Tôi có người em tên Cốc Đoan Hòa, vốn là người thật thà trung thành, rất vui thích được giúp đỡ người khác, chỉ có điều chưa bao giờ được nghe pháp, được đến chùa dâng hương lễ Phật. Vào ngày 15 tháng 1 năm 1992, tôi nhận được cuộc điện thoại khẩn: Em bệnh rất nặng, anh về gấp. Vào 17 giờ ngày 18 tháng 1 tôi đã trở về nhà, việc trước tiên, tôi giới thiệu điểm căn bản của thế giới Cực lạc phương Tây, sau đó khuyên em tôi chuyên tâm niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà. Tôi ngồi bên cạnh trợ niệm.
Vào giờ ngọ (11 giờ) ngày 19, bỗng nhiên em tôi bảo: “Đến rồi!” Tôi hỏi: “Ai đến?” Em tôi đáp: “Đức Phật A-di-đà.” Vào 2 giờ chiều, em tôi bảo với các em trai, em gái rằng: “Anh chắc chắn được vãng sanh rồi! 2 giờ sáng mai (2 giờ đêm) đức Phật A-di-đà sẽ đến nghinh đón anh.” Đàn em lưu luyến, không muốn anh ra đi. Em tôi bảo: “Không đi sao được! Anh ở trên thế gian này đã chịu mọi thứ khổ đau quá đủ rồi!” Nói xong lại tiếp tục niệm Phật.
Đêm đến, sau 12 giờ, tất cả người nhà đều tập trung xung quanh giường em tôi nằm. Đến 1 giờ 40 phút, em tôi đòi thay y phục. Tôi thầm nghĩ, trong giờ phút này mà em tôi lo việc tiểu tiết này để làm gì! Tôi liền bảo với nó rằng: “Việc nhỏ mọn ấy em chớ để tâm, anh sẽ chu toàn tất cả mọi việc cho em. Bây giờ, em chỉ nên chú tâm thành khẩn niệm Phật, để theo chân đức Phật A-di-đà về Cực lạc mà thôi.” Tôi nhắc nhở tiếp: “Em niệm có tiếng rồi chuyển qua niệm thầm kẻo mệt.”
Tôi vẫn ngồi cạnh giường trợ niệm. Đúng 2 giờ sáng (không sai một phút) hai mắt em tôi từ từ nhắm lại và chấm dứt hơi thở, thật là một sự xả báo thân cực tuyệt an lành.
(Tỉnh Hà Bắc, chợ Bảo Định phía Bắc, nhà ở ngã tư sau lưng chợ, số 13 – Cốc Đoan Cầm ghi)
Trích Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh
Tuyển thuật: Pháp sư Huệ Tịnh
Biên đính: Pháp sư Tịnh Tông
Dịch giả: Thích Giác Quả
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính chúc quý Liên hữu thân tâm an lạc tinh tấn niệm Phật, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Hậu học có một câu hỏi mong nhờ các anh chị giũp đỡ :
em đang muốn tìm một đạo tràng niệm phật hằng ngày buổi tối, không quá nhiều người,ở khu vực TP Hồ Chí Minh, theo kiểu Tịnh Tông học hội, để thêm phần tinh tấn chứ ở nhà em giải đãi quá ạ.
Em tên Vinh, 27 tuổi ạ
Em xin chân thành cảm ơn.
Xin mọi người cho con hỏi,
Người Phật tử tốt nhất là nên diệt trừ bản ngã, không kiêu căng ngã mạn, không khinh thường người khác… Nhưng nếu vì bất đắc dĩ trong công việc và cuộc sống phải lên làm quản lý, hoặc nhà lãnh đạo, mà lãnh đạo rất cần cái tôi và sự oai nghi với cấp dưới, vậy ta phải làm sao ạ ?
Xin chào bạn Nhật Lâm!
Tôi cũng là 1 kẻ phàm phu nhưng may mắn 6 năm nay tôi được biết đến Phật pháp nên cuộc đời đã có thay đổi rất nhiều. Cũng ko biết nên chia sẻ với bạn từ đâu và như thế nào. Chỉ có thể nói rằng có đức có tài thì mặc nhiên mọi người tôn trọng và có oai nghi. Đâu phải cứ hét to. giữ khuôn mặt lạnh mới làm được quản lý. Bạn có thể tham khảo cuốn Đắc Nhân Tâm (nếu bạn làm quản lý). Nếu muốn nữa thì bạn có thể tham khảo 2 cuốn sách: sách Thái Căn Đàm và sách Quân Vương.
