Trong việc tu hoc Phật pháp, muốn tự nâng cao cảnh giới của chính mình, có rất nhiều phương pháp. Mở rộng tâm lượng là một trong các phương pháp, trong đại thừa Kinh điển, chúng ta thấy các vị pháp thân đại sĩ, tức là những người đã minh tâm kiến tánh tâm lượng của các ngài rộng lớn như hư không bao trùm khắp pháp giới, chính vì thế cái nhìn của các ngài đối với tất cả chúng sanh trong hư không và các pháp giới đều bình đẳng.
Thế nào là bình đẳng? Vô niệm là bình đẳng còn có niệm là không bình đẳng. Phật trụ vô niệm, trong kinh Kim Cang có câu” Ưng vô sở trụ, sở trụ vô trụ” vô trụ tức là Phật trụ mà vô trụ là vô niệm.
Chúng sanh trong chín pháp giới còn chổ để trụ. Ví như Bồ Tát trụ ở cảnh giới lục độ. Duyên giác trụ ở nhân duyên, Thanh văn trụ ở Tứ đế, Ngạ quỷ ở cảnh giới tham, địa ngục trụ nơi sân, súc sanh trụ ở cảnh si mê. Tâm của tất cả các chúng sanh này đều còn chổ để trụ để dính mắc. Nói cách khác, tâm của chúng ta như thế nào thì cảnh giới của chúng ta như thế đó. Phàm phu chúng ta muốn trụ nơi cảnh giới vô trụ của Phật là điều không thể đạt được. Tuy nhiên Phật có truyền dạy cho chúng ta một phương pháp vô cùng thù thắng và tiện lợi để có thể dự vào cảnh giới vô trụ của các ngài, đó là pháp môn niệm Phật. Bồ tát trụ ở lục độ, quí vị đã được nâng cao hơn đẳng cấp của Bồ tát. Thế nhưng tiếng niệm Phật của quý vị phải tương ưng. Thế nào gọi là tương ưng? Mỗi một tiếng niệm Phật, quý vị phải trải lòng từ bi của mình đến với tất cả chúng sanh trong hư không và lan rộng đến khắp pháp giới. Mỗi tiếng niệm Phật đều vì lợi ích cho chúng sanh, đều mang lòng muốn ban vui cứu khổ đến mọi loại. Có người hỏi: tiếng niệm Phật của chúng ta, thực tế có lan rộng đến hư không các pháp giới không? Khẳng định là được.
Trong Kinh Phật thường nói “tướng không rời tâm, tâm không rời tướng” cái chân tâm của chúng ta nguyên gốc của nó rộng khắp hư không, trùm khắp pháp giới. Sở dĩ tiếng niệm Phật của chúng ta không hòa nhập vào với hư không, vì chúng ta còn nhiều vọng tưởng, phân biệt và chấp trước làm chướng ngại bản năng tự nhiên của mình. Nếu âm ba của tiếng niệm hòa nhập với âm ba của tâm (chơn tâm) lan rộng vào hư không, tiến sâu vào khắp pháp giới, cho dù chư Phật thuyết pháp ở xa xôi bất luận nơi nào, một khi tâm đã lắng đọng không còn chướng ngại, chúng ta vẫn có thể nghe được âm thanh lời pháp của các Ngài rất rõ ràng. Vì tâm từ bi của các ngài luôn trải rộng đến cõi ta bà này của chúng ta cũng như chúng sanh ở các pháp giới khác. Đây là sự thật, không hề hư dối. Vậy thì âm ba của Phật có thể rộng khắp, âm ba của phàm phu chúng ta cũng có thể rộng khắp. Cho nên mở rộng tâm lượng trong pháp môn niệm Phật là một phương pháp rất vi diệu, rất đặc biệt, thù thắng có thể khiến phàm phu trong một kiếp được bình đẳng thành Phật.
Người thật sự biết niệm Phật, sự lợi ích, niềm an lạc mà họ đạt được, phàm phu chúng ta không thể nào hiểu thấu, họ cũng không thể giải thích rõ cho chúng ta, vì có giải thích chúng ta cũng không hiểu (giống như ai uống nước, tự người đó biết nóng hay lạnh, mùi vị ngọt đắng ra sao).
