Hòa Thượng Tịnh Không thường dạy rằng muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì ta có cái mức công phu niệm Phật “Lý Nhất Tâm Bất Loạn” mới an toàn vững vàng vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. “Sự Nhất Tâm Bất Loạn” chỉ phủ phục nghiệp chướng chứ chưa diệt được nghiệp chướng. Công phu yếu nhất để có hy vọng là “Niệm Phật Thành Phiến“, là cái trạng thái gần gần với Sự Nhất Tâm Bất Loạn. Muốn niệm Phật đến Nhất Tâm Bất Loạn hay đến Niệm Phật Thành Phiến thì ta phải kiết thất niệm Phật quanh năm. “Kiết Thất” là cứ định kỳ bảy ngày, tịnh khẩu niệm Phật từ sáng đến chiều, nhiều khi niệm qua đêm luôn.
Nhưng mà… có lần Ngài nói, muốn kiết thất niệm Phật thì số lượng tham gia cỡ sáu người, bảy người là đủ, không thể quá mười người, và người chủ thất phải là một người có bản lãnh thì mới dám tổ chức Phật thất. Nếu người chủ thất không có đủ bản lãnh thì kiết thất coi chừng bị “Tẩu Hỏa Nhập Ma!“, tức là bị ma chướng! Chính vì vậy, ngài Lý Bỉnh Nam nói, trong thời này không thể “Kiết Thất Tinh Tấn” để niệm Phật được! Tại vì thường thường là tâm cơ của chúng ta trong cái thời đại này thật sự là hạ liệt!…
Tập khí quá nặng! Nghiệp chướng quá lớn! Oan gia trái chủ quá nhiều!
Chính vì vậy mà Ngài khuyên không nên!
Khó một nỗi, muốn cho Niệm Phật Thành Khối, Niệm Phật Thành Mảng, Niệm Phật Thành Thục thì phải kiết thất. Mà kiết thất thì Ngài nói coi chừng bị ma nhập! Chính là Ngài Tịnh Không nói như vậy. Bây giờ chúng ta thấy khó khăn đối với đạo tràng chúng ta! Chúng ta biết rằng, để cho một người được vãng sanh, thì cái tiêu chuẩn thấp nhất là niệm Phật cho thành khối, nhưng ta niệm Phật thành khối cũng không chắc gì được. Cho nên ta chủ xướng rất mạnh về phương pháp hộ niệm. Nhờ hộ niệm như vậy mới có sự hỗ trợ, nó phủ lấp cái chỗ trống là công phu còn quá yếu của người niệm Phật chúng ta.
Tuy nhiên, xin thưa thật với chư vị, dù có hộ niệm rồi, biết rằng hộ niệm rất là bất khả tư nghì, nhiều nơi người ta hộ niệm mà được vãng sanh thật sự, nhưng cũng không thể nào ỷ y vào đó được. Tại vì chưa chắc gì khi lâm chung, chúng ta sẽ được cái phước phần như những người đã có cái cơ may được hộ niệm vãng sanh.
Chính vì vậy mà đạo tràng chúng ta cố gắng gìn giữ sự cộng tu 365 ngày không thể nào mất một ngày, còn cố gắng vận động công phu sáng, rồi trưa, rồi chiều. Ráng cố gắng lên.
Cách công phu này không phải là kiết thất, mà để tạo cái thói quen công phu được thuần thục một chút, để cho cái câu A-Di-Đà Phật càng ngày càng thâm nhập vào trong tâm, và trong tháng tới chúng ta tiến thêm một chút xíu nữa, một tháng ta tổ chức hai ngày tịnh khẩu tinh tấn niệm Phật.
Như vậy là chúng ta chỉ có “Kiết Nhật“, nghĩa là chỉ có “Kiết” từng ngày, một ngày mà thôi, chứ không dám kiết tới Phật thất, nhằm để tập lần tập lần, phải tập như vậy chứ chúng ta không dám đi quá mạnh bạo. Mặc dù là chính tôi đây có dự trù hết tất cả những gì cần cho kiết thất, những công cứ… Nhưng mà thật sự là chưa dám đưa ra. Chỉ tập sự để coi thử cái năng lực chúng ta đi tới đâu.
Tại sao lại kiết thất mà bị tẩu hỏa nhập ma? Các Ngài nói rõ rệt, là tại vì cái lực chúng ta không đủ sức, gọi là “Lực Bất Tòng Tâm“. “Lực Năng Tòng Tâm“ không đủ, tức là cái khả năng, cái năng lực chúng ta không đủ, mà gọi là “Bất Tòng Tâm“. Cái tâm của những người muốn được Nhất Tâm Bất Loạn, nhưng mà cái lực không đủ. Vì lực không đủ mà cố ép buộc có thể trở nên vấn đề “Tẩu Hỏa Nhập Ma!“.
Ngài Tịnh Không nói rất cần người chủ thất vững, là tại vì sao? Vì người chủ thất là người phải nhạy bén trong lúc điều hành. Cũng giống như chúng ta kết bè với nhau niệm Phật thế này, thật ra chúng ta cũng có sự trợ giúp tối đa cho nhau. Ví dụ, thấy một người buồn buồn! Ta tới vỗ tay hỏi, ”Tại sao anh buồn vậy“. Thấy một người kia khổ khổ! Ta tới nói đùa, “Thôi vui đi!“. Chỉ cần một cái vỗ tay, một cái vỗ vai đơn giản như vậy mà có thể cứu người đó hồi nào không hay…
Chính vì vậy, ngài Tịnh Không khuyên rằng trong thời đại này nhất định không thể nào đóng cửa tự tu một mình, gọi là nhập thất một mình. Có nhiều người sơ ý nhập thất một mình, thì theo như ngài Tịnh Không khuyên, đây là chuyện không nên! Tại vì nhiều khi không có một người nào bên cạnh, không có một người chủ thất để hỗ trợ mình một cách tích cực, nhiều khi mình vướng nạn, gỡ không được!…
Vì vậy mà trong những ngày cộng tu, chúng ta cố gắng tham gia để tập lần, tập lần… gọi là cái thói quen niệm Phật. Khi bước vào đạo tràng hãy cố gắng bỏ rơi những cái gì của thế gian bên ngoài, để tập cái tâm chúng ta thanh tịnh từ từ, từ từ… Lần lần, lần lần bước lên… Cho đến một lúc nào đó chúng ta có thể niệm Phật… Kiết Phật nhất, rồi kiết Phật nhị, kiết Phật tam…
Trước khi mà kiết Phật nhị, hai ngày liên tục, chúng ta cũng phải tập luyện dữ lắm mới lên nổi. Chứ còn không, nếu sơ ý chúng ta chưa chắc gì sẽ thành công! Có như vậy thì công phu niệm Phật của chúng ta mới có thể thành phiến được. Mà có như vậy thì sự hộ niệm mới vững vàng.
Tôi xin đưa ra đây một câu chuyện để chứng minh cho lời nói của ngài Tịnh Không rất là chính xác. Cách đây cỡ mười một năm, có một lần tôi qua bên Âu Châu thì biết một câu chuyện như thế này vừa mới xẩy ra tại đó. Có một người thường kiết thất niệm Phật một mình. Người ta nói là vị này công phu cũng khá lắm. Năm đó đến tham gia một kỳ an cư kiết hạ. Trong khi buổi trưa tất cả mọi người đang ăn cơm thì không thấy vị đó đến ăn cơm. Sau khi ăn cơm xong mọi người đi ra thì thấy người đó đã ra sau vườn thắt cổ tự tử!… Dễ sợ! Nghe nói mà rùng mình! Vị đó để lại một lá thư viết: ”Tôi đi về Tây Phương trước nghen quý vị”.
