Dùng dao gậy để giết hại, thật rõ ràng dễ thấy. Dùng lời nói để giết hại, thật kín đáo khó lường. Hãy xét như việc các thầy bói đoán bệnh cho người, thế nào cũng nói “do bị thần nọ, thần kia… bắt tội”, rồi xúi giục những kẻ ngu mê nhầm tin theo, giết hại đủ các loài tôm, cá, gà, ngỗng… không việc gì không làm. Do đó mà những con vật bị giết hại không khỏi nhiều đời oán hận người bệnh, cũng đời đời oán hận thầy bói đoán bệnh kia. Như vậy, chẳng phải một lời nói của thầy bói thật đã gây hại lớn lao đó sao? Dám khuyên hết thảy những người làm nghề bói toán, mỗi khi gặp người nhờ đoán bệnh, hãy khuyên người ta nên làm thiện tích phước, ăn chay niệm Phật. Ví như cho rằng quả thật có quỷ thần bắt tội, không thể không cúng tế, thì vẫn có thể khuyên người dùng các món hương hoa, rau cải chay lạt để thay cho thịt cá.
THẦY BÓI CHỊU QUẢ BÁO
Vùng Giang Lăng có một thầy bói họ Lữ, mỗi khi bói việc cho người ta đều bảo họ phải giết vật mạng [cúng tế]. Hôm nọ đến một nhà có bệnh, vừa sắp đoán bệnh cho chủ nhà thì bỗng ngã lăn ra đất chết. Hai hôm sau tự sống lại. Có người hỏi nguyên nhân, liền kể lại rằng:
“Tôi nhìn thấy một ác quỷ cao hơn một trượng, bắt tôi dẫn đến chỗ Diêm vương. Diêm vương bảo rằng tôi nói bừa chuyện họa phúc của người khác, hại chết nhiều sinh linh vật mạng, nên hết lời quát mắng, quở trách. Lại nhìn thấy có hàng trăm tù quỷ, khóc lóc thảm thiết rồi mắng tôi: ‘Bọn ta vì lầm tin lời ông mà nay phải chịu tội.’ Bọn họ mắng rồi kéo nhau mang cả gông cùm đến mà đánh tôi. Tôi lại nhìn thấy vô số cầm thú, tất cả đều gầm thét, trừng mắt giận dữ, tranh nhau kéo đến bắt lấy tôi mà cắn xé. Bấy giờ, Diêm vương muốn xua tôi vào ngục, bỗng có một người mặc áo xanh thưa rằng: ‘Người này tuổi thọ dương gian chưa dứt, hãy tạm thả ra, sau này sẽ truy xét.’ Do đó mà được sống lại. Còn về người bệnh nhà này, tôi nghe đã có tên rồi, e rằng sẽ không qua khỏi.”
Quả nhiên, chỉ mấy ngày sau thì người bệnh ấy chết. Thầy bói từ đó bỏ nghề, lại ghi chép chuyện này truyền rộng khắp nơi để khuyên răn người đời.
- Lời bàn:
Thành hoàng, thổ địa, thần sông, hà bá… người đời có nhiều kẻ sai lầm tôn xưng là Bồ Tát. Thậm chí giết hại vật mạng cúng tế mà cũng gọi là cúng Phật! Than ôi, những hàng quỷ thần nhỏ nhoi ấy mà lạm xưng tôn hiệu của chư Phật, Bồ Tát, thì có khác nào gỗ mục mà xem như chiên-đàn quý giá! Lại cũng như trong các sách lịch sử đều thấy có ghi: “Tây vực có vị thần gọi là Phật.” Đó là rõ ràng Phật hiệu mà trở ngược lại xem như quỷ thần. Chỉ vì không có được cái nhìn chân chánh nên mới rơi vào sai lầm đến mức như thế.
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Từ Bỏ Sự Giết Hại
Nguyên tác Hán văn: Âm Chất Văn Quảng Nghĩa
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
THẦN DƯỢC KHI BÁC SĨ ĐÃ BÓ TAY
Tôi là một Phật tử tu tại gia, pháp danh Chơn Hiếu. Xin kể lại với quý vị câu chuyện kì lạ mà tôi đã trải qua. Thời gian đó, đời sống của mẹ con tôi bị khủng hỏang, lận đận, trở ngại, khó khăn vô cùng. Một mình tôi phải gồng gánh, đứng mũi chịu sào trong cuộc sống bấp bênh. Đối đầu mọi mặt để nuôi sáu đứa con cho nên người hữu dụng khiến cho tôi phải lo nghĩ suốt ngày đêm, tinh thần sa sút tận cùng vì phải cố tìm lối thóat ổn thỏa để bảo bảo đời sống tương lai của các con tôi.
Tôi phải lao tâm, tổn trí, mất sức, kiệt lực nên cuối cùng tôi bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể trầm trọng vì không ăn không uống, không ngủ được, đến nỗi uống một ngụm nước vào cũng bị đau bụng không thể tả, tê cứng thân thể, lục phủ ngũ tạng rối lọan . Đưa vô bệnh viện bác sĩ điều trị vẫn không hết đau , bác sĩ nói :
– Bệnh của chị không có thuốc chữa, chị phải tự chữa cho chị thôi.
Nghe bác sĩ nói thế làm tôi tuyệt vọng, khi đang đau ốm, sức tàn lực kiệt chỉ chông nhờ bác sĩ thôi, làm sao mình tự chữa trị cho mình được đây?
Tôi lại nghĩ nhớ đến Bồ Tát từng đã cứu khổ tôi nhiều lần và hi vọng lần này Bồ Tát cũng sẽ chữa bệnh cho tôi, vì tôi không còn hi vọng nơi bác sĩ. Nằm trên giường bệnh tôi tha thiết niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát và khẩn cầu Ngài liên tục. Suốt ngày đêm tôi khấn niệm như thế, cầu cho tôi thoát khỏi bệnh để còn nuôi đàn con thơ dại cho lớn khôn. Tôi không sợ chết, chỉ thương các con bơ vơ không ai nuôi dưỡng khi tôi chết.
Vào một buổi trưa, tôi đang mơ màng, chập chờn trong giấc ngủ bất an. Bỗng nhiên trong đầu tôi hiện ra, thấy biết được một thứ dược liệu bỏ ngòai chợ có thể đem về làm thuốc, và còn biết cả cách làm thuốc tán cũng như cách uống. Sau đó tôi tỉnh lại, liền bảo con tôi tìm lượm về loại thuốc đó và làm theo cách thức mà tôi thấy lúc mơ mơ màng màng đó. Làm xong, con tôi đem vào bệnh viện lén bác sĩ cho tôi uống, khi đó tôi đang bị cơn đau thắt ruột gan đến nỗi tê cứng người, vì vừa hết thuốc giảm đau. Tôi uống liền hai muỗng cà phê thứ thuốc tán đó, vài phút sau cơn đau thắt ruột thắt gan liền hết ngay, y như thuốc thần và tôi cảm thấy trong người khỏe khoắn lạ kì.
Mọi người trong khu bệnh đó đều ngạc nhiên. Sau khi hết đau, tôi thấy đói bụng và đòi ăn. Con gái lớn của tôi thấy mẹ đòi ăn, mừng quá đi mua thức ăn cho tôi. Đến chiều tối, mọi khi cứ hết thuốc giảm đau của bệnh viện là ruột gan lại đau thắt lại, bữa nay không còn thấy đau nữa. Cứ thế, mỗi ngày tôi uống hai muỗng thứ thuốc thần đó trước bữa ăn, cơn đau biến mất và một thời gian ngắn sau tôi bình phục trở lại . Uy lực của việc trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm thật là kì diệu, không thể nghĩ bàn.
