Năm 2108, sau lần khám sức khỏe định kỳ cùng cơ quan, tôi nhận được tin rằng tôi sắp có em bé. Nhưng chưa kịp vui lâu, lật sang trang sau, tờ kết quả xét nghiệm cho tôi biết thêm, bụng tôi có một khối u xơ tương đối lớn, u xơ như vậy khi phát triển có thể làm vỡ tử cung, nguy hiểm tăng cao vì tôi đang mang thai. Bác sĩ khi đó khuyên tôi nên suy nghĩ kỹ thật kỹ, nếu giữ cái thai lại tôi sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Lời bác sĩ khiến tôi cũng có đôi chút hoang mang và lo sợ. Năm ấy tôi 33 tuổi, vợ chồng tôi cũng đã có hai cháu trai. Em bé này ra đời, tôi mong đó sẽ là một cô con gái dễ thương & ngoan hiền. Nhưng với tình hình này thì…
Tên tôi là Gia Trang, nhà tôi ở nằm trong một con ngõ nhỏ trên đường Lương Đình Của, Ba Đình, Hà Nội. Tôi bắt đầu tìm hiểu Phật Pháp 8 năm trước, song tôi mới quy y được 3 năm. Gặp được Phật Pháp với tôi thực sự là một sự kiện lớn, một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Những năm tháng đầu biết đến Phật Pháp, tôi chỉ niệm Phật theo kiểu phong trào, thấy tốt thì niệm chứ sự tin tưởng vào Phật cũng còn mỏng manh, khái niệm về nhân quả, nghiệp báo và sự nỗ lực tu tập của tôi còn rất èo uột. Chủ yếu tu để cầu danh. Để ai hỏi thì mình cũng khoe “Tôi có biết Phật Pháp, cũng có tu này, tu kia…” Song ít nhều thì cũng là có duyên, nên tôi cũng có niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” mỗi ngày một ít, thỉnh thoảng lạy Phật, theo mọi người sám hối, phóng sinh và tham gia từ thiện. Khi mang thai bé thứ hai năm 2014, tôi đã biết tụng kinh Địa Tạng hồi hướng cho bé. Đến nay, biết tin mang thai bé thứ ba, tình hình bệnh trạng lại như thế này, tôi tự nhủ mình càng phải cố gắng hơn.
Tôi bắt đầu về tụng kinh Địa Tạng ngay sau đó, cầu phúc cho con. Vì công việc tôi phải đi làm sớm và về muộn, nên tôi chỉ tranh thủ tụng vào ngày nghỉ, ngày thường thì được rất ít. Mỗi sáng trước khi đi làm, tôi vẫn cố gắng dậy sớm, trì Chú Đại Bi 7 biến (ngày nghỉ thì 21 biến), rồi niệm danh hiệu Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát 108 câu, cầu cho em bé sinh ra là con gái, được khỏe mạnh, thông minh như bao đứa trẻ khác. Mỗi lần tôi đi khám thai, là mỗi lần bác sĩ khuyên tôi nên bỏ thai, bảo tôi suy nghĩ kỹ, về bàn bạc với chồng… nên đôi lúc cảm thấy hơi xao động, vì cái u xơ trong bụng tôi đang lớn nhanh và có thể vỡ ra bất kỳ lúc nào, sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng cái xao động ấy thoáng qua rất nhanh, và tôi lại bỏ ngoài tai tất cả lời bác sĩ, kiên quyết giữ lại em bé. Con cái đến với chúng ta đều là những nhân duyên tiền định, bất kể đến để đòi nợ, hay đền ơn đều đáng trân trọng, thậm chí nếu đến báo oán tôi, mà tôi lại tước đi mạng sống của con thì oán sẽ chồng thêm oán, càng không được bỏ. Bất luận thế nào, tôi cũng sẽ giữ lại đứa con của tôi.
Giúp tôi bây giờ chỉ có thể là Phật pháp, nên tôi dốc lòng tụng chú và niệm danh hiệu ngài Quán Thế Âm Bồ Tát với tất cả niềm hy vọng của mình. Khi thai được 12 tuần, tôi đi xét nghiệm triple Test, bác sĩ lại vẫn khuyên tôi nghĩ lại, vì em bé chưa quá to dễ xử lý. Như cũ, tôi lại phớt lờ.
Sau 10 ngày, một cuộc gọi đến vào lúc 10h tối báo cho tôi kết quả : bác sĩ nói con tôi khả năng 99.9% hội chứng Down. Lần này thì tôi đã sợ, thật sự sợ. Sợ sinh ra một đứa con tật nguyền cả đời, và rồi cuộc sống sẽ rất khổ. Cả đêm hôm ấy tôi nằm suy nghĩ, tưởng tượng ra những viễn cảnh và không thể chợp mắt, nhưng dù sợ thì sợ tôi vẫn không có ý định phá thai.
