Vì sao đứa trẻ lại muốn đầu thai vào nhà bạn? Dù có con hay không bạn cũng nên đọc. Phật nói rằng, nếu bạn và đứa trẻ không có bất kỳ mối nhân duyên nào thì chúng sẽ không tới nhận bạn làm cha mẹ. Tin chắc rằng mọi người đã không còn lạ lẫm với cách nói “đầu thai”. Mặc dù không biết thực hư thế nào, nhưng từ xưa tới nay cách nói này vẫn được lưu truyền tới tận ngày nay, không hề gián đoạn.
Về việc này, Phật đã tìm được đáp án cho chúng ta, con cái đầu thai vào nhà bạn hoàn toàn không phải chuyện ngẫu nhiên. Người ta sở dĩ trở thành con cái của bạn, nhận bạn làm cha mẹ, đều là do duyên phận tác thành. Vì sao đứa trẻ lại chỉ muốn đầu thai vào nhà bạn, mà không phải là đầu thai vào một gia đình nào khác?
Nếu bạn và con cái không có duyên, thì dẫu chạm mặt cũng đi lướt qua nhau như những người không quen biết. Ví như trẻ sẽ bị người ta bắt cóc đi mất. Từ đó chúng sẽ không còn đi chung đường với bạn nữa, hai người sẽ không bao giờ có duyên gặp lại nhau nữa. Trong cuộc sống, những ví dụ như vậy nhiều vô số. Còn về cách nói đầu thai, Phật đã nói cho chúng ta về bốn loại duyên phận giữa cha mẹ mà con cái. Duyên phận khác nhau thì tình huống chung sống giữa cha mẹ và con cái cũng khác nhau.
Dưới đây là 4 loại duyên phận của con cái. Là cha mẹ, bạn cần nhìn thấu suốt mối nhân duyên ràng buộc này. Chúng nhận bạn làm cha mẹ rốt cuộc là do cơ duyên gì, là thiện duyên hay là ác duyên?
Duyên thứ nhất: Báo ơn
Trong những đời trước, nếu bạn có ơn với con cái và hai người rất có duyên phận, thì đời này đứa trẻ sẽ đầu thai tới để báo đáp ân tình của mà trước kia bạn đã dành cho nó. Những đứa trẻ như vậy thông thường khiến bạn ít phải bận tâm. Chúng rất thông minh, đáng yêu, biết vâng lời, rất hiểu chuyện và đặc biệt nhất mực hiếu thuận. Chúng sẽ chăm sóc bạn tận tình vào những năm cuối đời.
Đây chính là nguyên nhân căn bản vì sao chúng ta lại đề xướng mọi người nên kết thiện duyên rộng rãi. Ơn huệ mà bạn dành cho người khác càng nhiều bao nhiêu thì tương lai phúc báo mà bạn nhận được sẽ nhiều bấy nhiêu. Những đứa trẻ đến báo ơn thường rất thông minh, biết ơn, hiếu thuận, chúng sẽ chăm sóc bạn lúc về già.
Duyên thứ 2: Báo oán
Đời trước bạn và con của bạn là oan gia ngõ hẹp, đến chết cũng từ mặt không qua lại. Đời này con bạn sở dĩ sẽ đầu thai nhận bạn làm cha mẹ, là vì nó tới để báo oán, thậm chí là báo thù bạn. Có thể bạn sẽ không tin. Làm gì có chuyện trẻ con tới báo thù?
Nếu bọn trẻ nhà bạn từ nhỏ đã không biết nghe lời, lớn hơn một chút, khi có chủ kiến của riêng mình lại chạy đi khắp nơi sinh chuyện thị phi, khiến tiền của bạn khánh kiệt, tan cửa nát nhà. Những đứa trẻ như vậy chính là tới báo oán. Có lẽ bạn sẽ cho rằng đây là kết quả của việc giáo dục trẻ nhỏ không tốt. Những đứa trẻ không biết vâng lời bây giờ quá nhiều. Lẽ nào chúng đều tới để báo oán hay sao? Điều này bạn cần phải tự hỏi bản thân mình xem trong cuộc sống bạn vui vẻ làm việc thiện, vui vẻ bố thí nhiều hơn hay thường nghĩ cách chiếm lợi của người khác nhiều hơn, đối với tiền bạc, bạn có kỳ kèo thêm bớt hay không. Đạo lý chính là như vậy.
Duyên thứ 3: Đòi nợ
Đời trước bạn nợ tiền của con bạn còn chưa trả hết, thì đời này chúng sẽ tới đòi nợ bạn, đòi đủ rồi thì nó sẽ tự rời bỏ bạn mà đi. Bạn nợ càng nhiều thì chúng đòi bạn càng nhiều. Thông thường bạn nợ ít thì những đứa trẻ ấy sẽ rời bỏ bạn khi mới 3, 4 tuổi vì một lý do nào đó như ốm đau, tai nạn.