* P/S : nếu bạn nào thắc mắc thần dược ấy cụ thế như thế nào thì bạn nên hiểu, thần dược chính là câu ” Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ! ” và lòng thành của mỗi người , cứ kiên trì niệm như thế sẽ được cảm ứng, mỗi người một cách khác nhau chứ không phải ai cũng phải uống loại thuốc như thế.
Chơn Hiếu
Hồi chiều con đang tưới tiêu thì gặp một chú chim ở cành cây thấp con định bắt coi là chim gì nhưng con nhảy lên bắt hụt làm chú Chim rụng bảy cái lông và không bay được nữa, con hối hận quá, con thả nó ra nhưng không biết nó có sống không, con lại nghĩ đến những chú chim nhỏ ở tổ, con thấy thương và hối hận quá, nhìn vào mắt chú chim,con cảm thấy nó oán hận con lắm, xin các thầy cho con biết tội con có nặng không và làm sao để hóa giải ạ
Bạn ra xem nó còn không, nếu nó còn thì lấy gạo cho nó ăn rồi lấy nước cho nó uống. Để nó ở nơi an toàn coi chừng bị mèo chó ăn thịt nó đấy. Một thời gian sau nó khỏe lại mọc lông mới thì sẽ bay được thôi. Nếu nó mất rồi thì bạn sám hối, niệm Phật hồi hướng công đức cho nó. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào sư huynh Thiện Nhân:
Cho đệ hỏi sư huynh:
– Tâm bồ đề là gì?
– làm sao phát tâm bồ đề?
– Người tu tịnh độ cần gì khi phát tâm bồ đề, để vãng sanh Tây phương cực lạc?
Xin chân thành cảm ơn sư huynh, cảm ơn sư huynh đã phúc đáp cho đệ những lần trước.
A Di Đà Phật……….
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi đạo Huynh Tịnh Độ,
Cảm ơn đạo Huynh đã vì đại chúng mà đặt câu hỏi hết sức ý nghĩa. TN xin được chia sẻ bằng nghĩa lý giản đơn nhất để các liên hữu sơ phát tâm đều có thể hiểu thấu đáo.
*Tâm bồ đề là gì? Tâm-Bồ đề tuy nói hai nhưng chỉ là một, bởi đó là chân tâm, tánh giác trong lặng, tròn đầy, không một gợn nhơ của mỗi chúng sanh chúng ta. Vì thanh tịnh, không một gợn nhơ mà nó chiếu khắp mọi nơi, không bị ngăn ngại. Câu hỏi nghi vấn: chúng sanh chúng ta ai cũng có sẵn vậy sao phải tu làm chi cho mệt? Đơn giản: chân tâm, tự tánh đó đã bị nghiệp lực bủa vây, bị màn vô minh từ vô thỉ che lấp, phủ kín, nên nó không thể phát khởi, không thể chiếu khắp như nó vốn thường có. Vì thế chúng ta tu học chính là nhằm thắp lại, khơi sáng lại chân tâm tự tánh vốn sẵn có của mỗi chúng ta. Trong đạo gọi đó là Giác. Bồ đề là Giác. Giác điều gì?
1. Nhân-quả báo ứng như bóng theo hình và tơ hào không sai một ly;
2. Giác 8 nỗi khổ của kiếp con người: sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ;
3. Giác thân người khó được, Phật pháp khó gặp, khó nghe;
4. Giác sanh-tử vô thường trong từng gang tấc.
5. Chỉ có Phật pháp mới giúp thoát khổ, vĩnh ly sanh tử luân hồi.
Khi chúng ta giác được những điều này thì, đồng nghĩa chúng ta muốn thoát khổ, vĩnh ly khổ=tiền đề cho phát bồ đề tâm.
*Phát bồ đề tâm là gì? Phát là khởi hành, là bước tiến đầu tiên trong việc gần gũi Tam Bảo. Bước tiến này chính là bước dũng mãnh dấn thân đi theo con đường mà Bổn Sư Thích Ca đã chỉ dạy : Bỏ ác, hành thiện, giữ tâm thanh tịnh. Đây là bước chuyển hoá tâm: từ tâm tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước sang tâm: nhìn thấu-buông xả-tự tại-tuỳ duyên-niệm Phật.
– Nhìn thấu: Nhân-quả báo ứng như bóng theo hình và tơ hào không sai một ly; Giác 8 nỗi khổ của kiếp con người: sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ; Giác thân người khó được, Phật pháp khó gặp, khó nghe; Giác sanh-tử vô thường trong từng gang tấc.
– Buông xả: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước.
– Tự tại: không bị những tâm tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước chi phối và lôi kéo.
– Tuỳ duyên: khéo léo chuyển hoá tâm thức (tâm khởi lên khi 6 căn đối sáu cảnh trần còn gọi phân biệt, chấp trước) để uyển chuyển đối người, tiếp vật. Đây là điều khó cho người tu tại gia chúng ta trong bước khởi đầu tu học. Nguyên nhân: vì chúng ta rơi vào chấp hình tướng tu học (ăn chay, ăn mặn; chay trường, chay kỳ, chẳng ăn chay; trì giới, chẳng trì giới), chấp hình thức tu học (niệm Phật nhiều, niệm Phật ít, niệm chánh niệm, chẳng chánh niệm), chấp pháp tu học (chấp thiền, chấp tịnh, chấp mật). Những kiến chấp này khiến chúng ta bị rơi vào trạng thái kẹt trong pháp tu. Tu là sửa để thoát khổ, nhưng nay tu lại kẹt trong khổ=không biết tuỳ duyên.
– Niệm Phật: niệm Giác. Niệm niệm Phật=niệm niệm giác. Giác điều gì? Là những điều mà chúng ta đã nêu trên. Nhưng nếu hàng ngày chúng ta niệm Phật, thậm chí mọi nơi, mọi chốn, mọi thời, mọi khắc mà không giác được 5 điều nói trên=niệm Phật trong phiền não và điên đảo, vọng tưởng.
*Người tu tịnh độ cần gì khi phát tâm bồ đề, để vãng sanh Tây phương cực lạc?
Tín-Nguyện-Hạnh=Tin sâu-Nguyện thiết-Thực tâm hành.
– Tín=Tin sâu: 5 điều nói trên. Tin sâu cõi Tịnh độ là có thật, chẳng hư nguỵ.
– Nguyện=Nguyện thiết: nhờ tin sâu mà nguyện mới có thể tha thiết; Nguyện chân chánh thực hành theo lời của Bổn Sư, chọn pháp môn phù hợp với căn cơ rồi tha thiết nguyện, chân chánh đi theo con đường Bổn Sư đã chỉ bày, lấy đó làm phương tiện để chuyển hoá nghiệp, chuyển hoá khổ, tiến tới giác ngộ, giải thoát=phá mê-khai ngộ-lìa khổ-được vui-chuyển phàm-thành thánh; nguyện một đời nương đại nguyện lực của Phật A Di Đà – phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật – Cầu sanh Tịnh Độ quyết không thoái chuyển.
