Sắc là cửa ải [khó vượt] bậc nhất của lũ thiếu niên. Chẳng phá được cái ải ấy, dẫu cho tài cao, tuyệt học, đều chẳng có cách nào dùng được! Bởi lẽ, muôn sự lấy thân làm gốc. Sở dĩ cái thân máu thịt có thể tồn tại lâu dài [trong cõi đời] là do tinh, khí, huyết. Huyết là Âm, Khí là Dương. Âm Dương ngưng đọng thành Tinh. Tinh chứa trong tủy xương, trên thông đến Tủy Hải[1], dưới thấu đến Vĩ Lư[2], là món quý báu nhất trong thân người. Vì thế, nước Thiên Nhất[3] chẳng cạn, tai mắt lanh sáng, chân tay, thân thể khỏe mạnh. Như nước thấm nhuần vật, trăm vật đều tăng trưởng. Lại như dầu duy trì ngọn đèn. Dầu chẳng cạn, ắt đèn chẳng tắt. Vì thế, bậc tiên Nho coi “tâm hỏa giáng xuống, thận thủy thăng lên, điều hòa lẫn nhau thì mới có thể dưỡng sinh”. Bởi lẽ, [lửa nơi] tâm là quân hỏa (君火: lửa đứng đầu trong các thứ hỏa nơi thân). Lửa có tánh nóng bốc lên, thường thừa dịp huyết khí chưa định mà dâm niệm hừng hực dấy lên. Hễ quân hỏa vừa động, ắt can hỏa (lửa nơi gan) và thận hỏa đều động. Thận thủy bị nung nấu, tiết ra ngoài, cạn kiệt bên trong.
Nam tử mười sáu tuổi đã có tinh khí, cổ nhân [quy định] ắt phải sau ba mươi tuổi mới cưới vợ. Đấy là nhằm giữ cho gân cốt cứng cỏi, giữ gìn nguyên khí. Hơn nữa, huyết khí phần nào đã định, cũng chẳng đến nỗi như bọn thiếu niên tự hao tổn vậy. Lũ trẻ gần đây kết hôn quá sớm, gân cốt chưa vững vàng, nguyên thần hao tán. Kẻ chưa lập gia đình mà trước hết đã trừ bỏ căn bản này! Đứa đã cưới vợ rồi, càng [ra sức] đẵn chặt mầm mống. Chẳng đầy mấy năm tinh huyết tiêu vong, èo uột, chẳng thể phấn chấn nổi! Tuy vẫn mang hình hài con người đã hoàn toàn ghi tên trong sổ quỷ! Do vậy, con em bất tài cũng là vì cha anh chẳng dạy! Nay vì họ lập ra ba nguyên tắc lớn, chính là:
1) Siêng năng làm việc để cái tâm bận bịu.
2) Nam nữ cách biệt, hòng ngăn ngừa họa hoạn.
3) Giao du thận trọng để chấm dứt chuyện [bị bạn bè xấu xa] dụ dỗ, mê hoặc.
Như thế thì trong ngoài đều cùng tu, đức nghiệp mỗi ngày mỗi tiến, trách nhiệm của cha anh cũng trọn vẹn!
Trích Thọ Khang Bảo Giám
Ấn Quang đại sư tăng đính
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ
[1] Tủy Hải (髓海) là tên gọi khác của não. Não được gọi là Tủy Hải vì thiên Linh Khu trong Hoàng Đế Nội Kinh có câu: “Não vi tủy chi hải” (Não là biển của tủy).
[2] Vĩ Lư (尾閭) có nghĩa gốc là “nơi nước quy tụ lại”. Về sau, từ ngữ này được dùng để chỉ huyệt Vĩ Lư ở chót cùng của xương cụt (phần kết thúc của xương sống, giáp với xương mông).
[3] Thiên Nhất vốn là một khái niệm trong Hà Đồ Lạc Thư. Trong đó có quan niệm những số chỉ trời, thuộc về Dương, tượng trưng bằng chấm trắng, lần lượt gọi là thiên nhất, thiên tam v.v… Sách Lạc Thư Tinh Nghĩa nói: “Một âm, một dương giao hội lẫn nhau, cửu trù sanh ra từ đó, cửu cung được phối ứng từ đó. Từ thiên nhất sanh ra nước, nên phương Bắc thuộc về thiên nhất, là vận mở đầu cho thượng nguyên”. Ở đây, do sánh ví tinh tủy nằm dọc theo cột sống từ cuối não xuống đến tận xương cùng, giống như nước từ trên trời đổ xuống, cho nên tinh tủy được gọi là “thiên nhất chi thủy”. Do chẳng phóng túng dâm đãng, tinh tủy đầy đủ; vì thế, nói ví von là “nước Thiên Nhất chẳng cạn”.
