Hỏi: Sau khi tham dự khóa tu Phật thất về, một hôm trong khi chạy xe đến chỗ làm, tôi bỗng nghe tiếng niệm Phật (tiếng quý thầy nơi chùa diễn ra khóa tu) rất rõ. Mỗi khi tôi đề khởi câu niệm Phật liền tức thì nghe tiếng niệm Phật bên tai, trạng thái này kéo dài khoảng một tuần mới hết.
Xin hỏi trạng thái này có phải “bất niệm tự niệm không”? Làm thế nào để duy trì trạng thái đó? (Diệu Mỹ, Bưu điện Chánh Hưng, Q.8, TP.HCM)
Đáp: Bạn Diệu Mỹ thân mến!
Bạn có nhiều duyên lành với pháp môn niệm Phật. Nhờ tín tâm sâu sắc và chuyên cần niệm Phật trong khóa tu nên bạn đã nhập tâm được Phật hiệu Nam mô A Di Đà Phật. Những hạt giống mới (danh hiệu Phật) này khi gieo trồng vào đất tâm của bạn, nhờ căn lành nên phát triển rất nhanh chóng và tươi tốt. Do đó, khi bạn rời khóa tu về nhà, trong lúc thảnh thơi hay khi nghĩ tưởng đến việc chuẩn bị niệm Phật thì những hạt giống lành trong tâm phát khởi, tái hiện những tiếng niệm Phật đã huân tập từ trước.
Vì thế, trạng thái này không phải “bất niệm tự niệm” mà chỉ là hoa trái, dư âm thành quả của khóa tu trước đó. Sau một thời gian thì niệm lực yếu đi, việc “tự niệm” thưa dần rồi dứt hẳn.
Để đạt đến “bất niệm tự niệm”, bạn cần phát huy tín-nguyện-hạnh, niệm Phật thật tinh chuyên. Buông xả vọng tưởng, chú tâm niệm Phật, thực tập như vậy cho đến khi những hạt giống niệm Phật đong đầy trong tâm khảm và chúng tự động lưu xuất, hiện hành trong tâm.
Tổ tư vấn Giác Ngộ
Cùng là bậc đã giải thoát khỏi tam giới,chứng quả vô lậu và diệt trừ tận gốc các pháp(ngã) nhưng sao khoảng cách giữa những bậc A La Hán và Đức Phật lại xa như vậy.Kính mong tổ tư vấn Giác Ngộ giải đáp cho tôi
Các Ngài A La Hán dẫu ra khỏi tam giới, đoạn hết tâm chấp trước (hay còn gọi là kiến tư phiền não), nhưng tâm phân biệt vẫn còn (hay nhà Phật gọi là Trần Sa Phiền Não). Khi tiến tu đoạn dứt sạch hết Trần Sa Phiền Não thì các Ngài mới bước vào pháp giới nhất chân, phá 1 phẩm vô minh chứng 1 phần pháp thân, quả vị thấp nhất là Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát.
Từ Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, các Ngài phải trải qua 3 đại a tăng kỳ kiếp phá tiếp 41 phẩm Vô Minh thì viên thành Phật quả viên mãn cứu cánh.
Nói qua để Bảo Tín thấy các tầng chứng từ thấp đến cao nhất để thấy tại sao A La Hán vẫn còn kém quá xa so với Phật.
Người niệm Phật hiện đời này là phàm phu lại kém quá xa với quả vị A La Hán, nhưng khi vãng sanh thì phẩm vị của họ vượt lên đến đâu? Trong kinh Vô Lượng Thọ Phật nói rõ: Đến A Duy Việt Trí Bồ tát tức Bồ tát Viên Giáo Thất Địa hay Bát Địa, vượt xa A La Hán, không chỉ vượt xa A La Hán mà còn vượt xa Bồ tát Viên Giáo Sơ Trụ, vì từ Sơ Trụ phải đi qua mười tầng, Thập Trụ, rồi đến Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, trong đây lại từ Sơ Địa đến Thất Địa, Bát Địa…đến Thập Địa rồi đến Đẳng Giác, sau cùng mới đến Phật Quả cứu cánh viên mãn. Chúng ta thấy pháp môn này thù thắng, đặc biệt đến mức nào? Có tưởng cách mấy cũng không tưởng tượng được. Vừa là phàm phu chỉ trong một đời ngắn ngủi, niệm Phật vãng sanh thì thành Đại Bồ Tát A Duy Việt Trí, nói có vẻ bất công hay khó tin nhưng đó là sự thật? Thật ra không hề bất công hay khó tin một chút nào? Vì sao? Vì trong kinh Vô Lượng Thọ Phật nói rõ người niệm Phật được vãng sanh đã từng cúng dường vô lượng chư Phật trong quá khứ, người này thiện căn, phước đức sâu dày, nhân duyên đầy đủ thì mới được vãng sanh.