Rõ ràng!… Bây giờ chúng ta thử suy nghĩ người đó có đi về Tây Phương được hay không? Biết liền! Chính vì thế mà ngài Tịnh Không nói, trong cái thời mạt pháp này nhất định chúng ta tu hành phải kết bè với nhau mà tu, không được tự tu ở nhà một mình. Khi nghe đến câu chuyện đó, tôi trực nhớ đến lời Ngài nói làm cho tôi giật mình và tỉnh ngộ ra liền. Thực sự là lời nói của ngài Tịnh Không làm cho tôi tỉnh ngộ ra từng chút từng chút và những lời nói của Ngài có sự chứng minh rõ rệt.
Tại sao người đó lại để lại một cái lá thư: “Tôi đi về Tây Phương trước nghen quý vị“? Phải chăng câu nói này đã xác định là có cảm ứng? Có cảm ứng mà tại sao lại làm những hành động như vậy? Hoàn toàn sai pháp!
Không bao giờ có hiện tượng một người đã thực sự chứng đắc, đã cảm ứng mà làm như vậy! Mình có thể đoán ra thì biết liền: CẢM ỨNG VỌNG! Vọng tâm cảm ứng vọng cảnh! Vọng cảnh nó hiển hiện trong tâm xui khiến người đó làm bậy mà không hay!
Chính vì vậy mà thường thường khi tu hành muốn được vãng sanh, muốn tránh được tất cả những ách nạn, không có cái gì khác hơn là như hổm nay chúng ta đã nêu ra rồi. Nhất định phải có tâm chân thành, chí thành, chí thiết.
TÍN – HẠNH – NGUYỆN:
– NGUYỆN là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc chứ không phải là nguyện được cảm ứng.
– HẠNH là niệm câu A-Di-Đà- Phật chứ không phải bon chen những chuyện khác. Và
– NIỀM TIN vào pháp môn phải vững vàng.
Bên cạnh đó phải nghe lời khai thị của ngài Ấn Quang cho thật kỹ.
– Nhất định phải giữ tâm thanh tịnh.
– Nhất định phải giữ tâm khiêm nhường.
– Nhất định đừng bao giờ đem những cái khó khăn của thế gian để vào trong tâm của mình.
Cũng ý như vậy, Hòa Thượng Tịnh Không nói đơn giản hơn, là phân biệt chấp trước nên bỏ. Vì bỏ phân biệt chấp trước quá khó! Thì cách nói của ngài Ấn Quang nghe còn dễ hơn: Thường thường cho mình là phàm phu hạ căn, coi tất cả mọi người là Bồ-Tát, hãy cố gắng giữ tâm thanh tịnh, đừng đem cái lỗi của người khác vào tâm mình.
Cứ như vậy mà tu hành. Chí thành chí kính thì tự nhiên được cảm ứng. Nhất định cảm ứng của người chí thành chí kính là “CẢM ỨNG CHÂN”, không thể nào là “CẢM ỨNG VỌNG”. Nhờ như vậy mà, Ngài nói thêm một lần nữa, về được Tây Phương Cực lạc là do lòng chí thành chí kính của mình mà cảm ứng với Phật, chứ không phải là do được chứng đắc. Người đó đã sơ ý, cứ tưởng rằng mình chứng đắc nên xảy ra như vậy!
Người thế gian này không chịu suy nghĩ kỹ mới sinh ra những chuyện đáng tiếc, làm cho cả một cuộc đời tu hành sau cùng đi vào con đường rất nguy hiểm!
…
Ngày hôm qua chúng ta có nhắc đến những câu chuyện kiết thất, thì hôm nay xin tiếp tục những câu chuyện đó. Năm ngoái có một vị Thầy email tới hỏi Diệu Âm, thật ra vị Thầy này là người cháu, Thầy đã tu được hơn mười năm và Thầy cũng muốn kiết thất niệm Phật. Trước khi kiết thất thì Thầy email tới hỏi là bây giờ Thầy muốn “Kiết Thất Niệm Phật“. Xin cho ý kiến? Diệu Âm có lấy ý kiến của ngài Tịnh Không ra mà khuyên. Ngài nói rằng, “Tự Kiết Thất Niệm Phật“, tức là đóng cửa tu hành một mình chỉ dành cho những người đã “Khai Ngộ”. Người đã khai ngộ rồi thì nên tìm những nơi tịch tịnh mà kiết thất tu hành để sớm có đường thành đạo. Còn khi chưa được khai ngộ, nghĩa là chưa vững đường đi thì không nên tự nhập thất. Vì khi cái tâm của mình chưa khai, những phiền não của mình chưa giải tỏa được, mà vội vã nhập thất, thì không nên! Vì nếu thành tựu được thì tốt, nhưng nếu lỡ có những chuyện gì trở ngại xảy ra thì không ai có thể giải cứu được!
Trong thời này đã mạt pháp rồi! Chúng sanh đều có nghiệp chướng sâu nặng, oán thân trái chủ nhiều. Khi nhập thất, về hình thức thì thấy hay, nhưng Hòa Thượng Tịnh Không nói rằng rất là nguy hiểm!…
Chính vì thế, tu hành chúng ta nên kết nhóm với nhau để niệm Phật. Diệu Âm cũng lấy lời khuyên đó mà nói với Thầy. Thầy thấy đúng, nên Thầy không muốn nhập thất nữa, và Thầy cũng dùng một hình thức tu tập tương tự như chúng ta. Diệu Âm nói với Thầy nên tìm khoảng chừng năm, mười, mười lăm người Phật tử cùng nhau ngày ngày tu hành niệm Phật. Thầy thì hướng dẫn người ta niệm Phật, người ta thì hộ pháp cho Thầy, tất cả cùng nhau niệm Phật. Đây là con đường mà chư Tổ khuyên chúng ta nên làm.
Ở đây chúng ta đang xây dựng một Niệm Phật Đường để niệm Phật, xin thưa thật là chúng ta phải cùng nhau đi từng bước, từng bước một. Muốn tương lai sẽ tu hành tinh tấn hơn, chúng ta không thể đùng một lúc thực hiện liền được, mà phải thực hiện từng bước, từng bước. Trước khi thực hiện những công phu tu hành tốt hơn, chúng ta cần phải giải tỏa những chướng ngại trước.
Thành lập một ”Nhóm Niệm Phật” hay một ”Đạo Tràng“, xin thưa chư vị, khó dữ lắm! Như hôm qua mình nói, một người tự kiết thất một mình thường thì ai cũng khen hết, nhưng sau cùng thì dễ vướng phải những kết quả không theo ý muốn! Để tránh được những tình trạng đó, không có gì khác hơn là tự chính mình hãy cố gắng cởi bỏ những phiền não càng nhiều càng tốt, để cho khỏi bị vướng phải chướng ngại. Thứ hai nữa là chúng ta phải thành tâm cầu chư Long Thiên Hộ Pháp, chư Phật, chư Bồ-Tát gia trì. Thành ra, Diệu Âm đây khi làm bất cứ cái gì cũng đều chắp tay lại thành tâm nguyện cầu các Ngài gia trì. Vì chỉ có các Ngài gia trì mình mới có thể thành tựu, còn khi các Ngài la rầy thì nhất định chúng ta sẽ bị thất bại! Cho nên, kiết thất, làm đạo… thấy vậy chứ khó dữ lắm!…
Ngài Tịnh Không nói muốn kiết thất, thì người “Chủ Thất” phải là một người có bản lãnh. Nghĩa là sao? Nghĩa là người chủ thất phải có đầy đủ tâm lý, đức độ, tín lực, sự nhạy bén… để cứu gỡ trong những trường hợp có người nhập thất bị trở ngại. Tại vì nếu không có những yếu tố này thì nhập thất rất dễ bị… theo như Ngài nói, là “Tẩu Hỏa Nhập Ma“, và câu chuyện ngày hôm qua mình đưa ra là một chứng minh.