Đọc xong ba quyển đó bạn sẽ đủ hiểu nhà lãnh đạo cần làm gì để nhân viên sợ và tôn trọng mà bạn không cần thể hiện cái tôi và sự oai nghi của cá nhân với cấp dưới.
Chúc bạn mạnh khỏe và an lạc!
Cảm ơn bạn Trần Sỹ Mậu, lời khuyên của bạn cũng chính là điều mình cần.
Chào bạn,
Mình thì không biết bạn thế nào, nhưng mình có vài lời chia sẻ thật lòng. Mình nghĩ môi trường công sở không thích hợp với người Phật Tử tu Tịnh Độ. Cá nhân mình đã từng làm mấy công ty và thấy môi trường công sở quá đấu đá, thị phi nhân ngã, tranh danh đoạt lợi, công việc thì áp lực, hay bị sếp mắng chửi, v.v… không có lợi cho con đường tu hành giải thoát của mình nên mình đã quyết định từ bỏ và tự về nhà làm ăn dù mình không có khiếu kinh doanh. Chắc do mình căn cơ thấp nên không tu giữa đời loạn được. Nếu bạn cảm thấy vẫn giữ được tâm định khi làm công sở thì cứ làm, không sao cả. Tùy căn cơ của mỗi người cao hay thấp thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mong mọi người cho con được hỏi thêm:
con có tìm hiểu và chỉ biết Phật dạy có 5 nghề không được kinh doanh. Nhưng trí tuệ con kém cỏi không thể hiểu thấu, thế giới ngày nay lại đang phát triển nhanh chóng và xuất hiện rất nhiều ngành nghề mới mà con lại không thấy hoặc ko nhận thấy có trong 5 nghề đó, ví như con nghe có người nói kinh doanh vũ trường hay thẩm mĩ viện đều khiến bị tổn phước vì tăng tâm tham, vọng của người..
con lại nghĩ nếu giả sử kinh doanh về Ô tô, Hàng không, xăng dầu, xây dựng… liệu có “Quả báo xấu” không?- vì con nghĩ:
+ bánh xe của ô tô và máy bay chạm đất sẽ luôn có thể vô tình cán chết các chúng sinh nhỏ bé, đồng thời nhờ xăng dầu khiến chúng thải các chất làm ô nhiễm môi trường;
+ ngành xây dựng bất động sản thường liên quan tới đất nên càng có thể làm tổn hại nhiều chúng sinh hơn.
+ Con lại nghĩ nếu sản xuất, kinh doanh 1 sản phẩm nào đó nhưng con người lại sử dụng nó vào việc tạo nghiệp ác như bổ sung cho việc ăn thịt hoặc sát sinh, hay các nhà khoa học sáng chế ra những phát minh nhưng sau đó các quốc gia lại sử dụng nó phát triển các vũ khí chiến tranh… mà mình ko hề mong muốn thì mình có phải nhận lãnh quả báo xấu không?
Vì những suy nghĩ đó mà con nhìn tới đâu, ngành nghề nào cũng đều thấy có “rủi ro” về vô tình gây tạo “nghiệp ác”, từ đó con có tâm lý rất “sợ sệt” không dám kinh doanh, con cảm thấy rất trăn trở vì chưa tìm ra được câu trả lời, lại luôn nhớ tới câu nói: Sai 1 ly, đi 1 dặm. Con mong rằng Thầy, các cô chú, bạn đạo hữu có thể giúp đỡ, giải đáp cho con biết làm sao để có thể tìm, lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp mà không gây tạo nghiệp ác, để làm lợi cho mọi người, và cuối đời vẫn có thể về được cõi Cực Lạc ạ?
Con xin chân thành cảm ơn !
A Di Đà Phật
Chào bạn Nhật Lâm!
