Vào triều đại nhà Minh, Viên tôn Đạo có người con trai tên là Đăng, vừa 12 tuổi thì bị ung thư lá lách sắp chết. Đăng thưa với thúc phụ Hoàng Đạo rằng: “Con sắp chết rồi! Sao thúc phụ không cứu con?” Hoàng Đạo đáp: “Con cần niệm Phật để cầu nguyện vãng sanh về nước của Phật, thế giới này tràn đầy Năm thứ ô trược, con không nên lưu luyến làm gì.” Bé Đăng vâng lời, chắp tay niệm Nam mô A-di-đà Phật, thân thuộc xung quanh cũng niệm theo để trợ niệm. Một lát sau, bé Đăng cười và nói: “Thấy một đóa sen nho nhỏ, màu hồng nhạt”. Lát sau lại nói: “Đóa hoa sen đang to dần, màu hồng tươi thắm rực rỡ không thể diễn tả.” Lát sau lại nói: “Đức Phật đã đến rồi, hào quang tướng hảo chiếu sáng cả nhà.” Sau đó không lâu, hơi thở của bé Đăng sắp cạn kiệt, bố bé Đăng bảo rằng: “Con chỉ xưng niệm danh hiệu Phật, chứ đừng nghĩ gì cả.” Bé Đăng gắng sức chấp tay niệm danh hiệu Phật và trút hơi thở cuối cùng.
(Kha Tuyết Trai Ngoại Tập – Tịnh Độ Thánh Hiền Lục)
- Lời bàn:
Trích Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh
Tuyển thuật: Pháp sư Huệ Tịnh
Biên đính: Pháp sư Tịnh Tông
Dịch giả: Thích Giác Quả
Thưa quý thầy cùng chư vị thiện tri thức! Mẹ chồng con giờ không tin Phật pháp,chuỗi tràng, hình Phật mẹ chồng con vứt bỏ, hôm nay bức tranh Đạt Lai Lạt Ma treo trên tường bà cũng đòi bỏ đi vì bà cho rằng không có tác dụng giúp ích gì được cho bà. Giờ bà đã theo tôn giáo khác nên những thứ này bà không cần nữa. Những người theo tôn giáo đó họ đưa tôn giáo của mình lên bảo rằng không có tôn giáo nào hơn họ hết kể cả đạo Phật hay Thiên chúa giáo. Mẹ chồng con cũng nói theo như vậy. Liệu mẹ chồng con có bị mang tội phỉ báng chánh pháp hay không thưa quý thầy?
Con gái của con 5 tuổi, trước khi đi trường mầm non( từ lúc sanh ra đến 25 tháng tuổi con cho bé trường chay với mình ) thế nhưng khi đi học ở trường là một tập thể, bữa trưa ăn cơm ở trường,phần cơm có thịt cá…bé chỉ ăn cơm không ăn thịt cá thì cô giáo hỏi tại sao con không ăn thịt bò thì bé trả lời rằng con tội nghiệp con bò nên không ăn đâu bò con sẽ nhớ bò mẹ khóc.Cô giáo bảo rằng không sao đâu đây là thức ăn và bảo nó ăn cho hết phần của mình sẽ được cô thương và khen ngoan vậy là nó ăn hết luôn. Về nhà khi nghe con giải thích thì nó không ăn nhưng ba nó với bà nội bảo ăn thì nó hỏi con có nên ăn không. Trên bàn ăn có mặt ba mẹ chồng và chồng con trả lời với bé là vì mẹ yêu động vật nên mẹ không nỡ ăn nó,nói đến đây nó khóc nó bảo cô giáo nói đây là thức ăn chứ không phải con bò không phải con heo hay con cá gì hết..đây là thức ăn mà…vậy là con bị cả nhà mắng cho là đồ khùng, không biết thương con không biết cho con mình ăn sơn hào hải vị những thứ giàu dinh dưỡng.vv.. Bé nó rất ngoan, bây giờ trong bữa cơm khi có đầy đủ các thành viên thức ăn có thịt cá bé đợi con cho phép bé mới ăn, mẹ ơi thịt này con ăn có được không? Quý thầy nghĩ xem con nên trả lời với bé thế nào đây? Bảo nó là ăn được con cứ ăn đi thì có phải là con đã khuyến khích bé ăn mặn rồi nhưng khi nói là không nên ăn thì ông bà với ba nó phản ứng như thế nào chắc quý thầy cũng biết rồi. Bởi vì bữa trưa ở trường học đã có thịt cá nên ở nhà con sẽ cho bé ăn chay được bữa nào đỡ bữa đó vậy!nhưng phải đảm bảo dinh dưỡng. Khi con nấu thức ăn cho cả nhà mua cá đã chết.vv..thì mình nên niệm Phật hồi hướng như thế nào(ví dụ như vừa chiên cá vừa niệm Phật thì có thể giúp cho cá đỡ đau đớn khai thị cho nó niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương cực lạc…)
Đứa thứ hai 13 tháng tuổi trường chay và niệm Phật khi còn trong bụng mẹ. Mỗi khi dỗ bé ngủ con niệm A Di Đà Phật cho bé nghe rồi bé chìm vào giấc ngủ con muốn gieo chủng tử Phật vào A lại gia thức cho bé thế nhưng thưa thầy con nên niệm bằng tiếng hàn hay tiếng việt. Việc gieo chủng tử Phật vào A lại gia thức cho bé giữa tiếng Việt và tiếng Hàn có khác gì nhau không? Mỗi khi nghe niệm A Di Đà Phật thì bé ngước lên chỉ tay về hình Phật nhưng khi con niệm bằng tiếng Hàn thì bé không quan tâm cho lắm. A DI ĐÀ PHẬT…
Kính thưa Phật Tử Kim Thúy, những việc làm đó của mẹ chồng Phật Tử là có tội, tội phỉ báng chánh pháp. Và bị đọa địa ngục vô gián. Chắc rằng kiếp trước không tin Tam Bảo, không tu hành.
Việc ăn chay cũng có thể bắt đầu từ bé, nhưng cũng có thể từ từ. Nếu muốn ăn chay thì phải đọc kinh pháp nhiều: kinh nhân quả, kinh vu lan…và thường quán tưởng, khởi lòng thương đối với tất cả loài vật, tất cả chúng sanh. Kể cả thực vật nếu không cần thiết phá hoại.
