Phát Tâm Bồ Đề rất là quan trọng, không phát cái Tâm này thì không thể thành tựu, sau khi phát Tâm bạn nhất định có thể thương yêu chúng sanh, tâm Bồ Đề chính là tứ hoằng thệ nguyện, chân thật giúp đỡ tất cả chúng sanh, bắt đầu từ câu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, chữ độ này chính là giúp đỡ hiệp trợ, muốn giúp đỡ chúng sanh thì chính mình phải có năng lực, phải có đức hạnh, cho nên việc cần thiết chúng ta phải làm là đoạn phiền não, phiền não không đoạn thì Trí Tuệ không khai mở, Trí Tuệ của chúng ta là sẵn có, chứ không phải từ bên ngoài mà đến.
Trong phẩm Xuất Hiện ở Kinh Hoa Nghiêm, Phật nói rất rõ ràng: “Tất cả chúng sanh đều có Trí Tuệ đức tướng của Như Lai, do vì vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc.” Vọng tưởng là vô minh, chấp trước là kiến tư trần sa phiền não, cho nên chỉ cần đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đoạn dứt thì Trí Tuệ đức tướng trong tự tánh liền hiện tiền, Trí Tuệ không phải từ bên ngoài đến, do đó tu học của Phật pháp là tu cái gì? Tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô số tông phái, phương pháp không giống nhau, lối đi không giống nhau, nguyên lý nguyên tắc là một, đều là tu Thiền định, nhân Giới được Định, nhân Định khai Huệ, cái Huệ này là Trí Tuệ của tự tánh vốn sẵn đầy đủ, cái Giới đó là gì vậy? Giới là phương pháp, phương pháp bạn đã tu học chính xác, không có sai lầm thì bạn mới có thể được Định, sau khi được Định rồi Trí Tuệ liền khai, được tiểu Định khai tiểu Trí Tuệ, được đại Định khai đại Trí Tuệ.
Tầng thứ của Định rất nhiều, thế gian có tứ thiền bát định. Thiền định xuất thế gian thì đẳng cấp lại càng nhiều hơn, mức Định của bạn càng sâu thì Trí Tuệ của bạn càng rộng, đạo lý là như vậy. Cái nguyên tắc này là bao gồm tất cả pháp môn, tất cả tông phái đều giống nhau. Vậy thì ngày nay chúng ta dùng phương pháp trì danh niệm A Di Đà Phật mục đích ở đâu vậy? Là tu Định, y theo những quy củ này mà niệm Phật đó là trì giới, y theo quy củ này mà làm sau đó thì bạn được Định, cái Định Niệm Phật gọi là Niệm Phật Tam Muội. Công phu thấp hơn thì gọi là công phu thành khối, chỉ cần được công phu thành khối vậy thì chúc mừng bạn, vãng sanh thế giới Tây phương Cực Lạc là khẳng định, phẩm vị không cao nhưng bạn nhất định được vãng sanh, sanh vào cõi Phàm Thánh Đồng Cư Độ, đây là một đại sự lớn nhất ngay trong đời này của chúng ta.
Cho nên phiền não không thể không đoạn, phải đoạn từ đâu vậy? Từ tự tư tự lợi, là phàm phu cho nên nhiều người không thể đoạn phiền não, thật sự là họ không biết bắt đầu từ đâu, cái gốc của phiền não chính là tự tư tự lợi, chúng ta nhất định phải dùng Trí Tuệ, đem cái ý niệm này chuyển đổi lại, khởi tâm động niệm vì tất cả chúng sanh mà nghĩ, không nên vì mình, cái thân này căn bản thì không cần thiết phải để ý đến nó thì bạn mới có thể được tự tại, khởi tâm động niệm luôn nghĩ đến cái thân này thì nguy rồi! Nghiệp chướng của bạn không thể tiêu trừ, ý niệm vừa thay đổi thì tự thân chính mình đem quên đi mất, thân này cùng thân người khác là một thân, vì tất cả chúng sanh là chân chánh vì mình, vì chính mình là chân thật hại chính mình.
Cái đạo lý này trong Phật Kinh nói rất rõ ràng, nói rất tường tận, chúng ta nhất định phải hiểu, nếu như từ chỗ này bạn có thể thay đổi được nó thì chúc mừng bạn: Bạn ở trong Phật pháp, không luận học pháp môn gì đều sẽ thuận buồm xuôi gió, đều sẽ đạt được lợi ích chân thật, thành tựu Trí Tuệ chân thật.