Trong kinh A Hàm và Nikaya, đức Phật đã ngăn cấm người Phật tử không nên làm sáu nghề ác. Sáu nghề ác đó là: Buôn bán người, buôn bán các loại thịt sống, buôn bán các loại thịt chín, sản xuất buôn bán bia rượu và chất gây nghiện, săn bắn thú vật, chài lưới đánh bắt cá. Đức Phật nhập diệt đã hơn 2500 năm; thời đó, khoa học kỹ thuật không tiên tiến như hiện nay, ngành nghề và công cụ sản xuất cũng ít ỏi, thô sơ; dựa vào tình hình đất nước- xã hội- con người lúc bấy giờ mà đức Bổn Sư có lời dạy sao cho ứng hợp. Song những lời vàng của Phật nếu chúng ta dùng trí tuệ Bát Nhã thì có thể nhận biết tất cả đều đúng, đều ứng hợp trong mọi thời đại. Ví như có câu chuyện về một vị kỹ sư sản xuất ra chiếc máy “làm thịt heo”, trong buổi lễ ra máy sản phẩm, chính ông “vô tình” là vật thí nghiệm đầu tiên. Vậy vị kỹ sư này có phạm vào 1 trong 6 nghề ác mà Phật đã cấm hay không? Tất nhiên có, vì chiếc máy “làm thị heo” là công cụ để con người giết thịt chúng sanh mà buôn bán từ thịt sống đến thịt chín.
“bánh xe của ô tô và máy bay chạm đất sẽ luôn có thể vô tình cán chết các chúng sinh nhỏ bé, đồng thời nhờ xăng dầu khiến chúng thải các chất làm ô nhiễm môi trường” . Ngày trước con người dùng trâu, bò, ngựa để làm phương tiện chuyên chở tuyệt nhiên cũng phải dẫm đạp phía dưới những chúng sinh bé nhỏ. Ngày nay phương tiện phát triển bên cạnh những mặt hạn chế như bạn đã nói, cũng có nhiều lợi ích nhất định. Lúc xưa Huyền Trang Pháp sư sang Ấn Độ thỉnh Kinh cả đi lẫn về ngót hơn 10 năm, hiện nay nhờ có phương tiện giao thông nhanh hiện đại mà các vị pháp sư di chuyển dễ dàng đến các nơi thuyết pháp, Phật pháp cũng nhờ đó mà được hoằng dương rộng rãi.
“Con lại nghĩ nếu sản xuất, kinh doanh 1 sản phẩm nào đó nhưng con người lại sử dụng nó vào việc tạo nghiệp ác như bổ sung cho việc ăn thịt hoặc sát sinh, hay các nhà khoa học sáng chế ra những phát minh nhưng sau đó các quốc gia lại sử dụng nó phát triển các vũ khí chiến tranh… mà mình ko hề mong muốn thì mình có phải nhận lãnh quả báo xấu không?” MD đã từng nghe một đoạn pháp của Hòa thượng Tịnh Không có nhắc đến nhà bác học Einstein, vị này đã phát minh ra bom nguyên tử nên sau khi chết đã bị đọa vào địa ngục “Bom nguyên tử”, ngay khi quả bom nguyên tử trên đầu nổ tung, thân xác hoàn nguyên, rồi lại nổ,… cứ như vậy.
Khi sinh ra làm người vì là cõi thiện nên chúng sanh đến đây để tiêu nghiệp thiện nhiều hơn tiêu nghiệp ác. Vậy nên Phật dạy: Học Phật chính là sự hưởng thụ tối cao của loài người, nhằm nhắc nhở chúng sanh nếu có được thân người phải tận dụng mà tu học. Làm người, “tất cả cử chỉ động niệm không chi là chẳng phải tội” nên tất nhiên chúng ta không thể tránh được việc tạo tác một số tội nghiệp. Tuy nhiên đã học Phật rồi phải hạn chế tối đa việc tạo ác từ thân- khẩu- ý. Thật ra con người khi khởi lên một ý niệm bất thiện, chính bản thân đều nhận biết rõ nhất niệm đó thiện hay ác, song vì mê mờ, vô minh, không tin Nhân quả nên con người vẫn mặc nhiên tạo ác và cho đó là chuyện thường tình, là sự sinh tồn của con người, của xã hội. Song chân lý bất biến: Nhân- quả luôn song hành nhau, hành thiện thì nhận quả thiện, hành ác thì nhận quả xấu ác. Phật- Tổ dạy: “tin sâu Nhân quả” là đã bao hàm hết thảy những gì chúng sanh phải làm, những gì chúng sanh không nên làm rồi.
