Niệm từ buổi mai khi mới thức dậy, cho đến buổi tối, cả ngày niệm không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng, bán già, hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng: Con tin lời của Đức Phật A-Di-Đà, giữ một lòng niệm danh hiệu Phật, nguyện đời này bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ-Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực-Lạc.
Muốn được vãng sanh phải đủ 3 yếu tố: Tín, Hạnh, Nguyện như đảnh 3 chân thiếu 1 tất ngã.
TÍN: Là tin có: tự, tha, nhơn, quả, sự và lý.
HẠNH: Là chấp trì danh hiệu Phật cho được “nhất tâm bất loạn”.
NGUYỆN: Là quyết muốn thoát khỏi cõi Ta-Bà, cầu sanh về nước Cực-Lạc.
Dưới đây là đại khái 6 lối tin về Tịnh-Độ.
Tin tự: Tin chắc rằng mình có Phật tánh sáng suốt, đủ vô lượng công đức. Nếu mình cố công lo niệm Phật thì quyết có thể chứng ngộ được.
Tin tha: Công nhận rằng lời dạy của Đức Phật Thích-Ca không luống dối; Đức Phật A-Di-Đà luôn luôn nhiếp thọ tùy theo cơ cảm của mình mà ứng.
Tin nhơn: Đinh ninh công hạnh niệm Phật hiện tại của mình có năng lực giải thoát.
Tin quả: Tin chắc ở chín phẩm sen vàng là nơi sẽ về của ta sau này.
Về được đó thì dù hạng nào cũng không thối chuyển.
Tin sự: Xác nhận ngoài cõi Ta-Bà có một cõi Cực-Lạc đúng như lời Phật nói.
Tin lý: Tin tự tâm ta cũng tức là Tịnh-Độ, nếu một khi nó đã được trong sạch.
Sự và lý viên dung không tách biệt.
Tóm lại, không tin thì thôi, nếu có tin cần phải tin sâu, tin chắc, và tin rồi phải thực hành.
HẠNH: Là thực hành, phải cho kiên nhẫn và đúng pháp.
Kế đây là bài dịch ý của mấy vần thơ mà Tổ Đức Nhuận đã bàn về sự niệm Phật để giúp vào một phần nào cho sự thực hành ấy được đúng.
Xét ra niệm Phật dễ mà không
Ý, khẩu buông lung giữ chẳng đồng
Miệng niệm Di-Đà tâm toán loạn
Dầu cho bể cổ vẫn là không
Ấy đó, niệm Phật cốt phải giữ tâm và miệng đi đôi, nghĩa là miệng niệm thì tai phải nghe, tâm phải chú ý nghĩ nhớ Phật và nhất là tâm ý phải không tán loạn, không nghĩ xằng xiêng mới có hiệu quả.
Đây là bước thứ nhất của sự niệm Phật, nếu ai chưa được mà vội trách móc, vội ngã lòng rằng sao niệm hoài mà không thấy gì hết, rằng sao càng niệm chừng nào càng rối rắm chừng nấy v.v… thì thiệt là một điều oan uổng và đáng tiếc!
Để giúp sự niệm Phật được dễ dàng tôi xin nêu ra đây những bí quyết thành công của Ngài Giác Minh Diệu Hạnh đã dạy mà Thượng Tọa Trí Tịnh đã lược giải trong quyển “Đường về Cực-Lạc”:
Ðiều kiện thứ nhứt, trong lúc niệm, phải rành rẽ rõ ràng.
Rành rẽ là chữ câu rành rẽ không lộn lạo, mù mờ. Rõ ràng, là tiếng nói rõ ràng, không trại tiếng.
Ðiều kiện thứ hai, tiếng phải hiệp với tâm, tâm phải duyên theo tiếng, tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.
Ðiều kiện thứ ba, phải chí thành tha thiết, với đức Từ Phụ, lòng ta như con thơ nhớ mẹ, với cõi Cực Lạc lòng ta như viễn khách tưởng cố hương.
Ðiều kiện thứ tư, không cho xen lộn một mảy tưởng niệm thế sự; nghĩa là phải luôn nhiếp tâm trụ nơi tiếng niệm Phật, không xao lãng. Nếu lỡ xao lãng phải liền nhiếp thâu lại.
