Thôn Hộ Trì Tự ở huyện Hà Gian có một nông phu họ Vũ, gia cảnh bình thường không nghèo không giàu. Một đêm ông Vũ có việc phải đi ra ngoài, có mấy tên đạo tặc từ trên mái hiên nhảy xuống, dùng búa lớn phá cửa. Lúc ấy trong nhà chỉ có phụ nữ và trẻ con, họ sợ tới mức nằm im trên giường mà vẫn run bần bật, chỉ biết phó mặc cho số phận.
Trong lúc hiểm nghèo, hai con trâu nhà ông Vũ đột nhiên rống lên nhảy vào trong phòng, không sợ đao búa lao vào dùng sừng đấu với đạo tặc, hết sức dũng mãnh, khiến bọn đạo tặc đều bị thương, cuối cùng phải tháo chạy thục mạng.
Vì sao 2 con trâu này lại liều mình bảo hộ gia chủ đến vậy, là vì có tiền căn. Nguyên lai câu chuyện là vào năm Càn Long thứ 8 (1743), huyện Hà Gian náo loạn vì gặp phải nạn đói lớn. Rất nhiều nhà nuôi trâu không mua nổi cỏ khô, phải đến hơn nửa đem trâu cày bán cho lò mổ, và hai con trâu này cũng không tránh khỏi cảnh ngộ đó. Trước lúc bị mổ, chúng nằm rạp trên mặt đất gầm rú, không chịu đi lên phía trước.
Nông phu họ Vũ vô tình nhìn thấy sinh lòng thương cảm, liền dùng áo mình đang mặc trên người làm vật trao đổi để chuộc hai con trâu, sau đó thân trần chịu rét lạnh, mang chúng về nhà. Vì vậy mà trong thời khắc nguy cấp, hai con trâu này đã liều chết để đền đáp chủ nhân của mình.
Tuy nhiên, điều lạ là cường đạo gây án trong nhà, còn lúc đó trâu đang ở trong chuồng bên ngoài, làm sao có thể biết được chủ nhân đang gặp nguy hiểm? Hơn nữa trâu lại là động vật to lớn, động tác không được nhanh nhẹn, làm sao có thể xông ra khỏi chuồng kiên cố, nhảy tường mà vào nhà? Hẳn phải có lực lượng nào đó đang âm thầm tác động, liệu có phải là thần linh? Quả thực là kỳ lạ không cách nào giải thích nổi.
Lưu Đông Đường nói với Kỷ Hiểu Lam, câu chuyện này xảy ra vào mùa đông năm Càn Long ất sửu (1745), đúng vào thời điểm huyện Hà Gian đang tổ chức thi hương. Lưu Đông Đường chính là người ở thôn Hộ Trì Tự. Ông nói, ông tận mắt nhìn thấy trên thân 2 con trâu này có những vết sẹo.
Trích Chuyện Nhân Quả Cứu Vật, Vật Trả Ơn
Lê Hiếu biên dịch
Có nên thờ Thần Tài không?
Lượn qua các trang báo mạng thấy người Sài Gòn đổ xô đi mua cá lóc nướng trui để cúng thần Tài. Trong đạo Phật không có thần Tài, Quan Công, Thổ Địa…Nhưng nhiều người lại lầm tưởng “tục” này xuất phát từ đạo Phật. Thậm chí chính những người Phật tử chẳng có hiểu quy củ nhà Phật cũng thờ cúng và “nịnh” thần tài bằng vô số lễ vật như số đông.
Nhân ngày mà người ta gọi là Ngày cúng thần Tài, người biên tập trang nhà xin kể chuyện Thần Tài cho các bạn độc giả gần xa hiểu hơn về Thần Tài trong quan điểm đạo Phật và chúng ta nên làm gì để có thật nhiều tài lộc – đúng như câu chúc “Phúc lộc đầy nhà, năm năm như ý” mà nhiều người thường mong muốn nhân ngày đầu năm!
Thần Tài xuất phát từ nước nào?
Có rất nhiều điển tích về thần Tài, nôm na người ta hiểu thần Tài là xuất phát từ tập tục của người Hoa. Nhưng chẳng thể nói cái gì xuất phát từ người Hoa (người Tàu) nó cũng là xấu, là hủ tục, là cho rằng Việt Nam ta bị mang tiếng nô lệ, phụ thuộc. Nền giáo học của Trung Quốc có bề dày lịch sử, những kiến thức của giáo dục Trung Hoa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Những cái gì thuộc về chân giáo dục, văn hóa thì luôn có giá trị xuyên thời gian và không gian, không hạn chế quốc gia, sắc tộc, thời đại.