Nguyên tắc thuyết pháp của chư Phật cũng thế, những điều chúng sanh có thể hiểu được các Ngài mới nói, nếu không hiểu, tuyệt đối không nói. Tóm lại công phu niệm Phật có đắc lực hay không, chúng ta có thể thấy, biết qua cảnh giới của tâm lượng và sắc tướng của người đó. Một khi công phu niệm Phật đắc lực rồi, chắc chắn trên gương mặt của quý vị luôn tỏa ra niềm vui an lạc, tự tại, trong đạo Phật gọi là pháp hỷ sung mãn.
Pháp sư Tịnh Không khai thị
A Di Đà Phật! cho mình hỏi khi niệm Phật mình hay bị suy nghĩ chen ngang chửi bới tam bảo trong đầu, mình bị sao vậy ạ, có tội không, làm sao để nó hết ạ, mong các vị đạo hữu hoan hỉ chỉ cho mình biết cách khắc phục, mình sợ lắm!
A Di Đà Phật!
Xin chào bạn Loan tam,mình đã gặp trường hợp này rồi,mình nhớ hình như trong sách của tổ Ấn Quang có nói rồi,một số người mới niệm phật chân vọng giao nhau nên hay nảy sinh ý nghĩ xấu ác mà trước nay không ngờ chưa từng nghĩ đến.Càng như thế mình càng phải cố gắng tinh tấn niệm phật, ý nghĩ xấu nổi lên thì mặc kệ nó chỉ nhớ niệm phật thôi.Bạn chớ lo lắng,mình không cố ý chửi bới tam bảo và đây là trường hợp đã có người gặp nên chớ lo nhé,tuy nhiên không thể lơ là được.Tam bảo là bậc cao quý mang đến phật pháp giúp chúng sanh giải thoát.Bạn có thể tìm hiểu thêm về đức Phật,về các vị đệ tử và việc hoằng dương phật pháp để thấy rõ sự cao quý của tam bảo từ đó có nhận thức rõ hơn thì ý nghĩ xấu ác kia sẽ phải lui bước thôi.Trên đường tu có nhiều khó khăn mong bạn vững bước,người biết hối lỗi ,tu hành thật sự sẽ cảm ứng gia trì của Tam Bảo.Chúc bạn luôn vững bước trên đường tu cho đến ngày vãng sanh.Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật! Cảm ơn đạo hữu beonhi đã chỉ dẫn cho mình, mình bớt sợ hơn rồi, mong mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với đạo hữu cùng mọi người! A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chào bạn .Người sơ cơ như chúng ta học Phật thì đều khởi lên rất nhiều vọng niệm,đó là điều không thể tránh khỏi.
Nghĩ thiện hay nghĩ ác cũng đều là vọng niệm cả
-Khởi tín luận viết
“Hiện nay có sanh diệt đây là do vọng niệm. NIỆM là tướng của tâm, chỉ chung cho những gì khởi lên trong tâm. Nói là VỌNG vì chúng là thứ không thật có. Tuy NIỆM thì muôn hình vạn trạng nhưng những tướng ấy không có chất thật nên nói là VỌNG NIỆM. Chính vì không có chất thật nên niệm sanh rồi lại diệt, diệt rồi lại sanh, liên tu bất tận. Vì không có chất thật, ta mới có thể trừ bỏ vọng niệm để trở về tâm chân thật của mình. ”
-Khi niệm Phật sẽ có hai bên xuất hiện : Một là danh hiệu A Di Đà Phật,hai là các vọng niệm khác.Tới đây bạn sẽ có hai sự lựa chọn
1.Nếu Tâm của bạn duyên với các vọng niệm tức là suốt ngày nghĩ tới nó,là nó thiện hay ác,đúng hay sai,xấu hay đẹp,yêu hay ghét,thích hay không thích,….thì khi đó vọng niệm thì hiện ngày càng rõ rệt,danh hiệu A Di Đà Phật sẽ bị ẩn đi,lấp đi. Tâm của bạn chạy theo các vọng niệm này thì kết quả là sẽ một cái thân trong tam giới để thọ báo.Đó là kết quả của việc khi để Tâm duyên với các vọng niệm
2. Nếu Tâm của bạn duyên với danh hiệu A Di Đà Phật,tức là khi các vọng niệm kia xuất hiện,bạn mặc kệ nó,lơ nó đi như thể không quen biết,nó là chỉ khách bên ngoài không mời mà tới chẳng liên quan gì tới mình.Bạn chỉ chú tâm lắng nghe danh hiệu A Di Đà Phật thì danh hiệu A Di Đà Phật sẽ hiện mà vọng niệm sẽ bị ẩn đi. Tâm của bạn của bạn cứ trụ vào danh hiệu A Di Đà Phật thì sẽ xa rời hết thảy các vọng niệm, kết quả sẽ là liên hoa hóa sanh ở cõi Cực Lạc.