Với trường hợp đây, chú tâm nhận chắc lấy tiếng của mình niệm là công hiệu nhất.
Trong quyển Niệm Phật Luận ngài Đàm Hư Đại lão Pháp sư đã nói:
Một khi niệm câu A-Di-Đà Phật được tương ứng, liền đó hành giả được 6 căn thanh tịnh. Vì:
1/ Mắt thường nhìn Phật thì nhãn căn thanh tịnh.
2/ Tai nghe tiếng niệm của mình và của đại chúng thì nhĩ căn thanh tịnh.
3/ Mũi nghe biết hương thơm của nhang, trầm thì tỷ căn thanh tịnh.
4/ Lưỡi cử động để niệm Phật thì thiệt căn thanh tịnh.
5/ Thân ở trong đạo tràng mà lạy Phật thì thân căn thanh tịnh.
6/ Trong khi niệm, lạy, tâm thường tưởng Phật thì ý căn thanh tịnh.
NGUYỆN: Nguyện phải cho thiết tha, cho quyết định.
Chúng ta có thể lựa một trong các bài văn phát nguyện rồi học thuộc lòng, để trước khi lên giường ngồi xếp bằng hướng về Tây-Phương phát nguyện xong sẽ nằm ngủ.
Hoặc những vị kém trí nhớ hằng ngày phát nguyện TRÌ-DANH NIỆM-PHẬT – Niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật, đi, đứng, nằm, ngồi đều niệm, ăn cũng niệm, làm việc cũng niệm, cho đến những chỗ không sạch sẽ cũng đều niệm được cả (nhớ những lúc này niệm thầm, vì niệm lớn sanh tội bất kính).
Niệm từ buổi mai khi mới thức dậy, cho đến buổi tối, cả ngày niệm không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng, bán già, hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng: Con tin lời của Đức Phật A-Di-Đà, giữ một lòng niệm danh hiệu Phật, nguyện đời này bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ-Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực-Lạc.
Trích từ: An Dưỡng Tập và Phật-Học phổ-thông
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm biên khảo từ nhiều tác giả khác
Con xin chân thành cảm ơn những lời khai thị
con xin chân thành cám ơn những lời hay .và ý sâu sắc đến thầy và các bạn đồng tu .nam mô A DI ĐÀ PHẬT .
Nam Mô A Di Đà Phật.Nguyện cầu cho tất cả các chúng sanh sớm được an lạc và được gia hộ của chư Phật.Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật
– Mình năm nay mới 16 tuổi nhưng lỡ mê nhục dục bây mình muốn thoát khỏi nó thì phải nàm thế nào đây.Tư vấn giúp mình được không ạ.Mình muốn chuyên tâm vào niệm Phật nhiều hơn để bỏ xa những cái đó.Bây mình muốn bạn chỉ giúp mình 1 con đường sống lành mạnh và đúng đắn để không tạo nghiệp trong cuộc sống.Mình phải làm gì bây giờ nhỉ.
Nam Mô A Di Đà Phật! Con mới 16 tuổi . Cái tuổi bắt đầu lớn và có những suy nghĩ đúng, sai của bản than. Không sao đâu con. Con người ta là Phàm phu tục tử, đã là Phàm phu tục tử thì không sao tránh khỏi những giây phút tham dục theo bác đây là nghiệp của Phàm phu. Nhưng Con còn tre mà đã biết suy nghĩ và thấu hiểu được lời Phật dạy và đã định hướng cho mình con đường đi để xa lìa cái ác, cái hư và cái xấu là tốt lắm rồi. Theo Bác! Bây giờ con hay cố gang tu sửa than tâm, bỏ ác làm thiện (Làm những việc gì có lợi cho con, cho Cha Mẹ và cho xã hội) thì con cứ thế mà làm. Việc đầu tiên là tập trung vào học tập, ngoài học tập ra lúc rảnh rỗi con phát tâm niệm Danh hiệu “A Di Đà Phật” có thể niệm thành tiếng hoặc niệm trong tâm cũng có lợi ích. Nhất là mỗi khi cái xáu, cái ác khởi lên con cố tĩnh tâm lai “Mắt nhắm cho toàn than tư thế thoải mái và dung lỗ mũi hít vòa that sâu khi nào hết hơi thì thôi và sau đó con thở ra bang miệng nhẹ nhàng, đừng thở gấp và niệm thầm A Di Đà Phật 3 lần như vậy” chắc chắn các tham dục vọng trong thâm tâm con sẽ dần dần lắng xuống khi lắng xuông rồi thì nhanh chóng nghĩ tới việc tốt, việc thiện mà làm (Có thể bang suy nhĩ, hành độngk hay lời nói). Cứ như vây: Việc tốt là ngoan ngoãn nghe lời Cha, mẹ Ông Bà Thầy cô người lỡn…; trong tâm luôn nhớ lời Phật dạy, rảnh rỗi ngoài giờ học vừa làm việc giúp GĐ vừa niệm A Di Đà Phật chắc chắn một thời gian thành quen “Không làm thì nhớ” trí tuệ con sẽ vượt lên những tham dục đó. Không sao đâu cố gang lên con nhé
Nam Mô A Di Đà Phật.
