Sẽ không ngoa khi nói niệm Phật là câu cửa miệng của người Phật tử Việt Nam. Vì bất cứ nơi nào có bóng dáng Tăng Ni Phật tử và chùa viện thì ở đó tiếng niệm Phật – Mô Phật râm ran. Mà cũng lạ, tiếng niệm Phật của người Việt được vận dụng với nhiều âm điệu, ngữ cảnh và cách biểu cảm khác nhau nên hàm nghĩa vô cùng phong phú và đa dạng. Chính vì thế mà niệm Phật – Mô Phật trở nên thiết thân, ứng khẩu, mọi lúc mọi nơi.
Khởi nguyên và cốt tủy của Phật giáo Việt Nam là thiền, song tu thiền tịnh là khuynh hướng tu học về sau, chí ít là bắt đầu vào thời Lý-Trần. Pháp môn Tịnh độ ở xứ ta dường như chưa bao giờ được định hình như một dòng phái chính thống kiểu Tịnh độ tông Trung Hoa và Nhật Bản. Ngay cả hiện nay, không ít người tự nhận mình tu tập pháp môn Tịnh độ nhưng phổ hệ và thế thứ truyền thừa thì vẫn là “Lâm Tế chánh tông” (Thiền phái Lâm Tế – Trung Hoa). Ấy vậy mà việc thực hành niệm danh hiệu Phật A Di Đà lại luôn âm thầm, bền bỉ và tạo nên sức sống mạnh mẽ trong đời sống tâm linh Việt.
Tiếng niệm Mô Phật hiện nay là kết tinh của Nam mô A Di Đà Phật, Lục tự Di Đà. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là pháp tu phổ biến nhất, được nhiều người ứng dụng thực hành nhất. Dù rằng Lục tự Di Đà đã là sự giản lược đến gần cùng cực của Thánh hiệu Phật A Di Đà. Sau đó, Lục tự được ước lược thêm nữa còn A Di Đà Phật, Nam mô Phật và về sau chỉ còn Mô Phật.
Ngoài những thời khóa niệm Phật cố định trong ngày, người tu tranh thủ niệm Phật mỗi khi có thể, hóa thân tiếng niệm Phật vào nhiều tình huống, mọi lúc mọi nơi. Khi Tăng Ni và Phật tử gặp nhau, việc đầu tiên là họ chắp tay hình búp sen trước ngực, cung kính vái chào, niệm Mô Phật, A Di Đà Phật. Thiền sư Nhất Hạnh đã thi hóa nét đẹp của sự chào hỏi chốn thiền môn bằng hai câu kệ để dễ dàng quán niệm “Sen búp xin tặng người. Một vị Bụt tương lai”. Họ nhắc nhau mỗi người đều có tánh Phật, là Phật sẽ thành đồng thơi nhắc nhở nhau niệm Phật A Di Đà, vì để được vãng sanh phải niệm thật nhiều, niệm đến nhất tâm bất loạn. Hiện nay không ít chư Tăng Ni, nhà chùa và Phật tử đã có thói quen nhấc điện thoại không a-lô theo thông lệ mà trịnh trọng và thiền vị: Mô Phật, xin nghe! Tiếng niệm Phật nghe thanh thản, thân thiện và quá đỗi nhiệm mầu.
Thường thì chư Tăng ở trong liêu phòng có thể họ đang làm việc, nghỉ ngơi hoặc tịnh tọa. Vì thế, muốn tìm gặp trước phải gõ nhẹ cửa ba lần, sau đó mới gọi tên. Khi nghe ai gọi tên mình, dù chưa biết có chuyện gì nhưng trước phải ứng khẩu đáp nhanh Mô Phật. Các Phật tử lúc gọi nhau cũng đều ứng đáp như vậy. Tiếng niệm Phật trong trường hợp này mang hàm ý xác nhận là tôi đây, tôi đang ở đây.
Để thưa hỏi, cầu thỉnh hay muốn thăm hỏi, trao đổi với thầy hoặc bằng hữu thì lời đầu tiên thường là Mô Phật, rồi sau đó mới trình bày sự việc. Tiếng niệm Phật lúc này thường nhỏ nhẹ, trong trẻo như một sự đánh động, nhằm báo hiệu, gây sự chú ý cho người nghe. Trong quá trình hầu chuyện với thầy hoặc các bậc tôn đức, mỗi khi mở lời tham gia đàm luận hàng học trò nên bắt đầu bằng Mô Phật cho khiêm cung và nền nã hơn.
