Cảm ân chư Phật Bồ Tát gia trì để con có cơ hội du địa ngục lần này, vừa tăng trưởng kiến văn lại kiên cố lòng tin với việc giữ giới. Thật ra từ nhỏ tôi đã có loại cảm ứng đặc biệt này, tức là những việc sắp phát sinh hoặc sẽ xảy ra trong tương lai tự nhiên xuất hiện trong giấc mơ của tôi, cảm thấy như mơ nhưng không phải là mơ. Tôi có thể biết rõ linh hồn mình xuất ra và nhìn thấy mình nằm trên giường, linh hồn xuất ra nhìn thấy những việc phát sinh thì có thể nhớ rõ, thường thì những điều này sẽ ứng nghiệm trong tương lai hay là một loại điềm báo nhưng chưa xảy ra thì tôi đã xử lý ổn thỏa rồi.
Lúc trước toàn là những việc liên quan đến cá nhân và người nhà, lần này thì khá đặc biệt, tôi cần phải chia sẻ với tất cả hữu tình chúng sinh, để mọi người biết được sự quan trọng của ý niệm, có nghĩa là nếu muốn người khác không biết thì mình đừng có làm. Bên cạnh chúng ta, trong sinh hoạt thường ngày có nhiều điều sai lầm mà ta không biết. Giống như một đôi vợ chồng hợp pháp, song phương đều không có ngoại tình nhưng họ đều phạm tội tà dâm. Vì sao? Vì họ không giữ giới luật phi thời, phi địa, phi khí.
Đêm hôm qua, tôi cảm thấy như nằm mơ xuất hồn du địa ngục, vừa đến địa ngục tôi cảm thấy âm khí rất nặng. Nam nữ ở đây đều đang chịu đau khổ, kêu gào thảm thiết, phát ra tiếng kêu lớn thất kinh, không có chút tiếng cười, không có tự do, trên người bị gông sắt khóa lại, có người bị quỷ sứ dùng hình cụ lôi đi, bị đánh, bị đâm. Địa ngục có quỷ sai, có Phán Quan, bọn họ cũng không cười, rất nghiêm túc, có người nhìn rất dữ.
Chỉ có một bộ phận địa phủ quan viên nhìn có vẻ không dữ lắm, còn những quỷ sai khác thường rất hung tợn. Địa ngục không có ánh sáng, không giống nhân gian, khí trời đen lại có chút đỏ, rất khó hình dung, là một cảm giác rất không thoải mái. Lúc đó tôi vừa đến địa ngục Đệ Thất Điện, đúng lúc địa phủ đang xét xử một vụ phạm tà dâm của hồn nam, được sự cho phép của Phán Quan mà vào dự thính. Ngay chính giữa đại điện là chủ quản tên Thái Sơn Vương, ông ta quản lý điện này, điện này có 16 địa ngục nhỏ đều do Thái Sơn Vương phụ trách quản lý. Lớn nhất trong địa ngục là Diêm La Vương. Diêm La Vương quản lý cả địa ngục, bao gồm thập điện, mỗi điện có một Vương, mỗi vị Điện Vương phụ trách quản lý 16 cái địa ngục nhỏ. Hai bên Thái Sơn Vương là hai vị địa phủ quan viên, một vị là Phán Quan, một là Chấp Hành Quỉ Sai cầm đao lớn và xiềng xích, bọn họ đều rất nghiêm túc nghe xử, không khí cảm giác âm u, lại có cảm giác mát nhẹ.
Lúc này thấy Thái Sơn Vương rất hung dữ xét hỏi nam hồn phạm tội tà dâm khi còn sống; hồn này đang xảo biện, Thái Sơn Vương dùng tay vẽ một đường trên hư không hiện ra Nghiệt Kính Đài (Tấm gương hiện cảnh những việc tội hồn đã làm trong quá khứ. Tội hồn nào chối tội thì cho xem). Nghiệt Kính Đài hiện ra hồn nam lúc còn trẻ cùng vợ và người tình phi thời, phi địa, phi khí, đang xem sách sắc tình, đĩa phim sex v.v… tội tà dâm. Nam hồn kinh sợ cả người run rẩy, quì xin tha tội, nhưng đã quá muộn rồi, Thái Sơn Vương đã mệnh lệnh quỉ sai áp giải đến địa ngục ôm trụ đồng thọ hình.
Quỉ sai cầm đao lớn dùng xiềng xích lôi tội hồn ra khỏi đại điện đi thọ hình, tôi cũng đi theo xem tình hình ra sao. Không xem thì không sao, một khi đã xem rồi thì ôi! Thật kinh người, toàn bộ hồn quỉ trong địa ngục này đều rên la thống khổ, mà số lượng thì rất nhiều rất nhiều, bọn họ rên la thê thảm mà không hề ngưng nghỉ được, sự đau khổ liên tục mà hoàn toàn không có thời gian nghỉ ngơi. Tôi trông thấy vị nam hồn lúc nãy vui vẻ chạy đến trụ đồng, khi hắn ôm vào thì tức khắc rên la đau khổ. Tôi hỏi Phán Quan tại sao như vậy? Phán Quan nói lúc nãy hồn nam thấy trụ đồng là mỹ nữ nên hắn rất vui vẻ nhưng khi ôm vào trụ đồng thì bị đốt cháy cả người, cho nên đau khổ rên la.
Tôi tiếp tục hỏi Phán Quan sao gọi là phi thời, phi địa, phi khí? Thì ra dù là vợ chồng chính thức cũng phải giữ một số giới luật, nếu không cũng là phạm tội tà dâm. Phi Thời là ngày đản sanh của Phật Bồ Tát hoặc 6 ngày chay trong mỗi tháng hay 3 tháng trường chay trong năm (Sáu ngày chay: 8, 14, 15, 23 và 2 ngày cuối tháng (âm lịch). Ba tháng trường chay: tháng giêng, tháng năm, tháng chín (âm lịch)), không được quan hệ. Trong những ngày này như mùng 1, mùng 10, 15, Tứ Đại Thiên Vương sẽ du tuần xem xét ghi lại thiện ác tại nhân gian rồi báo cáo cho Ngọc Đế. Phi Địa là vợ chồng quan hệ nên vừa đủ, ngoài giường nằm của vợ chồng không được quan hệ ở nơi khác như phòng khách, bếp, nhà vệ sinh, lộ thiên, trước tượng Phật v.v… Phi Khí là ngoài bộ phận sinh dục ra không được hành dâm ở bộ phận khác, nếu không sẽ phải xuống địa ngục chịu khổ. Chịu hết khổ địa ngục còn phải đầu thai làm heo, chó, uyên ương, rắn v.v…
Hiện tại khoa học phát triển, trên mạng internet có rất nhiều trang web sắc tình, không được xem, xem cũng là phạm, nhất định sẽ bị giảm trừ phúc, lộc, thọ. Tuy rằng chưa có hành động gì, ý niệm nhất động, câu sinh thần lập tức ghi lại hết. Mỗi người chúng ta đều có hai vị câu sinh thần, một vị ghi ác nghiệp, một vị ghi thiện nghiệp. Đương nhiên có người nói, một đời tôi chỉ quan hệ với bạn đời của mình thì không tính là phạm tội được, thật ra là sai. Phán Quan nói: Làm người phải giữ gìn chân tinh khí, quan hệ quá độ sẽ làm tổn hao chánh khí của tự thân mình, khi nam nữ quan hệ hành dâm thì sẽ làm phát tán tà khí phá hoại chánh khí trong trời đất. Nếu như vợ chồng chánh thức có phạm phải những điều như trên như giới luật phi thời, phi địa, phi khí thì mau mau sám hối thay đổi và đem những điều này chuyển nói cho tất cả hữu tình làm cho mọi người biết giữ mình trong sạch, giữ lễ tiết, giữ nhân luân, làm cho chánh khí trong trời đất được quân bình.
