. Sư bà Hải Triều Âm có dạy, hít vào niệm “A Di” thở ra niệm “Đà Phật”. Nhưng nhớ đừng chú ý đến hơi thở, cũng không cưỡng ép hơi thở cho nó ngắn hay dài, nên tùy thuận theo nó. Tập trung chú ý vào Phật hiệu thôi.
Kính chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Con xin cảm ơn Thầy Nguyên Không đã giải thích kỹ đúng phần con thắc mắc ạ. Cho con hỏi thêm là khi niệm 1 câu Phật Hiệu thì số và chữ A hòa làm 1 rồi niệm rõ các chữ sau thì có đúng không ạ?
Để dễ dàng có thể nhiếp tâm khi niệm Phật, trong cuộc sống hằng ngày bạn cần tịnh Tam nghiệp, hành bát chánh đạo, giữ ngũ giới cho tốt.
Nếu là người tại gia, có những lúc mình bị ép uống rượu (đám cưới, hoặc team building, anh em tụ họp), thì mình nên tránh.
Thân!
Muốn niệm Phật tâm được tốt hơn thì thường ngày không nên xem TV, xem báo chí và xem internet.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Hỏi: Một chúng sinh muốn tu thành Bồ tát hay thành Phật đều phải nhận ra được chân tâm của chính mình. Vậy chân tâm là như thế nào?
Đáp: Thân thể của con người gồm có hai phần vật chất và tinh thần, mà danh từ chuyên môn trong đạo Phật gọi là Danh và Sắc. Phần vật chất (Sắc) gồm có: lông, tóc, móng, da, thịt, gân, xương và thân, đầu, tứ chi. Thành phần vật chất này do nhiều thứ hợp lại như thế, cho nên mong manh tạm bợ, không thật sự bền chắc và một ngày nào đó sẽ tan rã. Dù chúng ta cố gắng lo cho thân này ăn ngon, mặc đẹp và ở sang, nó cũng bỏ ra đi mà không một lời từ giã. Trong kinh Pháp Cú, đức Phật nói rằng:
Thân này chẳng bao lâu
Sẽ vùi sâu lòng đất,
Như cây khô, khúc gỗ
Vứt bỏ vì vô tri.
Về phần tinh thần hay còn gọi là phần tâm thức (Danh) bao gồm: Cảm thọ (Thọ), Suy tưởng (Tưởng), Phân biệt (Hành) và Nhận thức (Thức). Người không học Phật từ lúc sinh ra cho đến khi già chết không bao giờ biết được sự duyên hợp tạm bợ của bốn yếu tố đó để tạo thành một cái mà muôn người như một đều chấp nhận là tâm của mình. Từ sáng cho đến tối, chúng ta cứ bám chấp vào những sự suy nghĩ và những cảm thọ buồn, thương, giận, ghét, hơn thua, phải quấy là mình. Trong đạo Phật có chia hai loại tâm: một tâm thì luôn luôn sinh diệt biến đổi không ngừng là tâm giả hay ngụy tâm và một tâm thì lặng lẽ thường biết, không bị biến đổi, đó mới là cái tâm thật hay chơn tâm. Người xưa nói: “Biển cả khô rồi còn thấy đáy. Người đời đến chết chẳng biết tâm”. Nghĩa là sau này khi đến kiếp Hỏa, sự xuất hiện cùng một lúc của bảy mặt trời sẽ làm cho tất cả mọi lượng nước ở trong các biển lớn bị khô cạn và cuối cùng toàn bộ quả địa cầu bị đốt cháy thành tro, mà người đời cũng không biết được tâm là cái gì, huống nữa là chơn tâm. Muốn nhận ra và hằng sống với chơn tâm này không phải là việc dễ dàng, bởi vì chúng ta luôn luôn sống với cái tâm biến đổi giả dối.
Tại sao gọi là tâm giả? Giả là vì sự hiện diện của nó là do vay mượn từ nhiều thứ và liên tục bị biến đổi. Trái lại, tâm thật thì luôn thường hằng, không biến đổi và cũng không vay mượn. Ví dụ, từ trước hai người bạn chơi với nhau rất thân, nhưng một hôm nào đó một người nói nặng một câu đụng chạm tới ‘cái Ta’ hay làm một hành động trái ý nghịch lòng người kia, thì mới buổi sáng còn nhỏ nhẹ, thân thiết với nhau mà đến chiều chẳng buồn nói một câu và thậm chí không thèm nhìn mặt nhau nữa. Vậy cái tâm thương yêu lúc buổi sáng và cái tâm buồn giận lúc buổi chiều, cái nào là tâm thật? Những cái tâm chợt có chợt không, biến đổi liên tục như thế không phải là tâm chân thật. Chỉ vì mọi người luôn chạy đuổi theo những tâm giả đó suốt cả ngày, cho nên khi thì vui lúc thì buồn, khi sướng lúc khổ thay đổi thất thường, cho nên lúc nào cũng đau khổ. Ví dụ, tiền để trong tủ sắt khóa thật kỹ, nhưng trong một đêm bị ăn trộm cạy tủ lấy đi hết, lúc đó trong lòng buồn khổ bỏ ăn quên ngủ. Hoặc như mình đang trẻ khỏe như vậy, nhưng hôm nào đi khám bác sĩ nói bị ung thư, thì lúc đó đang vui liền hóa buồn. Như vậy, tất cả sự biến đổi đều đưa đến khổ đau. Trong kinh, đức Phật đã hỏi các vị Tỳ-kheo:
– Các thầy thấy thân này là thường hay vô thường?
Các vị Tỳ-kheo đáp rằng:
– Bạch đức Thế Tôn! Thân này là vô thường.
Đức Phật hỏi tiếp:
– Vậy vô thường là khổ hay vui?
Các vị Tỳ-kheo đáp rằng:
– Bạch đức Thế Tôn! Vô thường là khổ.