Một lý do nữa là người niệm Phật được như vậy là nhờ công đức viên mãn oai lực bổn nguyện bất khả tư nghì của A Di Đà Phật gia trì mà thành tựu được, cho nên trong kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ mười phương chư Phật đều tôn A Di Đà Phật là Quang Trung Cực Tôn Phật Trung Chi Vương: là vua trong các Phật, là vị Phật có ánh sáng tôn quý nhất.
Vậy thì nếu đời này chúng ta có thể tin sâu, có thể nhất tâm nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật cầu vãng sanh thì xin chúc mừng bạn, bạn chuẩn bị bước vào dòng Thánh, chuẩn bị thành Phật, mười phương chư Phật sẽ vô cùng hoan hỉ, hộ niệm cho bạn…
Trong nhà Phật nói rõ “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”, bạn cầu thành Phật thì làm sao mà không cảm ứng với Phật được chứ…Việc này chúng ta phải nên tin tưởng, lý giải cho tường tận.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Liệu tu hành các pháp môn ngoài Tịnh Độ như thiền hay mật nhưng vẫn phát nguyện được sinh về Tây Phương và tin sâu sự trợ duyên của Phật A Di Đà thì có thể vãng sinh không
* Thiện Đạo hòa thượng là Di Đà hóa thân, có đại thần thông, có đại trí huệ, xiển dương Tịnh Độ rộng rãi, không chuộng huyền diệu, chỉ trọng chỗ chân thật, thiết thực, bình phàm, thực tiễn để dạy người khác tu trì. Lời dạy của Ngài về hai cách Chuyên Tu và Tạp Tu lợi ích vô cùng:
1) Chuyên Tu nghĩa là thân nghiệp chuyên lễ, ý nghiệp chuyên niệm. Như thế thì vãng sanh Tây Phương, vạn người chẳng sót một.
2) Tạp Tu là kiêm tu các pháp môn, hồi hướng vãng sanh. Do tâm chẳng thuần nhất, nên khó được lợi ích, trong trăm người khó được một, hai; trong ngàn kẻ hiếm được ba bốn người vãng sanh!
Đấy là lời thành thật từ kim khẩu, là lời phán định đanh thép ngàn đời chẳng đổi được! (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tăng Quảng Chánh Biên, quyển 1, Thư trả lời anh em cư sĩ X… ở Vĩnh Gia)
Thưa cư sĩ Tịnh Thái tôi thật sự rất ngưỡng mộ tài nghị luận của cư sĩ.Cũng là 1 người học Phật tôi rất mong muốn có thể học hỏi thêm nhiều từ cư sĩ và mong cư sĩ hoan hỉ cho tôi số điện thoại.Kính chúc cư sĩ tinh tấn niệm Phật sớm được thành tựu Phật quả.
Thưa cư sĩ Tịnh Thái,tôi có được xem nhiều trong phim Phật giáo,có một vị tu hành vì còn hoài nghi pháp môn niệm Phật chẳng thể vãng sinh nên đã phát nguyện rằng”nếu niệm Phật có thể vãng sinh thì Phật cho những cành hoa này 7 ngày chẳng tàn”.Sau 7 ngày không những hoa chẳng tàn mà còn đua nhau nở rộ.Vậy tôi phải phát nguyện sao để có thể chứng kiến sự hy hữu ấy
Những gì Tịnh Thái chia sẻ thật ra cũng chỉ nhắc lại lời dạy của HT. Tịnh Không và của chư Tổ Tịnh Độ, chứ thật chả có gì mới lạ, bản thân Tịnh Thái cũng là một phàm phu nông cạn chẳng dám nhận là có tài nghị luận như Bảo Tín khen tặng, việc này chẳng hợp với thực chất nên rất xấu hổ, ko dám nói gì thêm…còn việc chia sẻ điện thoại thì khi nào thuận tiện sẽ gửi đến email của Bảo Tín sau nhé.