Nếu bạn nợ nhiều, thì đứa trẻ sẽ rời bỏ bạn khi nó được 11, 12 tuổi, thậm chí là khi vừa mới tốt nghiệp đại học xong, khiến bạn đau khổ không thiết sống trên cõi đời này nữa. Có một loại duyên gọi là đòi nợ, chúng sẽ hay ốm đau, thậm chí “rời bỏ bạn”.
Duyên thứ 4: Trả nợ
Có người đòi nợ thì cũng có người trả nợ. Loại duyên phận này hơi giống với những đứa trẻ tới báo ân. Nhưng sự khác biệt giữa hai loại này cũng khá rõ ràng. Nếu đứa trẻ nợ bạn nhiều tiền, sau khi trưởng thành nó sẽ cung cấp cho cha mẹ một cuộc sống khá tốt, để bạn có thể vui vẻ an hưởng tuổi già. Còn nếu chúng chỉ nợ bạn chút tiền, thì sau khi lớn lên tự nhiên chúng cũng sẽ không cho bạn quá nhiều. Có khi mỗi tháng chúng chỉ đưa cho bạn một số tiền sinh hoạt ít ỏi. Đôi khi là cha là mẹ bạn còn phải sống dựa vào con cái.
Phật nói rằng, nếu bạn và đứa trẻ không có bất kỳ mối nhân duyên nào thì chúng sẽ không tới nhận bạn làm cha mẹ. Có thể thấy rằng, bạn sinh con trai hay sinh con gái kỳ thực số mệnh sớm đã có an bài. Con bạn sau này có tương lai hay không, có ngoan ngoãn nghe lời hay không cũng sớm đã có định mệnh.
Sinh con ra khó nhọc, nuôi nấng con còn khó nhọc hơn. Làm bậc cha mẹ, hãy nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con; cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con. Nếu sinh con ra không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận, chỉ là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi.
Cuối cùng, dù là duyên nghiệp như nào trong kiếp trước, thì trong đời này cha mẹ hãy là những tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, hơn nữa cần có trách nhiệm giáo huấn con cái về phương diện này. Chỉ như vậy mới có hy vọng hóa giải những nợ nần, ân oán mà bạn đã tích lại từ đời trước.
Nguồn: DKNTV
Quang Minh biên tập
Vọng tâm, vọng niệm dễ sanh. Những phiền não nghiệp chướng cũng dễ phát khởi. Do vì cảnh duyên bên ngoài trợ giúp cho mấy thứ đó phát triển, tăng trưởng. Mình ở trong thời mạt pháp, lấy sức người để tu hành cũng giống như ở nơi giữa dòng sông, chẳng những là nước mà lại có sóng lớn nữa, luôn luôn lúc nào cũng có sóng hết. Trong đó phải bơi phải lội thì việc đó cần cố gắng lắm mới được! Có cố gắng mới thành công. Do đó, cần phải lập nguyện, chí nguyện sẽ giúp mình thêm cố gắng và vững chắc hơn ở nơi đường đạo. Chí nguyện phải thật vững để giúp cho nghị lực, vì có chí nguyện ắt có nghị lực. Như thế mới vững vàng được ở nơi những luồng sóng dập dồn, nếu sơ xuất liền chìm, huynh đệ cần phải suy nghĩ cho kỹ!
Trích Hương Sen Vạn Đức
Hoà thượng Trí Tịnh khai thị
Nhân Duyên Cha Mẹ Với Con Cái Ai Cũng Biết
Thầy Thích Pháp Hòa giảng
https://www.youtube.com/watch?v=rsNeI1fuDF4
Hòa thượng Quảng Khâm dạy cách tu hành
Con đường tu cần phải trải qua gian khổ, như vậy mới có thể khai ngộ. Không nên hy vọng mọi người đối với mình tốt; nếu người tu chẳng vậy thì không khác gì kẻ thế tục.
Tu hành thì phải chịu thiệt thòi, thua lỗ; có vậy tu mới tiến bộ.
Tu hành là làm những việc mà không ai chịu làm; luôn dũng mãnh, tinh tấn, chứ không phải tính toán, so đo rằng: “Việc này đâu phải để tôi làm!”; bởi đó là thái độ chẳng khác người đời.
Làm những việc mà kẻ khác không làm, đó là cách tu phước huệ. Tu hành không phải là làm việc tính toán so đo; không cần phải toan tính, sắp đặt.
