Theo Kinh A Hàm thì Phật dạy rằng phàm một người khi đã chết thì thân thể trở nên lạnh giá vì hỏa đại đã tắt mất. Tuy nhiên, sau khi tắt thở rồi, nhưng trong thân thể cũng vẫn còn một chỗ nóng tối hậu trước khi hoàn toàn trở nên lạnh giá. Nơi nào Thần Thức thoát ra sau cùng thì nơi đó là nơi còn ấm sau cùng trong thân thể, và có sáu nơi tiêu biểu cho sáu đường tái sanh, hoặc nóng nơi đỉnh đầu, nóng ở mắt, nóng nơi ngực, nóng nơi bụng, nóng nơi đầu gối, hoặc nóng nơi hai lòng bàn chân. Thỉnh thoảng điểm nóng nầy vẫn còn nóng đến bốn năm tiếng đồng hồ sau khi chết. Có sáu điểm nóng tối hậu tiêu biểu cho sự tái sanh nơi lục đạo:
1) Đảnh Thánh: Khi một người đã chết được vài giờ, khắp thân thể chỗ nào cũng giá lạnh như băng, nhưng vẫn còn điểm nóng trên đỉnh đầu, nghĩa là thần thức của người nầy do nơi đỉnh đầu mà xuất ra khỏi thân xác, tức là người ấy tái sanh vào cõi Thánh. Nói cách khác, khi thần thức của người chết xuất ra từ nơi đỉnh đầu, chúng ta biết chắc là thần thức của người ấy được siêu thoát về nơi Thánh cảnh.
2) Mắt sanh Thiên: Khi điểm nóng sau cùng trên thân thể là hai mắt và trán thì thần thức của người ấy đã sanh về cõi trời.
3) Tim Người: Khi điểm nóng sau cùng nơi tim, là thần thức của người ấy đã sanh lại cõi người.
4) Bụng Ngạ quỷ: Khi điểm nóng sau cùng trong thân thể là bụng, thì thần thức của người ấy đã sanh làm ngạ quỷ.
5) Đầu gối Bàng sanh: Khi điểm nóng sau cùng trong thân thể là đầu gối, thì thần thức của người ấy đã tái sanh vào loại bàng sanh (thú).
6) Lòng bàn chân Địa ngục: Khi điểm nóng sau cùng trong thân là lòng bàn chân, thì thần thức của người ấy đã bị đọa vào địa ngục.
Trích Phật Học Từ Điển
Tác giả: Thiện Phúc
Video giảng sư: Thích Giác Hạnh
cám ơn bài viết. mình đọc ở đâu đó về hiện tượng tái sinh thế này: Khi thần thức đến duyên đi tái sinh,nghiệp lực sẽ đưa thần thức đó đến nơi cặp cha mẹ mà nó có duyên. Khi nó gặp cảnh dục lạc, nếu có nghiệp làm con trai, nó sẽ nhào vào người cha để hưởng dục lạc từ người mẹ, nếu nghiệp làm con gái nó sẽ nhào vào người mẹ để hưởng dục lạc từ người cha. Gặp lúc bào thai hình thành thì thần thức đó ko thoát ra được, và tái sinh. Sự tái sinh này xuất phát từ vô minh, ham muốn được hưởng dục lạc của cuộc đời. Từ sự vô mình này, mới có sinh lão bệnh tử tham ái thủ sân si mạn nghi, cầu bất đắc, oán tắng hội, ái biệt ly… là những cái khổ do chính vô minh đem lại. Sống trên đời thần thức đó còn phải chịu những cảnh khổ do điều kiện khách quan mang lại như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, động đất, núi lửa, sóng thần, dịch bệnh…. rơi vào ai người đó khổ, và những cảnh khổ do những vô minh khác đem lại như chiến tranh, xung đột quốc gia, tôn giáo, màu da, sắc tộc, giới tính… cách duy nhất giải thoát là xé toang sự vô minh của bản thân, quán chiếu thấy rõ cảnh đời ma an nhiên với mọi sóng gió phong ba mà thôi.
Mấy ngày nay lương y Sang tôi bận lui tới nhà một Phật tử bị ung thư giai đoạn cuối, trước lúc mất Phật tử này có phát nguyện xin vãng sanh. Và hôm nay ngày 10 tháng 3 năm 2012 tôi cùng toàn Ban Hộ Niệm Thanh Lý ( Chùa Vạn Đức ) niệm Phật hùng hậu,sau 8 giờ đồng hồ kiểm tra thoại tướng trước sự chứng kiến gia đình tang gia, cố Phật tử Đào Thị Kim Tuyến tay chân mềm mại, hơi ấm trên đỉnh đầu, gương mặt tươi tắng như đang mỉm cười…
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Phật tử Đào Thị Kim Tuyến Pháp danh Thị Hoa đã vãng sanh như sở nguyện.
Thầy Sang làm ơn cho con hỏi nếu con muốn học Đông Y thì học ở đâu vậy thầy. Con đang đi làm nên muốn học tại chức mà ko biết chỗ. Mong thầy hướng dẫn cho. Con cảm ơn thầy nhiều.
Xin chào Lương Y Sang. Hiện tại vợ con đag bị sỏi mật D=8 nhưng ko bít cách trị chữa bằng trái sung có thể hết dc ko và khoảng thời gian bao lâu. Xin lương y giúp và tư vấn cho. Cám ơn lương y. Có thể liên lạc vs con wa email ko? Vì con ít lên đây. Cám ơn lương y lần nữa
Nam mô a di đà Phật. Hoan hỉ , hoan hỉ.
Chúc tất cả quý đạo hữu vãng sanh Tịnh Độ.
cảm ơn chú Sang và ban Hộ Niệm. Có lẽ ban hộ niệm đã khiến cho người trước lúc lâm chung không phải nghe tiếng khóc ai oán của gia đình. Gia đình theo hướng dẫn của ban hộ niệm cũng không sát sinh, niệm Phật hồi hướng cho người mất, người mất chỉ nghe tiếng niệm Phật và lòng cũng hân hoan niệm Phật nên đã có 1 cận tử nghiệp lành.
Thu Giang ơi.
Phật tử Đào Thị Kim Tuyến Pháp danh Thị Hoa ( nguyên quán Bình Định, trú quán Thủ Đức TP.HCM)) từ trần lúc 5giờ sáng ngày 18 tháng 2 Âm lịch (trước ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát) hưởng dương 51 tuổi.
Đám tang không có tiếng nhạc, chỉ có tiếng niệm Phật chứ không có tiếng khóc !
Lạ lắm phải không ? Chuyện xưa nay hiếm có.
Nhưng mà là sự thật, vì gia đình, quyến thuộc cô Kim Tuyến đều là Phật tử tin sâu Pháp môn Tịnh Độ
Trước và sau giờ lâm chung của Phật tử Đào Thị Kim Tuyến Pháp danh Thị Hoa anh, chị, em, con,cháu..cùng Ban hộ niệm Cô Thanh Lý Chùa Vạn Đức Thủ Đức TP.HCM vây quanh niệm Phật vang nhà.
Dù biết cô Tuyến đã vãng sanh, dù trong lúc bận rộn đám tang nhưng gia đình anh, em, con, cháu… vì thương người quá cố mà hùn tiền nhau đi phóng sanh mỗi ngày.
Mong sao ai ai cũng giác ngộ và cũng làm những việc như thế cho người thân của họ khi lâm chung.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
ước gì con cháu mình sau này cũng đối xử với mình như thế.
Thu Giang .
Người ta thường nói “ hy sinh đời bố củng cố đời con”
Chữ hy sinh cũng có 5,7 hạng hy sinh.