– Hạnh=Thực tâm hành: Hạnh là đức hạnh, giới hạnh (trong đạo gọi là giới đức) của người tu đạo. Chúng ta tu mà không giữ trọn giới đức=không thực tâm hành. Giới đức của người tại gia: Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu bia hay dùng chất kích thích. Khai triển 5 giới thành 10 thiện tức 3 nghiệp của thân; 4 nghiệp của khẩu; 3 nghiệp của ý:
a. Thân: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm
b. Khẩu: không nói lời lưỡng thiệt, không nói lời đâm thọc, không nói dối, không nói lời sân hận
c. Ý: không tham, không sân, không si
5 giới – 10 thiện này chính là hành trang để chúng ta tiến về Tịnh Độ. Ngoài những điều nói trên ra mà chúng ta mong về Tịnh Độ thật chẳng có cơ hội. Đây là điều hàng ngày, khi tu học, mỗi chúng ta đều phải thường quán chiếu thật sâu sắc để mình không bị lạc đường.
Nguyện chúc đạo Huynh cùng các bạn sen luôn tỉnh giác và an lạc.
TN
Đây là câu chuyện có thật, đã xảy ra trong gia đình mình, xin mạn phép được chia sẻ cùng quý đạo hữu để biết nhân quả báo ứng tơ hào chẳng sai:
Thời mình còn nhỏ trong nhà có nuôi con chó rất dể thương. Hai ông anh mình muốn làm thịt nó nên bảo mình bành cái bao bố ra để bỏ con chó vô. Sau đó hai ông anh cột bao bố lại rồi mang ra sông dìm nó xuống. Nó bị ngộp nên trồi đầu lên để thở, không ngờ ông anh kia lấy cây gổ lớn đập vô đầu nó, cuối cùng nó chết, hai ông anh mang vô nhà làm thịt.
Trãi qua khoảng mười mấy năm sau, có lần ông anh đã đập đầu chó đi ra ngoài bị một đám côn đồ lấy cây đập đầu và bị đau nhức lâu ngày mới khỏi. Còn ông anh kia thì bị con chó bẹc- giê cắn nằm liệt cả tuần không đi đâu được. Riêng bản thân mình thì bị bệnh khó thở không rỏ nguyên nhân cũng khoảng mấy tháng mới hết ( không có thuốc nào trị khỏi ).
Sau này học Phật rồi, ngồi ngẫm lại mới thấy đúng là nhân quả báo ứng tơ hào chẳng sai. Hy vọng người nào có duyên nghe qua câu chuyện này, xin hãy lấy đó mà cảnh tỉnh để đoạn ác tu thiện. Nhân quả vốn không sai, thiện có thiện báo, ác có ác báo, nếu chưa thấy báo ứng là do thời cơ chưa tới đó thôi. A Di Đà Phật
Kính thưa các quý thầy cô, các bạn đồng tu, đồng học Phật! Đặc biệt cho con gửi lời cảm ân sâu sắc đến quý thầy Thiện Nhân, Trung Đạo, Tịnh Thái…..và rất nhiều các thầy các bạn nữa. Nhân duyên may mắn con được biết đến trang đường về cõi tịnh. Mặc dù không phải là người thường xuyên có câu hỏi hay các phúc đáp ở trên trang nhưng khi lúc rảnh rỗi con thường lấy việc đọc bài, xem các phúc đáp của các thầy các bạn để học hỏi thêm. Nhờ đó mà nhiều vấn đề khúc mắc trong việc học phật của con được giải đáp, con đã tích lũy ngày một nhiều hơn những kinh nghiệm, lần lần con đường vào đạo được mở ra sáng tỏ hơn, niềm tin, sự phát tâm ngày thêm lớn.
Nghĩ lại thời gian từ lúc ban đầu tìm đến phật pháp qua sự tò mò về các khái niệm, ngôn ngữ trong nhà phật mà con may mắn biết được một sự thật, một sự thật vô giá về kiếp nhân sinh, vũ trụ. Con biết rằng chết không phải là hết, biết rằng có thế giới Tây Phương Cực Lạc. Năm năm qua đi rồi, dù thời gian không nhiều nhưng cũng không phải là ít, đến giờ phút này con mới cảm nhận được rằng Phật pháp quý giá đến như thế nào? Chư Phật, Bồ tát, các Tổ, các thầy từ bi biết nhường nào? Trong con thầm cảm ân sâu sắc đến quý thầy, quý bạn ở trang đường về cõi tịnh, những người “vô hình” âm thầm lặng lẽ truyền trao, chỉ bảo, giúp đỡ, động viên nhau cùng lên đường giải thoát, cứu lấy huệ mạng của mình, nối dòng huệ mạng phật, giúp đỡ tất cả các chúng sinh khổ nạn cùng “về nhà”. Nghĩ tới đây lòng con không khỏi xúc động, con biết mình mang thân người nữ, chuyện đời còn nhiều vướng bận nhưng cũng nguyện từ nay phát tâm rộng lớn, vì phật pháp vì tất cả chúng sinh khổ nạn mà nguyện tinh tấn tu học, noi gương các Thầy như thầy Thiện Nhân, người con vô cùng ngưỡng mộ (có lúc con muốn được 1 lần được biết mặt, biết tên, biết đến đời sống thực tại của các thầy như thế nào? Được đảnh lễ trước các Quý thầy). Việc học phật của con không giống nhiều bạn, không có tham gia đạo tràng, không đi chùa vì thời gian công việc, gia đình không cho phép, gần như không có bạn đồng tu bên cạnh, chỉ là một mình một bóng tự tìm tòi, đọc sách, nghe băng giảng của các quý thầy như thầy Diệu Âm Minh Trị, Giác Nhàn, thầy Trí Huệ, Trí Đức…. đặc biệt là vị Hòa Thượng đáng kính Hòa Thượng Tịnh Không, thời khóa tụng kinh niệm phật ở nhà cũng chưa xác lập được. Tuy nhiên sau một thời gian góp nhặt các kiến thức về phật pháp, dạo gần đây con nghĩ mình sẽ noi gương bà Lưu Tố Vân, phát tâm đọc thật nhiều lần giảng ký của Hòa Thượng Tịnh Không giảng giải kinh Vô Lượng Thọ để thâm nhập vào phật pháp, con thấy có hiệu quả khá tốt, trong tâm cảm giác an lạc, mọi việc tùy duyên, không mong cầu, cách nghĩ cách giải quyết mọi công việc nhẹ nhàng hơn trước. Một số đồng nghiệp khi trước nhìn con với ánh mắt khác lạ vì mỗi khi rảnh rỗi công việc là thấy con lại tìm vào các trang phật pháp để nghe đọc mà không chịu đọc báo tin tức mới hay những sự vụ nổi cộm gì cả? thì nay một số anh chị em cũng dần dần muốn nghe con “nói chuyện đôi chút về phật pháp”. Với khả năng của kẻ sơ học, sự tu tập lại chưa có công phu nhưng con cũng rất mừng vì đã giúp ích được một số bạn bè hiểu thêm một khía cạnh khác của Đạo Phật, không giống như cách nghĩ bấy lâu nay của mọi người. Dự kiến trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục nghe Bộ Giảng ký của Hòa Thượng Tịnh Không, con sẽ tập trung vào việc học và thực tập làm theo cuốn sách “Đệ Tử Quy”, để trang bị cho mình nền tảng đạo đức căn bản nhất, làm tiền đề cho việc giáo dục 02 cậu con trai (mà hiện nay đối với con là nỗi niềm lo lắng, ưu tư nhiều nhất). Con ở Hải Phòng, trước đây đã từng mong cầu tìm được 1 vị minh sư gần nơi mình sinh sống để được thân cận, học đạo, thậm chí mong muốn được quý thầy tiếp nhận, giáo dục dùm con trai của mình (Vì nhiều lúc con có cảm giác buồn chán, thất vọng, bất lực trước thực tại về môi trường gia đình, xã hội và cách giáo dục con trẻ hiện nay. Nhìn thấy các cháu ngày ngày bị ô nhiễm mà lòng con buồn khó tả, chỉ ước muốn gặp được 1 vị thầy làm chỗ cho bản thân mình và các con nương theo học tập). Đến bây giờ vẫn chưa thể gặp được, con thấy có thể tin tưởng được quý thầy như Thầy Thiện Nhân, Trung Đạo, Huệ Tịnh… nhưng chắc là các thầy ở xa với con. Có những lúc con nghĩ, chính mình phải cố gắng lên, chính mình phải là người mẹ, cũng là người chịu trách nhiệm như một người thầy để dạy bảo các con, không nên trông chờ hay tìm cầu người khác, vì như thế là đùn đẩy trách nhiệm. Nhưng biết là như vậy rồi mà nghiệp chướng con sâu dày, đường đi gian nan, trắc trở, tâm chưa dũng mãnh, kiên định.