Còn danh hiệu Phật niệm theo tiếng nào mà chẳng được, nhưng mà phải thuần một tiếng, không xen tạp và tiếng nào thuần thuật nhất thì xưng niệm. Tiếng Hàn thuần thì dùng, tiếng Việt thuần thì dùng. Quen tiếng nào thì dùng tiếng ấy. A Di Đà Phật. Nếu chuyên niệm Phật, thì có thể đọc kinh này: kinh Niệm Phật Ba la mật, Thích Thiền Tâm dịch.
Kính chúc Phật Tử an lạc, hạnh phúc.
Xin cảm ơn lời khuyên của Phật tử Trần Văn Thiên! Bởi vì mình sống ở Hàn Quốc, mọi sinh hoạt giao tiếp giáo dục con cái đều dùng tiếng Hàn(gia đình chồng cũng là người Hàn) thế nhưng mình quen niệm Phật bằng tiếng Việt lâu rồi sau này khi lớn lên không biết bé có gặp khó khăn gì trong việc niệm Phật hay không?
Phật Tử bớt lo lắng, không khó khăn gì đâu. Nếu khó khăn thì đó chỉ là thử thách thôi. Dần dần về sau, khi bé đã hiểu nghĩa lý của Phật Pháp thì chắc chắn vững tâm hơn. Dựa theo Bát Chính Đạo của Như Lai mà làm, tin tưởng thực hành, bỏ bớt lo âu.
Bát Chính Đạo:
Tầm nhìn chân chính
Tư duy chân chính
Lời nói chân chính
Hành vi chân chính
Siêng năng chân chính
Nghề nghiệp chân chính
Chính niệm
Chính định.
Quyết chắc đời này sẽ vãng sanh về thế giới Tây phương sau khi xả báo thân này, khi đến một mình, khi đi chẳng mang theo được gì. A Di Đà Phật
[Nhạc Niệm Phật ]:Tán Thán Phật A Di Đà Và Cõi Cực Lạc
https://www.youtube.com/watch?v=Itmaxd3R4wM
Theo như hòa thượng Thích Trí Tịnh trong cuốn Hương Sen Vạn Đức của ngài thì người niệm Phật nên niệm NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT (hoặc A MI ĐÀ PHẬT) thay vì A DI ĐÀ PHẬT vì các lý do:
“1. Sáu tiếng hồng danh đây nổi rõ nơi tai cũng như nơi tâm, khác hẳn sự mờ mờ lọt sót của tiếng “di” trong thời trước.
2. Khi niệm ra tiếng, từ năm ngàn câu mỗi thời trở lên, môi lưỡi càng lúc càng nhại, càng chuyên,càng lanh. Khác hẳn sự trệ môi cứng lưỡi của những ngày niệm khi xưa.
3. Niệm ra tiếng với A-mi khỏe hơi hơn niệm ra tiếng của A-di khi trước, nhờ vậy mà mỗi thời niệm được lâu và nhiều.”
Tuy nhiên để tạo thuận lợi ngài cũng khuyên: “Tôi xin khuyên nhắc các bạn, đối với những vị đã quen niệm hay đã sẵn tín tâm nơi câu Nam mô A-di-đà Phật, nhất là người ở trong hoàn cảnh thiếu tiện lợi, các vị nên để
yên cho các vị ấy niệm theo sự phổ thông cổ lệ để tránh sự ngoại chướng cho họ và cho họ khỏi sự do dự trên đường hành trì mà họ có thể vướng phải.”
Bài pháp đầy đủ của ngài vì sao nên niệm A Mi Đà Phật đây ạ (trích từ cuốn Hương Sen Vạn Đức của Hòa thượng)
—
1. Tại sao lại niệm “ Nam mô A-mi – đà Phật ?”
Sáu chữ hồng danh đây nguyên là Phạn âm (tiếng Thiên Trúc).
Hai chữ đầu (Nam Mô) nguyên âm là Namo, ta quen đọc liền vần Nam mô, là lời tỏ lòng thành kính, có nghĩa là Quy y (về nương) và Quy mạng (đem thân mạng gởi về).
Chữ thứ sáu (Phật) nguyên âm là Buddha (Bụt Đa hay Bụt Thô), ta quen đọc gọn là Phật, chỉ cho đấng hoàn toàn giác ngộ (Đấng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác).
Ba chữ giữa (A Mi Đà) là biệt danh của đấng Cực Lạc giáo chủ, dịch nghĩa là Vô Lượng (Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ) Như trong kinh, đức Bổn Sư tự giải thích rằng: “Đức Phật ấy, quang minh vô lượng, soi suốt các cõi nước ở mười phương không bị cách ngại. Đức Phật Ấy và nhơn dân trong nước của Ngài thọ mạng vô lượng vô biên vô số kiếp “.
Trong Quán Kinh nói : “ Nếu người chí tâm xưng danh hiệu của Đức Phật đây, thời trong mỗi niệm diệt được tôi sanh tử trong 80 ức kiếp và được vãng sanh …”Trong Kinh Chư Phật Hộ Niệm nói: “Nếu người nghe danh hiệu của Đức Phật đây mà chấp trì trong một ngày đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn thời được thành tựu nhiều thiện căn phước đức. Đức Phật ấy và Thánh chúng sẽ hiện đến nghênh tiếp… “
Kinh Văn Thù Bát Nhã nói: “Nếu người chuyên xưng danh hiệu thời đặng chứng Nhất Hạnh Tam muội và chóng thành Phật…”.
Xem như lời của Đức Bổn Sư Thích Ca, đấng chân thật ngữ phán trên đây, thời thấy rằng ba tiếng hồng danh của đức Giáo chủ Cực Lạc có những năng lực bất khả tư nghị. Muốn được kết quả to tát như lời trong kinh, hành nhơn phải chí tâm xưng niệm, và phải xưng niệm đúng âm vận, chớ không nên như người Pháp goi Chợ Lớn là Sôlông, hay Bà
Rịa là Baria.
Ba chữ A- mi- Đà nguyên là Phạn âm. Người Tàu đọc là A- mi- thô, và họ tụng xuôi là Á- mi -Thồ. Danh hiệu ấy tuyền qua xứ Việt ta bằng chữ Tàu, biên sẵn trong các pho kinh sách Tàu. Người Việt ta cứ theo lệ phổ thông, chữ đâu đọc đó nên đọc là A-di-đà. Như đọc Nã Phá Luân để kêu Hoàng đế Napoleon (Na-po-lê-ông), cùng đọc Ba-Lê để kêu kinh đô Paris (Pari).