Hôm nay chúng tôi xin kể một vài câu chuyện khác để thấy rõ hơn. Có nhiều người sau một thời gian nhập thất rồi đi ra tuyên bố đủ thứ hết, như chọn ngày, chọn giờ vãng sanh. Nhưng sau cùng thì không có như vậy, mà kết quả thì ngược lại! Có những vị nhiều khi cũng có tới Tịnh Tông Học Hội tu hành với một thời gian cũng khá lâu, và có được những sự “Chứng Đắc” hơi lạ lùng! Rồi đi khoe ra khắp nơi, làm cho, phải nói là, có người phải nghiêng mình kính phục! Nhưng khi đối diện với ngài Tịnh Không thì chỉ nói chuyện có năm phút, Ngài đã mời ra khỏi đạo tràng, nhất định Ngài không chấp nhận! Khi có hiện tượng đó xảy ra làm cho người ta ngỡ ngàng!
Tại sao vậy? Thực tế, sau cùng người ta mới thấy rằng, Hòa Thượng giải quyết rất đúng. Vì sau khi bị mời ra xong, khoảng một vài tháng sau thì những người đó bị trở ngại vô cùng! Nếu thật sự đã được chứng đắc thì không bao giờ có chuyện đó đâu!
Chính vì vậy, chúng ta muốn được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc… thì xin thưa rằng, nên nhớ một điều là trước khi biết tu, chúng ta đã sơ ý tạo ra quá nhiều nghiệp ác với chúng sanh rồi, vay nợ máu với chúng sanh quá nhiều rồi, và mối oán thù sinh mạng này không dễ gì người ta tha thứ! Như vậy thì không dễ gì người ta lại nhẹ nhàng để cho mình ra đi vãng sanh đâu.
Chính vì vậy, chúng ta muốn vãng sanh thì luôn luôn phải nhớ, nhất định phải nhớ cẩn thận điều này, là chúng ta chỉ có thể tu từ đây cho đến ngày vãng sanh, nhưng những nghiệp đã tạo ra trong quá khứ bắt buộc phải trả. Nhưng khổ nỗi, nếu chúng ta phải trả những cái nghiệp đó thì chắc chắn không cách nào có thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc được. Chính vì vậy, Đức A-Di-Đà Phật đã cho chúng ta được “Đới Nghiệp Vãng Sanh“. Đới nghiệp bằng cách nào? Đới nghiệp cũ chứ không phải đới nghiệp mới. Ngài Tịnh Không đã nói rõ ràng. Như vậy thì tốt nhất những tập khí, những phiền não chúng ta phải tìm cách rời ra, phải bỏ đi, để tránh tạo nên những nghiệp mới, càng tránh chừng nào càng tốt chừng đó. Còn nghiệp cũ thì sao? Phải thành tâm sám hối, sám hối dữ lắm. Sám hối bằng cách nào? Xin thưa là cũng một câu A-Di-Đà Phật mà sám hối.
Ở đây mỗi sáng sớm chúng ta có thời khóa hai giờ công phu, trong đó có ba mươi phút lạy Phật. Trong lúc lạy Phật như vậy, tâm chúng ta phải thành tâm sám hối, cuối giờ công phu phải hồi hướng tất cả những công đức này cho Pháp giới chúng sanh, cho những vị oán thân trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp. Và trong những lúc tu hành này, khi hồi hướng công đức như vậy, cũng giống như chúng ta khai thị cho họ, chúng ta điều giải với họ, nguyện cầu họ giải bỏ những oán thù đi, để cho ta thì được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, còn họ thì kết được cái duyên đại lành đại thiện với A-Di-Đà Phật, nhờ cơ duyên này họ cũng được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu họ đi vãng sanh trễ hơn ta, thì khi ta vãng sanh trước ta phải có cái tâm nguyện sẽ quay trở lại cứu độ họ. Nếu họ ngộ đạo trong lúc chúng ta hồi hướng công đức cho họ, có thể họ vãng sanh trước, thì họ về họ cứu lại chúng ta. Tại vì nên nhớ rằng, Pháp giới chúng sanh vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc đều trở thành A-Duy-Việt-Trí Bồ-Tát hết và khi họ đã vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì họ cũng thành Phật như ta.
Như vậy điều quan trọng để chúng ta hộ niệm cho một người dễ dàng được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, thì luôn luôn nên nhớ rằng, đừng bao giờ để cho đến cuối cùng, lúc hấp hối, lúc lâm chung, hay lúc mê man bất tỉnh rồi mới kêu ban hộ niệm. Đến lúc đó, chúng ta vì nể tình cũng đành phải đi… cố gắng đi, nhưng một trăm phần, nhiều khi chưa tới được một phần để cứu được người đó vãng sanh!
Cho nên, khi chúng ta biết được phương pháp hộ niệm là chúng ta biết được phương pháp tu, xin hãy cố gắng…
Một là buông xả cho nhiều, rất nhiều, buông xả cho hết những cái phiền não, những cái tập khí của thế gian.
Vào trong Niệm Phật Đường chúng ta phải cố gắng giữ thanh tịnh, nhiếp tâm niệm Phật, hỗ trợ cho nhau. Thật sự chính những nơi có năm người, bảy người… kết hợp lại này mới vững vàng cho chúng ta niệm Phật, chứ không phải là những nơi quá đông đảo. Ngài Ấn Quang nói, những nơi quá đông đảo thường thường… ví dụ như, lâu lâu kết hợp lại một ngày để gieo duyên thì được, chứ còn “Kiết Thất”, theo như ngài Tịnh Không nói, kiết thất không thể nào kiết quá mười người, vì quá mười người thì có sự lộn xộn: ăn uống, nói chuyện, rầu rĩ… mỗi người mỗi khác đã khó rồi… Vì thế, chính những cơ sở nho nhỏ thanh tịnh này là những nơi, theo như ngài Ấn Quang nói, là những đạo tràng thành tựu trong thời mạt pháp. Chúng ta nương theo Ngài làm đúng như vậy, và nhờ lực của đại chúng, đông thì quá phiền não, ít thì lực quá yếu cứu không nổi, chỉ vừa cỡ chừng năm, mười, mười lăm, hai chục người… cỡ đó thì hay nhất và chúng ta cũng cố gắng làm như vậy.
Nên biết rằng cái nghiệp chướng của chúng ta nhiều quá! Oan gia trái chủ nhiều quá! Xin hãy cố gắng tu hành thêm. Ngày hôm nay chúng ta có thông báo rằng, tháng 11 chúng ta cố gắng tu hai ngày, một ngày chủ nhật đầu tháng, một ngày chủ nhật giữa tháng để chúng ta tập luyện phương pháp tu và cố gắng hằng ngày ta gặp nhau để cùng cộng tu, trau dồi cái công phu để tiến dần, tiến dần… rồi sau cùng chúng ta sẽ tiến đến thực hiện phương pháp gọi là “Tu Công Cứ“, có nghĩa là tập cho cái tâm chúng ta trói liền với câu A-Di-Đà Phật.