Quan trọng là trong những lúc giật mình hốt hoảng, thì tiếng kêu cứu bật ra cũng là Mô Phật. Thường thì trong các tình huống ấy, người ta hay kêu cứu cha ơi, mẹ ơi hoặc trời ơi nhưng hiếm khi gọi Phật ơi, cứu con. Chỉ có những ai huân tập niệm Phật lâu ngày đến thuần thục, lúc bất giác ấy mới bật ra được danh hiệu Phật. Tiếng niệm Mô Phật tuy có phần thất thanh, thảng thốt nhưng thể hiện công phu sâu dày và người niệm nhanh chóng định thần, làm chủ thân tâm, chủ động và sáng suốt để khắc phục sự cố. Đặc biệt nhất là trước những chuyện không thể tin được, không thể chấp nhận được, người ta cũng chắp tay xá dài… Mô Phật! Tuy thất vọng vô cùng, tiếng niệm Phật não nề như một tiếng thở dài nhưng cũng hàm chứa và thể hiện được bản chất con nhà Phật là hỷ xả từ bi.
Trong kinh Phật có huyền ký rằng, vào giai đoạn cuối của thời mạt pháp, lúc ấy kinh điển đều hoại mất nhưng Thánh hiệu Phật vẫn còn. Giai đoạn ấy hẳn còn xa, nhưng cách đây không lâu, khi đất nước vừa thống nhất, thời ấy vai trò của tôn giáo chưa được nhận thức đúng đắn, chúng tôi có chuyến hành hương ra miền Bắc khảo cứu, chiêm bái các di tích, Thánh tích Phật giáo và đã tận mắt chứng kiến khá nhiều chùa tháp hoang lạnh, đìu hiu mà tê tái cõi lòng. Có những ngôi danh lam ở đất Hà thành trong ngày sóc vọng cũng lác đác có vài cụ già hom hem gần đất xa trời xì xụp lễ bái. Không có Sư làm lễ, không kinh điển để tụng đọc, chỉ còn lại một tấc lòng thành. Lạ lùng hơn, đứng trước bất cứ pho tượng nào trong chùa, không cứ gì Phật Thích Ca, Phật Di Đà hay Phật Dược Sư và cũng chẳng thiết là Đức Ông hay Thánh tăng La hán, các già đều lâm râm Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật rồi nguyện xin đủ điều.
Vậy mà đến khi tham gia trẩy hội Yên Tử, chứng kiến hai dòng người ngoăn ngoèo bất tận nối đuôi nhau lên xuống đỉnh chùa Đồng và tiếng niệm Phật vang rền chốn Tổ của khách hành hương, chúng tôi thật sự xúc động. Thật lạ kỳ, từ nam thanh nữ tú hiếu kỳ cho đến các già run rẩy hy vọng lên chôn Tổ lần cuối, tất cả đều mệt phờ vậy mà không ai bảo ai đều góp lời niệm Phật. Họ niệm Phật như chào và động viên nhau hướng thiện, làm lành với lòng nhẹ như sương khói lãng đãng phù vân. Chỉ cần thấy người dân niệm Phật thành tâm như vậy là chúng tôi tin tưởng đạo pháp sẽ được phục hưng. Và quả đúng như vậy, ngày nay phần lớn chùa chiền đã được trùng tu, tiếng chuông chùa cùng với lời tụng kinh niệm Phật lại rền vang mỗi sớm chiều.
Có một điều lạ nhất và buồn cười nhất là đám trẻ con từ thành thị cho đến nông thôn, không biết chúng tiếp cận niệm Phật từ đâu (chắc là nhiễm từ phim võ hiệp Thiếu Lâm) mà cứ mỗi lần gặp các sư Tăng, đứa thì lấm lét thận trọng quan sát, có đứa can đảm hơn gập người cúi chào kiểu sư Tăng Thiếu Lâm – A Di Đà Phật! Thiện tai, thiện tai, rồi ù té chạy… Chúng vui vẻ và phấn khởi lắm như gặp anh hùng, ắt hẳn chúng còn có dịp kể lại cho nhau nghe đã từng đối mặt với các “cao thủ Thiếu Lâm” mà đâu biết rằng, trò nghịch ngợm vô tình kia, theo kinh Pháp Hoa cũng là tác nhân cho quả Phật ở vị lai.
