Hôm nay ngày mồng 8 tháng 11 năm Tân mão (02 tháng 12/2011), kỷ niệm giáp năm ngày Phật tử Minh Thuận Vãng sanh. Được sự đồng ý của gia đình Phật tử Minh Thuận, tôi (lương y Phan Văn Sang) xin kể lại kỳ tích vãng sanh của Phật tử Minh Thuận.
Phật tử Pháp danh Minh Thuận tên là Diệc Trung Hòa (hình bên) sinh năm 1943. Cư ngụ tại 3381/54 Đường Phan Văn Trị Phường 11 Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng như bao nhiêu người sống trên thế gian này, Phật tử Minh Thuận khi chưa quy y, một đời bôn ba cho cuộc sống cho gia đình, chưa nghe chưa tin gì về Tam Bảo, về Phật pháp. Đến lúc về già Phật tử mang trong người chứng bệnh tiểu đường, trải qua bao nhiêu năm chạy chữa nhưng cuối cùng rồi biến chứng qua Ung thư gan giai đọan cuối, không còn cách chữa trị, Bác sĩ cho về nhà an dưỡng để chờ ngày ra đi.
Bà con, bè bạn quen biết, mọi người đến thăm rất nhiều, duyên may có cô Phật Tử tên Kiều Loan là người trong Ban Hộ Niệm, do quan hệ nhau về tình Thầy trò, và cũng ở cùng một phường nên cô thường xuyên lui tới an ủi, thăm nom và tặng chú Minh Thuận chiếc máy niệm Phật, khuyên ông hãy niệm theo cho bớt cơn đau. Chú Minh Thuận rất vui mừng thích thú với máy niệm Phật đó. Thấy thế Cô Kiều Loan khuyến khích gia đình nên mời Ban Hộ Niệm hằng đêm đến để niệm Phật trợ duyên.
Được gia đình vui vẻ đồng ý, thế là nhóm Phật tử Gò Vấp, nhóm Phật tử Bình Thạnh chúng tôi kết hợp với Ban hộ niệm của Đại Đức Quang Hùng, sau những ngày lao động, mỗi chiều đến, cơm nước xong chúng tôi tập trung nhà Phật tử Minh Thuận hợp với gia đình cùng nhau niệm Phật.
Được sự khuyến khích của các Phật tử trong Ban Hộ Niệm , gia đình hoan hỉ thỉnh Chư Tăng về nhà, đến tận giường bệnh của chú mà quy y Tam Bảo, được Thầy Quang Hùng cho chú Pháp danh là Minh Thuận.
Thưa quý vị: Phật tử Minh Thuận tuổi cũng đã về già, bệnh lâu ngày, biết mình không qua khỏi, nhưng nhờ thiện tri thức mỗi ngày đến hộ niệm và khai thị, nên Phật tử Minh Thuận mới nhận thức được cuộc đời là vô thường có lão ắt có bệnh, có sanh ắt có tử, niềm tin về thế giới Cực Lạc A Di Đà mãnh liệt nên Phật tử Minh Thuận phát tâm quyết chí cầu sanh về Tây Phương Tịnh Độ chỉ trong thời gian 1 tháng mà đã cảm ứng đến Phật A Di Đà.
Buổi tối hôm nọ nhằm ngày thứ bảy trong tuần, nhóm Phật tử chúng tôi tập trung như thường lệ, khóa niệm Phật vừa xong, Phật tử Minh Thuận kêu chúng tôi lại nói cho cả nhóm và gia đình cùng nghe :
– Tôi vừa thấy đức Phật A Di Đà có hào quang sáng lắm, hiện ra bảo tôi rằng thứ hai tuần sau mồng 8 Phật sẽ đến rước tôi về với Tây phương!
Chúng tôi hỏi : – Chú thấy Phật ra sao?
Phật tử Minh Thuận chỉ tay về hình A Di Đà trên tường bảo: – Phật giống y như hình đây nè!
Chúng tôi cứ nghĩ là chú Minh Thuận chắc bệnh quá mê sảng nói vậy chứ chắc gì đúng, nhưng rồi lại nghĩ “À, mà cũng có thể lắm!” Bởi tâm của chú luôn hướng về Phật, gắng gượng cơn đau luôn chắp tay quyết tâm niệm Phật theo chúng tôi, cũng như lúc chú nằm một mình.
Phật tử Minh Thuận một đời cực nhọc bôn ba dong ruổi với kế sinh nhai cho bản thân và gia đình, chưa một ngày biết đến Tam Bảo, chưa nghe đến một câu kinh . Giờ đây cuối cuộc đời nằm một chỗ thật là hối tiếc, nhưng may thay gặp được thiện tri thức khuyên bảo mới biết Phật Pháp, mới tin đến Tam Bảo nhưng đâu còn thời gian nào nữa mà để được xem Pháp đọc Kinh ?
Thôi thì cứ 1 câu mà chúng tôi trao truyền cho chú học thuộc lòng, giờ đây chính Phật tử Minh Thuận đã thấy Phật nên niềm tin càng mãnh liệt hơn, chú cứ thế mà luôn chắp tay tự phát nguyện:
Quy mạng lễ A Di Đà Phật
Ở Phương Tây thế giới an lành
Nay con là Phật tử Minh Thuận
Xin phát nguyện vãng sanh.
Cúi xin đức Từ Bi tiếp độ
Nam mô A Di Đà Phật… Nam mô A Di Đà Phật…Nam mô A Di Đà Phật
Chúng tôi những người Phật tử tu tại gia, chiều làm về cơm nước xong, hằng đêm vẫn luôn họp nhau đến nhà gặp chú Minh Thuận khai thị, diễn giải, khuyên nhủ, động viên, rồi cùng nhau vô dâng hương niêm Phật…
Cho đến ngày thứ hai đầu tuần (đúng vào ngày chú Minh Thuận đã nói trên) nhằm ngày mồng 8 tháng 11 năm Canh Dần âm lịch (2010) . Cũng buổi niệm Phật như thường lệ cho đến hơn 9 giờ tối, xong buổi công phu chúng tôi vây quanh giường bệnh của Phật tử Minh Thuận, thấy chú rất khỏe vui cười trò chuyện với chúng tôi hồi lâu, trước khi từ giã ai nấy đều cầu chúc sức khỏe và khuyên chú cứ tiếp tục niệm Phật, rồi chúng tôi lần lượt ra về hết.
Hai quận Bình Thạnh và Gò Vấp, nhà Phật tử Minh Thuận ở vùng giáp ranh nhau, nhóm Hộ Niệm chúng tôi mỗi người nhà ở cách nhà chú Minh Thuận người ở xa , cũng có người gần.
Vừa cho xe máy vào nhà, cũng đã quá 10 giờ đêm vừa đặt lưng xuống giường định nghỉ thì tôi nhận điện thoại từ nhà Phật tử Minh Thuận gọi qua:
– Anh Sang ơi! Chú Minh Thuận lấy hơi lên rồi !
– Trời đất! Thấy chú còn khỏe vừa mới nói chuyện với mình đây mà!
Tôi tức tốc vớ chiếc áo tràng, nổ máy xe chạy vội qua, thấy cả gia đình đang vây quanh chú đồng chắp tay niệm Phật vang nhà.
Miệng tôi cũng niệm theo, tay tôi lấy chiếc mền Quang Minh màu vàng đã chuẩn bị sẵn nửa tháng nay trên bàn Phật, đắp từ chân lên đến cổ chú cũng là lúc Phật tử Minh Thuận vừa trút hơi thở cuối cùng lúc 22 giờ 45 phút, đúng vào ngày thứ Hai đầu tuần, ngày mồng 8 tháng 11 âm lịch (năm 2010, đúng như Phật tử Minh Thuận đã nói với chúng tôi trước đó 1 tuần), Phật tử Minh Thuận hưởng thọ 67 tuổi.
Phật tử Minh Thuận ra đi trong tiếng niệm Phật của những người thân trong gia đình và các Phật tử gần nhà như là cô Phật tử Diệu Tâm, chú Phương và mấy cô Phật tử nữa mà tôi không nhớ hết tên.
Những Phật tử khác vừa ra về hay tin tức tốc quay lại tiếp tục và kết hợp cùng Ban Hộ niệm Đại Đức Quang Hùng thay nhau niệm Phật cho đến sáng hôm sau.
Theo quy tắc của pháp hộ niệm là tuyệt đối không đụng chạm đến thân người vừa lâm chung trong khoảng thời gian 8 tiếng. Gia đình Phật tử Minh Thuận cũng tuân quy tắc đó. Phật tử Minh Thuận vừa lâm chung miệng há lớn, mắt cũng còn mở, nhưng qua tiếng niệm Phật của Ban Hộ Niệm miệng và mắt của Phật tử đã dần dần tự khép lại.
Trải qua một đêm niệm Phật của đại chúng. Sáng hôm sau Đại đức Quang Hùng và các Phật tử kiểm tra thoại tướng thấy thân thể tay chân Phật tử Minh Thuận mềm mại, hơi ấm tụ lại trên đỉnh đầu.
Nam mô A di Đà Phật! Phật tử Diệc Trung Hòa, Pháp danh Minh Thuận đã vãng sanh về Tây phương cực lạc !
Nhưng Phật tử Minh Thuận chỉ mới biết tin và niệm Phật có được 1 tháng mà tại sao được Phật A Di Đà báo cho biết ngày vãng sanh ?
