Cư sĩ họ Lưu là người Thiên Tân, nhà ở tại Vạn Đức trang. Ông vốn là người biết Phật pháp, nhưng chưa bao giờ niệm Phật lại còn làm nghề đồ tể.
Vào khoảng trung tuần tháng ba năm ấy, ông bị bệnh rất nguy hiểm, vợ ông là người tin Phật, niệm Phật, nên thỉnh các liên hữu đến trợ niệm. Niệm Phật từ trước giờ ngọ mười phút cho đến trước mặt trời lặn mười phút. Trong nhóm liên hữu có vị đã chứng được thiên nhãn nên thấy rõ hai con quỷ hắc bạch vô thường tay cầm kim bài đang đứng gần giường ông Lưu, nhưng vì nghe âm thanh niệm Phật A-di-đà bèn từ từ rút lui. Chúng trưởng chúng trợ niệm là cư sĩ họ Quan, đại diện bệnh nhân đến trước bàn Phật sám hối những tội lỗi mà ông đã làm, và cầu nguyện đức Phật đến tiếp dẫn.
Trợ niệm đến hai giờ, cư sĩ Quan thấy hào quang của đức Phật đã chiếu tới, lập tức đức Phật A-di-đà và Thánh chúng xuất hiện. Tất cả chúng trợ niệm đều quỳ xuống đảnh lễ và càng niệm Phật lớn tiếng hơn. Cư sĩ Lưu trong khi đang được trợ niệm, liền xả báo thân ngồi vào tòa sen theo sau đức Phật và Thánh chúng đi về phương Tây.
(Thiên Tân Thị, Hà Đông Cư sĩ Lâm Cung Cảo)
Trích Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh
Tuyển thuật: Pháp sư Huệ Tịnh
Biên đính: Pháp sư Tịnh Tông
Dịch giả: Thích Giác Quả
Xã hội lưu hành phổ biến tập tục cúng bái. Ở Đài Loan, phương Nam Trung Quốc từ xưa thường chọn ngày mùng một, và mười lăm đi lễ chùa, mục đích cầu phước, cầu khỏe mạnh sống lâu, thăng quan phát tài. Có hiệu quả không?
Những sự lý này, bình thường trong lúc giảng kinh chúng ta đều đã nói qua nhiều lần. Xin nói với các vị, không có hiệu quả. Tuyệt đối không phải bạn đi bái lạy thì chân thật có thể tiêu tai được phước, làm gì dễ đến vậy. Chúng ta nhất định phải hiểu đạo lý nhân quả. Tai nạn có nhân duyên của tai nạn, phước đức có nhân duyên của phước đức. Trồng nhân thiện nhất định được quả thiện, viễn ly tất cả nhân ác thì bạn sẽ không gặp phải tai nạn. Nhân duyên quả báo là chân lý, chúng ta phải tin tưởng.
Người thế gian, đặc biệt là những quốc gia đang mở cửa, đời sống nhân dân giàu có, khi giàu có thì tăng thêm lòng tham sân si. Trước tiên là phải cầu sống lâu, cầu không già, Tần Thủy Hoàng, Hán Võ Đế thời xưa cầu sống lâu không già, hiện tại nhân gian cũng đều đang mong cầu sống lâu không già, nhưng có thể cầu được hay không? Tần Thủy Hoàng chết rồi, Hán Võ Đế cũng chết rồi, chúng ta phải tin tưởng sanh ra thì nhất định phải chết, ai có thể thoát được cửa này.
Xã hội hiện tại xem tướng, đoán mạng, xem phong thủy thì làm ăn sẽ đặc biệt hưng vượng. Tướng mạng phong thủy có hay không? đích thực là có, tướng mạng là số, phong thủy là hoàn cảnh cư trú. Người thông thường không có sức định, không có trí tuệ, tâm tùy cảnh chuyển, cho nên hoàn cảnh cư trú ảnh hưởng tâm trạng của họ, vậy thì hoàn cảnh cư trú không thể không xem trọng, không thể không chọn lựa. Nhưng tốt xấu của phong thủy thì tuyệt nhiên không hề nhất định, ông này ở đây thì rất tốt, ông kia ở đây lại chưa hẳn thích hợp. Do đây mà biết, hoàn cảnh cư trú đều do nhân của người mà khác nhau, nó không cố định.
Ngạn ngữ có câu “Người phước ở đất phước, đất phước người phước ở”, lời nói này rất có đạo lý. Nếu bạn chân thật có phước báu, phong thủy nơi bạn ở vốn dĩ không tốt, nó tự nhiên sẽ đổi tốt, cảnh tùy tâm chuyển, việc này Phật đã nói. Cảnh chính là phong thủy, là hoàn cảnh cư trú, tùy theo tâm chuyển. Chúng ta nương vào nguyên tắc này để xem hoàn cảnh địa cầu của chúng ta hôm nay, đại hoàn cảnh mà chúng ta đang cư trú. Tâm người hiện tại tham sân si mạn đang gia tăng tốc độ, làm cho đại hoàn cảnh của chúng ta vốn dĩ tốt đẹp, nhưng hiện tại đã bị tàn phá, đây không phải là phong thủy tùy theo tâm chuyển hay sao?. Đại hoàn cảnh mà như vậy, thì hoàn cảnh nhỏ cũng không ngoại lệ.