Vậy Nhật Lâm hãy thử nghĩ xem, nếu việc gì có lợi ích cho con người, cho xã hội, cho thế giới, không làm tổn hại chúng sanh, không hám lợi về mình thì đó chính là nghành nghề tốt. Cũng không quá khó đâu, thân giả tạm này chỉ cần một ngày 3 bữa cơm, có căn nhà che mưa che nắng, đừng phát sinh những thứ phù phiếm xa hoa thì chúng ta có cần căn óc kiếm tiền đâu? Như Hòa thượng Tịnh Không nói: có tiền nhiều cũng rất phiền phức, phải toan tính dùng tiền đó để làm gì, ấn tống loại Kinh sách gì,… rất phiền phức. Nếu chúng ta cũng học hỏi theo Lão hòa thượng có tiền thì liền đem làm việc thiện, chắc chắn sẽ thấy đồng tiền có giá trị rất nhỏ bé, chúng ta cũng chẳng lao lực làm gì cả, cứ an nhiên mà chờ Phật đến đón thôi…
Nam Mô A Di Đà Phật
“Cũng không quá khó đâu, thân giả tạm này chỉ cần một ngày 3 bữa cơm, có căn nhà che mưa che nắng, đừng phát sinh những thứ phù phiếm xa hoa thì chúng ta có cần căn óc kiếm tiền đâu? Như Hòa thượng Tịnh Không nói: có tiền nhiều cũng rất phiền phức, phải toan tính dùng tiền đó để làm gì, ấn tống loại Kinh sách gì,… rất phiền phức” con xin lỗi nếu có tự ý trích dẫn lại lời văn của cô mà chưa được cô cho phép nhưng thật sự những lời này hay quá nên con phải nhắc lại để “răng nhắc mình đừng tham” vì con còn quá tham, miệng nói hết tham nhưng tâm vẫn tham
Ai giúp mình với. Mấy hôm nay đọc được bài nói ma phá người tu và có nhiều loại đáng sợ vốn đã “yếu bóng vía” nên sợ quá không dám đến bàn thờ niệm phật luôn. Cứu với lúc rày rất sợ hãi không rõ nguyên nhân nữa dù không có thủ dâm suy nghĩ xấu xa nhưng vẫn như vầy giúp mình với giờ bị hoảng loạn quá.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Sợ,
*Ma sẽ chỉ đến phá bạn khi bạn thực tu và tu đã có định lực. Ngoài ra Ma chưa để mắt tới bạn đâu. Do vậy “ma” mà bạn nói đó chính là ma trong tâm bạn: tâm nghĩ tưởng đủ thứ chuyện rùng rợn, đem những thứ đó, tự hù doạ chính mình. Trong đạo gọi đó là nội ma.
Khắc chế: ngay khi tâm khởi sợ bạn hãy cấp cấp niệm Phật không ngừng, niệm tới khi ý niệm sợ ma không còn nữa thì niệm bình thường.
*Trong nhà bạn thờ Phật mà bạn lại nghĩ nhà có ma, chứng tỏ bạn chưa tin Phật. Phật-Ma nói 2 mà chỉ là một. Mê=ma; giác=Phật. Hàng ngày nếu bạn thường hướng tâm về tham, sân, si, mạn, nghi=bạn đang bị ma tâm điều khiển; ngược lại, hàng ngày bạn luôn tìm cách chuyển hoá những thứ tâm nói trên=tâm Phật đang định hình.
Bạn hãy dũng mãnh, hàng ngày đối trước bàn thờ Phật, nguyện như sau:
Đệ tử con tên…Pháp danh…ngụ tại…nguyện một đời này phát tâm tinh tấn tu hành theo giáo pháp của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã chỉ dạy, nguyện đoạn hết thảy việc ác, tu hết thảy pháp thiện, luôn tinh tấn hành trì pháp niệm Phật để giúp tâm con luôn thanh tịnh. Đệ tử vì căn cơ cạn mỏng, nghiệp lực sâu dày, bên cạnh không có minh sư để giáo dẫn, con xin nguyện đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, đức Phật A Di Đà làm y chỉ Sư và đức Giáo thọ cùng sự trợ duyên của chư đại Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát cùng tây Phương Thánh Chúng đồng hộ niệm, giúp cho con trưởng dưỡng trên đường bồ đề để khi mãn báo thân này con được biết trước ngày giờ vãng sanh, giờ phút lâm chung thân không bệnh khổ, tâm không hôn mê, nhiếp tâm niệm Phật trong vòng một niệm Phật và thánh chúng tay cầm đài vàng tiếp dẫn con sanh về Tịnh Độ.
Nam Mô chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).
Bạn phát nguyện 21 ngày liên tục đối trước bàn thờ Phật trước khi vào thời khoá tu học mỗi ngày sau đó hành trì theo pháp bạn đang tu học là mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Chúc tinh tấn.