Ý nghĩa ban đầu việc thờ thần Tài của người Hoa xuất phát từ câu chuyện về một nhân vật có thật trong lịch sử là Phạm Lãi. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù Ngô Phù Sai. Đất nước bị diệt vong mà Phạm Lãi còn có thể giúp Việt Vương khôi phục hưng thịnh trở lại là một điều không dễ dàng. Nhưng khi đất nước ổn định, Phạm Lãi là người hiểu rõ tính cách, con người của vua Việt Vương Câu Tiễn. Vua là người có thể chia hoạn nạn mà không thể chia giàu sang. Lúc hoạn nạn, mọi người đồng tâm hiệp lực, cứu đất nước, cứu dân tộc, đánh bại quân địch, mình được thắng lợi, thống nhất rồi, những người làm được việc như vậy không cần nữa, thủ đoạn cuối cùng là đem họ ra xử tử. Phạm Lãi rất thông minh, giúp cho Câu Tiễn phục hồi đất nước, rồi ông ta bỏ trốn, không cần chào vua Việt mà lặng lẽ trốn đi. Ông thay tên đổi, vốn từ họ Phạm đổi thành họ Đào. Mọi người hoàn toàn không biết gốc gác ông ta khi ông thay tên đổi họ.
Từ đó người ta chỉ biết ông tên là Đào Châu Công, làm nghề buôn bán. Ông buôn bán mấy năm thì phát tài, tiền của rất nhiều. Nhưng ông không tích của, làm được nhiều tiền liền đem số tiền của này bố thí cho những người nghèo khó. Số còn lại chỉ giữ cho bản thân làm ít vốn nhỏ. Sau đó ông lại chăm chỉ làm việc, làm qua mấy năm lại phát tài nữa, phát tài lớn, phát tài lớn lại bố thí nhiều. Vận mệnh nhiều của rồi có lúc lại hết, cái lý ‘ba tụ ba tán’ rất thâm sâu nhưng Đào Châu Công là người trí tuệ, ông hiểu rất sâu sắc việc này.
Người Phật tử học gì từ thần Tài?
Người đời sau thờ thần Tài chính là thờ Phạm Lãi. Nhưng họ chẳng giống người thời nay. Người bây giờ thờ thần Tài rồi cầu mong thần dẫn của cải, tài lộc vào đầy nhà mình. Họ nịnh thần Tài đủ thứ vật chất hình thức. Những người buôn bán không ngày nào không cúng thần Tài. Thậm chí có lúc buôn bán ế ẩm thì lại quay sang “trách móc” thần Tài không tốt.
Đức Phật vẫn thường dạy chúng ta “Bản lai chúng sanh vốn là Phật”. Lại nói “Phật, chúng sanh tâm vô sai biệt”, thể (bản chất) là một nhưng tướng (hình thái bên ngoài) thì biến hiện uyển chuyển, linh hoạt. Người thời của Đào Châu Công (Phạm Lãi) tôn thờ ông là để học tập tấm gương từ nơi ông. Ông cũng không khác gì Phật, bồ tát hóa thân dạy cho người đời về bài học trong cuộc sống “Bố thí nhiều thì giàu sang ắt đến”. Học tập tinh thần làm việc chăm chỉ, học hạnh bố thí của ông; có tiền tài nhiều phải đem tán ra, bố thí rộng khắp, không nên tụ. Tài mà tụ lại thì là mầm gốc của họa hại.
Người đời ai ai cũng mong giàu sang, sức khỏe, tướng mạo xinh đẹp. Song, giữa việc làm của họ với tâm nguyện sở cầu lại chẳng tương ưng. Tại sao không tương ưng? Thần Tài dạy bạn một chân lý rất hay không khác gì thay Phật dạy cho chúng ta “Muốn giàu có hãy học hạnh bố thí tài”. Nếu trong mạng vốn không có tiền tài, làm ăn rất khó khăn, bạn phải mạnh dạn xả ra, bố thí. Làm việc tốt giúp người lâu ngày như mưa dầm thấm lâu, vận mạng bạn cũng từ từ thay đổi. Nhiều người chưa bố thí đã sợ hãi rằng nếu tôi bố thí hết thì ngày mai lấy gì mà sống? Là do bạn chưa hiểu thông lý nhân quả mà đức Phật vẫn nói. Gieo nhân tốt, hái quả ngọt. Hôm nay bạn bố thí hết sạch, thiên thần hộ pháp chẳng bao giờ bỏ rơi bạn. Chưa đến ngày mai thì bạn đã có đầy tiền tài vào nhà rồi!
Chúng ta là những người Phật tử, nếu trong nhà theo tín ngưỡng thờ thần Tài, thổ Địa từ ông bà, cha mẹ truyền lại, muốn “nịnh nọt” một chút để cầu phước báu, cách tốt nhất là chân thật học theo hạnh của thần Tài Phạm Lãi “từ bi bố thí giúp người”, chăm chỉ làm việc, hoàn cảnh sống của mình đơn giản, tri túc một chút…Vận mạng của con người gắn liền với nhân quả, Phật bồ tát không can thiệp vào nhân quả của mỗi người, nhưng Phật từ bi chỉ dạy chúng ta cái chìa khóa để có thể thay đổi được vận mạng.