Nếu như lúc trước có phạm phải phi thời, phi địa, phi khí mà do người bạn đời ép bức, trong lòng không có ý hưởng lạc hành dâm, lại kịp lúc sám hối sửa lỗi, đồng thời lập nguyện về sau sẽ khuyến hóa người khác, như thế thì sẽ khỏi phải chịu khổ hình nơi địa ngục. Nếu như cố ý tìm cầu khoái cảm mà phạm giới, thì phải đọa địa ngục ôm trụ đồng, thọ báo xong bị đánh vào súc sanh đạo, lại chuyển sanh làm thân nữ hạ tiện.
Dưới đây sẽ nói đến sự phân biệt phán xử đối với kẻ phạm giới tà dâm. Trước tiên là nam nữ chưa kết hôn, nếu nam nữ chưa kết hôn còn giữ được thân đồng tử (người nam nữ chưa từng quan hệ tình dục với người khác phái) xem sách sắc tình hay trang web sex, cũng là phạm tội tà dâm, sẽ bị giảm trừ phước, lộc, thọ. Nếu như xem một lần sẽ bị giảm tuổi thọ 1 tháng, nếu tiếp tục xem sẽ bị giảm thọ 1 năm hay hơn nữa, nếu như xem mà không có hành động và kịp thời sám hối thì có thể giảm nhẹ tội nghiệp. Nếu như chưa kết hôn mà quan hệ tuy là chỉ với một đối tượng dù sau đó đi đến kết hôn với người đó, cả hai cũng phải bị giảm trừ phước báo vì không giữ đúng lễ tiết.
Nếu như chưa kết hôn mà quan hệ bừa bãi, có nghĩa là thường xuyên thay đổi đối tượng, hôm nay A, ngày mai B, ngày mốt C, hiện tại rất phổ biến trào lưu người nam càng có nhiều bạn gái càng tự hào, người nữ thì ngủ với nhiều người v.v… Trường hợp như vậy sau khi mạng chung sẽ đọa địa ngục ôm trụ đồng, thời gian chịu khổ càng dài, sau đó luân hồi làm súc sanh, lại chuyển làm thân người trả nợ xưa. Nếu như đã kết hôn mà ngoại tình thì phải xem xét mức độ thương tổn mà định thời gian thọ hình cùng mức độ nặng nhẹ, ít nhất là ôm trụ đồng 1 vạn năm.
Nếu như cưỡng hiếp, giở mưu kế làm người nữ mất trinh tiết, hay người nữ tham dâm, mạng chung đọa địa ngục này 2 vạn năm, sau đó lại vào địa ngục rên la thọ báo 1 vạn năm, lại sanh nhân gian trả nợ cũ. Nếu như tà dâm lại thêm độc hại người chết, đọa địa ngục này 4 vạn năm, sau đó sanh vào nhân gian trả nợ cũ.
A Di Đà Phật! Nếu viết ra không hay thì đều là lỗi của kẻ hậu học không liên quan đến sự chỉ dạy của Phán Quan. Cảm tạ sự gia trì của Phật Bồ Tát cho con đến được địa ngục tham quan mà có thể viết ra đoạn văn này chia sẻ với mọi người. Nếu như có công đức, xin đem hồi hướng cho hư không pháp giới nhất thiết chúng sinh, xa rời dục vọng, giữ gìn giới luật thanh tịnh, cùng chứng vô thượng chánh đẳng bồ đề.
Trích từ Âm Luật Vô Tình
Thượng Quan Ngọc Hoa trước tác
A Di Đà Phật
Cho con hỏi con niệm Phật mà vọng niệm và vọng tưởng về Dâm Dục bậy trong quá khứ con coi phim Đôì Trụy nó khởi nhiều quá giờ phải làm sao a. Nò làm cho con thôí Tâm
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Những vọng tưởng đó, dù bạn không cố tình nghĩ đến nhưng chúng vẫn xuất hiện, là do chúng đã được huân tập vào tiềm thức của bạn từ trong quá khứ, nay bạn bắt đầu biết tu, động đến chúng, thế là chúng “trồi đầu” lên. Và chướng ngại này cũng không ít người gặp phải. Bạn càng sợ chúng, nghĩa là bạn đang cho chúng là thật, vậy là bạn đang thêm sức mạnh cho chúng, nên càng ngày chúng càng khởi lên nhiều hơn. Một trong những cách vượt qua chướng ngại này là bạn hãy thực tập quan sát tâm, và nhiếp tâm niệm Phật. Mỗi ngày bạn cần bỏ ra ít nhất 30′ để thực tập. Bạn hãy tập nhiếp tâm niệm Phật, chú tâm làm sao để mỗi khi tâm bạn nghĩ qua việc khác (không phải câu niệm Phật), thì bạn biết ngay và kéo tâm vào câu Phật hiệu từng tiếng một. Mỗi khi ý nghĩ xuất hiện, thì hãy biết tâm đó là hư vọng, bản chất nó không thật, và nó cũng bình thường như mình đang khởi nghĩ ăn cơm, uống nước vậy, nghĩ như vậy rồi thì không sợ nữa, và nhiếp tâm niệm Phật. Nếu bạn siêng năng hành trì, thường chú tâm, tỉnh giác như vậy thì cái vọng tưởng đó sẽ nhạt dần rồi dứt. Lại nữa, bạn thường nên quán tưởng đến thân sắc sáng vàng kim của đức phật A Di Đà mà bỏ đi cái sự ham thích cái thân người phàm phu.
Chúc bạn tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà phật
ÁI DỤC: Thân Nghiệp thứ ba.
Gốc nguồn vô tận Ta Bà thọ sinh.
Theo lời Phật dạy trong Kinh.
Ái đem vạn trạng thiên hình ngu si.
Ngục tù chướng ngại u mê.
Luân hồi muôn kiếp cũng vì ái ân.
Cuộc đời sống tựa mây vần.
Đống xương vô định mấy lần Tu Di.
Khóc than nước mắt dầm dề.
Nếu đem tích chứa suối khe nào bằng.
Vướng vòng ái dục ví bằng.
Biển mê sinh tử xích thằng rối ren.
Địa ngục thống khổ mấy phen.
Cùng loài quỷ đói tiếng rền khóc than.
Súc sinh quả báo thân cam.
Bồ câu, chim sẻ tánh ham dâm tà.
Nếu sanh trong cõi người ta.
Vợ con bất chính, đạo nhà chẳng vui.
Bao nhiêu khổ báo chôn vùi.
Do nhân ái dục khiến đời khổ đau.
Phật tiền tha thiết khẩn cầu.
Ăn năn sám hối tật sâu phát lồ.
Kể từ vô thỉ đến giờ.
Luân thường chẳng giữ tương tư vợ người.
Mưu sâu dụ dỗ đoạt chơi.
Xâm phạm trinh tiết, phá đời gái ngoan.