Với sự phiên âm bằng chữ Tàu, người Tàu đọc giống gần với nguyên âm, mà người Việt ta đọc sai quá xa. Gía như ta gặp hoàng đế Pháp mà gọi ông ta là Nã Phá Luân thời thật là đáng buồn cười. Với A-di-đà để gọi đức Giáo chủ Cực Lạc cũng theo lệ đó.
Nhiều năm về trước, trong thời gian niệm Phật theo thông lệ Nam Mô A Di Đà Phật, khi chuyên nhiệm nhiều (mỗi ngày từ hai vạn câu trở lên), tôi bị sự chướng là trệ tiếng trong lúc niệm ra tiếng và lờ mờ trong lúc niệm thầm. Giữa lúc đó tiếng “Di” là chủ của sự chướng. Vì thế, tôi mới để ý đến chính âm vận của sáu tiếng hồng danh. Đồng thời lời của Tổ Vân Thê trong sớ sao nói: “ Hồng danh Nam mô A-mi-đà Phật toàn là tiếng Phạn, chuyên trì không quên, thời cùng với pháp trì chú của Mật tông đồng nhau”, lại thúc đẩy tôi vào sự khảo cứu.
Với vần La Tinh, người Anh ghép Amita, mà tôi được thấy ở bộ Phật Học Đại Tự Điển.
Tôi đem ba chữ A-mi-đà ra hỏi, thời các Sư Tàu cũng như Cư sĩ Tàu đều đọc gằn từng tiếng một trước mặt tôi : A-mi-thô.
Hai tiếng đầu “A”và “Mi” đã nhất định, và đồng thời quyết chắc đọc “di” là sai. Tôi còn thắc mắc ở tiếng thứ ba, vì nếu dọc Amita như vần Anh, cùng A-mi-thô như người Tàu thời với tiếng Việt có hai điều bất tiện:
1. Nghe không nghiêm và không êm.
2. Khác với thông lệ từ xưa.Một học giả Bali và Phạn ngữ giải thích: chữ “đà” của tàu dùng phiên âm Phạn ngữ có hai giọng:
1. Thô như danh từ “Bụt Thô” mà người tàu đọc xuôi là “Bù Thồ”.
2. Đa cũng như danh từ “Bụt Đa” (Buddha)
Với giọng “đa” để đọc chữ “thô”, nó mở đường cho tôi ghép 3 chữ lại: A-mi-đa và theo cách đọc xuôi đánh dấu huyền: A-mi-đà.
Ghép luôn cả sáu tiếng nam mô A-mi-đà Phật, tôi nhận thấy rằng tránh khỏi cái lỗi quá khác với nguyên Âm, dù vẫn chưa được hoàn toàn, nhưng có thể gọi là nhiều phần đúng và không quá cách biệt với cách đọc phổ thông theo cổ lệ, vì trong sáu tiếng đây chỉ có đổi “di” thành “mi” mà thôi.
Sau khi tham cứu như trên xong, tôi bắt đầu chuyên chí niệm Nam mô A-mi-đà Phật, và cũng bắt đầu từ đó tôi liền nhận được kết quả.
1. Sáu tiếng hồng danh đây nổi rõ nơi tai cũng như nơi tâm, khác hẳn sự mờ mờ lọt sót của tiếng “di” trong thời trước.
2. Khi niệm ra tiếng, từ năm ngàn câu mỗi thời trở lên, môi lưỡi càng lúc càng nhại, càng chuyên,càng lanh. Khác hẳn sự trệ môi cứng lưỡi của những ngày niệm khi xưa.
3. Niệm ra tiếng với A-mi khỏe hơi hơn niệm ra tiếng của A-di khi trước, nhờ vậy mà mỗi thời niệm được lâu và nhiều.
Người chuyên niệm danh hiệu của Phật, tầng cấp đầu tiên là đến mức bất niệm tự niệm, hay niệm lực tương tục. Nếu khi niệm mà bị trệ, và tiếng Phật lại lờ mờ không nổi rõ nơi tâm thời khó mong được kết quả trên. Còn nếu trái lại thời mới có hy vọng đến đích.
Biết rằng niệm A-mi-đà được nhiều phần đúng với nguyên âm, nó sẽ đem đến cho mình cái mãnh lực bất tư nghì, diệt vô số kiếp tội thành đại thiện căn phước đức giống như pháp trì chơn ngôn (thần chú) của Mật tông mà Tổ Vân Thê đã phán. Nó sẽ đưa mình đến mức bất niệm tự niệm, vì tiếng niệm không bị trệ lụt và nổi rõ nơi tâm. Nhất là niệm A-mi-đà được khỏe hơi, nhờ đó nên được niệm lâu và nhiều. Niệm Phật được thuần thục là nhờ niệm nhiều câu, nhiều giờ và tiếng niệm nhấn rõ nơi tâm. Và mức bất niệm tự niệm đây là phần bảo đảm vãng sanh Tịnh Độ cho người chuyên niệm. Tôi tin rằng niệm gần với nguyên âm, tức là gần đúng với thật danh của Đức Giáo chủ Cực Lạc, tất dễ được
tương ưng và chóng được cảm thông với Phật. Và tôi đã tự cảm thấy có lẽ đúng như thế.
Nhưng trong kỳ kiết thất 49 ngày ở tịnh thất nơi chùa Linh Sơn Cổ Tự, một hôm tôi bỗng có ý nghĩ: “Mình dù thiển trí bạc đức, song cũng là người tai mắt trong Tăng giới, và cũng có đôi phần uy tín đối với gần xa, riêng mình tự tu đã đành không ngại gì, song rồi đây, tất có người tin tưởng nơi mình, mà họ sẽ tự noi theo chỗ làm của mình, nghĩa là họ sẽ niệm Nam mô A-mi-đà Phật. Một người như thế, lần lần sẽ có nhiều người như thế, tất sau này khó khỏi đôi điều thắc mắc:
1. Bàng quang sẽ cho mình lập dị, riêng phái, phá sự đã phổ thông của cổ lệ.
2. Đem sự ngờ vực cho người đã niệm A-di khi những người này chưa hiểu thế nào là A-di và thế nào là A-mi. Và sự ngờ là điều rất chướng của pháp môn niệm Phật
Tôi tự giải thích: “ Cổ lệ đã sai thời sự sửa đổi là điều cần(tôi tự sửa đổi riêng tôi). Mình không có quan niệm lập phái riêng hay lập dị, thời cũng không ngại gì với chuyên thị phi phê bình của bàng quan”. Và với sự ngờ của những người chưa nhận chơn, sẽ giúp họ tìm tòi khảo cứu, nhờ tìm xét họ sẽ thấu rõ sự sai với đúng, và họ sẽ thâu hoạch được kết quả tốt cũng như mình.