Kim Sơn Hoạt Phật là pháp sư Diệu Thiện, chùa Kim Sơn Trấn Giang đầu năm dân quốc, con người này khi còn ở đời, hình tướng của ngài gần giống Tế Công Trưởng lão thời xưa, biểu hiện khùng khùng điên điên, nhưng lời ngài nói, việc ngài làm, chân thật là sự nghiệp Như Lai. Ngài đã từng có một đoạn nói đến việc đoán mạng: “Tiên sinh đoán mạng, ngay đến mạng của chính mình cũng không biết thì làm sao có thể biết được mạng của người khác”. Họ làm nghề xem tướng đoán mạng vì muốn kiếm tiền sinh sống thì họ làm gì đoán đúng được. Đoán mạng chuẩn xác chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài là bậc cao minh đoán rất chuẩn. Ngài kết luận, không nên tin tưởng mạng, phải tin tưởng nghiệp, vì mạng do nghiệp tạo. Không làm việc ác, mạng của bạn liền sẽ tốt; còn bạn không ngừng tạo ác, vẫn hại người lợi mình mà còn mong mạng mình tốt, làm gì có đạo lý này. Chúng ta trong lúc giảng kinh cũng thường hay nhắc nhở đồng tu, hại người nhất định không thể lợi mình. Chỉ cần bạn bình lặng quan sát từ lịch sử đến xã hội hiện đại, phàm hễ làm những việc hại người lợi mình, đến sau cùng đều thất bại thê thảm, Phật pháp gọi là “báo ứng hiện đời”. Còn quả báo đời sau thì nhất định ở ba đường khổ, còn gì khổ hơn?
Chân thật lợi mình chính là lợi người. Bạn lợi ích chúng sanh càng nhiều thì lợi ích chính mình cũng sẽ càng to lớn. Cho nên người thông minh, người có trí tuệ luôn chân thật cầu lợi ích cho mình. Phương pháp tự lợi là toàn tâm toàn lực lợi ích chúng sanh, lợi ích xã hội. Thánh hiền thế xuất thế gian thường dạy bảo chúng ta như vậy, chúng ta phải nghiêm túc tư duy mà thể hội, sau đó liền sẽ tiếp nhận và y giáo phụng hành. Pháp sư Diệu Thiện nói: “chúng ta phải tin tưởng nghiệp, không cần lo nghĩ đến vấn đề vận mạng”, không cần thiết phải xem tướng đoán mạng cũng không cần phải xem phong thủy.
Nếu trong hoàn cảnh cư trú này, bạn cảm thấy rất tốt thì đó chính là phong thủy tốt, thích hợp với bạn. Bày trí gường đơn, bàn ghế sao cho thích hợp, bạn cảm thấy thoái mái chính là phong thủy tốt đối với bạn. Mời thầy xem phong thủy rồi bày trí theo ý ông ta, như vậy vận mạng của bạn đã bị người khác sắp xếp, khống chế. Bạn sẽ thật tội nghiệp. Tuy bạn có tiền của, có địa vị, có phú quý, nhưng bạn ngu si, mặc tình cho người khác bỡn cợt. Đây là người đáng thương mà kinh Phật đã nói. Phật dạy người phải đội trời đạp đất, dạy người tự làm chủ thể, không nên nghe người sắp đặt. Những mê tín này nhất định phải phá trừ.
Hãy đọc nhiều sách thánh hiền. Phần lớn sách thánh hiền đều do người xưa viết. Văn tự thời xưa ngày nay chúng ta gọi là văn ngôn văn, còn hiện tại giáo dục học đường dùng văn bạch thoại. Thế là gặp chướng ngại về văn tự, nhưng chướng ngại này không lớn, chúng ta dễ dàng vượt qua. Văn ngôn văn là trí tuệ cao độ của lão tổ tông Trung Quốc phát minh. Cổ thánh tiên hiền luôn nghĩ cách đem trí tuệ và kinh nghiệm trong đời sống của họ truyền cho người sau tham khảo, đây là việc đại sự. Để có phương pháp truyền, họ mới phát minh văn ngôn văn.
Vì sao họ lại nghĩ đến phương pháp này? bởi vì họ biết ngôn ngữ sẽ tùy theo thời đại, tùy theo khu vực mà thay đổi. Nếu dùng ngôn ngữ thông thường để ghi chép thì chỉ truyền được mấy mươi năm, cao lắm là mấy trăm năm, người sau xem sẽ không hiểu. Cũng giống như phương Tây hiện tại, chữ viết La Tinh đến nay chỉ có rất ít chuyên gia còn đang tìm tòi, tuyệt đại đa số người không nhận được lợi ích, thật đáng tiếc. Cổ thánh tiên hiền Trung Quốc rất thông minh, họ đem ngữ và văn phân khai. Ngôn ngữ tùy theo bạn thay đổi nhưng văn nhất định không đổi, khi vừa đối chiếu liền đúng. Cho nên ngày nay chúng ta hơi hơi hiểu được văn ngôn văn. Bạn đọc Luận Ngữ cũng giống như đang nói chuyện với Khổng Lão Phu Tử, không hề khác biệt. Khổng Lão Phu Tử cách chúng ta 2500 năm, sự truyền đạt qua từng ấy năm vẫn không thay đổi, đây là ưu điểm của văn ngôn văn. Bất cứ quốc gia chủng tộc nào trên toàn thế giới cũng không tìm ra.