Tỳ Kheo Ni cũng tính toan.
Làm nhơ phạm hạnh hoang đàng đẫy đưa.
Ỷ quyền cưỡng bức gạt lừa.
Khiến người tan tác cũng chưa thỏa lòng.
Trăng hoa mèo mả gà đồng.
Chẳng phân biệt hạng đàn ông vô loài.
Nay Con đã hiểu chuyện đời.
Chí thành sám hối sáu thời ăn năn.
Nhờ công sám hối não phiền.
Ác nghiệp dâm dục tự nhiên được trừ.
Sanh ra chẳng tự cửa nhơ.
Tấm thân thanh tịnh là nhờ hóa sinh.
Thập phần tướng tốt quang minh.
Thông minh đĩnh ngộ tinh anh tuyệt trần.
Xa lìa dục vọng ái ân.
Biết đời hư ảo hồng trần thoát ly.
Trong mơ cũng chẳng xuy vi.
Như như bất động tu trì chánh nhân.
Nay đem tính mạng tâm thần.
Quy y đảnh lễ pháp thân Phật Đà.
Nam Mô A Di Đà Phật
_()_
TÍN NGUYỆN TRÌ DANH – nắm vững bốn chữ này, vấn đề cả đời chúng ta liền được giải quyết, nhất định được sinh Tịnh Độ
Mấy ngày trước cư sĩ Lưu Tố Vân ở Đông Bắc có đến chỗ tôi, ở đây làm báo cáo, giảng 10 tiếng đồng hồ. Người đó thế nào? Thật giỏi giang! Khi bà ấy 59 tuổi mắc bệnh nặng, người phương Bắc biết bệnh này, ban đỏ (Hồng Ban Lang Sang). Mắc bệnh này hầu như không có khả năng trị lành, mắc bệnh này thì sắp ra đi, Trung Tây y đều không có cách cứu chữa, bà có rất nhiều người bạn đã mất đi do bệnh này. Bà mắc bệnh này nên nguyện trì danh hiệu, trì danh hiệu đức Phật A-di-đà, không chút hoài nghi gì về thế giới Tây phương cực lạc, xem nhẹ chuyện sinh tử, chuyên tâm cầu vãng sanh Tịnh Độ. Bác sĩ nói với bà, cũng nói lời thành thật, ông nói: Bệnh này của bà không có hi vọng, cần có sự chuẩn bị về tâm lý, lúc nào cũng có thể ra đi. Bà cười, tôi chết thì Phật A-di-đà đến đón, tôi đến thế giới Tây phương Cực Lạc, thế giới Tây phương Cực Lạc là quê tôi, tôi không sợ gì cả. Bệnh của bà khỏi rồi, bác sĩ cảm thấy thật kì lạ, làm sao khỏi được? Bà nói niệm Phật sẽ khỏi, một ngày từ sáng đến tối chỉ với một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, toàn là Phật A-di-đà. Bà còn nghe kinh, nghe Kinh Vô Lượng Thọ, nghe đĩa, rất dụng công. Trong báo cáo bà nói mỗi ngày bà nghe một đĩa. Đó là đĩa khi tôi còn trẻ giảng, một đĩa là một tiếng mỗi ngày nghe 10 tiếng, chính là nói bà nghe một đĩa 10 lần, nghe đến thuộc lòng. Đọc Kinh Vô Lượng Thọ, nghe Kinh Vô Lượng Thọ, niệm Phật A-di-đà, bệnh liền khỏi. Bác sĩ tin lời bà nói, bà có sở trường lớn nhất mà người thông thường chúng ta làm không được, đó là cả đời không nói vọng ngữ, người rất trung hậu chất phác, không lừa người khác, câu nào của bà nói với bạn cũng đều là thật cả. Năm nay 66 tuổi, bởi vì tôi xem đĩa phỏng vấn là ngày 4 tháng 5 năm 2003 ghi, nữa tiếng, đài truyền hình phỏng vấn, cho nên tôi nghĩ đã nhiều năm rồi, người này vẫn còn chăng? Tôi nhờ đồng học ở Hongkong hỏi thăm, người này vẫn còn, còn tìm được số điện thoại, tôi gọi điện cho bà. Lúc ấy tôi ở Đài Loan chữa răng, tôi nghe được tin này. Gọi điện thoại rồi bà rất khẩn trương, rất kinh ngạc. Tôi hỏi sao vậy,
sức khỏe bà thế nào? Tốt, mỗi năm mỗi tốt hơn. Tôi mời bà đến Hongkong, gặp mặt, thật tốt. Bạn xem, chúng tôi giảng mười mấy tiếng, sau khi giảng xong, Hướng Tiểu Lợi mời đến Thẩm Quyến, ở Thẩm Quyến rất vất vả, mỗi ngày giảng gần 6 tiếng, còn giải đáp thắc mắc cho mọi người, một ngày giảng 8 tiếng, giảng hai ngày thì về. “Tín nguyện trì danh”, chính bốn chữ này mà giúp bà hết bệnh, sống khỏe mạnh, hạnh phúc. Tôi lúc giảng kinh có nhắc đến mấy lần, bà hiện nay trở thành người nổi tiếng rồi, rất nhiều nơi mời bà giảng. Bà là người tính tình hướng nội, tôi nói với bà: bà ngày nay không thể độc thiện kì thân, cần phải kiêm thiện thiên hạ, bà phải đi hoằng pháp khắp nơi, phải giúp đỡ người khác. Bà cũng là hiếm có, Phật Bồ-tát dạy tôi làm gì, tôi liền làm theo. Bốn chữ này thật quan trọng! Chúng ta nắm vững bốn chữ này, vấn đề cả đời chúng ta liền được giải quyết, nhất định được sinh Tịnh Độ.