Mặc dù tôi tự giải thích với tôi như thế, nhưng trong thâm tâm vẫn mãi băn khoăn gần suốt ngày.
Chiều hôm ấy, khi đứng dựa cửa sổ ngó mong về phía mặt trời sắp lặn, tôi bỗng thấy chữ A-mi nổi bật giữa khung trời xanh sáng, gần như chữ điện ở trước cửa của những hiệu buôn chiếu sáng trong đêm. Tôi thử ngó qua hướng khác thời không thấy, khi ngó trở lại hướng Tây thời chữ A-mi vẫn nổi y nơi chỗ cũ, khổ chữ lớn lối bốn tất Tây bề cao, và hiện mãi đến trên 30 phút mới ẩn..
Tối hôm ấy, tôi chiêm bao thấy mình đi vào một khu vườn cây cao cảnh đẹp. Giữa vườn, một dãy nhà cất theo kiểu trường học, và nghe rõ trong ấy một người xướng và số đông người hòa: Nam mô A-mi-đà Phật! Tôi tự bảo: “Ủa lạ! Câu Nam mô A-mi-đà Phật tưởng là chỉ của riêng mình cải cách, riêng mình tín hướng và riêng mình chuyên niệm.
Bất ngờ ở đây, người ta cũng đồng niệm như vậy rồi”. Tôi đứng dừng trước ngõ trường chăm chú nghe xướng hòa như thế hơn 10 lần mới choàng tỉnh. Bấy giờ mới biết là mình nằm mơ.
Do hai điềm trên đây (chữ A-mi hiện giữa trời và chiêm bao nghe xướng hòa nam mô A-mi-đà Phật), bao nhiêu nổi thắc mắc và băn khoăn nơi lòng tôi đều tan rã như khối tuyết dưới ánh nắng trưa hè…
Từ hồi nào, dù với hàng đệ tử, tôi chưa từng bảo ai bỏ niệm A-di mà niệm A-mi. Song, do ảnh hưởng ngấm ngầm mà lần lần có một số đông người xuất gia cũng như hàng tại gia niệm A-mi-đà. Đó phải chăng là do cơ duyên thời tiết nó nên như thế! Và cũng vì cớ ấy mà hôm nay có bài thuyết minh và tự thuật này.Tôi viết bài này chỉ với mục đích gíup thêm sự nhận chơn về câu Nam mô A-mi-đà Phật cùng lịch sử của nó, cho các bạn đồng tu đã chuyên niệm như thế. Và bài này cũng chỉ truyền bá trong phạm vi các bạn đây thôi.
Tôi xin khuyên nhắc các bạn, đối với những vị đã quen niệm hay đã sẵn tín tâm nơi câu Nam mô A-di-đà Phật, nhất là người ở trong hoàn cảnh thiếu tiện lợi, các vị nên để yên cho các vị ấy niệm theo sự phổ thông cổ lệ để tránh sự ngoại chướng cho họ và cho họ khỏi sự do dự trên đường hành trì mà họ có thể vướng phải
Xin hoan hỉ cho biết tác giả bài viết trên ạ?
Dạ tác giả bài pháp trên chính là cố đại lão hòa thượng Thích Trí Tịnh trong cuốn Hương Sen Vạn Đức của ngài.
Trích lời đầu cuốn sách “Hòa Thượng thượng Trí hạ Tịnh, viện chủ chùa Vạn Đức, là một bậc Tòng Lâm Thạch Trụ, đã phiên dịch nhiều bộ kinh lớn, khiến cho giáo nghĩa Đại thừa được lưu thông, Phật pháp được lưu truyền trong tứ chúng. Những vị Tăng tài tiếp nhận sự giáo hóa của Ngài rất đông. Ngài tinh thông cả Thiền – Giáo, nhưng chỗ thực hành và khuyến tấn người chính là Pháp môn Trì danh niệm Phật.”
Xin hoan hỉ gửi tới bạn sen cuốn sách này:
https://drive.google.com/file/d/0B7SVQzsscLZtZXZUOVlTdnc4cW8/view?usp=sharing
Hôm nay là ngày vía của Đức Từ Phụ A Mi Đà, Hiếu cũng xin hoan hỉ được gửi tới các bạn sen và quý đại chúng cuốn sách Niệm Phật Thập Yếu của Hòa thượng Thích Thiền Tâm.
Trích lời giới thiệu về cố đại lão Hòa thượng
“Hòa Thượng Đại Ninh THÍCH THIỀN TÂM, một bậc danh đức cao tăng, một bậc thạc sư Phật học, và là một tôn sư hoằng dương 2 pháp môn Tịnh độ cùng Mật tông lừng lẫy nhất của Phật giáo Việt Nam đương kim, mà từ lâu đại danh của Ngài đã được hầu hết các Tăng, Ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam khắp nơi trong quốc hội cũng như ngoài quốc ngoại cúi đầu ngưỡng vọng, nhất là từ năm 1974 trở về sau này, khí tiết và chí nguyện giải thoát kiên cường của Ngài càng thêm sáng tỏ như ánh nhật quang phổ chiếu rạng ngời.”
https://drive.google.com/file/d/0B7SVQzsscLZtZ0lmWDRTLWlXdnc/view?usp=sharing
Mình kiêng thịt cá thì lại có người mời mọc đánh chén.
Mình kiêng dâm dật thì ma xui quỷ khiến thế nào tư tưởng lúc nào cũng toàn là gái dđẹp,hình ảnh mát mẻ.
Mình muốn xem sách phật pháp thì phim ảnh cứ xập xình rộn ràng.
Cứ muốn cái gì thì y như là bài kiểm tra lên lớp vậy.
….
Tuột dốc ghê ghớm
Kính gửi bạn Nguyên,
Dựa theo bài viết của bạn, mình xin chia sẻ với bạn một ít kinh nghiệm của mình như sau:
1. Tất cả những gì diễn ra như bạn nói thường xảy ra tại thời gian đầu phát tâm kiêng giữ. Hầu như mọi người ai cũng bị như bạn. Và tôi cũng không ngoại lệ. Theo ý kiến riêng của tôi thì nguyên nhân một là do nhiều đời nhiều kiếp mình đã không giữ giới nên nó trở thành nghiệp của mình và giờ đây nghiệp ấy xuất hiện như một lẽ tự nhiên và hai là có sự tác động của các hương linh Oan Gia Trái Chủ.
