Một Phật tử Trung Hoa, ông Trần Hải Lượng, có người bạn tên Hoàng Ðồng Sanh. Ðôi mắt cư sĩ họ Hoàng rất lạ, có thể thấy được ma quỉ và điện quang của mỗi người. Theo lời ông, những vị tu hành chân chánh, tâm trong sạch, thì xung quanh mình có vòng ánh sáng sắc trắng mát mẻ dịu dàng. Người giàu, có ánh sáng sắc đỏ. Bậc sang quý, có ánh sáng màu tím. Kẻ buồn rầu thất chí, hoặc đau yếu, có ánh sáng màu xám như khói. Hạng người tầm thường, phần nhiều có ánh sáng màu lục. Ai có điện quang màu đen thì một là người sắp chết, hai đó là kẻ rất độc ác. Và tùy theo tâm niệm tốt xấu, điện quang của mỗi người thay đổi khôn lường. Ðại khái, người tâm lành ít thì vòng ánh sáng lành nhỏ hẹp; bậc tâm lành hay thanh tịnh nhiều, thì vòng ánh sáng lành rộng lớn. Quang lượng rộng hẹp của kẻ ác cũng như thế. Cho nên khi ta khởi một niệm ác, tuy người ngoài không biết, song mình biết, quỉ thần biết; còn những bậc thánh đắc đạo thì thấy rõ ràng như nhìn các làn chỉ trong bàn tay, hay nhìn bóng hiện trong gương sáng. Mình biết, thì lương tri tự khiển trách làm cho hổ thẹn hối hận không yên. Quỉ thần biết, thì phẫn nộ quở phạt. Chư Phật, Bồ Tát khi biết dù xót thương không làm tổn hại, song kẻ gây nhân tất phải chịu quả, chẳng thế nào tránh khỏi. Từ hành vi đến tâm niệm của ta, sự phản ứng của luật nhân quả mỗi mỗi đều rất công minh. Cho nên tiên hiền đã bảo: “Quả báo của việc lành dữ như bóng theo hình. Khi khởi một niệm lành, tuy phước chưa đến mà thiện thần đã đến. Lúc sanh một niệm dữ, tuy họa chưa tới mà ác quỷ đã theo”. Mấy lời này rất phù hợp với lý nhân quả của đạo Phật.
Nếu trong ba nghiệp, khẩu nghiệp đã dễ tạo, thì ý nghiệp lại có năng dụng mạnh hơn cả. Phàm phu chỉ có thể kiểm soát tâm niệm thô của mình, song không thể kiểm soát tâm niệm tế. Ngài Di Lặc Bồ Tát khi nhập định, dùng trí huệ cực thanh tịnh sáng suốt, thấy mỗi chúng sanh trong một sát na có đến ba mươi sáu muôn ức niệm vi tế, mỗi niệm biến mỗi hình, niệm lành biến tướng lành, niệm dữ biến tướng dữ. Ðiều này nhắc cho ta nhớ, người tu không những giữ gìn nhân quả nơi thân, khẩu, mà còn phải dè dặt nhân quả trong mỗi tâm niệm. Nếu thờ ơ để cho tâm xấu thường nổi lên, khi dồn chứa lâu ngày, nó có đủ năng lực sai sử ta làm việc quấy, và chịu thân ác thú trong tương lai.
Trích: Phật Học Tinh Yếu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tội lỗi lớn nhất của con là: tình ái rất nặng. Con luôn sám hối nhưng đoạn không nỗi ngay cả phục nó cũng không xong. Làm sao đây.
Bạn không thoát ra được vì bạn không hiểu thấu và buông xả.Miệng bạn sám hối nhưng tâm thì không chịu buông bỏ như người miệng thì nói lời xua đuổi mà tay cứ níu giữ lấy.Chỉ trừ trường hợp duyên nợ đã hết thì bạn mới buông được thôi.Vì sao lại thế?Vì bạn không hiểu nó chỉ là vọng tưởng,gian dối,lệ thuộc,khổ đau,bị nghiệp chi phối.Muốn được tự tại,hạnh phúc thì bạn phải học cách mặc kệ nó coi nó như tất cả những thứ khác không hề phân biệt.Thế thì dù nó đi những thứ khác cũng hiện hữu để lấp khoảng chống trong tâm hồn bạn.Còn khi nào bạn đẫ thực sự nhận thức được nó là thứ không thật thì buông nó luôn không chút luyến tiếc.Hy vọng bạn sớm thành tựu.A Di Đà Phật
Cám ơn bạn! Mình sẽ cố gắng. Namo A di đà Phật. Chúc bạn thân tâm thừơng lạc.