Mô Phật, A Di Đà Phật!
NGUYỄN TÂM
Kính thưa quý Thầy!
Con có điều thắc mắc mong quý thầy hoản hĩ giải đấp giúp con. Con có nghe pháp môn niêm Phật rất thù thắng, nên con thường hay niệm Phật mong được vãng sanh cực lạc quốc. Trong lúc niệm Phật con thường nghĩ đến từng lời đại nguyện của Đức Phật A Di Đà (từ 1 đến 48)không biết như vậy có được không?
Nam Mô A Di Đà Phật
@Diệu Đăng: Khi bạn niệm Phật ngoài Danh hiệu Phật thật rõ ràng từng câu từng chữ ra ( Miệng niệm tai nghe ), thì không nên khởi lên những điều gì khác, vì vừa niệm Phật vừa nghĩ đến điều khác thì tạp niệm sẽ theo đó mà xen vào nhiều hơn.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Diệu Đăng thân mến!
Bạn thường hay niệm Phật mọi lúc mọi nơi là rất tốt. Niệm Phật đến mức trở thành “ghiền”, thành thói quen không thể thiếu thì quá tốt rồi. Trong khi niệm Phật ắt sẽ nhìn thấy những tạp niệm, vọng tưởng lăng xăng nhưng mặc kệ nó, không quan tâm đến nó mà chỉ cố tập trung vào câu niệm. Cũng giống như mình đang trên đường về Tây Phương thì khách bộ hành trên đường rất nhiều, mình thấy họ, họ có làm gì cũng đừng để ý đến họ mà vẫn tiếp tục hành trình đoạn đường cho đến nơi.
Nói như Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân (Ngài là hóa thân của Bồ tát Đại Thế Chí) thì Niệm Phật không có hình thức, ngoài việc tập trung vào câu niệm thì không cần hình thức gì cả, há gì nói đến việc vừa niệm vừa quán tưởng người đời mạt pháp tâm thô tạp nhiều sao mà quán nổi. Cứ ung dung chuyên cần niệm, lâu dần ắt có ích. Chỉ có vậy nên mới gọi là pháp môn dễ hành, vấn đề khác biệc giữa người này và người kia là niềm tin mãnh liệt vào công đức danh hiệu Phật, sau đó cứ tinh tấn niệm để quyết vãng sanh Tây Phương là được.
Vài chia sẻ hi vọng giúp bạn.
A Di Đà Phật.
Chào bạn timlaiphttanh, nghe bạn nói vậy, chắc là bạn đang hành trì niệm Phật theo phương pháp của Pháp Nhiên Thượng Nhân phải không? Xin bạn hoan hỷ cho mình cách thức tu tập của bạn vào mỗi ngày được không/
Xin chân thành cảm ơn bạn.
A Di Đà Phật _()_ _()_ _()_
A Di Đà Phật _()_
Chào liên hữu timlaiphattanh,
Thanh Hòa rất may mắn được đọc cuốn Niệm Phật Tông yếu của Pháp Nhiên Thượng Nhân. Cũng như bạn nói là Ngài nói “Niệm Phật không có hình thức, ngoài việc tập trung vào câu niệm thì không cần hình thức gì cả”.
Liên hữu timlaiphattanh cho Thanh Hòa hỏi nếu như vậy những lúc công phu thì mình niệm Phật luôn (do các hạnh chỉ có trì danh niệm Phật là hợp với bản nguyện của Đức Phật A Di Đà, với lại đây gọi là niệm Phật không xen tạp), thì trước đó mình có cần đảnh lễ Tam Bảo , sám hối…
Liên hữu hoan hỉ cho Thanh Hòa biết cách liên hữu công phu nha.
Chúc liên hữu thân tâm thường an lạc, tinh tấn niệm Phật
A Di Đà Phật _()_
Thân chào Liên hữu Diệu Âm Thanh Hòa,
Timlaiphattanh cũng như liên hữu, có cơ duyên xem được Niệm Phật Tông Yếu của Ngài Pháp Nhiên nên sinh tâm hoan hỷ vô cùng.
Trong các hạnh để vãng sanh thì niệm câu A Di Đà Phật là chánh hạnh nên dù làm gì cũng không để gián đoạn hạnh này, tất các hạnh khác chỉ là trợ hạnh. Lễ bái, tụng kinh, v.v…. đều là trợ hạnh.