Việc thứ 2 nếu Bảo Tín tâm vẫn còn hoài nghi muốn cầu chứng nghiệm sự việc hi hữu kia thì chi bằng trước hãy thực hành theo lời dạy của Đại Sư Ấn Quang: “Giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận; dứt lòng tà, giữ lòng thành; đừng làm các điều ác; vâng giữ các điều lành”, nếu muốn học Phật đạo để thoát phàm tục mà chẳng chú trọng nơi bốn câu ấy sẽ như cây không rễ mà mong tươi tốt, như chim không cánh mà mong bay cao! Người tu Tịnh nghiệp nếu vẫn thích những chuyện kỳ lạ, không ưa chuyện bình thường, ắt sẽ biến khéo thành vụng. Do điều này, người thông Tông thông Giáo thường chẳng bằng ngu phu ngu phụ thật thà niệm Phật mà lại được ích lợi thật sự. Nếu chịu giữ nề nếp bình thường, đạm bạc, chất phác, thật thà thì sanh về Cực Lạc sẽ là điều có thể dự đoán chắc chắn được! Nếu không, chẳng sanh về Cực Lạc cũng là điều có thể đoán chắc được!
* Một pháp Niệm Phật chỉ những ai dứt sạch được cái tri kiến cuồng vọng mới có thể được lợi ích. Dẫu cho cái trí ngang bằng thánh nhân cũng mặc kệ, cứ lấy một câu Phật hiệu này làm bổn mạng nguyên thần, thề cầu vãng sanh. Dẫu đem cái chết bức bách, ép thay đổi đường lối cũng chẳng thể thay đổi chí hướng! Như thế mới được coi là người thông minh, mới có thể đạt được lợi ích thật sự. Nếu không, do lắm tri nhiều kiến, tâm chẳng thể đoạn nghi, đâm ra chẳng bằng kẻ chất phác niệm Phật chẳng có chút hiểu biết nào lại dễ được lợi ích hơn vậy!”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A DI Đà Phật
KÌnh thưa cư sỹ Tịnh Thái cùng các quý đồng tu, tôi là người mới hành pháp môn Tịnh Độ trong thời gian gần đây,nên có nhiều điều tôi chưa hiểu ,pháp giới mông huân , hiểu biết thì nông cạn .,mong quý đồng đạo giải thích cho tôi hiểu những thắc mắc :trong đạo thường hay nhắc tới “tam giới” hay niệm phật để vượt “tam giới” chứng đạo quả Bồ Đề .Vậy “Tam giới ” ở đây có phải là cảnh giới Người , A tu la , và Trời không ? hay “tam giới” có nghĩa khác ? Xin các quý đồng tu hoan hỉ chỉ giáo.
A Di Đà Phật
Thưa Đạo Hữu Phung Van Thi,Tam giới ở đây nghĩa là:1)Dục Giới là nơi chúng sinh sống tham đắm,chấp trước vào ngũ dục(sắc,danh,tài,ăn,ngủ)như thể bản thân họ vậy nên tâm thường điên đảo,vọng tưởng,phiền não không được tự tại vậy và chúng sinh cõi này gồm có địa ngục,ngạ quỷ,súc sinh,atula,người,1 bộ phận của trời;2)Sắc giới là nơi chúng sinh sống trong thiền(những vị này đời trước có tu hành thiền định và đã nhập vào định nên không ham muốn lạc thú trần gian mà chỉ ham thích sự an lạc tự tại trong thiền định tuy thế họ chưa chứng được các thánh quả nên vẫn không có trí tuệ giác ngộ như hàng thanh văn,vẫn còn mê chấp vào lạc thú do thiền đem lại mà không cầu đạo trí tuệ),ăn ánh sáng(thân xác họ không cấu tạo phúc tạp và mềm yếu như thân xác của con người hay súc sinh mà vi diệu khó nghĩ lường nên nhu cầu về thể xác cũng rất ít),không có nữ giới và chúng sinh cõi này gồm 1 bộ phận cõi trời;vô sắc giới là nơi chúng sinh sống không có thân thể chỉ có tâm tưởng nên nhu cầu về thân(sắc,tài,ăn,ngủ)đoạn bị diệt hoàn toàn nhưng vẫn chấp vào danh(vọng tưởng của tâm thức),họ cũng sống trong thiền nhưng mức định cao hơn cõi sắc giới và chúng sinh cõi này gồm bộ phận còn lại của cõi trời.Xét cho cùng thì tam giới vận chịu sự tri phối vô thường nên khi hưởng hết phước báo thì liền bị đoạ trở lại các cõi khổ để tiếp tục vòng luân hồi mới.Vì thế siêu thoát tam giới là mục đích của người học phật.Chỉ có tu hành theo sự chỉ dẫn của Phật và 1 lòng cầu đạo trí tuệ không cầu hưởng lạc mới có thể siêu tam giới liễu sanh tử
A Di Đà Phật
Adidaphat.