(PS Tịnh Không giảng ký)
Pháp sư Tịnh Không
Hết thảy chúng sanh ai nấy đều có phần nơi ba học vị tu học trong Phật pháp. Chỉ cần quý vị chẳng chấp trước hết thảy các pháp, chúc mừng quý vị đã đạt được học vị thứ nhất là A La Hán. Đạt được học vị này, lục đạo chẳng còn nữa, vì sao? Lục đạo do chấp trước biến hiện, không có chấp trước sẽ chẳng có lục đạo. Không có phân biệt sẽ chẳng có tứ thánh pháp giới, sẽ chẳng có cõi Phương Tiện Hữu Dư, địa vị nâng cao lên thành Bồ Tát, Chánh Đẳng Chánh Giác. Tiến thêm bước nữa, không chỉ chẳng chấp trước, chẳng phân biệt, ngay cả khởi tâm động niệm cũng buông xuống, chúc mừng quý vị, quý vị lại tiến thêm bước nữa, đạt đến tột đỉnh, thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đạt được học vị tối cao là Phật Đà. Phật Đà giống như học vị Tiến Sĩ trong nhà trường hiện thời, Bồ Tát là học vị Thạc Sĩ, A La Hán là học vị Học Sĩ (Cử Nhân), quý vị đã thành tựu. Cả ba học vị ấy đều chưa đạt được, dẫu học Phật, dụng công cách nào đi nữa, quý vị chẳng thể thoát khỏi lục đạo luân hồi, biến toàn bộ những gì đã tu học thành phước báo thế gian, tương lai sẽ đi về đâu? Đến Dục Giới Thiên, Sắc Giới Thiên, Vô Sắc Giới Thiên để hưởng phước. Quý vị phải hiểu: Hưởng hết phước, nhưng còn có tội báo, chớ nên không biết [điều này]! Quý vị tạo những ác nghiệp, hưởng hết phước, tai họa sẽ xảy đến, nợ mạng phải đền mạng, thiếu nợ phải trả tiền. Chúng ta thật sự hiểu rõ ràng chân tướng sự thật này, chẳng còn nợ mạng chúng sanh nữa, quyết định chẳng sát sanh, chẳng gây thương tích, tổn hại chúng sanh, không còn chiếm tiện nghi của người khác, chẳng thiếu nợ. Nghèo hèn, khốn quẫn đến chết, vẫn cam tâm bằng lòng chịu chết, vẫn không tham một chút tiện nghi, cũng chẳng đoạt lấy sanh mạng của chúng sanh để duy trì mạng sống của chính mình, [nếu đoạt lấy] là sai rồi! Do lẽ nào? Thân chẳng phải là ta, thân có sanh diệt, linh tánh bất sanh bất diệt, ta phải chiếu cố linh tánh, chớ nên chiếu cố cái thân này, người hiểu rõ [sẽ làm như vậy]! Quyết định chẳng ích kỷ, tự lợi. Trong một đời người, đáng quý nhất là hiểu rõ, người đã hiểu rõ được gọi là “thánh nhân”. Người Hoa gọi [người đã hiểu rõ] là “thánh nhân”, người Ấn Độ gọi là Phật. Quý vị hãy nhìn vào ý nghĩa của chữ Phật, đó là chữ phiên âm, mang ý nghĩa là “giác giả”, tức bậc giác ngộ. Người Trung Quốc gọi [bậc giác ngộ] là “thánh nhân”, Thánh có nghĩa là gì? Người hiểu rõ, chẳng hồ đồ, đã hiểu rõ rồi! Phật chẳng mê hoặc, đã giác ngộ. A La Hán, Bồ Tát đều đã giác ngộ, nhưng chưa viên mãn, đạt đến giác ngộ viên mãn rốt ráo sẽ gọi là Phật. Chúng ta nhất định phải lý giải chính xác ý nghĩa của những danh từ này thì học Phật mới học được này nọ, thụ dụng chân thật.
Gửi các admin,
Dvct của chúng ta có thể nào để cho mọi ng tự lập account riêng, để khi sign in rồi thì có thể thấy tất cả comments tự mình đã post không ? Để lâu về sau, nếu có cần, có thể tự lục xem lại những comments của mình post trên từng bài viết khác nhau.
Cảm ơn các sư Huynh. A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn GH,
Cách tốt nhất là bạn hoặc là viết offline trên word và save link bài viết của mình vào một folder trong PC hay USB của mình, hoặc bạn viết live trên ĐVCT thì cũng nên save link bài viết của mình vào một folder, khi cần có thể tức thì truy cập lại. TN cũng thường làm như vậy và không có gì trở ngại cả.
TN
Mọi người có ai biết quyển kinh nào dành cho người mà họ yêu đơn phương ko ạ. Con xin cảm ơn ạ. A Di Đà Phật
Yêu đơn phương thì dùng quán nhân duyên, quán bất tịnh, xem nhân quả nghiệp tà dâm, dần dần chắc hết dám yêu đơn phương đó bạn.
Lạicó Tỳ-kheo giảng tuyên giáo-điển đại-thừa rất sâu củachư Phật rằng : Tất cả chúng sanh đều có Phật tánhsẽ dứt trừ vô lượng phiền não bèn thành bực vô thượngchánh giác, trừ hạng nhứt-xiển-đề. Nếu có người hỏiTỳ-kheo : Nhà thầy có Phật tánh chăng ? Sẽ được làm Phậthay không ? Tỳ-kheo đáp : Chính tôi đây quyết định có Phậttánh, còn thành Phật hay không chưa có thể thẩm định. Ngườilại nói Đại-Đức không phải hạng nhứt-xiển-đề, tấtđược thành Phật không còn nghi ngờ gì. Tỳ-kheo đáp rằng: “ Vâng ! Đúng như lời người đã nói”. Dầu Tỳ-kheonầy nói quyết định có Phật tánh, mà vẫn không phạm tội.
Lạicó Tỳ-kheo lúc xuất gia tự nghĩ rằng : Nay ta quyết địnhthành bực vô thượng chánh giác. Tỳ-kheo nầy dầu chưa đượcthành Phật, nhưng đã được vô lượng vô biên phước đức.Vì xưa kia, trong tám mươi ức kiếp, ta giữ giới trong sạch,ít muốn biết đủ, thành tựu oai nghi, khéo tu vô lượng pháptạng của chư Phật, thuở ấy ta cũng quyết định rằng mìnhcó Phật tánh, nhờ đó nên nay ta được thành Phật, có đứcđại-từ-bi.
Nhữngđiều trên đây là lời Phật nói, nếu ai thuận theo thờilà bực Bồ- Tát. Còn ai không chịu thuận theo thời là quyếnthuộc của ma.
Malại sẽ bảo rằng : Không có bốn tội trọng, mười ba tộităng tàn, hai tội bất định, ba mươi tội xả-đọa, chínmươi tội đọa, bốn pháp phải sám hối, các pháp phải học,bảy điều diệt tránh, nhẫn đến không có tội thô, tộinghịch, nhứt- xiển-đề. Nếu có Tỳ-kheo phạm các tội đãkể trên đây mà phải đọa địa ngục thời hàng ngoại đạolẽ ra đều được sanh lên cõi trời cả, vì ngoại đạokhông thọ giới, tất không có giới gì mà phạm. Đó là Như-Laimuốn khủng bố người nên nói các điều giới ấy. DầuNhư-Lai có nói phạm tội đột-kiết-la, phải bị đọa vàođịa ngục mãi đến tám trăm muôn năm của cõi trời Đao-Lợimới mãn tội, đó cũng là việc thị hiện để khủng bốngười. Rằng ba-la-di cho đến đột-kiết-la tội nặng tộinhẹ không sai. Đây là các nhà luật sư vọng nói làlời của Phật chế, kỳ thiệt không phải Phật chế nhưvậy. Tất cả những lời trên đây là điển từ của ma cả.
Cóchổ nói rằng : Ở trong các điều giới nếu phạmmột giới nhỏ, sẽ bị khổ báo trong thời gian rấtlâu. Nhận thức như vậy sẽ giữ gìn tự thân như rùa dấukín sáu chi.
Nếucó luật sư nào nói rằng : “Phàm chỗ phạm giới đềukhông tội báo”.
Khôngnên gần gũi luật sư nầy. Như Phật đã từng dạy :
Nếunói quá một pháp. Đây gọi là vọng ngữ, Chẳng nhận thấyđời sau.Không ác nào chẳng tạo.
Dođây, chẳng được thân cận người phủ nhận nhơn quả.Trong chánh pháp của Phật trong sạch như vậy, huống lạicó phạm tội du-lan-giá hoặc phạm tăng- tàn và ba-la-di màchẳng phải là tội ư ! Thế nên rất phải tự giữ gìn nhữnggiới pháp như vậy. Nếu không giữ gìn, thời lấy pháp gìmà gọi là cấm giới?