HT Tịnh Không nói vì sao phải đọc, tụng kinh? Là vì để tăng thêm chữ tín, nếu như cảm thấy bản thân đầy đủ niềm tin Phật quá rồi thì không cần đọc tụng kinh nữa, chỉ một câu A Di Đà Phật là đủ. Đọc kinh Vô lượng thọ là vì trong đó có nói đến 48 lời nguyện của Phật A Di Đà, nói về hạnh tu và cảnh giới của Ngài để thâm nhập vào đó. Hàng ngày lễ lạy Ngài để sám hối nghiệp chướng đã gieo từ vô lượng kiếp cho đến kiếp này vẫn còn gieo mà bản thân đôi khi còn không nhận ra. Đến như Di Lặc Bồ tát sắp thành Phật rồi mà còn lạy sám hối ngày sáu thời huống chi phàm phu chúng ta.
Định khóa của timlaiphattanh: Sáng dậy sớm đọc tụng hết kinh VLT, chiều vừa niệm Phật vừa lạy Phật 1 tiếng đồng hồ. Trong ngày bất kể làm việc gì đều cố gắng niệm Phật (niệm ra tiếng hoặc niệm thầm) sao cho nhiều bất luận đi đứng nằm ngồi. Chuyện Phật sự đủ duyên thì làm, không đủ duyên nhất định không làm vì phan duyên sẽ dẫn đến phiền não. Còn trẻ cũng bận gia duyên nên không tu tập được nhiều thời khóa như các liên hữu khác. Chỉ cố gắng duy trì đều đặn không gián đoạn và có niềm tin xác quyết một con đường về Tây phương làm đệ tử của Phật A Di Đà thì ngoài niệm Phật ra không còn biết gì nữa.
Xin chia sẻ cùng bạn. Chúc các liên hữu tinh tấn và an lạc trên đường tu tập, đồng sanh Cực lạc, đồng kiến Di Đà, đồng ngộ vô sanh, đồng thành Phật đạo.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin cảm ơn sự chia sẻ của liên hữu timlaiphattanh nha.
Cảm phiền liên hữu cho Thanh Hòa email của liên hữu để Thanh Hòa hỏi liên hữu nhiều một chút (như là trước khi Niệm Phật, tụng kinh liên hữu có đọc tán Phật…ko? Lạy sám hối thì liên hữu sám hối, sau đó Chí tâm đảnh lễ hay là niệm Phật một câu rồi lạy hay sao?)
Hoan hỉ cho Thanh Hòa nha, vì Thanh Hòa là Phàm phu tội chướng sâu nặng chỉ mong học hỏi thêm để công phu tu tập của mình được vững vàng.
Email của Thanh Hòa: [email protected]
Chúc các liên hữu kiến văn tinh tấn, kiến Phật ngộ đạo,đồng sanh Cực Lạc. A DI Đà Phật _()_
Email của timlaiphattanh là: [email protected] hoặc [email protected]. Liên hữu nói quá lời làm tự thấy hổ thẹn, công phu còn kém cỏi chưa bằng ai nhưng trong khả năng học tu có gì biết thì xin chia sẻ hết cùng các liên hữu.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cám ơn timlaiphattanh nhiều nha.
A Di Đà Phật _()_
cho tôi xin hỏi người còn nóng nảy thì tu có bớt tính nóng nảy không? Bản chất và lương tâm thì rất tốt. Nhưng sao cứ mỗi khi có chuyện gì bị họ nói theo kiểu đại loại như giả dối hoặc sai sự thật là tôi đã điên tiết lên rồi.Mong hoan hỉ trả lời tôi có nên niệm phật mỗi ngày không? Nhất là hiện nay tôi đang muốn đi bộ để tiện đôi đường là yên tĩnh niệm phật luôn. Vì bản thân tôi rất tin vào những yếu tố này. Nhưng tôi lại không ngồi một chỗ để niệm phật cũng như ăn trường chay được. Mà chỉ tranh thủ mọi lúc mọi nơi nếu có thể mà tránh được sự mọi người chào hỏi làm xáo trộn phân tâm. Vậy cách nào tốt nhất xin các Thầy Tăng Ni chỉ bảo!
Nam mô A Di Đà Phật! xin bạn hoan hỷ cho mình có ý kiến, Bạn niệm mọi lúc mọi nơi rồi cầu xin hồi hướng công đức để cho mình bớt cái sân si lâu ngày sẽ được,còn việc ăn chay trước chay kỳ sau đó nghĩ rằng những miếng thịt đó, con cá đó sẽ có lúc là miếng thịt của mình, mạng sống của mình thì bạn sẽ dần dần sẽ chay trường được thôi.Chay trường xuất phát từ tình thương sẽ lâu bền hơn.