Nếu chúng ta muốn được sự gia hộ của chư Phật Như Lai nhiều hơn, thì chúng ta phải thật sự dụng công, cần buông bỏ nhiều, buông bỏ nhiều thì sẽ đạt được. Ví dụ như tài thí, bạn đem tài đi bố thì thì sẽ lại tiếp tục phát tài. Phát tài rồi thì làm sao? Lại đem hết số phát tài đó đi bố thí. Rất nhanh đem nó cho đi hết. Cái thứ này không nên lưu lại. Tài người xưa gọi là “thông hóa”, giống như nước chảy, nhất định phải lưu thông. Đi nhiều đến nhiều, đi ít đến ít, không đi thì không đến, thông hóa thì phải lưu thông mới được. Tài không được tích, vừa tích thì sai, trên kinh Phật nói “tích tài tán đạo”, đạo sẽ không còn. Cho nên tài không nên tích, tài nhất định phải dùng, đặc biệt phải giúp đỡ người khổ nạn. Cho nên chúng ta làm nhiều lợi ích xã hội, sự việc lợi ích đại chúng xã hội, đây là công đức chân thật, mới là chân thật học theo Thần Tài.
Ban đầu những người làm kinh doanh ở Trung Hoa thờ thần Tài với ý nghĩa nhắc nhở mình cũng phải làm được như Phạm Lãi. Người Đài Loan lạy thần Tài là Quan Công. Quan Công với chuyện phát tài lại không liên quan gì tới nhau. Quan phu tử là trung nghĩa, điển hình cho cách sống trung nghĩa, là khuôn mẫu của trung nghĩa, không liên quan gì đến phát tài. Phạm Lãi có liên quan lớn đến sự phát tài, người này rất biết buôn bán, hoàn toàn hiểu được Tứ Nhiếp Pháp của đạo Phật.
Thời đó đạo Phật chưa truyền vào Trung Quốc. Cho nên người Đài Loan thờ Quan Công với ý nhắc nhở mình là không thể lấy đồng tiền bất nghĩa, bất nghĩa tức là không hợp với đạo lý. Trong từ điển giải thích chữ “nghĩa” là tuần lý viết nghĩa, có nghĩa là tuân thủ đạo lý, không trái ngược lại đạo lý. Đạo là gì? Ngũ Luân là đạo, Ngũ Thường là đạo, Tứ Duy Bát Đức là đạo. Người kinh doanh lấy lợi nhuận, cầu phát tài nhưng không thể đi lấy những đồng tiền bất chính, làm việc phi pháp mà cầu tài.
Ý nghĩa thờ Thần Tài, Quan Công chính là như vậy. Biến chuyển qua chiều dài lịch sử, mọi thứ thay đổi, con người không còn đọc sách xưa, gốc gác đã bị lãng quên nên từ ý nghĩa chân thật ban đầu đã biến tướng thành hủ tục rất kinh sợ. Người ta đổ xô đi mua cá lóc nướng trui cúng thần Tài để mong cầu Lộc, cầu Bình An thì thật đã làm biến tướng ý nghĩa tốt đẹp ban đầu về việc cúng thần tài của người xưa. Thần Tài chắc chắn chẳng hoan hỷ khi bạn mong bình an, hạnh phúc đến nhà mình mà lại đi cướp mạng sống của những chúng sanh khác chỉ vì chúng yếu sức hơn mình. Bạn không bố thí, tiền tài không dám xả ra mà chỉ cầu mong nó vào nhà mình thì chắc chắn chẳng đạt được như ý muốn. Điều này chẳng ăn nhập và đúng như đạo lý nhà Phật.
Hi vọng rằng, qua bài viết này của trang nhà, người Phật tử có cái nhìn nhận quay lại ý nghĩa chân chính và hình tượng biểu pháp rất tuyệt của Thần Tài. Từ đó chính bản thân mình nếu có gặp hình tượng thần Tài ở bất cứ chỗ nào thì cũng như một lời nhắn nhủ rất tâm huyết về học hạnh bố thí, về chiếc chía khóa để đem đến thành công về sự nghiệp tiền bạc.
Duyên Sen (Theo Phật Pháp Ứng Dụng)
TRÌ TỤNG KINH ĐIỂN, ĐƯỢC THIỆN THẦN THEO BẢO HỘ
Vào thời nhà Đường, có một thiếu niên tên Chí Thông, người quận Thiên Thủy, tuổi còn nhỏ đã giữ trai giới, sáu thời lễ sám, hằng ngày tụng kinh Kim Cang Bát Nhã và Pháp Hoa.
Năm 20 tuổi, Chí Thông bị tuyển làm vệ sĩ trong Đoàn Thọ quân ở phủ Thỉnh Đức. Kế đó, cả đoàn lại phụng sắc chỉ đi dẹp giặc phương Nam, đường từ nhà đến đó xa hơn muôn dặm.
Giữa đường, Chí Thông vẫn cố gắng giữ thời khóa lễ tụng không thiếu sót.