Không thể lui bước, tôi quyết dồn hết tâm sức, quyết lòng nương theo lời Phật bằng tất cả những gì tôi có để cứu cho bằng được con tôi. Siêng năng hơn, nhiệt thành hơn, tôi làm tất cả các Phật sự xa gần, phóng sinh, từ thiện… mọi việc công đức trong khả năng có thể để hồi hướng cho con. May mắn bên cạnh tôi cũng có rất nhiều các bạn đồng tu động viên, cùng sách tấn nhau giúp tôi vững tâm hơn.
Đến khi bước vào tuần thai kỳ 34, tôi đi làm hồ sơ sinh tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, sau khi test máu lại phát hiện thêm chứng tiểu đường thai kỳ, bác sĩ nói cái này dễ khiến bị nguy cơ tiền sản giật chồng chất thêm vào kho lời cảnh báo, nhưng giờ có lẽ nghe nhiều thành quen, nên tôi cứ trơ ra. Chắc các bác sĩ xếp tôi vào dạng “điếc không sợ sung.” Cứ như vậy, tôi duy trì nếp cũ, hàng ngày chí thành trì chú Đại Bi và niệm danh hiệu ngài Quán Thế Âm Bồ Tát.
May mắn một điều, từ khi mang bầu tôi không nghén, không ốm và mệt, hai mẹ con cũng đưa nhau đi nghe giảng được một vài pháp hội lớn, nhỏ, xa gần đủ cả. Vài tháng trôi qua, sau rất nhiều nỗ lực tu tập, tụng kinh niệm Phật, phóng sinh, làm từ thiện… một lần về quê ngoại, tôi tìm đến một bác sĩ chuyên siêu âm dị tật, khám xem thế nào. Tôi muốn biết những nỗ lực của tôi, liệu đã chuyển hóa bệnh trạng đến đâu rồi. Khám kỹ càng xong, vị bác sĩ trẻ tuyên bố: con tôi là con gái, hoàn toàn khoẻ mạnh, không có dấu hiệu Down. Tuy nhiên, khối u xơ vẫn còn đó. Nỗi sung sướng vỡ oà trong tôi. Cảm ơn chư Phật, Bồ Tát đã cho tôi một con đường thoát cơn hiểm nạn, cảm ơn các Ngài đã gia trì cho tôi, tôi thật may mắn được làm đệ tử của Phật, được sống trong hào quang của Phật Pháp.
Tôi nguyện với lòng mình sẽ cố gắng tu tập tinh tấn hơn, làm thêm thật nhiều việc thiện lành, dốc sức hộ trì Tam Bảo đến khi bỏ báo thân này để đền ân Phật. Tôi dần quên đi những cảnh báo không tốt về sức khoẻ. Trong lòng thật sự tự tin vì đã có Phật pháp để làm điểm tựa cho mọi khó khăn. Dần dần, Phật pháp không chỉ chuyển hóa thân bệnh của tôi, mà nội tâm cũng có những bước tiến mới. Tôi bắt đầu tập buông xả những sân si trong cuộc sống, học cách biết ơn những ân nghĩa dù là nhỏ nhoi trong cuộc đời. Thay vì mắt cứ để ý đến những lỗi lầm của người khác, tôi học cách xoay cái nhìn hướng vào trong tâm mà quán xét bản thân, nhìn thấy được những lỗi lầm của mình. Thấy được cái sai của mình trong từng lời ăn tiếng nói, từng ý nghĩ, từng hành động, rồi ngay đó sám hối. Và cứ thế, cuộc sống quanh tôi ngày càng tươi sáng hơn, nó sáng không phải vì có thêm cái gì mới bên ngoài, mà là do nội tâm được Phật pháp thanh lọc, làm cho sáng lên.
Sau khi siêu âm biết chắc chắn thai nhi là gái và khoẻ mạnh, thú thật tôi cũng có chút ỷ lại, đã thưa dần việc trì chú và niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, như kiểu xin được rồi thì thôi vậy. Tôi chỉ còn duy trì thỉnh thoảng tụng Địa Tạng. Đến gần ngày sinh, tôi nhập viện và mổ bắt thai theo lịch của bác sĩ chứ không lựa chọn ngày giờ. Trước khi đi, tôi niệm 21 biến Chú Đại Bi và 108 câu danh hiệu Quán Âm. Ca mổ diễn ra suôn sẻ. Đặc biệt, trước khi mổ tôi nhờ bác sĩ phẫu thuật lấy khối u xơ ra một thể. Ngạc nhiên chưa, khi tiến hành mổ ra thì u xơ đã biến mất từ lúc nào. Con gái tôi sinh ra khoẻ mạnh, trộm vía dễ nuôi và rất ngoan. Đến giờ, tháng 10/2019 bé được 10 tháng và ăn chay cùng mẹ luôn.