Công cứ là như thế nào? Ví dụ như chúng ta ráng cố gắng đạt được một ngày hai chục ngàn câu A-Di-Đà Phật, ba chục ngàn câu A-Di-Đà Phật. Cố gắng thực hiện như vậy, tùy sức của mình mà cố gắng. Những lúc làm công cứ này thì không kể những thời gian làm công khóa ở đây. Ví dụ, như đang tu đây chúng ta không được tính. Mỗi buổi sáng chúng ta có niệm Phật hai tiếng đồng hồ, không được tính. Những lúc nghe Pháp mà cũng niệm Phật, không được tính. Chỉ được tính, ví dụ như trong khoảng thời gian tu từ chín giờ sáng đến mười hai giờ, hoặc từ hai giờ chiều đến năm giờ chiều thì lúc đó chúng ta có thể tính vào công cứ được. Chúng ta có thể đi kinh hành, có thể đi dạo vườn… dạo vườn cũng như đi kinh hành, miễn là lúc đó chúng ta đang nhiếp tâm niệm Phật, thì cũng có thể áp dụng để tính vào công cứ được. Còn những lúc, ví dụ như thời khóa cộng tu từ sáu giờ tối đến tám giờ rưỡi tối, hoặc là từ năm giờ sáng đến bảy giờ sáng, không phải là công cứ.
Nhắc lại, lúc nghe Pháp không phải là công cứ, lúc coi ti vi, thái rau, bửa củi… không phải là công cứ.
Chúng ta phải tiến lần lần thực hiện điều đó. Muốn tiến lần lần đến đó, thì bây giờ phải rào đón trước, mở tâm trước, làm sao cho tâm của mình hòa với tâm Phật, làm sao cho câu A-Di-Đà Phật nhập lần nhập lần vào tâm. Chúng ta đang đi từng bước, từng bước để sau cùng tất cả mọi người khi nằm xuống, trong tâm của chúng ta chỉ còn có câu A-Di-Đà Phật để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Hộ niệm chính là như vậy.
Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Kính chào Cư Sĩ Diệu Âm. Xin cư sĩ cho con biết địa chỉ mail của Cư Sĩ, vì con có một số điều rất muốn hỏi.
Nếu còn điều gì chưa rỏ quí đồng tu có thể email cho cư sĩ Diệu Âm địa chỉ : [email protected]
Kính chào Người Phật Tử. Mình có email vào địa chỉ [email protected] mà yahoo báo là không có địa chỉ email này. Người Phật Tử có thể cho mình xin email mới của Cư Sĩ Diệu Âm được không ạ? Xin cảm ơn nhiều
Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi A Di Đà Phật Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.
Khi tu Niệm Phật thì phần nhiều đều mang tâm niệm tự lực, vẫn cứ trông cậy vào sức mình để được vãng sinh. Đó là Tự Lực Niệm Phật. Bởi thế, tu rất nhọc nhằn mà cũng không chắc là mình có được vãng sinh hay không.
Niệm Phật là chuyện mình làm. Vãng sinh là chuyện Phật làm. Vãng sinh là do Phật Lực ban cho, lại cứ tính toán trong tâm mình thì đó là tự lực. Chỉ nên xưng danh để chờ Phật lai nghinh.
Chuyện Ngài lai nghinh để tiếp dẫn người xưng Danh là Bổn Nguyện của Ngài, điều nầy thật dễ hiểu. Những người tội chướng vô trí, không nên hoài nghi vãng sinh. Nếu mà nghi ngờ là hoàn toàn không biết gì về Phật Nguyện cả. Bổn Nguyện được phát ra là để cứu những người tội chướng vậy. Bởi thế hãy nỗ lực xưng Danh chớ khá nghi ngờ. Chỉ sợ không ưa cõi Cực Lạc, không tin Niệm Phật thì sẽ chướng ngại vãng sinh. Vì vậy gọi là “Tha Lực Nguyện”, là “Siêu Thế Nguyện”.
A Di Đà Bổn Nguyện phát ra không phải vì hạng thiện nhân có phương tiện, có thể dùng tự lực để thoát ly sinh tử mà là vì hạng ác nhân tội chướng không có phương tiện để giải thoát.
(Trích Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Đại sư Ngẫu Ích Ngài cũng từng nói rằng: “Pháp môn Niệm Phật chẳng có gì là lạ lùng, đặc biệt cả. Chỉ cốt yếu là tin sâu, tận lực hành trì mà thôi. Được vãng sanh hay không là do Tín Nguyện có hay không; còn phẩm vị vãng sanh cao hay thấp là tùy việc trì danh sâu hay cạn”
Hễ tin sâu tự nhiên thích niệm Phật, muốn niệm Phật và phát nguyện vãng sanh. Không cần phức tạp vấn đề quá tâm dễ loạn lắm.
Con xin cảm ơn bài viết này ạ. “Phật lai nghinh” thật sư quá tuyệt diệu. Con có thêm niềm tin về phát nguyện.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Xin Chư Phật gia hộ, độ trì cho Cư sĩ Diệu Âm để có nhiều bài hay hơn và thiết thực hơn nữa. Nhiều bài của Cư sĩ giải quyết những uẩn khúc trong lòng của chúng con, vì chúng con là những người hạ căn, hạ trí, ngu phu, ngu phụ nên khó lòng hiểu Kinh để thực hành. Nếu không liễu nghĩa trong Kinh mà công phu tu tập khác gì kẻ “tham” đạo, tham chứng đắc thì dễ “Tẩu Hỏa Nhập Ma”! là vậy.
Bởi vậy con đang tìm Minh Sư, do kiếp trước con không kính Sư nên kiếp này tìm Sư khó.
Bài Thơ “Phí Nhàn Ca” Của Ngài Hám Sơn Đại Sư (chuaminhthanh.com)
Tu hành dung dị ngộ sư nan
Bất ngộ minh sư tổng thị nhàn
Tự tác thông minh không phí lực
Manh tu hạt luyện dã đồ nhiên.
Diễn nghĩa
Tu hành thì dễ nhưng gặp được minh sư là việc không dễ chút nào
Không gặp được minh sư thì thật là khó để có thể thuận duyên tu tập
Tự cho mình là thông minh tài giỏi, chỉ là người không biết trời cao đất rộng
Cuối cùng chỉ như là người mù dò đường tu hành, thật là uổng công vậy.
Con mong Cư sĩ Diệu Âm theo sát trang web này để giúp cho chúng con. Con còn nhiều câu hỏi, con gửi qua mail xin Cư sĩ Diệu Âm phúc đáp.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Namo Amđà Phật. Con cũng xin có lời giống như vị đồng tu Trinh Thanh Son: “Xin Chư Phật gia hộ, độ trì cho Cư sĩ Diệu Âm để có nhiều bài hay hơn và thiết thực hơn nữa. Nhiều bài của Cư sĩ giải quyết những uẩn khúc trong lòng của chúng con, vì chúng con là những người hạ căn, hạ trí, ngu phu, ngu phụ nên khó lòng hiểu Kinh để thực hành. Nếu không liễu nghĩa trong Kinh mà công phu tu tập khác gì kẻ “tham” đạo, tham chứng đắc thì dễ “Tẩu Hỏa Nhập Ma”! là vậy.”
Namo Amiđa Phât.
Con xin hỏi 1 câu như thế này, mong thầy giải đáp cho con:
Con là Nguyễn Khương Duy năm nay con 20 tuổi, là sinh viên năm thứ 3. Không biết từ khi nào con thích nghe giảng pháp qua video. Gần đây con có xem bộ video Khuyên người niệm phật của Cư sĩ Diệu Âm. Vì cả nhà không ai biết đến Phật pháp, con muốn đem về cho bà, cha mẹ, anh chị em cùng xem. Nhưng niệm phật theo cư sĩ dạy thì tự niệm Phật một mình. Như vậy có nguy hiểm không ạ? Đọc bài viết này con lo quá! Con lo oan gia trái chủ quá nhiều gây trở ngại mà có thể nguy hiểm cho người niệm Phật. Con nghĩ như vậy có đúng không? Và con muốn tiếp tục niệm Phật thì phải làm thế nào?
Mong thầy chỉ bảo cho con!
Con xin cảm ơn!
A DI ĐÀ PHẬT!