Khó nhưng làm được mới là quý
Thế nào là thiện khó và thiện dễ? Những người trí thức ngày xưa đều nói: ”Muốn chiến thắng lòng ích kỷ phải bắt tay từ nơi khó trước”. Đức Khổng Tử bàn về nhân ái cũng nói: ”Phải ra sức từ chỗ khó”. Như ở Giang Tây có hai vợ chồng nọ bị thiếu nợ. Quan toà xử phải bán vợ trả nợ. Lúc đó có vị giáo sư tên là Thư biết được như vậy bèn bỏ ra tiền lương dành dụm trong hai năm dạy học đem ra trả nợ dùm cho cặp vợ chồng đó để họ khỏi phải tan rã. Còn ở huyện Hàm Đan có người cầm vợ mượn tiền, nhưng cuối cùng không tiền trả nợ. Có ông cụ họ Trương biết được chuyện này, bỏ cả số tiền dành dụm trong 10 năm để giúp ông đó chuộc lại vợ. Tiền bạc dành dụm trong nhiều năm đem hết ra bố thí thật là khó. Nhưng hai ông kể trên đều nằm trong trường hợp khó nhưng vẫn làm được. Lại như ông cụ già họ Cận ở huyện Trấn Giang, tuổi đã cao mà không con nối dõi. Có người láng giềng nghèo đem đứa con gái còn trẻ cho ông cụ làm thiếp, ông cụ từ chối trả về vì không nỡ lòng tàn hỏng đời ngưởi con gái trẻ. Đó là chỗ khó mà vẫn ráng làm được. Vì khó làm mà vẫn làm được cho nên trời ban phước cũng khá nhiều. Những người giàu có quyền uy muốn làm công đức thật là dễ. Dễ mà không chịu làm là tự ruồng bỏ mình. Người nghèo làm phước rất khó. Khó mà vẫn làm được mới là quý.
Liễu Phàm Tứ Huấn (Viên Liễu Phàm)
Hỏi: Có hai cách tu, một là buông bỏ muôn duyên nhất tâm niệm Phật và hai là tu trong mọi hoàn cảnh. Vậy người Phật tử nên chọn cách tu nào cho hợp lý?
Đáp: Đa số người tu thích chọn cách tu trong mọi hoàn cảnh. Tại sao ai cũng sợ cách tu buông bỏ muôn duyên vậy? Hay vì sợ phải xa chồng con, bỏ hết nhà cửa, tiền bạc, tài sản đã khó nhọc tích góp trong mấy chục năm để vào ngồi yên trong chùa? Nếu hiểu như thế là chưa thấy được ý nghĩa sâu xa của hai chữ ‘buông xuống’ mà chư Phật, Tổ đã chỉ dạy.
Bố Đại Hòa thượng hay Hòa thượng Túi Vải (hóa thân của Bồ tát Di Lặc), miệng lúc nào cũng cười toe toét, bụng phệ, mặt tròn, khi đi đâu cũng khoát trên vai một cái túi vải, ai cho gì ngài cũng đều bỏ vào túi. Khi gặp con nít, ngài lấy đồ vật trong túi ra phân phát cho chúng, vì vậy mà mấy đứa nhỏ thường bám theo ngài. Một hôm, có một vị Tăng ở xa nghe đồn về đạo hạnh của ngài, liền đi đến tham vấn.
Vị Tăng hỏi:
– Bạch Hòa thượng! Đại ý của Phật pháp là gì?
Ngài không nói gì chỉ buông tay cho túi vải trên vai rơi xuống đất.
Vị Tăng kia lại hỏi:
– Bạch Hòa thượng! Chỉ có vậy thôi hay còn gì khác nữa?
Khi ấy, ngài khom người xuống cầm túi vải vác lên vai và nở một nụ cười rồi bỏ đi.