-Mình xin trich một số đoạn trong kinh Niệm Phật Ba La Mật
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán … nhẫn đến địa vị Phật Đà.
Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v…
Lại nữa, do vọng niệm tương tục nối nhau không dứt, mà biến hiện đủ loại hình tướng, sắc thân, thọ mạng, ẩm thực, quyến thuộc, phiền não để hưởng dụng trong các cảnh giới kia. Hoặc cam chịu những quả báo khổ lạc do những nhân tố sai biệt. Đời đời như thế mãi, chưa lúc nào tạm ngừng nghỉ.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là Pháp-thân Viên-mãn Chu-biến Nhất-thiết-xứ, là Phật-tánh thậm thâm có đầy đủ mọi năng lực vô úy bất khả tư nghị, có đầy đủ diệu dụng vô ngại bất tư nghị. Là cứu cánh siêu việt tối thượng, có đầy đủ năng lực bất khả thuyết, bất khả xưng tán, để chuyển hóa vô minh thành ra giác ngộ, sinh tử thành Niết-bàn. Là phương tiện vi diệu bật nhất, thường cải biến hết thảy Sở-y và Sở-hành của mọi chúng sanh, đưa tất cả tướng trạng hữu lậu, trói buộc, trở về với Bản-tánh Vô-lậu, Giải-thoát.
Cho nên, nếu chúng sanh nào đem Tâm-thể của mình mà duyên với danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, thì Tâm-thể của người ấy dần dần trở nên vô cấu nhiễm, dần dần phát sanh vô lượng vô biên đức tướng Như-Lai. Do vậy, tự nhiên thấy mình ở trong thế giới Cực-Lạc trang nghiêm, thù thắng. Cùng một lúc, cái niệm tưởng Nam-mô A-Di-Đà Phật sẽ phát khởi thân lượng, oai nghi, tướng hảo và quang minh của đức A-Di-Đà cùng chư vị Thánh-chúng.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, người ở nơi ý nghĩa ấy phải nên hiểu rõ như thế !
Pháp môn Niệm Phật chính là là chuyển biến cái Tâm-thể của chúng sanh, bằng cách không để cho Tâm-thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v… Mà chỉ đem Tâm-thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Không bao lâu, người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức A-Di-Đà, thấy mình sanh vào cõi nước Cực-Lạc, thân mình ngồi trên tòa sen báu, nghe Phật và Bồ-Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh …
-Mình xin trích thêm lời giảng của hòa thượng Tịnh Không
Quý vị nhất định phải biết dụng công. Vọng niệm vừa khởi lên, vọng niệm đương nhiên là có, chẳng thể nào không có. Nếu quý vị không có vọng niệm thì đã sớm thành Phật rồi, chẳng phải là phàm phu nữa! Quý vị có vọng niệm, phải ghi nhớ, quyết định là phàm phu. Không có vọng niệm sẽ là thánh nhân. Quý vị phải dùng một câu Phật hiệu để trừ khử vọng niệm! Do vậy, khi niệm Phật mà có vọng niệm dấy lên, khi ấy phải làm sao? Phải dốc hết tinh thần vào câu Phật hiệu, tức là quý vị phải chú ý câu Phật hiệu, đừng quan tâm tới vọng niệm, tự nhiên vọng niệm sẽ không còn nữa!
Vọng niệm khởi lên mà quý vị đặc biệt quan tâm tới vọng niệm thì sẽ quên mất câu Phật hiệu, vậy là hỏng rồi! Vọng niệm ngày càng nhiều, Phật hiệu ngày càng ít. Vì sao? Quý vị lo bận tâm tới vọng niệm. Khi ấy, biết dụng công hay không chính là quý vị có thể chuyên chú nơi Phật hiệu, chẳng quan tâm đến vọng niệm thì quý vị biết dụng công. Công phu đắc lực, vọng niệm tự nhiên chẳng còn nữa. Đừng mong trừ vọng niệm, mong trừ khử vọng niệm là tăng thêm một vọng niệm. Vọng niệm đã nhiều rồi, ta còn muốn trừ vọng niệm thì “trừ vọng niệm” là tăng thêm một vọng niệm nữa, chắc chắn chẳng trừ được vọng niệm! Do vậy, căn bản là đừng quan tâm tới vọng niệm, toàn bộ tinh thần tập trung nơi một câu Phật hiệu; như vậy sẽ thật sự trừ được vọng niệm. Tiếp theo đây, đại sư nêu lên một tỷ dụ.