Bằng sự giãi bày tâm tư này, con kính mong quý Thầy, quý bạn cùng cảm thông, chia sẻ, động viên giúp đỡ nhau để ngày một nhiều hơn nữa những người biết quay đầu trở về với bến giác! Nguyện mười phương chư Phật, chư Bồ tát, chư Tổ sư từ bi gia trì cho con hoàn thành tâm nguyện này. A di đà phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Sắc,
*Đọc chia sẻ của bạn TN thật cảm động trước tấm chân tình của bạn với đạo Pháp. Phật pháp không có gì cao siêu như người thế gian thường nghĩ, trái lại nó rất bình dị như chính cuộc sống của mỗi chúng ta vậy, khác là do chúng ta quen đắm trong vô minh nên không nhận biết ra được. Nay Bổn Sư đã chỉ cho chúng ta chân tướng sự thật cuộc sống mà chúng ta đang chìm đắm rồi chỉ phương cách thoát ra khỏi vòng vô minh đó – chúng ta nhận biết ra được, tìm cách thoát khỏi=biết hồi đầu. Hồi đầu là bước quan trọng đầu tiên khi nhập đạo, bởi thiếu nó, cho dù hàng ngày chúng ta toạ thiền, trì chú, niệm Phật không ngưng nghỉ thì cũng chỉ là tu trong điên đảo, bởi cái nhân không chánh tất quả sẽ mê mờ. Do vậy điều TN muốn chia sẻ cùng bạn: Thấy giá trị pháp của Như Lai=bạn đã tìm được con thuyền, nhưng leo lên thuyền và vững chãi chèo nó đến bờ hay không lại phụ thuộc vào niềm tin, sự dũng mãnh, tinh tấn, tỉnh giác, hạnh nhẫn nhục, tâm từ bi hỉ xả… khi tu đạo. Vạn sự khởi đầu nan! Quan trọng từng bước, từng ngày chắt lọc, đúc kết những giáo lý hợp căn cơ bản thân, tinh tấn tu trì=ắt có lợi lạc.
*Tất cả những khúc mắc khi tu đạo, hay trong cuộc sống bạn cứ hoan hỉ chia sẻ, TN nghĩ các bạn Sen sẽ tuỳ duyên mà giúp bạn thêm vững bước.
*Đời là bể khổ vô ngằn, thấy khổ rồi thì ráng tìm phương cách để thoát khỏi bể khổ đó. Pháp niệm Phật chính là pháp thoát khổ, là thuyền từ giúp chúng ta về bến giác. Chỉ cần bạn nhất tâm tu đạo, chư Phật, chư Bồ tát, chư thiện hữu tri thức sẽ luôn bên cạnh bạn.
Nguyện hồng ân Tam Bảo từ thuỳ gia hộ để bạn tinh tấn tu học, giúp cuộc sống gia đạo thêm an lạc.
TN
A Di Đà Phật…
Xin chào sư huynh Thiện Nhân:
Xin chân thành cảm ơn sư huynh đã phúc đáp cho đệ.
Cho đệ hỏi: Pháp Đại Thừa là gì? Pháp Tiểu Thừa là gì? Còn có thêm Pháp Nhất Thừa là gì?
Nhờ sư huynh lý giải dùm cho đệ, xin cảm ơn sư huynh.
A Di Đà Phật……..
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi đạo Huynh Tịnh Độ,
*Pháp Đại Thừa là gì? Pháp Tiểu Thừa là gì?
Để các bạn sơ phát tâm cùng hiểu được và tiện chia sẻ, TN xin mạo muội dùng những chia sẻ mang phổ quát:
Phật dạy: Vạn pháp giai không; vạn pháp duy tâm tạo! Nghĩa là vạn pháp đều do tâm tưởng sanh của chúng ta tạo nên – tâm tưởng sanh là sự sanh diệt không ngưng nghỉ trong từng niệm niệm khi đối người, tiếp vật, vì thế nó không có bản thể, không vĩnh hằng. Điều này trong kinh Kim Cang Phật nói rất cụ thể:
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bọt bóng
Như sương cũng như điện
Thường khởi quán như thế.
Nếu quán lời Phật dạy chúng ta có thể nhận thấy hễ có tiểu ắt sẽ có đại, hễ có đại, ắt phải có tiểu. Tiểu hay đại đều là do tâm phân biệt, chấp trước của chúng ta tạo nên. Phân biệt, chấp trước là tâm sanh-diệt-diệt-sanh không ngưng nghỉ=không thật, như mộng, huyễn, bọt, bóng, sương, ánh điện chớp… Khi Phật thuyết pháp cũng nương theo tâm chúng sanh rồi tuỳ duyên, tuỳ hạnh nguyện của chúng sanh mà Ngài nói pháp tiểu hay đại, nhưng với chư Phật thì không có tiểu, cũng chẳng có đại, bởi hễ rơi vào đối chiếu thì đó chẳng còn là Phật, chẳng còn là Giác nữa.
Điều này khi mới bước vào tu chúng ta dễ, thường hay bị kẹt, thậm chí kẹt cứng trong sự đối chiếu đó, nghĩa là hễ căn-trần gặp nhau là sẽ có phân biệt, chấp trước khởi (vọng thức sanh): có tiểu-đại, có bồ tát-chúng sanh, có thắng-thua, đen-trắng… (Người tu thiền, tu Mật=cho là tu đại thừa; người niệm Phật=tiểu thừa) để rồi nhiều khi càng tu lại càng thấy khổ, thấy phiền não khởi trùng trùng, nghiệp chướng bủa vây mà không thể cứu vãn.