Trong Kinh PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ có câu : “ Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt, nhứt tâm bất loạn. Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực lạc quốc độ”
Nghĩa là : Này Xá-lợi-phất! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhân nào nghe nói về Phật A-di-đà mà chấp trì niệm danh hiệu ngài , hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, nhẫn đến bảy ngày, nhất tâm không tán loạn. Người ấy đến lúc lâm chung, Đức Phật A-di-đà cùng các Thánh chúng hiện ra ở trước mặt. Khi người này mạng chung, tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của Phật A-Di-Đà.
Có một chuyện kể rằng: Ngày xưa vào đời nhà Đường bên Trung Quốc có ông Trương Thiện Hòa một đời làm nghề đồ tể mổ thịt trâu bò làm kế sinh nhai, cuối đời đến lúc sắp chết thấy vô số trâu bò đến đòi mạng, trong lúc sợ hãi bèn nghĩ nhớ đến vị Tăng ở chùa có thể cứu mình, bèn gọi vợ lên chùa mời Tăng đến gấp, vị Tăng đến nơi bảo ông hãy an tâm niệm Phật A Di Đà, Trương Thiện Hòa nghe lời Tăng liền lớn tiếng niệm “Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật…”. Các hồn ma trâu bò dần biến hết , kế đến ông thấy Phật A Di Đà và thánh chúng hiện ra, Trương Thiện Hòa vui mừng la lớn lên “Phật đến rồi! Phật đến rồi! Rồi ông nhắm mắt vãng sanh trong tiếng niệm Phật của vị Tăng…
Vì sao một người đại ác như ông Trương Thiện Hòa mà cuối đời thức tỉnh với câu Phật hiệu A Di Đà mà được vãng sanh ?
Bỡi trong Kinh Vô Lượng Thọ, Phật A Di Đà có phát 48 lời đại nguyện , mà nguyện thứ 18 “ Nếu có chúng sinh nào trong giờ phút lấm chung tưởng nhớ đến danh hiệu ta xưng niệm từ 1 đến 10 niệm , nếu ta và các Thánh chúng không đến đưa tay tiếp dẫn người đó về tây Phương Cực Lạc, ta thề không nhận ngôi chánh giác !”
Trương Thiện Hòa một đời đồ tể giết bao nhiêu là trâu bò đáng lẽ phải đọa địa ngục, luân hồi đền mạng, nhưng nhờ vị Tăng khuyên bảo niệm Phật mà được “đới nghiệp vãng sanh” là vì lời đại nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà.
Trở lại Chú Minh Thuận. Nhờ thiện tri thức, Phật tử Minh Thuận tuy cuối đời mới giác ngộ Phật Pháp, mà lại gặp đúng Pháp môn Tịnh Độ ( niệm Phật) là Pháp môn thù thắng, pháp môn tu tắt, nên Phật tử nhanh chóng vãng sanh về cõi Phật A Di Đà.
Trong Kinh A Di Đà, Phật dạy niệm Phật từ 1 ngày cho đến 7 ngày mà tâm bất loạn sẽ được vãng sanh về thế giới Tây phương cực lạc, còn như Phật tử Minh Thuận đây biết mình không qua khỏi, không còn cách nào khác hơn là chuyên tâm niệm Phật để cầu vãng sanh nên trong 1 tháng (thời gian hơn hẳn 7 ngày như trong Kinh Phật nói ), Phật tử Minh Thuận quyết một lòng trì niệm nên được vãng sanh là đúng như lời Phật dạy.
Kinh A Di Đà có đoạn Phật bảo “ Xá Lợi Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhơn duyên, đắc sanh bỉ quốc”. Nghĩa là “Xá Lợi Phất ơi, không thể lấy chút ít phước đức thiện căn mà được sanh về nước Phật đâu.”
Vậy thì Phật tử Minh Thuận mới chỉ có giác ngộ và niệm Phật trong 1 tháng thì có được Phước đức và thiện căn nào mà được vãng sanh nhanh chóng như vậy?
Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật Bổn sư Thích Ca chúng ta có dạy “Quán tưởng cảnh giới ở Tây phương cực lạc, với danh hiệu của Phật A Di Đà sẽ diệt trừ được trọng tội trong 80 ức kiếp sanh tử !”
Phật tử Minh Thuận chắc chắn nhờ có trồng chút duyên lành từ nhiều kiếp trước, để đến cuối đời mới được gặp được thiện tri thức nhắc nhở nên mới phát khởi niềm tin rồi tự lực niệm Phật phát nguyện cầu vãng sanh về cảnh giới Tây phương, chiêu cảm đến Phật A Di Đà và nhờ tha lực của Phật A Di Đà gia bị, nhờ tha lực của 10 phương chư Phật hộ niệm (như Kinh trong A Di Đà mà Bổn sư Thích Ca đã nói), kết hợp với tha lực niệm Phật của Ban Hộ Niệm mà Phật tử Minh Thuận được vãng sanh .
Cũng trong lúc đó, gia đình Phật tử Minh Thuận phát tâm in ấn tống trên trăm hình Phật A Di Đà gởi về miền quê hẻo lánh tặng cho các Phật tử vùng sâu vùng xa thỉnh về thờ phượng, chiêm ngưỡng, lễ bái. Kế nữa gia đình phóng sanh, cúng dường, bố thí…nên Phật tử Minh Thuận nhờ công đức nhân duyên đó mà vãng sanh về Tây phương cực lạc là điều tất nhiên rồi.
Sau khi Phật tử Minh Thuận vãng sanh, gia đình, bà con, và chòm xóm thấy được sự nhiệm mầu của câu Phật hiệu A Di Đà, mới tìm hiểu nhiều qua Kinh sách, băng giảng, mọi người bừng giác ngộ đúng nghĩa của PHẬT ĐẠO – TỪ BI – TRÍ TUỆ – GIẢI THOÁT.
Gia đình chú Minh Thuận mọi người giờ đây ngày lao động, tối về niệm Phật, đồng thời gia nhập theo Ban Trợ Niệm , bà con hàng xóm thì có người phát tâm về chùa tìm hiểu tu học.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Phật tử, Lương y PHAN VĂN SANG
Nam mô A Di Đà Phật.
Phật pháp nhiệm mầu.
Nguyện cho tất cả chúng sanh đồng về Lạc Quốc
Thảo Vi thật rất cảm niệm công đức và tấm lòng từ bi của chú Sang. Cám ơn chú Sang luôn viết những bài rất hay, khuyến tấn hành giả Tịnh độ càng vững lòng tin, nguyện càng thêm sâu, dũng mãnh phát tâm cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Con kính chúc chú Sang luôn nhất tâm theo câu niệm Phật, tinh tấn hành trì, đạt được thanh tịnh, an lạc.
Quá nhiệm màu! Thật không thể nghĩ bàn.
Đúng là học phật là sự hưởng thụ tối cao của đời người.
Sống an lạc, hạnh phúc, chết bình an và tương lai sẽ giải thoát.
Còn gì hơn thế?!
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!phật pháp thật là vi diệu không thể nghĩ bàn!
cái này hay quá, chứng tỏ ông Sư Tinh Không giảng kinh quả là sự thật. đọc xong bài này thật cảm động, Kinh Vô Lượng Thọ quả là sự thật không gạt người, làm cho lòng tin của tôi càng thêm vững chắc và thổ thẹn bản thân mình không chịu buông bỏ thế sự chuyên tâm cầu về Tây. Nam Mô A Di Đà Phật con muốn được về Tây
Nam mô A Di Đà Phật
A di đà phật 🙂
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT
Thật là kì diệu! Sau khi đọc xong câu chuyện này, con cảm thấy thêm tin tưởng vào pháp môn niệm phật, con vốn rất hay giải đãi trong việc niệm phật, lại thường xuyên thối bồ đề tâm, đã không biết bao nhiêu con trở về với phật pháp rồi lại thối lui, con rất buồn. Con biết phật pháp là con đường duy nhất thực sự tốt cho con, yừ khi biết tới phật pháp, con đã thay đổi nhiều, thế nhưng vì căn cơ con kém quá, dễ mất tín tâm, hay lười biếng, lại không được gia đình cho ăn chay cho nên không bền vững được trong phật đạo. Có người cho lời khuyên rằng nên tham gia các công việc phật sự đễ tăng trưởng tín tâm nhưng khổ nỗi con vẫn còn phải đi học, không thể tham gia, con chẳng biết làm sao để lần này không thất bại nữa, tình cờ đọc được trang blog này, con cũng vững tin hơn rồi, mong các cô chú đừng chê con nhỏ tuổi mà cho con lời khuyên, chân thành cảm ơn cô chú. Nam mô A Di Đà Phật. __(\(\(“)/)/)__
A Di Đà Phật, nhỏ tuổi như em mà đã biết đến Phật Pháp thật là lành thay. Chị luôn hối hận và tự coi mình kém phước kém đức nên mãi 30t mới thấu hiểu một chút về Phật Đạo. Phát tín tâm mạnh mẽ. Tuổi của em bây h chỉ cần diệt trừ vọng tưởng, các si mê thế tục về phim ảnh game, tà ái… để tập trung việc học, tương lai sẽ có nhiều điều tuyệt vời lắm đó. Chúc em hạnh phúc.