Rõ ràng, vô thường là biến đổi bất ngờ và liên tục. Hễ có biến đổi là có khổ đau, càng sống với cái biến đổi thì chúng ta càng đau khổ. Tâm của chúng ta thường do các duyên bên ngoài tác động hoặc vay mượn mà nó không tự hiện khởi hay biến đổi. Ví dụ, ngồi xem tivi đến đoạn hài kịch thì cười ha hả và khi đến đoạn bi kịch thì lấy khăn lau nước mắt. Nếu xét kỹ thì thấy rằng trước khi xem tivi thì chúng ta không có cười hay khóc. Như vậy cười hoặc khóc là do cảnh duyên bên ngoài tác động tạo ra, còn tâm của chúng ta vốn bình thường tỉnh sáng, không có cười khóc hay vui buồn. Sự cười hoặc khóc, vui hoặc buồn đó không có thật chỉ do duyên tác động và bất ngờ thoáng hiện lên rồi tan mất. Nhưng vì chúng ta si mê, nhìn nhận nó là thật cho nên cứ chạy theo cảnh duyên bên ngoài mà khổ đau mãi.
Sau khi đã biết được tâm giả, bây giờ nói về tâm thật hay là chân tâm. Nó là cái thường hằng, không bị biến đổi hay vay mượn từ những nhân duyên ở bên ngoài, luôn sáng suốt và biết rõ tất cả. Ví dụ, khi được mọi người trong đạo tràng nêu tên hoan nghênh mình tu giỏi, chắc chắn được vãng sinh, lúc đó trong lòng khởi sự vui mừng, thì liền “Hít vào A Di; Thở ra Đà Phật” và trở về với tâm bình thường an nhiên. Như vậy cái thường biết sáng suốt, lúc buồn biết buồn, khi vui biết vui, biết rõ lúc được khen, lúc bị chê, nhưng vẫn giữ tâm như nhiên bình thường, không dao động, vẫn chánh niệm trong danh hiệu Phật, thì đó là tâm chân thật của mình thường biết sáng suốt. Tất cả cảnh duyên đến như thăng trầm, vinh nhục, được mất, khen chê, tốt xấu đến mà chúng ta không bị lung lay dao động vẫn tĩnh giác, sáng suốt giữ một câu A Di Đà Phật. Thường giữ được sự an nhiên tĩnh lặng như vậy là thấy được tâm bất biến giữ muôn ngàn biến đổi và từ đó đi sâu vào các tầng thiền định cao hơn và thể nhập tâm mình với chư Phật, Bồ tát.
Thích Minh Thành
A Di Đà Phật,
Cảm ơn thiện hữu Buông Xuống đã chia sẻ bài viết này, tồi đọc đã hiểu được đôi điều. Thiện hữu có kinh nghiệm gì trong việc tu tập để thấy được chân tâm của mình thì chia sẻ để tôi học hỏi với nhé.
Cảm ơn thiện hữu!
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào các liên hữu :
Làm ơn lý giãi dùm cho câu: ” định nghiệp là gì???” Xin chân thành cảm ơn các liên hữu.
A DI ĐÀ PHẬT…
Người ta hay nói câu định nghiệp hay còn gọi là định số.Tức là nghiệp lực,số mệnh đã an bài,đã cố định không thay đổi.Vậy nghiệp nó có cố định hay không.Nghiệp lực luôn thay đổi theo ý niệm của mình,theo tâm tưởng của chính mình nếu tâm ý mình tập trung vào 1 chỗ không rời,không buông bỏ chỗ đó thì đó là tạo tác định nghiệp.Nó sở dĩ cố định là do tâm của bạn buộc nó vào chỗ đó không nỡ xa rời,không thể xả bỏ thì nó cứ cố định ở chỗ đó không hề thay đổi đó là định nghiệp,định mệnh, hay định số chính mình đã tự định số mạng mình.
Kính thưa chư tôn. Đại đức . Tăng. Ni. Kính thưa các vị liên hữu. Các bạn đồng tu. Con có 1 vấn đề nho nhỏ xin thưa thỉnh. Vấn đề của con là con ở 1 nơi giáp biên giới việt nam campuchia. Tây ninh.
Chỗ con ở rất ít. Và hầu như không có chùa chiền hay 1 ngôi miếu gì cả. Khi con biết đến pháp môn niệm phật thì con đã thỉnh tây phương tam thánh để hằng ngày con hành. Trì. Con thì rất ít thời gian. Chỉ có buổi tối con trì khoảng 2 tiếng đồng hồ. Sân vườn nhà con không được rộng rãi cho nên cũng hơi hẹp. Con không biết rõ cho lắm có các vị hương linh về nhiều hay không mà mỗi lúc con thỉnh chuông 3 tiếng. Sau 1 lút con rất là buồn ngáp ngủ nhưng không cảm thấy buồn ngủ. Họa chăng các vị hương linh về rất nhiều hay đó do con làm việc quá mệt mà như vậy ? ( con làm việc không có mệt cho lắm ) nhưng cứ mỗi khi hành trì niệm và lạy phật cứ ngáp ít nhất là 3 cái và nhiều nhất trên 10 cái con cúi xin thượng tọa. Đại đức. Tăng. Ni. Các vị liên hữu. Các bạn đồng tu chỉ bảo và giải thích thêm về hiện tượng này. Con xin chân thành ghi nhận tại đây.