Đến Nam Phương, đội quân của Chí Thông lâm trận bị thua, tướng sĩ đều tan rã bỏ chạy. Đoàn Thọ quân hơn trăm người phần nhiều chết và bị thương. Chí Thông đang khi sợ hãi thất lạc, bỗng thấy có năm người cỡi ngựa chạy theo sau kêu rằng:
– Chớ nên kinh hãi ! Ngươi tu công đức, xung quanh có hộ vệ không ai làm hại được!
Chí Thông chạy hơn 70 dặm, đến một tòa tháp miếu, liền vào đó ẩn thân, giặc tìm không thấy đều trở về. Đang khi ấy, bỗng có hai vị tăng bước vào miếu, bảo Chí Thông rằng:
– Đàn việt ( tức là Chí Thông) lễ niệm chư Phật, tụng kinh Pháp Hoa và Kim Cang, công đức không thể nghĩ bàn, nên chúng ta đến đây cứu trợ. Năm vị vừa rồi là chư thần theo hộ vệ không để cho đàn việt bị thương. Từ đây, đàn việt hãy gắng tu phước nghiệp đừng bê trễ, mọi việc đều có thiện thần ủng hộ, chớ nên lo ngại.
Nói xong, đồng bay lên hư không.
Chí Thông vì suốt ngày mệt nhọc, lại không ăn uống, nên cảm thấy đói khát, thân thể rã rời. Giây lát bỗng thấy có hai đồng tử đem cơm nước, thức ăn và bánh trái đến dâng mời. Đợi khi ăn xong, hai vị lại bảo:
– Hãy cố gắng trì kinh chớ để thiếu sót.
Nói xong, cùng đồng bay đi. Chí Thông thương khóc sám tạ. Sau đó, lại tìm được Đại quan tiếp viện, liền xin gia nhập, trải qua ba trận phá tan giặc mà không bị một vết thương.
Biết là nhờ công đức Pháp Hoa và Kim Cang. Lúc trở về, Chí Thông lại càng chuyên tâm trì tụng không dám biếng trễ.
Ngày 28 tháng giêng năm Trinh Quán thứ tám, Chí Thông đau nặng, đến đêm mồng 8 tháng hai thì từ trần. Sau khi tắt hơi, Thông bị dẫn đến một đại điện, đứng sau số người rất đông đảo.
Trên điện, phán quan lần lượt xướng danh, Diêm Vương tùy theo nghiệp lành dữ mà phán xử. Sau rốt nghe gọi đến tên mình, Chí Thông liền bước ra. Diêm Vương hỏi sự tu phước lúc sinh thời, Chí Thông thưa:
– Tôi thường giữ trai giới, sáu thời lễ Phật, tụng kinh Pháp Hoa và Kim Cang Bát Nhã.
Diêm Vương nghe nói, chắp tay cung kính khen rằng:
– Lành thay! Công đức không thể nghĩ bàn.
Liền sai quan Chủ Ty kiểm lại sổ bộ, thấy Chí Thông hãy còn sáu năm thọ số, tụng kinh Pháp Hoa được một ngàn bộ, kinh Kim Cang vạn bộ, ngoài ra công đức lễ Phật trì giới cũng đếu có ghi trong đó.
Xem xét xong, vua cho mời Chí Thông sang điện phía Tây, sai đem giường vàng ghế ngọc, trải đệm ngồi và thỉnh tụng kinh. Kế đó, lại cho dẫn đi xem cảnh địa ngục để biết việc tội phước.
Dạo qua các ngục xong, Chí Thông được đưa đến một tòa thành lớn phía Tây Bắc. Nơi đây, có lưới sắt bao trùm, bốn tên quỷ tốt giữ cửa, thân hình cao lớn, đầu như La sát, tay cầm thiết xoa, miệng phun lửa dữ. Lại có hai con chó đồng thật to, miệng khạc ra nước đồng sôi chảy tràn lan vào trong ngục, tội nhân đau khổ đủ các không thể kể xiết.
Thấy cảnh tượng ấy, Chí Thông kinh hãi, liền được sứ giả đưa trở về. Diêm Vương bảo:
– Nay ông đã thấy việc tội phước báo ứng, lúc hoàn sinh, xin cố gắng siêng năng tu tập. Nếu biếng trễ, ngày kia sẽ sa vào ác đạo không ai cứu vớt. Như tinh cần tu tập, tất sẽ được sinh về cõi Phật!
Sau khi sống lại, Chí Thông thuật đủ mọi việc, từ đó hết sức tinh tấn. Qua sáu năm, ông biết trước ngày giờ, được sinh về Tịnh độ. Ngày vãng sinh, nhạc trời dìu dắt, hương lạ đầy nhà.