nam mô a di đà phật, phật pháp thật nhiệm màu, con rất hãnh diện là một người đệ tử của phật, con sẽ cố gắng sống tốt để xứng đáng một người phật tử, nam mô a di đà phật, cầu cho tất cả chúng sanh khi lâm chung được phật di đà thọ ký tiếp dẫn về tây phương cực lạc không còn sanh tử luân hồi trong ba cõi nữa, nam mô đại từ đại bi a di đà phật
Khi ta có một lòng tin vào Đức phật thì ta sẽ tin vào 48 lời nguyện của Ngài đã phát nguyện (Trong Kinh Vô Lượng Thọ). Tôi mới Quy Y Tam bảo được hơn 6 tháng và nguyện tu theo pháp môn Niệm Phật hơn 2 tháng nay. Trước đây rất thích tụng chú Đại bi, tụng kinh A Di Đà và sau đó mới niệm Phật; Do đang phải đi làm và nơi tôi công tác chưa có Chùa để Tăng trụ trì giảng pháp, chủ yếu là tu tại gia, Vì có lòng tin và xem tụng kinh,trì chú và niệm phật như món ăn tinh thần vô giá nên rất thích tìm tòi trong các trang mạng Google để nghe các HT – TT và Đại đức giảng pháp. Hôm nay tình cò mở trang Niệm phật biết được thông tin này làm cho niềm tin của bản thân về phật pháp càng vững chắc. Cảm ơn Bác Sang đã truyền tải thông tin này. Chắc rằng tối nay thời niệm phật, lãy phật của tôi sẽ đạt kết quả như HT Thích Trí Tịnh đã dạy: ” Để đạt được công phu niệm phật thù thắng, thì PT chúng ta ngoài lòng tin ra, khi niệm Danh hiệu của Ngài phải RÕ RÀNG và CHẮC THẬT v.v..”Kính chúc tất cả đồng bào Phật tử chúng ta luôn luôn tin sâu vào sự thù thắng của pháp môn niệm phật để vững chắc trên con đường tu tập hết một báo thân này nguyện sanh về nước Ngài. A Di Đà Phật !
Con chào quý thầy!
Quý thầy giúp con làm rõ những điều trình bày sau:
Con xin mạn phép trình bày như sau: thứ nhất Phật A Di Đà ước nguyện 48 điều và 1 trong những điều này không thành thì Ngài sẽ chẳng lấy ngôi chánh giác. thứ nhì: trong giáo lý nhà Phật có lẽ mọi người đã biết Nghiệp, và lý duyên khởi: mọi người còn sinh trong thế giới này tức là do duyên khởi mà ra, và mọi người sẽ nhận lấy Nghiệp quả từ nhân do mình tạo ra, và không ai tác động vào được, vì không có Đấng tối cao có đủ quyền năng. Từ 2 điều trên nếu điều 1 xảy ra thì điều 2 không đúng, mà điều 2 xảy ra thì điều 1 không đúng. Ngôi chánh giác không ai ban thưởng hay muốn nhận thì nhận, muốn không nhận là không nhận, mà đó là quả của nhân.
Liên hệ đến Thiên Chúa giáo: Với quan điểm tương tự Đức chúa giê-su thề nguyện sẽ chịu tội thay cho hết tội lỗi của loài người, vậy Chúa giê-su và Phật A Di Đà có gì khác nhau không? cả 2 đều là Phật, hay cả 2 đều là chúa?
Cầu vào tha lực vẫn có nhưng không mang ý nghĩa như vậy. Câu chuyện mẹ của Ngài Mục Kiền Liên khi bị đọa vào địa ngục vì nghiệp báo của mình là một dẫn chứng, Ngài là một bậc thần thông là một trong những đại đệ tử của Đức Phật thế nhưng Ngài vẫn không thể cứu thoát mẹ mình được và ngài đã thỉnh giảng Thế Tôn, và Thế Tôn đã chỉ cho Ngài mời những vị A La Hán, trưởng giả trong tăng đoàn cùng về hiệp lực, trợ lực giúp mẹ Ngài khai mở ánh sáng sua tan Vô Minh chuyển nghiệp. Đó mới đúng theo lý Duyên khởi của Đạo phật chúng ta chứ!
Kính chào bạn DongBa!
Điều nghi vấn của bạn cho thấy bạn thực sự muốn biết rõ mọi điều bằng lý trí, đó là điều vui.
Tuy nhiên, nếu thực sự muốn nhận biết mọi việc bằng trí tuệ, thì hãy luôn cố gắng tìm đọc sách từ các vị cao tăng, các pháp sư đắc đạo. Một trong các vị đó mà mình biết, đó là Pháp sư Tịnh Không, người đang ngày đêm hoằng dương Pháp môn Tịnh Độ.
Riêng với câu hỏi của bạn, mình có một số đóng góp như sau:
– Lấy quan điểm chủ quan để nói rằng việc Đức Phật A Di Đà thề không thành chánh giác là không được, vì điều này không do Phật A Di Đà không quyết định được là lấy suy nghĩ phàm phu để suy luận thánh nhân. Bạn chưa đạt được điều này, không hiểu tường tận tại sao Đức Phật có thể thành Phật, và tại sao Phật A Di Đà lại là “Quang Trung Cực Tôn, Phật Trung Chi Vương” tức là Vua của các Vị Phật theo lời của Đức Thế Tôn là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Không dựa trên việc làm cách nào để đại nguyện của Đức Phật A Di Đà thành hiện thực, thì chỉ lấy suy nghĩ của kẻ phàm phu rằng, Đức Phật dạy chúng ta tuyệt đối không Vọng Ngữ, đương nhiên Ngài tuyệt đối không Vọng Ngữ. Do lẽ đó, trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thuyết rằng, đại nguyện của Đức Phật A Di Đà hoàn toàn là sự thật. Bởi vì 48 Đại nguyện của Đức Phật A Di Đà không phải do Phật A Di Đà tự nói, mà là do Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật nói. Do vậy, 48 Đại Nguyện này là tuyệt đối chính xác, không một chút hư dối.
Còn phần về Vãng Sanh, thực tế bạn cũng chưa vào trong hoàn cảnh này nên không hề biết được rằng, việc thành tâm niệm Phật để cầu Vãng sanh là như thế nào. Thứ nhất, việc Vãng sanh thực sự là Đới Nghiệp Vãng Sanh, tức là mang theo nghiệp vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, chứ không hề tiêu nghiệp Vãng sanh. nghĩa là Nghiệp không hề mất đi, vẫn phải trả, nhưng trước khi trả, thì về Tây Phương, tu luyện tiếp tục con đường Phật đạo, sau đó mới dùng ứng hóa thân mà trả lại những nghiệp mình đã gây ra. Bởi vậy, quy luật nhân quả là quy luật chi phối toàn bộ vũ trụ, luật này không phải do Đức Phật đặt ra, chỉ là các Ngài đã hoàn toàn giác ngộ, nên mới nói cho chúng ta hay, từ đó mà cố gắng học tập theo để được hoàn toàn giải thoát. Bản thân Đức Phật Bồ Tát cũng không thể thoát được luật Nhân Quả, chỉ có điều khi các Ngài trả nghiệp, các Ngài biết Nghiệp này từ đâu mà có, phải trả như thế nào, do vậy mà lúc trả hoàn toàn hoan hỉ, không một chút phiền lòng.
– Một điều nữa rất quan trọng, đó là việc niệm Phật cầu Vãng sanh không hề dễ như nếu có ai đó nghĩ, là chỉ cần niệm 10 câu Hồng Danh Đức Phật A Di Đà thì Đức Phật sẽ đến đón đi, là việc rất dễ dàng thì hoàn toàn sai lầm. Nếu trong lúc niệm mà không chí tâm chí thành, thì chắc chắn sẽ không thể niệm nổi 10 niệm trước lúc lâm chung, bởi vì niệm trước đó thì không được, sau đó thì không thể, mà phải ngay trước lúc đi. Thực tình có nghĩa là phải niệm liên tục từ lúc sắp đi đến lúc đi (mà không biết là thời khắc nào chắc chắn đi), bởi vậy nếu không chí tâm chí thành niệm, thì khi chuẩn bị đi, các oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp đến lôi kéo, người niệm Phật sẽ rất rất dễ dàng bị phân tâm mà thoái chuyển. Chỉ vậy thôi là không phu đã khó thành.
Do vậy mà việc niệm Phật đến Nhất Tâm Bất Loạn cần phải được luyện tập liên tục hàng ngày, với tín tâm tuyệt đối tin tưởng Phật sẽ đến tiếp dẫn, thì trong thời gian nhất định mới có thể đạt được Nhất Tâm Bất Loạn mà không bị thoái chuyển trước lúc lâm chung.
Vài dòng chia sẻ, mong có chút sáng tỏ lòng của bạn!
Thân ái!
Còn về chuyện mẹ của Đức Mục Kiền Liên, thì nguyên nhân và mẹ ngài cần phải có sự đồng tâm hợp lực của các vị A La Hán và các vị cao tăng khác bởi vì mẹ của Ngài Mục Kiền Liên đã ở dưới địa ngục rồi, lúc này thì không thể gọi là Vãng Sanh được nữa. Bởi Vãng Sanh tức là lúc còn sống mà đi, chứ không phải đợi chết rồi mới đi. Do đó các câu chuyện Vãng Sanh là người còn sống, thấy Đức Phật A Di Đà đến để đón đi, tức là chưa chết. Người đó mới từ bỏ thân xác phàm phu này, theo Đức Phật A Di Đà về cõi Tịnh Độ mà hóa sanh trong Hoa sen ngàn cánh. Đó là sự khác biệt giữa việc Vãng Sanh về Tịnh Độ và cầu siêu cho người đã bị đọa xuống Địa ngục.
Thân ái!
Bạn Nguyễn Hiệp lý giải rất cặn kẻ, dễ hiểu về những thắc mắc của bạn dongba ở trên rồi. Mong bạn tin tấn và tìm hiểu thêm về giáo lý nhà Phật bạn nhé!
Cac bạn nên xem những kinh nghiệm niệm Phật ở Tịnh Độ Tông bên Úc Châu vì ở đây ho tu có nhiều người đứng ngồi niệm Phật Vãng Sanh. Các bạn có thể xem và niệm Phật theo công phu như vậy hàng ngày:
Cong Tu Niem Phat Theo Kieu Tinh Tong Hoc Hoi (Uc Chau_Chieu) 01.FLV
http://www.youtube.com/watch?v=vyYEVQFZbOg
Cong Tu Niem Phat Theo Kieu Tinh Tong Hoc Hoi (Uc Chau_Chieu) 01.FLV
http://www.youtube.com/watch?v=Ly6AmgAIbxk
Cong Tu Niem Phat Theo Kieu Tinh Tong Hoc Hoi Uc Chau Sang 03
http://www.youtube.com/watch?v=yQi_SC9FC04
Thời Khóa Công Phu Tối – NPĐ A DI ĐÀ Úc Châu
http://www.youtube.com/watch?v=sKZaWnCtz2Q
nam mô a di đà phật con nay chưa phải là phật tử của chùa nào hết nhưng con rất muốn có một ban hộ niệm vũng chắc biết hộ nịêm ngườn lâm chung nếu quý cô bác trong ban hộ niệm đọc thư nầy của con xin cho con gia nap ban hộ niệm để con được học hỏi và con muốn cô bác dạy con niệm phật cầu sanh tịnh độ xin cô bác liên hệ cho con qua số máy của con 0978510857 a di đà phật
– Danh sách Ban hộ niệm trên toàn quốc: http://www.voluongtho.vn/ds-ban-ho-niem/ bạn liên hệ thử xem.
– Hãy tự mình bước đi, đừng chờ ai cả bạn ạ. Vì thời gian chả chờ ai bao giờ đâu.
A DI ĐÀ PHẬT
Cảm ơn chú Phan Văn Sang ,cảm ơn chú đã viết về những Phật tử vãng sanh để cho mọi người hiểu rõ và tin sâu nơi Nguyện lực của đức A Di Đà Phật và Tịnh độ.
Nam mô A Di Đà Phật! Cầu mong tất cả đồng sanh Tịnh Độ đồng thành Phật đạo !
Nam Mô A Di Đà Phật ! Các bạn nào muốn xem thêm về các Phật tử vãng sanh xin mời vào trang đây :
http://phapmonniemphat.wordpress.com/category/2-niem-phat-vang-sanh-luu-xa-loi/
Nguyện cho tất cả cùng tin sâu nơi Tịnh độ , tất cả đồng sanh tịnh độ đồng thành Phật đạo ! Nam Mô A Di Đà Phật !
Một bài pháp hay! lương y Phan Văn Sang thật khéo dùng phương tiện độ người!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Những bài pháp thật hay, những kinh nghiệm thật hay. Nếu chúng ta ai ai cũng y giáo phụng hành thì vạn người tu vạn người thành tựu. Thời mạt pháp ma mạnh pháp yếu. Nhưng tại sao nhiều người tu hành lại ít người được vãng sanh. Chính là bởi vì chúng ta luôn chủ quan hay phân biệt chấp trước, luôn coi mình là đúng, học Phật nghe Pháp không chuyên nhất và hiểu nông cạn thì lại cứ nghĩ là mình đã thấu hiểu nhưng thực ra thì chưa hiểu cho nên hàng ngày vẫn tạo tội nghiệp mà không hề biết, vẫn có tính ngạo mạn khoe khoang, chấp ngã. Học Phật cần phải cung kính, bình đẳng, từ bi với tất cả mọi người, mọi vật. Chúng ta phải báo đáp tứ trọng ân. Ân Phật, ân tổ quốc, ân chúng sanh, ân cha mẹ.
Cha mẹ chúng ta chưa biết Phật pháp đó là do nghiệp chướng vô minh che lấp, thì chúng ta phải cố gắng mà tu tập để mà độ cho chính mình, độ cho cha mẹ để cha mẹ có được nhân duyên gặp Phật pháp mà tu hành để một đời này được về Cực Lạc Quốc, thì chúng ta đã báo hiếu được cha mẹ mình đã sinh ra mình. Còn bản thân mình thì phải nỗ lực tu học Phật pháp, thì phải buông xuống vạn duyên, buông xuống những cái ta của chính mình, buông bỏ tham sân si, tự tư tự lợi. Hãy vì Phật mà mang chánh pháp đến với chúng sinh để chúng sinh giác ngộ mà tu hành để thoát khổ một đời này về với Phật. Cho nên chúng ta hãy vì chúng sinh mà tu hành, vì gia đình, vì xã hội mà phục vụ nhưng tâm chúng ta đừng có vướng mắc vào, tâm tâm chỉ niệm Phật hiệu thì chúng ta sẽ thấy cuộc sống thật an lạc tự tại.
Chúng ta hãy dùng chân tâm mà hành trì, luôn hiểu rằng Tây Phương đang chờ ta về, ta ở lại trần gian là vì gia đình, vì chúng sinh mà phục vụ. Nếu muốn làm được như vậy thì hàng phải nghe pháp của Hòa thượng giảng, nếu không hiểu thì cũng phải thường xuyên nghe để tăng thiện căn thì chúng ta sẽ hiểu, sẽ muốn nghe. Và chúng ta phải cố gắng hiểu thấu lời HT giảng, ý Ngài giảng vô lượng nghĩa, phàm phu chúng ta nếu chủ quan sẽ hiểu lệch ý Ngài mà cứ nghĩ là ta đã hiểu và rồi cứ tạo nghiệp hàng ngày mà không biết, hàng ngày niệm Phật cũng uổng công. Chúng ta cứ nghĩ mỗi ngày niệm Phật hàng vạn câu đã nhé đến lúc lâm chung lại không niệm Phật được thì vô lý.
Chúng ta phải biết rằng hiện tại chúng ta đang hưởng phước, oan gia trái chủ chưa đến đòi nợ chúng ta, chờ đến lúc sắp mạng chung oan gia sẽ đến lấy mạng chúng ta, đến lúc đó chắc chắn chúng ta sẽ không nhớ Phật để mà niệm. Cho nên chúng ta hãy cố gắng mà tu học, đừng nghĩ rằng sau này đã có ban Hộ niệm đến giúp, nếu chúng ta nghĩ như vậy cho dù đến lúc đấy được ban Hộ niệm đến giúp mình, dù có được thoại tướng đẹp đỉnh đầu nóng cũng không thể vãng sanh Cực Lạc được vì đó không tương ưng với Phật, đó là tâm giả lúc đó cùng lắm là được làm người trở lại chứ còn về Trời cũng không thể được vì về Trời tâm người phải thanh tịnh, phải chân thật tu hành mới đủ tư cách về Trời.
Chính vậy mà thời mạt pháp này ma mạnh pháp yếu, chúng ta luôn bị ngoại cảnh mê hoặc mà vẫn cứ nghĩ mình là thanh tịnh, là thiện tri thức, nhiều người tu hành lại còn hay mong cầu thần thông cảm ứng, nhiều người tu hành lại tự xưng là thiên trên Trời giáng xuống để độ chúng sinh.Thực ra đó cũng chỉ là tà ma ngoại đạo mà họ không hiểu.
Tà ma ngoại đạo cũng làm từ thiện, cũng giảng pháp nhưng nếu chúng ta dùng chân tâm mà tu hành thì sẽ có trí tuệ chân thật để mà quán sát thì chúng ta sẽ phân biệt được thật giả. Nếu chúng ta hành có tính khoe khoang ngạo mạn ta đây thì ma sẽ ứng vào chúng ta và chúng ta sẽ tu theo họ và đến lúc lâm chung ma sẽ dẫn chúng ta đi theo họ thì cả đời tu hành thật uổng công.
Nhiều người nghĩ không về được Cực Lạc thì về Trời hoặc về người để hưởng phước cũng được nhưng chắc chắn họ không đủ tư cách để mà về và sẽ phải luân hồi sinh tử đầu thai làm súc sinh không biết đến bao nhiêu kiếp chúng ta phải trả hết nghiệp mà chúng ta tạo thì mới được làm người.
Nhưng thời này đa số nhiều người không tin, họ cứ nghĩ theo của họ, đối với Phật pháp gọi họ là những người đáng thương. Cho nên phải dùng chân tâm mà tu hành, hãy buông bỏ tham sân si, bỏ cái ta của chính mình, luôn coi mình là kẻ ngu nhất trên đời, luôn tu tâm cung kính với mọi người, kể cả đồ vật, mỗi miếng ăn, mỗi thứ mà mình hằng ngày dùng đến mình cũng phải cung kính chắp tay cảm ân vì không có chúng, ta làm gì có thứ mà dùng, mà sống, kể cả những con vật nhỏ nhất chúng ta phải từ bi không giết hại chúng, chúng ta phải thương xót chúng, chúng đã phải làm thân súc sinh cho nên đừng giết chúng.
Nhiều người tu hành vẫn thiếu từ bi, thấy kiến, muỗi vẫn cứ giết nếu cảm thấy khó chịu, chúng ta phải biết chúng là con vật chúng không có trí tuệ như người, chúng sống chung với chúng ta, chúng kiếm ăn sinh hoạt chúng đâu có biết sự ảnh hưởng của chúng đến với chúng ta thì sẽ chết, nếu chúng có trí tuệ như chúng ta thì chúng đâu có như vậy. Cho nên chúng ta học Phật thì phải tương ưng với tâm Phật. Cực Lạc toàn bậc thiện nhân, nếu chúng ta tu hành không phát tâm giống như tâm Phật, không vì chúng sinh thì sẽ không về được Cực Lạc.
A Mi Đà Phật
A Di Đà Phật
Mong Đức Phật ban phước lành chỉ lối cho toàn bộ chúng sinh trên toàn cõi ta bà này .
Cảm ơn chú đã viết bài
Bài viết rất hay,tôi muốn liên hệ với chú Sang bằng cách nào? Bạn nào có số đt chú ko? Xin chỉ tôi,cám ơn. A di đà phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào Nguyễn Thị Trang:
Địa chỉ và số điện thoại chú Sang:
Lương y Phan Văn Sang, số 7 Nguyễn Văn Nghi, phường 7, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Di động: 0902323549. Hình như Chú Sang in hình Phật cho miễn phí.
A Di Đà Phật…
Đạo Phật lấy Nhân Quả làm cốt lõi.Nếu một kẻ tạo nhiều ác nghiệp như sát sinh, trộm cắp,tà dâm vv..mà chỉ dựa vào 10 câu niệm Phật mà được vãng sanh thì thuyết Nhân Quả của Đức Bổn Sư đâu còn giá trị và ai còn tin nữa.Nếu chỉ dựa vào 10 câu niệm Phật mà đới nghiệp vãng sanh thì chẳng ai cần tu,cứ tha hồ tác tạo điều xấu,sống phóng túng,buông lung,tham lam,sân hận vv…rồi chỉ cần dừng lại khi thấy mình đau ốm,bệnh tật và phát tâm niệm Phật và ung dung vãng sanh.Nếu dễ dàng như vậy thì cần gì phải có người xuất gia sống đời tu hành khổ hạnh,cứ ở ngoài trần tục hưởng thú vui dục lạc ở đời cũng có thể được về cõi Phật rồi. Hơn nữa,với con mắt phàm trần thì lấy gì chứng minh là một người chết đã được vãng sanh nếu chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài của người chết như hơi ấm đỉnh đầu hay gì đó khác chứ?
Bạn à, pháp môn niệm phât là pháp môn từ bi, dù có người làm đủ nghiệp ác nhưng chính câu niệm phật cũng đã toát ra hai chữ Từ Bi, tôi khuyên bạn nên xem nhiều bài của trang này để có thể hiểu hết ý nghĩa của câu niệm phật
2. Về vấn đề bạn nói chỉ cần 1 câu niệm phât mà vãng sanh thì thât dễ dàng cho nguời tu đạo, tôi có vài bài gửi cho bạn nhưng thât tiếc vì tôi quên đuờng link rồi
Bạn hãy nhớ rằng nếu bạn niệm phật hằng ngày dù chỉ một câu chủng tử Phật sẽ ở trong nguời bạn cho tới lúc sắp lâm chung chủng tử đi ra truớc thì bạn về cõi phật
3. Tôi khuyên bạn nên giữ Tín-Hạnh-Nguyện và làm lành lánh dữ đó là cốt cách cũng như cách tu đạo của đạo Phật
A Di Đà Phật
Thưa bạn Phương pháp niệm Phật không hề nghịch NHÂN- QỦA.
Có thể coi Tín,Nguyện là NHÂN,trì danh là Duyên,Vãng sanh Cực Lạc là QỦA
Tín,Nguyện do đâu mà có,Phật Thích Ca trong kinh Phật đã nói
Chánh kinh:
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bèn nói kệ tụng:
– Xưa kia nếu chẳng tu phước huệ
Thì chẳng được nghe chánh pháp này
Ðã từng cúng dường các Như Lai
Mới hoan hỷ tin nổi sự này
Ác, kiêu, biếng nhác và tà kiến
Khó tin Như Lai vi diệu pháp
Như kẻ đui ở mãi trong tối
Chẳng thể chỉ đường cho kẻ khác
Ðã từng nơi Phật gieo các thiện,
Thì mới tu nổi hạnh cứu đời
Nghe xong thọ trì và biên chép
Ðọc, tụng, khen, giảng và cúng dường
Nhất tâm như vậy cầu cõi tịnh
Quyết định vãng sanh cõi An Lạc.
Giả sử đại hỏa trọn tam thiên
Nương oai đức Phật vượt qua được
Biển Như Lai trí huệ rộng sâu
Chỉ Phật với Phật mới biết nổi
Thanh Văn ức kiếp suy Phật trí
Trọn hết thần lực chẳng lường nổi
Như Lai công đức Phật tự biết
Chỉ có Thế Tôn khai thị nổi
Thân người khó được, Phật khó gặp
Tín huệ nghe pháp khó bậc nhất
Làm sao mà bạn nói là người niệm Phật không có nhân,trong quá khứ họ đã tu phước huệ rất nhiều. Nói thật bạn mang phương pháp Niệm Phật này cho những người hiền,họ còn không tin,huống hồ gì bạn đưa cho người ác,phá giới họ làm sao mà tin được.Nếu người ác mà tin được thì cái ác của họ chỉ là hồ đồ nhất thời,trong quá khứ đời trước họ đã hành đạo bồ tát không biết mệt mỏi.Pháp giới này vốn là kỳ diệu,lạ kỳ,bạn không thể lấy tâm phân biệt so sánh mà suy đoán được.Bạn không nên suy đoán rằng những người thông minh hơn,cảnh giới cao hơn thì sẽ có niềm tin đáng tin,đáng giá hơn những người không thông minh,cảnh giới thấp hơn.Vì niềm tin từ trong tự tánh lưu xuất ra thì nó không kẹt ở nơi thứ tự hay không thứ tự.Cho nên đôi khi ngay cả người ở cảnh giới thấp họ cũng có niềm tin đáng tin hơn ở những người cảnh giới cao hơn.Nếu bạn cho rằng bồ tát và a la hán là những người tin Phật nhất vì các ngài ở gần cảnh giới Phật hơn nên sẽ hiểu và tin Phật hơn chúng ta,đó chỉ là thức tâm phân biệt suy đoán thôi.Vì có những bồ tát niệm Phật,lại có những bồ tát không niệm Phật. Có những a la hán niệm Phật,lại có những a la hán không niệm Phật. Có những chư thiên niệm Phật,lại có những chư thiên không niệm Phật. Có những người niệm Phật,lại có những người không niệm Phật.Người tin Phật nhất chính là chúng sanh niệm Phật,họ không kẹt ở riêng biệt ở một cảnh giới nào cả mà có mặt theo cả chiều ngang và chiều dọc khắp pháp giới.Không bị kẹt bởi tầng lớp,giai cấp,trí thông minh hay ngu si,thiện hay ác,….Chớ có thấy người ác niệm Phật mà bảo họ là ác,bạn nên biết thần lực hải của Phật là không thể nghĩ bàn,nguyện lực hải của bồ tát là không thể nghĩ bàn,nghiệp lực hải của chúng sanh là không thể nghĩ bàn,lớn như hư không nhỏ như vi trần đều là không thể nghĩ bàn.
2-Về vấn đề 10 câu niệm Phật mà đới nghiệp vãng sanh thì trong kinh VLT có nói
Như ta thường nghe nói ‘đới nghiệp vãng sanh’ thì cái nghiệp ấy chính là túc nghiệp. Những ác nghiệp trong những đời trước chưa tiêu hết hoàn toàn, nhưng do bổn nguyện của Phật và diệu đức của việc trì danh nên được đới nghiệp vãng sanh, chẳng lọt vào đường ác nữa (nguyện thứ hai của Phật A Di Ðà là: ‘Sanh vào cõi ta, được ta giáo hóa… chẳng đọa vào trong đường ác nữa’). Như vậy, cái nghiệp được nói trong ‘đới nghiệp’ chính là túc nghiệp, chứ quyết chẳng phải là cái nghiệp hiện hành. Như trong kinh Niết Bàn có nói: ngườiđồ tể tên Quảng Ngạch buông con dao mổ xuống thì ngay lập tức thành Phật; ta thấy rằng để thành
Phật thì phải buông bỏ được con dao mổ. Nếu kẻ tu Tịnh Ðộ một mặt niệm Phật, mặt khác lại làm ác; cứ tu Tịnh kiểu đó thì quyết định chẳng vãng sanh nổi!
Liên Trì đại sư bảo ‘chí tâm’ nói trong Quán kinh chính là lý nhất tâm. Ðó là vì khi lâm chung chính mắt thấy lửa địa ngục liền sanh lòng tin thật sự nên có thể nhanh chóng dứt muôn duyên, chỉ tập trung vào một niệm; niệm niệm ly niệm, niệm niệm chính là niệm, niệm niệm khế hợp Chơn Như, niệm niệm là Phật. Mười niệm lâm chung như vậy đã khế hợp lý nhất tâm nên được diệt tội vãng sanh.
Thế nào là chí tâm? Sách Vô Lượng Thọ Tông Yếu dùng ngay thí dụ của ngài La Thập: Thí như có người gặp phải ác tặc đuổi theo toan giết. Người ấy rảo chạy, phải vượt sông mới thoát. Lúc ấy, chỉ nghĩ cách vượt sông:
‘Chỉ có niệm ấy chẳng có niệm khác. Cái ý niệm vượt sông khi ấy chính là nhất niệm. Thập niệm đây chẳng xen lẫn niệm nào khác. Hành giả cũng thế: hoặc niệm danh hiệu Phật hoặc niệm tướng hảo của Phật v.v… niệm Phật không gián đoạn cho đến mười niệm. Chí tâm như thế thì gọi là mười niệm’.
Trong An Lạc Tập, đại sư Ðạo Xước cũng luận về thập niệm vãng sanh như sau:
‘Ông bảo ác nghiệp trong một đời là nặng, coi điều thiện mười niệm của hạng hạ phẩm là nhẹ thì tôi nay sẽ dùng nghĩa lý để so sánh. Nghĩa của nặng hay nhẹ rõ ràng là cốt tại tâm, tại duyên, tại quyết định, chứ chẳng phải tại nơi thời tiết lâu gần, nhiều, ít.
a. Một, thế nào là tại tâm? Lúc người ấy tạo ác tự nương dựa vào tâm hư vọng điên đảo để sanh khởi. Còn thập niệm đây lại dựa vào thiện tri thức phương tiện an ủi, do nghe pháp Thật Tướng mà sanh (dựa vào Thật Tướng mà sanh). Một đằng thật, một đằng hư, lẽ nào so sánh được?
Vì sao? Ví như nhà tối ngàn năm, nếu ánh sáng tạm chiếu vào thì liền sáng tỏ. Há có dám bảo bóng tối ngàn năm trong nhà chẳng bị mất đi hay sao?
Vì vậy kinh Di Nhật Ma Ni Bảo nói: ‘Phật bảo Ca Diếp Bồ Tát: ‘Chúng sanh tuy trong mấy ngàn cự ức vạn kiếp ở trong ái dục bị tội che lấp nhưng nếu khi nghe kinh Phật mà một phen nghĩ đến điều lành thì tội liền tiêu diệt hết’. Ðấy gọi là tại tâm.
b. Hai, thế nào là tại duyên? Người ấy lúc tạo ác tự dựa vào vọng tưởng, dựa vào phiền não, quả báo, chúng sanh mà sanh; còn mười niệm đây y chỉ tín tâm vô thượng, nương vào danh hiệu thanh tịnh chơn thật vô lượng công đức của Phật A Di Ðà mà sanh. Ví như có người bị trúng tên độc đứt gân, gãy xương, nếu nghe âm thanh của cái trống thuốc Diệt Trừ thì mũi tên độc liền rớt ra, độc liền trừ, há dám bảo rằng mũi tên ấy ngập sâu, thuốc độc ấy quá mạnh dù có nghe tiếng trống cũng chẳng thể nhổ tên, khử độc được hay sao? Ðấy gọi là tại duyên.
c. Ba, thế nào là tại quyết định? Người ấy lúc tạo tội thì tự nương dựa vào cái tâm hữu hậu, tâm hữu gián mà sanh; còn thập niệm đây y chỉ vào tâm vô hậu, tâm vô gián mà khởi. Ðấy gọi là quyết định.
Trí Ðộ Luận lại bảo: ‘‘Hết thảy chúng sanh lúc lâm chung bị đao phong cắt thân hình, tử khổ đến bức bách, sanh lòng hoảng sợ lớn lao’’. Vì vậy, gặp thiện tri thức liền phát đại dũng mãnh, tâm tâm liên tục; mười niệm chính là thiện căn tăng thượng nên liền được vãng sanh. Lại cũng giống như kẻ đối địch phá trận, cùng lúc tận dụng hết sức lực nơi thân mình. Ðiều lành thập niệm cũng giống
như vậy’.
Lại có kẻ nghĩ lâm chung thập niệm quá dễ dàng nên toan tính đợi lúc lâm chung mới chuyên tu niệm. Sách An Lạc Tập đả phá quan điểm ấy như sau:
‘Thập niệm liên tục tựa hồ chẳng khó, nhưng các kẻ phàm phu tâm như ngựa hoang, thức quá khỉ vượn, rong ruổi sáu trần chưa từng tạm dừng.
Ai nấy phải nên phát lòng tin, tự hạn định tu niệm trước để tích tập thành thói quen cho thiện căn kiên cố như Phật đã bảo đại vương: ‘‘Người tích hạnh lành chết không ác niệm. Như cây trước đã nghiêng về hướng nào thì khi đổ sẽ ngã theo phía đó’’. Một phen đao phong xảy đến, trăm nỗi khổ quấy thân, nếu trước đã chẳng từng quen tu tập thì [lúc ấy] niệm làm sao nổi?
Sách Di Ðà Yếu Giải cũng nói:
‘Nếu lúc bình thời chẳng có công phu bảy ngày thì làm sao lúc lâm chung đạt được mười niệm hay một niệm. Vả lại, kẻ ngũ nghịch thập ác trong hạ hạ phẩm đều là do túc nghiệp chín muồi nên lúc lâm chung mới gặp thiện hữu khai ngộ liền tin hiểu. Ðiều này trong muôn trường hợp chưa có được một, há nên cầu may như thế ư?’.
3.Kinh Niệm Phật Ba La Mật có nói
Thí dụ như cây kim cương, những người đầy đủ sức mạnh vẫn không thể sử dụng nổi, chỉ trừ đại lực sĩ Na-La-Diên. Cũng như thế, hành nhị thừa và kẻ phàm ngu chẳng thể tín thọ danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Chỉ trừ hạng Bồ-Tát sơ phát tâm từng gieo trồng hạt giống Bát-nhã từ vô lượng kiếp sâu xa, mới sẵn đủ thiện căn, phước đức và đại nhân duyên để chấp trì và hưởng dụng giác quả vô lậu ấy.
Thí dụ như viên ngọc Ma-ni quý hơn cả tam-thiên đại-thiên thế giới, dẫu bị nứt bể một góc cạnh, nhưng những thứ vật báu khác vẫn chẳng thể so sánh nổi. Cũng như thế Bồ-Tát sơ phát tâm chấp trì danh hiệu Phật, tuy nết hạnh và trí đức còn kém khuyết vẫn vượt lên trên nhị thừa và hàng hữu học khác.
Thí dụ như có người ném vào khoảng đồng trống một nhúm rễ cây Hương-phụ, chẳng bao lâu, nảy nở vô số giống cây ấy lan tràn che khuất cả cánh đồng rộng lớn. Cũng như thế, Bồ-Tát sơ phát tâm quyết tâm gieo trồng trên mảnh ruộng tâm một nhúm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, tựa như ươm bón thế rễ cây không tánh. Chẳng bao lâu, sẽ sanh sôi nẩy nở vô số thảo mộc Phật Tri Kiến, tràn lan che lấp cả cánh đồng vô minh.
Thí dụ như cây Ba-lợi Chất-đa-la dẫu chưa đơm hoa, khai nụ, nhưng mọi người đều biết rằng chính loại cây này sẽ sản xuất vô số bông hoa mỹ diệu, thù thắng. Cũng như thế, năng lực niệm Phật của vị Bồ-Tát sơ phát tâm dẫu chưa phá sanh nhứt thiết chủng trí, nhưng ai nấy đều biết chắc chắn rằng danh hiệu Phật chính là nơi xuất sanh vô số Bồ-đề diệu hoa cho hết thảy chúng nhân thiên
A Di Đà Phật.
48) Hỏi: Niệm Phật lúc lâm chung với Niệm Phật lúc bình thường, bên nào thù thắng hơn?
Đáp: Giống nhau!
49) Phút lâm chung, nỗi khổ của cái chết bức bách, thân thể chịu vô lượng thống khổ, giống như trăm nghìn lưỡi dao đâm vào. Mắt mũi bỗng nhiên mờ mịt, muốn thấy cũng không thể thấy. Miệng lưỡi co cứng, muốn nói cũng không nói được.
Đây là tứ khổ trong tám sự khổ của kiếp người, dù người tu Niệm Phật, tin Bổn Nguyện, cầu vãng sinh chăng nữa cũng khó tránh khỏi nỗi khổ nầy. Nhưng dù mờ mịt, đến khi tắt thở, do Nguyện Lực của Đức Phật A Di Đà, sẽ thành chánh niệm mà vãng sinh.
Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, điều nầy người khác không biết được, chỉ có Phật và người tu Niệm Phật biết được mà thôi.
50) Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi A Di Đà Phật Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.
——————————————–
(Trích từ PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ)
Xá-Lợi-Phất! Như ngã kim giả, xưng tán chư Phật bất khả tư nghì công đức, bỉ chư Phật đẳng, diệc xưng tán ngã bất khả tư nghì công đức, nhi tác thị ngôn: “Thích-ca Mâu-ni Phật năng vi thậm nan, hy hữu chi sự, năng ư Ta-bà quốc độ, ngũ trược ác thế: kiếp trược, >>> kiến trược <<<, phiền não trược, chúng-sanh trược, mạng trược trung, đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-Bồ-Đề, vị chư chúng-sanh thuyết thị, nhất thiết thế-giới nan tín chi pháp". (Kiến trược: Kiến giải ô trược do cái thấy ô trược.) Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi Nguyễn Hạo Thiên
Trong Kinh Vô Lượng Thọ, nguyện thứ 18 của Phật Đà: niệm 10 câu Phật lúc lâm chung thì quyết chắc được vãng sanh. Bổn nguyện của đức Di Đà và lời giới thiệu của đức Bổn Sư Thích Ca về Thế giới Cực Lạc trong Kinh không còn gì nghi ngờ. Điều nghi ngờ là bản thân chúng ta làm sao để niệm được 10 câu Phật hiệu lúc lâm chung???
Bạn cứ sống đời sống trần tục, tác tạo sát sinh, trộm cắp, tà dâm đi, đến lúc lâm chung: các nghiệp ác bao quanh bạn khiến thân thể đau đớn, tâm hồn hôn mê thì làm sao có thể niệm Phật được.
Vậy, muốn lâm chung 10 niệm được vãng sanh thì hằng ngày bạn phải trì 5 giới, làm 10 điều thiện, niệm Phật cầu vãng sanh- miệng có Phật, tâm có Phật, không còn tạo ác nghiệp nữa mà tạo tịnh nghiệp, lúc đó bạn ung dung vãng sanh rồi.
Ở Việt Nam, không chỉ có hàng xuất gia, mà các cư sĩ tại gia, họ vãng sanh vô số. Họ được Phật cho biết trước ngày giờ, đứng chấp tay vãng sanh, ngồi chấp tay vãng sanh- Phật đến tiếp dẫn họ rồi. Còn nếu chỉ dựa vào những thoại tướng bên ngoài như là đỉnh đầu ấm, tay chân mềm mại thì sự vãng sanh đúng là không có gì chắc chắn.
Chúc bạn ngày càng vững lòng tin nơi Phật pháp.
A Di Đà Phật.
A di đà phật. Đạo Hữu Hãy Niệm A Di Đà
Phật,đã phân tích rất hay và rõ ràng,bạn đã dẫn chứng làm cho Chơn Thành thật khâm phục về sự hiểu biết của Đạo Hữu trong pháp môn TĐ nói riêng và phật pháp nói chung.Một lần cảm ơn bài viết của bạn .Mong bạn Thiên đọc qua bài viết này ít nhiều đã lý giải những thắc mắc của bạn.
Nguyễn Hạo Thiên:
“Đạo Phật lấy Nhân Quả làm cốt lõi.Nếu một kẻ tạo nhiều ác nghiệp như sát sinh, trộm cắp,tà dâm vv..mà chỉ dựa vào 10 câu niệm Phật mà được vãng sanh thì thuyết Nhân Quả của Đức Bổn Sư đâu còn giá trị và ai còn tin nữa.Nếu chỉ dựa vào 10 câu niệm Phật mà đới nghiệp vãng sanh thì chẳng ai cần tu,cứ tha hồ tác tạo điều xấu,sống phóng túng,buông lung,tham lam,sân hận vv…rồi chỉ cần dừng lại khi thấy mình đau ốm,bệnh tật và phát tâm niệm Phật và ung dung vãng sanh.Nếu dễ dàng như vậy thì cần gì phải có người xuất gia sống đời tu hành khổ hạnh,cứ ở ngoài trần tục hưởng thú vui dục lạc ở đời cũng có thể được về cõi Phật rồi.”
Mô Phật. 🙂
10 câu niệm Phật đới nghiệp vãng sanh là nói đến tâm Đại Bi, Trí Vô Phân Biệt phổ độ tất cả chúng sanh không thể đo lường suy nghĩ ra đuợc tâm của Phật A Di Đà. Nguyện lực của Đức Phật vượt ra ngoài vòng sanh tử luân hồi, phân biệt chấp sự thiện ác, đúng sai, v.v. của phàm phu cho nên hễ người nào có lòng tin Bổn Nguyện thì sẽ đuợc cứu đừng nghi ngờ.
Tuy biết như vậy (tâm Đại Bi của Phật) nhưng chúng ta cũng đừng nên ỷ lại mà hiểu sai cứ vô tư buông lung tạo ác, khi phước kém hay hết rồi sẽ gặp quả báo bệnh tật, tai nạn, chết bất đắc kỳ tử thì sao? Đến lúc đó nghĩ đến một câu Phật hiệu còn không được huống chi niệm được 10 câu có lòng cầu vãng sanh và không nghi Bổn Nguyện ư?
Bạn thử hiện tại khi còn sống làm ác cho nhiều đi rồi sẽ hiểu biết tâm lý mặc cảm của người tạo tội có khởi tâm tin tưởng hướng về Đức Phật nổi hay không? Bạn làm được HT sẽ bái phục xác đất vì bạn không phải là phàm phu bình thường.
Muốn tin lời Phật nói cho chơn chánh thì tự bản thân nên dụng tâm thử chứng nghiệm xem qua đi rồi sẽ từ từ hiểu, chứ không nên chỉ dùng trí thức phân biệt hạng hẹp ra để suy đoán kiến giải sai lầm tâm Phật đáng tiếc.
Con người trí óc ở chỗ thiếu văn minh còn không hiểu nổi cách suy nghĩ của con người ở nơi quốc gia văn minh cao tột, huống chi phàm phu thiếu phước đức trí tuệ lại đi suy nghĩ mò Phật Trí Vô Phân Biệt? Thiệt không thể nào được, đã hiểu sai lầm từ ban đầu cho dù học nhiều tu nhiều cũng vẫn sai lầm.
Nếu bạn có chơi cờ tướng qua cũng biết khi khai thuộc sai nước cờ ban đầu, trước sau gì cũng thua. Có may mắn lắm nhưng vẫn khó khăn mệt tinh thần để đánh ván đó cho huề không thất bại.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mẹ tôi cũng vừa mới mất hôm nay và cũng giống như chú này và bà đã gặp đức Phật A Di Đà. Đọc xong tôi thấy rất giống.
Đường Về Cõi Tịnh: Đạo hữu hoan hỉ gõ tiếng Việt có dấu để đọc giả tiện theo dõi. A Di Đà Phật.
Con kính chào Thầy,
Tháng 4 vừa qua, ba con bị đau nặng nên phải nhập viện. Con vào chăm ba từ độ đó. Tình cờ con quen 1 người nằm cùng phòng với ba. Từ trước nay, con rất khó có cảm xúc với người khác giới. Nhưng không hiểu sao, tự nhiên nhìn người ta, con thấy thương liền. Đầu tháng 6 ba con đã khỏe và xuất viện, còn anh thì vẫn còn nằm trong viện. Tụi con bắt đầu liên lạc nói chuyện với nhau, mọi việc đều đến rất tự nhiên. Con không hiểu sao con có cảm giác rất thương người ta. Đó là cảm xúc riêng của con, tính con lại ít nói nên con cũng không nói với ai cả, kể cả với ảnh.
Bệnh chưa dứt nhưng ảnh muốn xuất viện vì nằm viện lâu, ảnh buồn và cũng không muốn tốn nhiều tiền. Rồi cái ngày con mong cũng tới : ảnh nói với con là ảnh thương con. Con vui lắm, con vui vô cùng Thầy ạ. Nhưng từ khi vào sg học, tính con trở nên hay ngại, hay lo xa, với cả con còn giận ảnh rất nhiều vì không biết giữ gìn sức khỏe mà bỏ ra viện về sớm khi chưa khỏi bệnh. Vậy nên con vẫn quan tâm ảnh, nhưng con không nói gì về tình cảm đó. Đồng thời con tự nhận thấy 2 đứa khác biệt nhiều, ảnh thì là quản lý bar, kiểu anh chị, còn con chỉ là một đứa sinh viên chuẩn bị ra trường mà thôi. Con sợ tình cảm tới nhanh lại hết mau, rồi sợ làm tổn thương cả 2 đứa sau này, nên con không nói đến chuyện tình cảm đó, con đợi từ từ thư thả để có thời gian. Hầu hết mọi ngày, ảnh không nhắn gì, thì con cũng ngại không dám nhắn tới, nhưng thực tâm con rất rất muốn hỏi thăm, muốn quan tâm người ta. Ảnh luôn là người quan tâm con trước. Tình cảm nó tới nhẹ nhàng và con cũng không thể lý giải nỗi cho tình cảm này. Con nghĩ thôi cứ để mọi chuyện tự nhiên vậy sẽ tốt.
Ảnh là quản lý của 1 quán bar. Tiếp xúc với nhiều loại khách và nhiều loại thuốc « độc ». Sau khi ra viện, ảnh quay lại với công việc ngay. Con cũng không can thiệp gì nhiều vì con nghĩ con không có quyền làm điều đó mặc dù trong thâm tâm con chẳng muốn ảnh quay lại sớm với công việc đày đọa tới sức khỏe như vậy. Có 1 dạo nọ, con giận ảnh vì chuyện không chịu giữ sức khỏe, nên con không nói gì thêm với ảnh nữa. Con im lặng từ đó mặc dù trong lòng vẫn rất rất muốn quan tâm người ta.
Gần 1 tháng làm thinh, con nhận được tin dữ từ 1 người bạn của ảnh: ảnh mất rồi. Tính cho tới thời điểm này thì đã được 10 ngày kể từ ngày ảnh mất. Con bàng hoàng vô cùng. Những chuyên như thế này trước nay con chỉ xem trên phim, con chưa từng nghĩ ngoài đời có thật và cũng chưa bao giờ nghĩ chuyện đau lòng này sẽ xảy ra với mình. Cho đến bây giờ, khi ngồi đây viết những dòng này, con thấy trời đất như sụp đổ rồi vậy. Tự nghĩ tại sao tại sao mọi chuyện lại xảy ra với con và với ảnh. Sài gòn còn rộng và đẹp, chúng con thì còn quá trẻ… Còn biết bao nhiều lời hứa mà ảnh chưa làm và con cũng vậy. Trong thời gian giận nhau, con chưa bao giờ quên ảnh hay là quên những lời hứa của con, con chỉ để đó mà thôi.
Con cảm giác vô cùng tội lỗi. Con ngu si, đã không thể giữ lại người mình thương ở bên cạnh mình. Con cảm thấy tội lỗi quá Thầy ơi. Con hối hận nếu ngày trước, cái tôi của con không quá lớn, nếu con kiên nhẫn hơn với người ta thì đã có thể kéo ngưòi ta ra khỏi cái thế giới đen tối của họ rồi. Nghĩ lại, miệng thì nói thương họ nhưng hình như con đã chưa một lần cố gắng khuyên nhủ, bảo vệ ảnh. Con ân hận vô cùng. Thậm chí ngày ảnh mất là ngày con đang ở nhà ăn ngủ học bài bình thường. Cho đến ngày thứ 6 từ sau khi ngày ảnh mất, con mới được biết.