Nói thêm về việc ăn chay, tôi từ lâu đã biết những lợi ích của việc ăn chay, đã nhiều lần phát nguyện ăn chay, xong mỗi tháng cũng chỉ ăn được vài ngày rằm, mùng một, những ngày còn lại thú thật, hương vị của những món gà nướng, cá nướng cuộn, thịt ba chỉ rang… khiến tôi khó lòng mà ăn chay trường được.
Một lần vô tình tôi được biết và nói chuyện với Quang Tử, anh ấy khuyên tôi nên thường xuyên phát nguyện theo 10 điều nguyện của ngài Phổ Hiền Bồ Tát. Anh ấy nói không cần ép mình, cứ phát nguyện thì nhân quả sẽ tự động sắp xếp khiến mình tu tốt hơn, còn hiệu quả hơn là dùng ý chí bắt mình phải tu. Tôi thấy cũng tốt, nên thỉnh thoảng cũng ráng đọc, thấy cũng hay hay, tuy rằng chưa hiểu được hết những ý nghĩa của mỗi từ mỗi câu. (Tôi sẽ copy nguyên văn Bài phát nguyện ấy ở cuối bài.) Sau mỗi lần đọc xong, tôi cầu nhờ đó mà tôi có thể ăn chay trường, tăng trưởng trí tuệ, tinh tấn và thêm những duyên lành để dũng mãnh hơn trên con đường tìm đạo.
Dần dần, càng về sau càng đọc càng thấy thấm thía từng câu từng lời, nên đọc nhiều hơn, đọc thiết tha đến mức có lúc xúc động đến rưng rưng nước mắt. Quả nhiên, chưa đến 2 tháng, tôi đã có thể ăn chay trường, đạo tâm tăng trưởng thêm rất nhiều. Phật pháp quả thật vi diệu, mọi lĩnh vực của cuộc sống, Phật pháp đều có thể soi lối dẫn dắt ta thoát khỏi chốn u mê, đau khổ để đến được với ánh sáng, với những niềm hạnh phúc. Thật diễm phúc cho những ai được sống trong ánh sáng nhiệm màu của Phật pháp.
Gia Trang (hình trên)
Trích từ FB Truyện Nhân Quả
VĂN PHÁT NGUYỆN PHỔ HIỀN THẬP HẠNH
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ! (1 lạy)
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát ! (1 lạy)
Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Tam Bảo !
(1 lạy)
Con xin đem tấm lòng thành
Vô biên tha thiết, trời xanh thấu cùng
Dưới chân Từ Phụ bao dung
Phát lên lời nguyện vô cùng vô biên (1 lạy)
Nguyện rằng Chư Phật thiêng liêng
Mười phương quá khứ, hiện tiền, vị lai
Con xin lễ kính các Ngài
Trọn tâm tha thiết, chẳng phai nhạt lòng (1 lạy)
Nguyện con ngữ ý sạch trong
Ngợi ca cùng tột Đức – Công sâu dày
Mười phương Đức Phật xưa nay
Vô biên Trí – Hạnh , lớn thay không cùng. (1 lạy)
Nguyện đem bảo vật cúng dường
Tòa sen , đèn lọng, hoa hương ..v.v… vô vàn
Con dâng cúng Phật hân hoan
Dù cho thịt nát, xương tan cũng đành
Pháp cúng dường – không gì sánh :
Y theo Chánh Đạo, thực hành thâm sâu.
Trọn nên Phật Quả nhiệm màu
Độ sinh vô lượng, vẹn câu “ cúng dường ”. (1 lạy)
Nguyện bao lầm lỗi còn vương
Đem ra sám hối , triệt đường si mê
Vô biên tội – chướng nặng nề
Quyết tâm trừ diệt, trăm bề sạch trong. (1 lạy)
Nguyện trong khắp cõi hư không
Thấy nghe công đức, khởi lòng hân hoan
Trên của Phật – Thánh, dưới phàm
Trọn tâm tùy hỉ, vô vàn vô biên. (1 lạy)
Nguyện khi thời khắc thiêng liêng
Thế Tôn thành Đạo, con liền thiết tha
Quỳ dâng muôn vạn thiên hoa
Khẩn xin Phật thuyết bao la Pháp màu. (1 lạy)
Nguyện khi Phật trụ đã lâu
Người toan thị hiện vào sâu Niết Bàn.