Bạn có thể tiếp tục học tập và niệm Phật thường xuyên như bạn đã và đang làm không sao cả. Bài viết trên tác giả chỉ nói đến những người chuyên tu kiết thất mà thôi, tức là đóng cửa tịnh tu 1 mình không giao tiếp với ai cả. Điều này không nên vì nhỡ sức tu của hành giả hơi yếu bị oan gia trái chủ đến phá không có bạn đồng tu ở cạnh giải nạn thì khó. Bạn cứ niệm Phật theo định khóa hàng ngày bình thường, chớ lo ngại.
A Di Đà Phật
Xin cảm ơn lời chỉ dạy của Tâm Tử!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cho con hỏi hiện tại có một người cô mới kết hôn vài ngày không biết có phải do tâm lý hai ma ám nhập mà có vẽ như chẳng biết chi cả(sau khi tân hôn), mà chỉ ngồi nhìn qua cửa sổ suốt ngày như một người điên. Nếu bị ma nhập thì xin các phật tử có thể chỉ cách trừ được không mong được hồi Âm sớm cám ơn nhiều.Nam Mô A Di Đà Phật. [email protected]
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào bạn Nguyễn Việt Thống,
Theo VT nghĩ rất có thể trong cuộc hôn nhân đó có chút vấn đề mà cô không chấp nhận được.Chẳng hạn như cô ta không thích anh ấy nhưng vì bị ép buột phải lấy,cô đang nhớ nhà,nhớ ba mẹ,người thân…hoặc cô nhớ một người tình mà bây giờ cô đã như chim vào lồng,như cá cắn câu.Hay là một cuộc tình tay ba,khi cô yêu cùng lúc hai người…Những tâm sự trùng trùng này rất cần người thân để gở rối tơ lòng.
Nếu là bị ma nhập thì nên khai thị với con ma,khuyên nó niệm Phật mà cầu vãng sanh về Tây Phương đi,đừng ở đây bám víu như vậy chỉ làm khổ cho hai bên,rồi chúng ta làm các công đức như phóng sanh,bố thí,cúng dường,in kinh ấn tống…để hồi hướng công đức cho vị oan gia trái chủ của cô.
Thôi,xin chào bạn,
Nam mô A Di Đà Phật
Con xin cảm ơn phật tử Viên Trí, thật sự thì hôn nhân ấy là ép buộc. song hiện tại thì cô như người thực vật! Người nhà cô ta xem bối nói là ma nhập mấy người xem bối đều nói vậy(con thì trước giờ không tin).Con ở Cần Thơ lại không họ hàng thân thuộc với cô ấy, nếu có vị nào vì phát tâm thiện cứu giúp cô ấy con cũng hết lòng hoan hỹ( bởi con là kẽ ngu phu, ngu phụ suốt ngày chỉ biết kiếm tiền mà chẳng được bao nhiêu không đủ nuôi thân chi đến cha mẹ chỉ mong đủ nhân duyên được xuất gia. vả lại ngũ dục và lục trần làm cho điên cuồng mà không thoát được cho đến thời niệm phật cũng gián đoạn) cầu mong đại đức vì lòng lợi sanh mà độ cho vị thí chủ trên(BÌNH THỦY,CẦN THƠ). con thì tài hèn sức mọn. NAM MÔ A DI ĐA PHẬT.
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào bạn Nguyễn Việt Thống,
Không nhất thiết phải có tiền mới giúp được bạn à.Chỉ cần chúng ta có tấm lòng là được.Phật dạy “pháp thí thắng mọi thí”.Phật là đấng đại y vương,không bệnh gì mà không trị lành cả.Cô ấy đang bị bệnh rất nguy hiểm đến tính mạng.Chúng ta nên mang toa thuốc của Phật đến để trị lành bệnh cho cô ta.Đó chính là pháp môn niệm Phật.Cứu người như cứu hỏa,tiếc là nước xa không cứu được lửa gần,VT ở xa nhưng cũng muốn vận động để mọi người cùng tiếp một tay.Vì nếu bằng không,cô ta sẽ suy nghĩ vớ vẩn rồi đi tự tử thì ở thành thác oan lại thêm một vong hồn nữa.”Cứu một mạng người còn hơn xây thất cáp phù đồ”.Nên lấy sự nghiệp “phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật” làm trọng.
VT nghĩ bạn nên đến nhà cô ta một phen,mang cho cô những quyển kinh A Di Đà,kinh Vô Lượng Thọ rồi giảng giải cho cô hiểu để cô có thể nhìn thấu,buông xuống,tự tại,tùy duyên mà niệm Phật.Mai này cô ấy được vãng sanh thì công đức của bạn rất lớn.
Bằng như bạn vì bận rộn suốt ngày không tiện để làm thì cũng nên đến một ngôi chùa Tịnh Độ nào đó,kể rỏ đầu đuôi câu chuyện rồi cho quý thầy,quý sư cô địa chỉ của cô ấy để quý thầy đến khai thị cho oan gia trái chủ và sớm dẫn dắt cô ấy và vị oan gia trái chủ của cô ấy về với pháp môn niệm Phật rồi cùng nhau niệm Phật vãng sanh.
Nên nhớ là phải đến chùa Tịnh Độ Tông vì nếu bạn rước thầy theo mật tông đến,tụng chú đuổi oan hồn đi,nhưng sau khi thầy về,oan hồn sẽ trở lại,lúc ấy oan oan tương báo,oán khí chất chồng,khó dập tắt được lửa sân trong lòng.Cửa Phật là cửa từ bi,cứu độ hết thảy chúng sanh,không nên dùng bùa chú mà làm hại chúng sanh.Oan hồn cũng là một chúng sanh rất tội nghiệp.
Bằng như bạn cảm thấy mình không đủ sức để làm thì nên cho biết địa chỉ của cô ta rỏ ràng để xem coi có ai có duyên ở gần đó thì giúp được gì thì giúp.Tại VT ở xa quá cho nên chỉ có thể đóng góp ý kiến và hô hào vận động thôi.
Thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Cảm ơn phật tử VT thật nhiều! Thật cảm động với lòng bao dung của người.Con là kẻ ngu si mê muội chẳng biết nhiều về phật pháp và đặc biệt là độ những người tội nghiệp như vậy. Vả lại người này không thân thiết với con lắm nên chỉ có thể nhìn mà bi cảm(con không có năng lực, năng lực cứu độ cô ấy ,chỉ mảy may gặp được quyễn “khuyên người niệm phật” cư sĩ diệu Âm mà niệm theo). Nếu Phật tử VT có thể giới thiệu ai đó mà độ cô ấy con sẽ xin địa chỉ bệnh viện. Bằng không cũng chỉ gởi đến 4 chữ A Di Đà Phật cầu mong cô ấy mau khỏi bệnh.Nam Mô A Di Đà Phật.Con nguyện cùng người sanh về Cực Lạc.A DI ĐÀ PHẬT.
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Nguyễn Việt Thống,
Trong kinh Pháp Hoa Phật dạy:”Người nào có được cái tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai rồi vậy”.Còn áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục.Tuy cô ấy hiện tại không có bà con gì với bạn nhưng trong nhiều đời nhiều kiếp về trước rất có thể là cha mẹ,anh chị em của bạn.Con người có gieo nhân thì mới có gặt quả,đó là luật nhân quả,người ta bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng mà bạn dốc lòng lo cho người ta thì mai này tới phiên bạn bị bệnh cũng sẽ có người dốc lòng lo cho bạn.Bạn có đi hộ niệm cho người ta thì mai này lúc bạn lâm chung cũng sẽ có người hộ niệm cho bạn.Trồng nhân nào thì gặt quả nấy.