-Con xin cảm ơn lời khuyên của bác. Con xin hứa sẽ làm theo những gì bác chỉ bảo.
a di đa phat
con xin cảm ơn những lời khai thị này.
a di đa phat.
Xin thầy hoan hỉ cho con hỏi năm nay con 19 tuổi vì trót dại xem những đoạn phim đen trên mạng mà tâm mang nhục dục.Nghĩ những điều xấu xa về Đức Phật,con càng muốn tránh xa suy nghĩ đó con lại càng nghĩ không thể dứt ra được.Con rất tin Phật nên tâm lí hoảng sợ,con sợ nghiệp càng ngày càng nặng nên không biết phải làm sao.Bình thuờng con ít khi tạo nghiệp luôn thương xót chúng sanh ít giết hại con vật nhưng tâm lại bị ô uế.Mỗi khi nhìn thấy đức Phật con lại sợ suy nghĩ xấu xa của con có thể sẽ bị nghe thấy và mang nghiệp chướng nặng nề.Giờ con pahri làm sao để loại bỏ những suy nghĩ đó đây.Xin thầy giải đáp giúp con
A Di Đà Phật.
“56) Hễ có tín tâm thì tội lớn cũng diệt, không có tín tâm thì tội nhỏ vẫn còn. Nên hổ thẹn là mình không có tín tâm!”
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân) http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
——————————
Trích ra bài kệ trong pháp môn Tịnh Độ.
“Ái hà thiên xích lãng
Khổ hải vạn trùng ba
Dục thoát luân hồi khổ
Tảo cấp niệm Di Ðà”
Dịch Nghĩa:
“Sông ái dài ngàn dặm
Biển khổ sóng muôn trùng
Muốn thoát vòng sinh tử
Hãy gấp niệm Di Đà”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mô Phật
Bạn Thuỳ Trang,
Một ví dụ nhỏ để bạn quán chiếu: Khi nhìn thấy một đống phân bạn sẽ tìm cách đi (né) tránh sang một bên hay đi vòng một nơi khác. Đi vòng chỉ là thân bạn đi, nhưng tâm tưởng sanh (ý nghĩ) của bạn vẫn còn hướng về phía đống phân. Phân đồng nghĩa dơ bẩn, hôi thối. Cái ý nghĩa dơ bẩn và hôi thối này nó đeo đuổi bạn trong suốt hành trình cho tới khi bạn về đến nhà. Tại nhà, vì hoà mình vào sinh hoạt gia đình nên có thể ý nghĩ về đống phân tạm thời lắng xuống, nhưng khi bạn ngồi một mình thì ý nghĩ trên sẽ lại tái hiện trong tâm bạn. Sự tái hiện này sẽ lặp đi lặp lại cho đến vô tận. Lý do? Vì tâm bạn còn luôn nhớ nghĩ đến đống phân, đến sự hôi thối của nó.
Làm cách nào để gạt bỏ hoàn toàn sự hôi thối đó trong tâm bạn? Tại sao sự hôi thối không phải từ mũi mà lại từ tâm? Bởi mũi bạn chỉ có chức năng ngửi, nhưng biết được thối hay dơ bẩn là do tâm phân biệt và chấp trước trong bạn dấy khởi. Nay muốn trừ diệt tận gốc cái dơ bẩn, hôi thối đó bạn chỉ còn cách đừng để cho tâm nhớ nghĩ đến đống phân đó nữa. Ngay cả việc né tránh đống phân bằng cách đi vòng nẻo khác cũng phải loại bỏ, đơn giản là: còn né tránh, tức còn nhớ nghĩ đến đống phân và sự hôi thối của nó.