Ở đây TN xin ví thử chuyện niệm Phật:
*Ai cũng biết A = Vô; Di Đà=Lượng; Phật=Giác. A Di Đà Phật=Vô Lượng Giác. Vô lượng giác điều gì? Điều này nhiều khi chúng ta không cứu xét tới mà chỉ nghĩ đơn giản: cứ niệm Phật là sẽ có vô lượng giác (cứ niệm rồi ai cũng được vãng sanh). Nếu thế thì ngàn ngàn, triệu triệu người niệm Phật đều đã thành Phật hết rồi? Vậy sao chúng ta niệm hoài mà không hề thành Phật? Đơn giản, chúng ta có niệm nhưng không có giác. Giác điều gì? Trong trao đổi trước TN đã chia sẻ cùng đạo Huynh và các liên hữu rồi: tu mà nhân-quả không giác; tu mà không quán được 8 nỗi khổ của thế gian; tu mà không biết sanh tử vô thường trong từng niệm niệm; tu mà không biết chỉ có Phật pháp mới có thể giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi=tu nhưng phiền não chẳng dứt hay còn gọi tu trong phiền não=tu kết duyên Phật pháp.
*Khi niệm Phật, hễ ai phát tâm ngày niệm 5-10 ngàn Phật hiệu=đại nguyện lớn, còn hễ ai không phát nguyện, hay chỉ phát nguyện 1-2000 ngàn Phật hiệu=tiểu đại nguyện. Nhưng đó là xét về lý niệm Phật, nhưng đi vào sự thì 1000 hay 10.000 vốn chẳng quan trọng, quan trọng là khi niệm Phật chúng ta dùng tâm nào để niệm? Nếu 10 ngàn Phật hiệu mà niệm niệm trong điên đảo, vọng tưởng (tham, sân, si, ngũ dục…) thì chẳng bằng 1000 Phật hiệu nhưng chánh niệm; nếu 1000 Phật hiệu mà cũng là điên đảo, vọng tưởng thì chẳng bằng không niệm mà giữ chánh niệm. Chánh niệm được hiểu khi đối người, tiếp vật tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước có khởi và khởi ở mức độ nào? Do vậy TN nghĩ chúng ta phải nhận ra: từ lý đi vào sự là một quá trình nhưng lý-sự mà không viên dung=tu không có lợi lạc. Và như thế tiểu hay đại lúc này chỉ là con số mơ hồ, tương đối, do chúng ta tự đặt ra rồi tự đối chiếu hay-dở, tốt-xấu, cao-thấp mà thôi.
Hạnh tiểu thừa-đại thừa cũng như vậy. Tiểu chưa hẳn đã là xấu; đại chưa hẳn là tốt. Tốt-xấu chỉ là cái mốc tương đối, vì tương đối nên không có gì là cố định, vĩnh viễn. Một người mới tu, mới niệm Phật, có thể ngày chỉ niệm 15 phút Phật hiệu là chánh niệm; người khác lại là 30-40 phút chánh niệm. Nhưng cái mốc 15-40 phút chánh niệm không phải bất biến, bởi giữa hai người sự thăng tiến, giác ngộ trên đường tu vốn chẳng cố định, cũng vì thế đại-tiểu có thể hoán chuyển vị trí của nhau. Tu ba năm, ngộ nhất thời. Hôm nay là trò, mai mốt đã là thầy vốn dĩ là vậy. Bổn sư Thích Ca là một điển dụ cho chúng ta thấy. Cho nên theo TN nghĩ để đường tu được thông thoát chúng ta phải phá tan ý niệm tiểu-đại, bởi hiểu sâu xa lời Phật dạy một chút: Tất cả chúng sanh đều là Phật! Phật làm gì có tiểu Phật-đại Phật?
*Còn có thêm Pháp Nhất Thừa là gì?
Pháp „nhất thừa“ cũng chỉ là một khái niệm mang tính biểu dụ mà Phật nương theo tâm chúng sanh mà diễn nói. Bởi hễ có nhất-ắt có nhị, có tam, tứ… Pháp là huyễn. Nhị-nhất=huyễn. Chấp huyễn=mê. Nhưng vì muốn chúng sanh phá mê-khai ngộ, nên Phật, Bồ tát phải dùng mê để giúp chúng sanh hiểu mê mà giác ngộ.
Nói tới đây TN nhớ cách ít năm trước, trên mạng lưu thông một vài hình ảnh một vị tu sĩ vô quán ăn tiết canh, rồi đồng loạt lên án vị nọ phá giới, làm ô uế danh tăng… Chà, sao lúc đó chúng ta không quán ngay: vị bồ tát đó đang biểu pháp, giúp cho chúng ta thấy: thọ giới Phật rồi mà phạm giới thì quả báo thật khó nghĩ bàn. Vậy nhưng lúc đó công chúng chỉ nhìn thấy bát tiết canh và vị tu sĩ, nhưng đằng sau hành động đó là gì? Ai có thể biết? Trong pháp của Phật cũng vậy, vì muốn chúng sanh thấy chân mà Phật phải dùng giả. Giả-chân chỉ là biểu dụ pháp, chẳng phải là pháp tuyệt đối. Vì thế Phật mới nói: các pháp đều hư huyễn nhưng nó cũng chính là Phật pháp.
Tại sao hư huyễn lại là Phật pháp?
TN
Người Có Phước Lớn Bão Đến Cũng Không Thể Làm Sập Nhà
Có rất nhiều câu chuyện về việc thoát nạn kì lạ của những người chuyên làm việc thiện, và đây là một trong số đó, một nhà hảo tâm đã thoát chết trước cơn sấm sét bão bùng một cách thần kỳ, đều là nhờ tấm lòng nhân hậu của mình.
Đó là câu chuyện về một người họ Dương, ông luôn sẵn lòng cho hàng xóm láng giềng vay thóc giống mà không bao giờ đòi họ hoàn lại. Sở dĩ ông làm vậy là bởi muốn giúp những láng giềng nghèo khổ có điều kiện sống tốt hơn.
Tuy nhiên ông cũng hiểu một lý lẽ là người dân làng có lòng tự trọng và họ không muốn trở thành “kẻ ăn xin”. Vì thế ông đã nghĩ ra một cách vẹn toàn, vừa giúp được hàng xóm mà không khiến họ thấy ngại ngần.
Ông lấy trái bầu cắt làm đôi, một nửa lớn hơn hẳn, nửa kia nhỏ bé. Khi cho vay thóc giống, ông thường dùng nửa lớn để đong rồi đưa người ta. Còn lúc hàng xóm tới trả lại thóc giống, ông lại đem trái bầu nhỏ ra để đong và nhận.
Mãi về sau dân làng mới nhận ra điều này, họ mới biết ông Dương đã cho nhiều hơn là nhận về. Vì thế ông được dân làng yêu mến đặt cho cái tên “Thiện nhân hai nửa trái bầu”. Ông Dương cũng sống điều độ, cần kiệm và thọ lâu hơn người thường, nhiều người cho rằng đó là bởi ông được Trời thương vì hành thiện tích đức.
Vào một ngày mùa thu đang đúng vụ thu hoạch, ông Dương đã 80 tuổi nhưng vẫn chống gậy ra đồng xem mùa vụ. Bỗng dưng mưa gió bão bùng ập tới, sấm chớp vang trời, bầu trời đang trong xanh trở nên xám xịt, nhìn rất đáng sợ.
Lúc ấy ông Dương đang ở giữa cánh đồng có một mình, lại cách xa nhà, khó lòng chạy về kịp tránh bão. Ông tự nhủ, mình 80 tuổi đã là thọ so với người bình thường rồi, nên ông điềm tĩnh nằm xuống cánh đồng lúa và chuẩn bị chờ đón cái chết.