Tiếp theo Phật dạy bảo chúng ta: Sau khi phát Tâm Bồ Đề thì “Thâm Tín Nhân Quả”. Ngày xưa, tôi học giáo lý, với câu nói này đã làm cho tôi từ hai đến ba năm không thể nghĩ ra, tại sao vậy? Vì trong Tịnh Nghiệp Tam phước thì phước thứ nhất là phước báo trời người, phước thứ hai là phước báo của hàng nhị thừa, phước thứ ba là phước báo của Bồ Tát đại thừa.
Nếu như cái “Thâm Tín Nhân Quả” này đặt ở phước thứ nhất thì tôi một chút cũng không hoài nghi, nay Phật lại đặt ở phước thứ ba thì tôi không hiểu. Phàm phu chúng ta bắt đầu học Phật thì đều tin tưởng Nhân Quả. Đại Sư Ấn Quang cả đời dạy người là đề xướng giáo trình “Liễu phàm tứ huấn” đầu tiên, nội dung của giáo trình này chính là Tin Sâu Nhân Quả, là thuộc pháp trời người, trồng Thiện Nhân được Thiện Quả, tạo Ác Nghiệp nhất định có Ác Báo. Ngạn ngữ thường nói: “Không phải không báo nhưng chưa đến lúc”, khi nhân duyên hội đủ thì quả báo lập tức hiện tiền, nhất định không thể trốn khỏi, việc này chúng ta đều hiểu, vậy thì chả lẽ Bồ Tát lại không hiểu Nhân Quả này hay sao mà Phật lại phải để Thâm Tín Nhân Quả ở trong Phước thứ ba dành cho Bồ Tát Đại Thừa?
Vấn đề này đến hai, ba năm sau tôi mới rõ ràng, mới tường tận, khi đọc Kinh Hoa Nghiêm mới ngộ ra, chính là đọc cái phẩm thập địa này. Bồ Tát thập địa trước sau không rời Niệm Phật, tôi liền tỏ ngộ ra từ ngay chỗ này: Cái Nhân Quả này không phải là Nhân Quả thông thường, mà là “Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả”, thật là cái Nhân Quả mà rất nhiều Bồ Tát đều không biết, đây không phải trồng Nhân Thiện được Quả Thiện thông thường, cho nên cái câu này chúng ta nhất định phải rõ ràng, chính là khi tu học đạt đến quả vị Thập Địa Bồ Tát, hay nói cách khác, Phật pháp đến giai đoạn cuối cùng, không luận là tu học pháp môn nào, tất cả đều quy về pháp môn Niệm Phật.
Thật đúng như là Ngài Văn Thù, Phổ Hiền đã thị hiện, hai Ngài ở đoạn sau của Kinh Hoa Nghiêm đều phát nguyện cầu sanh thế giới Tây phương Cực Lạc, làm một tấm gương cho 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ của thế giới Hoa Tạng, làm người dẫn đầu, đến đây thì chúng ta mới chân thật xem thấy sự thù thắng của Tịnh tông.
Cho nên Thế Tôn thường hay nhắc đến cái pháp môn này. Mười phương ba đời tất cả chư Phật đều khen ngợi, tất cả chư Phật đều hoằng dương, ngay chỗ này chúng ta mới thể hội được một ít lợi ích, cho thấy pháp môn này thù thắng không gì bằng, công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn, vì vậy Thế Tôn đại diện chư Phật tán thán Phật A Di Đà trong kinh Vô Lượng Thọ là “Quang Trung Cực Tôn, Phật Trung Chi Vương”, là vị Phật có ánh sáng tôn quý nhất, xứng đáng là vua của tất cả chư Phật vậy.
Trích sách Khai Thị Trọng Yếu
Pháp sư Tịnh Không giảng
Cư sĩ Tịnh Thái biên soạn
Download sách Khai Thị Trọng Yếu [Type: PDF | Size: 524 KB]
Cho con hỏi. Khi niệm Phật mắt nhìn Phật nhưng tâm không nghĩ bất cứ 1 điều gì hết, đầu trống rỗng, miệng chỉ niệm Phật vậy điều đó có đúng với Pháp không ạ? Con bắt đầu niệm Phật đc 3 ngày rồi. Mỗi tối khoảng từ 8h – 8h40 là con bắt đầu niệm Phật, vậy con có cơ hội nhập tâm không ạ? Mong các cô chú đạo hữu giải đáp hộ con. Con xin cảm ơn!