-Có người vì con cái mà chấp nhận gian nan cực khổ, đầu tắt mặt tối , dãi nắng dầm sương có khi hy sinh cả mạng sống để lại sự nghiệp, nhà cao cữa rộng , bạc vàng muôn thứ tất cả vì con.
-Có người hy sinh chịu tù đày, tử tội để lại cho con đầy đủ sung sướng …
Nhưng rồi có khi con cháu nó không giữ được gia sản ấy mà lại trở thành người tệ nạn của xã hội…
Vậy người Phật tử chúng ta thì sao ?
Chúng ta cũng phải “ hy sinh đời bố, củng cố đời con !”
Vâng! Đúng thế. Chúng ta cũng phải biết hy sinh.
Nghĩa là chúng ta hy sinh bớt đi những cái thú vui vô bổ ( như nhậu nhẹt, cờ bạc, la cà……sau những giờ lao động ) chúng ta dắt con cháu cùng đi chùa vào những dịp lễ, cho con cháu theo học các lớp giáo lý Phật Đà, cho con cháu đi theo chúng ta đi trợ niệm khi có người sắp lâm chung ….để cho con cháu nó tận mắt thấy, nó mới ý thức được cuộc đời là vô thường, khổ, không, vô ngã, để con cháu nó biết sống, biết lao động, biết dùng đồng tiền sao cho có ý nghĩa.
Để con cháu nó noi gương theo Phật, Pháp, Tăng , để con cháu đối xử mình như mình đối với Tam Bảo, ông bà cha mẹ và với chúng sinh.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nam mô A Di Đà Phật! Con không muốn sau khi mình chết lại đọa xuống địa ngục hay làm súc sanh hay làm quỷ đâu. Con đang tập tu hành để cố gắng về với Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.Trong lòng con giờ đây có quá nhiều phiền muộn. Con đang cố gắng vượt qua những tham-sân-si của con. Thật lòng con rất muốn lòng con được trong sạch. Con khao khát được về với Phật. Hãy chỉ đường cho con với.
Vậy xin hỏi nếu người chết tái sanh vào cõi Atula thì sao ạ. Vì 6 điểm nóng nêu trên không có nói về việc tái sanh vào cõi Atula. Vì theo tôi được biết, cõi Atula là cõi thấp hơn trời, nhưng cao hơn người.
Về nghiệp nhân của loài A-tu-la, các kinh thường nêu ra 3 loại nhân chủ yếu khiến cho chúng sanh tái sanh vào loài A-tu-la là sân, mạn và nghi. Kinh Phật Vị Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt liệt kê cụ thể 10 thứ nhân làm cho chúng sanh tái sanh trong loài A-tu-la. Đó là: 1. Thân làm việc ác nhỏ, 2. Miệng nói lời ác nhỏ, 3. Ý nghĩ điều ác nhỏ, 4. Khởi tâm kiêu mạn, 5. Khởi tâm ngã mạn, 6. Khởi tâm tăng thượng mạn, 7. Khởi tâm đại mạn, 8. Khởi tâm tà mạn, 9. Khởi tâm mạn mạn, 10. Lui sụt các căn lành.
Như vậy, về đại thể, A-tu-la là loài thần có phước báo hơn loài người và kém hơn phước báo của chư Thiên. Phi thiên có nghĩa là A-tu-la có một số phước báo gần bằng những chúng sanh trong cõi trời nhưng không hoàn thiện như loài trời. Bất đoan chính là không ngay thẳng, có nhiều tật xấu, tâm địa bất chính. Những nghiệp nhân căn bản để tái sanh vào loài A-tu-la đó là thường giận dữ, nóng nảy, ưa gây gổ, hung hãn và hiếu chiến; cống cao ngã mạn, tự cao tự đại, khinh khi coi rẻ người khác, không xem ai ra gì; luôn nghi ngờ xét nét mọi người, mọi việc, không có lòng tin.
Những người có chút phước báo mà không khắc phục được nóng giận và tự cao rất dễ tái sanh vào A-tu-la. Tuy A-tu-la không phải là tam đồ ác đạo thọ khổ triền miên như những chúng sanh trong địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh nhưng vẫn chịu nhiều phiền não tranh chấp, ít có điều kiện thắng duyên tu hành. Ngoại trừ loài A-tu-la (noãn sanh) biết hộ trì Chánh pháp, ủng hộ người tu còn các A-tu-la khác chỉ lo mải miết đánh nhau, gây chiến tạo binh đao khói lửa triền miên nên rất thống khổ.
Do vậy, trong quá trình sống, tu học cần chuyển hóa nóng giận, ngã mạn và nghi ngờ đồng thời nên nguyện sanh Tịnh độ, một cảnh giới đầy đủ thắng duyên và nhất là không bị thối đọa trở lại trong lục đạo sanh tử luân hồi.
Trích từ tổ tư vấn Giác Ngộ
Kinh Chính Pháp Niệm nói rằng: “Thức ăn thức mặc của Tu-la tự nhiên mà có. Mũ mãng quần áo toàn làm bằng thất bảo tươi đẹp, tinh khiết, ăn thì như Trời, đồ ăn thức uống tùy theo ý niệm liền có trăm vị đầy đủ, được ngang với Trời. Như trong Đại Luận đã nói: “Ăn uống của Tu-la tuy có hơn loài người nhưng tới khi ăn lại không được bằng loài người. Bởi vì mỗi khi chúng ăn cứ đến miếng cuối cùng là lại biến thành bùn đen. Cũng như Long Vương tuy được ăn trăm vị, nhưng đến miếng cuối cùng nhất định sẽ biến thành cóc tía. Cho nên kinh mới nói rằng chẳng bằng con người.
Gửi bạn Hà,
Phiền muộn tức Bồ Đề đó, vì khi phiền não người ta mới tìm đến Phật Pháp. Nếu đời luôn tươi đẹp thì người ta chả cần tìm đến đó làm gì. Bạn hãy luôn kiên trì tìm cách đối trị những phiền não của mình, thì một ngày bạn sẽ tìm ra ánh sáng của Phật Pháp chân chính.
Chúc bạn mau thành công và vượt qua chính bản thân mình.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Quả là cái chuyện sanh tử là sự đại. Thường ngày chúng ta cứ rong ruổi theo trần cảnh để tìm những thứ đâu đâu? Vì bản thân, vì con cháu, cha mẹ, gia đình… nhưng nào biết rằng tìm về chính mình, giải quyết sanh tử là vấn đề trọng đại nhất.
Đọc bài này mới thấy, cận tử nghiệp nó chi phối mãnh liệt thật!
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gởi đến Đạo hữu Thanh Liên Cư.
Tôi cũng từng giới thiệu nhiều người có tâm tu học đi học Đông y và đã ra làm nghề , nhất là tham gia chữa bệnh từ thiện các chùa.
Muốn học Đông Y, Đạo hữu liên hệ địa chỉ: Số 333 Nguyễn Trọng Truyển, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 08.38444934
Hoặc vào trang web này rồi đến đây đang ký học
http://yhoccotruyennamtran.com/?php=news&basic=detail&id=23.
Hoặc ĐT tôi số 0902323549 ( lương y Sang )
Cảm tạ thầy đã chỉ dẫn. Nếu có cơ duyên rất mong được gặp thầy. Nếu cõi Ta Bà không gặp được, hẹn ngày tái ngộ ở Liên Phương.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật! con muốn cùng thầy đi hộ niệm cho người chết,có được không ạ A Di Đà Phật
Thị Lang có ở Sài Gòn không ? Người phát tâm đi hộ niệm là thực hành hạnh Bồ tát, không đòi hỏi điều kiện vật chất gì ở tang chủ. Đi hộ niệm mình tự túc xăng cộ, lương thực, đêm khuya, không kể xa gần. Đi hộ niệm cực lắm chịu nổi không ?