Gia đình ảnh đã đưa cốt của ảnh lên chùa Thiên Tôn. Khi sống ảnh đã lầm đường lạc lối, dùng thuốc cấm quá nhiều, để rồi phải mắc bệnh về phổi và mất khi tuổi đời còn trẻ. Mất sớm như vậy, còn chưa báo hiếu được với mẹ. Như vậy, chắc tội lỗi kiếp này của ảnh lớn lắm phải không Thầy. Con sợ ảnh ở bên kia phải chịu đày đọa nơi ngục hình, sống đã đau, khi mất cũng phải chịu đau. Thực tế hiện giờ con cũng chẳng có danh phận gì rõ ràng với người ta cả. Tụi con chỉ đơn giản là thương nhau thôi. Con cũng chưa chấp nhận là người yêu của họ. Con hối hận vì điều đó.
Trước nay, con thường in ấn Chú Đại Bi và niệm Chú Đại Bi 5 biến vào mỗi tối. Từ khi con biết ảnh mất, mỗi ngày con lại niệm nhiều hơn. Trước đây, khi niệm Kinh, con thường hồi hướng công đức về cho người thân là những người còn sống và ông bà đã mất của con, giờ con xin được hối hướng công đức về cho ảnh nữa, như vậy có được không Thầy. Con được biết, thời gan 49 ngày của người mới mất là rất quan trọng. Hôm con không lên công ty thì con lên chùa nơi giữ tro của ảnh, và niệm Chú Đại Bi trước ảnh, như vậy có được không Thầy. Khi ảnh còn sống, thời gian ở bên nhau quá ngắn ngủi và con cũng không có chút gì cố gắng cho ảnh, thì khi ảnh mất, con niệm Kinh ảnh có thể nghe được không thầy. Con in ấn, niệm Kinh cho ảnh nghe rồi hồi hướng công đức về cho ảnh, ảnh có được sống nhẹ nhàng hơn ở thế giới bên kia không Thầy. Cuộc đời này, con thấy con như nợ người ta 1 tấm chân tình rồi, không biết làm sao mới gặp để trả. Còn quá nhiều điều chưa nói. Còn quá nhiều điều ảnh hứa với con mà chưa làm được, vậy ảnh có thể siêu thoát không Thầy ơi. Con ân hận quá Thầy ạ. Con hay mang ảnh của ảnh ra để xem khi nhớ và khi buồn, con làm vậy không biết ảnh có khó chịu không Thầy.
Trước nay ở nhà, con cũng hay niệm Kinh cũng như tìm hiểu về Đạo, nhưng có lẽ đầu óc còn ngu muội, duyên với Phật cũng chưa tới nên có nhiều chỗ con đọc mà không hiểu. Con còn có thể làm gì nữa để nghiệp của ảnh được nhẹ nhàng hơn, con mong thầy chỉ dạy cho con.
Con chân thành cảm ơn Thầy đã dành thời gian đọc tin của con.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật!
Kiếp này con may mắn được làm người, lại có được duyên biết đến Phật pháp – nhất là pháp môn tịnh độ ( pháp môn nhị lực ) bất khả tư nghì này thì đó là phước duyên lớn nhất của con. Hàng ngày con dùng tâm chí thành chí kính để lạy Phật lễ Phật và tri ân chư Phật vì con biểt rằng con đã được hưởng rất nhiều may mắn tha lực tù bi của chư Phật, chư Bồ tát, các vị Long thiên hộ Pháp đã giúp đỡ mà con mới có được như ngày hôm nay. Nay con đã tìm được con đường giải thoát trong một đời này và chắc chắn rằng cũng có rất nhiều người tìm được con đường giải thoát trong 1 đời này nhờ pháp môn tịnh độ – pháp môn niệm Phật bất khả tư nghì này, vậy thì tại sao chúng ta lỡ để cho cha mẹ, người thân bị đọa lạc đây? Con xin chư Phật, chư vị Bồ tát gia trì cho con có đủ lòng quyết tâm thực hiện lời phát nguyện khuyên cha mẹ,người thân cùng niệm Phật để sớm phá mê khai ngộ thoát khỏi con đường sanh tử luân hồi.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô Bồ Tát Quán Thế Âm
Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát
Nam mô thanh tịnh Đại Hải chúng Bồ Tát!
Con nguyện mang công đức này
Hồi hướng trang nghiêm Phật tịnh độ
Trên đều bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát lòng Bồ Đề
Hết thảy một thân này
Đồng sinh cực lạc quốc
A Di Đà Phật
có thể lý giải vì sao? khi tôi niệm a_di_đà_ phật, hay quan thế âm bồ tát, hay bổn sư thích ca mâu ni phật, bất cứ kinh gì, khi đọc cả người tôi lại chuyển động, nhất là a_di_phật, thì lại có cảm giác xúc động, muôn khóc,
Chào bạn thúy
Đấy là do thiện căn nhiều đời tu hành mà phát khởi thôi
Nam Mô A Di Đà Phật -xin thường niệm .
A di đà phật.
Con hiện giờ không nghiền niệm phật nữa,con dễ bị cái khác nó lôi cuốn mình rồi.:(.Con không biết làm thế nào để m thích niệm Phật,con niệm ít đi rồi có lúc giải đãi,quay lại như cái hồi con chưa niệm ý,mà con phải học ba năm nữa…con sợ m lạc lõng mất r.:(
A Di Đà Phật.
Lấy tín tâm chí nguyện hướng về Tây Phương ra mà đối trị bệnh giải đãi niệm Phật. Muốn tăng thêm lòng tin chân thành thì hãy cầu nguyện Tam Bảo gia bị.
Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
“Khi nguyện tâm còn yếu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tâm tán loạn nhiều, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi vọng niệm sinh khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thiện tâm phát sinh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi bất tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thanh tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm còn thiếu kém, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm hiện khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm thành tựu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật ”.
Đây là phương tiện để chắc chắn được vãng sinh, xin ghi khắc vào tâm can chớ quên.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật.
Con cảm ơn chú Huệ Tịnh ạ,giờ con đã hiểu rồi.☺
A di da Phat…..
A Di Đà Phật!
Xin tán thán công đức của các liên hữu đặc biệt là Hãy Niệm A Di Đà Phật và cả liên hữu Ng Hạo Thiên. Tại vì sao? vì các pháp vốn bình đẳng, các pháp vốn không cao thấp, không chống trái, là bất nhị. Chính nhờ câu hỏi của Ng Hạo Thiên và câu trả lời của các liên hữu đã làm sáng tỏ những nghi hoặc trong nhiều đạo hữu giúp tăng tín tâm cho người học Phật. Vì “niềm tin là mẹ của mọi công đức vô lậu, niềm tin là cửa ngõ mở ra cánh cửa kho báu vô tận của Phật pháp”. Năm xưa đã có nhiều vị Bồ Tát thị hiện đặt những câu hỏi trái ngược để phản bác lại giáo lý nhà Phật và đã có những vị Bồ Tát khác trả lời để rồi người đặt nghi vấn phải tâm phục, khẩu phục như các kinh “Mi Tiên vấn đáp”, “Thiền tịnh quyết nghi” cả người hỏi và người trả lời đều đã làm sáng tỏ những lời Phật dạy là hòan tòan chân thật, cho dù có đưa ra lý lẽ sắc bén thế nào thì lời phản bác cũng được giải đáp một cách thỏa đáng.
Một lần nữa xin tán thán liên hữu HNADĐP và các liên hữu.
Nam mô A Di Đà Phật!
Con muốn xin 1 tấm hình PHẬT A DI ĐÀ mà chú nhìn thấy và đang thờ ở nhà được không ạ
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Cầu cho chúng sanh đươc an lành.
Con niệm Nam mô a di đà phật .
Con nguyện cầu xin Đức phật Di Đà gia hộ độ trì cho chúng sanh .
Thưa thầy, con tên Phương, hiện giờ con đang có ý định niệm phật vãng sanh, con đang thắc mắc niệm phật bao lâu thì được vãng sanh ạ, tính con cũng hiền lành, không thích giành giật ganh đua, mong thầy giải đáp ạ.
A Di Đà Phật! Bạn có ý định niệm Phật vãng sanh là điều đáng quý, xin cho phép PT ủng hộ. Ba điều kiện để vãng sanh là Tín Nguyện Hạnh. Nếu bạn muốn vãng sanh thì đừng thắc mắc về chuyện niệm Phật bao lâu mới được vãng sanh đi ạ, vì niệm Phật mà có tâm như rồng mất châu thì không thể vãng sanh được. Thay vào đó mỗi ngày bạn hãy thành tâm niệm Phật, tranh thủ từng giây từng phút niệm danh hiệu A Di Đà Phật, hễ nhớ là niệm ngay. Chuyện bao lâu mới được vãng sanh là không ai biết trước được nên bạn đừng bận tâm. Khi bạn đã đạt đủ ba điều kiện vãng sanh và duyên với Tây Phương chín muồi bạn sẽ được biết trước ngày giờ vãng sanh. Tu đi kẻo trễ bạn ạ. Chúc bạn sớm được thành công! A Di Đà Phật
Dạ con có thắc mắc này ạ, con kính mong các vị liên hữu giải thích cho con hiểu với ạ.
” Nếu con chăm chỉ tu hành niệm Phật thì mọi chuyện khác trong cuộc sống của con sẽ được Phật, Bồ Tát sắp xếp, bản thân con không nên lo lắng” Như vậy có đúng không ạ? Con chưa hiểu chỗ này lắm ạ:(
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Con nguyện vãng sanh về tây phương cực lạc.
———————————————-
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát lòng Bồ Đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh về Tịnh Độ.