Điều tốt thì góp nhặt để học; điều xấu thì vất qua một bên. Tự mình trong lòng thông hiểu là đủ rồi; thuận theo đây mà tu hạnh Nhẫn-nhục Ba-la-mật. Tu thì đừng hỏi “đúng” với “sai”, đừng kể “hữu lý” hay “vô lý.”
Tu thì đừng nói thị phi, ai đúng ai sai. Dù mình đúng lý mà người khác nói mình sai, mình cũng cứ tiếp nhận ý kiến ấy. Hễ bạn tự nhận mình sai – dù mình đúng – thì phiền não sẽ không khởi; bằng ngược lại, tâm bạn sẽ không an, phiền não sẽ kéo tới.
Trên đường tu, có rất nhiều thứ không giống với đường đời, thế tục; do đó, đừng nên tranh chấp “đúng” với “không đúng.”
Xưa, có hai người đồ đệ cùng tọa Thiền, một người ngồi rất nghiêm trang, còn người kia thì nghiêng qua ngả lại; nhưng Sư-Phụ của họ lại lấy roi quất người ngồi nghiêm trang. Nếu là người thời nay thì có lẽ y đã nổi giận, sanh phiền não rồi; song người đệ tử ấy thì lại vô cùng xấu hổ, thỉnh vấn Sư-Phụ khai thị dạy bảo.
Tu hành không phải là tranh chấp “đúng” với “sai.” Tu hành cần phải có công phu nhẫn nhục; dù mình đúng mà bị trách là sai, mình cũng phải nhận chịu.
Nếu bạn thật có lòng muốn tu, thì đó chính là phước của bạn; do vậy cần tu cả phước lẫn huệ. Mỗi người cần trừ sạch hết những nghiệp chướng đã tạo xưa kia, rồi đừng tạo thêm nghiệp mới nữa; như vậy thì phước, huệ sẽ tăng gia.
Cố hòa thượng Quảng Khâm
ĐỜI TRƯỚC TRÓI LOÀI VẬT ĐỂ CHƠI
ĐỜI NÀY HAI CHÂN BỊ BẠI LIỆT
Thủa xưa, có người họ Lương, tên là Hồng Mãn ở xứ An Định, sanh trong gia đình lễ giáo, nên tuy còn nhỏ tuổi mà tánh tình hòa nhã, khoan hồng độ lượng, xử trí mọi việc đều vừa lòng cha mẹ và thầy bạn. Khi chàng được 15 tuổi, bỗng phát bệnh tê bại, co rút khiến hai chân bị liệt.
Cha mẹ lo thuốc thang điều trị, rước đủ danh y mà kết quả chỉ tiền mất tật mang. Hồng Mãn bèn phát tâm trì tụng kinh Phổ Môn trọn ba năm trời, một lòng tinh tấn không giải đãi.
Một đêm nọ, chàng vừa tụng kinh xong, bỗng thấy có một vị sa môn tay cầm bình bát, đứng lặng im trước mặt chàng.
Hồng Mãn thấy vậy, liền cúi đầu thi lễ hỏi rằng: “Bạch đại sư! Chẳng hay ngài từ đâu tới và có việc chi cần, xin vui lòng khai thị cho đệ tử được biết?”.
Vị sa môn đáp rằng: “Vì ba năm nay ngươi có lòng thành kính, thường niệm danh hiệu ta, nên ta thân hành đến đây để chứng lòng thành của ngươi”.
Hồng Mãn lắng tai nghe xong, cúi đầu đảnh lễ và hỏi rằng: “Bạch cùng đại sư! Nếu vậy ngài quả là bậc phi phàm thị hiện đến đây mà cứu độ đệ tử. Song chẳng biết kiếp trước đệ tử có tạo ác nghiệp chi mà đời này phải chịu quả báo thế này, xin ngài từ bi chỉ dạy để đệ tử hay mà tự sám hối”.
Vị sa môn dạy rằng: “Đời trước, ngươi hay bắt trói vật để chơi nên dư nghiệp ấy làm cho kiếp này ngươi phải mang bệnh như vậy. Nhưng nhờ ngươi ăn năn sám hối nên tội đã diệt, nay ta đến đây trị bệnh cho ngươi, vậy ngươi hãy nhắm mắt lại”.
Hồng Mãn vâng lời, nhắm cả hai mắt thì thấy hai đầu gối đau nhức như đinh đóng vào người. Khi đầu gối bớt nhức, Hồng Mãn bèn mở mắt ra xem, định cúi đầu lạy tạ nhưng vị sa môn đã biến mất. Chàng đứng dậy đi thử, thấy hai chân cứng cáp và đi đứng như thường nên rất đỗi mừng vui.