Con liền khẩn thiết xin van
Thỉnh Phật trụ thế muôn ngàn lâu xa. (1 lạy)
Nguyện bao Hạnh – Trí mênh mang
Của mười phương Phật, vô vàn kiếp tu
Con xin học tập, cho dù
Nát thân, bỏ mạng, quyết tu cho thành. (1 lạy)
Nguyện khắp tất thảy chúng sanh
Muôn sai vạn khác, quẩn quanh luân hồi
Vô biên kiếp cũng không thôi
Con xin cung phụng, đắp bồi Đạo tâm
Độ tất cả thóat trầm luân
Thành ngôi Chánh Giác, muôn phần an nhiên. (1 lạy)
Nguyện bao công đức kể trên
Con đem phước báu vô biên xin dành
Hồi hướng khắp nẻo chúng sanh
Trọn nên Phật Quả, trọn thành Pháp thân. (1 lạy)
Phổ Hiền mười nguyện Thánh nhân
Xin vô lượng kiếp quyết tâm phụng trì.
Hư không cùng tận, có khi
Còn mười nguyện đó chẳng khi nào dừng.
Thân – khẩu – ý nghiệp chẳng ngưng
Nối nhau không hở trong từng phút giây.
Vĩnh viễn chẳng thể lung lay
Xin trên Tam Bảo chứng ngay lòng thành. (1 lạy)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (1 lạy)
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát (1 lạy)
Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Tam Bảo (1 lạy)
THƯ NGỎ
Kính gửi quý ân nhân cùng các vị Mạnh Thường Quân:
Thưa quý vị, lại một mùa đông sắp trở về với bà con dân tộc thiểu số ở các vùng núi sâu xa. Đường đi chông chênh và heo hút rất nguy hiểm, những con người làng bản họ phải chịu khổ với cái rét giá buốt cộng thêm cái đói, không có gì để ăn. Những em bé ăn mặc trần truồng đi đôi chân trần, các cụ già ngồi co ro bên từng bếp lửa được đốt bằng những thanh củi khô. Có những cụ già vì cái đói cái rét mà cơ thể không thể chịu đựng để vượt qua được cái khắc nghiệt của mùa đông nơi đây, khiến họ mất đi mạng sống của chính mình. Cái khổ đó cứ mãi đeo bám họ, bởi họ không thể làm gì khác ngoài việc lên rừng kiếm củi, làm được ít ngô hoặc là một thứ gì đó để mang ra nơi có người Kinh để đổi lấy gói muối, chai dầu… mang về ăn. Họ đi bộ có khi hàng trăm cây số, có những con người cả cuộc đời họ không bước chân ra được đến con đường nhựa lớn. Có lẽ ai trong chúng ta nếu đã một lần đặt chân đến những nơi đó mới có thể thấu hiểu được và thương cảm cho những mảnh đời bất hạnh ấy.
Hôm nay con là sư cô Kiều Trang, hiện đang trụ trì chùa Nghênh Phúc, với tâm nguyện tha thiết kêu gọi các ân nhân, các vị Mạnh Thường Quân chúng ta bớt đi một bát phở hay ly nước để cùng chung sức mang đến những nơi ấy hơi ấm bằng tình thương và sự quan tâm của chúng ta, giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn có thêm được mùa đông ấm áp, mùa xuân xum vầy để có thêm cái ăn, cái mặc. Những cử chỉ và việc làm này của quý ân nhân thật là cao cả và độ lượng, sẽ truyền trao thêm năng lượng của cuộc sống giúp dân tộc nơi đây có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn.
Thưa guý ân nhân, chuyến đi này bao gồm 200 phần quà được chia ra đi 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Mỗi phần quà bao gồm: 1 chai dầu ăn, 1 chai nước mắm, 1 kg đường, 1 kg muối trắng, 1 thùng mì gói, 1 phong bì một trăm nghìn đồng (100.000 VND). Giá trị mỗi phần quà là 250.000 VND (hai trăm năm chục nghìn đồng VN), tương đương 10.76 USD.
Kính mong quý ân nhân cùng quý Mạnh Thường Quân dang tay tạo điều kiện và giúp đỡ cho tâm nguyện này được thành công viên mãn. Một lần nữa kính chúc tất cả quý ân nhân và quý Mạnh Thường Quân vô lượng an lạc và vạn sự như ý.