VT đã qua Mỉ 16 năm rồi,ngày xưa lúc VT còn ở VN,nhà VT cũng ở Cần Thơ,gần nhà có ngôi Tịnh Xá tu Tịnh Độ,VT thường hay làm công quả cho chùa đó rât nhiều,VT đươc biết là Sư Cô Cảnh Liên trụ trì chùa đó là một vị đạo cao đức trọng.VT nghĩ hay là bạn tới đó một chuyến thử xem,địa chỉ là 122,124 hay 126 gì đó,đường Tầm Vu,phường Hưng Lọi,thành phố Cần Thơ.
Bạn ở Cần Thơ thì phải biết chùa Tịnh Dộ ở vùng đó hoặc ban hộ niệm ở vùng đó chứ,nếu lở bạn có mệnh hệ gì rồi ai sẽ hộ niệm cho bạn?Nên chuẩn bị trước là hơn.
Cô ấy có cái hoàn cảnh giống cô gái câm niệm Phật vãng sanh,cô gái câm thì gặp Ni Sư Diệu Pháp,còn cô này gặp ai là phải xem duyên phận,VT nghĩ mọi việc phần lớn đều đang trông cậy nơi bạn,cố gắng lên,khi bạn làm được rồi thì công đức sẽ rất lớn,cả chư Phật cũng sẽ ngợi khen bạn.
Tình trạng của cô ấy theo VT nghĩ chắc là không phải ma nhập gì đâu.Vì cô ta bị ép hôn cho nên bị đả kích rất lớn rồi trở nên chán đời,tiêu cực,bi quan,buồn tủi,ấm ức… rồi trở thành bệnh cũng giống như cô Lâm Đại Ngọc trong bộ phim Hồng Lâu Mộng vậy.
Bạn nên kể đầu đuôi tỉ mỉ câu chuyện cho sư cô nghe rồi nhờ sư cô khai thị để cô ấy có thể nhìn thấu được mọi vấn đề sau đó phải buông xả đi thì mới nhẹ gánh nặng trong lòng,cuối cùng thì niệm Phật vãng sanh là xem như thành công.
Những người còn trẻ,còn khỏe,có tiền có bạc,nhà cao cửa rộng,vợ đẹp con xinh,nói chung là đường đời được thuận buồm xuôi gió,khó khuyên người ta tu lắm,còn ngược lại những người nghèo khổ,già cả bệnh hoạn hoặc bị tai nạn,thất tình…thì khuyên người ta tu rất dể.
Cũng giống như người nằm mơ,nếu mà giấc mơ đẹp,cứ muốn ngủ hoài,còn nếu là cơn ác mộng thì họ mới chịu sớm tỉnh giấc.
Thành thác oan có thêm một vong hồn hay cõi Cực Lạc có thêm một hoa sen là tùy vào bạn.Hãy cố gắng lên,phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật.
Nguyện cầu hồng ân tam bảo gia hộ cho cô ấy sớm tốc xả mê đồ,siêu sanh Tịnh Độ.
Thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Chao Vien Trí! VT có thể cho mình email cua bạn được không.mình ở tx.mình muốn hoi ban mấy chuyện.cám ơn Viên Trí
Nam mô A Di Đà Phật,
Mến chào Minh Triết,
Uhmm!…Hôm trước Quang có hỏi xin e-mail của VT mà lúc đó VT còn ngần ngại nhưng bây giờ VT đã nhìn thấu việc đó rồi vì thứ nhất là có những việc không tiện nói nơi công cộng,thứ hai là cũng nên chừa cái space lại cho Đường Về Cõi Tịnh còn dư chỗ mà đăng các bài pháp khác.
Ok! e-mail của VT nè: [email protected]
Hỏi gì thì cứ hỏi,cái nào VT biết thì trả lời còn cái nào VT không biết thì “xù” nha 🙂
Ok!Thôi,chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Con cảm ơn lời chỉ dạy, giúp đở của người! Con nghe tin là cô ta sắp hết bệnh con cũng mừng. Còn về ni cô mà người chỉ thì con càng vui hơn. Cảm ơn người trong thời gian qua. Nam mô A Di Đà Phật. A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào bạn Nguyễn Việt Thống
VT chỉ là có đôi lời chia sẻ,động viên khích lệ,sách tấn hay nhắc nhở…chứ nói hai chử chỉ dạy thì VT không dám nhận,cái đó để dành cho bậc đại đức,thượng tọa,hòa thượng…
Cô ấy hết bệnh,rất đáng mừng nhưng VT xin lưu ý bạn là thuốc của thế gian chỉ trị lành cái thân bệnh thôi chứ chưa có trị lành cái tâm bệnh,chỉ có thuốc của Phật mới trị lành hẳn tâm bệnh của cô ta.
Bây giờ cô ấy đã khôi phục một phần nào,đầu óc tỉnh táo,có thể nghe và hiểu đwợc chính là thời cơ chín muồi để bạn mang toa thuốc của Phật (pháp môn niệm Phật) đến với cô ta để giúp cô ta nhìn thấu mọi vấn đề,buông xuống tất cả những phiền não,chấp trước của thế gian và quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương.
VT cũng hiểu là nói thì dể,làm rất khó,người biết nói đạo lý thì nhiều nhưng kẻ thực sự có đạo hạnh thâm cao thì không nhiều lắm đâu.Đạo lý là nhân,đạo hạnh là quả,từ cái nhân muốn thành cái quả phải trải qua thử thách (vô ma khảo bất thành đại đạo).
VT xin lấy ví dụ 3,4 giờ khuya,trời mưa to gió lớn,có người gọi điện thoại cho bạn báo tin là có người bệnh sắp lâm chung,cần đi hộ niệm ngay bây giờ.
Lúc đó nội ma tức tâm ma của mình sẽ nói:”wí trời ơi,buồn ngủ quá,hay kệ bà đi,lo ngủ dưởng sức,ngày mai đi làm,hơi đâu lo chi chuyện bao đồng thiên hạ,có liên quan gì đến mình đâu”.
Còn Phật tâm của mình thì sẽ cải lại:
1:Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật
2:Ngày hôm nay mình nên đi hộ niệm cho người ta để tạo cái nhân lành,mai này mình sẽ gặt quả lành là cũng sẽ có người hộ niệm cho mình.
3:Vô ngã,vị tha:quên mình vì người là bồ tát hạnh
4:Hy sinh tiểu ngả để hoàn thành đại ngả:Tiểu ngả là cái ta nhỏ nhoi ích kỷ,chỉ nghĩ đến bản thân mình,là cái thân tứ đại này còn đại ngả là cái ta to lớn,thương yêu hết thảy chúng sanh,vì lợi ích chúng sanh,vì phổ đọ chúng sanh mà hành sự,…cũng chính là hoa sen ở Cực Lạc sắp thanh tựu của mình vậy.
Chính vì thế cho nên cái việc mà bạn mang pháp môn niệm Phật đến cho cô ấy,mới nghe qua thì thấy đơn giản nhưng bắt tay vào làm mới thấy có nhiều trở ngại từ nội ma cho đến ngoại ma (cái duyên bên ngoài làm chướng ngại như là đường xa,trời mưa gió,đến nơi thì cô ấy ngủ,người nhà nói:”Cô ấy ngủ rồi,cậu tìm cô ấy có việc chi không?”).
Chính vì thế,muốn hành Như Lai sứ,tác Như Lai sự thời phải vào nhà Như Lai(có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh) và mặc áo Như Lai(khoát lên người sự nhu hòa nhẫn nhục,kiên nhẩn vượt qua mọi khó khăn).
Chỉ là việc mang pháp môn niệm Phật đến với cô ta mà gọi là hành Như Lai sứ,tác Như Lai sự ư?
Đúng vậy!Bởi vì nếu đức Phật còn tại thế,Ngài cũng sẽ làm như vậy giống như ngày xưa cha của vua A Xà Thế bị giam trong ngục,bị bỏ đói,chính đức Phật đã đến và truyền trao pháp môn niệm Phật.