Trongcác kinh, Như-Lai cũng nói nếu có phạm bốn tội trọngba-la-di cho đến phạm tội nhỏ đột-kiết-la, thời phảitheo luật mà trị tội. Nếu chúng sanh chẳng hộ trì cấmgiới làm sao thấy được Phật tánh.
Dầutất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhung phải do nơi trìgiới rồi sau mới được thấy. Do thấy Phật tánh mà đượcthành vô thượng chánh giác.
Trongchín bộ kinh, không có kinh đại-thừa phương đẳng, cho nênkhông nói có Phật tánh. Dầu không nói, nhưng phải biết làthiệt có Phật tánh.
Ngườinào nói những lời như đây, thời thiệt là đệ tử củaNhư-Lai “.
A Di Đà Phật.
Xin cho TP hỏi nếu làm công đức để hồi hướng cho oan gia trái chủ thì nên hồi hướng riêng cho oan gia trái chủ hay là nên đồng thời hồi hướng cho tất cả chúng sinh. Và nên đọc bài hồi hướng như thế nào? Mong được các đạo hữu, tiền bối, thiện tri thức giải đáp.
Bạn nên hồi hướng cho khắp pháp giới chúng sanh thì công đức mới lớn. Vả lại hồi hướng cho khắp ‘tất cả chúng sanh’ thì cũng đã bao gờm oan gia luôn rồi. vì họ cũng là một chúng sanh mà. Tuy nhiên khi hồi hướng vẫn có thể cứ nói Nguyện hồi hướng công đức này cho tất cả oan gia từ vô lượng kiếp và khắp pháp giới chúng sanh đồng sanh Cực lạc đồng thành Phật đạo. Hoặc muốn nguyện cách nào khác thì tùy tâm bạn. A DI ĐÀ PHẬT
Xin chào chú TN. Chú cho con hỏi một vấn đề đó là con yêu một cô gái nhưng cô ấy không yêu con. Con rất nhiều suy nghĩ con rất buồn. Đó là yêu đơn phương ạ. Con rất mệt mỏi và ngày nào con cũng buồn. Con khóc rất nhiều, mong chú TN hãy giúp con với ạ.
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nam,
Mong bạn hoan hỉ đọc kỹ câu truyện Phật giáo về tình yêu lứa đôi rồi thử suy ngẫm xem bạn và người bạn gái bạn đang yêu đơn phương ấy có duyên nợ gì không nhé.
…………………………………………………
TRUYỆN PHẬT GIÁO NÓI VỀ DUYÊN NỢ TÌNH YÊU
“Có 1 chàng trai đau khổ vì người yêu bỏ đi lấy chồng. Anh ta đau khổ nên tìm lên chùa và hỏi 1 vị sư thầy.
– Tại sao Con yêu cô ấy nhiều như thế mà cô ấy vẫn đi lấy người khác?
Sư thầy mỉm cười và cho anh chàng xem 1 chiếc gương. Trong đó có hình ảnh 1 cô gái đẹp khỏa thân nằm chết bên đường.
Mọi người đi qua đều bỏ đi…
Chỉ có 1 anh chàng dừng lại nhưng cũng chỉ đắp cho cô gái ấy 1 cái áo rồi cũng bỏ đi.
Mãi sau có 1 chàng trai khác đến và đem xác cô gái đi chôn.
Sư thầy nhìn anh chàng và nói:
– Kiếp trước anh mới chỉ là người đắp áo cho cô ấy thôi. Còn người chồng cô ấy lấy bây giờ chính là người kiếp trước đã chôn cô ấy, đó chính là chữ NỢ, anh chỉ có DUYÊN với người Con gái ấy thôi!”
(Sưu tầm)
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi Bạn GH,
TN xin lỗi vì tuần qua bận quá nên không thể chia sẻ cùng bạn. Trước hết TN phải cảm ơn bạn vì đã kịp thời góp ý về câu chuyện TN chia sẻ trong câu hỏi của bạn Nam. Vì sơ ý khi trích dẫn nên TN đã gây sự hiểu lầm về Phật pháp. TN xin thành tâm sám hối việc làm bất cẩn này.
Đúng như bạn nói, câu chuyện TN trích dẫn không phải là lời Phật mà là câu chuyện Phật giáo nương theo giáo lý của Phật. Đọc truyện hẳn bạn cũng thấy điều đó. Những câu chuyện Phật giáo không nhất thiết phải từ kim khẩu Phật hay bậc cổ Đức, vì thế khi trích dẫn TN đã không để dưới dạng trích dẫn. Để tránh sự hiểu lầm không cần thiết, TN đã edit lại gói gọn trong câu chuyện vị Sư và chàng trai.
*Câu chuyện của vị Sư và chàng trai khi hỏi về việc cô gái mình yêu bỏ đi lấy chồng, khi đọc ai cũng biết đó là câu chuyện nhân quả, mà nhân-quả thì phải có duyên, nợ, ngoài duyên và nợ tất nhân-quả không thể thành tựu. Hình ảnh chiếc gương soi lại tiền kiếp là một biểu pháp giúp chúng sanh hiểu được nhân-quả tuần hoàn; nhân nào thì quả đó, như bóng theo hình, chẳng thể cưỡng cầu, ban phát hay thay đổi. Điều TN muốn thông qua câu chuyện nhân quả này để bạn Nam hiểu được những ý nghĩ đang khởi lên là hoàn toàn sai lầm, bởi nó xa rời nhân quả. Bất cứ một hành vi động niệm nào mà xa rời nhân quả, chắc chắn sẽ không mang lại sự an lạc, nói khác đi là chỉ mang lại những đau khổ và phiền não.
Trở lại những câu hỏi bạn nêu ra:
*Quan hệ bất chính ngoài hôn nhân: Điều này khỏi cần nói nhiều, bởi khi thọ giới, giới thứ 3 của người tại gia là không tà dâm. Tà dâm này được hiểu người có chồng, vợ rồi mà còn gian dâm với vợ hay chồng của người khác. Giới luật là dành cho người thọ giới và nguyện giữ giới. Người không thọ giới sẽ không bị những ràng buộc này, nhưng quả báo của cả hai (thọ giới và không thọ giới) đều không có sự khác biệt, bởi đều thuộc vào dạng tà dâm.
Việc người có chồng, có vợ nhưng lại đi gian dâm hay quan hệ với người khác, theo lý thế gian là hành vi phi nhân cách hay còn gọi là bất chính, trong đạo gọi là phá giới, phạm giới. Phá và phạm (tạo nhân) hễ có nhân ắt phải gánh quả. Quả trổ sớm hay muộn chỉ còn phụ thuộc vào duyên. Nhân-duyên-quả là một mắt xích không thể thiếu trong việc hình thành nghiệp quả. Quả này có nhân từ đâu? Từ vô thỉ kiếp cũng từng phạm tội gian dâm với vợ hay chồng của người, nay gặp lại, chỉ là tráo nhân, đổi quả. Duyên-Nợ chỉ những bậc chân giác mới có thể giải bày chân chánh, chúng ta đều phàm phu mắt thịt thì chỉ còn biết nương theo giáo lý nhân quả Phật dạy để tự cảnh mình, cảnh người.