-Mình trích thêm phương pháp tu trì của đại sư Ấn Quang
Lúc niệm Phật cần phải thâu nhiếp tai lắng nghe, từng chữ từng câu chẳng để luống qua; lâu ngày chầy tháng, thân tâm sẽ quy nhất. Một pháp Lắng Nghe đúng là pháp quan trọng trong [pháp môn] Niệm Phật; bất luận là ai đều có lợi chứ không có điều tệ, công đức rất sâu.
Khi niệm Phật trong tâm (ý căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi miệng (thiệt căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi tai (nhĩ căn) phải nghe cho rõ ràng, rành rẽ. Ý, thiệt, nhĩ ba căn mỗi mỗi đều nhiếp thủ Phật hiệu thì mắt cũng chẳng ngó Đông, dòm Tây, mũi cũng chẳng ngửi những thứ khí vị khác, thân cũng chẳng lười trễ, biếng nhác, đó gọi là “nhiếp trọn sáu căn”. Nhiếp trọn sáu căn để niệm tuy chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng so với kẻ chẳng nhiếp [sáu căn để niệm] thì trong tâm thanh tịnh hơn nhiều lắm, vì thế gọi là “tịnh niệm”.
Hãy nên biết: “Nhiếp trọn” chú trọng tại Nghe! Dẫu niệm thầm trong tâm cũng vẫn phải nghe, bởi lẽ, trong tâm khởi niệm liền có tướng của tiếng. Tai chính mình nghe tiếng trong tâm của chính mình, vẫn rành rẽ rõ ràng. Nếu có thể nghe được từng câu, từng chữ rõ ràng thì sáu căn đều quy về một, so với tu những pháp Quán khác sẽ là ổn thỏa, thích đáng nhất, ít tốn sức nhất, khế lý, khế cơ nhất.
Người niệm Phật hãy nên cung kính, chí thành, từng câu từng chữ trong tâm niệm cho rõ ràng, rành mạch, miệng niệm cho rõ ràng, rành mạch. Nếu làm được như thế, dẫu chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng vọng niệm cũng chẳng đến nỗi quá đáng. Có lắm kẻ chỉ mong lẹ, mong nhiều, thuận miệng niệm ào ào, cho nên không có hiệu quả! Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự.
Đại Thế Chí Bồ Tát đã ví dụ “như con nhớ mẹ”, trong tâm con chỉ nghĩ đến mẹ, những cảnh khác đều chẳng phải là chuyện trong tâm chính mình. Vì thế có thể cảm ứng đạo giao
Lại nữa, khi không niệm Phật, vọng tưởng tuy nhiều nhưng không cách nào biết được, chứ không phải là lúc không niệm thì không có vọng tưởng! Ví như đối với hư không trong nhà, dẫu mắt cực tốt cũng chẳng thể thấy được bụi bặm. Nếu từ khe cửa sổ soi vào một tia nắng, sẽ thấy bụi bặm trong tia nắng chao lên đảo xuống không khi nào ngừng, khi ánh sáng chưa chiếu đến nơi, vẫn chẳng thấy có bụi bặm! Vì thế, biết rằng: Khi niệm Phật mà nhận biết có vọng tưởng thì đấy vẫn là cái hay của việc niệm Phật. Lúc không niệm Phật, hoàn toàn bị vùi lấp trong vọng tưởng cho nên không biết!
A Di Đà Phật
Xin cảm ơn bạn Hãy niệm Nam Mô A Di Đà Phật,bài viết rất hay và bổ ích.Chúc bạn luôn tinh tấn trong tu tập
A Di Đà Phật! Trời ơi hay quá, cảm ơn đạo hữu Hãy Niệm A Di Đà Phật nhiều ạ, mong đạo hữu tinh tấn trên con đường niệm Phật và được an lạc luôn luôn, đạo hữu có facebook không cho Loạn Tâm xin với ạ! ^^
A Di Đà Phật
Đây là face của mình
https://www.facebook.com/tranvan.huytdh
A Di Đà Phật
cảm ơn bạn Hãy Niệm A Di Đà Phật nha! mong bạn thường tinh tấn ^^
A Di Đà Phật!Chú Diệu Âm ơi, cho con hỏi con ngày ngày niệm Phật và đang trì tụng kinh Đại Thừa Vô Lương Thọ, lúc đầu vọng tưởng rất nhiều nhưng hiện tại chỉ bớt đi một ít nhưng sao khi con niệm Phật con cứ cảm thấy buồn buồn hoài , không cảm thấy vui một tí gì hết? Con nghe Pháp Sư Tịnh Không nói là khi mình niệm Phật nhiều thì pháp hỷ sung mãn nhưng con lại cảm thấy lòng buồn kinh khủng và áo não nữa chứ! Xin chú cho con biết nguyên nhân là đâu không?