Thưa cư sĩ Diệu Âm. Cháu từ khi nghe Khuyên người niệm phật của cư sĩ, đến nay lòng tin càng sâu sắc và nguyện thực hành theo pháp môn Tịnh độ.
Cháu vẫn đang làm việc tại cơ quan, con cái cháu cũng thiếu niên rồi. Hiện giờ cháu rất mong muốn cư sĩ chỉ giáo cho cháu bài lễ nào để phù hợp với thời khóa mà cháu có được.
Thời khóa của cháu như sau: Các buổi sáng trong tuần cháu dậy từ 4h và có thể bắt đầu khóa lễ từ 4h20, trong đó 3 buổi được khoảng 45phút, còn lại 4 buổi được khoảng 1giơ 30phut.
Cháu rất mong hồi âm.
Adidaphat.
Bạn Thanh Hằng tham khảo phương pháp rất hay của Thầy Tịnh không hướng dẫn, (thời khóa cửu thập niệm) nếu theo thường xuyên được thời khóa này cũng vô cùng hiệu nghiệm, chi tiết nghe tại đây
http://chuangoi.com/thongtin.aspx?ma=0823932012
Xin kính chào chư vị đồng tu,hành thiền mà niệm phật như hổ mọc thêm sừng,cho dù là thiền,tịnh độ hay mật(trì chú)thì cứu cánh cuối cùng là phải “Định”mới sanh tuệ, nhưng ngày nay chúng ta quá bận với bao lo toan cho cuôc mưu sinh nên tâm luôn vọng tưởng.Do vậy nên chăm vào 1 câu A Di Đà Phật ở bất kỳ hoàn cảnh như thế nào không luận là tâm tịnh hay động,sạch hay dơ.
-Ở đây ý của phàm phu tôi nhắc chư vị đừng quá cứng nhắc một thứ gì, tâm tưởng nghĩ nhớ phật và niệm phật trong tâm thì môt ngày nào đó hoa tâm sẽ hé nở……Chúc sức khỏe chư vị .
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
Xin hỏi Cư Sỹ Diêu Âm. Tôi (PT Nam – 53 tuổi) quy y Tam bảo vào tháng 4 năm Nhâm thìn, sau khi được nghe Khuyên người niệm Phật tôi đã nguyện tu theo Pháp môn này.
Tôi là công chức Nhà nước thời gian cũng không rảnh để được về Chùa nghe Thầy giảng pháp, mỗi tháng chỉ đến chùa tu một ngày. Ngoài giờ hành chính tại cơ quan ra tôi phát nguyện lập thời khóa như sau: Sáng Mùa hè 4giờ đền 5h30; MĐông 5giờ6h30; Sau khi đảnh lễ Phật và nguyện thời tu xong vào niệm phật, miệng niệm tay lần chuỗi (năm chuỗi đầu niệm ra tiếng sau đó niệm tiếp 10 chuỗi tâm niệm tiếp đến kinh hành quanh Kệ kinh 10 phút, tiếp lãy phật 15 đến 20 phút tùy sức khẻo (Khoảng 150 lãy)cuối cùng nguyện:
Nguyện đem công đức ngày hôm nay con làm được, xin hồi hướng trang nghiệm về cảnh Tây phương Tịnh độ, nguyện khi xả bỏ thân này nguyện được vãng sanh về Tây phương tĩnh đôj, cúi xin đức phật A Di Đà từ bi gia hộ và cuối cùng là hồi hướng, hết thời khóa.
Kính thưa Cư sỹ Diệu Âm ! Đặt ra thời tu và thực hiện tường đối nghiêm túc, có khi hơi mệt định bỏ nhưng vẫn quyết không bỏ. Nhưng xin hỏi: trong khi niệm phật đôi khi võng niệm đến (Tuy nhiên vọng niệm là nghĩ đến đi Chùa, đi hộ niệm v.v..không nghĩ ác về ai)có những thời khóa ngồi bán già suốt 30-45 phút không thấy mỏi, nhưng cũng có thời chỉ ngồi được 10 phút là thấy mỏi và phải đảo tư thế chân. Như vậy tu niệm phật có kết quả không. có đạt niệm phật RÕ RÀNG và CHẮC THẬT không. Kính xin Cư Sỹ giúp tôi để đi đến niệm phật TAM MUỘI.Xin cảm ơn.