2. Nếu kiên trì gạt bỏ đi dần dần sẽ không còn bị nữa.
3. Càng tu lâu và bền bỉ thì đôi lúc cũng xuất hiện nhưng lúc ấy mình kiên định rồi, không lôi kéo được mình. Và mỗi lần nó đến như vậy, mình thấy rất mừng vì thật sự lại có bài kiểm tra được gửi cho mình. Đây là cơ hội kiểm tâm rất tốt. Không những vậy, trong khi nó xuất hiện, mình còn nói pháp cho nó nghe, phân tích những điều này là xấu nữa.
4. Vậy làm thế nào để tu kiên trì, bền bỉ. Mình đã tụng Kinh Địa tạng để hồi hướng cho Oan Gia Trái Chủ, phân tích cho họ thấy việc phá hoại người tu hành không giữ giới và việc bản thân vi phạm các giới của Phật sẽ y theo Kinh Địa tạng mà đọa. Mình đã tụng kinh Vô Lượng Thọ để giới thiệu với họ một cảnh giới tốt đẹp hơn cảnh Địa Ngục là Tây Phương Cực Lạc, khuyên họ nương theo đó mà cùng mình NIỆM PHẬT CẦU SANH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC. CHÚ Ý: TỤNG KINH CẦN THUỘC LÒNG.
5. Kết quả sau một thời gian dài tu hành như vậy, bạn sẽ tiêu hết NGHIỆP và tiếp tục con đường tu hành của mình một cách đỡ vất vả hơn.
Xin cảm ơn các bạn hữu đã đọc nội dung này
Luôn nhớ lời nguyện vãng sanh, luôn thực hành niệm phật trong những khi rảnh rỗi. Chúc bạn tinh tấn trong tu tập
Kính chúc quý Phật Tử an lạc, tinh tấn.
Kính thưa quý thầy, xin chỉ dạy cho con: ngũ giới gồm có không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng chất kích thích, độc hại. Tuy đọc nghĩa hiểu, nhưng con thực tập đến nay tạm ổn nhất là không sát sanh; hồi kia chơi đánh cờ đến nay thì bỏ được luôn. Chỉ có mấy thứ đó, còn bốn giới kia thì không thanh tịnh. Con vẫn còn tánh tùy tiện dùng đồ vật của người; ái luyến nhục dục; vọng ngữ, hơn thua, chấp, giỡn. Giới không uống rượu bia thì được. Vậy kính mong quý thầy chỉ dạy cách trì hành các giới trên thanh tịnh?
Do trong lời dạy của Đức Phật phải trì giới nghiêm ngặt chứ không mất công đức. Nên như vậy, kính mong quý thầy chỉ dạy cho con! Nhất là ái luyến nhục dục, rất mệt.
Kính gửi bạn Trần Văn Thiên,
1. Ngũ giới không phải là Phật tự nghĩ ra mà là quy luật của vũ trụ nhân sinh. Phật chỉ nhắc lại Ngũ giới, rằng cứ làm thế này thì bị thế này, cứ làm thế kia thì bị thế kia. Đức Phật là bậc giác ngộ viên mãn, ngài đã chứng kiến sự lặp đi lặp lại đến vô lượng lần của việc phá ngũ giới và giữ ngũ giới của chúng sanh. Ví dụ, Cứ nói dối thì quả báo chẳng còn ai tin ta nói nữa; cứ tranh chấp hơn thua với người thì quả báo là khi ta muốn yên ổn sẽ có người xông vào tranh chấp hơn thua với ta…. Đều là xảy đến với ta những việc không như ý.
2. Nói tóm lại, Phật vì thương chúng ta nên đã chỉ cho ta còn đường đi đến sự an lạc, còn đi hay không là do ta. Ta cứ làm trái lời Phật và không giữ giới thì ta đối mặt khổ đau ngay hiện tại và tương lai sau chết tâm ta tương ưng cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
3. Theo như chia sẻ của bạn, bạn vẫn không giữ hết các giới thì đó cũng là lựa chọn của bạn. Lựa chọn đi thẳng vào tới nơi khổ đau.
4. Để giữ giới được, trước tiên bạn phải NHẬN RA BẠN ĐANG KHỔ, nhận biết bạn đang ở cõi khổ, mỗi việc bạn làm như “tùy tiện dùng đồ vật của người, ái luyến nhục dục, vọng ngữ, hơn thua, chấp giớn” đếu đang mang lại đau khổ cho bạn, bạn chỉ thỏa mãn và an ổn trong nhất thời rồi bạn nhận được cái gì??? Bạn cần có sự so sánh cái lợi trong nhất thời với các mất đi về mai sau.
5. Bạn có nhận ra được cái khổ đó không??? Nếu nhận ra, bạn sẽ giữ được giới. Nếu chưa nhận ra hoặc còn thấy hời hợt. Bạn nên CHUYÊN NHẤT ĐỌC SÁCH VỀ NHÂN QUẢ, NGHE “BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI” một thời gian. HÃY chú ý chữ “CHUYÊN NHẤT một thời gian” nhé. Sau khi hiểu rồi, giữ được rồi, mới chuyển sang học cái khác.
6. SỰ CHUYÊN NHẤT rất là quan trọng đó. Nay học cái này, mai học cái khác bạn sẽ không thành tựu được đâu. Giống như ngoài đời cũng vậy, chuyên nhất một nghề thì bao giờ cũng giỏi hơn là học 2, 3 nghề rồi nghề nào cũng chỉ ở mức khá. Bạn cố gắng CHUYÊN NHẤT nghe pháp về NHÂN QUẢ, “BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI” một thời gian bạn sẽ giữ được.
7. Bạn cố gắng niệm A DI ĐÀ PHẬT thật nhiều nhé. Một ngày từ 10.000 đến 30.000 câu nhé.
7. Và sự CHUYÊN NHẤT này sẽ đi theo bạn trong suốt cuộc đời tu hành của bạn. Bạn hãy cố gắng nhé. Bạn là một đối tượng mà chư Phật mà Bồ tát mong chờ để độ.
8. Hãy “làm được” để tri ân Phật và Bồ tát. Hãy “làm được” để đôi vai của Phật và Bồ tát không còn “mệt mỏi” khi cứu độ chúng sanh bởi chúng sinh chung ta thì cang cường quá, khó giáo hóa quá, mà Phật và Bồ tát thì không ngại khó, ngại khổ, luôn theo chúng ta để hóa độ, giúp đỡ, che trở, cứu vớt chúng ta. HÃY TIN SỰ THẬT ĐÓ, BẠN SẼ THÀNH CÔNG.