Như vậy có nghĩa là gì? Cốt lõi của người tu học theo Phật là phải biết buông bỏ muôn duyên, nhưng không phải là buông bỏ không còn ăn uống hoặc không tiêu dùng. Điếu ấy có nghĩa là mọi sinh hoạt của đời sống vẫn giữ bình thường, nhưng phải khéo buông ở những tâm niệm nắm chặt vào sự vật và con người cũng như những dính mắc, cột gút ở trong lòng của mình. Phải tháo gở được những thứ ấy thì mới được an ổn nhẹ khỏe và đó chính là buông bỏ đúng nghĩa nhất, chớ không phải là quăng bỏ những nhu cầu vật chất cần thiết thường dùng ở bên ngoài. Một khi đã mở rồi, thì nhớ đừng có cột thắt trở lại.
Hơn nữa, muốn buông bỏ những thứ ở bên trong tâm không phải là một việc dễ làm. Cần phải có trí huệ và sự quyết tâm. Thường quán xét cho thấu tột lẽ thật của thân này và những của cải xung quanh đều là giả dối không có thật, luôn ở trong trạng thái biến đổi vô thường. Trước tiên, nên nhiếp niệm vào danh hiệu Phật theo hơi thở để làm cho tâm thanh tịnh, thì dần dần tâm sẽ trở nên nhẹ nhàng và trí huệ sẽ phát sinh. Khi trí huệ đã sáng tỏ, thì sẽ nhìn thấy lẽ thật càng rõ ràng và sự mở gút, buông bỏ càng nhẹ hơn. Cái gút thắt ấy không phải ở nơi con mắt, cũng chẳng phải ở nơi sự vật bị thấy mà chính ở ngay nơi tâm này. Cần phải suy xét sự thật ở ngay nơi tấm thân này nhiều hơn để thấy chính cái mình yêu quý nhất và đang mang vác lần lần tàn hoại trong từng phút từng giây, dù cho có tưới tẩm, bồi bổ cho nó thật nhiều, cũng chẳng thể giữ nó trẻ đẹp mãi. Càng quán xét sự thật thân này từng ngày từng giờ, thì càng dễ buông bỏ được những gút thắt bên trong tâm chừng ấy. Sự buông bỏ ở ngay trong tâm này, không phải là buông bỏ hết mọi công việc ở bên ngoài và sinh ra chán đời bi quan.
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào. ‘Viên dung’ chính là sử dụng hết tất cả pháp mà không bị vướng kẹt, chẳng phải là tự ‘đóng khung’ mình và nghiêng lệch về một bên. Nếu có kiểm tra thấy có sự nghiêng lệch trong cách nghĩ hay làm thì phải điều chỉnh ngay để không bị cản trở sự tiến bộ trong tu hành. Phải khéo uyển chuyển mà dụng công tu tập. Có lúc thì tu theo cách buông bỏ muôn duyên, nhất tâm niệm Phật theo hơi thở: “Hít vô A Di; Thở ra Đà Phật”, nhưng cũng có lúc thì phải tu trong mọi hoàn cảnh. Lúc nào làm công việc thì sáng suốt trí huệ, để trọn tâm vào công việc, lúc nào không có việc thì quay về danh hiệu Phật, như vậy là chúng ta đã khéo giữ tâm của mình không cho dính mắc với ngũ dục lục trần rồi và đó gọi là chánh niệm tỉnh giác. Tùy duyên linh động trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi, không có ngăn ngại. Tránh việc quá chuyên tâm vào danh hiệu Phật rồi lơ là trong giao tiếp hay công việc. Thực hành như thế cũng là một căn bệnh, cần phải tránh. Đạo Phật là đạo trí tuệ và căn bản của việc tu là lấy trí tuệ làm sự nghiệp, “Duy tuệ thị nghiệp”. Người tu phải ứng dụng khéo léo trong công phu tu tập và thích hợp với nhu cầu công việc mới đúng ý nghĩa. Lúc nào cần phải suy nghĩ cho công việc thì đem trọn tâm ý mà tính toán. Khi xong rồi thì liền buông xuống hết để quay trở về an trú trong câu danh hiệu A-Di-Đà Phật sáng ngời trong tâm.
Thích Minh Thành
QUẢ TIỆP
Quả Tiệp từ nhỏ tai phải mất thính lực, thời Tiểu học mắc bệnh viêm cơ tim, phải nghỉ học nằm viện, sau đó còn bị bệnh gan.
