Hồi triều nhà Đường, có một vị tăng, hiệu là Pháp Thượng, xuất gia hồi ba mươi tuổi, ở chùa Huệ Nhật, châu Hoa, thuộc về nước Tàu. Khi pháp Thượng chưa tu hành, thì thường đi săn bắn. Một ngày nọ, đương rượt theo mấu con thú ở giữa chốn rừng xanh, bỗng thấy trên một vuông đất cao ráo, cây cỏ tươi tốt, mà có ánh sáng lòa, làm cho ông phải ngừng lại xem mà trong lòng cũng lấy làm lạ, không hiểu điềm gì, bèn nhảy xuống đất, dẫn ngựa lại cột vào gốc cây, rồi đi đến chỗ ánh sáng ấy mà quan sát một hồi lâu, cũng không thấy vật gì khác hơn là một khúc gỗ đã mục hết, chỉ còn cái lõi dài một thước, nằm ở trong đám cỏ ấy thôi. Ông Pháp Thương thấy vậy mà không để ý làm gì, bèn lại mở dây cương ngựa mà trở về nhà, vì trời cũng đã tối.
Lần sau, cũng nhân dịp rượt theo một con thú chạy về hướng đó nữa, thì ông Pháp Thượng cũng thấy có hào quang sáng rực như khi trước vậy. Trong lòng ông ôm lấy làm kì, bèn xuống ngựa, lại gần vác cái lõi cây đem gác lên chảng hai của một loại cây đại thọ ở gần đó, rồi quay ngựa trở về.
Bỗng đâu đương đi giữa đường, ông lại gặp một rượt theo, nhăn nanh xòe móng làm cho con ngựa hoãng kinh nhãy trớ, còn ông thì té nhào xuống đất, thấy con cọp xáp tới muốn chụp ông. Đương cơn khủng hoảng làm cho ông thất thần, bỗng đâu thấy có một vị sa môn từ đàng xa chạy tới, ra sức đánh đuổi, con cọp hoảng nhảy vào rừng.
Ông Pháp Thượng được thoát khỏi nạn bèn quỳ xuống đất mà lạy tạ ơn vị sa môn kia và hỏi rằng:
_ Bạch thầy! Chẳng hay thầy là ai, có việc chi phải trải qua rừng này mà gặp sự tai nạn của tôi và ra sức cứu hộ tôi như vậy?
Vị sa môn ấy đáp lại rằng:
_ Ta là Địa Tạng Bồ Tát, hồi xưa ông tằng tổ của ngươi lập chùa tại rừng này và có tạo tượng của ta để thờ, trải đã lâu đời không ai kế thế mà tu bổ nên chùa hư nát, chẳng còn chút xác chi cả, tượng của ta thì mục cả, nên chỉ còn một cái lõi mà thôi. Vì ngươi có lòng cung kính, đem cái lõi ấy gác lên chảng cây thì cũng chút công đức trong Tam Bảo nên ta thị hiện đến đây mà cứu độ cho ngươi thoát khỏi nạn hùm tha đó.
Vị sa môn nói vừa dứt lời liền biến mất, còn ông Pháp Thượng thì rất vui mừng và phát tâm sám hối, đem lòng tín ngưỡng Phật pháp và bỏ nghề săn bắn. Sau ông đem thợ đến nền chùa cũ mà cất lại một căn chùa mới để hiệu là Huệ Nhật, và lấy cái cốt tượng Địa Tạng bằng cây đã mục còn cái lõi đó, tô sửa lại để thờ rất long trọng.
Khi ông được 78 tuổi, nhằm ngày 24 tháng 2 đương cơn không có bệnh chi mà ông mời các vị đạo hữu tụ đến và nói rằng:
_ Đức Địa Tạng Bồ Tát đã tỏ cho tôi biết như vầy:” Ngươi chính là người đắt đạo trong hội thuyết pháp lần thứ 2 cả đức Từ Thị Như Lai. Vậy nên sau khi xả thọ, ngươi được vãng sanh nơi cõi Trời Đao Ly.”
Tôi bèn đáp lại rằng cõi Trời ấy là một cảnh giới đủ năm thứ dục, khoái lạc vô song, nên sợ mê theo mà thất Bồ đề tâm, chẳng bằng hiện thời đây tôi nguyện vãng sanh về Tây phương.
Nghe tôi tỏ bày đại ý như thế, thì đức Địa Tạng Bồ Tát nói rằng: ” Mặc ý ngươi! Nếu muốn vãng sanh về cõi Tịnh độ ngươi phải chuyên niệm A Di Đà Phật thường ngày cho được nhất tâm bất loạn, thì mới có hy vọng đặn về cõi ấy.”