Nếu có thời gian thì rất nên đi, vừa tạo duyên phúc cho mình cho người, vừa củng cố thêm niềm tin.
Nam mô a di đà phật,Kính thưa quý vị phật tử,Tôi là 1 người mới học Phật,Tôi có nghe một số thầy giảng về sáu nẻo tái sanh là :1-đỉnh đầu là về cõi Trời.2-trán nóng là về cõi người.3-tim nóng là về cõi atula.4-bụng nóng là về cõi súc sanh.5-đầu gối nóng là về ngạ quỷ.6-bàn chân nóng là về địa ngục.Điều này có khác với bài viết của tác giả.Xin hỏi Tôi có nghe đúng không ạ .xin cảm ơn
Theo Đại-Thừa-Trang-Nghiêm-Kinh-Luận thì:
“Đảnh sanh cõi Thánh, mắt sanh Trời.
Bụng nóng Ngạ-quỷ, tim nóng Người.
Bàng-sanh thần thức ra đầu gối.
Nóng ở bàn chơn Địa-ngục thôi!”
Xin gửi Lâm Mai tham khảo.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ thưa thầy cho con hỏi:
Mẹ chồng con mất nay được 30 ngày, con phát hiện trong ly hương thấp nhang của mẹ con có 3 mảnh xương chó : điều kỳ lạ này có ảnh hưởng gì đến gia đình con không? và gia đình con không biết ai đã bỏ nó vào đó,vào lúc nào nữa. con xin cảm ơn.
Đan Thanh chỉ cần lấy bỏ 3 mảnh xương ra, thay cát mới là được. Mỗi ngày nhớ tụng kinh, niệm Phật, làm thiện, hồi hướng cho Mẹ và tất cả oan gia trái chủ của Mẹ là được.
Cũng chẳng cần truy tìm thủ phạm làm gì để mất hòa khí trong gia đình. Chỉ dặn mọi người trong gia đình là cúng bàn thờ, đãi khách vào các buổi giỗ cúng thất, hay 49 ngày, 100 ngày,v.v…đều phải nên cúng chay thì mới thật đúng như lời Phật dạy, là thật hiếu và tăng trưởng phước báu cho gia đình. Còn ngược lại, nếu cúng mặn thì là tổn phước cho gia đình nhiều lắm, bất lợi cho cả người mất lẫn người sống. Việc này nên giải thích cho mọi người hiểu rõ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Đây là lần đầu tiên con vô trang web này. Con được biết thầy Sang hành nghề chữa bệnh. Thầy cho con hỏi con bị xoang sàng nhiều năm nay.Con thường hay đau đầu và rụng tóc rất nhiều. Nhịp tim hay đập mạnh và hay khó thở. Con đã uống thuốc đông y lâu ngày nhưng không thấy thuyên giảm. Con cũng không biết phải làm sao nữa. Xin Thầy chỉ cho con phương cách. Con cảm ơn thầy.
Gởi đến Vũ Thị Bảy.
Luận Đông y nói: “ Chánh khí suy, Tà khí thịnh”nghĩa là : Do sức đề kháng của mình suy giảm nên Tà khí bênh ngoài xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh.
Luận Đông y lại nói: “ Chánh khí đắc lực , Tà vô dụng địa” nghĩa là Khí lực mình đầy đủ thì tà khí bên ngoài không thể xâm nhập vào cơ thể mình.
“Khí hành thì huyết hành” nghĩa là Khí lực của mình khỏe mạnh thì làm máu ( huyết ) lưu thông.
“Khí ngưng thì huyết trệ” Khí là lực đẩy để làm cho máu chạy đi nuôi khắp cơ thể, bỡi do KHÍ SUY nên máu không đủ cung cấp cho cơ thể nên sinh ra đau bệnh ( tùy vị trí trên cơ thể).
Luận Đông y lại nói: “Thống do bất thông”: Thống có nghĩa là đau là bệnh, đau bệnh là do không thông. Khí suy nên huyết không thông , kinh mạch không thông.. Tà khí bên ngoài thừa lúc khí huyết suy yẾu nên dễ xâm nhập vào mà sinh ra bệnh ( ví như cữa nhà không bảo quản, nên then gỉ chốt hư để cho kẻ trộm dễ dàng ra vào như nhà vắng chủ ).
CHÁNH KHÍ là sức khỏe, là lực đề kháng của con người:
TÀ KHÍ là nắng, mưa, gió, lửa… từ bên ngoài luôn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người khi CHÁNH KHÍ SUY yếu.
Cháu Bảy có thể do lao động vất vả, ăn uống thất thường, tắm nhiều lần trong ngày, nhất là tắm vào buổi tối, lâu ngày nước thấm qua da vào trong, làm ủng tắc các kinh mạch gây viêm tấy sinh ra đau nhức mạn tính,ngoài viêm xoang, lâu ngày có thể viêm khớp và đau nhức đến toàn thân.
Sau đó vì đau quá nên cứ dùng thuốc giảm đau, thuốc giảm đau dùng lâu ngày sinh ra loét dạ dày.
Cách chữa của tôi : trước tiên là giảm tắm , tuyệt đối không tắm ban đêm, một tuần có thể nấu lá (sả, lá bưởi, lá é, lá bạch đàn…) xông hơi 1 lần cho ra bớt mồ hôi độc, cộng với châm cứu và uống thuốc.
Chủ yếu là thuốc BỔ CHÁNH KHÍ. Bỡi như đã nói như trên “Chánh khí đắc lực , Tà khí không có chỗ chứa”.
Trị PHONG tiên trị HUYẾT , huyết hành PHONG tự diệt ! Nghĩa là trị phong tà thì trước nên làm cho máu ( huyết) lưu thông, mà muốn máu lưu thông thì phải BỔ CHÁNH KHÍ ( chánh khí là sức đề kháng, là lực đẩy ) để máu lưu hành đến nuôi nơi mà lâu nay máu không đến được nên sinh ra viêm tấy ( xoang sàng của cháu ), thì bịnh tự hết.
PHẾ KHÍ SUY sinh ra khó thở viêm xoang.
THẬN KHÍ SUY sinh ra rụng tóc.
TÂM KHÍ SUY sinh ra tim đập mạnh.
Để vừa chữa gốc và ngọn bệnh này, có thể dùng bài thuốc :
NHÂN SÂM BẠI ĐỘC GIA VỊ như sau :
Sài hồ 12gam
Phục linh 12gam
Đảng sâm 24gam
Huỳnh kỳ 16gam
Tiền hồ 12gam
Cát cánh 12gam
Xuyên khung 8gam
Chỉ xác 6gam
Khương hoạt – 6gam
Độc hoạt 8gam
Cam thảo 4gam
Thương nhĩ tử 12gam
Kim ngân hoa 12gam
Tân di hoa 12gam
Liên kiều 12gam
Bồ công anh 12gam
Cách dùng: Thang thuốc cho vào Gừng tươi 3 lát, Bạc hà 4g, sắc uống ngày 1 thang.
Cháu là người vào đây lần đầu nên chú không thể không trả lời về thuốc men,Chứ trên trang duongvecoitinh này chủ yếu là trao đổi nhau về pháp tu Tịnh độ, . Không biết cháu ở đâu, có thể gặp chú khám thực tế, tùy cơ địa từng người mà điều trị mới chính xác hơn ( vì chú đã chữa bớt viêm xoang nhiều người).
Lương y Sang ĐT : 0902323549
Email: [email protected]
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Lại nữa :
Con người sống trên thế gian này có hàng vạn cái nghề, mỗi người có thể chọn một lúc 1 đến 2,3…nghề, nhưng nghề chữa bệnh là cái nghề khó nhất trên đời !