Biện pháp: Dùng Phật hiệu A Di Đà Phật, niệm niệm không ngừng trong tâm. Khi Phật hiệu luôn vang lên trong tâm, đồng nghĩa những ý niệm về đống phân kèm sự hôi thối sẽ bị triệt tiêu dần dần cho tới hoàn toàn.
Đống phân để dụ cho phim ảnh đồi truỵ. Hôi thối để dụ cho những ý niệm trong tâm khởi lên khi tiếp xúc với phim ảnh đồi truỵ.
Né tránh vốn không phải cách, trái lại phải đối diện với đống phân để khi gặp đống phân mà tâm không khởi hôi thối, điều này đồng nghĩa chẳng bị hôi thối vấy bẩn. Đối diện chẳng phải tiếp tục thưởng thức nó, trái lại phải nhận diện thật rõ: nó là phân, phân đồng nghĩa với hôi thối. Chỉ cần quán niệm vậy là đủ. Còn thối đến đâu, thối cỡ nào, tại sao nó thối chẳng phải là chuyện của bạn nữa, nếu bạn thực muốn lánh xa. Làm được như vậy bạn mới mong thoát khỏi những ý niệm tà dục.
Hy vọng bạn tỉnh giác và dũng mãnh nhận diện sự việc để tu đạo.
TĐ
Cái này thì nguy lắm. Đứng trước phật mà suy nghĩ bậy bạ là tiêu đời.thank!
Em có một câu hỏi như sau : Bạn em cho mượn một cuốn sách nhỏ ngoài tựa đề ghi là ‘lời khấn vàng’ . Nội dung cuốn sách có nói là tại số nhà 12 ngõ 297/3 đường Hoàng Mai tại Hà Nội Đức Trần Triều đã hiền thánh lên cứu dân và đây là lần đầu ngài giáng trần.Ngài đã truyền tá khẩu lại dạy người trần cách thờ cúng…
Em cso đọc qua và chỉ lưu ý phần nói rằng ở tại gia không được thờ bát hương phật nếu như chưa thuộc kinh di đà hoặc tâm đức không có mà thờ thì sẽ gây tai họa cho người trần . trong vòng 5 năm hoặc hơn nữa trong nhà sẽ có người đột tử…. Trong nhà chỉ nên treo ảnh phật hoặc bác hồ…..
Nếu muốn học thuộc kinh di đà thì nam phải ăn chay 7 ngày , nữ 9 chín ngày , khi đọc kinh di đà không được thắp hương… học thuộc kinh di đà sẽ được phật độ cho 3 đời xá được tội lỗi, còn không thuộc thì không được thờ phật…
Và còn rất nhiều nhưng em chỉ xin nêu ra những khía cạnh có liên quan đến phật pháp ..Em xin mọi nguời giải đáp dùm ạ !
A Di Đà Phật,
Xin cho con hỏi, buổi tối con đang lễ Phật theo khóa trình này : http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/. Trong nhà có thờ Bồ Tát Quán Thế Âm nhưng con chưa có thể đứng trước bàn thờ để làm lễ được ( vì nhà tuy thờ Phật nhưng chưa theo Pháp, điều này con sẽ cố gắng để thay đổi nhưng không thể liền được), hiện tại con chỉ có thể làm Lễ trong phòng ngủ, lúc này con làm lễ thì chỉ niệm trong tâm, tuyệt đối không ra tiếng, vậy có được không ạ? Con cám ơn.
A Di Đà Phật
Gửi Nguyên Gấm!
Là người mới học Phật nên khi đọc phúc đáp của bạn, MD có thắc mắc, chưa rõ ý: “nhà có thờ Bồ Tát Quan Thế Âm, nhưng chưa đúng Pháp”. Vậy “chưa đúng Pháp” ở đây là gì? Ý bạn là: chưa an vị bàn Phật?