A Di Đà Phật,
Buồn phải có lý do, nếu bạn ko biết lý do mà hỏi người khác thì làm sao người khác giúp được gì cho bạn?
Nhưng nói gì thì nói, buồn đó cũng là 1 dạng vọng tưởng, chấp trước, phân biệt mà ra. Nên cách hay nhất là mỗi khi buồn thì mình liền niệm A Di Đà Phật, tiễn bạn “Buồn” ấy về với A Di Đà Phật, vậy chẳng phải hay hơn sao?
Hay rốt cuộc bạn đang tu học theo Phật A Di Đà mà vẫn thấy…cô đơn, lẻ bóng?
Người niệm Phật ngày nay tu vội rất nhiều. Chỉ có công phu trên hình thức chứ chẳng có thực chất, là do chẳng từ căn bản mà tu. Do đó, có lẽ cũng đến lúc bạn cũng nhìn lại xem mình đã cắm gốc niệm Phật thiệt sự chưa?
Cái gốc niệm Phật chính là Tịnh Nghiệp tam phước, bạn nên xem qua. Trong đó, phước thứ nhất: Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp, phải làm cho được.
Nếu chưa làm được thì chưa phải là đệ tử Phật.
Vậy thì ko thể ko học tập Đệ Tử Quy, Liễu Phàm Tứ Huấn:
Liễu Phàm Tứ Huấn để cắm thật chắc cái gốc Tin Sâu Nhân Quả:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Đệ Tử Quy (Hạnh Phúc Nhân Sanh của Thầy Thái) để xây dựng nền tảng Hiếu Thuận Cha Mẹ và cách sống chuẩn mực của 1 người tốt:
https://www.youtube.com/watch?v=JI073oHrX_w&list=PLFp-TCPxl7gs9LBdfqOEK-vprdJZKQWIO
Nếu bạn thật sự chuyên cần học tập theo 2 bài trên thì nhất định trong vòng 6 tháng nhận thức của bạn đã thay đổi, 1 năm sau tinh thần đã khác, 3 năm sau thì công phu niệm Phật sẽ tiến bộ rõ rệt, pháp hỷ sung mãn.
Chúc bạn thành công.
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phât bai viết rất hay
NIỆM PHẬT TỰ NHIÊN TĂNG NHIỀU PHƯỚC
Chúng ta niệm Phật chủ yếu là cầu sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc, mục đích không phải là cầu phước lạc thế gian, thế nhưng, chúng ta niệm Phật, tự nhiên cũng có những hiệu quả này. Vì tội và phước đối đãi nhau, tội diệt thì tự nhiên phước thành, như băng ngưng thì nước ít, băng tan thì nước nhiều. Một tiếng xưng danh, diệt được tám mươi ức kiếp tội nặng trong sanh tử, tăng tám mươi ức kiếp công đức vi diệu.
Trong Quán niệm pháp môn, đại sư Thiện Đạo nói:
Người xưng niệm A-di-đà Phật, nguyện sanh Tịnh Độ, hiện đời được trường thọ.
Vì sao niệm Phật có thể trường thọ, sống lâu? Vì đức Phật A-di-đà là Vô Lượng Thọ, tiêu trừ nghiệp chướng của chúng ta, tăng trưởng phước báo cho chúng ta, tự nhiên nghiệp chướng tiêu trừ, phước thọ tăng trưởng.
Người bình thường muốn cầu trường thọ, thì niệm Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật; muốn cầu con thì niệm Quán Thế Âm bồ-tát; muốn tiêu nghiệp chướng thì niệm Địa Tạng Vương bồ-tát; muốn cầu con cái có trí tuệ, thi đậu vào Đại học thì niệm Văn-thù bồ-tát,… Họ đem Phật và bồ-tát phân chia ra rất nhiều công việc như vậy.
Pháp Sư Tịnh Tông