Khi mà bạn hành Như Lai sứ tác Như Lai sự thời sẽ được chư vị Long Thần hộ pháp ủng hộ lại được chư Phật mười phương tán thán.
Tại sao Phật không làm mà để bạn làm?Là bởi vì bạn có duyên với cô ấy.Cũng như ngày xưa có một số chúng sanh mà Phật không độ được duy chỉ có Ngài Mục Kiền Liên mới độ được là vì những chúng sanh ấy không có duyên với Phật mà có duyên với Ngài Mục Kiền Liên.
Bạn cũng chớ có tự ty cho rằng mình là người ngu phu ngu phụ.Đối với pháp môn niệm Phật,người ngu phu ngu phụ sẽ dễ lảnh hội hơn so với người học thức đa văn thích lý luận tranh biện trong tam tạng kinh điển cũng giống như quyển bí cấp vỏ công “Vô Tự Thiên Thư” trong phim “Thiếu Lâm Tiểu Anh Hùng” vậy,người có vỏ công sẳn nếu luyện sẽ bị tẩu quả nhập ma còn ngừoi không có vỏ công hoặc vỏ công bị phế hết thì mới luyện được.
Còn về chuyện xuất gia là việc tốt nhưng trong thời mạt pháp này chúng ta bị gia duyên ràng buột…VT xin nhắc lại trong kinh Pháp Cú Phật dạy:”Trong thời không có Phật ra đời thì hai vị Phật để cho chúng ta tôn thờ chính là cha và mẹ của ta.Công đức cúng dường hai vị Phật này bằng với công đức cúng dường Phật”.
Thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Cảm ơn người! Nói về cô thiếu nữ kia thì thật là khó, khó, khó trong khó. Kễ cả người nhà cô ta (có thể nói là không có một chút căn lành, và con(không biết dùng từ để người ta hiểu về tịnh độ, hổ thẹn). Không khuyên được họ, song con cũng không có tài gì để giúp đỡ. Còn về chuyện xuất gia thì chí con đã xuất lâu rồi. Nhưng vấn đề là gia đình còn khó khăn, phải làm để giành giụm cho cha mẹ mới xuất gia được. Con năm nay chỉ mười mấy song đi làm ăn chay thì mọi người cười chê nhưng mặc kệ. Có điều kì lạ là trong đầu con có khi thoạt ra những hình ảnh mà lại có thật ở ngoài.chí xuất gia con rất mãnh liệt hơn cả tánh mạng con. Con nguyện sau này xuất gia lấy khổ hạnh, giới đức, niệm phật độ người. Xin các vị đồng tu chứng minh.Nguyện gieo nhân lành cùng hết thảy chúng sanh.Nam Mô A Di Đà Phật. A Di ĐÀ Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào bạn Nguyễn Việt Thống,
Tuy là hiện tại bạn chưa có phương tiện khéo nào để độ cô ấy trong lúc này nhưng với ý chí xuất gia mảnh liệt của bạn làm VT cũng rất ngưỡng mộ,mai này thầy Tịnh Không và cư sỉ Diệu Âm đều vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc,có lẻ sự nghiệp hoằng pháp độ sanh mai này sẽ trông cậy vào bạn.Hãy cố gắng lên!
Một người con xuất gia tu hành chân chánh phổ độ chúng sanh thì cha mẹ sẽ nương nhờ công đức ấy mà sanh về cõi trời,ấy chính là đại hiếu giống như chuyện hòa thượng Cua vậy.
Phải chi mà bạn có anh chị em gì phụ chăm sóc cha mẹ già để bạn đi xuất gia thì tốt biết mấy.
VT cũng có một người chị đi xuất gia làm ni cô được 16 năm nay rồi.Hiện tại thì VT cũng phải trông coi mẹ già trong lúc chiều tà bóng xế,có lẻ VT cũng sẽ xuất gia khi mẹ VT qua đời,vì có cùng chung cảnh ngộ nên VT rất cảm thông với tâm trạng của bạn.
Chúc bạn được sở cầu như ý
Thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Cảm ơn phật tử VT! Cảm ơn bog. Cô thiếu nữ ấy đã hồi phục trí nhớ phần nào. Điều đặc biệt là cô ấy còn biết con nữa. CẢm ơn bao lo toan của phật tử VT trong thời gian qua. Nam Mô A Di Đà Phật. A Di Đà Phật.
Kính chào Cư sĩ Diệu Âm. Con mới Quy y Tam Bảo, trước khi qui y, mẹ chồng đã đi Quy và hướng dẫn con niệm Phật. Trước khi đi quy con niệm Phật nhưng vẫn còn nhiều vọng tưởng, gặp được Phật pháp làm tâm con lúc nào cũng hoan hỷ, vui mừng.Sau khi Quy y, con niệm Phật nhiều hơn, nhiếp tâm hơn và tối đến con có đến chùa đọc kinh hơn một tuần nay. Con đi đọc kinh được mấy hôm thì tự nhiên trong người con thấy rất khó chịu, cảm thấy như có ai đó đang ở trong người con điều khiển con, mỗi lần con niệm Phật hay trì chú thì trong người con như có ai đấy đang chửi tục và làm cho con không thể niệm Phật và trì chú được nữa. Mặc dù trong tâm con rất tin tưởng Phật pháp và ko bao giờ muốn phát ra những lời tục tĩu như thế. Mỗi lần niệm Phật bị như thế là con không dám niệm nữa và cảm thấy tội lỗi của mình thật ghê ghớm và không dám nhìn đức Phật nữa. Con tu pháp môn niệm Phật trước khi Quy y mấy tháng nay rồi, lúc nào cũng muốn phát ra tiếng niệm phật, bây giờ lại bị như thế nên con cảm thấy rất khổ tâm, cảm giác khó chịu và có lỗi với Phật nhiều. Nhưng con không thể khống chế được những từ ngữ ấy không vào trong đầu con, và con còn cảm thấy trong người con càng ngày càng ham muốn dục vọng tăng lên. Con chỉ mong muốn lúc nào cũng vui vẻ khi nghe kinh và niệm Phật như ngày trước. Cứ như thế này chắc con chẳng dám đến chùa đọc kinh nữa. Mong cư sĩ Diệu Âm giúp con, sớm hồi âm cho con, cứ như thế này thì con khổ tâm lắm, cảm giác không có lối thoát, mặc cảm tội lỗi nữa.
Con xin chân thành cảm ơn cư sĩ Diệu Âm
Phương tham khảo câu trả lời có sẵn ở dưới đây nhé:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/12/chi-can-giu-ky-mot-cau-a-di-da-phat-la-thanh-cong/comment-page-1/#comment-3458
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào Chị Phương!