A di đà phật
a di đà phât! con xin trích ra một đoạn trong bài giảng của HT.Tịnh Không để chú có thể tham khảo.vì con thấy trương hợp của chú cũng tương tự như lời thầy nói.với lại con nghĩ sau khi công phu xong thì chú đem những công đức tu học được hồi hướng cho các quí vị oan thân trái chủ thì một thời gian sau họ sẽ ko làm phiền chú nữa mà theo để bảo hộ chú cùng nhau học phật.nhưng với một điều kiện là mình phải thật tu và với tâm chân thành mà hồi hướng cho họ.chứ khi hồi hướng mà chỉ đọc suông thì sẽ ko có lợi ích ạ.và con cũng nghe chú bảo mới học phật nên con cũng thiết nghĩ chú nên nghe những bài giảng của thầy tịnh không ,vì chính bản thân con thấy được rất nhiều lợi ích từ những lời dạy của thầy.sau đây con xin trích dẫn 1 đoạn trong bài giảng của thầy :
” Những năm gần đây, chúng ta tiếp xúc rất nhiều đồng tu ở rất nhiều quốc gia khu vực, ngay trong đồng tu có những người bị người vô hình nhập thân, thứ không nhìn thấy nhập thân, tinh thần uể oải mệt mỏi, không thể làm việc, không thể học tập, bị một loại vô hình khống chế. Đây là nguyên nhân gì? Thực tế mà nói, người vô hình ở đây chính là oan gia trái chủ của chính mình, quá khứ đời này đã kết những oán kết này với người ta. Con người này đọa vào đường ngạ quỷ, đại khái là thành phần của đường ngạ quỷ nhiều nhất, đường địa ngục thì họ không thể ra được. Phàm hễ bị những người vô hình này nhập thân, phần nhiều đều là đường ngạ quỷ. Vì sao có thể bị quỷ nhập thân? Nếu nói là oán thân trái chủ, nghiệp nhân này chúng ta mỗi người đều có. Ta ngay đời này không hề đắc tội với người, bạn đời trước đã từng đắc tội với người, vô lượng kiếp đến nay đời đời kiếp kiếp, những oan gia trái chủ này không biết là có đến bao nhiêu. Vì sao bạn hiện tại những oán gia trái chủ này chưa tìm đến thân? Ở đây có hai nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là vì hiện tại bạn đang còn vận khí, vận khí của bạn rất tốt, quang minh của bạn biến chiếu, họ không dám tiếp cận. Ngoài ra còn một nguyên nhân, đó là không có duyên, chính là không có cơ hội. Con người của bạn làm người rất lương thiện, tâm địa rất chánh trực, những người này không thể ở bên cạnh. Thế nhưng bạn nhất định phải biết, oan gia trái chủ đang ở chung quanh bạn chờ đợi cơ hội, bạn lúc nào có ý niệm bất thiện thì họ sẽ đến liền.”
” Chúng ta ở trong đạo tràng, trong giảng đường, trong Niệm Phật đường, thấy được bao nhiêu người niệm Phật, đang nghe kinh, tinh thần ủ rũ không phấn chấn, thấy họ thế nào? Mệt mỏi, cho thấy họ rất đau khổ, họ không thoải mái, tinh thần không phấn chấn, đều là oán thân trái chủ. Chúng ta hiểu được chân tướng sự thực, quan sát trong đời sống hàng ngày, quý vị sẽ tìm ra câu trả lời, những ai có nhiều oán thân trái chủ, họ sống rất mệt, sống rất khổ sở; Những người nào oán thân trái chủ ít hơn, họ sẽ rất nhẹ nhàng, rất hoạt bát, không thể nhìn nhầm. ”
ở đây con copy cho chú mấy đường link bài giảng của thầy mới nhất mà con cũng đang nghe,chú có thể tham khảo thêm nhé.
http://voluongtho.vn/phapam/557-Pham-Thu_6-Kinh-Vo-Luong-Tho-Giang-Tai-Nhat-Ban.html
A DI ĐÀ PHẬT. con chào chú ạ.con chúc chú tu tập tinh tấn và được nhiều lợi lạc.thân tâm mỗi ngày qua đi đều thanh tịnh hơn.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Dạ con xin chào các cô ,chú quý liên hữu con mới niệm Phật được gần nữa tháng nay,lúc đầu con niệm thì vọng tưởng nổi lên mặc dù rất khó khăn nhưng mà niệm được câu nào con vui câu nấy và bây giờ con niệm vọng tưởng không còn nữa thấy đầu mình trống rỗng câu Phật hiệu niệm ra thấy nhẹ nhàng vô cùng đến nỗi thấy niệm mà như không niệm có lúc con không tập trung vào câu niệm thì tâm cũng ko có suy nghĩ khác nào lọt vào lại thấy niệm như vậy quá dễ dàng không biết là niệm đúng hay sai nữa.Mong các cô chú,quý liên hữu có thể giải đáp giùm đây là tình trạng gì hay lại là một dạng chướng ngại nào khác ạ.
Vậy bạn Phan Thị Hạ thật là có đầy đủ phước báo và nhân duyên. Trước tiên bạn gặp được Phật Pháp, thật thà áp dụng, giờ đây vọng tưởng đã giảm bớt chỉ trong một thời gian ngắn như vậy. Có lẽ đây là phước báo nhân duyên bạn lớn. Nhiều người niệm Phật hàng chục năm, vọng tưởng vẫn khởi lên rất nhiều. Mình vô cùng tán thán thành tựu của bạn.
Mình chúc bạn luôn giữ tâm kiên định, quyết lòng vãng sanh Cực lạc, thành tựu Đạo Nghiệp. Nhưng bạn cũng đừng nên quá chấp vào những thành tựu bạn đang có nhé, cứ “thật thà” mà niệm Phật vậy. Nam mô Thường bất Khinh Bồ Tát.
A Di Đà Phật!