Nếu quý vị nào muốn đi vào những nơi nghèo khổ thật sự của đất nước để làm từ thiện mà không có ai để tư vấn hay hướng dẫn, xin cứ liên hệ đến con rồi con sẽ dẫn đi và con sẽ hướng dẫn tận tình mà không lo ngại vấn đề gì. Vì chính điều này cũng là tâm nguyện mong muốn của con, mang đến tình thương, hơi ấm cho những nơi đó. Mọi đóng góp xin gửi về:
Sư cô Kiều Trang (chùa Nghênh Phúc)
Thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
ĐT: 098-1719932
Tài khoản: Nguyễn Thị Lệ Yên 0181002722399
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bến Thành – Quận 1 – TP. HCM.
Ở Mỹ xin liên lạc cô Trần Kim Vân (nhóm Gia đình Hoa Tình Thương)
1312 Hollis Street
Bremerton, WA 98310
360-373-1387
Ngay cả Phật pháp cũng không nên tham pháp mới đoạn luân hồi
Đức Phật bảo chúng ta đoạn tâm tham, chẳng bảo chúng ta thay đổi đối tượng, nhất định phải hiểu rõ điều này. Vì sao? Rất nhiều người học Phật, sanh khởi tâm tham đối với Phật pháp, sai mất rồi! Đó là thay đổi đối tượng, chứ quý vị chẳng đoạn tâm tham. Như Lương Vũ Đế xưa kia, Lương Vũ Đế tham công đức, tham Phật pháp. Nhà vua chẳng làm chuyện ác, đã đoạn hết thảy ác, nhưng tham tu hết thảy thiện, đó là sai lầm! Đoạn ác tu thiện là đúng, chẳng sai, nhưng trong ấy chẳng có tham, sân, si, mạn, nghi, thì là đúng, đó là Phật pháp. Đoạn ác tu thiện, nhưng trong ấy còn có tham, sân, si, mạn, nghi, thì chỉ có thể nói là thiện pháp thế gian! Tu những thiện pháp ấy, đắc phước báo nhân thiên, chẳng đọa lạc tam đồ, nhưng không thoát khỏi luân hồi, chớ nên không biết điều này! Trong đoạn ác tu thiện, chẳng vì tự tư tự lợi, chẳng có đúng, sai, ta, người, chẳng có tham, sân, si, mạn, bèn thoát khỏi lục đạo. Nếu niệm Phật, đem công đức ấy hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ, quyết định được sanh, không chỉ vượt thoát lục đạo, mà còn vượt thoát mười pháp giới, công đức ấy thù thắng khôn sánh. Đây là cách giải thích thông thường đối với ba môn giải thoát.
Trích: TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA TẬP 118
Chủ giảng: PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
Đã biết trần gian là quán trọ…
Người có tâm tốt ở nơi đất xấu sẽ chuyển nơi xấu thành tốt
Triệu Tử Hào làm ăn kinh doanh rất phát đạt. Anh quyết định mua một mảnh đất rộng ở ngoại ô, xây một biệt thự ba tầng, bên trong có vườn hoa cây cảnh ao cá, kết hợp rất đẹp mắt.
Đằng sau vườn còn có một cây vải cổ thụ trăm tuổi. Sở dĩ vì nhắm đến cây vải mà Triệu mới mua mảnh đất này, nguyên nhân là bởi vợ anh thích ăn vải.
Trong thời gian sửa sang nhà cửa, bạn bè khuyên anh tìm một thầy phong thủy về xem giúp để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.
Triệu Tử Hào tự lái xe đến Hồng Kông mời một đại sư. Vị đại sư này họ Tào, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, rất có tiếng trong giới phong thủy.
Sau khi trình bày mọi chuyện, Triệu Tử Hào lái xe đưa thầy phong thủy về biệt thự nhà mình.
Trên đường đi, gặp bất cứ xe nào muốn vượt, anh đều nhường.
Vị đại sư cười nói: “Ông chủ Triệu lái xe thật chậm rãi.”
Triệu Tử Hào cười lớn, đáp: “Những người vượt phần lớn đều là đang có chuyện gấp, không nên cản trở, làm mất thời gian của họ.”
Xe về đến thị trấn, một đứa trẻ đang vừa cười vừa từ trong ngõ nhỏ chạy thẳng ra đường.
Triệu Tử Hào vội phanh xe tránh, đứa trẻ cười tít mắt chạy qua rồi, anh vẫn chưa nhấn ga đi tiếp mà ngó vào trong ngõ, dường như đang đợi điều gì. Một lát sau, lại có một đứa trẻ khác chạy ra, đuổi theo đứa trẻ lúc trước đã đi khá xa.
Tào đại sư ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết phía sau vẫn còn một đứa trẻ nữa?”
Triệu nhún vai: “Trẻ nhỏ đều thích chơi trò đuổi bắt, nếu chỉ chơi một mình, đứa trẻ chẳng thể cười vui như thế được.”