Để niệm hồng danh ngài đạt đến nhất tâm bất loạn thì truóc tiên bạn phải hiểu rằng không phải niệm nhiều là đạt đuợc, có khi niệm ít cũng đạt đuợc. nó không liên quan đến niệm nhiều hay niệm ít, điều quan trọng ở đây là không có tạp niệm xen vào, khi nhất tâm đuợc như vậy thì câu niệm moi rốt ráo thật sự, nhưng con nguoi chúng ta rất khó để đạt đuợc thanh tịnh như vậy, muốn đạt đuợc sự thanh tịnh của thân tâm thì có nhiều phuơng pháp công phu, có thể là thiền định, thiền tuệ, hoặc là dùng câu niệm hồng danh ngài để tu tập cột tâm mình vào đó luôn để thực hành. song hành voi điều đó bạn nên chọn 1 bài kinh để tụng đọc, mục đích chính yếu cũng là để cho thân tâm chúng ta trở về voi tự tánh phật của mình mà không còn vọng tuỡng hay tạp niệm xen vào. công phu ít nhất là 1 ngày 1-2 thoi vào ban đêm là tốt. ban ngày bạn cứ niệm để tâm mình luôn định tỉnh, gặp 1 chuyện bất an đưa đến như bạn kể mình cũng có thể giữ tâm tỉnh táo lại nhờ câu niệm luôn ở trong tâm mình, nhưng điều tôi muốn nói ở đây là sự công phu sâu dầy, không phải là sự dàn trải cả ngày, quan trọng nhất o đây là công phu để đạt đuợc sự thanh tịnh, khi có đuợc sự thanh tịnh đó nhờ bất kể phuơng pháp thực hành nào của đạo phật của bất kể tông phái nào thì niệm 1 câu phật hiệu cũng ý nghĩa hơn cả nghìn câu trong lúc tâm mình còn bất an, không định tỉnh. điều thứ 2 là khi tâm bạn hoàn toàn thanh tịnh thì bạn không còn coi trọng xa lánh mọi nguoi cho khỏi xáo trộn, sự xáo trộn này bạn cứ nhìn thẵng vào nó không cần né tránh, láy chính nó để thực hành và soi rọi tâm mình đang động ở mức nào. tối về bạn công phu : tụng kinh, ngồi thiền, và niệm phật. cứ như vậy lâu ngày bạn sẽ biết nên làm như thế nào cho đúng. để đạt đuợc thanh tịnh mà niệm phật là phải có phuơng pháp tu tập, nhưng không phải xa lánh mọi nguoi để đạt thanh tịnh. bạn có xa lánh và xa cái thân mình đến 1 noi không có loài nguoi sinh sống chăng nữa cũng chẳng liên quan đến cái tâm của bạn. tâm của mình xáo trộn vọng tuởng và lắm ưu phiền nó không phải chỉ do 1 kiếp này tạo ra, vô minh che khuất chính tâm mình cả nghìn kiếp , mình muốn gở bỏ chúng không chỉ dừng lại ở chổ mong muốn gở là đuợc, bạn cố gắng tìm hiểu giáo lý tối thuợng của ngài để song hành việc niệm phật, tôi cầu mong bạn giác ngộ viên mãn. NAM MO A DI DA PHAT
Hôm nay tôi mới có nhân duyên vào trang này và đọc tin của timlaiphattanh, tôi từ đó biết được trang Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân. Đọc đến đâu tâm tôi như có đèn soi tỏ, càng thêm tín tâm vào pháp môn niệm phật. AdidaPhat! Cám ơn bạn rất nhiều
Đọc được bài phật thấy lòng thanh thản rất nhiều
Nam mô a di đà phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
“Chớ vương vào có mơ có có
Học đạo không không, phải thật không”
Mong tất cả pháp giới chúng sanh đều trọn thành phật đạo.
Con là dân tộc thiểu số, từ bé chưa tiếp xúc môn phật giáo. Con có tìm hiểu và rất muốn niệm phật nhưng con không biết phải làm thế nào và bài niệm phật ra sao? Mong thầy giúp đỡ.
Chào bạn hoang uyen!