( Nguồn : facebook Câu Chuyện Nhân Quả )
TỊNH KHÔNG LÃO HOÀ THƯỢNG KHAI THỊ NGÀY MÙNG MỘT TẾT
Ngày mùng một Tết năm nay, mọi người chúng ta có thể ở nơi đây đoàn tụ, chúng ta cần phải nên chúc mừng cho chúng ta một đời này đến không uổng công, một đời này có được thân người, nghe Phật pháp, đặc biệt có thể nghe được “Kinh Vô Lượng Thọ”, cái duyên phận này là hi hữu không gì sánh được, thật sự là như những gì cổ nhân đã nói “Trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được”, đây là nhân duyên hi hữu.
Có cái duyên phận này, cũng chính là nói, ở trong một đời này sẽ có cơ hội có thể siêu việt lục đạo luân hồi, có thể siêu việt mười pháp giới, cái duyên phận này thật sự là không dễ gì gặp được. Duyên có rồi, mấu chốt là ở bản thân, bản thân chúng ta có sẵn sàng nương vào cái cơ hội này để siêu việt hay không. Vấn đề nếu như thật sự muốn siêu việt, thì sẽ y theo phương pháp đã giảng trong kinh điển, nhìn thấu, buông xuống.
Sau khi hiểu rõ chân tướng sự thật rồi, quan trọng nhất là buông xuống, buông xuống, phàm là những gì trái ngược với tự tánh, bên trong tự tánh không có, thì không nên chấp trước, không nên phân biệt, không nên khởi tâm động niệm. Mục tiêu rốt ráo sau cùng của dạy học trong Phật pháp là dạy chúng ta quay về tự tánh, quay về tự thánh chính là giống như nói đến đắc đạo rồi, thành Phật rồi, chính là cái ý nghĩa này, quay về tự tánh.
Tự tánh là đầy đủ tốt đẹp nhất, trong tự tánh thì có vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng, vô lượng tài nghệ, người thế gian nói vô lượng phước báo, các thứ đều viên mãn, đều không có khiếm khuyết, chỉ cần bạn hồi đầu, bạn sẽ thấy toàn bộ hiện tiền. Sau khi hồi quy rồi thì sẽ có năng lực giúp đỡ chúng sinh khổ nạn trong mười pháp giới, bạn sẽ quay lại lái chiếc thuyền từ, chúng ta nói là cảm ứng đạo giao.
Đến lúc đó thì bạn sẽ có năng lực thiên biến vạn hoá, có thể tuỳ chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng, lấy vô lượng vô biên hoá thân mà giúp đỡ chúng sinh khổ nạn, giúp đỡ cho họ giác ngộ, giúp đỡ cho họ hồi đầu, giúp đỡ cho họ viên mãn quay về tự tánh. Đây là mục tiêu và tông chỉ của dạy học trong Phật pháp Đại thừa.
Chúng ta rất khó được, gặp được cái nhân duyên hi hữu như thế này, hi vọng ở trong một đời này, hơn nữa mong rằng, hiện nay tai nạn rất nhiều, rút ngắn thời gian mà khắc kì thủ chứng, hi vọng chúng ta trong thời gian 3 năm đến 5 năm có thể đạt đến cái mục tiêu này, thì sẽ thù thắng không gì sánh được.
Tôi lấy một điểm này để chúc phúc cho đồng học, chúng ta cùng nhau nỗ lực, hi vọng 3 năm đến 5 năm đều có thể có đại thành tựu, thật sự liễu sanh tử, xuất tam giới, thật sự đi về cảnh giới đại niết bàn bất sanh bất diệt.
Cảm ơn mọi người.
Cung kính trích lục từ trong “Bài phát biểu của Tịnh Không Lão Pháp Sư cho đoàn đến bái ngài dịp Giao Thừa – Mùng Một Tết”
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính chư vị, kính thầy,
Thưa chư vị, thưa thầy giả như có một vị phật tử vấn con rằng ” Tôi thấy không thể dựa dẫm vào bất kì ai. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi theo Phật Thích Ca Mâu Ni dạy. Vậy sao phải cầu A Di Đà Phật đón về Tây Phương Cực Lạc? Xin giải nghi cho tôi và các đạo hữu khác “. Con không biết trả lời sao cho thấu triệt giải nghi cho họ, Vậy thưa chư vị, thưa thầy con nên đáp ra sao để họ khỏi nghi.