Chào bạn PizMagic,
Bạn niệm Phật được như vậy thì tốt quá. Bạn cứ tiếp tục duy trì. Bạn đừng để ý đến chuyện có nhất tâm hay không nhất tâm vì khi bạn nghĩ đến nó thì nó trở thành vọng niệm rồi bạn ạ. Sau khi bạn phát nguyện rồi thì bạn cứ chú tâm mà niệm A Di Đà Phật không nghĩ gì hết kể cả chuyện vãng sanh luôn. Cứ niệm hoài như thế. Nhất tâm là do công phu bạn lâu ngày tự nhiên nó có thành tựu đó chứ ko phải do nghĩ đến mà có được cho nên khỏi quan tâm đến nó là khỏi bị vọng niệm và phiền não quấy rầy.
Mình không nhớ có một vị Tổ nào đó nói rằng Tâm chúng sanh như dòng sông, còn A Di Đà Phật như ánh trăng. Nếu như dòng sông đục thì trăng không thể nào hiện ra trên mặt nước và ngược lại. Nếu như kiên trì niệm lâu ngày thành thục, vọng niệm bớt dần, tâm trong lặng thì A Di Đà Phật tự hiện ra từ trong tâm thanh tịnh của chính hành giả.
A Di Đà Phật, chúc bạn luôn tinh tấn.
Xin thỉnh ý kiến của các bạn đồng tu.
Tôi hành trì niệm Phật tại gia mỗi ngày 2 lấn: sáng và tối. Trong mỗi thời khóa, tôi tụng kinh A Di Đà + trì Chú Đại Bi và Chú Vãng Sanh, kế đến niệm Phật là chính. Sau thời gian niệm Phật là Phát Nguyện + hóa giải oan gia trái chủ + Hồi Hướng. Nghi thức hành trì này do tôi tự soạn lấy, chẳng biết như vậy có đúng không ? Tôi mong muốn có sự góp ý của các đồng tu Niệm Phật, xin cho biết tôi nên bỏ bớt hoặc thêm phần nào vào nghi thức vừa nêu trên cho được lợi lạc trong hành trì. Kính mong quý vị cho biết ý kiến về phần “Hóa Giải Oan Gia Trái Chủ” trong thời khóa niệm Phật, tôi có nên duy trì hay không ? Theo tôi nghĩ, mình phải sám hối với oan gia trái chủ (ngay từ bây giờ)về các lầm lỗi trước đây mình đã từng gây oán hận cho họ, thậm chí sát hại sanh mạng của họ. Nay nhờ Phật Pháp mình tỉnh ngộ về lỗi lầm cũ, xin họ tha thứ, đừng trả thù mình khi lâm chung. Vậy, mình cần hóa giải với họ trước hay là chờ đến lúc lâm chung thì mình làm việc này, nhờ ban hộ niệm giúp đỡ hóa giải ?
Kính mong ý kiến xây dựng của các vị đồng tu giúp tôi.
A Di Đà Phật.
Bạn có định khóa như vậy là rất tốt, không phải ai cũng có thể giữ được 1 ngày được 2 thời như vậy, mình cũng chưa được như bạn. Rất là tán thán bạn :). Cố gắng duy trì lâu dài bạn nhé.
Định khóa bạn đặt ra cũng là đầy đủ, gần giống như cách đặt định khóa công phu trong Văn Phát Nguyện Sám Hối của Hòa Thượng Tịnh Không, là có phần hóa giải oan gia trái chủ.
Xin gửi bạn đường link để bạn tiện tham khảo:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/04/van-phat-nguyen-sam-hoi/
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi Tieu Tran.
Mình lấy Niệm Phật làm Chính hạnh, chính nghiệp, còn tu thêm các loại khác ngoài niệm Phật là nghiệp phụ, tạp hạnh. Mình nghĩ đầu tiên nên bắt đầu thời khóa Niệm Phật bằng Niệm Phật A Di Đà, rồi đến Niệm Quan Âm, rồi đến Chú Đại Bi. Cuối cùng, ban hồi hướng (trong đó có cả oan gia từ nhiều đời), như vậy sẽ hiệu quả hơn.
Chúc bạn ngày càng tinh tấn hơn!
