Vào triều đại nhà Tống, ở huyện Đông Bình có bà Lương Thị Thôi, người Chuy Châu, làm vú nuôi nghĩa tử Tuyên nguyên Minh. Suốt đời bà ăn chay, về kiến thức thì không hiểu biết gì cả, nên chẳng bao giờ tranh cãi hơn thua với bạn bè quen biết. Chủ mẫu là Triều phu nhân thường tu học pháp Thiền, bà Thôi ngày ngày hầu bên cạnh, nhưng chỉ tha thiết niệm danh hiệu Phật A-di-đà liên tục không gián đoạn. Bà niệm Phật không dùng chuỗi hạt, nên chẳng rõ niệm được mấy ngàn, vạn câu.
Vào năm Thiệu Hưng thứ 18 (1148 TL), bà Thôi đã 72 tuổi và bị đau khá nặng, nhưng giấu kín không cho ai biết, vẫn làm việc như bình thường chẳng hề nằm nghỉ, vẫn niệm Phật chuyên cần cầu mau lành bệnh. Sau đó ít lâu, bỗng nhiên bệnh lành, bà buột miệng đọc bài kệ :
“Thích tu về cõi phương Tây,
Đã không gò núi, chẳng đầy hố hang,
Khi đi giày dép chẳng mang,
Bước chân sen đỡ dẫn đàng về Tây”.
Bà đọc nhiều lần như thế, có người hỏi: Bài kệ ấy của ai vậy? Bà đáp: Tôi làm đấy! Hỏi: Khi nào bà vãng sanh? Đáp: Giờ Thân tôi sẽ đi. Quả thật như thế, bà vãng sanh vào giờ Thân ngày mồng 5 tháng 10. Những thân nhân đến tẩm liệm bà và đem thiêu theo cách thức của một vị Tăng. Khi thiêu xong, độc nhất cái lưỡi của bà không bị cháy, mà rực đỏ như một đóa sen.
(Di Kiên Chí Ất quyển 9, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục)
- Lời bàn:
Kinh Đại Tập dạy: “Nếu ai chỉ niệm Di-đà – Là Thiền vô thượng sâu xa nhiệm mầu.
Cổ Đức bảo: Một câu Di-đà không niệm khác – Gảy tay chẳng nhọc đến phương Tây.
Lại bảo: Tùy duyên mở khai diệu pháp, Hóa độ chúng sanh chứng đạt chân thường, Tu Thánh Đạo nhiều đắng cay, Đường về Cực lạc an bình thảnh thơi.”
Trích Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh
Tuyển thuật: Pháp sư Huệ Tịnh
Biên đính: Pháp sư Tịnh Tông
Dịch giả: Thích Giác Quả
Ôi hãy lắng nghe những lời vàng ngọc từ cụ bà 90 tuổi. Thật vô cùng ý nghĩa và quý giá.
Con có vấn đề xin cô chú chỉ dạy. Con biết nhân quả là do đời trước nên đời này thọ nhận. Nhưng sao con thấy có những người đời này họ đăng lên mạng hồi nhỏ họ rất xấu sau khi họ đi phẩu thuật thẫm mỹ thì đẹp như hoa hậu từ đó họ được nhiều người chú ý được mời đóng quảng cáo đóng phim… Nên giờ họ ngày càng giàu và nổi tiếng, họ nói họ quyết định đúng khi phật thuật đã thay đổi cuộc đời họ. Con ngu si tin nhân quả nhưng tâm ý ngu mờ lúc tin sâu lúc còn nghi, với vấn đề này con không lý giả được vậy người ta có thể dùm khoa học cang thiệp làm thay đổi cả diện mạo và số phận con người, vậy nhân quả đời này họ được thay đổi sao, nếu giả sử họ không phẩu thuật làm đẹp thì họ làm sao được đẹp giàu có và nổi tiếng như sau khi phẩu thuật??? Con xin sám hối nếu câu hỏi con có gì sai, con xin khẳng định là con chỉ vì ngu dốt chưa tin sâu nhân quả nên mới cần các cô chú chỉ dạy chứ không hề có ý hỏi để tiện thể bài bác nhân quả. Xin cô chú hoan hỷ chỉ dạy kẻ còn ngu dốt như con A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật
Bạn Sơn thân mến,
1. Phật dạy: Nhân quả 3 đời vốn không sai biệt. Sở dĩ có sự sai biệt là do nhân duyên chưa hội đủ và thiện căn, phước đức của mỗi chúng sanh có sự sai biệt.