Bà Triệu Lượng Ngọc (Mẹ của Pháp Sư Định Hoằng) bế quan tịnh tu 3 năm bắt đầu từ ngày 1/1/2014 (ÂL TQ 2/12) và không sai một ngày, tức ngày 29/12/2016 (ÂL TQ 2/12) thì Bà vãng sanh Tịnh Độ.
https://www.youtube.com/watch?v=qxgHfmZS6rk
A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Quả thật sau khi nghe như vậy con rất hoan hỉ,bởi năm nay con mới tròn đôi mươi là lứa tuổi đầy nhiệt huyết đầy những nhu cầu ham muốn của tuổi trẻ con không nghĩ mình lại có duyên lành với Phật như vậy.Tất cả công đức niệm Phật con đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh, cho oan thân trái chủ,cửu huyền thất tổ cho mọi người xung quanh hoá sự dữ thành lành con không muốn giữ lại điều gì ngay cả cái thân này còn fải bỏ mà vì con biết khi ta không còn gì mới về được với đức Phật A Di Đà.Con biết phía trước còn rất nhiều khó khăn và thử thách,con sẽ cố gắn vượt qua bến mê đến nơi bờ giác.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô a di đà Phật. Mình cũng mới tu pháp môn Tịnh Độ và niệm Phật được 2 tháng mà chưa đạt được sự thanh tịnh như bạn được, bạn rất may mắn đó. Nếu được mong bạn hoan hỉ có thời gian rảnh chia sẻ thêm kinh nghiệm cho mình trên https://www.facebook.com/phat.adida.9480
Tịnh minh xin khuyên bạn! Dù thế nào cung hết sức giữ tâm bình lặng, gọi là tâm tịnh. Chớ hoan hỷ trước bất cứ việc gì hay phiền não. TM đã gặp đồng tu khoe đạt Đc bất niệm tự niệm, cong phu cung kha, ngay 3 van , nhưng giờ thì không hay lắm. Vì oan gia trái chủ chúng ta quá nhiều mình khởi tâm khong thanh tịnh thì họ đến quấy rất phiền phức nên người tu nên đừng để ý gì cả chỉ chú tâm niệm phật ngày càng tinh chuyên, Tổ dạy đc vãng sanh thì mới dc chứ vẫn còn ở đây thì khong nói lên điều gì dù có thấy Phật hiện ra thuyết pháp khơi tam hoan hy, thì vẫn bị đoạ như thường. Bạn đã có thiện căn rất tốt thì hãy tinh tấn hơn nữa mình vẫn còn cách xa lắm…
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật. “ngay 3 van” nghĩa là gì vậy bạn Tịnh Minh? Bạn có thể hoan hỉ nói lại được không?
Dạ, cảm ơn Tịnh Minh đã tận tình chỉ bảo và nhắc nhở.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào các liên hữu:
– Xin cảm ơn cư sĩ Nguyên Không đã phúc đáp dùm cho Tịnh Độ.
– Cho mình hỏi:” cái gì là nghiệp lực?, nguyện lực?”
Xin Nguyên Không, và các liên hữu góp ý dùm. Chân thành cảm ơn.
A DI ĐÀ PHẬT…
A DI ĐÀ PHẬT
Cho mình hỏi là khi niệm Phật có được quán hình ảnh Phật A DI ĐÀ ko ạ.
Mong được các đạo hữu phúc đáp.
Cám ơn rất nhiều!!
Bạn Quang hãy đọc bài pháp Hòa thượng Tuyên Hóa thuyết giảng về 4 cách niệm Phật nhé, đặc biệt là về quán hình tượng Phật theo ý bạn. (Tuy bạn hỏi về hình, nhưng hình và tượng thì cũng vậy thôi.)
HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA GIẢNG
Niệm Phật có bốn phương pháp:
1. Trì danh niệm Phật
2. Quán tượng niệm Phật
3. Quán tưởng niệm Phật
4. Thực tướng niệm Phật
1. Trì danh niệm Phật:
Trì danh niệm Phật là thường thường chuyên niệm sáu tiếng “Nam Mô A Di Ðà Phật.” Lúc tôi ở tại Ðài Bắc tôi gặp một người rất bướng bỉnh. Tôi bảo y niệm Phật, y trả lời: “Niệm Phật nào có lợi ích gì? Thay vì niệm Phật thì để tôi niệm tôi hay hơn.” Tôi đáp: “Cũng vậy thôi, nếu ông niệm ông, mà có thể thành Phật được thì cũng được thôi.” Chúng ta niệm Phật là vì đức Phật A Di Ðà lúc còn ở nhân địa đã phát bốn mươi tám đại nguyện.
Một trong bốn mươi tám đại nguyện ấy là: “Tất cả chúng sanh trong thập phương thế giới, nếu có người nào xưng danh hiệu tôi thì người đó nhất định thành Phật; nếu người đó không thành Phật thì tôi thề không thành Chánh giác, tôi cũng chẳng thành Phật.”
Căn cứ vào lời đại nguyện này, chúng ta chẳng khác gì được đi trên một chiếc thuyền để đến bờ bên kia. Nguyện lực của Phật A Di Ðà chính là bản hợp đồng mà trong quá khứ Ngài đã cùng chúng ta và chúng sanh trong thập phương ký kết với nhau. Cho nên, nếu chúng ta niệm Phật mà chẳng được sanh về thế giới Cực Lạc thì đức Phật A Di Ðà cũng thiếu tư cách để thành Phật. Vì mối quan hệ này cho nên mỗi chúng ta nên thành tâm thực hành pháp môn niệm Phật.
Pháp môn niệm Phật là một pháp môn đơn giản nhất, viên dung nhất, một pháp môn đi tắt chóng thành Phật nhất. Pháp môn này cũng chẳng đòi hỏi nhiều thời gian, chẳng phải hao tốn tiền bạc. Người già cả cũng có thể niệm Phật, người trẻ tuổi cũng có thể niệm Phật, kẻ tráng niên cũng có thể niệm Phật, người bịnh cũng như người khỏe mạnh đều có thể niệm Phật. Theo pháp môn Niệm Phật này thì:
Tam căn phổ bị
Lợi độn kiêm thu
Tam căn phổ bị: Ba căn là thượng, trung, hạ tức là kẻ có trí tuệ, người bình thường, kẻ ngu đần. Cả ba hạng người này đều có thể niệm Phật để được sanh về thế giới Cực Lạc.