TN
A Di Đà Phật. xin cảm ơn rất nhiều nhưng cũng xin hỏi thêm là “định lực “ là gì có phải từ đó chỉ dùng cho thiền định. còn niệm phật không thể bị ngoại ma phá vì có phật gia trì phải không? Mỗi lần phóng sanh chỉ niệm phật là đủ vì danh hiệu phật là nhất ko cần phải tụng kệ, kinh, chú hay nói suông quy y cho chúng phải không? Việc giữ giới không thủ dâm của “mình” gặp phải khó khăn giữ giới chừng 1 tháng nửa tháng có thể lâu dài hoặc ngược lại, là tái phạm không sao dứt được dù áp dụng nhiều phương pháp tới cả khi dục vọng nổi lên thì niệm phật mà vẫn vô phương tới khi niệm phật yếu thì nó lại thừa thời cơ tái phạm cho đến sám hối, quán bất tịnh, đọc sách âm luật, thọ khang bảo giám… vẫn không hiệu quả chỉ dừng ở mức đó phải làm sao 🌟 thật là quá khổ.🙏🏻
Bạn hãy thử đi in ấn kinh điển và các sách thiện rồi hồi hướng công đức cầu nguyện cho dâm niệm được tiêu trừ , và phát nguyện rằng đến khi đạt quả vị Phật, sẽ dùng Phật lực gia trì và tạo các phương tiện để chúng sanh đều đồng tiêu trừ dâm tâm và các dục niệm, để sớm đồng chứng Bồ Đề.
Nếu bạn thành tâm, dâm niệm sẽ lần lần tiêu trừ…giảm nhẹ, cho đến khi chẳng còn…
A DI ĐÀ PHẬT
Chào bạn,
Chú Đại Bi có năng lực không thể nghĩ bàn. Trong kinh dạy, người trì chú mà có tâm tin sâu thì mong cầu gì cũng được toại nguyện, ngoại trừ việc ác. Bạn hãy tìm đọc các bài liên quan để phát khởi lòng tin. Khi có sự tin tưởng rồi thì bạn hãy phát nguyện trì niệm chú Đại Bi 1200 biến và niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, rồi mỗi ngày tùy theo khả năng mà hành trì, thì sẽ dứt được cái việc thủ dâm kia. Bạn lưu ý nếu trì chú mà không có lòng tin vào năng lực của chú, của Phật, Bồ tát, thì sẽ không được toại nguyện.
Định lực nghĩa là tâm mình có chánh niệm vững chắc, đại khái là tâm ít hoặc không bị dao động, lay chuyển theo cảnh. Ví dụ, người niệm Phật mà có định lực thì khi gặp việc không như ý, họ vẫn bình tâm và niệm Phật được, ngược lại, nếu không có định lực thì sẽ nổi sân.
Nói chung, đa phần người tu đều gặp chướng ngại, là do tập khí xấu ác mà mình đã huân tập nhiều đời. Quan trọng là mình phải nhớ nương nhờ Tam Bảo gia hộ, không nên chán nản, phải có lòng tin sâu, kiên định vào lực bất khả tư nghì của Phật, Bồ tát thì sẽ dần vượt qua được chướng ngại.
Kính chúc bạn tu tập tinh tấn.
Năm Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn,
Định lực là gì, thì Cư sĩ Phước Huệ giải thích rồi.
Còn về Ma (nội ma, ngoại ma), bạn học Phật thì không có gì phải sợ, nếu đường đó có Ma thì cũng phải đi qua. Nếu là con người sống lương thiện, sống ngay thẳng, không Tham Sân Si thì Ma gặp bạn cũng phải kính nể cúi đầu. Nếu bạn có ý sợ, thì dù không mời nhưng Ma cũng tìm đến bạn. Hãy nghĩ rằng mình nhiều đời nhiều kiếp chắc cũng từng là Ma, hoặc giả mình đã chết rồi…để vượt qua sự sợ hãi. Ngoài ra, nên áp dụng thêm phương pháp tự kỷ ám thị của một vị thiền sư, mỗi ngày đọc liên tục “Tại sao tôi không sợ ma”
Về phóng sanh thì tùy bạn thôi vì “Vạn pháp duy tâm tạo”, quan trọng ở cái tâm chân thành cung kính.
Về thủ dâm, mình cũng đồng cảnh ngộ với bạn. 15 năm thủ dâm, nay đã bỏ được hơn nửa năm rồi. Mình có chia sẻ kinh nghiệm tại https://sites.google.com/view/chiasephatphap/ngu-duc/dam-duc
Xin cảm ơn bạn, cách mà bạn chia sẻ hiệu quả lắm. A Di Đà Phật