2. Người xấu (về sắc đẹp), đi thẩm mĩ, sau đó nổi tiếng, giàu có… không phải nhờ thẩm mĩ mà họ nổi tiếng và giàu có, mà đó là do những phước báu mà họ đã tạo dựng từ tiền kiếp, nay nhân duyên hội đủ, học được hưởng thành quả do chính họ tạo nên. Điều này bạn có thể quán xét ở một đối tượng khác, thân thể rất xinh đẹp, mỹ miều, nhưng lại luôn sống trong nghèo hèn, trắc trở và khổ nạn. Nguyên nhân nào dẫn tới hệ quả này? Với chúng ta chắc chẳng sẽ chỉ còn biết chép miệng, tiếc, thương cảm cho một thân phận hồng nhan nhưng bạc phước phận. Nhưng với đạo Phật, sở dĩ người nói trên có thân sắc kiều diễm là do phước tôn kính, tán thán Tam Bảo và khiêm kính với mọi người. Còn lý do nghèo hèn là do không chịu bố thí tài. Những điều này trong Kinh Nhân Quả Phật nói rất cụ thể.
3. Khoa học y học có thể thay đổi sắc diện một con người nhưng số phận tức nghiệp mạng của họ thì Phật cũng không thể thay đổi, nói gì khoa học? Nếu bạn muốn thực phát tâm học Phật pháp bạn nên lấy nhân quả làm trọng, bởi cho dù bạn sống ngoài đời hay tu đạo, nếu bạn không tôn trọng nhân quả, ngay tức thì bạn sẽ phải gánh nhận chứ không phải chờ tới hậu kiếp.
Mong bạn tỉnh táo để tu đạo kẻo lãng phí một kiếp làm người.
TĐ
A DI ĐÀ PHẬT con xin cám ơn công đức chú Trung Đạo.
A Di Đà Phật
Gần đây con không còn niệm Phật nữa,lúc trước vì chán Ta Bà thích Cực Lạc muốn dươc vãng sanh nên mới niệm.Bây giờ Ta Bà hay Cực lạc con đều bình thường ko ưa thích hay chán ghét (nhưng hơi nghiêng về thích Cực Lạc môt chút).Mặc dù lí trí bảo là phải niệm nhưng ko niệm được như trước thấy như bị gượng ép khi làm một điều mình ko thích,niệm mà thấy mình giả tạo không có lòng thành,giống như niệm Phât là một việc phải làm cho có vậy tâm ham cầu vãng sanh ko được tha thiết như trước nữa kiểu như sao cũng được.Nhiêu lúc muốn vực tâm mình lên thật mạnh mẽ để dũng mãnh niệm Phật nhưng sao tâm mình cứ trì trệ ko thấy việc vãng sanh là quan trọng.Biêt niệm Phật là để giải thoát sanh tử chứ ko phải việc thích hay ko thích nhưng tâm mình nó ko thích thì làm việc gì cũng khó thành.Vây bây giờ con phải làm sao để tiếp tục niệm Phật như trước đây và thật là khó khi giữa cuộc sống cơm áo gạo tiền này nhiều thứ xảy ra phải lo lắng khiến con dần xao nhãng việc niệm Phật.A Di Đà Phật.Mong mọi người giúp đỡ để con lại được niệm Phật như xưa.
Chào bạn Phan Thị Hạ,
Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đi tu vì mục đích muốn giải thoát khỏi khổ luân hồi sanh tử. Chúng ta tu cầu sanh Cực Lạc cũng vì mục đích để thoát khổ. Nếu không còn thấy cõi Ta Bà khổ thì dĩ nhiên chẳng có động lực gì để tu tập. Tâm bạn hiện giờ là tâm dửng dưng, trì trệ, cũng là một loại ma chướng. Các ý “phiền não cũng là Niết Bàn” hay “Cực Lạc, Ta Bà cũng như nhau, không khởi tâm yêu thích hoặc chán ghét”,..chẳng thể dùng cho chúng ta được vì ta chưa đến cảnh giới đó, nếu chấp vào đó thì ắt gặp chướng nạn.
PH nghĩ giờ bạn hãy xem lại và nghiền ngẫm phần Khổ đế mà Đức Bổn sư đã dạy. Phải thực thấy Ta Bà khổ, thì mới thực hết lòng cầu sanh Cực Lạc.