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Dạ ý của con là trong nhà thờ Phât nhưng khi con ngỏ ý muốn niệm Phật trước bàn thờ thì thấy ý của ba con chưa thích nên con chưa dám,điều này con sẽ cố gắng thuyết phục ba, và giờ con vẫn lễ Phật theo khóa trình này : http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/ trong phòng ngủ, con muốn hỏi là đối với khóa trình đó thì niệm trong phòng ngủ được không ạ (con niệm trong tâm)? Và cho con hỏi thêm hiện tại con đang có 1 cuốn kinh A Di Đà, để trong phòng ngủ thì nên để như thế nào cho đúng ạ? ( Phòng con có kệ, tủ, ngăn kéo). Con xin cám ơn.
Tín, Nguyện, Trì danh: Phật Di Đà
Tây phương Thánh chúng đón rước ta,
Niệm Phật là nhân, thành Phật Quả
“Đới nghiệp vãng sanh” thoát Ta-Bà !!!
A DI ĐÀ PHẬT. TP muốn biết là giả sử như mình nghĩ:”Hay là mình không về Tây Phương nữa cũng không phải mà là mình vẫn nguyện về Tây Phương, mình đã nguyện về Tây Phương không thoái chuyển rồi”, cái kiểu này là lúc nào cảm thấy lui sụt thì nghĩ vế trước, song cảm thấy ý niệm đó là bất giác liền vẫn giữ nguyện như thế luc sau rất thiết tha, thế thì hoa sen của TP thế nào đây? TP rất sợ hoa một khi tiêu mất thì mình lại phải tu lại lần nữa, trong khi lúc này công phu có chút cải thiện tôt hơn. TP rất mong được nhận phúc đáp của Chư vị.
A DI ĐÀ PHẬT. Nhiều khi trong giai đoạn dụng công gặp phải chướng ngại là cái tâm của TP cứ lo thế nào ấy, song rồi tự nhiên cái ý niệm:”Hay là mình không về Tây Phương nữa…” kết hợp với cái lo trên làm TP bồn chồn lắm nhưng ngay lúc đó biết ấy bản thân phải cố gắng nên chêm vào đó:”…cũng không phải mà là mình vẫn nguyện về Tây Phương, mình đã nguyện về Tây Phương không thoái chuyển rồi”, lúc sau thì nguyện lại trở lại thiết tha, ví như là có một người trong một ngày đặt mục tiêu là phải làm tất cả công việc, từ nhẹ đến nặng. Cho đến khi cảm thấy mình đã quá sức, trong tâm người đó nghĩ sẽ chẳng bao giờ làm xong được đâu nhưng vì mục tiêu đã đặt thì người đó lại nghĩ thoáng hơn:”Tuy nhiều việc thật nhưng mình đã đặt mục tiêu rồi mà, chỉ cần kiên trì cố gắng chút nữa là được đúng không”, cũng là cùng vì một mục tiêu đó mà có cả thoái chuyển và bất thoái chuyển, TP đã nhìn thấu vào cái lui sụt ngay lúc đó để chuyển đổi không cho cái tâm lui sụt bất giác kia mà cố gắng tìm lại nguyện lực thiết tha của mình.
Nam mô A di đà Phật.
Xin quý thiện tri thức chỉ bảo. Nếu tín tâm con chưa vững thì con phải làm sao ạ? Con đã rất cố gắng đoạn nghi sanh tín, nhưng đã bốn, năm năm rồi mà dường như không hiệu quả. Nghi hoặc khởi lên rất nhiều và chướng ngại rất lớn cho con. Lúc thì nghi này, lúc lại nghi nọ. Tâm trí xao động điên đảo.
Tâm con hoảng sợ bất an. Ba cõi như nhà lửa, nếu chẳng có Thâm Tín thì chẳng thể vãng sanh, việc giải thoát càng thêm mê hồ mờ mịt.
Kính xin quý thiện tri thức bày cho con đường sáng.
Chào bạn Thanh Tịnh
Nếu còn nghi hoặc về pháp tu thì bạn nên thân cận thiện tri thức, tu học dưới sự hướng dẫn của đạo tràng và các Sư ở Chùa. Thường thân cận với họ, có thắc mắc, nghi hoặc thì liền hỏi đạo tràng trưởng, các Sư thì có thế mới đoạn nghi sinh tín được.