Ân trạch tổ tiên đối với đời sau chúng ta lớn dường bao, chúng ta phải mang ân đội nghĩa. Biểu thị cảm ân cụ thể là phải học văn ngôn văn. Học tập văn ngôn văn không khó. Nếu các vị đến phòng triển lãm ở Cố Cung hoặc đến thư viện lớn, bạn tìm những quyển sách kết bằng chỉ sẽ thấy cách làm văn của học sinh tiểu học đầu năm Dân Quốc đều là văn ngôn văn. Tuổi tác của họ khi đó không quá tám chín tuổi. Có thể thấy việc học văn ngôn văn không khó, tám chín tuổi trở lại đã viết văn ngôn văn rất đẹp. Ngày trước, khi tôi cầu học ở Đài Trung, lão sư của tôi là lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam dạy, chúng ta học kinh giáo không thể không học văn ngôn văn. Phương pháp học tập văn ngôn văn chính là học thuộc. Người hiện tại vừa nghe đến học thuộc thì mất hồn, họ không biết thuộc lòng là căn bản học tập, tuyệt nhiên không khó. Mỗi tuần bạn học thuộc một thiên cổ văn, một năm có thể thuộc năm mươi thiên cổ văn. Chọn năm mươi thiên trong “Cổ văn quán chỉ” mà học, sau một năm, bạn liền có năng lực viết văn ngôn văn. Văn ngôn văn là nét đặc sắc trong văn hóa vốn có của Trung Quốc, thù thắng không gì bằng, vạn nhất chúng ta không thể xem thường. “Tứ Khố Toàn Thư” là di sản văn hóa, văn ngôn văn là chìa khóa. Bạn cầm được chiếc chìa khóa thì sẽ tiếp nhận và thọ dụng được di sản văn hóa. Bảo tàng trí tuệ, cội nguồn của kinh nghiệm, văn tự của kinh Phật so với cổ văn trở nên dễ hiểu hơn nhiều, đều do những đại sư dịch kinh năm đó muốn đem Phật pháp tuyên dương rộng khắp để tất cả đại chúng dễ dàng tiếp nhận. Cho nên kinh Phật khi chúng ta xem thấy dễ hiểu. Văn học gọi loại văn tự trong kinh Phật là biến văn.
Chúng ta nên chú trọng việc dạy con em học thuộc cổ văn, sau đó bạn mới có thể dẫn đạo nó. Hiện tại học thuộc một hai trăm thiên, tương lai cả đời thọ dụng, cả đời cảm kích cha mẹ khôn cùng. Tôi ở nước ngoài thường khích lệ đồng tu học Phật, tốt nhất nên dùng kinh Vô Lượng Thọ răn dạy con em, xem kinh Vô Lượng Thọ là cổ văn để học. Kỳ thực văn tự của kinh Vô Lượng Thọ tuy là văn ngôn văn đơn giản dễ hiểu nhất nhưng trong đó tổng cộng có bốn mươi tám phẩm gần bằng năm mươi thiên mà lão sư Lý yêu cầu chúng tôi phải học thuộc. Các bạn nhỏ học thuộc bộ kinh này nhất cử được bốn lợi. Thứ nhất ở hải ngoại, nó không thể quên ngôn ngữ Trung Quốc; thứ hai nó biết chữ Trung Quốc; thứ ba nó có cơ hội học tập văn ngôn văn dễ hiểu, thứ tư nó đồng thời được học Phật pháp. Nếu chúng ta chân thật thương yêu con em thì phải làm như vậy.
Pháp Sư Tịnh Không
* Điều kiện để [vãng sinh] Tịnh Độ chính là ba tư lương, thứ nhất phải tin sâu không nghi ngờ, thứ hai phải có đại nguyện khẩn thiết, chúng ta trong một đời này chỉ có một cái nguyện vọng, chính là gặp A Di Đà Phật, sinh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Chúng ta nhất tâm nhất ý niệm A Di Đà Phật, trừ A Di Đà Phật ra, thứ khác đều tạm thời đặt ở bên cạnh, không quan tâm đến nó, như vậy mới được.
* Triệt Ngộ Đại Sư nói: “Thật vì sinh tử, phát Bồ Đề Tâm, dùng tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật”, mười sáu chữ này chúng ta phải đem nó ghi nhớ kỹ, thật vì sinh tử, không còn làm sinh tử luân hồi, bởi vì sinh tử luân hồi khổ không nói nổi.
* Pháp môn niệm Phật là nan tín chi pháp (pháp khó tin), khó khăn nhất chính là tại tín tâm, hạnh không khó. Nếu như có thể đầy đủ tin sâu, không nghi ngờ, tu học cái pháp môn này quyết định có thể thành tựu. Có tín mới có nguyện, nguyện ý cầu vãng sinh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nếu không có lòng tin, cho dù trên miệng nói nguyện ý muốn vãng sinh Tây Phương, trên thực tế tín tâm không đủ, có hoài nghi, cái nguyện này liền không thật. Cho nên phải tin sâu nguyện thiết.
* Thích Ca Mâu Ni Phật ở trên Kinh Vô Lượng Thọ đối với A Di Đà Phật tán thán, Thích Ca tán thán chính là đại biểu mười phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai tán thán, tán thán A Di Đà Phật “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” (Quang minh tôn quý nhất, là vua trong các vị Phật), tán thán đến cực điểm. Chúng ta nghe hết thảy chư Phật đối với A Di Đà Phật tán thán như vậy, tín tâm được kiến lập, nguyện tâm được kiến lập, hạnh tâm cũng được kiến lập, tin sâu nguyện thiết, vãng sinh liền có phần!