Câu hỏi của bạn đã đăng từ 30/03/2014 mà vẫn không thấy đạo hữu nào trả lời, không biết bạn có còn ở đây không. Thôi thì mình đành dùng chút tri kiến kém cỏi này để giải đáp cho bạn.
Đi đứng nằm ngồi nói năng động tịnh kể cả khi đại tiểu tiện tất cả mọi nơi, mọi chỗ đều có thể niệm Phật. Niệm như thế nào, thường ngày nếu ngại người khác nghe thấy mình niệm Phật thì niệm theo lối Kim Cang Trì tức là nhép môi tiếng vừa đủ để tai nghe mà người khác không nghe thấy gì chỉ thấy miệng bạn hơi nhấp nhấp thôi, có thể niệm 4 chữ “A Di Đà Phật” hoặc 6 chữ “Nam mô A Di Đà Phật” còn khi vào nhà vệ sinh thì niệm ở trong tâm tức là niệm trong ý nghĩ thôi. Bạn là người dân tộc thiểu số mà biết tới Phật pháp lại có duyên với đạo tràng Tịnh Độ duongvecoitinh này thì chắc hẳn có thiện căn sâu dày, bạn nên đọc qua kinh A Di Đà, và kinh Vô Lượng Thọ để phát tâm cầu sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà.
A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con không là Phật Tử . Nhưng Con cũng thường vô Chùa bái Phật . Con không biết làm như thế nào cho đúng . Chỉ biết thắp nén hương kính Phật . Con cũng hay niệm ” Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ” ” Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát ” nhưng Con không biết mình làm có đúng không . Vì Con có thể niệm khắp nơi : Lái xe , trong đêm khuya , khi đang làm việc , hay đang nằm nghỉ …
Mong được hướng dẫm thêm ạ .
Mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn thì câu cầu cứu của tôi luôn là ” Nam mô A Di Đà Phật” liên tục và gần như là quán tính. Cứ mỗi khi khó khăn hay đau bệnh tôi đều kêu cứu Phật giúp đỡ. Đặc biệt có 2 lần ốm nặng không biết sao tôi luôn cầu cứu Phật và luôn được bình an! Bây giờ điều khó nhất là niệm Phật miên mật lại phải nhất tâm…
Pháp môn tịnh độ rất hay và đơn giản, niệm phật nên tập luyện để lâm chung giữ được câu phật hiệu A Di Đà Phật để về tây phương. A Di Đà Phật. Ta bà quá khổ rồi
Cho con hỏi là , trước kia con nge bô mẹ ông bà nói , nếu đi tu ko đc ăn đồ mặn , thê như bây jờ ko biết các sư tăng ni theo xu thế của phương tâp hay , của nc ngoài y , mà thấy ăn đồ mặn xuốt ngày , co lân ngồi ơ quán ăn sáng co 1tăng ni đi vào tưởng làm j nữa , ai jè tăng ni đo kêu 2bát tiết cach vô tình cũng la người nhanh mồm hỏi thì vi tăng ni đo nói (nay đầu tháng ăn bát tiết cho đỏ , mọi người con ăn tui ko ăn thì chết đói à ) cho hỏi tăng ni đo là tăng ni j , vậy ạ
A Di Đà Phật
Bạn Cần Sa thân mến,
Nhân-Quả là: Ai làm người đó chịu. Trồng dưa ắt hái dưa; trồng cà ắt hái cà. tạo Nhân lành ắt gặp Quả lành; tạo Nhân bất thiện ắt gặp Quả bất thiện.
Người tu đạo là người phải tỉnh giác, luôn xoay cái nhìn của mình vào để chiếu xét tâm mình, chớ nên phóng tầm nhìn ra ngoài để chiếu xét chuyện duyên trần xung quanh.
Đó gọi là: Người quấy ta chẳng quấy. Ta quấy lỗi kề bên.
TN
Con đả làm sai một việc la xúc phạm người khác con cảm thấy có lổi rất nhiều và muốn sửa đổi tính tình thì con phải lam sao mong thầy giúp đở con thoát khỏi nghiệp chướng này.con cầm ơn thầy.Na mo ai di da phat
Bạch Thầy hàng ngày con tụng kinh tại àn thờ gia tiên có được không ạ vì bàn thờ phật con chưa có
Chào bạn Thanh Hương
Bạn có thể tụng kinh ở bàn thờ gia tiên, bởi vì đó cũng là 1 cách giúp cho tổ tiên nghe được kinh Phật để tu hành. Khi nào có bàn thờ Phật thì chuyển sang tụng ở bàn thờ Phật.