Vị đại sư giơ ngón tay cái ra trước mặt khách hàng của mình, tỏ ý tán dương: “Có tâm”.
Đến biệt thự, vừa xuống xe, vài con chim bất giác bay từ sân sau ra phía trước. Nhìn thấy vậy, Triệu Tử Hào liền dừng xe trước cổng và nói với thầy phong thủy: “Phiền đại sự đợi ở đây một lát.”
“Có chuyện gì vậy?” – vị đại sư lại một lần nữa ngạc nhiên.
“Sau vườn chắc chắn là có trẻ con đang hái trộm vải, bây giờ mà chúng ta vào, chúng sẽ hoảng sợ, không may rơi từ trên cây xuống đất sẽ rất nguy hiểm”, Triệu Tử Hào cười đáp.
Thầy phong thủy họ Tào trầm ngâm trong giây lát và nói: “Phong thủy nhà anh không cần phải xem nữa.”
Lần này, đến lượt Triệu ngạc nhiên: “Đại sư, sao ông lại nói như vậy?”
“Những nơi có anh ở đều là những nơi có phong thủy tốt cả rồi”, Tào đại sư đáp.
Nhân kiệt địa linh, phong thủy tốt nhất đời người chính là tâm của mỗi người!
Con người nếu có tâm, có phúc, sống tại nơi có phong thủy xấu rồi cũng sẽ có ngày chuyển thành đẹp. Ngược lại, nếu sống tại nơi có thế phong thủy đẹp, thế đó rồi cũng sẽ tự bị phá vỡ.
Nói như vậy để thấy rằng, không phải cứ ở nơi có phong thủy tốt, cuộc sống của chúng ta khắc sẽ thuận lợi viên mãn. Phong thủy tốt hay xấu phụ thuộc vào tấm lòng, vào tâm đức, phúc phận của con người. Và để có được những thứ đó, chúng ta cần không ngừng tu dưỡng mỗi ngày.
Tu dưỡng để sống thiện lương, tu dưỡng để sống hiếu thuận, đặt mình ở vị trí thấp hơn người khác để thấu hiểu, bao dung và cảm thông, tu dưỡng để biết đủ, hài lòng với những gì mình có, không tham sân si, không oán trách, thuận theo lẽ tự nhiên…
Bất cứ ai, một khi trong lòng đã tiếp nhận niềm vui, an lạc của người khác, biết nghĩ cho người khác thì người có lợi, không chỉ là người khác mà còn bao gồm cả bản thân chúng ta!
Theo Trí Thức Trẻ/soha.vn
CHÁU TRAI CHIA SẺ BÀI VIẾT PHẬT PHÁP TRÊN FACEBOOK – BÀ NỘI KHỎI HẲN BỆNH TAI BIẾN.
(Chuyện linh ứng có thật tại Nha Trang)
– Nội có biết con là ai không?
Tôi hạ thấp giọng, chậm rãi hỏi bà nội, hỏi vậy thôi chứ câu trả lời của bà tôi cũng đã thừa biết. Bà nội tôi đang nằm trên giường bệnh, nghe tôi hỏi, mắt bà nheo lại, các nếp nhăn xô lại nhau như cố sức giúp cho con mắt thấy rõ hơn, bà ngước lên nhìn tôi, chăm chú một lát, rồi bà lắc đầu thều thào:
– Không biết…
Tôi khẽ trút một hơi thở dài, vắt cái khăn, rồi ngồi xuống một bên lau người cho bà.
Bà tôi tên Mùa, Trần Thị Mùa, ở cái tuổi 77 thì cũng như bao người già khác, bệnh tật nó kéo đến hành hạ cũng là điều bình thường.
Tôi còn nhớ đó là ngày 22/09/2019, bà tôi đột ngột bị một cơn tai biến, tôi cấp tốc đưa bà vào bệnh viện tỉnh Nha Trang.
Các bác sĩ cũng đã cố gắng tận tình chữa chạy, nhưng cuối cùng thì cũng chỉ tạm giữ lại mạng sống cho bà, còn thân bà vẫn bị liệt, không đi lại được, cả ngày chỉ nằm một chỗ, mỗi ngày ăn được một ít cháo.
Tất cả mọi việc chăm sóc, rửa ráy, cho bà ăn, thay quần áo… thì đều là tôi tự tay lo cho bà. Mỗi sáng bắt đầu bằng việc bế bà đi toilet, rửa ráy… nhưng rồi sau đó bà cũng không thể đi tiểu được, bác sĩ phải thông tiểu cho bà. Đã vậy lại cộng thêm việc bà bị lẫn, tên tiếng Anh người ta gọi là…là gì ấy nhỉ? À! là bệnh Ao Giai Mơ (Alzhemer).