Kính ân thầy và chư vị.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thanh Tịnh,
Pháp tu thì có tự lực và tha lực. Tự lực là pháp tu thiền, tha lực là Mật và Tịnh. Nói tha lực là nỏi về lý còn khi thực hành thì lý và sự phải song hành, chẳng thể chấp lý bỏ sự hay chấp sự bỏ lý. Để giản hóa TN xin nêu VD: nếu bạn muốn xây nhà bạn phải có tiền để mua vật liệu, kế tới là phải có nền móng vững chắc. Vật liệu để dụ cho việc tạo dựng các nhân lành; nền móng vững chắc dụ cho niềm tin nơi pháp Tịnh Độ: tin sâu-nguyện thiết-thực tâm hành. Như vậy bạn thấy khởi đầu phải do chính bạn tạo dựng, kế dó khi xây nhà, bạn thiếu hụt tài chánh, lúc này bạn phải cần tới sự giúp đỡ của mọi người. “Sự thiếu hụt” chính là tự lực của bạn không đủ: phước mỏng, nghiệp sâu dày; “sự giúp đỡ” chính là sự trợ duyên của Phật và Bồ tát. Như vậy bạn đã hiểu nói là nưong vào tha lực nhưng thực tế thì tự lực vẫn là nền tảng. Nếu bạn quyếtta xây nhà=tạo nhân, rồi thiếu tiền=duyên không đủ, bạn bè, người thân sẽ trợ duyên giúp bạn hoàn thiện căn nhà. Nói trực diện vấn đề: lúc này bạn không thế nói tôi chẳng cần tu, cứ sống theo lẽ đời, tới lúc chết sẽ có người hộ niệm là tôi cũng vãng sanh. Điều này chính xác nhưng là vãng sanh về tam ác đạo, bởi nhân nào thì quả đó.
Hy vọng bạn có thể hiểu minh bạch điều này, từ đó mới có thế giải thích, phá bỏ sự mê mờ cho mọi người.
Chúc bạn tinh tấn.
Tuy tu học đã được một thời gian nhưng vẫn chưa thể hiểu minh bạch mà giải thích và phá nghi cho mọi người. Thật đáng trách. Nay nhờ có thầy và các thiện tri thức tận tình chỉ bảo đã giải nghi cho con và mọi người.
Xin kính ân thầy.
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô A Di Đà Phật
Hãy nhìn mình hằng ngày trong gương, tự hỏi bản thân mình đang nghĩ gì, cái tâm cầu đạo và tu hành đang ở đâu thì tự khắc sẽ biết mình cần làm gì. Tâm tịnh thì cảnh tịnh, tâm ko tịnh thì cảnh làm sao mà tịnh, từ đây đến cuối đời làm sao giữ được cái tâm tịnh kia viên mãn thì đường đạo chắc chắn sẽ toại nguyện. Giữa cái bể trầm luân khổ ãi này giữ cái tâm tịnh khó lắm khó lắm, mọi người hãy làm bạn với kinh sách, với DVCT thường xuyên vào đây trao đổi học hỏi, có như vậy mới ko lạc mất, chính mình phải biết tự thắp đuốc mà đi, chính mình phải nổ lực phải quyết tâm tu, phải tự kiểm điểm tự ngẫm lấy nội tâm, có như vậy mới biết được con đường mình đi và nơi mình đến. Tin sâu, nguyện thiết là thật hành thật tu thật nhận thấy chứ ko phải vài câu nơi cửa miệng là đủ, cốt yếu là niệm Phật ngay trong tâm, niệm những gì, niệm như thế nào thì chính mình phải tự tìm lấy tự tu học, kinh sách, những lời giáo huấn của bổn sư và các vị tổ phải xem cho kỹ, ngẫm cho sâu rồi thực hành theo, không có việc gì là dễ dàng có được, cũng ko có việc gì là khó khăn đến mức ko thực hiện được, cố gắng nuôi dưỡng cái tâm từ vào thì đường đạo sẽ sớm thành tựu, hãy ngẫm lấy hãy thường chọn cho mình những nơi vắng lặng rồi chậm rãi quán sát.
Nhờ chăm chỉ thành tâm tụng kinh trì chú gia đình gặp nhiều may
Tôi biết đến Phật Pháp nhưng hiểu biết không được nhiều, vì lúc đó Bát Nhã Tâm Kinh và Chú Đại Bi lưu truyền rất rộng rãi, tôi thấy dễ đọc tụng nên lên mạng tải về. Đây là lần đầu tiên tôi được đọc tụng Bát Nhã Tâm Kinh và Chú Đại Bi, ngoài hai bộ kinh này tôi không biết gì hơn.
Khi đọc tụng hai bộ kinh này tôi hoàn toàn không có mục đích hay cầu nguyện xin xỏ gì? Chỉ cảm thấy hễ đọc tụng thì trong lòng rất thư thái, phiền não giảm nhiều, không khí xung quanh tôi lúc đó vô cùng trang nghiêm… Nên tôi cực kì thích tụng.
Nhà tôi trước đây sống rất gian khổ, vốn không được khá giả nên việc mua được một căn nhà nhỏ là rất khó. Mấy tháng sau, có một chuyện lạ xảy ra:
Cơ quan của Cha tôi làm đột nhiên có quyết định cho mua nhà trả góp( Đất thổ cư lúc đó thuộc khu vực xa xôi, rẻ nhất thành phố, hơn nữa số nhà công ty cho mua cũng giới hạn, dù có nhu cầu song cũng phải thuộc diện có đủ điều kiện mới được phép đăng ký xin mua, vì là rất đông người muốn mua nhà, nhưng do thiếu điều kiện nên không thể mua được, họ vô cùng nuối tiếc).