Vâng ! Nếu dễ tại sao trên thế giới có hạng triệu triệu giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ y khoa mà có những bệnh họ phải bó tay !
Vì sao ?
Bỡi có 3 yếu tố làm cho con người ta sinh ra bệnh:
1/ THÂN BỆNH: Là do ăn uống, do lao động, do thời tiết, do chấn thương v v…làm cho cơ thể không thích nghi sinh ra bệnh.
1/TÂM BỆNH: Do lo lắng, buồn phiền, tức giận, vui thái quá….mà sinh ra bệnh.
3/ NGHIỆP BỆNH : Do quá khứ tạo ra nhiều nghiệp bất thiện ( nhất là giết hại nhiều chúng sinh, ví dụ người bán cá ngoài chợ, mỗi ngày đập đầu cá lóc kiếp này hoặc kiếp sau sinh ra bệnh nhức đầu ).
Vậy thì cách chữa:
THÂN BỆNH : Tìm Bác sĩ, Lương y giỏi nghề thuốc men chữa trị.
TÂM BỆNH: Lạy Phật, niệm Phật, ngồi thiển được thêm Phước báu mà hoan hỷ mà quên đi cái lo, giận, buồn, phiền….hết bệnh!
NGHIỆP BỆNH:Lạy Phật sám hối, niệm Phật, phóng sanh, bố thí…thì tội diệt, phước sanh, căn lành tăng trưởng, bệnh tật tiêu trừ.
Tôi tuy là một lương y nhưng tôi cũng mang bệnh nhức đầu trên 20 năm, thuốc gì cũng không dứt, sau nhớ lại trước kia mình có vái nguyện xin 1 lần cạo đầu xuống tóc tại gia nhưng rồi không thực hiện, cho đến 20 năm sau khi gặp một vị Hòa thượng chú nguyện mà giải nghiệp cho, nay mới hết nhức đầu.
Là một lương y, lại là một Phật tử hiểu biết, tin sâu về Nhân Quả, gặp những bệnh khó chữa tôi khuyên họ về niệm Phật, sám hối, phóng sanh…ấy vậy mà bệnh tuy khó nhưng lại mau hết.
Phật Pháp thật vi diệu vô cùng. Người không uống nước sao biết được nước nóng lạnh ?.
Phần đông thời nay con người mang nghiệp bệnh rất nhiều, không sám hối, không niệm Phật, không làm phước, sao mà hết bệnh ?.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Thân gởi đạo hữu Nguyễn Hoàng Huy.
Lâu nay tôi dùng trái sung chữa hết bệnh rất nhiều người, nhưng phải chế biến đúng cách.
Ủa mà sao lại hỏi bịnh ở trang web này ?
Hoàng Huy gởi Email cho tôi với địa chỉ : [email protected]. Hoặc ĐT: 0902323549
Huy ở đâu,bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? Liên quan đến bệnh.
Chứ trang web này chỉ để hỏi Phật Pháp thôi
A DI ĐÀ PHẬT
Nam mô a di đà phật. Kính xin quý thầy cho con hỏi: Người sau khi chết an táng bằng cách Hỏa táng và Địa táng (chôn) cách nào lành hơn và Phật có nói vấn đề này không và có thì ở kinh nào. con rất cám ơn quí thầy.
Nam mô a di đà phật. Kính xin quý thầy cho con hỏi: Người sau khi chết an táng bằng cách Hỏa táng và Địa táng (chôn) cách nào lành hơn và Phật có nói vấn đề này không và có thì ở kinh nào. con rất cám ơn quí thầy.
Thầy cho Con xin hoi lúc mẹ con mất được 9 tiếng thì các cụ kiểm tra bảo nóng ở ngực rồi bảo là trưa được nên lại niệm phật thêm 2 tiếng nuawxlaij kiểm tra lại các cụ bảo núc lày nóng ở đỉnh đàu là được thế có được ko ạ xin thầy cho con biết con cảm ơn thầy con chờ tin thầy
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cho ivy hỏi, 6 điểm nóng này là chính Thế Tôn đã nói trong Kinh A Hàm , hay là trích ra từ đâu ạ? Và bộ kinh ấy bao nhiêu quyển/phẩm vậy ạ? Có ai có link trực tiếp bộ kinh đó xin link cho mình đc kg? Cảm ơn nhiều ạ
Bố con bị ung thư. Một hôm sư thầy ở chùa vào thăm bố và hỏi xem bố có đồng ý cho các phật tử đến niệm phât. Bố con rất vui và đồng ý. Hôm sau các phật tử đến niệm phật. Niệm phật từ 13h30 đến 16h bố con ra đi mà không hề đau đớn chút nào( các phật tử niệm phật bố con cũng niệm đến lúc mất). Các phật tử hộ niệm thêm 12 tiếng từ sau khi mất. Khi hộ niệm xong. Sư thầy vào sờ 6 điểm như thầy nói thì quả thật bố có điểm nóng trên đỉnh đầu (hai người nhà con cùng sờ). Toàn thân bố con mềm nhũn. Đến lúc nhập quan vẫn còn mềm như vậy. Quê con chưa có trường hợp nào như vậy. Thầy có thể lý giải cho con với. Con cảm ơn thấy
Nam MÔ A Di Đà Phật . Thầy Sang cho con hỏi Thầy có chữa được bệnh U Nang Buồng Trứng dạng Nang lạc Nội Mạc và Nhân xơ Từ Cung không ạ ? Con bị dạng này và khối u rất lớn . rất mong được chữa trị . mong nhạn được hồi âm của Thấy . Con cám ơn Thầy .
Bạn ơi nếu bạn bị vậy mà theo minh biết bạn nên trì chú đại bi vì chú đại bi tiêu nghiệp và kinh cứu khổ của mẹ quan thế âm bồ tát mình hy vọng bạn sẽ được hết bệnh
Bạn Kim Dung thân mến! Bạn thử tìm lá cây trinh nữ hoàng cung sắc nấu nước uống xem sao. Mình được biết loại lá này làm tiêu dần các khối u. Lá tươi hay khô đều được. Nhưng bạn cần lưu ý là tìm cho đúng lá trinh nữ hoàng cung, vì loại lá này cũng gióng na ná lá cây náng. Uống ngày 2-3 lần, nhớ uống sau khi ăn bạn nhé, nên cách thuốc tây 2-3 tiếng nha. Chúc bạn mau hết bệnh!
Trước kia, mình luôn thắc mắc về ý nghĩa của chữ “tu”. Bây giờ, một người nói với mình rằng:”tu là để có năng lực cứu khổ”. Không biết các liên hữu có đồng tình với quan điểm đó ko?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hồng An,
*”tu là để có năng lực cứu khổ” là nghĩa rộng, là cái đích tu của người tu học, nhưng chúng ta phải hiểu theo nghĩa hạn hẹp đã: “cứu khổ” này là cứu khổ ai? Bạn đừng nên nghĩ khi mình tu mình sẽ cứu được ngay người nọ, người kia mà bị kẹt trong đường tu, bởi hiểu đúng nghĩa thì muốn cứu khổ được người, bản thân bạn phải có năng lực tự cứu khổ chính mình đã. Do vậy điều đầu tiên bạn phải đặt ra cho chính bạn: Mình tu để làm gì? Để cứu khổ. Vậy ai đang khổ? Chúng sanh tận hư không giới hay chính mình đang khổ nạn? Nếu bạn lý giải được tường tận điều này thì sự tu của bạn mới có giá trị và mới có lợi lạc, bằng không sẽ rơi vào tình trạng càng tu càng thấy khổ, tức càng thấy mình phiền não.