Năm mười sáu tuổi đột nhiên đầu cháu nhức thống thiết, hôn mê suốt năm ngày, tỉnh dậy rồi thì không biết chữ, (thậm chí một cộng một là mấy cũng tính không ra).
Bác sĩ phán: Do ngày trước huyết quản não bất thường, não bị tẩm huyết, nên phải phẫu thuật. Tuy mổ thành công, nhưng không lâu lại bị bệnh động kinh, lúc lành lúc phát, nên chẳng thể đi học. Cha mẹ cháu vì vậy khổ tâm khôn xiết, mãi đến khi xem sách “Báo ứng Hiện Đời”, rồi gặp được tôi, thì họ bắt đầu ăn chay, tụng “Kinh Địa Tạng”, nhờ vậy bệnh động kinh của cháu ngưng phát tác.
Một năm sau, mẹ cháu gọi điện cho tôi, kể:
Tối qua toàn thân Quả Tiệp co rút, nhưng không còn bị nôn ói dữ dội như trước đây. Tâm trí vẫn tỉnh táo, biết một bề niệm Phật. Cha mẹ hiểu là: Dù có đưa cháu đến bệnh viện khám cũng vô dụng, nên họ đồng quỳ trước điện Phật nhà mình chí thành niệm Phật, lát sau thì cháu ổn lại.
Sáng ra, cháu hối thúc mẹ mình hãy mau gọi điện thoại cho tôi. Tôi bảo bà:
– Có thể con gái bà đang nhớ nhung tơ tưởng đến một nam nhân, tôi không tiện nói qua điện thoại. Trước tiên, bà hãy khuyên con không nên nghĩ xằng tưởng loạn, ngày mai tôi sẽ đến nhà bà bàn chuyện.
Hôm sau tôi đến gặp họ. Quả Tiệp trông có vẻ yếu. Trước tiên tôi xác nhận cháu nửa năm nay có cố gắng tụng kinh niệm Phật nhiều và đã lạy hình ngài Tuyên Hóa đủ vạn lạy, đã thành đệ từ Ngài. Tôi khen cháu chịu khó học tập, làm việc nhà siêng năng và cũng chỉ ra những lỗi lầm…
Tôi hỏi:
– Có phải con đang nhớ tới nam nhân?
Mặt Quả Tiệp đỏ lên, khẽ gật gật đầu và nói:
– Con… kềm chế không được.
Tôi bảo:
– Sư phụ bảo ta nên nhắc con: Tụng kinh niệm Phật là để giải nghiệp, khi nghiệp chướng đời trước tiêu trừ, thì bệnh sẽ lành. Nếu như lòng con tâm dâm vừa sinh khởi, thì Thần hộ pháp sẽ lập tức xa lìa con ngay và oan gia trái chủ sẽ thừa cơ tiếp cận, đòi nợ, hành hạ, báo oán con…
Ta cũng biết: Đang độ tuổi xuân mà cấm con không được nghĩ đến người khác phái, chẳng nên yêu đương thì quá khó cho con. Nhưng nếu muốn giải nghiệp, con cần phải tu và làm được những điều khó làm, chỉ có chân thực tu hành mới được chư Phật, Bồ tát gia hộ. Lúc tâm khởi niệm sai quấy thì nên kịp thời điều phục, thì không sao cả…
Đợi đến khi con 25-26 tuổi, túc nghiệp sẽ tiêu trừ, khi đó tự con cũng có thể nhận ra. Lúc ấy nếu con còn muốn kết hôn, nhất định sẽ gặp người có thiện duyên với mình.
Tháng 4 năm 2006 tôi lại nhận điện thoại mẹ Quả Tiệp gọi tới, nói:
– Có Tổng giám đốc của một công ty lớn nọ là bạn thân họ, đang mở tiệm chơi bô-linh, biết con gái bà đang rảnh, nên muốn giúp đỡ họ bằng cách để dành cho nó một chân làm việc ở quầy thu ngân và hỏi Quả Tiệp có chịu đi làm không? Bà hỏi ý tôi phải làm sao?