Lợi độn kiêm thu: Là bao gồm cả hạng người thông minh nhất (như Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, hai Ngài đều phát nguyện vãng sanh Tịnh Ðộ) lẫn hạng người ngu đần nhất. Ngay cả loài súc sanh như chim anh võ, chim bát ca, chúng đều niệm Phật và cũng được vãng sanh về thế giới Cực Lạc, hà huống là “vạn vật chi linh, như loài người chúng ta” mỗi người niệm Phật đều có hy vọng vãng sanh thế giới Tây Phương Cực-Lạc. Vì Ðức Phật A Di Ðà và chúng ta có ký kết hợp đồng, không lý Ngài đã ký kết rồi bỏ qua hay sao? Cho nên chúng ta dựa vào hiệu lực của hợp đồng này nhất quyết có thể vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực-Lạc vậy.
2. Quán Tượng Niệm Phật:
Quán tượng tức là thỉnh một bức tượng Phật A Di Ðà, rồi vừa niệm Phật vừa quán tưởng tướng hảo trang nghiêm của Phật A Di Ðà, nhất là ánh hào quang tướng bạch hào giữa hai mắt. Thường thường quán tượng để niệm Phật rất dễ đắc Niệm Phật Tam muội, đạt tới nhất tâm bất loạn. Chủ yếu trong việc niệm Phật là đạt tới nhất tâm bất loạn, đắc Niệm Phật Tam muội. Nếu quý vị đắc Niệm Phật Tam muội thì dù có mưa to gió lớn cũng không lay chuyển. Bất luận quý vị đi, đứng, ngồi, hay nằm, nhứt nhứt đều ở trong Tam muội, đi cũng Di Ðà, ngồi cũng Di Ðà; đi cũng Phật, ngồi cũng Phật. Quý vị ở trong Tam muội thì sẽ được thấm nhuần nước trí tuệ. Ðạt tới Niệm Phật Tam muội, nhất tâm bất loạn, thì nhất định sẽ được vãng sanh.
3. Quán Tưởng Niệm Phật:
Quán tưởng tức chỉ đơn thuần quán tưởng, không cần phải có tượng phật trước mặt. Quán tưởng:
A Di Ðà Phật thân kim sắc,
tướng hảo quang minh vô đẳng luân,
bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di,
cám mục trừng thanh tứ đại hải,
quang trung hóa Phật vô số ức,
hóa Bồ-tát chúng diệc vô biên,
tứ thập bát nguyện độ chúng sanh,
cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
Quán tưởng bài kệ tán Phật này cũng có thể đắc Niệm Phật Tam muội.
4. Thực Tướng Niệm Phật:
Thực tướng niệm Phật tức niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, lúc đó hành giả đi vào tham thiền. Cho nên người hiểu rõ niệm Phật chân chính không phản đối tham thiền; người hiểu rõ tham thiền chân chính cũng chẳng phản đối niệm Phật. Chẳng những không phản đối niệm Phật mà cũng chẳng phản đối Giáo, Luật, Mật, Tịnh nhưng hợp lại thì “nhất tông bất lập,” một tông cũng chẳng có, tất cả đều hổ trợ lẫn nhau, tông này cùng tông nọ đều có mối tương quan với nhau.
Chúng ta là chúng sanh chẳng nên tự sanh tâm phân biệt, chẳng nên “đầu thượng an đầu” trên đầu còn đặt thêm đầu nữa, nói rằng: “Thiền tông là Thiền tông, Mật tông là Mật tông, chẳng có tương quan gì cả.” Không phải như vậy! Tất cả các tông vốn là một, vốn chẳng có phân biệt quá nhiều như vậy, chỉ vì chúng sanh không có việc chi làm, muốn tìm cái gì để làm, cho nên phân ra đây một tông, đó một tông; nam một tông; bắc một tông; đông một tông; tây một tông, trên một tông, dưới một tông, rốt cuộc chẳng biết tôi thuộc tông nào, ông thuộc tông nào.
Tại Mỹ thường có người hỏi tôi: “Chẳng hay thầy thuộc tông nào?” Tôi đáp: “Chẳng tông nào cả. Nếu tôi thuộc một tông thì tôi đang ở trong một phạm vi hạn hẹp; tôi chẳng thuộc tông nào thì tận hư không, cùng khắp pháp giới đều là của tôi, bao trùm tất cả. Tại sao tôi lại tự vẽ cho mình một phạm vi nhỏ bé, tạo ra một giới hạn chật hẹp, nói rằng mình thuộc một tông nào đó? Tôi thuộc Phật giáo, không có tông mà cũng chẳng có phái lại cũng chẳng có môn mà cũng không có hộ. Tôi với tông nào cũng là một.” Tôi thường nói thế này:
Chân nhận tự kỷ thác,
Mạc luận tha nhân phi,
Tha phi tức ngã phi,
Ðồng thể danh Ðại Bi.
(Thành thật nhận lỗi mình,
Chớ bàn luận lỗi người,
Lỗi người tức lỗi mình,
Ðồng thể tức Ðại Bi.)
Hãy nhìn nhận một cách thành thật lỗi lầm của mình, không nên bàn luận lỗi lầm của người khác, kẻ khác có lỗi lầm tức mình có lỗi lầm, lỗi lầm của họ cũng là lỗi lầm của mình, phải tìm cách tự sửa sai mới đúng. Chớ nên bất cứ lúc nào miệng cũng luôn nói: “Không đúng, không đúng, không đúng, không đúng!” Thử hỏi như vậy có ích lợi chi? Cho nên có câu: “Ðồng thể danh Ðại Bi,” vì tất cả đều là một thể, đó là đại bi tâm. Quý vị đi đâu để tìm đại bi tâm? Quý vị tìm nó từ bản thân của quý vị, chẳng cần đi tìm cầu bên ngoài.
Như vậy thực tướng niệm Phật tức là tham thiền. Do đó quý vị Thiện tri thức chớ nên làm một đệ tử bất hiếu của Phật Thích Ca Mâu Ni, chớ nên luôn quấy nhiễu, chớ nên gây tổn thương tình ruột thịt, chớ nên tự tạo rắc rối cho mình. Ðó là kỳ vọng của tôi đối với Phật giáo hiện đại.