Chừng ấy, chàng mới nhận ra vị sa môn ấy chính là đức Quán Thế Âm thị hiện đến ban vui cứu khổ cho mình
Hồng Mãn thấy sự linh ứng lại càng gắng chí tu trì, nguyện không cưới vợ và từ bỏ mọi thú vui riêng mình. Chàng sắm lễ, rồi lạy cha mẹ mà tỏ ý không muốn tạo lập gia đình như người ở thế. Cha mẹ chàng nghe vậy cũng chẳng lấy làm vui song thấy con đã quyết tình, nên đành để con được như ý nguyện.
Từ ấy về sau, Hồng Mãn giữ phận tu tại gia, ngày chăm lo mọi việc, nuôi dưỡng cha mẹ già, đêm lại lo tụng kinh, ngồi thiền, hết lòng tinh tấn. Khi cha mẹ đã khuất, chàng lên ở am Thông Thiền Quán, tu tập Pháp môn thiền định rồi lãnh ngộ, nên ngồi thiền trọn ba ngày, hay năm bảy ngày không ăn uống chi mà khí sắc vẫn tươi tỉnh, hưởng thọ 83 tuổi mới viên tịch.
NỢ BAO NHIÊU TRẢ ĐÚNG BẤY NHIÊU
Mùa thu năm Mậu Ngọ, Đời vua Khang Hi triều Thanh, gia đình Trương Nguyên ngụ ở Bắc Kinh có mua về một con lừa, tính nó rất hung hăng, không những ưa đá, mà còn cắn người nữa. Chỉ có ba cha con Trương Nguyên lả cưỡi được nó thôi. Mỗi khi họ cưỡi, nó tỏ vẻ rất ngoan hiền, thuần phục.
Nhưng một lần, có vị họ Dương đến mượn con lừa kia, cưỡi thử. Thật quái lạ, con lừa ngoan ngoãn để cho ông Dương cưỡi đi.
Tối đến, ông Dương nằm mộng thấy một người mặc áo đen nói:
– Tôi là con lừa trong nhà Trương Nguyên. Đời trước tôi vay ông ba trăm đồng mà không trả, nên kiếp này phải bồi thường cho ông. Hôm qua ông đã cưỡi tôi đi 280 dặm, sáng mai xin ông hãy cưỡi tôi 20 dặm nữa, như vậy số nợ tôi thiếu ông xem như được trả xong.
Ông Dương hỏi:
-Thế ngươi thiếu Trương gia bao nhiêu tiền?
Người áo đen mặt lộ vẻ buồn rầu, nói:
– Nhiều, nhiều lắm, kể không hết!
Ông Dương sau khi thức giấc, tìm đến Trương gia mượn con lừa, đi một đoạn dài, thì con lừa bỗng nhảy lên hất ông tẻ ngã. ông Dương tinh toán, thấy mình đi vừa đúng 20 dặm. Vì vậy mà ông cảm thấy chuyện này thật thú vị và con lừa này quả rất đặc biệt, ông Dương bảo nó:
– Bây giờ thì ta đã rõ và tin nguyên nhân ngươi để ta cưỡi rồi. Nhưng hiện giờ chỗ này cách nhà ta mười dặm, nếu ngươi không cho cưỡi, thì làm sao ta trở về được đây? Thôi thì ta tính thế này nhé, ta cưỡi ngươi về xong, sẽ bỏ ra mười quan tiền mua cỏ cho ngươi ăn, chịu không hả?
Con lừa đứng đó, nhìn ông Dương một hồi lâu, rồi đồng ỷ đề cho ông cưỡi về nhà.
(Trích Báo Phật Ân – quyển 4. Dịch: Hạnh Đoan)
Mình xem phim thấy các vị sư hay nói câu: “Thiện tai! Thiện tai!” Không biết “thiện tai” có ý nghĩa gì vậy chư huynh đệ?
Chào bạn Phùng Quốc Bá
Theo mình tra trên các từ điển Phật học thì thiện tai = sādhu trong tiếng Palī. Thường dùng để tán dương, hoặc thể hiện thái độ vâng lời. Trong kinh điển thì thường sẽ hay thấy đức Thế Tôn khi tán dương các đệ tử, hoặc khi các đệ tử tán dương đức Thế Tôn hoặc các đệ tử tán dương nhau sẽ đồng hô lên Lành thay. Nếu bạn đến các chùa Nam Tông thì sẽ thấy khi vị Pháp Sư thuyết pháp xong đại chúng sẽ tán dương bằng tiếng sādhu. Hoặc khi các sư hoan hỉ tán dương đại chúng cũng sẽ hô sādhu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật