Đạo Phật là một tôn giáo, nhưng đó cũng chính là một triết học rất cao thâm vi diệu. Đã là học giả thì cần phải nghiên cứu môn triết học này, và khi đã nghiên cứu rồi, lại còn cần phải đem ra thực hành. Vì Phật học là một môn học gồm đủ cả lý lẫn sự, phần lý cốt để hướng dẫn cho phần sự và phần sự cốt để làm sáng tỏ thêm phần lý, lý và sự vốn dung thông nhau, nên nếu thực hành được sự thì có thể đạt được cảnh giới tối cao thâm và càng viên mãn hóa phần lý vi diệu. Phật học khác với các môn triết lý thế gian, lại cũng chính tại chỗ đó mà Phật học khác với các tôn giáo khác: Lý nào có sự nấy và sự nào có lý nấy, lý thì đều có thể thực hành được, sự thì đều có thể lý giải được. Vì vậy, tùy từng sở cầu, ai muốn nghiên cứu riêng về phần lý giải cũng được, mà ai muốn y lý thực hành để cho sáng tỏ hơn thì cũng lại càng tốt. Sở nguyện nào cũng đều thỏa mãn được cả. Nói một cách đơn giản hơn là từ những sự lý thiển cận áp dụng hàng ngày đến những cảnh giới thâm diệu siêu tuyệt, không một điều gì mà Phật học không giải quyết một cách viên mãn.
Chúng ta nên hiểu rằng, pháp môn niệm Phật không riêng gì ông già, bà cả tu theo mà ngay đến các Đức Đại Bồ tát, như các Ngài Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân v.v… và các đại văn hào cư sĩ như Bạch Cư Dị, Văn Ngạn Bác, Vương Nhật Hưu v.v… cũng đã từng áp dụng có hiệu quả. Như thế, pháp môn niệm Phật là một pháp môn rất phổ thông.
Hàng ngày hành trì như trên là cốt mượn cảnh giới Thanh tịnh, vận dụng tâm niệm Thanh tịnh để gột tẩy hoặc nghiệp ô nhiễm chất chứa vô thỉ kiếp đến nay trong tâm và đang hiện ra ngoài thân, đồng thời cũng để vun xới cho hột giống thanh tịnh xuất thế mỗi ngày một tăng trưởng. Vì thế tôi dám khuyên các bậc thiện tri thức Phật tử trong khi làm Phật sự, không những không nên sợ dư luận mà đồng thời lại còn phải tinh tấn khuyến khích mọi người làm theo. Phật dạy: “Nhơn thân nan đắc, Phật pháp nan văn”. Nay đã được làm thân người mà lại được gặp Phật pháp, nếu chẳng cố công học hỏi thì nào có khác gì người nghèo được đến non vàng mà lại đành cam phận khó và chịu bỏ về không, há chẳng uổng lắm ru!
Trích Tâm Như Trí Thủ toàn tập
HT.Thích Trí Thủ (Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN)
VIÊN TRÍ ƠI BẠN HẢY GIÚP MÌNH VỚI HIÊN TẠI HÔN NHÂN MÌNH KG HẠNH PHÚC TỤI MÌNH ĐẢ CƯỚI NHQU HƠN 10 NĂM RỒI SỒNG GIÓ GÌ ĐỀU ĐẢ TRẢI QUA BẢN THÂN MÌNH LÀ 1 THẰNG ĐAN ÔNG LO TOAN CUỘC SỐNG CÓ QUÁ NHIỀU LO TOAN VẬY MÀ VỢ MÌNH KG HIỂU MÌNH CÓ CHÚT CUOC VUI BÊN NGOAI2I KG CÓ GÌ QUÁ ĐÁNG MÀ CÔ AY CƯ ĐAI NGHIẾN MÍNH MẢI THẬM CHÍ CÒN LÀM MÌNH XẤU HỔ VÓI ANH CHI EM TRONG NHÀ VÀ BẠN BÈ MÌNH NỬA CÔ ẤY THA6T5T QUÁ ĐÁNG MÌNH ĐÂU PHẢI HẠNG ĐÀN ONG KG CÓ TRÁCH NHIỆM VÔI GIA Đ2NH ĐÂU MÌNH GIẬN LẮM BẠN CHO MÌNH LỜI KHYÊN NHA CÁM ƠN BẠN
Xin chào Huy,
Kiếp này nên duyên chồng vợ là do đã có những ân oán tình thù từ đời trước (vô oan trái bất thành phu phụ). Nếu là để báo ân thì cho dù mình có trở nên nghèo nàn, xấu xí, tật nguyền, bệnh hoạn…thậm chí đối xử tệ bạc (mắng chưởi, đánh đập) với người ta nhưng người ta vẫn một lòng một dạ chung thủy sắc son. Nếu là để báo oán thì người ấy sẽ đối xử tệ bạc với mình, làm tổn thương mình…Nhưng cho dù là ân hay oán thì cũng phải chấp nhận chứ khó có thể lánh né, đến khi ân tàn oán tận thì tự dưng sẽ chia tay (người ấy muốn chia tay, muốn ly dị, người ấy qua đời hoặc là mình qua đời chẳn hạn), dù cho có luyến ái sâu đậm cũng không sao ngăn được. Oán thù gặp gở, ân ái chia lìa, mong cầu không toại ý là những thứ khổ của thế gian, làm sao có thể tránh được? Chỉ trừ phi gặp được Phật Pháp thì mới hóa giải được.