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
A Di Đà Phật. Theo lời chư cổ đức dạy, cách duy nhất để tăng tín tâm không bị thối chuyển là ngày ngày phải đọc tụng và nghe giảng kinh pháp. Nghe kinh quan trọng lắm bạn ạ. Bạn hãy tập cho mình một thói quen nghe giảng pháp mỗi ngày. Hãy thử nghe pháp trong bất kỳ thời gian rãnh như lái xe trên đường (dùng headphone hay earphone), giờ giải lao… Tập bớt dùng phone hay tán gẫu với bạn bè để tâm ít phiền não và có nhiều thời gian nghe pháp hơn. Hãy nghe lão hòa thượng Tịnh Không giảng giải vì sao nhé:
Vì sao đạo tràng phải ngày ngày giảng Kinh? Mục đích không ngoài giúp mọi người xây dựng tín tâm, kiên định tín tâm, giúp mọi người đạt được bất thoái chuyển. Ba ngày không nghe Kinh thì chúng ta liền thoái chuyển. Người xưa nói rất hay: “Ba ngày không đọc sách thánh hiền, mặt mũi hoàn toàn khác”, đó chính là thoái chuyển. Cho nên, chúng ta phải rất nỗ lực mà đọc tụng.
Ngày ngày phải đọc Kinh, ngày ngày phải nghe Kinh, ba ngày không nghe Kinh thì bạn đã thoái lui không biết là bao nhiêu. Vì sao chứ? Phiền não tập khí nặng, sức mê hoặc của ngũ dục lục trần quá lớn, bạn không thể nào không thoái chuyển. Lúc trước, cư sĩ Hứa Triết ở bên này đã nói với chúng tôi, người thông thường như chúng ta mà nổi giận một phút thì cái thân thể này mất ba ngày mới có thể hồi phục. Chỉ nổi giận một phút thôi, mà sự tổn hại đối với cơ thể đến ba ngày sau mới hồi phục trở lại. Bà nói lời này là thật, không phải giả. Chúng ta ba ngày không đọc Kinh, tùy thuận những phiền não tập khí này thì e rằng 30 ngày sau cũng không thể chuyển trở lại. Đây là thật, một chút cũng không giả.
Nam mô A di đà Phật
Xin tri ân quý thiện tri thức Đạt Châu, Hai Lúa.
Con sẽ cố gắng hết sức, tranh thủ thời gian để nghe pháp.
Lúc mới tiếp xúc với Phật pháp con nghe pháp môn niệm Phật liền vô cùng tin tưởng. Con có thực hành niệm Phật. Tuy nhiên, một thời gian sau tín tâm liền dao động, lại sanh khởi hoài nghi. Tà kiến từng đợt từng đợt nổi lên ào ào như thác lũ. Cũng may bộ kinh dẫn dắt con biết đến Phật pháp là Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, vì thế nên con tin tưởng nhân quả, dẫu có tà kiến hoài nghi nhưng tuyệt không dám móng lên ý niệm phỉ báng Chánh Pháp, đối với Phật pháp vẫn hết sức tôn kính. Thật là may mắn. Xin cảm tạ ân đức của Phật và Địa Tạng Bồ Tát.
Giờ ngẫm lại thấy tà kiến sanh khởi liên miên, chính là do bản thân dần xa rời kinh giáo, cũng vì chưa nhận thức rõ ràng nên không còn nghe kinh, tùy thuận tập khí phiền não. Quả thật lời dạy của chư Cổ đức, của lão Pháp sư Tịnh Không là chân thật, chẳng hề hư dối. Xa rời kinh giáo sẽ liền tùy thuận tập khí phiền não vậy.
Rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình, những vị đã tu học lâu năm thì con không dám khuyên can bàn luận gì, chỉ xin chân thành khuyên những bạn sơ cơ học Phật giống như tôi đây hãy cố gắng tuyệt đối đừng xa rời kinh giáo, thường học và hành theo Chánh Pháp chính là thân cận chư Phật Bồ Tát. Một khi rời kinh giáo thì sẽ nhiễm phải tà tri tà kiến rất nặng nề khổ sở, như tôi đây vậy.
Xin thành kính tri ân. Nam mô A di đà Phật.