Bà chẳng còn nhận ra được ai, giống như mọi trí nhớ của bà bị một đám sương mù che phủ, chẳng còn gì rõ ràng nữa cả.
Dù cho tôi có giới thiệu cả trăm lần tôi chính là Nguyễn Bảo Phi , là đứa cháu trai của bà đây, thì cũng chỉ lát sau, bà sẽ hỏi lại :
– Cậu ơi! Cậu tên gì? Sao cậu tốt với tôi thế?
Có nhiều đêm, bà không ngủ, bà cởi tất cả quần, cởi cả tã ra, rồi bà nói đi giặt đồ, giải thích mãi bà mới chịu thôi. Khiến tôi và những bệnh nhân khác cùng phòng được một đêm mất ngủ.
Trước kia, khi bà chưa bị tai biến. Hàng ngày ở nhà tôi luôn ép bà niệm Phật. Tôi cứ niệm làm mẫu vài câu:
– Bà niệm đi! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!
Thì bà cũng nể tôi mà cố niệm Phật được một lúc.
Bây giờ, tại giường bệnh, mỗi lần bà nói lung tung, tôi lại một chiêu thức cũ làm tới, kiên trì ép bà niệm Phật. Mà nói nhỏ nhẹ thì bà đâu có nghe, dù gì trong mắt bà thì tôi cũng chỉ là một người xa lạ tốt bụng mà thôi.
Tôi đành phải ra hạ sách, nghiêm giọng lại, tăng volum lên một chút, ra cái vẻ nguy hiểm mà ép bà :
– Bà niệm đi! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!
Thấy tôi hơi gằn giọng, bà cũng sợ và bắt đầu niệm theo: “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”.
Là một Phật tử tu theo Tịnh Độ Tông nhiều năm, tôi biết câu niệm Phật vi diệu đến mức nào. Không phải chỉ biết thông qua lí thuyết, qua những câu chuyện niệm Phật của linh ứng của người khác kể, mà chính bản thân tôi cũng cảm nhận được những chuyển biến vi diệu trong thân tâm, từ khi tôi bắt đầu chuyên cần niệm Phật. Nhưng trường hợp của bà, có lẽ đã quá nặng. Cả một đời bươn trải, quay cuồng với vòng xoáy danh lợi, đua chen với đời, nghiệp to nghiệp nhỏ gây ra chắc cũng không ít.
Nghĩ cuộc đời thật phũ phàng, giành giật tranh đua bao nhiêu năm, những cái được thì đã theo thời gian tan biến hết, những cái mất thì giờ đây tích tụ lại bủa vây lấy bà. Rồi sẽ đến cái ngày thần chết tìm đến – Con người không một ai không phải đối diện với cái ngày ấy cả, mọi thứ sẽ phải quẳng lại hết, không gì mang theo được trừ những “NGHIỆP” bà đã tạo.
Nhắc đến cái chết, thì ai nấy né tránh, xua tay không muốn bàn tới. Nhưng thế thì cái chết sẽ không đến sao? Chỉ là tự lừa dối mình.
Tôi thì khác, tôi đặt cái chết trong tâm trí mình như một lời nhắc nhở, để mà biết được cái gì thật sự quan trọng với mình. Từ đó tầm nhìn của tôi với cuộc đời này mới được nới rộng ra, để có thể học thêm những điều thật sự ý nghĩa của cuộc sống, để có thể thấm thía từng câu chữ mà Đức Phật dạy trong kinh điển.
Xong đâu phải ai cũng có thể hiểu được. Nhìn sang bà nội đang nằm co ro trên giường bệnh, tôi lại thoáng buồn.
Haizz! Nghiệp chướng cả một kiếp người, thậm chí là của cả những kiếp xữa nữa, nay đã đến lúc trổ quả. Giá như mười, hai mươi năm trước, bà cũng có duyên biết đến Phật Pháp như tôi bây giờ. Có lẽ mọi chuyện sẽ tốt hơn. Giá mà…
Tôi ép bà niệm Phật, cũng là cố gắng vớt vát phần nào đó thôi, được linh ứng thì quá tốt, còn không được thì cũng là gieo thêm những nhân lành, tạo thành những chủng tử Bồ Đề cho những kiếp sau của bà.
Nhưng không lẽ, thật sự tôi không thể làm gì tốt hơn sao?
Không đúng! Tôi vẫn chưa tận lực hết mình. Vẫn còn nhiều cách khác trong Phật Pháp tôi đã biết mà chưa làm. Cần phải tạo đại thiện nghiệp, đại công đức hồi hướng cho bà, mới có thể tạo nên kì tích. Ấn tống (tặng kinh sách) chẳng hạn, đó là một công đức siêu việt.