Nghe câu chuyện mà bạn kể thì VT thấy đó là việc rất bình thường của rất nhiều cặp vợ chồng. Cũng bởi vì (…ái sanh thủ, thủ sanh hữu…) yêu cho nên mới ghen. Đã là phàm phu thì “nhân vô thập toàn” cho nên có lỗi là lẻ thường tình. Tuy nhiên đa phần thì người ta thường hay nhìn lỗi của người khác, muốn sửa lỗi của người khác. Khi một người bị người khác phơi bày lỗi lầm của mình ra thì tự nhiên sẽ cảm thấy xấu hổ, sanh buồn, sanh giận là điều tất yếu. Để rồi cuối cùng thì lỗi của ai cũng vẫn còn y nguyên đó và càng ngày càng nặng hơn, đâu có ai chịu sửa lỗi của mình đâu. (Vì cứ lo sửa lỗi người khác không à).
Chính vì thế cho nên Ấn Quang Đại Sư dạy: “Lúc nhàn đàm, đừng nên nói lỗi người, lúc tỉnh tọa thường tự xét lỗi mình”. Nếu là người tu thì chữ tu có nghĩa là sửa, sửa là sửa tâm tánh của mình thành thuần thiện, thuần tịnh (sửa lỗi của mình trước là việc chính). Như là một đoạn ngắn ở phần cuối trong Phim Nghịch Duyên, khi mà Thái Thiên Quý phàn nàn về việc buổi sáng thức dậy không có nước ấm để rửa mặt, thì chị Liên Hương chỉ nói:” Được rồi! Cho em xin lỗi, là lỗi của em “.
Nói đến đây chắc có lẻ bạn sẽ thắc mắc là mình chỉ lo sửa lỗi mình, không nói lỗi người vậy lỗi của người ta làm sao người ta biết để mà sửa? Thật ra thì người ta cũng biết nhưng “biết mà cố phạm”, nếu nói ra thì người ta chỉ càng thêm buồn giận mà thôi chứ chưa chắc gì đã chịu sửa. Trong khi mình tu (chỉ sửa lỗi mình) thì người ta nếu có gần gủi, giao tiếp lâu dài với mình thì từ từ họ sẽ được cảm hóa. Như là trong Phim Hoàng Châu Công Chúa, khi mà cô Tử Di bị Hoàng Hậu tra tấn, hành hạ, đọa đày… đến thương tích cùng mình, chết đi sống lại nhiều lần nhưng cô ta vẫn không hề oán hận hoàng hậu. Đến khi hoàng hậu bị vua đòi xử trảm thì cô ta đã dùng “miển tử kim bài” và quỳ xuống xin vua tha tội cho hoàng hậu. Cô ta nói:”Gia hòa vạn sự hưng, mỹ đức lớn nhất của đời người chính là khoan dung, tha thứ…” Tấm lòng cao đẹp của cô ta đã làm cảm động mọi người và hoàng hậu cũng vì đó mà biết ăn năn sám hối, cải tà quy chánh để cuối cùng thì hoàng hậu cũng đã xuống tóc đi tu. Biến người ác thành người hiền là phương tiện thiện xảo của bồ tát dùng để độ tha, trong quá trình đó rất là vất vả, gian nan đôi khi còn phải hy sinh cả bản thân mình để quên mình vì người (vô ngả vị tha).
Trường hợp của bạn thì VT thấy chưa đến nỗi nào nghiêm trọng lắm, có lẻ VT đã nói hơi sâu xa. Thôi thì tạm mượn bài kệ trong kinh Pháp Cú để kết thúc phần này:” Hận thù diệt hận thù, là điều không thể có. Từ bi diệt hận thù, là định luật thiên thu”.
Nam Mô A Di Đà Phật
ôi tấm lòng của bạn trí huệ của bạn như tấm lòng của bồ tát luôn vì chúng sanh ân cần dạy bảo mình thật sự giác ngộ lời khuyên quý báu của bạn cầu xin ơn trên cho bạn có được sức khỏe giúp ích cho đời xin cám ơn bạn rất nhiều