Gui thanh tam sam hoi. Cho minh chia se chut, neu khong hop y ban thi xin luong thu cho. Co le ban da quen song trong ai tinh, nhung su mong muon do se chieu cam lay nhung tinh cam xung quanh, nen cu tiep tuc va kho hoi dau. Mot la khi ban nga benh, dieu truoc tien mong moi la su sinh ton, chu khong phai la huong lac, co the bay gio ban dang sung suong nen khong du suc thuyet phuc vuot qua, thu hai, hoac ban bi nhung tinh cam quay lung lai, noi that vong buon chan se hien huu chu khong phai la ham muon nua. Ban biet ma khong khac phuc duoc vi ban co the chua gap noi kho. Muon sam hoi duoc loi ich, khong phai ta dem chuyen duc lac ke cho phat nghe hay hoi loi, vi ta kem theo tam niem do thi log chag duoc trong sang roi. Dung than trang ngiem de lay phat, dung tam thanh tinh de niem phat. Long co trong rong moi co cho tiep nhan duoc anh sang dieu ky cua chu phat, hay sang suot phat tam sam hoi nhu the, ban se khong can gi phai no luc khac phuc toi loi nua. Hay cu nhe nhang xem moi thu binh thuong. Co yeu thuong cam xuc cua minh, thi cam xuc rat de thuan theo. Ban chap nhat se khien bản than rat cang thang va kho ma dieu phuc. Van de do khong xau, ta co mat cung vi tinh ai ma ra, chung tu ket tap da qua lau qua nhieu khong the mot vai thang ma xu ly thau dao duoc, hay nho thuong phat that nhieu, luon de phat trong trai tim cua ban thi dan dan dau con cho trong cho duc vong ngu tri. Chang le duc vong ma co nang luc cao sieu hon tam niem phat sao. Chi so khong that su thanh tam, phat deu chi dan ca. Cu xet den muoi phuong chu phat, bo tat, long thien ho phap cho mot hanh vi cua chinh minh. Tha thiet mong ban cam nhan duoc dieu chia se nay. Hihi.
Đường Về Cõi Tịnh: Đạo hữu hoan hỉ cố gắng viết tiếng Việt có dấu cho dễ đọc. A Di Đà Phật.
Con xin cảm tạ ngài đã cho con thêm tri kiến
Con xin hỏi Hòa Thượng rằng, con trong khi thiền, ý nghĩ xấu tốt liên tục thay đổi. Từ tốt qua xấu, từ xấu qua tốt, đó là do tập khí của mình còn nhiều, điều gì ẩn chứa trong tàng thức thì xuất hiện lên ý nghĩ. Con thấy càng cố kiềm chế phiền não và ý nghĩ xấu thì ý nghĩ xấu càng nhiều, càng để nó tự nhiên thì nó càng ít. Vậy cho nên đôi khi ý nghĩ xấu xuất hiện con để cho nó chạy tự nhiên, cho nó tuôn trào ra, tất nhiên là trong tầm nhận biết của mình. Con thấy những ý nghĩ này cũng không đi về đâu cả, sinh rồi lại diệt, diệt rồi lại sinh, thứ sinh sinh diệt diệt như vậy mình có phải cố gắng để hạn chế nó hay không? Hay mình nên làm một cách khác? Hay con làm thế có đúng không? Con làm thế có làm phát sinh ý nghiệp hay không?
Con mong được ngài giải đáp.
Mình cũng thường nổi lên các ý nghĩ như thế và mình thường sẽ kệ nó , chỉ niệm Phật thôi , cho dù nó có nổi lên thì cũng coi nó là một câu Phật hiệu A DI ĐÀ PHẬT . Không tự tạo chướng ngại cho bản thân cứ niệm Phật thì ắt nó hết thôi bạn ạ .
Đó là ngu kiến của mình , nếu có gì sai sót mong các đạo hữu khác hoan hỉ chỉ
bảo.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Con người với vẻ ngoài khôn lanh, giảo hoạt, làm nhiều việc xấu nhưng lại giấu giếm đi một cách khôn khéo, nghĩ rằng sẽ che mắt được tất cả. Tuy nhiên, con người không thể gạt Thần Phật, cho dù có tinh khôn lanh lợi đến đâu, lúc thác rồi chắc chắn sẽ phải hoàn trả nghiệp mình từng gây ra.
Vào triều Minh tại thị trấn miền núi tỉnh Tứ Xuyên có một vị quan họ Ngô nức tiếng thanh liêm. Dân làng ai ai cũng kính trọng vị quan này vì ông luôn tỏ ra chính trực, đối đãi tử tế với mọi người.