* Trong Đại Kinh (Kinh Vô Lượng Thọ) đưa ra tông chỉ niệm Phật tu hành, “phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”, phát Bồ Đề tâm chính là tín nguyện, nhất hướng chuyên niệm chính là chấp trì danh hiệu, hai câu này chính là ba món tư lương Tín Nguyện Hạnh mà tiểu bổn A Di Đà Kinh nói tới, ba điều này thiếu một thứ cũng không được.
* Cái gì gọi là Bồ Đề Tâm, Ngẫu Ích Đại Sư ở trong Yếu Giải nói hay lắm: “Nhất tâm chuyên chí cầu sinh Tịnh Độ, cái tâm ấy chính là Vô Thượng Bồ Đề Tâm”. Chúng ta nhất tâm nhất ý chỉ cầu Tây Phương Cực Lạc thế giới, chỉ cầu gặp A Di Đà Phật, những thứ khác hết thảy buông xuống, quyết định không còn để ở trong lòng, người này chính là [đã] có đủ viên mãn Bồ Đề Tâm.
* Ngẫu Ích Đại Sư nói rất hay: “Đắc sanh dữ phủ, toàn do tín nguyện chi hữu vô; phẩm vị cao hạ, toàn do trì danh chi thâm thiển”, có thể vãng sinh hay không quyết định tại tín nguyện có hay không, phẩm vị cao hay thấp quyết định ở công phu niệm Phật sâu hay cạn, niệm Phật có thể vãng sinh hay không quyết định tại tín nguyện, cho nên tin sâu nguyện thiết, dạng người này nhất định vãng sinh.
* Pháp môn niệm Phật mặc dù dễ dàng, đơn giản, nhưng là tín nguyện nhất định phải có đủ. Chúng ta có tín tâm phi thường thanh tịnh, có nguyện vọng mãnh liệt [muốn] vãng sinh thế giới Cực Lạc, cái lực lượng tín nguyện này nhất định phải vượt qua nghiệp lực, vậy liền quyết định vãng sinh.
* Tin sâu, chúng ta cũng phi thường muốn tin sâu, [nhưng] cái lòng tin này chính là sinh không nổi, nguyên nhân ở nơi nào? Đối với hai thế giới nhận thức không đủ rõ ràng, thấu triệt. Phải làm thế nào? Đọc kinh, đọc nhiều suy nghĩ nhiều, chúng ta đối với trạng huống của hai cái thế giới này chậm rãi liền rõ ràng, minh bạch. Phàm những người tín nguyện phù phù phiếm phiếm, đều là đối với Sa Bà cùng Cực Lạc không có quan sát minh bạch.
* Câu danh hiệu A Di Đà Phật này có đủ nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nhiều nhân duyên. Thế nhưng là câu Phật hiệu này nhất định phải có đủ tín nguyện, mới có thể trở thành nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nhiều nhân duyên. Nếu như không có tin sâu nguyện thiết, thiện căn, phước đức, nhân duyên trong câu Phật hiệu này liền ít đi, ít đi thì lực lượng liền không đủ, không có cách nào thúc đẩy chúng ta thành tựu vãng sinh.
* Một câu A Di Đà Phật này phải niệm thế nào? Một câu A Di Đà Phật này là dựa trên thâm tín thiết nguyện của chính mình mà niệm ra, câu Phật hiệu này mới tương ưng, đây là phương pháp tu hành, chánh hạnh đích thực của Tịnh Tông. Câu Phật hiệu này treo ở trên miệng, tin không sâu, nguyện không thiết, đây chẳng qua là cùng A Di Đà Phật kết cái thiện duyên, một đời này không thể vãng sinh.
* Kim Cang Kinh Giảng Nghĩa Tiết Yếu nói: “Trì danh niệm phật, ám hợp đạo diệu, tức thị hành thâm Bát Nhã, vô dị niệm Thực Tướng, thị cố năng diệt trọng tội, năng tiêu trọng nghiệp” (Trì danh niệm Phật, thầm hợp đạo diệu, chính là hành thâm Bát Nhã, không khác niệm Thực Tướng, cho nên có thể diệt trọng tội, có thể tiêu trọng nghiệp), tội nghiệp nặng hơn nữa, câu Phật hiệu này đều có thể đem nó tiêu đến sạch sẽ, cho nên trì danh niệm Phật cái pháp môn này phi thường bất khả tư nghị.
* Trì danh niệm Phật chính là thiện căn trong thiện căn, chúng ta không có thiện căn, không sợ, niệm Phật chính là bồi dưỡng thiện căn, niệm được càng nhiều, thiện căn liền càng thâm hậu.
* Trì danh niệm Phật phải làm đến tâm như Phật, nguyện như Phật, giải như Phật, hạnh như Phật, thì “nhất niệm tương ứng nhất niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật”. Niệm Phật phải chân chính niệm ra tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi của chúng ta, đây là tâm niệm Phật. Trì danh tuyệt đối không phải là “hữu khẩu vô tâm” (miệng niệm nhưng tâm không niệm), nhất định phải niệm niệm nguyện nguyện đều tương ứng với bốn mươi tám đại nguyện của A Di Đà Phật, bốn mươi tám đại nguyện tổng kết lại chính là niệm niệm vì cứu độ hết thảy chúng sinh, chính là trợ giúp hết thảy chúng sinh vãng sinh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đây là tâm của Phật A Di Đà.