Bấy giờ, thời gian không cho phép chúng ta tiếp tục. Quý vị Phật tử cần về nghỉ ngơi để ngày mai kẻ đi làm, người bận việc khác, ép buộc tinh tấn thái quá cũng chẳng tốt. Mong quý vị về nhà nếu trằn trọc chưa ngủ được thì hãy niệm Phật. Chúc quý vị Phật tử một đêm an lành.
Nên niệm phật theo hơi thở thì tâm dễ tịnh.
Niệm Phật theo hơi thở là như thế nào đạo hữu có thể giải thích thêm không ạ. Cảm ơn.
A Di Đà Phật
Chào bạn Kelvin Nguyễn!
Có thể bạn Cao Văn Phương chưa vào Trang mà đọc phúc đáp của bạn nên chưa trả lời. Vậy trong khi chờ đợi, MD xin chia sẻ vài ý.
-MD không biết cách “niệm Phật theo hơi thở” của bạn Phương ra sao, vì trong quá trình tu học có rất nhiều thiện tri thức áp dụng niệm Phật theo cách riêng mình và không ít vị đã đạt được nhiều sự lợi lạc nên chia sẻ rộng rãi. Ở đây, MD xin chia sẻ cách niệm theo hơi thở của thầy Thích Minh Thành. Đơn giản cách niệm của thầy là hít vào niệm “A Di”, thở ra niệm “Đà Phật”. Thầy chia sẻ rằng: mọi người thở được mới sống được, nhưng không biết tận dụng hơi thở mà niệm Phật; nếu cứ áp dụng theo thói quen này: hít vào- thở ra đều niệm Phật, chắc chắn lâu dần tự nhiên sẽ thành thói quen niệm Phật rất tốt, không bị quên niệm Phật nữa, vì có ai mà không thở, và khi thở ra hít vào, hít vào thở ra sẽ đi liền với A Di- Đà Phật- A Di- Đà Phật…
-Còn có cách niệm theo hơi thở nữa là niệm sổ tức, cứ niệm hết một hơi không luận bao nhiêu câu Phật, câu Phật phụ thuộc vào hơi mỗi người dài ngắn. Niệm theo cách này rất dễ bị hao hơi nhưng lại ít bị tạp niệm. MD nghĩ cách niệm này niệm vào thời khóa thì được, chứ nếu niệm mọi lúc mọi nơi thì rất khó, như những lúc chúng ta đương làm công việc- đặc biệt là những công việc buộc phải dùng sức thì lúc này khó có thể niệm sổ tức được nữa.
Đôi lời nông cạn như vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cảm ơn MD nhiều ạ. Cách niệm theo hơi thở bạn nêu ra rất hay và hữu ích ạ.
A DI ĐÀ PHẬT!
Xin chào các liên hữu!
Mình thấy video bài giảng này cũng rất hay, các liên hữu xem thêm sẽ có lợi ích.
A di đà phật
Xin cám ơn đạo hữu Văn Hải đã chia se một bài pháp hay. Tuy nhiên ở chỗ giảng về mặc niệm, tuy không động khẩu nhưng trong tâm vẫn có tướng miện niệm. Vậy tướng miện niệm là gì, tôi vẫn chưa hiểu, có phải là âm thanh Phật hiệu hay không, hay là quán tưởng tướng tròn méo của miệng khi niệm?
Xin cám ơn mọi người
A DI ĐÀ PHẬT
Mình đang dùng cách đeo tai phone nghe niệm Phật cả ngày từ sáng tới tối được vài tháng rồi.cảm thấy rất hiệu quả.khi quên thì có máy niệm A Di Đà Phật liên tục bên tai thì niệm theo trở lại. Rất hoan hỉ. Từ sáng tới tối . Thời gian quên câu Phật hiệu của mình càng ngày càng ngắn trở lại. Cố gắng vài ba năm công phu thành phiến đi cho rồi. Ở thế gian này khổ quá rồi.
A Di Đà Phật !
xin hỏi cư sĩ Nguyên Không con năm nay phát tâm niệm phật niệm theo phương pháp thập niệm ký số của Ấn Quang đại sư nhưng con gặp phải một vấn đề là mỗi khi con niệm phật theo thập niệm ký số thì con không thể vừa niệm phật vừa nhớ số cho dù đấy là câu đầu tiên nghĩa là tâm con không thể nào bật lên số khi vừa niệm phật cho dù là câu đầu tiên và niệm theo 3 -3-4 xin cư sĩ Nguyên Không và mọi người hoan hỉ giải đáp
A Di Đà Phật
Gửi bạn Duy,
*Có lẽ bạn hiểu chưa đúng về pháp thập niệm ký số.
Ký số niệm Phật không phải là bạn vừa phải nhớ Phật hiệu lại vừa phải nhớ con số tương ưng với Phật hiệu đó. Trái lại bạn chỉ cần nhớ thứ tự 10 Phật hiệu theo hơi thở của bạn
VD: hơi thở của bạn là 5 Phật hiệu cho một lần bạn chỉ cần nhớ số phật Hiệu từ 1-5 là hết 1 hơi đầu, kế đó hơi thứ hai cũng như vậy. Khi mới niệm sẽ phải làm quen để nhớ Phật hiệu, nhưng niệm 1 thời gian bạn chỉ cần lấy hơi đủ cho năm Phật hiệu hay 10 Phật hiệu cho 1 lần là OK.
Muốn niệm được thành thục bạn phải có sự huân tập hàng ngày. Bước đầu nên niệm chậm 1 chút, khi thuần thục bạn chỉ cần nhiếp theo hơi thở là OK.
Quan trọng là miệng niệm – tai nghe – tâm nhớ rõ.
Chúc bạn tinh tấn và đạt hiệu quả.