Tôi vâng lời khai thị mà niệm Phật hoài hiện giờ tôi sắp vãng sanh Tịnh độ, vậy khuyên thiện hữu tri thức ráng niệm Phật!
Nói mấy lời ấy vừa dứt, ông Pháp Thượng ngồi day mặt về hướng Tây chắp tay niệm Phật rồi viên tịch.
Trích: Những mẩu chuyện linh ứng Địa Tạng Vương Bồ Tát
CHỚ NÊN XEM THƯỜNG TÂM BỰC TỨC NHỎ NHOI HIỆN RA.
“Nghiệp nhân của địa ngục là năm nghịch mười ác. Trong năm nghịch mười ác, nhân tố thứ nhất là tâm sân hận nặng, cho nên nhà Phật thường nói sân hận đọa địa ngục.
Có lúc chính chúng ta có tâm sân hận mà chính mình không hề biết, cho nên người học Phật đầu óc phải tường tận, mỗi giờ mỗi phút phải có thể quán sát hành vi đời sống của chính mình.
Khi chúng ta gặp những việc không vừa ý, trong lòng có chút không vừa lòng, có một chút không vui, đều là khởi tác dụng của tâm sân hận. Không nên xem tác dụng này rất nhỏ, rất bình thường, không có sai biệt gì quá lớn, bạn nghĩ như vậy thì sai rồi. Từ cái điểm bất bình phẩn hận nho nhỏ này liền biết được chính mình tâm sân hận nghiêm trọng.
Nếu như mỗi ngày đều có mấy lần thì ngay trong một đời này của bạn tích lũy lại thật là không thể tưởng tượng. Tích ác nhỏ thành ra ác lớn, tương lai đọa vào trong địa ngục vẫn không biết tại vì sao mà đọa, bạn thấy có oan uổng hay không? Cho nên, Phật dạy chúng ta đoạn tham-sân-si, thường hay xem thấy chỗ tốt của tất cả chúng sanh, thường hay nghĩ đến thiện hạnh của tất cả chúng sanh, không nên nghĩ đến lỗi lầm của người ta, không nên ghi nhớ ác hạnh của người. Bạn nghĩ đến những thứ này, nhớ đến những thứ này, tương lai người bị hại là chính mình, không phải người khác.”
Trích Kinh Vô Lượng Thọ giảng lần 10 (đĩa 103)
HT Tịnh Không
BỒ TÁT HOÀNG THẤT TÚ NIỆM PHẬT BIẾT TRƯỚC NGÀY GIỜ NGỒI TỰ TẠI VÃNG SANH
Bồ tát Hoàng Thất Tú sinh ngày 17/01/1934 tại tỉnh Tứ Xuyên.
Năm 1994 có nhân duyên gặp được pháp môn Tịnh độ, chăm chỉ nghe pháp của Hòa thượng Tịnh Không trên đĩa CD. Hằng ngày đi, đứng, nằm, ngồi, mặc quần áo, ăn uống bà đều niệm Phật không gián đoạn.
Năm 2004, sức khỏe của bà có chiều hướng xấu nên mỗi sáng thức dậy lúc bốn giờ, công khóa niệm mười ngàn câu A Di Đà Phật sau đó là ba ngàn danh hiệu Nam Mô Quán Âm Bồ Tát, thời gian còn lại bà đều niệm Phật không gián đoạn.
Ngày 09 tháng 4 năm 2010 Bồ tát Hoàng Thất Tú biết trước ngày giờ, ngồi kiết già và ra đi thanh thản, toàn thân mềm mại, hương thơm lan tỏa khắp phòng.
Bồ Tát Hoàng Thất Tú cả đời sống hiền lành, nhân hậu, giản dị, không màng vật chất, tu hành tinh tấn, cuối đời buông xả niệm Phật liền được vãng sanh về Cực Lạc, vĩnh viễn chấm dứt luân hồi khổ đau, thành bậc Bồ Tát bất thoát chuyển, tương lai sẽ cứu độ được vô số chúng sanh.
Bồ tát Hoàng Thất Tú vãng sanh cũng chính là đang biểu Pháp, lấy bản thân để chứng minh cho chúng thấy rằng Phật A Di Đà là thật, cõi Tây Phương Cực Lạc cũng là thật không hề hư dối, chỉ cần chúng ta có niềm tin tha thiết, buông xả, chăm chỉ niệm Phật thì nhất định vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Chưa rõ tên tác giả