* Vãng sinh “phẩm vị cao hay thấp, toàn do trì danh sâu hay cạn”, thế nào gọi là sâu, thế nào gọi là cạn? Tâm cùng miệng tương ưng gọi là sâu, tâm [cùng] miệng không tương ưng gọi là cạn. Trong miệng niệm A Di Đà Phật, trong tâm nghĩ sự tình khác, cái này chính là cạn, hữu khẩu vô tâm! Trong miệng niệm Phật, trong tâm tưởng Phật, tâm cùng miệng tương ưng, dạng này chính là sâu. Còn có một cái cách nói, chính là niệm cùng tín nguyện tương ưng, niệm niệm có đủ thâm tín thiết nguyện, cái niệm này liền sâu. Mặc dù niệm A Di Đà Phật, tin không sâu, nguyện cũng không thiết, cái niệm này liền cạn.
* “Chấp trì danh hiệu”, cái “trì” này ý nghĩa là bảo trì, không gián đoạn. Cái “chấp” này chính là chấp trước, chấp trước một câu Phật hiệu “A Di Đà Phật”, dùng một cái chấp trước này thay thế tất cả chấp trước, ta chỉ chấp trước một câu Phật hiệu này, những thứ khác hết thảy đều buông xuống. Cái pháp môn này diệu!
* Cổ nhân giảng tin sâu nguyện thiết, Tín Nguyện Hạnh, trong đó là nói rõ đã buông xuống, như vậy thì có thể vãng sinh. Nhưng đối với người hiện thời, mặc dù có tin sâu nguyện thiết, nhưng đối với thế gian này còn có dính mắc trong lòng không buông xuống được, như vậy thì chưa hẳn được vãng sinh. Cho nên nhất định phải nói nhiều thêm vài câu, chính là ngoài Tín Nguyện Hạnh ra, còn phải “buông xuống vạn duyên”, có đủ hai cái điều kiện này, quyết định được [vãng] sinh.
(Trích “Hiện Đại Tu Hành Tiết Yếu” – Pháp Sư Tịnh Không)
Chuyển tặng ấn phẩm PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN lần thứ 3 (lần cuối) (dành cho liên hữu chưa đăng kí thỉnh ở 2 lần trước)
Quý bạn đồng tu hoan hỷ truy cập vào link Tịnh Đạo để bên dưới để đăng ký nhận kinh sách. Bài viết của Liên hữu Dương Hiển Khánh:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1620768701312569&set=a.862220120500768.1073741833.100001383647566&type=3&theater
*********************
“Hiện tại ấn phẩm PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN đã được gởi tặng trong 2 lần phát hành trước. Những vị nào đã cung cấp địa chỉ, bên mình đã chuyển tặng. Những vị nào chưa đăng kí, có thể bình luận ở đây để được nhận sách ạ. Mình xin post chi tiết tại đây một lần nữa.
?THÔNG TIN ẤN PHẨM
– Số lượng hiện còn: 300 quyển
– Tên sách: PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH – Phẩm Thứ Sáu – PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN
• Người giảng: Lão Pháp sư Thích Tịnh Không
• Nơi giảng: Nhật Bản
• Thời gian giảng: từ ngày 10/05/2015 đến 17/05/2015
• Chuyển ngữ: Hồ Thị Ngọc Trâm
• Nhà Xuất bản: Hồng Đức
• Số trang: 464 trang
• Bìa sách: Loại bìa cứng, như hình được đính kèm bên dưới
• Sửa bản in và trình bày: Pháp Hội Niệm Phật A Di Đà – Tịnh Thất Quan Âm
?ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN TẶNG: Tất cả chư vị Tăng -Ni, cư sĩ tại gia tại Việt Nam
?PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TẶNG
– Đồng tu ở Đà Nẵng : hoan hỷ bình luận vào bài viết và đến nhận sách tại 362 Nguyễn Tri Phương, thành phố Đà Nẵng (đoạn Nguyễn Tri Phương nối dài) (vui lòng inbox cho mình trước khi đến).
– Đồng tu ở các vùng khác: Hoan hỷ bình luận để tránh bị sót, bao gồm các thông tin: HỌ VÀ TÊN, Số điện thoại liên hệ, chi tiết địa chỉ giao hàng, số lượng sách thỉnh. (viết tiếng Việt có dấu, số điện thoại là số liên lạc thường xuyên). Bưu điện sẽ giao sách tận nơi giao và sẽ thu TIỀN CƯỚC VẬN CHUYỂN (trung bình 1 cuốn tiền ship khoảng 20-35k, nếu gởi nhiều mình sẽ gởi xe để tiết kiệm chi phí)
?THỜI GIAN CHUYỂN: Trong tuần sau
? Mỗi người khi thỉnh sách sẽ được tặng kèm 3 decan dán A Di Đà Phật kích thước 8cm x 13.5cm. (3 đề can/1 quyển)
– Số lượng tối đa 1 lần thỉnh: 5 quyển.
?Số lượng ấn phẩm hiện còn sẽ được cập nhật liên tục. Khi sách đã được thỉnh hết, Khánh sẽ thông báo lại trong bài viết hoặc khóa bài viết.
?Đây là Pháp bảo, mạnh thường quân đã bỏ ra công sức và tịnh tài để in ấn và phát hành, kính mong chư vị phát tâm thỉnh sách cố gắng đọc và truyền lại đại chúng cùng đọc.
Xin chân thành tri ân người phát tâm thiết kế-in ấn, vận chuyển, bao gói.(Xin được giấu tên).
Nguyện đem công đức này.
Hồi hướng khắp tất cả.
Đệ tử và chúng sanh.
Đều tròn thành Phật đạo.
XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT _()_ “
THÔNG BÁO CHÍNH THỨC VỀ CHUYẾN THĂM VÀ CHIA SẺ PHẬT PHÁP CỦA “PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG” TẠI VIỆT NAM. Nhận lời mời của Viện Nghiên cứu Tôn giáo – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Pháp sư Tịnh Không sẽ thăm và hoằng pháp tại Việt Nam từ ngày 12-16/12/2017. Lịch trình hoằng pháp như sau: Ngày 14/12/2017, từ 9h30-10h30 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội (Chủ đề: “Làm thế nào để xã hội được an định, hài hòa, thống nhất, thế giới hòa bình). Ngày 15/12/2017, từ 9h00-10h30 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế chùa Bái Đính – Ninh Bình (Chủ đề: “Phật pháp và Pháp môn Tịnh độ”). Mọi chi tiết xin liên hệ với các số điện thoại như sau: Tại Hà Nội: 0906.266.645/0906.266.614/0968.950.850. Tại Ninh Bình: 0913.899.135/022.93868789. Trân trọng thông báo. Xin mọi người cùng chia sẻ tới các bạn đồng tu. Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Hiện tại con đang gặp vấn đề với những người xung quanh con. Con không biết con đã đắc tội với họ chỗ nào mà họ luôn công kích con ,chẳng những vậy khi họ biết được có những người muốn giúp đỡ con và gia đình con ,họ lại dùng những lời lẽ gây chia rẻ để cho người khác hiểu lầm với gia đình con. Điều con đau lòng nhất họ lại là người trong gia đình chứ không phải người xa lạ.Họ luôn ép con làm những chuyện con con không thích, khi mà con không làm theo ý họ thì họ lại quay ra nói xấu con.Nhưng con không hiểu vì sao họ vẫn luôn gặp suôn sẻ ,còn gia đình con luôn nhẫn nhịn thì lại toàn gặp tai họa. Con rất muốn không quan tâm đến nhưng càng suy nghĩ về những lời họ nói con rất rất là tổn thương ,chẳng những vậy những người khác không hiểu cũng hiểu lầm con. Xin các vị cho con xin lời khuyên ,con phải tiếp tục đối xử với họ như thế nào.Tại vì tính con rất nóng con sợ sẽ làm ra những chuyện có hối hận cũng không kịp.Nên con xin quý vị hãy cho con lời khuyên con phải làm như thế nào, Con đang cần lời khuyên gấp xin quý vị hãy giúp đỡ cho con, con xin cám ơn
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn cần coi kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện công đức cho nhiều vào và niệm danh hiệu ngài cho nhiều để tiêu trừ nghiệp chướng. Cần học thêm lục độ ba la mật( bố thí, trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn, thiền định,trí huệ) hẫy lấy nhẫn nhục là thầy để vượt qua sự khó khăn. Cần học thêm 10 hạnh nguyện phổ hiền trong đó có sám hối nghiệp chướng để tiêu trừ nghiệp xấu tăng trưởng nghiệp thiện. Ráng trì chú đại bi, niệm quán âm cho nhiều vào cộng thêm nhẫn nhục là vượt qua tất cả. Nam mô a di đà phật
Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.
*********************
Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.
**********************
https://loiphatday.org/kinh-phap-cu-01-pham-song-yeu
Bạn hãy đọc đoạn pháp sư Tịnh Không dạy về những việc như vậy;
” Chúng ta muốn hoá giải xung đột, thì trước tiên phải hoá giải xung đột trong nội tâm của mình, không hoá giải được dư oán xung đột trong nội tâm mình thì bạn làm sao có thể hoá giải xung đột của người khác? Ấn Độ giáo “Ma ha bà la đa” dạy chúng ta phải nhẫn nhịn được những lời trách mắng, hủy báng, dứt khoát không được dùng căm giận để đối phó căm giận, cũng không nên dùng chửi bới để đáp trả chửi bới, không nên dày vò những người dày vò bạn. Lời giáo huấn này rất quan trọng. “Ma Nô pháp điển” dạy chúng ta, khi chúng ta bị người khác huỷ báng, sỉ nhục, tuy cảm thấy sầu khổ khó chịu cũng dứt khoát không được công kích nhược điểm của người khác, hoặc là đi hại người, hoặc là trong lòng còn mang ý niệm hại người, không nên nói ra những câu nói làm tổn thương người, càng không nên nói ra những lời tổn hại hoặc nguyền rủa. Những lời giáo huấn này đều giúp chúng ta hóa giải nghiệp chướng của chính mình, thành tựu đức hạnh của mình. Chúng ta có thể tiếp nhận, có thể y giáo phụng hành là rất có ích cho mình, tiêu nghiệp chướng tăng phước tuệ.”
”Dư oán không nhất định là oán thù kết với người khác trong đời này, nên biết rằng con người có đời quá khứ, con người còn có đời vị lai, oán thù đã kết nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ, trong A Lại Da Thức gọi là dư oán. Cái này cần hoá giải. Vì mình có dư oán này, cho nên trong đời này khi gặp lại, quả thật mà nói, có rất nhiều chuyện nhỏ, những chuyện nhỏ vụn vặt sẽ dẫn đến xung đột rất lớn. Cho nên có rất nhiều điều xảy ra mà chúng ta không nghĩ ra được đạo lý này, trên thực tế đạo lý này là do thánh nhân dạy. Ở trong nội tâm có dư oán, họ đã kết oán với nhau ở đời trước, không phải trong đời này, cho nên sau khi tiếp nhận giáo dục của thánh hiền, thì họ hiểu rõ, xung đột nhỏ xảy ra rồi, ta cười xoà là xong, không để lại trong lòng. Đó là biến chuyện lớn thành nhỏ, chuyện nhỏ thì bỏ qua luôn rồi, vậy mới có thể hoá giải vấn đề, mới thật sự không đến nổi phải biến nó thành xung đột lớn, đặc biệt là người tu hành nhất định phải biết tiêu nghiệp chướng tăng phước tuệ. Người ta phỉ báng, sỉ nhục, thậm chí hãm hại, đó là cơ duyên tốt nhất để tiêu trừ nghiệp chướng của chúng ta, chỉ cần ta không có mảy may tâm oán hận, không có mảy may tâm báo thù lại đối phương là họ tiêu nghiệp giúp ta, sao ta có thể trả thù họ, sao ta có thể oán hận họ? Phải đem tâm hoan hỷ mà tiếp nhận, đem tâm cảm ơn mà tiếp nhận, cái đó tiêu trừ nghiệp chướng rất nhanh, phước tuệ tăng trưởng cũng nhanh, điều này cần phải học tập.”
Mong bạn hãy đọc kỹ lời Pháp sư Tịnh Không dạy đễ hiểu rõ bạn nên làm thế nào mới đúng.
Tuy nhiên, nói một cách dễ hiểu hơn là, bạn nghĩ vì sao họ không đi hại người khác trong gia đình mà lại chọn bạn và gđ bạn ? Hoặc sao họ không hại người ngoài hoặc bất kỳ người khác mà lại chọn bạn và gđ bạn làm mục tiêu ?
Bởi vì đó gọi nhân quả tuần hoàn. Bạn nói không biết đã đắc tội với họ chỗ nào, thì thật ra điều ấy có thể đã xảy ra trong kiếp quá khứ nên bạn không thể nhớ biết được đó thôi. Chỉ có như thế nên bây giờ họ mới tìm đủ cách để trả thù, trả lại tất cả những gì bạn đã làm với họ trong quá khứ. Trong tâm bạn phải nên âm thầm nhận lỗi đã hãm hại họ trong quá khứ, và sám hối với họ trong lòng. còn bên ngoài hãy chấp nhận những việc họ làm với bạn, với tinh thần như là ‘có vay có trả’ vậy, thì mới mong hóa giải oán thù từ nhiều đời đến nay. Nếu bạn sanh tâm oán ghét họ thì mãi mãi không bao giờ kết thúc được sự oan oan tương báo này .
GH biết là rất khó, nhưng hãy cố gắng lên. Đừng ôm hận hoặc trả đủa vì như vậy sẽ gieo thêm nhân duyên ác xấu mà thôi. Còn một cách khác nữa là nếu có điều kiện, bạn hãy đi làm nhiều điều phước thiện. bạn hãy phóng sanh, hoặc bố thí cúng dường chùa, người nghèo, trẻ mồi côi, in kinh điển, quyên góp từ thiện hoặc bất kỳ sự việc thiện giúp ích cho người/đời đều được. Hoặc những việc không cần tới tiền như đọc kinh, niệm Phật.. .
Những việc như vậy sau khi làm hãy hồi hướng công đức/phước đức đó cho chính những người đang ‘công kích’ bạn. Đúng vậy, những người hại bạn ấy! Phải làm phước hồi hướng cho họ ! Như vậy mới mau giải được oán thù đã kết từ nhiều kiếp trước. A Di Đà Phật
HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
Nếu quý vị có thể đọc được Chú Lăng Nghiêm rồi, có thể đọc thao thao giống như từ trong tâm quý vị mà tuôn chảy ra vậy, thì Chú Lăng Nghiêm cũng chính là tâm của quý vị, tâm quý vị cũng chính là Chú Lăng Nghiêm. Đạt đến Trì Chú Tam Muội, quý vị tụng được lưu loát như nước chảy vậy, tuôn chảy không ngừng. Như vậy, quý vị ít nhất cũng có thể trong bảy đời đều được giàu có giống như vua dầu mỏ của Mỹ vậy, bảy đời đều được làm người giàu có, làm người có nhiều tiền. Có người nói: “Tốt như vậy ư? Thế thì tôi phải nhanh chóng học Chú Lăng Nghiêm để được làm người bảy đời giàu có!” Nếu cảnh giới của quý vị chỉ nhỏ như vậy thôi, thì quý vị không nên học Chú Lăng Nghiêm nữa, bảy đời giàu có chẳng qua cũng là thời gian trong nháy mắt mà thôi!
Vậy thì niệm được Chú Lăng Nghiêm nên hy vọng những gì? Nên hy vọng rốt ráo làm Phật, đạt đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Quý vị chớ nên cầu cảnh giới nhỏ nhoi như vậy, trên thực tế, học Chú Lăng Nghiêm, chính là hóa thân của Phật; không những là hóa thân của Phật, hóa Phật trong hóa Phật, cho nên điều kỳ diệu của Chú Lăng Nghiêm thật không thể nghĩ bàn.