Chào bạn Tieu Tran,
Phật đã nói pháp không có định pháp, cần uyển chuyển và tùy duyên. Nếu như 1 ngày bạn áp dụng 2 thời khóa công phu được vậy thì hay. Đọc tụng kinh nhiều được lợi cái là hiểu nghĩa, trí tự nhiên sáng ra và hành trì theo thì có được lợi ích, trì chú cũng có những công năng và công phu Niệm Phật đặt là nghiệp chính thì quá tốt rồi còn gì. Tất cả những việc này đều là Tịnh nghiệp bạn mang hồi hướng hết về Tây phương là được. Riêng việc Giải trừ oán thân trái chủ thì nếu bạn có nhiều thời gian thì bạn làm luôn cũng tốt (vì trong đó cũng có phần Niệm phật và tụng chú Vãng sanh 21 lần, Tụng Bát nhã Tâm kinh 1 lần) còn nếu không thì hàng tuần hay hàng tháng làm 1 lần cũng tốt. Chỉ e không đủ thời gian mà thôi và cho dù làm bất kỳ công phu tu tập nào thì việc quan trọng nhất là Sự Duy Trì (Tinh Tấn). Bạn làm ít hay nhiều không quan trọng, quan trọng là sự duy trì hàng ngày đều đặn như thế đừng xao lãng. Lâu ngày sẽ có được lợi ích. Bạn tu tinh tấn như vậy tôi phải học hỏi theo bạn nhiều mới được. Chúc bạn luôn giữ tinh tấn và thân tâm thường an lạc. A Di Đà Phật.
Lành thay, lành thay!
Muốn mau thâm nhập ” Niệm Phật Tam Muội” thời nên nghe theo sự chỉ dẫn của Ngài Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát:
Trước hết ông nên phát đại nguyện: “Nguyện sanh Cực Lạc thế giới”. Rồi chí thành tha thiết xưng niệm Nam Mô A Di Ðà Phật. Tiếng niệm phải duyên theo tâm, tâm niệm phải duyên theo tiếng. Tiếng và tâm khắn chặt vào nhau, như mèo vồ chuột. Niệm Phật như vậy được lâu lâu không xao lãng, thời sẽ chứng nhập “Chánh Ức Niệm Tam Muội”. Chứng tam muội rồi, nếu muốn tiến thêm lên, thời nên tham phỏng với các bực cao minh đại tri thức để được tự ngộ diệu lý “Tức Tâm Thị Phật”.
Ðến như phương pháp tu Tịnh độ không ngoài hai chữ “chuyên” và “cần”.
“Chuyên” thời không quản đến một việc nào khác.
“Cần” thời không bỏ phí một phút một giây.
Từ nay, mỗi sáng sớm, sau khi thức dậy, ông tụng một quyển kinh “A Di Ðà” niệm hiệu Phật một nghìn câu, rồi lạy Phật hồi hướng với bài văn “Nhứt tâm quy mạng”, vì bài văn này lời gọn mà đủ ý. Nếu lạy Phật được một trăm lạy càng tốt. Ðây là khóa tụng niệm một thời.
Ban đầu chưa quen, nên ngày đêm bốn thời. Khi đã quen thì tăng lên sáu thời, lần đến mười hai thời. Thành mỗi ngày thêm được mười hai quyển kinh, một muôn hai nghìn câu Phật, dùng số nầy làm thường khóa mỗi ngày. Cũng có thể hiệp lại chia thành bốn thời. Ngoài số này ra, những công phu khác thời không kể.
Về việc niệm tụng, hoặc ra tiếng, hoặc tưởng thầm, đều được cả. Chỉ cần phải nhiếp tâm niệm cho chắc mà thôi.
Lại, phép trì danh cần phải mỗi chữ mỗi câu rõ ràng ràng rẽ, tiếng và tâm hiệp nhau, không cho xen lộn một mảy tưởng niệm thế sự. Lâu lâu tự thành thục, quyết định đặng sanh Cực Lạc, ngồi tòa sen báu trụ bực “bất thối chuyển”. Ông phải cố gắng lấy!”.
http://www.phapgioi.com/tangthan/index.php/giao-phap/tinh-do-tong/1649-giac-minh-dieu-hanh-botat-khai-thi-niem-phat.html
Cũng xin được giới thiệu với các vị đạo hữu cuốn ” Tuyển trạch Bổn Nguyện Niệm Phật” của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân, sơ tổ Tịnh Độ Tông của Nhật Bản.
Đối với người niệm Phật cầu Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, tôi thiết nghĩ sách này rất nên đọc.
http://www.bodetam.org/Vietnamese/NghiQuyTinhDo/TuyenTrachBonNguyenNiemPhatTap/TuyenTrachBonNguyenNiemPhatTap1.html
Niệm Phật Tông Yếu là những Pháp Ngữ tinh yếu của Ngài Pháp Nhiên, các vị nếu có duyên lành cũng rất nên tham cứu. Xin được mượn lời của dịch giả Nguyễn Văn Nhàn ( Đây cũng là cảm nhận của tôi sau khi đọc xong Niệm Phật Tông Yếu) để nói về Pháp Ngữ của Ngài Pháp Nhiên: ” Như kẻ mù được sáng, người sắp chết đuối gặp phao. Hốt nhiên tín tâm phát khởi, nhận ra lý Tha Lực Niệm Phật. Từ đây, Niệm Phật trở thành một niềm vui không thể nghĩ bàn, vãng sinh Cực Lạc là điều chắc chắn chứ không cần đến lúc lâm chung”
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
Kính tặng những người hữu duyên.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Đa tạ đạo hữu Thanh Liên Cư từ bi hoan hỷ gởi link của Pháp Ngữ tinh yếu của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân.
Xin chân thành đa tạ, xem như hữu duyên và nguyện cho nhiều bạn đồng tu cùng được đọc, được biết đến và tăng thêm tín tâm cầu vãng sanh Cực Lạc thế giới. Các bạn đồng tu xin nên xem, nên xem.
“Niệm Phật là chuyện mình làm. Vãng sinh là chuyện Phật làm”. Hay lắm, chỉ cần biết thế không cần phải hỏi thêm bất kỳ điều gì khác nữa.
A Di Đà Phật
Lời cảm ơn chung.
Tôi thật lòng cảm ơn đến các bạn đồng tu: TỊNH THÁI, PIZMAGIC, TIMLAIPHATTANH, THANH LIÊN CƯ đã sốt sắn, chân tình đóng góp một số ý kiến quý báu đầy khích lệ cho tôi, đã tạo điều cảm kích thích thú tận đáy lòng tôi.
Tôi cầu nguyện đức từ phụ A Di Đà Phật luôn nhiếp thọ cho các Thiện Tri Thức nêu trên được thành tựu Tịnh Nghiệp một cách viên mãn.
A Di Đà Phật.
Khi mọi người đều quyết tâm như thế này thì Piz cảm thấy một phần rất biết ơn mọi người đã giúp đỡ Piz trong thời gian qua giải đáp các thắc mắc để Piz ngày càng gần hơn với chữ “Nhất tâm”. Một phần Piz cũng cảm thấy phấn khởi, khơi dậy niềm tinh tấn mãnh liệt hơn khi mọi người vui vẻ tu hành cùng nhau.
Kiếp này làm bạn tu hành.
Kiếp sau gặp lại Tây Phương cảnh lành.
Cảm ơn mọi người rất nhiều!
Thưa thầy, con đang có nhiều thắc mắc mà chưa biết hỏi ai, qua tìm kiếm con biết đến trang web này, vậy kính mong thầy giải tỏa cho con với ạ.
Con đã tìm hiểu và nhất tâm tin theo Phật, con lập bàn thờ ảnh Phật Bà Quan Âm ở trong phòng riêng được 2 năm nay(vì bố con không tín tâm). Hàng ngày con đều lên hương và tụng kinh sáng hoặc tối.Con chăm chỉ tụng kinh nhưng lại chưa quy y Tam Bảo vì sợ mình không giữ được tốt 5 giới(năm nay con 28 tuổi). Nhưng con lại đang gặp trở ngại, do điều kiện gia đình con phải về quê sinh sống, nhà ở quê con là nhà từ đường của dòng họ nên không được đặt bàn thờ Phật chung với gia tiên, con cũng không có phòng riêng để đặt bàn thờ Phật. Vậy thầy cho con hỏi là con đang lập bàn thờ Phật như thế mà dừng lại có sao không?và con rất mong muốn được tiếp tục học kinh, mỗi lần tụng kinh con có thể mang ảnh Phật Bà Quan Âm ra nhìn và tụng được không? Như thế con còn có khả năng vãng sanh được không? con là con gái, con cao số chưa lập gia đình, con định để khi lập GĐ sẽ tiếp tục thờ Phật (nếu có nhà riêng).
A Di Đà Phật.
Tại sao Phát tâm Bồ Đề, thâm Tín nhân quả, phát Nguyện vãng sanh Cực Lạc, chấp trì danh hiệu Phật A Di Đà nghe rất đơn giản nhưng lại thấy ít số người Phật tử làm nỗi vì thấy ít người thực sự vãng sanh TPCL? Bây giờ Ban Hộ Niệm xuất hiện ở nhiều nơi để trợ giúp người Phật tử cả đời tu hành và người cả đời không biết đến tu hành lúc sắp lâm chung nhưng số người vãng sanh vẫn còn ít là tại vì sao hiện tượng như vậy? Lý do vấn đề như thế nào để chúng ta biết cách chuẩn bị hành trang cho việc vãng sanh TPCL số lượng người càng ngày càng tăng lên?