Tôi không trả lời. Quả tình có thầm lo: Nếu Quả Tiệp đi làm, e là trong môi trường tiếp xúc có nhiều nam giới, nó khó mà khống chế được tình cảm yếu đuối của mình, do vậy tôi đề nghị: Để tự nó quyết định.
Tất nhiên Quả Tiệp chọn đi làm.
Một ngày mùa Thu tháng 8, mẹ Quả Tiệp lại gọi điện tới, kể:
– Tối qua con tôi phát bệnh, sức khỏe rất xấu, hiện giờ không ngóc dậy nổi, nó cứ thúc tôi phải gọi điện cho ngài.
Ngay lúc ấy tôi nhận ra: Tâm Quả Tiệp đang tơ tưởng đến nam nhân, nên liền tra gạn… thì quả nhiên đúng thế.
Mẹ nó nói:
– Gần đây cháu về nhà, ngó bộ tinh thần bất định. Nghe nó kể có một nam sinh thường nhắn tin cho nó.
Do cảm thông Quả Tiệp từ nhỏ đến giờ luôn bị bệnh hành, tôi bảo mẹ con họ hãy đến chỗ tôi. Sau đó tôi kể câu chuyện tiền thân của Quả Tiệp cho bọn họ nghe.
“Vào thời quá khứ, có một đôi vợ chồng, gia đình giàu có, nhưng không con. Thế là họ đi chùa, đến chỗ Bồ tát Quan Thế Âm cầu con. Không lâu thì bà vợ mang thai, sinh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú (tạm gọi là Bảo), cả nhà cưng như châu ngọc. Bảo tính thông minh, nhưng do được nuông chìu quá mức nên càng lớn càng kiêu ngạo, chẳng nể nang ai, muốn gì làm đó, toàn theo ý mình.
Lúc này cha mẹ muốn quản giáo, cũng đã muộn, chỉ biết tiếc hận mà thôi.
Sau đó thân phụ chàng tạ thế, mẹ vẫn cưng chìu. Bảo ngày càng phát thói tệ xấu, không làm việc, thường kết bè cùng bạn ác, lêu lổng đàng điếm ăn chơi, qua lại chốn thanh lâu nhậu nhẹt mua vui…
Sau đó, trong nước xảy ra chiến tranh, Bảo cũng tùng quản đánh giặc, giết người không ít.
Tàn cuộc chiến, chàng hồi hương, cưới vợ sinh con, vẫn không lo làm việc, chỉ biết ăn xài hoang phí. Tiền toàn là chi ra không thu vào, nên dần cạn kiệt, vợ Bảo khuyên can, chàng cũng không thèm nghe! Còn nổi thịnh nộ, ra tay đánh đấm… tát mặt đá vợ, khiến nàng bị trọng thương, hôn mê cả một ngày một đêm mới tỉnh.
Kết quả: Tai phải nàng bị điếc, toàn thân bầm dập, mang nhiều vết thương trong lẫn ngoài. Hơn nữa đầu còn bị đau nhức không ngừng, có chữa trị mấy cũng không hết và nàng lìa đời.
Gia đình nhà vợ tức giận kiện thưa lên quan. Bảo bị bắt thẩm tra, mẹ chàng phải bán hết gia sản mới cứu được con trai toàn mạng, Bảo bị kết án: Sung quân lưu đày.
Đến lúc chàng trở về nhà, thì mẹ đã mất, chỉ còn căn nhà trống, chàng phải bán nhà để sống qua ngày. Nhưng vẫn quen thói bê tha truy tìm hoan lạc.
Cuối cùng cũng đến một ngày: Tiền của hết sạch, Bảo phải lang thang ăn mày, biến thành kẻ trộm cắp chôm chỉa, thường bị người vây đánh… Đến một ngày nọ, chàng té nằm trên đất toàn thân co giựt, miệng trào đờm, người chung quanh nhìn thấy cũng không ai thèm giúp. Sau đó tuy Bảo chẳng chết, nhưng sống bần khốn suy sụp, luôn bị người phỉ nhổ…
Lần nọ, trong lúc đang phát bệnh co giựt, thì bỗng có một chiếc xe ngựa đi ngang qua và dừng lại, thấy nha đầu dìu đỡ một phu nhân quyền quý trên xe bước xuống. Bà tiến đến gần chàng, khom lưng nhìn… rồi đưa tay bấm vào mấy huyệt đạo trên thân Bảo, chàng lập tức hết co giựt. Bà bèn lệnh cho phu xe mua nước rửa mặt cho chàng và ban tặng thức ăn. Chàng nhờ vậy hồi sinh. Lúc này phu nhân cảnh báo, nhắc nhở với mọi người rằng: Sở dĩ Bảo sa cơ đến bước đường cùng này là do tội ngỗ nghịch bất hiếu, tạo lắm điều ác mà ra! Bà khuyên dân làng nên lấy chàng làm gương: “Sống phải biết hiếu thuận cha mẹ, cư xử tốt với người phối ngẫu, phải làm tròn bổn phận, thiên chức mình trong gia đình, nên đoạn ác tu thiện, mới mong phúc đến bệnh tiêu.