Nơi nào có người thực sự có thể trì Chú Lăng Nghiêm, thì tại nơi đó, trên hư không liền xuất hiện cái lọng báu lớn (bảo cái) màu trắng. Nếu công phu của quý vị lớn, nếu cao, quý vị niệm Chú Lăng Nghiêm, thì trong vòng mấy ngàn dặm của nơi quý vị ở, cũng không có tai nạn xảy ra nữa; nếu công phu của quý vị nhỏ, thì cái lọng báu này trên đầu quý vị, cũng có thể bảo hộ, che chở cho quý vị. Nếu quý vị là vị cao tăng đại đức, có đạo hạnh, thì quý vị vừa niệm, thậm chí cả một đất nước này đều được lợi ích, đều không có tai nạn gì nữa. Dù có xảy ra tai nạn, thì nạn lớn cũng hóa thành nhỏ, nạn nhỏ cũng hóa thành không có nữa.
Đại Lão Hòa Thượng Mộng Tham Tại Ngũ Đài Sơn (103 tuổi) Viên Tịch ngày 27 tháng 11 năm 2017
(Ảnh Đại Lão Hòa Thượng Mộng Tham)
http://www.fjnet.com/jjdt/jjdtnr/201012/W020101220763713234086.jpg
(Ảnh Đại Lão Hòa Thượng Mộng Tham lúc ngài 99 tuổi chúc thọ cho Đại Sư Tinh Vân lúc 87 tuổi. Ngài dùng tay chê nắng cho Đại Sư Tinh Vân)
http://www.merit-times.com.tw/news_pic/20130709/76009061.JPG
Xuất hiện điều kỳ diệu trên bầu trời Ngũ Đài Sơn trước đó vào Ngày 23 tháng 11 năm 2017
https://www.youtube.com/watch?v=Vvkm-Y_rgA0
Xuất hiện điều kỳ diệu trên bầu trời Ngũ Đài Sơn vào Ngày 28 tháng 11 năm 2017
https://www.youtube.com/watch?v=Wh2_7Rt1q_0
Thông tin về Đại Lão Hòa Thượng Mộng Tham:
Trung Quốc: Sinh Nhật Lần Thứ 100 Của Đại Lão Hòa Thượng Mộng Tham Tại Ngũ Đài Sơn
http://vinhminh.net/tin-tuc/tin-ngoai-nuoc/2493-trung-quc-sinh-nht-ln-th-100-ca-i-lao-hoa-thng-mng-tham-ti-ng-ai-sn-.html
A Di Đà Phật
Một câu A Di Đà Phật này là Nhìn thấu Buông xả
Tôi học Phật hơn 60 năm. Lão sư Phương giảng triết học Phật kinh cho tôi nghe, tôi nhận biết đối với Phật giáo, tường tận rồi, Phật giáo là đại học vấn, trí tuệ chân thật. Đại Sư Chương Gia, tôi lần đầu gặp mặt ngài, tôi liền thỉnh giáo với Đại sư “trong nhà Phật có phương pháp tốt nào để con rất nhanh có thể khế nhập vào cảnh giới hay không?”. Tôi hỏi cái vấn đề này là vấn đề lớn. Ngài nghe rồi nhìn vào tôi, tôi cũng nhìn ngài, đợi khai thị của ngài. Chúng tôi nhìn nhau hơn nửa giờ đồng hồ, không có câu nói nào. Nửa giờ đồng hồ sau, gần như dường như ở trong cảnh giới định vậy, ngài nói ra một chữ “có!”. Nửa giờ đồng hồ mới nói ra một chữ “có”, tôi liền rất hưng phấn, tinh thần phấn chấn lên, nhưng ngài lại không nói, lại đợi tiếp bảy tám phút sau ngài mới nói ra sáu chữ “nhìn được thấu, buông được xuống”. “Nhìn thấu” giúp cho “buông xả”, “buông xả” giúp cho “nhìn thấu”. Từ sơ phát tâm đến Như Lai quả địa, chính là hai thứ này tương bổ, tương thành lẫn nhau. Vào lúc đó tôi mới vào cửa, học Phật mới hai ba tháng, cái gì cũng không hiểu, cho nên ngài hoàn toàn dùng từ ngữ thông dụng để nói với tôi, để tôi vừa nghe liền hiểu rõ. Nếu như ngài dùng thuật ngữ của Phật kinh, thì tôi không hiểu. Điều ngài nói có nghĩa là gì? Nhìn thấu, buông xả trong Đại thừa là “chỉ, quán”. “Nhìn thấu” là “quán”, tường tận chân tướng sự thật, “buông xả” là “chỉ”, đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông xả, tu học đại thừa là như vậy.
Lão hòa thượng Hải Hiền đã làm 90 năm, nhìn thấu buông xả, buông xả nhìn thấu. Ngài đã làm 90 năm, làm ra tấm gương tốt nhất để cho chúng ta xem. Tôi xem hiểu được, tôi bội phục ngài, ngài chân thật một môn thâm nhập, chính là một câu A Di Đà Phật. Một câu A Di Đà Phật này là buông xả, buông xả vạn duyên, một câu A Di Đà Phật này giúp bạn nhìn thấu, cũng giúp bạn buông xả, tuyệt diệu! Lão hòa thượng không biết chữ, không có đi học, không có nghe qua kinh, cũng không có tham thiền, nhưng ông cái gì cũng biết. Đó là gì vậy? Tôi khẳng định ông đã đạt được “niệm Phật tam muội”, khai ngộ rồi.
Ông cũng từng nói qua với mọi người, ông cái gì cũng biết, chỉ có điều không nói mà thôi. Tại vì sao không nói? Không có người bằng lòng nghe.
(Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú giảng ký – HT Tịnh Không)