Tuy nhiên đúng vào thời khắc tưởng chừng là định mệnh ấy, ông bỗng nghe có tiếng nói văng vẳng bên tai: “Thần Sấm, Thần Chớp, Long thần, hãy nghe đây: Không được để bất cứ giọt mưa nào rơi vào người ‘Thiện nhân hai nửa trái bầu’ và cánh đồng lúa của ông ấy!”.
Cơn bão dữ dội ập tới làng quê, mưa như trút nước, thổi tốc nhiều mái nhà tranh, mưa lớn kéo dài rất lâu. Khi bão tan, mưa tạnh, ông Dương mở mắt ra vẫn thấy mình còn sống và rất vui mừng xen lẫn ngạc nhiên. Cánh đồng lúa của ông vẫn vô sự trong khi toàn bộ thửa ruộng xung quanh bị tàn phá nặng nề. ( Xét về mặt khoa học, thì có thể thửa ruộng của ông Dương nằm đúng ở ‘mắt bão’ nên không bị ảnh hưởng gì)
Gia đình ông sau khi bão tan mới dám chạy ra ngoài tìm kiếm. Những tưởng ông gặp bão lớn như vậy giữa đường chắc đã xảy ra chuyện chẳng lành, nào ngờ nhìn ông già 80 tuổi vẫn mạnh khỏe và không hề bị ướt dù chỉ một chút.
Ông Dương đã kể lại những gì vừa xảy ra cho cả nhà nghe, gia đình cho rằng đó chính là Thần Phật đã hiển linh để cứu ông. Đại gia đình họ Dương đều quỳ xuống kính cẩn bái lạy ơn trên. Nhưng trên thực tế, đó là bởi ông Dương đã hành thiện tích đức từ lâu xuất phát từ tấm lòng nhân hậu.
Những người vô tư hành thiện tích đức, chắc chắn sẽ được thiện báo, không sớm thì muộn. Vì vậy chúng ta đừng ngại ngần mà làm việc thiện bởi vì những công đức ấy sẽ không bao giờ thừa, miễn xuất phát từ tấm lòng thật sự.
Sưu tầm
hôm qua con nằm mộng thấy bạn thân bắn nhiều phát vô đầu và gáy con, con sợ quá các thầy ạ, con tỉnh dậy thì sợ quá lại nằm ngủ tiếp thì thấy phật bà quan âm tọa ngồi sen bay từ hướng tây bắc về phía đông nam, con cứ niệm nam mô quán âm bồ tát thì lại thấy hình đức bà một xấu đi, con niệm câu nào thấy thành tâm nhất thì đức bà lại đẹp nên cho đến khi đức bà bình thường không đẹp cũng không xấu con lại tỉnh giấc, con vừa lo việc bạn mình bắn nhiều phát vào đầu mình vừa mừng gặp được quan âm các thầy ạ, con vừa lo vừa mừng, đây là lần thứ 3 con mơ thấy quan âm rồi, 2 lần trước mơ thấy con Thấy mình toàn gặp điều may nhưng lần này con mơ 2 giác mơ một đêm không biết là con có số phận gì không các thầy, con có đọc rất nhiều kinh nhưng chẳng thuộc cuốn nào, chỉ thuộc mỗi câu, con cúi lạy bài kinh, vô ngã tướng phi thường trong kinh vô ngã tướng thôi ạ, con chưa xuất gia, chưa là người tu tại gia, chỉ thấy kinh hay nên Học một chút, mấy tháng nay con không đọc nữa rồi, con có số phận gì không vậy các thầy, con cũng muốn xin một cái tên như người tại gia, tên con là Nguyễn Đăng kiêm, con không có cơ hội đi đến chùa, ước vọng của con là một cái tên như người tu tại gia, xin các thầy cho con một cái tên ạ
Giấc mơ cũng chỉ là giấc mơ thôi.đừng lo lắng thái quá ảnh hưởng sức khỏe. Cứ sống bình yên, làm tốt công việc, rảnh thì đi phóng sanh. Quy y tam bảo sẽ có pháp danh nhé. Tâm bình thường là đạo.
THẦY THUỐC CÓ TÂM, CƯỚP KHÔNG VÀO ĐƯỢC NHÀ
Bố tôi là một lương y, râu tóc trắng như cước, hay mặc bộ vải Phin ta màu nâu, đi guốc mộc. Cụ mất năm 1972 . Hiện nay cụ vẫn còn một học trò là lương y Thiên Tích, hơn 90 tuổi. Ông đã từng hai khóa làm Chủ Tịch Hội Y Học Cổ Truyền Việt Nam và bốc thuốc cứu người tại Lĩnh Nam – Mai Động – Hà Nội.
Bố tôi vừa dạy chữ Hán, vừa dạy y học dân tộc, vừa bốc thuốc cứu người. Thỉnh thoảng, ông cho tôi ra lớp mài mực Tàu để học trò tập trung nghe giảng bài. Một hôm, ông đang giảng về Y Đức, thì có một người nói là đến khám bệnh xin thuốc.
Bố tôi gọi tất cả học trò và cả tôi ra phòng khám cùng nghe người bệnh kể. Ông rót nước trà sen vào ly đưa mời người đến khám bệnh rồi bảo:
– Anh kể bệnh đi !
Bệnh nhân rụt rè, hóa ra anh ta chẳng bị bệnh gì, vừa nhấp ngụm nước vừa kể:
– Đáng lẽ đêm qua, chúng con sẽ đến cướp nhà Thầy. Đến miếu cây Đa ở chân đê đầu làng, chúng con dừng lại điểm binh, nhắc lại việc của từng thằng, xem lại khí giới dụng cụ. Bỗng một thằng trong đám chúng con kêu đau bụng xin ở lại….
Tên cầm đầu nổi cáu rít lên:
– Đứa nào ở lại tao sẽ cắt gân cổ chân.
Đêm tối, nhưng chúng con vẫn hình dung ra cái mặt đen sì sì, lông mày sâu róm sếch lên trên, cặp mắt long sòng sọc đỏ như máu của hắn hung ác như thế nào? Tên kia sợ quá van lạy cuống cuồng, xin được nói tiếp:
– Thưa…, thưa đại ca… em nghĩ, thầy lang bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Người nghèo như chúng ta Thầy chữa không lấy tiền. Năm nay, người chết đói, chết dịch la liệt, Thầy đã cứu khỏi cho bao nhiêu người thoát chết. Bây giờ, cướp nhà Thầy, chẳng may Thầy chết thì vô ơn bạc nghĩa quá.
Tên cầm đầu quát như rít giữa hai hàm răng:
– Đã ăn cướp còn sợ giết người hả? Đã ăn cướp còn nghĩ đến nhân nghĩa hả?
Tên kia cố nói thêm một câu nữa:
– Cướp của người lương thiện, em sợ bị trừng phạt.
Tên cầm đầu nói tiếp:
– “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Chúng ta chính là… giặc.
Ngừng giây lát, tên cầm đầu nói giọng rất đanh:
– Đi hết ! Đứa nào ở lại tao cắt gân cổ chân hết.