*Hôn nhân trong thế giới hiện tại vốn như trò tiêu khiển, nói theo ngôn ngữ thế gian là như trò thay quần áo. Sở dĩ như vậy vì chúng ta đang sống trong một xã hội thiếu, không tôn trọng nhân quả. Hôn nhân là sự gắn kết từ duyên-nợ. Hễ duyên đến thì duyên sẽ phải đi, duyên sanh ắt có diệt. Hễ có nợ ắt phải trả nợ. Người thế gian đến với nhau từ duyên nợ, nhưng khi duyên tận, nợ khởi họ cho đó là sai lầm, thiệt thòi, bất hạnh, vì thế họ bắt chấp tất cả (kể cả danh dự, nhân cách, đạo đức…) để lao tìm một duyên nợ mới. Người trong đạo thì khác, khi những bất hoà xảy ra (duyên bất thiện, oán nợ khởi), ngay đó phải tự giác ngộ, sửa đổi để chuyển hoá duyên nợ bất thiện mà quá khứ đã gây tạo cho nhau, quyết không gây tạo thêm duyên nợ bất thiện nữa. Như vậy xét hai cá nhân (tu và không tu), cùng kết hôn, cùng bất hạnh, nhưng quả báo của hai người lại khác biệt.
*Lại còn vị sư thầy kia nếu không phải là do loài người bịa đặt thì là câu chuyện ấy nhằm thời nào, ở nước nào?
TN nghĩ: những gì mình không biết thì chúng ta chớ nên gọi đó là „bịa đặt“. Những câu chuyện nhân quả không nhất thiết phải từ kim khẩu Phật hay Tổ sư, đại Đức vì thế không nhất thiết phải có nguồn gốc, xuất xứ, miễn sao nó mang lại lợi lạc thiết thực cho chúng sanh: phá mê-khai ngộ, lìa khổ-được vui, chuyển phàm thành thánh.
Phật dạy: tất cả các pháp đều là vọng. Nhưng để chúng sanh hiểu được chân thì Phật phải dùng vọng để lý giải. Điều này tương tự như người chấp ngã thì Phật nói vô ngã; người chấp thường, Phật nói vô thường; người chấp thủ, Phật nói xả… Hiểu được chân rồi thì cả vọng và chân đều phải xả. Điều này tựa như người bệnh, tất phải dùng thuốc. Bệnh khỏi rồi thì thuốc chẳng cần nữa. Vì thế bạn chớ để mình rơi vào thế lưỡng cực: chấp vọng hay chấp chân. Bởi chấp vọng thì rơi vào thường kiến (chấp có), mà chấp chân thì rơi vào đoạn kiến (chấp không).
Câu chuyện chàng trai và cô gái chỉ là vậy. Hy vọng các bạn nào đang rơi vào tình trạng đó đều có thể tự lý giải để tìm cho mình một lối thoát. Tu chính là tìm cho mình một lối thoát, nếu tu mà bị kẹt cho dù là trong thiện, hay chân=chưa giải thoát.
TN
Con xin chân thành cam ơn chú TN rất nhiều ạ. Chúc chúc thân tâm an lạc. A Di Đà Phật
Huynh TN ,
GH xin phép đc hỏi sư Huynh câu truyện ấy là từ đâu mà có ? Ở trong kinh luật luận nào ? Hay là chỉ do con người dùng sự hiểu biết của Phật giáo nhân quả luần hồi rồi uốn nắng sự thật mà viết ra ? Vì thường khi Phật dạy điều gì thì phải nằm trong kinh điển chứ nếu ko thì làm sao chứng minh là từ kim khẩu Phật nói ?
Vì Đức Phật làm gì mà lại dạy rằng người đang sống trong hôn nhân mà khi có tình cảm với người khác lại cho là việc duyên hết nợ dứt, có thể rời đi.. hết sức đơn giản như thế..? Đạo Phật luôn chú trọng không tà dâm, tức không ngoại tình. Việc có tình cảm với người khác dẫn đến chia tay ly hôn lẽ nào chẳng phải do tà dâm ngoại tình mà Phật lại nói rằng họ chỉ đến lúc ‘rời đi’ vì hết duyên nợ. Thế bây giờ ai chán vợ A rồi muốn sống buôn thả tìm kiếm người mới thay đổi liên tiếp, thì mỗi lần thay người mới thì có thể tự biện hộ nói là giờ tôi hết nợ cô B ấy rồi nên phải rời đi. Bây giờ tôi cảm thấy yêu cô C, tôi phải sống với cô C để trả nợ. Một thời gian thì hết nợ cô C rồi nay lại nợ cô D rồi. Như thế là thật sự hết duyên nợ hay là do con người dễ dàng dùng lý do đó nên dùng hoài? Như vậy mọi người đều tà dâm thay dổi như thế rồi bảo là Đức Phật nói là hết duyên rồi phải rời đi à ? Đó chẳng phải khuyến khích cho sự tà dâm sao? Đức Phật là đấng Đại Giác lẽ nào nói những sự việc như vậy ?
Bây giờ có quá nhiều việc đăng trên mạng đa phần là người đời tự bịa rồi bảo Phật nói. Hôm trước GH có thấy có người đăng bài kia nói Phật nói rằng con gái của bạn kiếp này chính là người tình của bạn đời trước. Ôi, con cái là do muôn vạn nhân duyên quả báo chiêu cảm, mà pháp nhân quả thì chẳng thể nghĩ bàn đến đc, phàm phu không có túc mạng thông, nhân quả lại luôn phức tạp khó giải. chẳng lẽ tất cả con gái trên đời đều là người tình của cha kiếp trước sao? Không phải là chị em chủ nợ hay oan gia,vv mà tất cả là người tình sao? Thế vậy mà rất nhiều website đăng như thế, lại còn viết là Phật nói! Ba đời chư Phật hàm oan. Hơn nữa GH nghe Pháp sư Tịnh Không từng nói qua, nếu đám cưới rồi mà ly dị thì sẽ bị đọa địa ngục. Lẽ nào lại đơn giản nói ‘duyên nợ’ hết nên coi hôn nhân là trò đùa, chán rồi tự bảo ‘hết nợ’, có thể rời đi tìm người mới đơn giản như thế.
Lại còn vị sư thầy kia nếu không phải là do loài người bịa đặt thì là câu chuyện ấy nhằm thời nào, ở nước nào? Thường thì các vị tổ sư kể chuyện đều nói rõ rằng là ai, sống thời đại nào, rõ ràng mới đc mọi người tin theo. Vị thầy kia chắc phải có thần thông mới cho xem đời trước trong chiếc gương như thế, nhưng như vậy có phải hơi khó tin không? Nếu thật sự có vị thầy chịu biễu diễn thần thông như vậy chắc chắn danh hiệu ngài sẽ đc biết đến rất nhiều chứ lẽ nào chỉ có một câu truyện như vậy?
Chào huynh TN ,
GH trước đó cũng đắng đo, không giám đưa ra ý kiến vì sư huynh là bậc thâm hiểu giáo lý Phật pháp, còn GH thì chẳng biết gì. Nhưng vì sợ những bạn khác mới bước vào đạo, hoặc có bạn chẳng học đạo mà chỉ thích đọc ‘truyện’ Phật pháp trên mạng, thì sẽ bị những câu truyện ấy lừa, đâm ra tạo tội nghiệp vô lượng, nên GH mới nói ra như vậy. . Rất vui khi sư huynh đã edit xóa bõ câu truyện ấy, để không ai đọc rồi lại có ý nghĩ sai lầm, tạo tà dâm.