Đức Phật dạy “Pháp thí thắng mọi thí” (Bố thí, tặng trí tuệ, tặng hiểu biết chân chính về Phật Pháp cho mọi người là công đức vượt trên mọi việc bố thí, giúp đỡ khác, vượt hơn cả thí vô úy – cứu mạng người khác) Tại sao không?
Chiều hôm ấy, tôi quyết định bắt tay vào làm. Gần đây qua facebook Quang Tử, tôi có biết đến cuốn “Bệnh Viện Trả Về, Phật Pháp Cứu Cống”, không chỉ là một cuốn sách viết về Nhân quả, về Phật Pháp, mà trong đó còn hướng dẫn cụ thể cách ứng dụng luật Nhân quả, áp dụng những lời Phật dạy làm tiêu trừ nghiệp chướng, bệnh tật.
Người đọc không chỉ tìm được cách trị bệnh hiệu quả, mà còn tăng trưởng thêm phước đức, trí tuệ, hóa giải mọi nghiệp chướng, thêm duyên lành với Phật Pháp đến vô lượng kiếp sau, thật là lợi ích trùng trùng điệp điệp. Vậy nên tôi chọn ấn tống sách này, được bao nhiêu công đức sẽ hồi hướng cho bà nội tôi, cầu cho bà mau khỏi bệnh.
Tôi lên Google tìm kiếm, và dễ dàng tìm được file cuốn sách “Bệnh Viện Trả Về, Phật Pháp Cứu Sống” trên website: nhanqua.com.vn
(Link tải file sách :
https://nhanqua.com.vn/benh-vien-tra-ve-phat-phap-cuu-song/)
Tôi tải xuống file sách, rồi mỗi ngày copy một bài trong đó, đăng lên fanpage của tôi cùng những trang facebook khác mà tôi có thể đăng. Kiên trì đăng như thế cho đến khi hết cuốn sách, khoảng gần 30 bài, và nhận được rất nhiều sự hưởng ứng của cộng đồng mạng.
Thời nay số người đọc sách khá ít so với số lượng đông đảo những người thích lướt Facebook, thế nên ấn tống cách này hiệu quả hơn rất nhiều cách in sách ra tặng. Đăng xong tất nhiên tôi không quên hồi hướng công đức cho bà nội sớm bình phục.
Thật không ngờ, chỉ sau ngày đầu tiên tôi đăng bài, bà tôi đã bắt đầu có chuyển biến: bà đã tỉnh táo hơn hẳn mọi khi, chỉ thỉnh thoảng mới bị lẫn thôi.
Tiếp tục hai ngày sau đó, từ chỗ chỉ nằm một chỗ, bà chỉ cần bà nắm tay tôi, là đã có thể tự đi được. Mỗi bữa bà cũng ăn được nhiều cháo hơn, sắc diện tốt hẳn ra.
Đến ngày 01/10/2019 bà xuất viện về nhà. Qua chiều hôm sau, tôi thử yêu cầu bà tự một mình đi bộ trong phòng khách, và mỗi bước chân đều niệm một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Và bà đã làm được. Tôi muốn vỡ òa vì vui sướng theo từng bước chân chậm rãi của bà.
Tôi để máy niệm danh hiệu Phật mở liên tục ở cạnh bên bà để bà niệm theo, điều này giúp trí nhớ bà hồi phục rất nhanh.
Vài hôm sau đó, bà hầu như đã hoàn toàn bình phục, không bị lẫn, đi lại sinh hoạt như người bình thường, chỉ là sức còn hơi yếu, cần tẩm bổ thêm.
Và đến hôm nay, khi tôi viết những dòng này (tháng 11/2019), thì bà tôi đã có thể đi chợ mỗi ngày trước con mắt ngạc nhiên của hàng xóm láng giềng. Chẳng nói thêm thì các bạn cũng đoán ra tôi mừng vui đến mức nào.
Thế đấy, Phật Pháp nhiệm màu, nhiều người cũng biết điều ấy, rất nhiều người vẫn hay nói câu ấy. Nhưng không phải là cứ cầu xin là được. Không! Sự nhiệm màu chỉ thực sự đến khi ta bắt tay vào làm theo những gì Phật dạy. Tôi đã làm và được kết quả như bạn thấy. Vậy còn bạn?
(Quang Tử – viết lại từ lời kể của Nguyễn Bảo Phi, cửa hàng Trái Cây Di Đà.
Địa Chỉ: Thôn Tứ Chánh, Vạn Bình, Vạn Ninh, Khánh Hòa. Điện thoại: 0352 815 337)