Tên cầm đầu này thì nổi tiếng vô cùng ác ôn, nó đã từng cắt gân cổ chân mấy đứa rồi. Chúng con sợ vô cùng, bắt đầu đeo mặt nạ, vác lá chắn, đòn khênh, dây thừng, túi vải… lầm lũi đứa nọ theo sau đứa kia. Trời tối đen như mực. Bỗng một đứa ngã lăn kềnh ra, kêu lên:
– Ôi ! Tôi bị rắn cắn hay sao ấy?
Chúng con xúm lại xem , nó bị rắn cắn thật. Tên cầm đầu cúi xuống nói với nó:
– Mày ở lại đây, đi được thì tự về được.
Rồi tên cầm đầu gọi cả bọn chúng con lại và nói:
– Có lẽ trời cản không cho chúng ta cướp nhà Thầy Lang. Bây giờ ta chuyển hướng sang cướp nhà Lý Tham.
Nó phân chia việc cho từng người rồi nói:
– Riêng Lý Tham thì phải bắt nó chỉ chỗ mới lấy được vàng, xong thì giết.
Toán cướp chúng con ập vào nhà Lý Tham quá dễ dàng, vì hắn bị bất ngờ. Con túm được hắn, nhưng hắn to béo như con trâu, hất con ngã lăn ra đất.
Tên cầm đầu lao đến nói to:
– Bắt nó chỉ chỗ để lấy vàng.
Tên cầm đầu lao đến, ngờ đâu Lý Tham đã vớ được con dao từ lúc nào, xỉa một mũi vào bụng tên cầm đầu. Tên cầm đầu
vẫn hăng máu vung mã tấu phạt ngang cổ Lý Tham. Cả hai đều ngã vật ra đất, nằm cạnh nhau máu tuôn lênh láng. Chúng con lẫn người nhà Lý Tham la hét chạy toán loạn…
Nghe đến đây, bố tôi ra hiệu cho tên cướp ngừng kể, mắt nhìn vào cái đồng hồ quả quýt, rồi lại rót nước trà sen mời tên cướp còn lại uống. Rồi lại đứng lên đi đi, lại lại, mắt nhìn xa xăm. Còn tôi và học trò của ông thì im lặng suy nghĩ về Y Đức.
Thiết nghĩ: phàm đã chọn ngành y thì phải vừa có Tâm vừa có Đức vì có hàng trăm hàng ngàn người bệnh đang chờ họ . Nên dân gian mới có câu: ” Lương Y Như Từ Mẫu “. Bệnh nhân họ đã xem lương y, bác sĩ như là cha là mẹ, thì lương y bác sĩ hãy xem bệnh nhân như con em của mình mà cứu giúp tận tâm, ắt sẽ được báo đáp…
Trích” Tập Truyện Nhân Quả ” của Thiếu Tướng -Tiến Sĩ Nguyễn Chu Phác
Báo” Sức Khỏe Và Đời Sống 10/2005
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa chư vị thiện tri thức, NĐ đang giữ giới không sát sanh, nhưng hôm nay đang đuổi một con cào cào ra khỏi nhà (đuổi rất tế nhị không làm tổn hại đến chúng sanh đó). Nhưng không may lại làm nó bị bẹp dí. Con rất lo lắng.
Vậy bây giờ con phải làm gì để sám hối nghiệp này và cho chúng sanh bị con nhỡ tay sát hại đó được siêu thoát mà khỏi uổng mất công đức giữ giới ạ. Con xin cảm ơn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nếu chú cào cào còn đang bị thương thì bạn nên tìm nơi nào đó an toàn, không có nắng mưa hay mèo chó để chú dưởng thương. Nếu chú đang trong giờ phút sắp lâm chung thì bạn nên hộ niệm cho chú giống như Liên Hương hộ niệm cho đàn heo trong phim Nghịch Duyên vậy. Còn nếu chú đã chết lâu rồi thì bạn sám hối, niệm Phật tụng kinh hồi hướng công đức cho chú.
Phật dạy: ” lời nói, suy nghĩ và hành động đều vì lợi ích chúng sanh chứ đừng tổn hại chúng sanh “. Do vậy nếu bạn lở làm tổn thương một chúng sanh vậy thì khi nào thuận tiện, bạn ra chợ mua cá thả xuống ao hồ gọi là phóng sanh hay lấy công chuột tội vậy. Bạn có tấm lòng từ bi như vậy là điều đáng quý nhé. A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa KQĐ,
Kính,
Con xin cảm ơn phúc đáp KQĐ
Chú cào cào đó đã chết ngay lúc đó, đêm hôm đó con đã lập tức niệm phật , sám hối tội lỗi của con sau đó thay chú cào cào đó sám hối trước đức Phật, Bồ Tát để chú cào cào đó sớm hết tội nghiệp, đồng thời niệm Hồng Danh A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát hồi hướng, nguyện chú cào cào đó sớm đủ phước báu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc rồi ạ.
Trước đó rất lo lắng và vô cùng thương xót sanh mạng chú cào cào đó, nhất định thấy đau đớn lắm, khổ cực lắm. Nhưng sau khi niệm phật hồi hướng, khai thị cho chú cào cào đó con cũng đã thấy an lạc một phần rồi. Con xin cảm ơn Khách Qua Đường
Chúc KQĐ tu tập tinh tấn đạt được lợi ích
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế ÂM Bồ Tát
Tứ Đệ có công xưởng làm công nghiệp thực phẩm. Trong xưởng có những dụng cụ như lò lửa, chảo lửa, bếp lửa. Lúc trước khoa học kỹ thuật chưa hiện đại nên chưa có thiết bị phòng chống cháy nổ như bây giờ, thường xuyên xảy ra vụ nổ tung lò lửa, chảo lửa. Nhẹ thì bị tổn thương người và vật, nặng thì chết người hay bỏng rát da, thậm chí rách nát da thịt. Những việc đó là thường xuyên xảy ra.
Vì thế mà Tứ Đệ đã đặc chế ra một loại thuốc để chuẩn bị khi cần thiết. Thuốc hiệu nghiệm đến nỗi xa gần ai cũng biết nên Tứ Đệ phải chuẩn bị một lượng thuốc rất lớn để bà con xa gần ai cũng có thể đến xin được. Đôi khi Tứ Đệ còn dạy cả phương thức bào chế thuốc cho những người có nhu cầu.
Những người đã từng sử dụng thuốc của Tứ Đệ hoặc đã được chỉ dạy phương thức làm thuốc đều trầm trồ khen ngợi hết lời, công hiệu như thuốc tiên vậy. Hễ có người bị bỏng rát ở da, khi bôi thuốc vào thì lành hẳn, không để lại vết sẹo gì.
Năm trước, nhà Thái Kinh xảy ra vụ nổ gas, ngoại trừ mười mấy người bị nổ chết, cháy chết, còn lại đều bị thương rất nặng, được chuyển tới các bệnh viện. Tiếng kêu rên rỉ vì đau đớn, có những người không chịu nổi đã chết đi. Lúc đó, vì tình hữu nghị đã đến giúp đỡ, đưa phái đoàn trị liệu thuốc hỏa bỏng đến nhưng Bộ y tế Thái Lan cho rằng thuốc đặc hiệu của Trung Quốc chưa có chứng nhận của tổ chức y tế thế giới nên không sử dụng.