TN
xin cảm ơn bạn hữu Thiện nhân đã giải đáp.Nhưng vấn đề của mình chắc mình chưa nói rõ nên xin phép được diễn đạt lại vấn đề . Ở trên mình đã nói là mình thập niệm ký số theo 3-3-4 nghĩa là hơi thở đầu tiên chỉ nhớ câu từ một đến ba. hơi thở tiếp theo từ 4 đến sáu và hơi thở tiếp theo từ bảy đến 10 . Nhưng vấn đề của mình là tâm của mình không thể vừa bật ra số vừa niệm phật cho dù đấy là câu đầu tiên . Hiện tại mình rất hoang mang không hiểu mình sai chỗ nào mong mọi người giải đáp.
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Duy có thể thực hành như sau, khi niệm xong câu A Di Đà Phật đầu tiên thì trong tâm mới đếm 1, niệm xong câu A Di Đà Phật thứ 2 thì trong tâm đếm 2 cứ như vậy tuần tự đến 10
A Di Đà Phật.
Kính gửi đạo hữu Duy, huynh có thể tham khảo bài giảng video sau nói rõ về Pháp thập niệm.
https://www.youtube.com/playlist?list=PL4n_iCZWkgV3e21WuNvk85Clq07XEpaQK
A Di Đà Phật. Chào bạn Duy,
Bạn đang xin mọi người giúp đỡ tìm ra điều không đúng trong cách thập niệm ký số của bạn. Xin thưa cùng bạn: đó là vì bạn vừa niệm Phật lại vừa đếm số, bạn cố gắng “vừa bật ra số vừa niệm Phật” là không đúng pháp. Lão pháp sư Tịnh Không đã dạy nếu bạn niệm A Di Đà Phật một, A Di Đà Phật hai, vậy là sai rồi. Như vậy là không được. Khi bạn niệm hết một câu Phật hiệu, tự biết đó là một câu. Niệm hết câu Phật hiệu kế tiếp, tự biết đó là hết câu thứ hai. Rồi liền tiếp niệm câu Phật hiệu kế nữa thì trong tâm tự biết hết câu thứ ba. Tương tự như thế cho hết câu thứ mười. Điều này đòi hỏi bạn phải thực tập trong một thời gian vì hiếm ai có thể dụng tâm ghi nhớ rõ ràng mười câu trong lần niệm đầu.
Cổ nhân nói niệm Phật tuy dễ mà khó, tuy khó mà dễ. Dễ là ai cũng có thể niệm được. Từ ông già bà cả đến cả cháu bé năm ba tuổi cũng niệm được. Khó là niệm Phật cho được nhất tâm không xen lẫn tạp niệm vào câu Phật hiệu. Điều này thì không phải ai cũng làm được. Nhưng cách hiệu quả nhất để đạt được đó là pháp thập niệm ký số của thập tam tổ Ấn Quang đại sư. Cái diệu ở cách niệm này đó là bạn phải dụng toàn tâm toàn ý vào câu Phật hiệu thì mới không bị xao lãng và mới có thể hoàn thành một lúc mười câu mà không bị tán loạn. Nhờ phải sử dụng hết tâm ý đặt vào câu Phật hiệu nên hành giả mới không còn để ý đến những suy nghĩ mông lung khác (nhà Phật gọi đó là vọng tưởng). Thực tập lâu ngày phương pháp này sẽ giúp hành giả đạt được nhất tâm bất loạn.
Trở lại vấn đề của bạn thì có cách thế này. Nếu bạn niệm theo lối 3-3-4 thì vài ngày đầu bạn hãy tập niệm một lúc 3 câu mà thôi. Niệm một câu thì nhận biết đó là câu thứ nhất. Niệm câu hai thì nhận biết đó là hết câu thứ hai. Niệm ba câu thì nhận biết đó là câu thứ ba vừa xong. Chớ nên dùng tâm tự “đánh số” vào câu Phật hiệu như câu 1, câu 2, câu 3. Khi nào bạn tập thành công loạt 3 câu thì dụng tâm tiếp theo 3 câu nữa, tức là niệm 6 lần câu Phật hiệu thì biết là xong câu thứ 6. Khi tâm nhận biết rõ ràng 6 câu thì bạn tiếp tục tập niệm tiếp loạt câu cuối cùng, cũng tức là hết 10 câu rồi quay lại từ đầu.
Hữu Minh có cách này giúp bạn có thể dễ dàng trong lúc thực tập, đó là trong đầu chia sẵn ra làm 3 cái cột. Cột thứ nhất mình gán 3 câu Phật hiệu, cột thứ hai cũng gán 3 câu Phật hiệu, và cột cuối cùng gồm 4 câu Phật hiệu. Như vậy là 3 cột đó tương ứng với cách niệm 3-3-4 của bạn là gồm đủ 10 câu. Người nào có sức niệm tốt hơn thì trong trí chỉ cần chia làm 2 cột, mỗi cột 5 câu thì vị chi tổng cộng là 10 câu Phật hiệu không dư không thiếu. Thế thì khi bạn niệm hết cột ban đầu thì trong tâm biết là hết 3 câu, niệm tiếp theo cột thứ hai là hết 6 câu, và khi niệm hết cột thứ 3 cuối cùng là hết 10 câu. Hữu Minh niệm theo cách này và nhận thấy rất hữu hiệu. Ban đầu tuy cũng có vọng tưởng lăn xăng xen vào nhưng mỗi lần như vậy là mình mất tập trung, liền kéo tâm trở lại ngay tức thời và bắt đầu niệm lại từ cột thứ nhất, cũng là câu Phật hiệu thứ nhất. Quan trọng nhất là niệm câu nào phải nghe thật rõ ràng từng câu từng chữ, không phải lờ mờ trong tâm. Niệm Phật như thế vài năm sau bạn sẽ tự nhận thấy cái diệu không thể nghĩ bàn của việc niệm Phật ký số mà tổ đã dạy.
A Di Đà Phật.