Chúng ta hàng ngày xoay quanh cơm áo gạo tiền, những việc phiền não, bất như ý cứ đến,..đó chính là Khổ. Nếu chẳng thấy Khổ thì chẳng thể nào phát ra được tâm tha thiết cầu sanh Cực Lạc. Đó cũng là do lâu ngày thành quen, giống như khi sống ở nơi có mùi hôi, lúc đầu thấy khó chịu, sau lại thấy quen dần, chẳng thấy hôi nữa (con người mình có khả năng thích ứng hoàn cảnh). Với người muốn tu cầu giải thoát, phải thường cảnh tỉnh mình thì mới có động lực tu tập.
Chúc bạn tỉnh giác vượt qua chướng nạn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Chào bạn Phan Thị Hạ!
Không biết bạn tu tập được bao lâu rồi mà xảy ra tình trạng như vậy? Bạn có thể chia sẻ cho HVCL biết không? Trước khi bị như vậy bạn có duy trì thời khóa đều đặn hàng ngày ko? HVCL và các bạn khác rất muốn biết đâu là lý do để còn rút kinh nghiệm bản thân!
Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Chào bạn HVCL
Mình chỉ mới tâp niệm Phật chưa tới 1 năm,ko dám nói là tu vì chỉ đơn giản là niệm Phật ko có thời khóa gì hết nhớ đâu niệm đó,dạo gần đây mình niệm Phật cũng ko nhiều lắm. Lúc đầu thì rất mong về Cực Lạc nhưng càng về sau thì cái mong muốn đó giảm dần sự tu học của mình giống như một cái cây lúc đầu thì xanh tốt rồi héo dần theo thời gian và bây giờ chỉ còn lại cái gốc rễ,nếu ko kịp thời hoặc là cây sẽ chết luôn hoặc là sẽ vươn lên tươi tốt trở lại.
A Di Đà Phật!
Chào bạn Phan Thị Hạ!
Vậy bạn có thể chia sẻ cho mọi người lý do nào khiến bạn tìm đến Phật pháp? Và trong muôn vàn Pháp môn của Phật bạn lại chọn Tịnh Độ vậy?
Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Chào bạn HVCL
Thực ra lúc đó mình rất mệt mỏi nên muốn tìm được sự bình an trong tâm hồn và tình cờ găp được trang DVCT và mình thực hành theo .
A Di Đà Phật!
Chào bạn Phan Thị Hạ!
Rất chia sẻ với bạn khi gặp phải tình trạng này. Thực sự với người tu học cầu giải thoát nếu để rơi vào trạng thái này rất nguy hiểm. HVCL cũng là người sơ học,nên ko thể có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm để giúp đỡ được cho bạn nhiều. Chỉ xin có đôi lời trong khả năng có thể, phần còn lại bạn phải thỉnh giáo các vị CS ở đây.
Điều đầu tiên HVCL thấy qua chia sẻ của bạn, là bạn học Phật nhưng chưa có mục tiêu rõ ràng: Cầu giải thoát.
Chính điều này là nguyên nhân làm thối đạo tâm của bạn.
Vì vậy,để cải thiện tình hình,như CS Phước Huệ có khuyên bạn ở trên,bạn nên học từ khổ đế. Quan trọng hơn cả là trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thực sự nhận thấy Ta Bà khổ hay không khổ thôi!
Có lẽ bạn là người mạnh mẽ, HVCL thì ngược lại , rất yếu đuối. Nên khi gặp bất cứ 1 sự việc ,sự vật, hiện tượng nào trong trong cs hàng ngày, HVCL đều có thể hoặc cố gắng khởi tâm nhàm chán.Như lúc ốm đau,xây xước , thấy thân thể này chẳng bền lâu, mong manh dễ vỡ. Rồi khi mưa to gió lớn sấm chớp đùng đùng , rét buốt.. nơi thì hạn hán chẳng có nổi nước uống,nơi thì lụt lội,sạt lở,bão quét.. mọi thứ đều biến đổi ko ngừng nghỉ, đang trên đường tiến đến diệt vong… rồi chiến tranh lẫn nhau, anh em tranh giành, mâu thuẫn chút xíu cũng chém giết…
Chung lại nhìn đâu mình cũng thấy sợ nên chán Ta Bà này. ( Tuy vậy mình chỉ dùng cảm giác này để nhận rõ mọi thứ => ko tham luyến nơi này mà thôi, ko nên đẩy nó lên cao quá mà gặp chướng ngại).