*Tu hàm nghĩa: Sửa. Sửa ai? Sửa tâm của chính mỗi chúng ta. Tâm này là tâm gì? Tâm tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước. Những thứ tâm này là những chủng tử chúng ta sống với nó từ vô thỉ kiếp tới nay và khiến chúng ta luôn điên đảo, đau khổ. Nay chúng ta phát tâm tu, điều trước nhất là để sửa cái tâm này, sửa mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi niệm. Khi tâm tham, sân, si… nói trên trong chúng ta được giảm thiểu, lúc đó chúng ta mới có năng lực để giúp người khác chuyển hoá=năng lực cứu khổ.
Chúc bạn dõng mãnh tu đạo để tự cứu chính mình.
TN
Thưa cư sỹ THiện Nhân lý do nào khiến cho sự tu tập ko đem lại an lạc mà ngày càng thấy khổ ạ.Con thấy mình cũng hơi giống như vậy nhưng không biết lý giải con ngày càng bế tắc ko biết phải làm sao.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phan Thị Hạ,
*Khổ rất đa dạng. Dạng thô như tham, sân, si chúng ta dễ nhận ra và nếu chú tâm có thể chuyển hoá ngay được. Nhưng dạng vi tế thì rất khó – khó không vì nó không thể chuyển hoá, mà khó là do chúng ta không kịp thời tỉnh giác nhận biết, tâm quá tham trước nên hợp thức hoá cái khổ vi tế đó rồi sống chung với nó. Phật gọi đó là nhận giặc làm con.
VD: tham nói chung, nghĩa thô là khổ. Chúng ta nghe mọi người khuyên hàng ngày niệm 5-10000 Phật hiệu mới đủ tín tâm. Người tỉnh giác phải nhận biết: niệm Phật để làm gì? để chuyển hoá phiền não. Trong phiền não có tham, sân, si, phân biệt, chấp trước. Muốn phá phiền não, phải giảm tham, sân, si, phân biệt, chấp trước. Nhưng vì tâm phiền não này đã bám chặt vào a lại da thất của chúng ta, vì thế tức thì chẳng thể chuyển ngay, nhưng mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi niệm khi đối người, tiếp vật phải dùng A Di Đà Phật để tịnh hoá cái tâm tham đó.
A Di Đà Phật là vô lượng giác. Chúng ta vì không giác được là do tâm luôn nghĩ đó là hồng danh của Phật A Di Đà chứ không nghĩ đó chính là pháp thân, là tâm chân như, giác tánh của chính chúng ta. Vì thế hàng ngày cứ miệt mài niệm 5-10000 ngàn hồng danh Phật để mong có giác=sai hoàn toàn. Tại sao sai? vì chúng ta đi cầu giác bên ngoài. Giác chúng ta có sẵn, nhưng vì mê nên phải nhờ phương tiện (tức hồng danh Phật) để làm điểm tựa chuyển hoá mê khi tu học, nhưng khi tu học thì tự tâm chúng ta phải giác chứ không thể chấp chặt, cho rằng hồng danh Phật sẽ giúp chúng ta giác. Giản đơn một chút: Ông A ăn cơm, uống nước nên thấy no, thấy hết khát; Ông B không ăn, không uống mà nghĩ chỉ cần gọi tên ông A mình cũng đủ no, đủ hết khát.
Cụ thể: khi khởi niệm A DI ĐÀ PHẬT, kế đó là niệm “phải ra siêu thị mua đồ ăn”. Ngay khi niệm “phải ra siêu thị mua đồ ăn” khởi lên chúng ta phải giác ngay đó là niệm mê và lập tức phải dùng A Di Đà Phật (phương thuốc tạm thời giúp giữ tâm chánh niệm) để khắc chế niệm mê không cho nó khởi lên. Nếu những niệm kế tiếp là thuần niệm A Di Đà Phật=chúng ta đang niệm trong tỉnh thức; ngược lại là những niệm ngoài siêu thị khởi=đang niệm Phật trong mê. Then chốt giữa mê và ngộ chính là điểm này. Vi tế cũng chính là điểm này. Bởi nếu chúng ta không nhận ra tâm mình đang lang thang nơi siêu thị với đủ những cảnh giới mua bán, chiên xào, nấu nướng…, miệng vẫn niệm Phật không ngưng nghỉ, lúc đó cho dù chúng ta thập niệm hay niệm tràng hạt, rồi niệm tới 5-10000 Phật hiệu cũng uổng công, vô ích, bởi chúng ta đang niệm trong điên đảo, niệm trong tâm tham trước.
Nếu hàng ngày chúng ta ráng chuyên tâm niệm Phật trong sự tham trước và điên đảo đó đương nhiên chúng ta càng niệm sẽ càng thấy bất an, càng thấy khổ. Quán xét những hành vi, động niệm khác cũng đều như vậy.
Do vậy khổ-sướng, an lạc-bất an đều do chính chúng ta, chẳng do Phật pháp.
TN
Do ta tu chưa rốt ráo chưa đúng phương pháp, sự an lạc khó có thể diễn ta bằng lời, chỉ khi nào chính mình liễu ngộ thì mới cảm nhận được sự an lạc đó, dẫu biết là khó, nhưng chắc chắn ta sẽ làm được nếu như ta dõng mãnh tu hành. Phải biết khổ, ngày mà ta thật sự biết được nó là ngày ta mở được cánh cửa của sự an lạc. Không thể thấy, không thể chạm vào được, không thể đem ra nhưng lại thật sự có, từng bước từng bước đào sâu nơi nội tâm, chậm rãi tư duy rồi cánh cửa sẽ mở, ko thể nóng vội, ko thể hời hợt, ko nhanh ko chậm, nếu thật làm ta sẽ thấy. Ai cũng có thể nói, ai cũng có thể nghe, ai cũng có cảm nhận riêng, nhưng vị chân thật thì chỉ có một, tất cả đồng quy về một, đó chính là điều mà không một phương pháp nào ngoại trừ Phật pháp làm được. Hãy dõng mãnh tu học.
Hồng danh A Di Đà Phật chỉ là phương tiện để dựa vào giúp chuyển mê thành giác vậy nếu ví dụ như mình ko niệm hồng danh Phật mà mình niệm một tên đồ vật hay một tên người cũng với sự chuyên tâm,tập trung vào từng chữ giống như khi niệm Phật thì có thể giúp làm giảm vọng tưởng chuyển mê thành giác ko hay chỉ có niệm A Di Đà Phật mới làm được như vậy.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Phan Thị Hạ,
Bạn phải khéo tư duy kẻo sẽ rơi vào vòng hý luận lúc nào chẳng hay. A Di Đà Phật=Vô Lượng Giác. Vậy tên người, tên vật bạn muốn hàng ngày tụng niệm là gì? Nếu cỏ cây, hoa lá, cơm, gạo, áo, tiền, củi đuốc, bàn ghế, chó, mèo, lợn, gà, dê, ngỗng… đều là vô lượng giác cả thì Bổn Sư Thích Ca không phải căn dặn chúng ta phải thường niệm A Di Đà Phật. Bạn phải nhớ là: A Di Đà Phật không chỉ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc mà Ngài hiện thân trong mỗi chúng sanh; Ngài chính là chân tâm tự tánh của chúng sanh, vì thế hễ chúng sanh nào mà thường niệm A Di Đà Phật=đang hằng sống với tự tánh của chính mình. Bạn học Phật pháp mà không phá trừ cái tâm hý luận, TN e rằng bạn sẽ gặp chướng nạn lớn. Phải ráng thận trọng để không lạc mất bản tâm của chính mình.
A Di Đà Phật
Con không biết là mình đã rơi vào hý luận chắc là cái tôi của con còn quá lớn nên cho rằng những suy nghĩ của mình là đúng thành thật mà nói ngay khi đọc phúc đáp của cư sỹ con thấy ko bằng lòng vì con nghĩ đó chỉ là thắc mắc tại sao bảo là hý luận nhưng rồi con phải ráng giữ bình tĩnh dùng lí trí nói ra những lời này.Con nghĩ phải từ bỏ cái tôi cao ngạo đó tiếp thu lắng nghe ý kiến người khác.
A Di Đà Phật.
bạn Phan Thị Hạ thân mến!
chúng ta đều còn là phàm phu nên ai cũng có những hạn chế của mình. điều quan trọng là ta nhìn ra được cái sai cái dở của mình, thừa nhận nó, thì sẽ có người này người kia chỉ cho bạn, giúp bạn vượt qua. nếu bạn có cái sai mà không chịu thừa nhận bạn sai thì ai mà giúp bạn sửa được. mình rất hoan hỷ với tâm cầu sự tiến bộ của bạn vì bạn biết “phải từ bỏ cái tôi cao ngạo để tiếp thu lắng nghe ý kiến người khác” .
mình nghĩ thế này bạn ạ, mình niệm điều gì mình sẽ trở thành điều đó. nếu bạn luôn thường xuyên nhớ tưởng đến một người vì người đó hiền hòa, dễ tha thứ, bao dung,..thì một thời gian sau, tâm tính bạn cũng sẽ trở nên hiền hòa, dễ tha thứ bao dung. nổi bật trên tất cả đó là niệm Phật, bạn không chỉ niệm hồng danh theo câu từ mà dùng cách niệm theo câu từ để liên tưởng nhớ tưởng đến một bậc vĩ nhân không còn một sai sót, không còn một lỗi lầm nào, từ bi tràn đầy cho tất cả chúng sinh. một người nào đó có thể bỏ rơi bạn, không còn yêu thương bạn nữa, nhưng Phật không bao giờ bỏ bạn, Phật không bao giờ hết thương bạn. bạn đừng nghĩ Phật nhập Niết Bàn là ở trong cõi Niết Bàn đó Phật tận hưởng hạnh phúc một mình, không đâu bạn ơi. Phật nhập Niết Bàn là ở trong cõi Niết Bàn đó, Phật cảm ứng với tất cả chúng sinh trong mười phương, gia hộ, dìu dắt cho tất cả chúng sinh trong mười phương. có thể bạn tự hỏi sao mình chưa cảm nhận được sự gia hộ dìu dắt của Phật? Phật gia hộ dìu dắt cho chúng sinh cũng theo nhân quả nhân duyên chúng sinh nữa bạn ạ. khi bạn đã có niềm tin vào Phật, một lúc nào đó bạn sẽ cảm nhận được thôi.
khi bạn niệm Nam Mô A Di Đà Phật, bạn cũng nên tưởng nhớ đến sự an lạc hạnh phúc của cõi Cực Lạc. sự tưởng nhớ này sẽ được lưu trong a lại da thức của bạn, kết hợp với một đời sống hiền thiện thì sau này khi mãn báo thân ở cõi Ta Bà, bạn sẽ được về cõi Cực Lạc như bạn mong ước.
Bạn Hạ thân mến. Học Phật phải thật thà kiên nhẫn, đừng để mình rơi vào cái bẫy, cố gắng chặn cái tôi, cái ngã của mình lại, bạn sẽ cảm nhận được học Phật thật hay và chân thật, những gì mà chúng ta đã biết hay đang biết so với Phật pháp cũng giống như một giọt nước ở trong biển cả thôi bạn ạ, càng cung kính khiên nhường thì học Phật càng thuận lợi. Hãy lụm nhặt những điều hay của mọi người, rồi chậm rãi tư duy ta sẽ thấy thú vị vô cùng. Chúc bạn tu học thật tốt, ráng giữ gìn đạo tâm bạn nhé.
Chào bạn Phan Thị Hạ,
PH xin góp ý thêm về những trở ngại, thắc mắc của bạn như sau.
– Danh hiệu Phật không chỉ là câu chữ. Chính vì bạn cho rằng đó đơn thuần chỉ là câu chữ nên mới nghĩ là niệm các câu chữ khác thì cũng được.
– Vì bạn không nhận ra mỗi một danh hiệu A Di Đà Phật chính là A Di Đà Phật nên bạn niệm Phật mà vẫn thấy khổ não. Đó là vì chỉ cho đó là chữ A, chữ Di,..mà không biết đó chính là Phật. Niệm như thế thì đâu có Phật trong tâm, nên tâm vẫn phiền não.
– Ví dụ: khi tâm bạn nghĩ đến “Mẹ” thì trong tâm có chữ Mẹ, và bạn cũng thật đang nghĩ đến Mẹ của mình, chứ không phải là nghĩ đến chữ Mẹ không thôi, hoặc là cái nhà, cái xe,.. Thì niệm Phật cũng phải như thế. Khi bạn niệm Nam Mô A Di Đà Phật, thì tâm bạn phải rõ ràng biết là mình niệm, nghĩ, nhớ tới đức Phật A Di Đà, chứ không phải là các câu chữ, âm tiếng.
– Bạn hãy đọc kinh Niệm Phật Ba La Mật để biết hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật không chỉ là phương tiện.
– Bây giờ bạn không cần niệm quá nhiều, hãy tập niệm chậm mà biết rõ mỗi một danh hiệu chính là thật đang nhớ, nghĩ tới Phật A Di Đà.
Chúc bạn an vui, tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Cảm ơn mọi người đã phúc đáp.Nhưng cư sỹ Thiện Nhân có thể cho con biết ‘hý luận’ là gì không và nó nguy hiểm thế nào đối với người học Phât.Mong cư sỹ giải đáp
A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Phan Thị Hạ,
Mong bạn hoan hỉ đọc kỹ đoạn đối thoại giữa Phật và vị Thiên chủ Sakka dưới đây rồi tư duy thật kỹ để biết hý luận nguy hại như thế nào nhé.
“Thiên chủ Sakka hỏi Thế Tôn câu hỏi đầu tiên:
– Bạch Thế Tôn, do trói buộc gì (vì nguyên nhân nào), các loài Thiên, Nhân, Asurà (Atula), Nàga, Ganthabba (Càn Thát Bà) và tất cả những loài khác ao ước: “Không thù hận, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không hận thù”. Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch và với ác ý, họ lại sống với nhau trong hận thù?
Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi ấy như sau:
– Do đố kỵ và tham, các loài Thiên, Nhân, Asurà, Nàgà, Ganthabba và tất cả những loài khác ao ước: “Không hận thù, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không thù hận”. Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch, với ác ý, họ sống với nhau trong hận thù.
Đó là hình thức Thế Tôn trả lời cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:
– Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiên Thệ! Khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ của con diệt tận, do dự của con tiêu tan.
Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ, tín thọ câu trả lời Thế Tôn, liền hỏi câu hỏi tiếp:
– Bạch Thế Tôn, đố kỵ, tham lam, do nhân duyên gì, do tập khởi gì, cái gì khiến chúng sinh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có thì đố kỵ, tham lam có? Cái gì không có, thì tật đố kỵ, tham lam không có?
– Này Thiên chủ, đố kỵ và tham lam do ưa ghét làm nhân duyên, do ưa ghét làm tập khởi, ưa ghét làm chúng sinh khởi, ưa ghét khiến chúng hiện hữu, ưa ghét có thì đố kị, tham lam có; ưa ghét không có thì đố kị, tham lam không có.
– Bạch Thế Tôn, ưa ghét do nhân duyên gì, do tập khởi gì? Cái gì khiến chúng sinh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có thì ưa ghét có? Cái gì không có thì ưa ghét không có?
– Này Thiên chủ, ưa ghét do tham cầu làm nhân duyên, do tham cầu làm tập khởi, tham cầu khiến chúng sinh khởi, tham cầu khiến chúng hiện hữu. Tham cầu có thì ưa ghét có; tham cầu không có thì ưa ghét không có.