Cũng giống như bạn ăn cơm hàng ngày thôi bạn. Mỗi bữa bạn ăn 3 bát cơm, mỗi khi ăn xong một bát bạn tự động biết ăn một bát. Ăn hết hai bát thì biết mình vừa ăn xong hai bát. Ăn thêm bát nữa thì tự nhiên bạn biết đã ăn hết ba bát. Bạn đâu phải vừa ăn vừa đếm 1 bát, 2 bát, 3 bát… Trí của bạn tự động biết như thế. Niệm Phật ký số cũng tuơng tự như vậy. Tập niệm lâu ngày ắt sẽ thuần thục thôi bạn. Vài tuần đầu chưa quen nên thấy khó niệm. Qua thêm vài tuần nữa sẽ được thôi.
Pháp này hiệu nghiệm vì hành giả phải chú tâm tột độ khi niệm. Nếu lơ đãng một chút là sẽ không biết mình đang niệm tới câu thứ mấy. Nhờ tập trung cao như thế nên hành giả mới có thể đè bẹp được vọng tưởng. Đó là cái diệu của niệm Phật. Tập thành thói quen như thế và giữ vững được chánh niệm để niệm Phật lúc lâm chung thì phần vãng sanh xem như bạn đã nắm phần chắc rồi.
A Di Đà Phật
Mình có thể hỏi Ban biên tập duongvecoitinh.com hòm thư email của cư sĩ Nguyên Không được không ạ.Mình có một số vấn đề chưa được giải đáp về niệm phật mong ban biên tập duongvecoitinh đồng ý.
Đường Về Cõi Tịnh: Chúng tôi đã chuyển thắc mắc của liên hữu đến cho cư sĩ Nguyên Không. Rất tiếc chúng tôi không thể tự tiện đưa thông tin cá nhân của bất kỳ ai cho người khác khi chưa có sự đồng ý của tác giả. A Di Đà Phật.
Hiện tại sau một thời gian thực hành mình vẫn thấy thắc mắc quá. Vì nếu niệm Phật thập niệm ký số thì miệng niệm phật , sau đó nhớ số trong đầu, sau đó nhớ là câu này câu phật hiệu thứ mấy thì thật ra nó đã nhiếp vọng niệm thành 3 niệm : niệm phật, nhớ số, nhớ câu này câu phật hiệu thứ mấy mong liên hữu giải đáp
Chào bạn Duy,
Bạn nghĩ là 2 niệm hay 3 niệm cũng được, miễn là bạn cột tâm trong mấy cái niệm đó thôi, trong một phút bạn có biết nếu mình không niệm Phật thì trong đầu mình có bao nhiêu niệm không, rất nhiều, vậy thì 2 hay 3 niệm ăn thua gì, sau này thuần thục nhận thấy không có niệm nào khác mấy niệm đó thì chỉ đơn thuần niệm Thánh hiệu mà không cần đếm số nữa.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Khuyên một cách thành thật: bạn hãy cố gắng thực tập niệm Phật trong một thời gian dài từ vài ba năm trở lên thì tự nhiên sẽ thành thói quen. Lúc ấy bạn sẽ niệm Phật và tâm sẽ tự ghi nhớ một cách tự nhiên theo tập quán. Như người thợ săn dày dạn kinh nghiệm, bắn cung lâu năm tự nhiên thành thói quen nên khi dương cây cung lên không cầm nhắm lâu như người mới tập mà bắn vẫn trúng đích. Niệm Phật cũng như thế mà thôi. Vài ba tháng chưa gọi là thuần thục đâu bạn ạ. Nhưng điều quan trọng hơn cả là khi miệng niệm ra tiếng, tai phải nghe rành rọt từng chữ từng câu mới được. Chứ nghe chỉ lờ mờ trong tâm khi lâm chung niệm danh hiệu Phật không rành rọt thì cũng không thành.
Vài lời khuyên thẳng thắn. Chúc bạn nhiều kiên nhẫn để niệm Phật nhé.
A Di Đà Phật.
TỔNG HỢP CHỈ DẠY TU NIỆM PHẬT
HT TỊNH KHÔNG
https://www.youtube.com/watch?v=fmr1UvW08qA
Chúng ta niệm mười câu, trong mười câu quả thật không xen tạp vọng niệm thì mười câu Phật hiệu này sẽ linh. Chúng tôi đề xướng cách niệm mười câu này, đạo lý là ở chỗ này vậy, không cần bảo bạn niệm thật nhiều, niệm nhiều nhất định xen tạp ngay. Hy vọng số lần bạn niệm mỗi ngày nhiều, thời gian ngắn, trong thời gian ngắn đó không xen tạp thì công phu này sẽ đắc lực thôi, từ từ kéo dài thời gian ra thêm, cái việc này gấp không được. Bây giờ thì tôi khuyên quí vị đồng tu mỗi ngày niệm chín lần, bạn niệm chừng ba tháng, niệm chừng nửa năm, mỗi ngày bạn niệm mười lần, niệm hai mươi lần, vậy liền có tiến bộ thôi. Sau ba năm, mỗi ngày bạn có thể niệm được ba mươi lần, bốn mươi lần, thì công phu của bạn sẽ không ngừng tiến bộ. Đây không phải là thoái bộ, đây là hiện tượng tốt. Cho nên, nôn nóng là không được, pháp thế xuất thế gian, cũng đều như vậy cả, dục tốc tất bất đạt, phải bồi dưỡng từ từ.
Nếu muốn công phu đắc lực, thì trước hết phải hiểu rằng, tất cả muôn sự muôn vật ở trên thế gian này đều là những thứ giả tạm. Trong kinh Bát Nhã dạy chúng ta: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Cho nên, đối với thân tâm thế giới, muôn sự muôn vật nên buông xả. Buông xả không phải là không làm gì cả, điểm này dứt khoát không được hiểu lầm. Không vì mình, chúng ta phải cố gắng nỗ lực làm, làm gì vậy? Giúp đỡ người khác.
Hòa thượng Tịnh Không