Mỗi sáng sớm, nghe chung quanh đâu đó tiếng con lợn bị thọc tiết,ban đầu giãy giụa kêu eng éc thảm thiết, đến khi máu chảy ra hết rồi chỉ còn vài tiếng hụt hơi. Mình có cảm giác như bản thân đang trải qua những phút giây khổ hình đó, kêu ai,ai cứu? Phước báu nào giúp chúng biết đến Phật, khởi lên 1 câu Phật hiệu để thoát kiếp súc sanh tái sanh vào cõi lành trong những kiếp sau?
HVCL có đôi lời như vậy, mong rằng sẽ tiếp được cho bạn chút nhiệt huyết trên con đường cầu giải thoát. Để Tín-Nguyện -Hạnh
được kiên cố,bạn hãy tìm học,đọc các sách của chư Tổ để lại, các sách Phật học cơ bản.. rất nhiều kinh sách hay,và hãy lập cho mình thời khóa cố định hàng ngày, chỉ cần bạn thực sợ sanh tử, thì HVCL tin bạn sẽ tìm lại được nhiệt huyết ban đầu,thậm chí còn dõng mãnh tinh tấn hơn nữa!
Chúc bạn sớm đặt được nền móng Tịnh Độ vững chắc, tinh tấn tu hành cầu giải thoát!
Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!Cảm ơn những chia sẻ của bạn HVCL
Mình cũng ko phải là người mạnh mẽ vốn dĩ biết Ta Bà là khổ nhưng chưa rơi vào những hoàn cảnh ấy thì sự cảm nhận cái khổ ko được sâu sắc(nên ít sợ) và cũng vì đang sống ở Ta Bà này nếu mọi sự đều cảm thấy khổ thì làm sao sống nổi lúc trước mình có “khổ hóa”mọi việc nhưng thấy mình bi quan quá thì bây giờ gặp việc gì cũng rán”bình thường hóa”nên giờ nó mới bị “chai” thấy khổ mà cũng dửng dưng như không.Thiêt là cái gì quá cũng không được phải giữ mức vừa phải.
A Di Đà Phật!
NIỆM PHẬT CẢ ĐỜI ĐẾN SAU CÙNG CŨNG KHÔNG THỂ VÃNG SANH
Khi tôi mới bắt đầu tiếp xúc kinh giáo của Tịnh Không ân sư, lúc đó tôi chưa đi Mỹ du học, còn đang học đại học ở Quảng Châu, đó là năm 1995. Đây là chuyện của 17 năm trước, tôi cùng mẹ tôi đến Thượng Hải tham gia Phật thất tinh tấn. Buổi sáng ba giờ thức giấc, bắt đầu công phu sáng. Mỗi ngày niệm Phật chín cây nhang, mỗi cây nhang là 1 giờ 30 phút, lúc đó tôi cảm thấy thật tinh tấn. Hướng dẫn chúng tôi tu học là một vị lão cư sĩ đã hơn 70 tuổi. Lúc đó tôi rất bội phục vị lão cư sĩ này, vì sao vậy? Ông rất thông kinh giáo, mà còn có thể giảng kinh Vô Lượng Thọ, giảng bổn hội tập của Ngài Hạ Liên Cư. Ông ấy khuyến kích và thúc tiến chúng tôi niệm Phật.
Thế nhưng sau cùng, khi sắp lâm chung, thoại tướng không tốt, xem ra không thể nào vãng sanh. Trước khi lâm chung, phiền não thường hay hiện tiền, thường hay gây gổ với người vợ. Sau cùng, khi lâm chung không có tín tâm vãng sanh. Vì sao một lão cư sĩ niệm Phật cả một đời, đến sau cùng không thể vãng sanh? Hiện tại chúng ta thông qua 20 năm học tập kinh giáo, nhất là thâm nhập vào Tịnh Độ Đại Kinh mới dần dần hiểu ra, nguyên nhân chính là không phát tâm Bồ Đề, hoặc là tâm Bồ Đề phát ra nhưng không kiên cố, dễ dàng quên mất, cho nên đến sau cùng không được gì cả.
(Cô Lưu Tố Vân)