– Bạch Thế Tôn, nhưng tham cầu do nhân duyên gì, do tập khởi gì? Cái gì khiến tham cầu sinh khởi, cái gì khiến tham cầu hiện hữu? Cái gì có thì tham cầu có? Cái gì không có thì tham cầu không có?
– Này Thiên chủ, tham cầu do suy nghĩ làm nhân duyên, do suy nghĩ làm tập khởi; suy nghĩ khiến tham cầu hiện hữu. Suy nghĩ có thì tham cầu có; suy nghĩ không có thì tham cầu không có.
– Bạch thế Tôn, suy nghĩ lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi? Cái gì khiến suy nghĩ sinh khởi, cái gì khiến suy nghĩ hiện hữu? Cái gì có thì suy nghĩ có? Cái gì không có thì suy nghĩ không có?
– Này Thiên chủ, suy nghĩ lấy các loại vọng tưởng hý luận làm nhân duyên, lấy các loại vọng tưởng hý luận làm tập khởi. Các loại vọng tưởng hý luận khiến suy nghĩ sinh khởi, các loại vọng tưởng hý luận khiến suy nghĩ hiện hữu. Do các loại vọng tưởng hý luận có thì suy nghĩ có. Do các loại vọng tưởng hý luận không có thì suy nghĩ không có”. (Trích Trường Bộ Kinh)
Vậy hý luận là gì? Khi các căn tiếp túc cảnh trần, chúng ta dùng những kiến thức thế gian khởi lên những phân biệt, chấp trước rồi cho đó là thật, tâm bám chấp vào cái thật đó cho là chân lý=sanh điên đảo tưởng=nhân điên đảo=quả cũng điên đảo theo. Vì thế trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật nói: „tri kiến lập tri, tức vô minh bổn“ nghĩa là: dùng tri kiến kiến lập thêm một tri kiến khác chính là vô minh. Hàng ngày tu học, nếu chúng ta không khéo quán chiếu để triệt phá tâm vô minh này, sự tu học sẽ không có lợi lạc, nói khác đi là sẽ dẫn tới sự đau khổ và phiền não.
Trích KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT
Đời Tấn, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.
Phẩm thứ tư
Xưng tán danh hiệu
A Di Đà Phật
Danh hiệu Phật chẳng phải gọi là phương tiện đâu quý vị. Danh hiệu Phật chính là nhân để thành Phật.
“Lại nữa, Bồ-Tát sơ phát tâm muốn xoay cái vọng tưởng hư dối sanh diệt trở lại với chân tâm thanh tịnh thường trụ thì phải dùng pháp gì, nếu không là danh hiệu Như-Lai ? Làm thế nào để chặt đứt gốc rễ phiền não, nếu không sử dụng lực vô úy của danh hiệu Như-Lai ? Làm thế nào để diệt trừ sạch hết sáu tên giặc khác trần nếu không hiển thị công năng nhiệm mầu đệ nhất của danh hiệu Như-Lai ?
Nầy Phật tử, cõi Diêm-phù-đề nầy vốn lấy âm thanh làm thể. Dó đó, nhiều chúng sanh có thể nương nơi âm thanh viên mãn mà chứng viên thông. Như vậy, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là âm thanh tối thắng, đưa chúng sanh thâm nhập Như-Lai tạng diệu chân như tánh. Vì thật tướng của danh hiệu là vô tướng, không đọa vào nhân duyên, không lạc vào tự nhiên, chẳng hòa hợp, chẳng phi hòa hợp. Luôn vắng lặng, chu biến khắp mười phương. Tùy theo tín tâm, công năng tu tập mà phát huy diệu dụng.
Nầy Phật tử, danh hiệu Phật chính là Bồ-đề-tâm, vì là chủ tể các thiện pháp, và luôn luôn sanh ra tất cả Phật Pháp.
Danh hiệu Phật chính là Bồ-đề-nguyện, vì là cửa ngõ xu hướng Vô-thượng-giác, và luôn luôn dẫn dắt chúng sanh tới Nhứt-thiết Chủng-trí.
Danh hiệu Phật như mặt trời, vì có uy lực phá trừ si ám, ban phát ánh sáng thiện căn cho nhân gian.
Danh hiệu Phật như kình ngư, vì có thể bơi lội tự tại trong đại dương khổ não, mà chẳng bị sóng dữ phiền não vùi chôn, cuốn lấp.
Danh hiệu Phật như giống chắc thật, vì có thể lưu xuất tất cả phước đức vô lậu.
Danh hiệu Phật như trận mưa lớn, vì khiến hạt giống Bồ-đề nẩy nở, sanh sôi.
Danh hiệu Phật như ruộng tốt, vì có thể trưởng dưỡng hết thảy bạch tịnh pháp.
Danh hiệu Phật như nước cam lồ quý báu, vì có thể tẩy rửa mọi thứ phiền não dơ bẩn, khiến vọng tâm trở thành đài gương làu làu sáng sạch.
Danh hiệu Phật như ngọn lửa mạnh mẽ, vì có thể đốt tan rừng rậm kiến chấp.
Danh hiệu Phật như trận cuồng phong vô ngại khắp thế gian, vì nó cuốn phăng tất cả bụi mù tà kiến, hí luận, thiên kiến.
Danh hiệu Phật như tuệ nhãn xuyên thấu mọi pháp và thấy rõ khắp tất cả chướng ngại, hiểm trở.
Danh hiệu Phật như chiếc xe khổng lồ, vì có thể chuyển vận hết thảy Bồ-Tát sơ phát tâm nhanh chóng tới Phật địa.
Danh hiệu Phật như căn nhà to rộng của Như-Lai, vì khiến chúng sanh không còn sợ hãi, bất an.
Danh hiệu Phật như cung điện nguy nga tráng lệ, vì giúp chúng sanh tu tập và khai phát vô lượng tam muội.
Danh hiệu Phật là chỗ nương tựa chắc chắn cho tất cả Bồ-Tát sơ phát tâm, vì luôn chứa nhóm và và lưu bố hết thảy Bồ-Tát hạnh.
Danh hiệu Phật như từ mẫu, vì ấp ủ, che chở và sanh ra tất cả Bồ-Tát, nuôi lớn căn lành cho hết thảy chúng sanh.
Danh hiệu Phật như kim cương bất hoại, lại có thể đập vỡ tất cả các pháp hữu lậu.
Danh hiệu Phật là vị thuốc A-già-đà, vì có thể chữa được tất cả bịnh tật cho chúng sanh.
Danh hiệu Phật như liên hoa, vì không bao giờ bị nhiễm ô bởi những pháp thế gian.
Danh hiệu Phật như tượng vương hùng dũng, có thể chà đạp tất cả điên đảo tưởng ngang trái, hung hiểm.
Danh hiệu Phật như hạt châu Ma-ni, có thể dùng phát chẩn cho tất cả chúng sanh sanh nghèo khó phước đức và trí tuệ.
Danh hiệu Phật như thủy thanh châu, vì có thể lóng sạch tất cả dây trói sanh tử.
Danh hiệu Phật như ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của Thế-Tôn Như-Lai, Ưng-cúng, Chánh-đẳng-giác, do đó tất cả thế gian nên cúng dường, hân ngưỡng, tán thán …
Danh hiệu Phật như Pháp thân bất tư nghị, vì luôn lưu xuất tất cả thân của chúng sanh.
Danh hiệu Phật như Báo thân tư nghị, vì luôn sanh ra vô lượng vi trần thân trong tâm tưởng mọi chúng sanh.
Danh hiệu Phật như Hóa thân Phật bất tư nghị, vì luôn hiện thân Phật ngay nơi thân và tâm của người xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật.