Nam mô hoan hỷ tạng Bồ tát Ma Ha Tát.
Nam mô A Di Đà Phật,
Xin chào chú Nguyễn Trung Ninh,
Trong hoàn cảnh công việc bận rộn đến như vậy mà chú còn cố gắng dành tư lương cho mình ngày cuối thì quá hay, chú ráng duy trì đều đặn cho đến khi mạng chung nghen chú.
Về câu hỏi của chú, cháu xin dùng lời của một số Chư Tổ, các vị Đại Sư Tịnh Độ đã vãnh sanh để trả lời chú:
– Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân trong Niệm Phật Tông Yếu có nói rằng:
“…Tâm của hạng phàm phu làm sao mà không tán loạn được. Cũng chính vì thế mới gọi là Pháp Môn Dễ Tu. Đã sinh làm người trong cõi dục giới tâm địa nầy thì tâm đều tán loạn cả. Nếu bảo rằng phải bỏ cái tâm tán loạn mới vãng sinh được thì thật là vô lý. Tán tâm niệm Phật mà được vãng sinh, đó là chỗ đáng quý của BỔN NGUYỆN (của Phật A Di Đà) vậy. Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng Danh hiệu. Nếu thường xưng Danh hiệu thì do công đức của Phật Danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát….”
– Ngài Luyến Tây Đại Sư đã viết:
…”Chỉ cốt chí thành khẩn thiết, mỗi ngày hạn định số câu niệm Phật nhiều ít, niệm cho đến chết thì nhất định sẽ vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Cần biết rằng mỗi ngày hạn định số câu niệm Phật nhiều hay ít, rồi niệm cho đến chết thì đấy chính là chí thành, khẩn thiết, mới có thể báo đáp ân sáu phương chư Phật đã khuyên lơn, khen ngợi, hộ niệm; báo đáp ơn đức Bổn Sư Thích Ca thuyết pháp trong đời ác, báo ân Phật A Di Ðà đại nguyện phổ độ.
Chẳng trừ vọng tưởng là vì vọng tưởng chính là pháp thuộc về ý, bậc thánh nhân đã đạt quả vị còn khó trừ được, huống hồ là kẻ phàm phu làm sao có thể trừ được vọng tưởng ngay từ đầu nổi?
– Sách Trực Chỉ viết:
“Nếu có thể dốc trọn thân miệng mà niệm thì chẳng cần biết là tán niệm hay không, chỉ cốt đừng gián đoạn thì sẽ tự có thể đạt được Nhất Tâm, mà cũng có thể gọi là Nhất Tâm. Chỉ lấy việc thực hành chẳng thôi nghỉ làm chừng, cho nên chẳng phải lo tâm tán loạn chi hết. Xưng danh là khẩu nghiệp thanh tịnh, lần chuỗi là thân nghiệp thanh tịnh, tâm ghi nhớ số lần niệm chính là ý nghiệp thanh tịnh; đích xác là tam nghiệp thanh tịnh. Thật là đại pháp môn cực viên đốn, cực thẳng tắt vậy!”
Tóm lại chú lập định khóa hàng ngày công phu nghiêm ngặt quyết không bỏ buổi nào từ khi phát tâm cho đến ngày mạng chung nhất định Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn. Chú đừng mong cầu được nhất tâm bất loạn hay niệm Phật Tam Muội…. Nếu có tâm mong cầu thần thông đặc dị hay chứng đắc thì chính nó làm cho chú bị chướng ngại rất nặng nề (rất dễ bị ma dựa) nên chú quên việc này sẽ tốt hơn chú ạ. Chú Diệu Âm Minh Trị đã từng nêu ra một số trường hợp như vậy rồi.
Công phu chú niệm Phật thành thục lâu ngày tự nhiên cái gì đến sẽ đến khỏi mong cầu. Dục tốc bất đạt. Cho dù chú không được nhất tâm thì do nguyện lực của Phật và niềm tin của chú vững vàng thì chú cũng được vãng sanh. Chỉ cần chú chân chân thật thật niệm Phật, hành trì đều đặn hàng ngày thì nhất định vãng sanh.
Vài ý kiến đóng góp, chúc chú thân tâm thường an lạc và hành trì ngày càng tinh tấn.
Nam mô A Di Đà Phật