GH có hiểu về giới tà dâm, nên mới hỏi những câu như vậy là để chỉ những lý lẽ sai trái trong câu truyện kia mà thôi. Còn huynh nói ” Những câu chuyện Phật giáo không nhất thiết phải từ kim khẩu Phật hay bậc cổ Đức.. ” ”vì thế không nhất thiết phải có nguồn gốc, xuất xứ, miễn sao nó mang lại lợi lạc thiết thực cho chúng sanh: phá mê-khai ngộ, lìa khổ-được vui, chuyển phàm thành thánh.”
GH biết như vậy, nhưng chính vì thời nay ai muốn viết truyện Phật giáo cũng được, nên mới có những câu truyện dạy người tà dâm, xong lại cho là Phật nói đấy. Đó là dựa vào ‘lý’ nhân quả để dạy người tạo nghiệp chứ đâu phải câu truyện nào cũng giúp phá mê khai ngộ? Nên với những bạn đọc chuyện Phật giáo bừa bãi trên mạng thì đôi khi sẽ có hại nhiều hơn lợi. Nhưng đối với hàng cư sĩ như huynh thì chẳng ngại gì, còn nếu người thường đọc thì có hại chăng? Vì sư huynh có trạch pháp nhãn nên biết chánh biết tà, còn những người không học Phật làm sao có được? Nên vì sợ có bạn đọc được bất kỳ câu truyện nào viết là ‘Phật nói’ thì sẽ mê muội làm theo, kể cả khi đó là sai trái, vì vỗn vĩ chẳng phải lời Phật dạy như câu truyện về duyên nợ hôm trước huynh post, nên GH mới muốn chỉ ra điều sai trái trong câu truyện ấy như vậy, để những bạn nào chưa rõ nhân quả thì biết là không nên làm theo, để khỏi tạo nghiệp, chớ thiệt thời chẳng vì chấp vọng hay chân mà nói, nhưng thôi, có lẽ GH đã quá lo xa vượt quá bổn phận mình.
A DI ĐÀ PHẬT !
A Di Đà Phật. Chờ chú TN phúc đáp cho chú GH trước đã. Rồi sau chú comment cho con đó là lúc đầu con đọc xong thì thấy mình rất thoải mái hình như là truốc hết đc xuống. Ai ngờ chỉ trong sáng hôm sau gặp cô là tất cả mọi chuyện lại như cũ. Chú TN khi nào rảnh phúc đáp cho con cũng đc, không sợ chú bận rộn. Con xin cảm ơn. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Tuổi trẻ nên tập trung học hành, thi cử, phụ giúp bố mẹ gia đình, lo cho tương lai sự nghiệp. Suốt ngày ở đó mà tơ tưởng yêu đương. Hãy mạnh mẽ dùng ý chí gạt chuyện yêu đương qua một bên đi, tập trung học hành, lo cho mẹ già đang quần quật ngoài đồng kìa, lo cho ông bà già yếu kìa… Tuổi trẻ dễ giao động nhưng cũng chóng quên lắm, đừng lo. Lo cho sự nghiệp, hiếu dưỡng cha mẹ, gia đình trước đi. Ngoài ra bòn mót được chút thời giờ rảnh nào thì tập trung tu tập, niệm Phật, tụng Kinh, làm các phước thiện, tu tâm dưỡng tánh, giúp đỡ mọi người, giúp ông bà cha mẹ, người xung quanh hữu duyên biết đến Phật Pháp, biết tu tập…như thế không tốt hơn sao? Sao mà lãng phí thời giờ quá vậy?
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT. Xin chia sẻ vài dòng với đạo hữu Nam. Trong kinh nói luyến ái (tình yêu) là cái nhân trong lục đạo luân hồi, nếu ko khéo thì chúng ta sẽ ở trong 3 đường ác. Cho nên là 1 người Phật tử ngày nay chúng ta khi chưa dứt bỏ ái thì hành như thế nào cho đúng. Trước hết chúng ta phải nói đến chữ duyên. Nếu yêu ai mà người đó đáp lại thì cũng đừng quá vui mừng vì đó cũng là giả thôi, đời người mấy mươi năm, khi đến với nhau chúng ta lại phải sống có trách nhiệm với tình yêu đó: làm con, làm chồng, làm cha. Còn nếu như không được đáp lại thì cũng đừng đau buồn vì người đó ko có duyên để được nhận tình yêu chân thành đó. Đó là cảm nhận tình yêu chân thành còn yêu vì mục dích riêng thì ko nói tới. Còn yêu như thế nào là chân thành xin phép ko bàn ở đây. Xin hỏi bạn Nam bạn có hiểu hết bản thân mình chưa ah? Ngay cả bản thân mình chưa hiểu mình thì làm sao bảo người khác phải yêu mình chứ. Bạn ko thổ lộ cũng như thể hiện cho ngưòi ta biết tấm lòng chân thành thì sao có được cái mà mình mong muốn. Tự mình đặt vấn đề rồi tự mình tìm cách giải quyết vấn đề thì mãi cũng ko có lời giải ví như sóng cứ mãi đi tìm dòng nước thì không bao giờ tìm được chỉ có đứng lặng thì sóng là dòng nước. Vài dòng chia sẻ đạo tâm của mình hy vọng giúp bạn tìm được câu trả lời còn lựa chọn như thế nào là do bạn quyết định. Nam mô A DI ĐÀ PHẬT
Xin cảm ơn chú Hsanh ạ, chẳng nhẽ con lại thổ lộ hết tình cảm với người ấy ạ. Con nghĩ cách đó cũng tốt ạ, nhưng sợ rằng con ko dám nhìn mặt cô ý nữa ạ.
A Di Đà Phật
Chào bạn Nam,
PH cho rằng bạn không nên thổ lộ, vì trong chia sẻ bên trên thì bạn đã biết là cô đó không có tình cảm đặc biệt với mình rồi. PH cũng trải qua tuổi trẻ giống bạn, ở tuổi mới lớn, khi có cảm tình với ai đó, thì mọi tâm ý đều dồn hết vào đó, và nghĩ rằng người đó là số một. Nhưng qua thời gian, bạn sẽ nhận thấy cuộc đời còn có những con người dễ thương khác, những việc có ý nghĩa khác, và quan trọng nhất là người ấy không phải là số một, và nỗi buồn nào cũng sẽ đi qua. Bạn đã buồn và khóc rất nhiều, cũng xem như đủ rồi, hãy quyết tâm bước qua một trang mới trong cuộc đời của mình. Bạn hãy bỏ thời gian tham gia làm các việc thiện nguyện, giúp đỡ người bệnh, nghèo khó,.. PH tin là, dần dần bạn sẽ nguôi ngoai được nỗi buồn và không còn quá bận lòng vào tình cảm đơn phương đó nữa. Ngoài ra, nếu quả thật hai bạn có duyên với nhau, thì chính duyên đó sẽ là lực kéo hai bạn lại với nhau. Nên, thôi, đừng bận tâm quá nhiều vào việc đó nữa bạn nhé.