Danh hiệu Phật chính là Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ, vì hiển thị Báo thân viên mãn lưỡng túc của giác quả.
Danh hiệu Phật chính là Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ, vì dung nhiếp Hóa thân tùy nguyện vãng sanh của chư vị Thượng thiện nhân khắp mười phương thế giới.
Danh hiệu Phật chính là cõi Cực-Lạc vì tự thân trang nghiêm và tự tâm trang nghiêm.
Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chư Phật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-giới Tạng-thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật.
Nầy Phật tử, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật thành tựu vô lượng vô biên công đức như thế. Cho nên, phải nói rằng danh hiệu Phật chứa đựng vô lượng vô biên công đức của hết thảy Phật pháp, khai vô lượng vô biên diệu dụng, hiển thị vô lượng vô biên uy lực, giải ngộ vô lượng tri kiến giải thoát, siêu việt mọi tư duy, ngôn từ.
Tại làm sao thế ?
Bởi vì nhân nơi danh hiệu Phật mà xuất sanh và lưu bố tất cả Bồ-đề tâm, tất cả bồ đề nguyện, tất cả Bồ-đề hạnh. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều từ danh hiệu Phật mà phát sanh ra. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều do danh hiệu Phật mà thành đạo, chuyển pháp luân, giáo hóa nhị thừa, điều phục chúng sanh cang cường, tội khổ, tham đắm. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều y cứ danh hiệu Phật mà kiến lập Hoa-Tạng Thế-Giới Hải, trang nghiêm vi trần số cõi Phật.
Cho nên, nếu chúng sanh nào nhất tâm xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, tức là xuất sanh vô biên công đức vô lậu bất khả tư nghị, đủ năng lực viên mãn Bồ-tát-đạo, phát huy diệu dụng của tam thân, tứ trí, thập lực, từ vô-úy, tứ vô-lượng-tâm, lục ba-la-mật, thập bát bất-cộng v.v…” – Trích Kinh Niệm Phật Ba La Mật
Nếu người mất toàn thân là lạnh không có điẻm nóng thì họ sẽ đi về đâu?
Xin cho hỏi. Nếu người ra đi như một giấc ngủ sâu. Điểm Nóng trên mặt. Sẽ đi về đâu. Chết 4 thiên di
Xin hỏi quý Thầy
Con có người thân là mẹ mất được ban hộ niệm trợ duyên 8h thì thân thể lạnh hết và tay chân mềm dịu ,thoại tướng tốt ,nhưng lúc kiêm tra thoại tướng thì điểm ấm không thấy sau 8h hộ niệm ,chỉ thấy lạnh hết toàn thân và hình như có hơi ấm ở đỉnh đầu nhưng không rỏ lắm .Một điều nửa là do mẹ con bị ung thư đại tràng và sa tử cung độ nặng nhất ,bà bị sa ra ngoài luôn,nhưng khi kiểm tra thoại tướng thì thấy phần sa tử cung đó tự động rút vào trong biến mất ,tay chân mềm dẻo ,làn da tươi sáng không bị tím bầm cứng đơ hơi lạnh toàn thân ,gương mặt thì hơi nhíu mày không cười.Vậy cho con hỏi thoại tướng như vậy có tốt không ạ.
Thầy ơi cho con hỏi mẹ con hay bi đau đầu là do đau ạ
Chào bạn thuy,
Câu hỏi của bạn khó quá, đáng lí nên hỏi bác sĩ. Nhưng bản thân mình cũng có chút ít kinh nghiệm nên xin phép chia sẻ đôi dòng. Mong bạn có được chút lợi lạc.
Theo mình bạn nên quan tâm:
+ Tâm: Bạn xem mẹ có một trong các dấu hiệu: lo lắng, sân hận, ghanh ghét đố kỵ, tham cầu …không
+ Thân: Ăn uống có điều hòa ko, cân bằng thịt cá rau củ, hạn chế đồ béo, có uống sữa bột ko?
Theo mình:
+ Ăn uống: Giảm lượng thịt, tăng cường rau củ quả. Tạm ngừng uống sữa bột, sữa bò, chuyển sang uống bột ngũ cốc mà các chị em hay bán trên shoppee đó (loại 7 hạt, 11 hạt …Giá tầm 200k-250k/kg). Sữa bột, sữa bò thật sự không có tốt nhưng quảng bá, nhiều khi nó còn làm tăng tỷ lệ loãng xương ở người già (nước Mỹ, Anh có tỉ lệ loãng xương cao nhất thế giới vì uống quá nhiều sữa)
+ Tâm: Niệm Phật, sám hối nghiệp tội ở bàn thờ Cửa huyền thất tổ mỗi ngày. Điều phục tâm vọng: lo lắng, tham cầu, sân hận, đố kỵ …nếu có
Về cách trị bệnh đau đầu. Mình nghĩ bạn hãy cho mẹ thử phương pháp không cần thuốc trong vòng 10 ngày:
+ Lên youtube, gõ từ khóa “KCTD 7 bài chỉnh thần kinh”. Làm theo thầy Đỗ Đức Ngọc, bài này để cân chỉnh lại phần đầu. Mỗi ngày làm 3 thời (sáng, trưa, chiều). Mỗi lần chỉ mất vài phút. Sáng ngủ dậy phải làm liền. Sau đó đi bộ vài vòng quanh nhà.
+ Lên youtube, gõ từ khóa “đau đầu – Lý phước Lộc”. Xem và làm theo thầy Lý Phước Lộc để tác động trực tiếp vào vùng sinh huyết bị bệnh. Tương tự ngày làm 3 thời, mỗi lần chỉ tốn vài phút.
+ Ngoài ra sáng/trưa/tối, vuốt kéo nhẹ vùng da chỗ 10 khe ngón tay, 10 khe ngón chân. Rồi xoay kéo nhẹ 10 ngón tay, ngón chân để cân chỉnh huyết mạch. Đặc biệt, mát xa kỹ ngón tay cái, ngón chân cái: xoay kéo, co duỗi, dí ấn xoay …”Cái” tương ưng vùng đầu
Lưu ý: lực vừa phải, đừng để bị tổn thương vùng da.
Chúc mẹ bạn mau khỏe!
Cha tôi mất, có niệm A di đà trong khi chờ liêm, sau 8h các con bắt đầu lau người, kiểm tra toàn thân lạnh , có điểm ấm ở ức ngực, khi thay áo thấy hơi ấm từ lưng,sờ vào da nhận thấy thịt mềm, như vậy là sao, thầy cho con biết
A Di Đà Phật
Thái Thị Kim Lan!
*Có 3 vấn đề khiến việc hộ niệm cho cha bạn không như mong đợi (điểm nóng không lưu lại ở đỉnh đầu):
-Có thể đã có người hay vật đã chạm vào cơ thể cha bạn sau khi tắt thở;
-Thường thì thần thức rời khỏi thân từ khoảng 8- 12 tiếng hoặc có thể hơn tùy theo nghiệp lực mỗi người, vậy nên thời gian hộ niệm 8 tiếng là chưa đủ đảm bảo.
-Việc khai thị và hộ niệm chưa đúng theo quy trình.
*Hơi nóng đọng lại ở ngực, rất có thể cha bạn sẽ tái sanh vào cõi người. Trong 49 ngày là thời gian thân quyến nên khai thị- niệm Phật cho người quá cố, nếu thần thức tỉnh giác, đồng nguyện theo A Di Đà Phật thì sẽ được Phật tiếp dẫn. Mỗi ngày ngoài khai thị niệm Phật, nên ngồi trước bàn vong tụng một bộ Kinh Vô Lượng Thọ. Đồng thời cố gắng làm các công đức mà hồi hướng.
A Di Đà Phật