Nam Mô A Di Đà Phật?
a di da phat
1.cho con hỎi các pháp tu: niỆm phẬt, trì chú, thiỀn quán, lẠy phẬt sám hỐi pháp nào là dỄ tu dỄ chứng?
2. cho con hoi là phat tu thì phẢi di chua nhieu như vay có dung khong?
3. the nào là hinh tuong cua bac minh su trong thoi buoi nhu hien nay?
4. tu là lam gi? tu lam sao dung nghĩa cua no?
a di da phat, con xin cam on ban tu van tra loi giup con.
A Di Đà Phật
Bạn Ngọc Thiện thân mến,
1. Cho con hỏi các pháp tu: niệm Phật, trì chú, thiền quán, lạy Phật sám hối pháp nào là dễ tu dễ chứng?
Theo lý người đời: có tu ắt có chứng, nhưng trong đạo Phật vốn không nói tới chứng đắc mà nói giác ngộ và giải thoát. Người phát tâm tu đạo, dẫu cho là pháp môn gì chăng nữa mà rốt cuộc không giác ngộ, không giải thoát – hiểu theo người đời thì đó là có tu mà chẳng có chứng. Trong đạo gọi là lầm đường, lạc lối.
Lời khuyên của TN đối với bạn là hãy quán xét căn cơ của bản thân để chọn một pháp môn phù hợp với mình để tu. Quan trọng là tu đến đâu liễu ngộ đến đó=giải thoát.
2. Cho con hỏi là Phật tử thì phải đi chùa nhiều như vậy có đúng không?
Trước hết bạn phải hiểu Chùa là gì? Chùa là chốn Già Lam Thánh Chúng, vì thế cũng gọi đó là chốn thanh tịnh. Vì vậy người thường xuyên được đến chùa tu học là người thực có phước duyên. Tuy nhiên người đó có biết tri dụng những phước duyên đó để tu học, giác ngộ và giải thoát hay không lại là chuyện khác. Thực tế đã có rất nhiều người vốn rất năng tới chùa tu học, và tu học khá lâu năm nhưng cuộc sống tâm linh của họ vẫn không có sự chuyển đổi. Nguyên nhân từ đâu? TN để bạn thử tự lý giải nhé.
3. Thế nào là hình tượng bậc minh sư trong thời buổi hiện nay?
Với nhãn phàm của chúng ta sẽ khó mà nhận ra được đâu là phàm Tăng, đâu là Thánh Tăng. Vì chúng ta chỉ có phàm nhãn, do vậy chỉ nhìn thấy ánh sáng, chứ không thể nhìn được bóng tối. Tuy nhiên, nếu bạn thực tâm tu đạo, bạn sẽ dần nhận ra được đâu là bậc minh sư cho chính mình. Một người được coi là minh sư có hai yếu tố đơn giản nhất để nhận diện: Coi thường chuyện tiền tài, dục vọng, lợi danh; luôn khuyến tấn người khác hành thiện, bỏ ác và khuyến tấn họ tu đạo để tiến tới giải thoát.
4. Tu là làm gì? Tu làm sao đúng nghĩa của nó?
Tu là Sửa! Sửa gì? Sửa tâm tham, sân, si, mạn, phân biệt, chấp trước – Gọi chung là tâm vô minh và phiền não=Nhân của sanh tử luân hồi. Do vậy “Tu đúng nghĩa” là việc thường quán chiếu mọi hành vi, động niệm: thân-khẩu-ý của mình để diệt trừ tâm vô minh và phiền não nói trên.
Muốn thế bạn phải làm gì? Câu hỏi lớn này TN xin dành cho bạn nhé.
Chúc bạn dũng mãnh dấn thân tu đạo.
TN
Nam mô a di đà phật.Thời mạc pháp con người ngày nay có duyên với phật rất ít. Khi người thân mất đi,họ lẹ lẹ coi thầy xem ngày giờ nhanh chóng nhập quan cho xong.Vô tình đẩy người thân của họ vào ba đường ác đạo mà họ không hay biết. Thật xót xa vô cùng. Muốn họ hiểu phật pháp sao mà quá khó.