Bên cạnh đó, bạn hãy tìm hiểu cho kỹ giáo lý nhân quả mà Phật đã dạy. Nên đọc, học về giáo lý là chính, còn những câu chuyện là phụ, chỉ nên để tham khảo thôi. Khi bạn hiểu nhân quả, thì bạn sẽ biết cách gieo nhân tốt để đời sống tương lai được tốt đẹp, cũng như không quá buồn phiền khi gặp quả xấu, khi gặp những việc làm mình phiền lòng (ví dụ như yêu đơn phương,..), mà sẽ biết tu tập trên thân, tâm để chuyển đổi nghiệp. Ngoài ra, bạn hãy nên thường thành tâm niệm Phật mỗi ngày. Phật hiệu có năng lực không thể nghĩ bàn, hãy gắng niệm cho nhiều.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con xin chân thành cảm ơn 2 chú TT và chú PH ạ. Con cũng ko hiểu nổi bản thân sao nữa, khi cô ấy thỉnh thoảng lại nhìn trộm con cứ nhìn con. Con cũng không hiểu nổi, và cô ấy bảo với bọn bạn con là thích con thật. Rồi nhiều cái cô ấy cứ tỏ ra yêu con, nhưng con biết cô ấy chỉ trêu con mà thôi. Vậy mà con cứ ảo tưởng, con không thể thoát ra nổi. Đêm nào con cũng khóc. Con không thể hiểu nổi chuyện này nữa. Con xin các cô chú cho con 1 lời khuyên ạ. A Di Đà Phật
Cho con hỏi ta có thể hao tổn tinh khí vì những chuyện như vậy. Vậy có cách nào làm tăng tinh khí trong người lên không. Ví dụ như người tà dâm nhưng biết quay đầu vậy. Sám hối làm tiêu tội là 1 chuyện nhưng con không biết là tinh khí trong người mình thì đã mất đi thì có lấy lại được không ạ? Con nguyện xin được khai thị ạ
A Di Đà Phật
Bạn Diệu Thảo,
1. Tăng tinh khí trong người chỉ còn pháp giữ gìn nếp sống sinh hoạt, tinh thần thật trong sáng và lành mạnh.
2. Còn tinh khí khi đã mất, giống như cốc nước đã đổ đi rồi lấy cách nào để hớt lại?
Muốn giữ tinh khí khoẻ mạnh bạn đừng đắm nhiễm chuyện tà dục. Đạo Phật gọi đó là tâm giữ giới thanh tịnh, nghĩa là tâm không tham, không sân, không si, không phóng dật (tham dục) thì sẽ không tạo ác nghiệp. Khi tâm tịnh thì thân sẽ tịnh, khẩu sẽ tịnh và thể lực sẽ tráng kiện, khoẻ mạnh.
Vấn đề không phải ở phương pháp mà ở nơi chính bạn, liệu bạn có dũng cảm để đi vào con đường đó hay không?
TĐ
A di đà Phật xin cảm ơn Trung Đạo đã khai thị
Dạ con mới 21 tuổi tâm dâm dục quá nặng, cũng có biết về pháp môn tịnh độ , nghe pháp cũng rất nhiều, và cũng đã áp dụng các pháp quán ngăn ngừa dâm dục như quán bất tịnh, quán thân thuộc, …vv Nhưng đều thất bại bây giờ hết cách rồi càng cố gắng ngăn chặn thì niệm dâm càng khởi mạnh mẽ phải làm sao đây ạ, xin cho con lời khuyên ???
A Di Đà Phật !
A Di Đà Phật,
Phép quán bất tịnh chẳng thể 1 ngày, 1 tuần không giảm sự ham muốn thì cho là thất bại. Vì phép quán này có thể giảm tính dâm thì Đức Phật mới nói ra. Có thể là bạn quán chẳng chuyên tâm, hoặc quán trong vài phút trong vài ngày không thấy kết quả liền thôi. Tuy nếu đã quán dài lâu vẫn chưa khống chế tâm được, thì bạn nên vừa đọc nghe những sách dưới đây, sẽ hiểu được tâm dâm là tội lỗi, rồi nên thành tâm hướng về Đức Phật mà sám hối những tội tà dâm của mình từ vô lượng kiếp đến nay, lâu dần sẽ thấy sự ham muốn giảm nhẹ.
Ngoài ra, hãy thường quán việc ân ái như là đang đem nam căn của mình đút vào miệng rắn độc. Hãy nghĩ tưởng như vậy. Vì khi ân ái quỷ hút mất đi tinh hoa, sau là tinh lực và trí tuệ cũng theo đó mà sa sút, việc lỗ lã tệ hại như vậy có khác gì rắn độc. khi tâm dâm trổi dậy thì nên quán như vậy.
*sách có ghi nếu là nữ nhân thì quán ngược lại là rắn độc đang chui vào người mình, để giảm tâm dâm.
https://www.youtube.com/watch?v=6xUOoKrwlak&list=PLuV_Vd1GTRdiEDmnZ5T06_QglSj0gBNWg
https://hoasenvanno.wordpress.com/tho-khang-bao-giam-an-quang-dai-su/
http://sachphat.net/ebook/An-Quang-Dai-Su-Van-Sao-Bao-Than-Tiet-Duc-Phap-Ngu.pdf
A Di Đà Phật.
Gửi bạn Dũng
– Về pháp quán bất tịnh, nếu mới tập quán mà chúng ta quán tưởng lan man nhiều cảnh (từ khi thi thể mới chết đến khi chỉ còn lại xương khô) thì sẽ rất khó chú tâm. Vì vậy trước hết bạn nên tập trung quán tưởng một cảnh duy nhất, qua một thời gian đến khi nào thuần thục, quán cảnh hiện rõ ràng, chi tiết rồi mới chuyển sang cảnh khác. Nếu đủ sự chú tâm thì cho dù chỉ quán một cảnh nhưng tâm dâm dục cũng sẽ giảm rất nhiều.
– Bạn nên niệm thêm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát vì trong kinh Pháp Hoa có dạy: “Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được ly dục”.
Thêm một số kinh sách tham khảo cho bạn:
– KINH BỒ TÁT QUỞ TRÁCH SẮC DỤC
https://hoavouu.com/a25886/kinh-bo-tat-quo-trach-sac-duc
– Thiếu Niên Bảo Thân
https://sachphat.net/ebook/Thieu-Nien-Bao-Than.pdf
– An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Tham Dục
https://sachphat.net/ebook/An-Si-Toan-Thu-DIEUPHAPAM-Dich-Duc-Hai-Hoi-Cuong.pdf
Phạm Dâm Trả Quả
Trần Sinh ở Động Đình nhà rất nghèo, nên đem vợ và em trai di cư đến Châu Kinh. Nơi đây thương khách tới lui tấp nập. Trần tánh hay chiều chuộng nịnh bợ lại khéo mua bán, nên chẳng mấy năm gia tư có đến ngàn lượng vàng.
Một hôm, ông bỗng vướng bệnh nằm liệt vài ngày, rồi trỗi dậy bảo vợ và em rằng: “Ba người chúng ta kiếp trước đều là Tu sĩ, chung nhau gian dâm một thiếu phụ, rồi giết người chồng. Kẻ cầm giao giết chính là tôi. Nay Minh vương cho quỷ đến bắt, oan trái tất phải đền trả. Bây giờ tôi đi trước còn hai người chắc chắn cũng không thoát khỏi đâu”. Nói xong tự nhổ râu tóc, lấy dao cắt lưỡi mình; lại dùng lấy hai ngón tay móc đôi tròng mắt lôi ra, giây phút liền tắt thở.
Cô vợ và người em mấy ngày sau cũng chết.
Trích Kinh Nhân Quả Ba Đời
https://drive.google.com/open?id=1_c1QaGGhYeA0DDsT3B3cMpcXrTVSpkN4