Do chậm trễ mà số người chết ngày càng nhiều. Đúng lúc đó có người góp ý với chính quyền rằng Tứ Đệ có phương thuốc đặc trị hữu hiệu. Bệnh viện còn phân vân không dám tùy tiện sử dụng. Trong khi đó thuốc của Tứ Đệ danh tiếng đã lan truyền khắp nơi. Trong số đó có một người bà con xa bị cháy cả một cánh tay, sau khi bôi thuốc của Tứ Đệ xong da thịt đã được nguyên vẹn.
Một hôm, có vị hòa thượng thuê một chiếc xe chở một nạn nhân bị bỏng cả nửa thân trên, đã từng điều trị ở bệnh viện ba tháng đến cầu xin thuốc đặc trị của Tứ Đệ, hòa thượng đã thuật lại mối nhân duyên này. Người bị thương 41 tuổi, mới vào làm ở một công ty nhỏ chế biến đồ hộp. Làm chưa được một tháng đã phát sinh vụ nổ gas bị cháy hết cả nửa thân trên. Đã trị trong bệnh viện hơn hai tháng mà vết thương vẫn y như cũ. Tuy đã bôi đủ các loại thuốc nhưng vẫn không lành lại lớp da bên ngoài, thuốc một khi thoa vào liền lộ ra một làn da non trông giống hệt như da của một con chuột non mới đẻ. Thậm chí những sợi gân đỏ trong thịt vẫn còn lộ lên rất rõ.
Hòa thượng là bạn của Tứ Đệ, đã từng sử dụng thuốc đặc nghiệm của Tứ Đệ, người bị thương này là thân thuộc của hòa thượng, lần bỏng rát này rất nghiêm trọng nên hòa thượng đích thân thuê xe đến công xưởng của Tứ Đệ mấy ngày. Hòa thượng nói rằng:
– “Trước khi người thân của tôi vào làm ở công ty sản xuất đồ hộp này, thường bắt ếch nhái để kiếm sống, mấy chục năm nay năm nào cũng như năm nấy. Năm ngoái thu nhập có khá hơn là do số ếch nhái bắt được tách ra bán riêng: phần da lột ra phơi khô bán cho người Nhật, phần thịt bán cho nhà hàng nấu ăn. Nhờ vậy mà có hai phần thu nhập. Bây giờ chúng tôi đến chợ thường hay thấy những con ếch nhái, con to, con nhỏ đều đã bị lột da sẵn đóng gói bày bán. Những con ếch nhái bị lột da hiện lên những gân máu đỏ tươi, hai mắt trợn lên như đang nhìn những vị khách hàng mua nó về ăn thịt. Không hiểu con người sao mà nhẫn tâm thế, nuốt sao trôi một con vật nhỏ tội nghiệp như thế. Người thân của tôi làm nghề này thu nhập tuy có tăng lên nhưng gia đình không hòa thuận, thiếu nợ quá nhiều”.
Có lần hòa thượng đến viếng thăm thấy đang lột da một con ếch nhái, với tâm Phật từ bi, tôi khuyên anh ấy nên từ bỏ cái nghề tàn ác như vậy. Phật pháp đã từng nói: “Lấy mạng nó nuôi mạng mình gọi là tà mạng phạm vào sát nghiệp. Tội này sống phải chịu báo ứng, chết đi bị đọa vào tam ác đạo”.
Hòa thượng nói nhiều nhân quả cho anh ấy nghe và giới thiệu cho anh ấy làm ở công ty chế biến đồ hộp, nhưng không ngờ báo ứng lại xảy ra nhanh như vậy.
Chưa đầy một tháng, anh đã bị bỏng nước sôi khắp cả mình, trải qua nhiều lần cấp cứu trị liệu mà vết bỏng vẫn không khỏi, chỉ máu lộ lên những bắp thịt và gân máu giống hệt như con ếch bị lột da vậy. Mãi cho đến nay, anh ấy mới nếm được mùi vị đau đớn khi bị lột da là như thế nào.
Sau một tháng điều trị ở công xưởng của Tứ Đệ, chỉ có một vài vết thương được khôi phục, còn lại giống như làn da của những con chuột mới sinh. Kinh Phật đã từng nói “Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”. Có lẽ anh ấy đã lãnh hội được đạo lý này rồi.
Trích từ Nhân Quả Báo Ứng Hiện Đời
Tổ sư Ấn Quang kể chuyện linh ứng Quán Thế Âm
Kim Xương ở Vô Tích, vợ là Trầm Vân Tảo, khá thông hiểu văn lý, bị sản hậu, bệnh nặng, tình thế cực nguy hiểm, các thầy thuốc bó tay. Có người bạn khuyên ông Xương hãy cầu đảo Quán Âm Đại Sĩ. Ông Xương nghe theo, bệnh liền chuyển biến. Hơn một tháng, vẫn khó cử động. Người vợ do thấy cầu đảo linh ứng bèn phát nguyện sau khi lành bệnh sẽ thường thờ phụng Đại Sĩ. Một đêm, ông Xương mộng thấy Đại Sĩ diệu tướng trang nghiêm, đứng nhìn về phía mình, hai đứa bé đứng hầu hai bên kêu tên ông Xương. Ông Xương liền lễ bái, chợt giật mình tỉnh giấc. Bà vợ cũng tỉnh giấc, mỗi người kể lại giấc mộng gần giống nhau. Chỉ có điều là vợ mộng thấy một đứa bé cầm cành dương nhúng nước vẩy lên thân, nói kệ rằng: “Khởi tử hồi sanh cam lộ thủy, nhất điểm thiện tâm cảm hóa thành, vững lòng vàng đá lên Cực Lạc, chỉ sợ trần duyên gỡ chẳng xong”. Thân tâm thanh thản, sảng khoái, bệnh liền lành. Vợ chồng do vậy ăn chay trường niệm Phật và soạn Nhân Quả Lục để khuyên đời.
Phương Tử Trọng ở Trấn Hải mười chín tuổi, chợt ruột sanh khối ung. Thầy thuốc bảo chẳng thể nào không mổ. Cha mẹ không đành lòng liền không chữa chạy. Bà mẹ thông hiểu văn lý, ăn chay trường niệm Phật, bèn cùng với bạn là bà Du Đức Chương liều mạng niệm kinh Kim Cang và thánh hiệu Di Đà, Quán Âm. Ba ngày sau, khối ung vỡ ra, máu mủ theo đại tiện tuôn ra. Năm ngày sau hoàn toàn khôi phục.
Tôn Duy Tiệp ở Giang Ninh, vợ là Mộ Tây, vợ chồng khá thích làm lành, nhiệt tâm làm chuyện công ích. Mỗi năm thường may hơn một ngàn cái áo bông nhằm thí cho người không có để mặc đỡ rét. Bà vợ ngã bệnh đang độ tuổi khỏe mạnh, ngực đau như kim đâm, bèn dốc cạn lòng Thành niệm thánh hiệu Quán Âm cầu cứu. Hồi lâu sau, ngủ thiếp đi, mộng thấy một bà lão xoa ngực, lại nắn bóp khắp nơi, nhổ ra hai cây kim dài hơn một tấc, bảo: “Chẳng lạ gì ngươi bị đau đớn, do ngực có kim mà!” Liền cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, lại tự sờ nắn, nhổ ra được một cây kim nữa, chợt giật mình, tỉnh giấc, trọn chẳng còn bệnh khổ nữa. Ba câu chuyện trên đây do chính Ấn Quang chứng kiến.
Trích Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích Cảm Ứng Tụng