Cha tôi vốn chỉ là một viên chức nhỏ, nhưng lại may mắn được tham dự để mua. Sáu tháng sau, cơ quan tuyên bố cho rút thăm để chọn nhà, xem như dựa vào may mắn.
Hôm đó tôi ở nhà trì tụng Tâm Kinh và Chú Đại Bi, còn cha mẹ tôi thì đi tham dự buổi rút thăm.
Ban tổ chức sắp thứ tự theo tên họ ABC… Và cha tôi bị xếp ở hàng chót. Đến lượt cha tôi được rút thăm thì chỉ còn lại năm căn nhà, ông bà cũng không hy vọng gì, thầm nghĩ dù có được nhà thì cũng chỉ được ngôi nhà tệ nhất mà thôi.
Mẹ tôi gọi điện về cho tôi rầu rĩ nói:
– Xem như xong rồi con ạ! Không còn hy vọng gì nữa.
Tôi an ủi mẹ mấy câu, buông điện thoại xuống lòng chẳng hề buồn hay lo lắng, cũng chẳng có tâm hướng Phật, Bồ Tát xin xỏ gì? Tôi vẫn chí thành trì tụng chú Đại Bi và Tâm Kinh lòng không chút tạp niệm.
Hai tiếng sau, mẹ tôi đột nhiên gọi điện thoại vui vẻ vạn phần báo tin:
– Thật kì lại con ạ! Lúc chúng ta bắt thăm, đúng là nhà chỉ còn năm căn nhà, mấy ông nhân viên đã chuẩn bị thu dọn ra về, mẹ chẳng còn bất kì hy vọng chi, chỉ tiện rút đại một lá thăm trong hộp ra, ai ngờ lại trúng ngay một ngôi nhà tốt nhất khu. Đến mấy ông nhân viên công tác ai cũng ngạc nhiên giật mình chấn động… Gia đình mình đúng là buồn ngủ mà gặp chiếu manh, cùng đường gặp lối thoát!
Tôi không mấy ngạc nhiên, bởi vì trước đó tôi có linh cảm rất tốt lành, cứ nghĩ không cần phải lo, chỉ thấy trong tâm âm thầm có cảm giác rất hạnh phúc, an yên. Cũng không hiểu tại sao mình lại có tư tưởng như vậy?
Chuyện sảy ra tiếp theo lại càng kì diệu hơn:
Nguyên là ngôi nhà cha mẹ tôi rút thăm được thuộc vùng xa xôi của thành phố, sau đó không lâu được quy hoạch trở thành chốn cực kì đắc địa, hiện tại đã thành khu vực cao giá nhất nhì thành phố( giá nhà hồi đó cha mẹ tôi mua là thấp nhất giờ biến thành cao nhất). Tính đến hiện tại nhà chúng tôi giá đã tăng lên gấp bốn lần, gia đình tôi đều cảm thấy chuyện mua nhà này vô cùng kì diệu, còn người ngoài thì nhìn vào tỏ vẻ ngưỡng mộ, mong muốn… Họ luôn nói gia đình tôi gặp may, số đỏ… Cha tôi thì nói:
– Cứ ở hiền thì sẽ gặp lành!
Cả nhà tôi sở dĩ được may mắn như vậy, vì tất cả đều luôn sống hiền thiện, thật thà, không toan tính với ai, dù gặp phải oan khuất thì cũng nguyện chịu đựng, sống không mưu lợi thủ đoạn…Còn nữa, tôi thường trì tụng Tâm Kinh và Chú Đại Bi để điều tâm, có lẽ nhờ vậy nên được Phật, Bồ Tát gia trì mà chiêu cảm may mắn đến đúng lúc.
Tôi chợt ngộ ra:
Người học Phật, bất kể ngày hay đêm đều phải hành theo lời Phật dạy, phải dứt ác tu thiện, luôn trì tâm từ bi, tuyệt không nên có tâm hại người hay tính toán với ai. Không đợi đến thể hiện ra hành vi, mà ngay từ khi khởi tâm cũng phải hết sức cẩn trọng, cho dù bị người khác khinh chê, ăn hiếp, toan tính… Thì tôi cũng không bao giờ cho phép mình có phản ứng tệ với họ.
Ngay cả lúc tụng Kinh niệm Phật cũng không nên mang tâm hám lợi, hướng Phật, Bồ Tát mà cầu xin này nọ…Chỉ nên hành trì với tâm thanh tịnh, không tạp niệm. Được như vậy mới gọi là lãnh ngộ được Phật Pháp, mới có thể cùng Chư Phật, Bồ Tát đạo giao cảm ứng và tự nhiên được gia trì.
Trích: Báo Ứng Hiện Đời 7
Tác giả: Bồ Đề Tử
Biên dịch: Hạnh Đoan
CHUYỆN LY KỲ VỀ CHÚ CHÓ NGHE KINH
Tôi tên Thoại, nick facebook là Thoai Vu Duy Thoai, đây là một câu chuyện rất lạ lùng mà tôi chứng kiến tận mắt.