Bản thân vị quan cũng cảm thấy tự hào về mình, ông cho rằng mình tích vạn Đức, chắc chắn sống thọ và viên mãn. Một ngày nọ trong trấn xảy ra tranh chấp giữa hai hộ dân, chẳng qua chỉ vì vài mét đất, nhưng vì là đất buôn bán dễ kiếm tiền nên không ai nhường ai. Tranh cãi một hồi cuối cùng hai người bèn lôi nhau lên quan để phân xử.
Sau khi nghe đôi bên trình bày, quan họ Ngô bảo hai người chờ vài hôm quay lại để nghe phân xử. Quan cho hộ vệ đi xem xét nơi hai người tranh chấp thì quả thật đó là một nơi sầm uất buôn bán rất tốt, nửa tấc đất thôi cũng đáng giá lắm rồi. Nghe vậy quan họ Ngô nổi lòng tham, nhưng ông đang tính kế làm sao để thu về phần tranh chấp đó càng khéo càng tốt mà vẫn đảm bảo mình là quan thanh liêm.
Tối hôm đó, quan trằn trọc không ngủ được, bỗng dưng thấy có hai người mặc đồ đen từ đâu xuất hiện đứng đầu giường và lệnh cho quan theo họ. Quan ngạc nhiên gọi gia nhân nhưng không hiểu sao không thể thốt lên lời và cứ thế thấy mình bị hai người mặc áo đen kéo đi đến nơi nào đó càng lúc càng tối.
Một hồi lâu, quan họ Ngô thấy mình đang ở trong căn phòng trang nghiêm, có một vị Vương chủ nhìn rất oai phong ngồi trên chiếc ngai. Vị Vương chủ đó trông rất phi thường. Quan họ Vương thấy mình bị quỳ phủ phục dưới đất, mà không cách nào đứng lên được. Ông thấy vô cùng sợ hãi không hiểu đây là nơi nào.
Vị Vương chủ cất tiếng sang sảng: “Người này sinh thời làm quan không làm tròn chức trách, phạm nhiều tội bất dung, nay cho ngâm vào vạc dầu và giao cho quỷ sứ chiểu theo hình phạt mà tiến hành”.
Quan họ Ngô nghe xong giật mình kinh sợ, hóa ra ông đang ở địa ngục. Ông vội la lớn: “Có phải Diêm vương không? Xin ngài xem lại cho tôi, tôi là quan thanh liêm, dân trấn ai ai cũng yêu phục, làm sao có thể chịu tội ngâm vạc dầu được chứ? Oan quá, oan quá”.
Vị Vương chủ không nói gì, bảo tùy tùng đưa cho quan họ Ngô xem bản ghi chép, hóa ra là sổ ghi nghiệp đức của từng người. Trong bản ghi chép ghi rất rõ về quan họ Ngô, chép rằng: “Quan họ Ngô từng thông dâm với tỳ nữ và ép uống thuốc trụy thai. Quan họ Ngô lạm dụng tiền ngân sách trên cấp cho trấn, quan họ Ngô cướp đất của dân …”.
Quan họ Ngô đọc xong sững người, hóa ra mọi hành động của ông dù được che giấu khéo léo là thế, không ai hay biết, mà vẫn bị ghi chép vào sổ ghi nghiệp đức ở dưới cõi Âm ty. Ông còn chưa kịp xin tha mạng thì đã bị quỷ sứ nhìn thật gớm ghiếc tới lôi đi xềnh xệch.
Quan họ Ngô giãy giụa thế nào cũng không thoát nổi, la hét ầm ĩ.
Bỗng dưng quan họ Ngô chợt tỉnh, hóa ra ông vừa trải qua một giấc mộng khủng khiếp. Nhưng giấc mộng ấy rõ mồn một và lại tái hiện ngay trước mắt ông từng chi tiết một. Cảm giác bị đôi bàn tay như gọng kìm của quỷ sứ túm cổ vẫn còn khiến ông nghẹt thở, dù là mộng.
Ngẫm lại, ông biết đó chính là sự nhắc nhở đối với mình, báo trước những gì ông sẽ phải hứng chịu sau khi thác đi. Kể từ sau lần ấy, quan họ Ngô đã thay đổi hoàn toàn về bản chất, ông không còn sống giả tạo trước mặt dân chúng mà chăm làm việc thiện, liêm khiết chính trực thực sự. Về sau ông lên chùa cạo đầu quy y cửa Phật, rũ bỏ mọi thứ dơ bẩn trần tục của cõi thường nhân để trả nghiệp mình gây ra.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy một điều, con người phàm làm bất cứ điều gì về sau chắc chắn phải trả đủ. Những hành động tội lỗi có thể được che giấu khôn khéo bằng trí xảo biện và tinh ranh để qua mắt người thường, nhưng Thần Phật đều thông tường và ghi nhận, không cách nào thoát tội lúc xuống cõi Âm ty.
Theo minhbao.net