Chúc bạn vững bước trên đường tu tập!
XIN CHƯ THIỆN TRI THỨC DẠY CON VẤN ĐỀ SAU:
Đầu tiên con xin sám hối những việc làm ngu si dơ bẩn con ngày trước. Hồi đó con hay vào các trang web đen xem rồi tự mình thoả dục. Lúc đó con có biết Phật pháp nhưng không tin. Giờ đây con đã dần không dám xem web đen nữa vì đọc báo ứng thấy người tự thoả dục thường mất phước, bị bệnh, bị tà ma theo đuổi hấp thu tinh khí… Và người đóng phim đen cũng sẽ bị ma quỷ bám vào thân mau hết phước, nhiều bệnh tật và chết đoạ địa ngục… Con rất tin và răn đe mình đừng xem. Tuy nhiên khi có đôi khi con lại đọc được những bài báo nói rằng diễn viên nữ A này giờ đã lớn tuổi nên giải nghệ chuyển hướng sang làm việc này việc kia rất thành công, diễn viên nữ B kia sau khi nghỉ đóng phim đen thì lại có được chồng giàu thương yêu làm đám cưới và sống hạnh phúc… Con nói điều này ra con xin sám hối vì không phải con bài bác nhân quả mà vì lúc con đọc được những điều này làm tâm con lay động liệu mình đã tin sai rồi không, những điều người ta nói nhân quả là tự người ta suy diễn cho mình sợ phải không… Đôi lúc những điều này làm con nghi ngờ nhân quả. VẬY CON KÍNH XIN CÁC THIỆN TRI THỨC BỎ CHÚT THỜI GIAN ĐỌC VÀ GIẢI ĐÁP DÙM CON. Nếu câu hỏi này có gì sai thì con xin sám hối. A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật. Nhân quả dung thông cả 3 đời bạn ạ. Do chưa hiểu điều này nên nhiều người cứ thắc mắc vì sao có những người ưa làm lành lại gặp dữ, hoặc ngược lại người ác lại hưởng nhiều phúc báu.
Trong trường hợp bạn nói, những diễn viên chuyên đóng phim đen nay hồi đầu và thành công trong sự nghiệp mới, đó là vì họ đang hưởng phước báu của đời trước. Đời trước họ làm nhiều phước thiện hưởng chưa hết, nên đời này họ đang hưởng cho hết. Nhưng sang đời sau chắc chắn họ phải trả nghiệp do đời này họ tạo tác nên. Bạn hãy tin như thế.
Còn những người đời này thường hay làm việc phước thiện nhưng vẫn sống trong cảnh bần cùng, đó là do đời trước họ không tu phước bố thí nên phải trải qua khốn khó. Nhưng đời sau của họ chắc chắn sẽ thay đổi tốt đẹp hơn nhờ nhân hiện tại tốt lành mà họ đang gieo.
Bạn tham khảo thêm các bài viết về nhân quả nhé.
Vì Sao Ở Ác Gặp Lành Ở Hiền Gặp Dữ? [Video]
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/01/vi-sao-o-ac-gap-lanh-o-hien-gap-du/
Nhân Quả Ba Đời [Audio]
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/09/nhan-qua-ba-doi/
A Di Đà Phật.
Con rất cám ơn cô Thanh Dung con sẽ cố gắng tin sâu nhân quả và cố gắng tu hành để hết đời này con vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. A DI ĐÀ PHẬT.
A di đà phật
Bạn đang bị nghi hoặc, lập tuc sám hối niệm phật để tâm của bạn đuoc thanh tịnh
Nhân quả nghiệp báo là không thể nghĩ bàn, bất khả tư nghị, đan xen nhau trog vô lượng vô số mắt xích nhân duyên
Trong cuộc sống của chúng ta, thường có
Làm việc tốt nhận quả tốt
Làm việc xấu nhận quả xấu
Hai thứ trên còn gọi là hiện báo
Ngoài ra còn có
Làm ác được quả tốt
Làm tốt đuoc quả ác
Hai thứ trên thuộc về quả báo đời trước
Bạn làm thiện nhưng ko đủ để lấn át cái ác nghiệp đời truoc
Bạn làm ác nhung cái nghiệp thiện đời truoc nó đã lấn át nên cái xấu nó chưa trổ ra nó mà trổ ra thì có mà vô gián địa ngục mà vào…
Sống trên đời phải kham nhẫn,vì chúng ta đang sống trong tri kiến và vọng tưởng , nó quá nhỏ bé, ko thể suy lượng được khi đang vô minh, ko tin vào bản thán, ko xem bật bạ,
Phải giữ cho tâm mình từng sát na ko vọng tưởng , từng sát na thanh tịnh, vì mọi thứ từ tâm sanh , từ tâm diệt
con rất cám ơn công đức chỉ dạy con của chú Bỉ Ngạn. Con đã hiểu đôi phần lời chỉ dạy của chú và cũng vẫn đang rất cần các thiện tri thức chỉ dạy thêm để tăng phần tính tâm cho con bởi con là người ngu si căn cơ thấp kém cần được dìu dắt A DI ĐÀ PHẬT.
TIN QUỶ THẦN…
Tôi có một người chị bà con cô cậu ruột, chị ấy ghiền trầu từ thời con gái nên ai cũng gọi chị là Ba trầu. Đi đâu chị cũng đem đủ đồ nghề: trầu,… cau, vôi, thuốc; ghiền đến mức có lần chị nói bỏ chồng được chứ bỏ trầu không được.
Chồng chị mất sớm để lại tài sản khá nhiều nên dù một mình phải nuôi bốn đứa con chị cũng không đến nỗi vất vả lắm. Khi các con của chị lớn khôn và có gia đình riêng, chị sống với đứa con trai út. Chị rất gắn bó với gia đình chúng tôi, đi đâu về ngang hay ghé thăm mẹ tôi khi thì miếng bánh khi thì một ít trái cây tươi. Đặc biệt, khi gia đình chúng tôi có tiệc tùng gì chị thường đến sớm một, hai ngày để phụ. Chị nấu nướng rất khéo nhất là những món đặc sản ai ăn vào cũng đều khen ngợi.
Do gia đình khá giả, ít phải lo chuyện cơm áo gạo tiền nên chị hay đi dự tiệc tùng cúng quảy. Biết chị chỉ đi đám tiệc, đám giỗ mà không thấy chị đi chùa bao giờ nên có lần tôi hỏi chị nguyên nhân vì sao? Chị làm thinh một hồi mới đáp: Tại truyền thống gia đình và chị cũng không quen ăn chay.
Chuyện chùa chiền, chị không mặn mòi nhưng nói đến cúng miếu chị rất sôi nổi. Có lần chị kể cho tôi nghe sự linh ứng của ngôi miếu cổ nằm trên đất vườn của chị.
Đó là ngôi miếu đã được dựng lên từ thời mới khai hoang mở đất. Ngôi miếu đã được tu sửa nhiều lần, dù là miếu của riêng gia tộc nhưng do sự linh ứng nên người dân sống chung quanh vẫn đến cúng chung. Nghe rằng ai cầu xin điều gì đa phần đều được như nguyện vì vậy càng ngày càng có nhiều người đến lễ bái, hương khói quanh năm.
Chị kể cách đây khoảng mười năm, có một người hỏi mua một cây me tây mọc cạnh miếu để làm bàn ghế. Do cây rụng nhánh hay trúng nóc miếu nên chị đồng ý bán nhưng khuyên ông ấy khấn vái xin phép thần miếu. Ông ta chỉ cười mà không khấn vái gì cả, ba cha con xúm nhau đốn cây chỉ trong vòng một ngày là xong.
Đêm đó, người con trai lớn sau khi ăn cơm xong đi ra ngoài sân bỗng té xỉu phải đem đi bệnh viện cấp cứu, ở bệnh viện một ngày thì lăn đùng ra chết. Nửa tháng sau, đứa con trai thứ hai của ông mua cây nửa đêm đột nhiên giãy giụa mấy cái rồi tắt thở. Một tháng sau khi đốn cây, người đàn ông ấy qua nhà hàng xóm chơi và gục chết trên bàn do tai biến mạch máu não. Trong vòng một tháng, gia đình chết hết ba người mà ba người này đều liên quan đến việc đốn cây mọc trong đất miếu. Những người sống chung quanh biết chuyện này rất sợ hãi, đến dự đám tang rồi vội vã ra về vì sợ bị vạ lây.
Sự kiện trên khiến họ càng tin tưởng vào sự linh ứng của ngôi miếu. Khi có việc gì khó khăn trong cuộc sống, họ thường đến miếu cúng vái cầu xin. Theo lệ thường, mỗi năm cúng hội miếu một lần, mỗi lần cúng một con heo, hai chục gà vịt nếu có ai phát tâm muốn cúng thêm cũng được. Chị kể, có năm con chị đi mua bán xa, cầu xin thần miếu phù hộ, đợt đó lời to, con chị cúng cả một con bò. Cúng xong đem đãi bà con lối xóm rất vui vẻ. Năm đó gia đình chị làm ăn rất phát đạt. Chị nói: Càng cúng lớn, càng hên.
Biết chị tin quá sâu nặng vào quỷ thần, tôi chỉ nhẹ nhàng phân tích cho chị hiểu. Thần chưa thoát khỏi luân hồi lục đạo, họ có quyền lực có thể giúp ta chuyện này chuyện nọ nhưng nhân quả thì ta gánh chịu. Việc giết vật quá nhiều để tế thần, chính ta là người chịu quả báo. Tốt nhất nên hạn chế sát sinh nếu cúng chay thì sẽ tránh được quả báo. Chị ấy cười bảo, truyền thống bao đời làm sao bỏ được, ai mà cúng đồ chay trong miếu bao giờ. Tôi lắc đầu chịu thua tính cố chấp của chị.
Sau ngày mẹ tôi mất thì chị Ba trầu cũng ít ghé thăm. Có lần gặp chị ngoài chợ thấy chị gầy sút nhiều, tôi hỏi thăm thì được biết người con trai út của chị đi mua bán bằng thuyền máy do đêm tối bị đụng tàu, thuyền chìm mất hết tài sản còn người thì ngơ ngơ ngáo ngáo như bị ma nhập. Lớp rầu của, lớp rầu con, chị ăn không ngon ngủ không yên nên sức khỏe suy sụp. Tôi an ủi động viên chị.
Ba tháng sau, nghe tin chị bệnh nặng, tôi đến thăm thì chị đã nằm liệt giường, mắt nhắm nghiền, thở khò khè, tôi lay gọi thì mở mắt nhưng nhìn với ánh mắt vô hồn. Lưng chị do nằm lâu bị lở loét nhiều mảng lớn ứ đầy máu mủ, nước vàng. Con chị phải rửa thay băng một ngày hai lần mà vẫn tanh hôi cả căn phòng. Có một điều lạ là chị ăn rất khỏe, một bà già ốm tong teo, hai mắt nhắm nghiền, thở khò khè mà một bữa ăn hết một tô cơm to tướng. Thật là lạ.
Thấy chị quá yếu, tôi bàn với cô cháu dâu nên thờ Phật để sau này thuận tiện việc cúng cho chị. Không ngờ cô ấy chỉ tay vào hai khung hình thần độ mạng và bảo: Có thờ rồi. Tôi rất buồn vì câu trả lời đó. Cô ấy thừa sức phân biệt được đâu là Phật, đâu là thần nhưng cố ý nói cho xong chuyện. Thôi thì nhà của chị, mình góp ý mà chị không nghe thì thôi.
Chị Ba trầu mất vào đêm mười sáu tháng bảy. Tôi đi dự lễ tang trong tâm trạng u buồn vì vừa mất người thân vừa lo không biết thần thức của chị sẽ đi về đâu khi cả đời chỉ biết thờ thần, cúng miếu. Để cầu siêu cho chị, cháu tôi phải chạy mượn hàng xóm ảnh Phật. Lòng tôi lại thêm chua xót, mình là Phật tử mà không lo được cho chị một tấm hình Phật để cầu nguyện, âu cũng là duyên nghiệp.
Vào ngày thứ mười lăm sau lễ tang của chị, đêm ngủ tôi nằm mơ thấy chị vào nhà tôi với vẻ mặt giận dữ, chị bảo: Hai đứa con trai quậy muốn sập bàn thờ của tao. Trong mơ, tôi nắm tay chị năn nỉ: Chị bớt giận để em sửa bàn thờ lại cho. Tôi giật mình tỉnh dậy, không hiểu có chuyện gì xảy ra.
Sáng hôm sau, tôi vội đến nhà chị thì thấy bàn thờ chị vẫn nguyên vẹn, khói hương nghi ngút nên thấy lòng nhẹ nhõm. Vợ chồng đứa con trai út của chị tiếp tôi, tôi hỏi:
– Từ hôm đám tang chị Ba đến nay có xảy ra chuyện gì không mà sao hồi hôm nằm mơ thấy chị về với vẻ mặt giận dữ, chị ấy bảo anh em bây quậy muốn sập bàn thờ của chị. Người con trai út xanh mặt thú nhận: Hôm làm mộ mẹ con xong, con có tổ chức một buổi tiệc mời bà con, anh em cực khổ phụ đám mẹ con để tạ ơn. Không ngờ anh của con trong buổi tiệc đó lại đưa vấn đề đất đai ra đòi chia, con bảo anh ấy muốn gì thì cũng đợi qua một trăm ngày đám của mẹ, anh ấy không chịu cứ chửi bới dậy cả lên, con nhịn không được nên xảy ra xô xát. May nhờ có bà con can ngăn nếu không chắc có đổ máu.
Tôi lắc đầu nói, anh em tụi bây thiệt là tệ, mẹ mới mất có mười lăm ngày mà đã xào xáo. Người chết trong vòng bốn chín ngày vẫn chưa siêu thoát, rất dễ nổi giận trước những điều sai trái của thân nhân. Đứa con trai út của chị tỏ vẻ bồn chồn, lo lắng. Tôi đến thắp nhang bàn thờ chị, khấn thầm: Chị đừng giận nữa, con chị đã biết lỗi rồi. Trước khi ra về, tôi căn dặn cháu cúng cơm nước, nhang khói cho đàng hoàng. Cháu đáp: “Dạ, con nhớ”
Không ngờ đó là lần cuối cùng tôi gặp cháu. Ba ngày sau, tôi hay tin cháu bị đau bụng phải chuyển lên bệnh viện thành phố. Hai ngày sau, xe cứu thương chở cháu về, cháu mất tại nhà sau đó vì bệnh ung thư gan giai đoạn cuối không thể điều trị.
Đến dự đám tang cháu, tôi ngỡ mình đang chiêm bao, vẫn cái rạp đó, vẫn dàn nhạc đó và mùi nhang khói đó… Vợ cháu khóc xỉu tới xỉu lui, con cái trong nhà đứa nằm mẹp cạnh quan tài, đứa trong phòng giãy giụa, gào kêu cha ơi cha hỡi.
Ôi, cái thảm cảnh có người thân đột ngột ra đi thật kinh hoàng, người ngoài cuộc thấy còn chịu không nổi nói chi kẻ trong cuộc. Hai bàn thờ vải trắng xóa, khói hương nghi ngút, trống kèn inh ỏi. Chịu sao nổi hai đám tang xảy ra trong một tháng ở một căn nhà.
Đợi đứa cháu dâu bình tĩnh lại, tôi khuyên nên thờ Phật để cầu nguyện. Cô ấy đồng ý chịu thờ, tôi vội về nhà đem ảnh Phật đang thờ vào để thờ tạm trong đám tang. Sau đó, tôi thỉnh một khung ảnh Phật mới nhờ các Sư cô chú nguyện vài ngày rồi mới thỉnh về cho cháu thờ. Ngày rước ảnh Phật về, thấy cô cháu dâu quỳ lạy Phật, nước mắt tuôn rơi đầm đìa, tôi xót xa thầm cầu nguyện Phật từ bi gia hộ cho gia đình còn lại của cháu tôi được yên ổn.
Bây giờ khi tôi viết những dòng chữ này, những người còn lại trong gia đình của chị Ba trầu đều đã quy y Tam Bảo, kể cả người con trai hay uống rượu rồi quậy cũng thỉnh tranh tượng đức Bồ Tát Quán Thế Âm về thờ. Sau khi thờ Bồ Tát một thời gian, anh ta đã bỏ rượu và có công ăn việc làm ổn định. Còn cô cháu dâu sau đám tang đã dẹp bỏ hai khung hình thần độ mạng, hết lòng thờ Phật, lễ lạy hàng đêm, các rằm lớn đều đến chùa cúng dường.
Theo tục lệ của dòng họ, tuy không từ bỏ việc cúng miếu nhưng con cháu bây giờ chỉ cúng trái cây hoặc ra chợ mua thực phẩm về chế biến chứ không trực tiếp sát sanh như thời của chị Ba trầu. Âu cũng là sự thay đổi khá lớn đối với một tập tục lâu đời.
Diệu Thiên
(Bài viết từ facebook Hoa sen Quảng Trị)
xin các đồng đạo giúp mình lúc nãy mình chạy xe do không để ý kỷ cũng như nhanh quá chú chuột kia chạy ngang qua cùng lúc đó mình tránh không kịp đã cáng qua đầu chú chuột ấy lúc đó mình nhìn lại mà cảm thấy đau khổ trong tâm không gì tả nổi chú chuột ấy quằng quại rồi máu tươi chảy ra rồi mình lại gần niệm 2 câu phật hiệu lúc sau chú chuột ấy chết mình cảm thấy tội lỗi trong tâm và gieo nhân ác cho chú ấy mình lại nhớ lại lúc nhỏ hay bắt ruồi rồi chích điện chết cảm thấy gieo đầy tội với chúng sanh các đồng hữu có cách nào để hồi hướng cho những chúng sanh mình đã hại đó đc lợi ích không xin chỉ giáo
Chị Mỹ Diệp ơi,
Em niệm Phật mà tâm cứ nghĩ vẫn vơ không tập trung được. Chỉ vài giây là tâm em đi lang thang xa cả nửa vòng trái đất. Chị có cách nào giúp em tập trung niệm Phật với chị Mỹ Diệp. Cảm ơn chị nhiều nhiều nhen.
A Di Đà Phật.
Thưa thầy thiện nhân:cho con xin bài khấn làm lễ an vị tượng phật tại gia ạ.con cảm ơn nhiều
A di đà phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Đức Nhẫn,
Mong bạn hoan hỉ download file này xuống rồi in ra trên khổ giấy A4, dạng bìa gấp, để xử dụng nhé. Chúc thành công.
Download: Nghi Thức Vị Phật
Con xin cảm ơn thầy Thiện Nhân nhiều.
A di đà phật.
Đệ tử quyết chí hành trì giới nghiêm ngặt. Cố gắng!
A Di Đà Phật. Đệ tử cảm ơn Phật Tử Bảo Liên!
Xin kính chúc Phật Tử mọi nơi an lạc, mạnh khỏe, đạo hạnh không thối lui. Hiện thời nhìn thấy Phật cùng y báo trang nghiêm của cõi Cực Lạc.