Nhớ lúc nhỏ nghe mẹ thường hay kể ,ông nội mẹ thường hay niệm Nam Mo A Di Da Phat.Ông đã già và thường hay nhép miệng niệm.Rồi mẹ tôi nói niệm Phật rất tốt.Và mẹ cũng thường xuyên niệm Phật.Lúc nhỏ mình cũng không hiểu nhiều ,chỉ nghe nói là tốt vậy thôi.Sau này lớn lên ,tìm hiểu mới biết .Và Bây giờ tôi cũng thường xuyên niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn bài viết của Thầy. Con đọc và thấy sáng suốt ra rất nhiều. Kính chúc Thầy sức khỏe. Mô Phật.
Con muốn hỏi. Con ngày nào cũng niệm phật. Mọi lúc mọi nơi. Đi làm .ra đường ngủ.vvv con đều niệm như vậy có đúng không ak.vì có người bảo muốn niệm phật phải mặc quần áo chỉnh tề và ngồi đúng và nghiêm trang.còn con lúc nào con cũng niệm như vậy con có sai kh ak
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hải Yến,
*Niệm Phật trọng nơi tâm, chẳng trọng nơi hình thức. Nếu quần áo chỉnh tề, ngồi đúng tư thế, hương đèn, phẩm vật cúng dường đầy đủ mà tâm tán loạn, cấu nhiễm thì còn bất kính hơn là không niệm hoặc thân chẳng được chỉnh tề, nhưng tâm thầm nhiếp để niệm Phật. Nói vậy không có nghĩa chúng ta không cần trang nghiêm thân tướng khi tu hành, trái lại nếu cần phải trang nghiêm chúng ta nên làm, ngược lại những nơi không trang nghiêm: ngoài đường phố, chợ, siêu thị, chốn công cộng… chúng ta nhiếp tâm thầm niệm là đủ.
*Niệm Phật quan trọng ở không gián đoạn. Chúng ta mới tu học, vì thế phải tránh tình trạng: trước bàn thờ Phật, trong đạo tràng chúng ta rất trang nghiêm, rất nỗ lực, nhưng chỉ cần nhổm lên lạy Phật, hay ra khỏi b àn thờ Phật, rời khỏi đạo tràng thì lại chung sống ngay với tâm cấu uế. Do vậy nhiếp tâm niệm Phật là mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh không phân biệt đó là đạo tràng hay chẳng phải đạo tràng, luôn giữ chánh niệm đó mới thực là niệm Phật. Để làm được việc này chẳng phải một vài ngày, một vài tháng mà thành tựu, hơn thế phải là sự huân tập trong chánh niệm. Được vậy, dẫu một ngày kia vô thường ập tới chúng ta mới có hy vọng để một niệm mà vãng sanh Tịnh Độ.
Chúc bạn thường tinh tấn
TN
A Di Đà Phật
Bạn Hải Yến,
“Về chánh hạnh niệm Phật nên tùy sức mỗi người mà lập, chẳng thể chấp chặt một bề. Nếu thân mình không bận việc, cố nhiên nên từ sáng đến tối, từ đêm đến sáng, đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng, động, tịnh, ăn cơm, mặc áo, đại tiện, tiểu tiện, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, giữ sao cho một câu hồng danh thánh hiệu chẳng rời tâm, miệng! Nếu rửa ráy, súc miệng thanh tịnh, áo mũ chỉnh tề và nơi chốn thanh tịnh thì niệm Phật ra tiếng hoặc niệm thầm đều được cả.
Còn lúc ngủ nghỉ, lúc thân hình hở hang, tắm gội, đại tiểu tiện, cũng như khi đến chỗ dơ bẩn chẳng sạch, chỉ nên thầm niệm, đừng niệm ra tiếng. Thầm niệm cũng có cùng một công đức [với niệm ra tiếng]. Niệm ra tiếng chẳng cung kính. Chớ bảo ở những chỗ ấy chẳng thể niệm Phật. Phải biết là ở những nơi ấy, chẳng được niệm ra tiếng mà thôi. Hơn nữa, lúc nằm ngủ nếu niệm ra tiếng chẳng những không cung kính lại còn bị tổn khí. Chẳng thể không biết điều này!”
(Trích Ấn Quang Đại Sư GNL)