Khuyên nhắc xong, bà hỏi chàng: Nếu chịu cải tà quy chính thì sẽ giúp đưa đến chùa cạo tóc tu hành, không còn phải lo chuyện ăn mặc.
Bảo nghe nói vậy rất hoan hỷ, bèn lạy tạ rồi lên xe cùng đi.
Chàng xuất gia xong, trọn ngày tụng kinh bái Phật. Nhưng tâm dâm chưa đoạn, nên đã phá giới phạm dâm lem nhem, vì vậy sau khi chết rồi thì vào địa ngục thọ tội, mãn kiếp thì đầu thai vào cõi súc sinh”…
Tôi kết luận:
– Đó là chuyện tiền kiếp của Quả Tiệp. Đời này được làm người, tuy mang thân nữ, nhưng khổ báo của nghiệp cũ vẫn chưa hết, do vậy mà ngay từ nhỏ bị bệnh tật triền miên. Nhờ đời trước từng xuất gia tụng kinh, nên nay được gặp Phật pháp tu theo, song nếu muốn giải túc oán tội nghiệp thì tuyệt đối không được để tâm dâm manh nha vọng động…
Quả Tiệp nghe xong, kinh hoàng tỉnh ngộ, liền dũng mãnh phát nguyện: Xin thề từ đây không nghĩ xằng tưởng loạn, quyết chẳng tái phạm lỗi dâm ái nữa, đời này nhất quyết tu cho thoát ly tam giới…
Hai ngày sau Quả Tiệp lại đến, trông thần sắc bình thường. Tôi bảo cháu:
– Không nên vì biết quá khứ mình tạo tội sâu nặng mà mất đi niềm tin. Ngươi có nghĩ ra hay chăng? Đời trước là nam, mình đã từng được Bồ tát Quan Âm giúp đỡ. Do tạo ác nghiệp nên tán gia bại sản, rơi vào đường cùng. Ngay lúc nguy nan lại gặp phu nhân quyền quý cứu cho và đưa vào chùa…
Đời này ngươi lại được Phật pháp cứu nữa, ngươi không nhận ra vị phu nhân đó chính là: “Hóa thân của Bồ tát Quan Âm” hay sao? Vì vậy, ngươi đừng có phụ ân giúp đỡ và kỳ vọng của Ngài…
Quả Tiệp hiểu ra, rơi nước mắt, gật đầu.
(Trích “Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Sám 2” _Quả Khanh)
Hiện giờ con đang rất đau khỗ vì nghiện thủ dâm và xem phim sex. sau mỗi lần thủ dâm con điều thấy rất buồn nhưng không biết phải làm thế nào. rất mong được sự chỉ giáo của quý sư thầy sư cô ạ!
Nam mô a di đà Phật. bạn nên xem âm luật vô tình https://www.youtube.com/watch?v=https://www.youtube.com/watch? và Thọ khang bảo giám https://www.youtube.com/watch?v=UUhS_5ItfZA để biết quả báo tội tà dâm và cách phòng tránh nhé. Xem phim và thủ dâm cũng mang tội rất nặng đó bạn
Bạn cố gắng mỗi lần tâm dâm nổi lên hãy niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, chỉ cần tập trung vậy thôi coi như là thành công bước đầu rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Khỗ ơi , bạn hãy đọc Âm Luật Vô Tình, đọc kinh Địa Tạng , quán vô thường và quán bất tịnh nha bạn, đó chỉ là chút ít phương tiện còn nhiều cách nữa mong bạn sớm nhận được từ các thiện tri thức, Nam Mô A Di Đà Phật