Hôm đó , tôi sang nhà ông chú ( chú tên Vũ Duy Tư , hiện ở xóm 3 thôn Vân Đoài, Nam Hưng, Tiên Lãng, Hài Phòng ) Ông có nuôi một con chó đã hơn chục năm, nó già và cũng đã rụng mấy cái răng rồi.
Bình thường thấy tôi là nó sủa ầm ̉ĩ, hôm nay thì lại ngồi im nhìn tôi, mặt nó rất buồn. Tôi ngồi xuống xoa đầu và nói với nó: “Kiếp trước mày là người thân của ṭao hả ? Chắc do vô minh không biết Phật Pháp nên mày phải chịu cảnh súc sinh thế này…”
Nói đến đây nó ̀nằm hẳn xuống đất, mình nói tiếp : ” Một người mù chữ thì khổ một kiếp, nhưng một người mù Phật Pháp thì khổ vô lượng kiếp, mày phải nghe tao niệm Phật và niệm theo nha”
Rồi tôi niệm Phật với nó một lúc, sau đó tôi vào nhà hỏi chú Tư về chuyện con chó . Chú bảo 3 ngày nữa sẽ thịt nó để liên hoan, tôi nói sơ qua với chú về nhân quả tội phước, ̀́nhưng chú không chịu tin.
Trời xui đất khiến thế nào, đêm đấy chú ấy mơ một giấc mơ kì lạ về con chó chú nuôi bao năm nay, trong giấc mơ, chú chó kiếp trước chính là cụ tam đại ( tức ông nội) của chú, do kiếp đó giêt một người phụ nữ mang thai nên giờ đọa làm chó.
Hôm sau chú sang gặp tôi, kể cho tôi nghe, và kêu tôi cùng với chú đọc kinh cầu vãng sanh cho chú chó ( nay biết thêm đó là cụ Tam Đại đầu thai) Thế là hai chú cháu thành tâm tụng kinh, còn chú chó thì nằm im nghe. Cứ thế chúng tôi tụng khoảng 7 ngày, lạ là trong 2 ngày cuối, chú chó không ăn uống gì cả, chỉ nằm nghe kinh thôi.
Đến buổi cuối cùng, tôi tụng kinh Địa Tạng̣̣ được khỏang một tiếng, chú chó nằm im nghe va nhẹ nhàng ra đi lúc nào mà tôi chẳng hay biết. Một lát tôi sờ vào thi ́mới hay chú chó đã mãn kiếp rồi. Cầu cho chú được thác sinh nơi cõi lành, đời đời kiếp kiếp sau luôn hộ trì Tam Bảo, sớm thóat khỏi luân hồi đau khổ này.
Thoai Vu Duy Thoai
NHỜ ĂN CHAY ĐƯỢC THOÁT NẠN.
Mùa đông năm 1946, có chuyến tàu tốc hành từ Hồ BắC đến Quảng Xuyên.
Lúc đến trạm ga Anh Đức, tàu dừng lại để cho hành khách xuống ăn uống, nghỉ ngơi. Sau khi cơm nước xong thì tất cả hành khách sẽ lại lên tàu đi xuống phía Nam.
Trên tàu chỉ có duy nhất một hành khách người Hồ Nam, vị này ăn chay trường, gần trạm không có thức ăn chay, do đó vị này phải đi khá xa để mua thức ăn chay. Khi ăn xong quay lại tàu thì tàu đã chuyển bánh rời ga được một lúc. Vì xe lửa ngày đó một ngày chỉ có một chuyến, nên vị khách đó đành ngậm ngùi ở lại chờ chuyến ngày hôm sau.
Thật là kì lạ, trong lúc đang buồn vì lỡ mất chuyến tàu, bỗng có tin báo về trạm ga:
“Khi đoàn tàu vừa qua cầu Anh Đức, thì chiếc cầu gãy đôi, làm cho tàu rơi xuống sông, trên tàu có hơn 2000 hành khách, do lúc đó vào mùa mưa nên phần lớn hành khách đều bỏ mạng”.
Chỉ có vị hành khách người Hồ Nam kia vì đi tìm thức ăn chay nên được bình an vô sự, nhân quả thật kì diệu.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Tác giả: Sầm Ngọc Lữ
Sư đã cứu em Bò khỏi lò mổ và phóng sanh em cho người dân nuôi để cày cấy. Sư nói chuyện với em về luân hồi và em biết mình được cứu sống nên em rơi nước mắt.
A DI ĐÀ PHẬT. Quý Đạo hữu nào có thể cung cấp cho TP vài món ăn chay tốt cho người tiểu đường không ạ? Là vì bà ngoại TP bị tiểu đường phải vào viện, ăn uống kiêng cử rất nhiều nên phát tâm sưu tầm các món chay cho bà dùng, bà TP đã ăn thịt với dầu mỡ nhiều quá rồi, chi bằng ăn các món chay thanh tịnh còn hơn. TP xin cảm ơn.