Tình trạng của chị thật ra em có trãi qua rồi! Lúc đầu em trãi qua tưởng rằng chắc chỉ mình em thôi chứ. Đó là tâm trạng ai có trãi qua mới hiểu được, chưa trãi qua không thể hiểu được đâu, rất lo sợ, muốn niệm Phật, muốn vãng sanh lắm nhưng hễ niệm Phật là như có một năng lực khác trong tâm cứ khởi lên nhưng ý nghĩa bất chánh, thô tục, càng đè nén nó càng đến nhiều hơn, mà cứ khởi tâm niệm Phật thì nó đến.Thật sự là em khổ tâm, lúc đầu không dám niệm vì sợ niệm là mắc tội nghĩ bất chánh về Phật, nhưng đã phát nguyện vãng sanh mà không niệm vì làm sao bây giờ? nên cuối cùng cứ niệm, cái niệm kia khởi lên, cứ mặc kệ rồi thầm sám hối, sanh tâm hỗ thẹn sám hối. Đến nay là hơn một năm thì suy nghĩ đó đã giảm nhiều, rất ít kh khởi lên. Em có cách này không biết chị áp dụng được không? đó là khi niệm Phật chỉ chú tâm nghe TIẾNG NIỆM PHẠT cho rõ ràng, luôn luôn nhắc nhở mình nghe tiếng niệm rõ ràng và quay tâm lại xem mình niệm Phật như thế đã đúng pháp chưa? Tức là NIệm Phật thì trong tâm phải có Phật, chị chú tâm và xem mình niệm Phật mà trong tâm Có Phật chưa? trong tâm có nhớ Phật không? Cách này vừa là mình sửa lại cách niệm Phật cho đúng để tương ưng với bổn nguyện của Phật, khi lâm chung mới vãng sanh, vì thường người niệm Phật không để ý, thường niệm Phật bằng miệng mà tâm chẳng nhớ Phật, niệm hoài thành ra thói quen, khi quen rồi thì khó sửa lắm. Thứ hai là do mình chú tâm nghe danh hiệu và buộc tâm nhớ Phật, trong tâm nhớ Phật, có Phật nên sẽ quên dần ý nghĩa kia. Thật sự niệm Phật cho đúng rất quan trọng, sai một ly đi ngàn dặm, phải tập niệm Phật cho đúng pháp, chí tâm trong từng niệm, từng niệm mà niệm nào cũng nhớ Phật, niệm nào trong tâm cũng có Phật thì mới không luống uổng công phu, còn như bây giờ mà không sửa để cái Miệng niệm suông, tâm chẳng hướng về đức Từ Phụ thì uổng phí một đời tu hành, khi lâm chung khó vãng sanh. Nhớ niệm Phật cho đúng pháp, hãy chú ý! vô cùng quan trọng!
Gửi chị Phương:
Thật ra những trạng huống tâm lý đã sảy ra với chị là do chị đã có chút công phu nên oan gia trái chủ mới đến phiền nhiễu chị, oan gia trái chủ có thể ở ngoài hay ở chính trong bản thân mình, ai cũng có tùy theo nghiệp nặng nhẹ mà quả báo khác nhau, người nghiệp nhẹ thì như chị, nặng thì tạo thành bệnh ung thư mà chết. Nói chung là nhiều điều sảy ra, chị muốn hiểu rõ có thể đọc “niệm phật thập yếu” của Hòa thượng Thích Thiền Tâm.
Thật ra người niệm Phật chúng ta thì như chú Tịnh Thái đã nhắc nhở chỉ cần giữ chặt câu Phật hiệu là thành công, tất cả những ân oán, chướng nghại, hỷ, nộ, ái, ố … xảy ra với ta đều là phật pháp, đều nhằm mục đích rèn luyện ý chí củ ta. Lửa thử vàng gian nan thử sức, có công mài sắt có ngày nên kim, do đó đường tu chúng ta có những thứ đó đến đều giúp ta rèn luyện tín tâm của mình. Chúng ta tuyệt đối không phải sợ cái gì cả chỉ sợ lui sụt tín tâm, thối thất niệm phật thì đó mới đáng ai oán, kinh sợ thật chẳng khác loài rận rệp vô tri, sống hồ đồ chết cũng hồ đồ chả làm nên cơm cháo gì loanh quanh mãi trong tam ác đọa chẳng ngày nào ra.
Ngoài ra, trong cuộc sống chị phải có lối sống lành mạnh như: mắt không nhìn cái gì xấu xa (không nên xem ti vi, đọc báo … vì đa số thông tin giờ toàn là sát, đạo, dâm làm bẩn mắt người tu tịnh); tai không nghe lời xấu xa .., ý không nghĩ đến dục vọng; nói chung phải giữ vững chánh niệm như đi trên băng mỏng, khởi niệm si ám nên phải dùng câu phật hiệu đè nó xuống không đc để nó lôi kéo. Thật sự quan trọng là phải có lối sống lành mạnh không thì chỉ là lời nói đầu môi chót lưỡi trả có tác dụng gì.
Ấn Quang đại sư dạy: “tâm con người linh thông với chư phật, quỷ thần nên khởi tâm động niệm gì thì họ đều biết hết” nên phải hết sức giữ gìn chánh niệm. Vọng tưởng nổi lên nó hình dáng thế nào, ở đâu ra … thật chẳng thể tìm đc vì nó không thật mà lại chấp vào nó thì có uổng không.
Monh chị tinh tấn trên đường tu.
NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT
Hiện tại con muốn kiết thất một mình(do không co ban cùng kiết thất) nhưng trước khi kiết thất cần làm lễ gì không. Trong thời gian nhập thất làm những gì.và sau bảy ngày thì sinh hoạt bình thường đúng không,vả lại có nên không ăn không ngủ trong bảy ngày??????????? Nếu có phật tử hoặc đại đức nào biết và âm hiểu có thể chỉ giùm kẻ hạ căn, ám độn(tôi chỉ biết một ít về kiết thất hoà thượng Thích Thiền Tâm “Niệm Phật Thập Yếu”).Cám ơn nhiều!!! A Di Đà Phật-Nam Mô A Di Đà Phật….,,…..
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến chào Nguyễn Việt Thống
Lâu ngày không gặp, tưởng đâu bạn đã vãng sanh rồi chứ 🙂
Về việc nhập thất thì VT nhớ các vị thiền sư khi xưa ngồi kiết già 7,14,21,…49 ngày không ăn không ngủ gì cả bởi vì các vị ấy biết dùng thiền duyệt thực, các vị ấy đều là người thượng căn nên mới làm nổi, còn thời nay đa số đều là người hạ căn, việc nhập thất hiếm khi nghe nói tới. Tuy nhiên lúc còn nhỏ ở VN, VT có đọc một vài quyển cẩm nang hướng dẫn cách nhập thất và cách nhịn đói từ 7 đến 49 ngày… đã lâu rồi thì không nhớ rỏ và VT cũng chưa có thử qua. Có mấy lần VT định nhập thất thử 7 ngày nhưng chỉ mới có 2,3,4 ngày là ra sớm. 🙂
VT nhớ mang mang trên con đường từ chổ chợ Tham Tướng tới Chiếu Minh Nghĩa Địa có một ngôi tịnh thất gì đó, VT có ghé thăm một lần, nghe nói quý đạo hữu thường hay tu nhập thất chung rất đông và có người hộ thất họ mang cơm tới cho ăn ( đưa qua cái cửa sổ khi tới giờ ). Nơi Tịnh Thất ấy thật là yên tịnh, không một tiếng động, có nhiều cây cảnh đẹp và các bàn thờ, tượng Phật… Đây là trường hợp nhập thất có ăn cơm (giống VT).
Có một vị thầy hình như ở Long Xuyên nhưng thỉnh thoảng có xuống Cần Thơ mấy lần(VT có gặp qua) tên là sư Vạn, nghe nói sư thường hay ngồi kiết già trên cây xoài, không ăn uống gì cả suốt cả tuần lể. Sư có người đệ tử là cô Kim cất cái thất bằng gổ, nhỏ xíu nhưng rất sạch sẻ, yên tịnh,(ở gần nhà VT) cô cũng thường hay nhập thất, lúc đó VT cũng còn nhỏ quá nên chưa hiểu chuyện, không có biết nhiều nhưng rất thích nghe cô Kim kể chuyện Phật Pháp. Không biết 2 vị này hiện tại ra sao vì lâu lắm rồi VT không có về và thất lạc tin tức nhưng đây là hai trường hợp nhập thất không có ăn cơm thì phải.
VT nghĩ là tùy theo khả năng của bạn mà tự chọn lấy con đường thích hợp vì thấy bạn có quyết tâm nhưng có câu :” Có thực mới vực được đạo “. Nếu như trong lúc nhập thất mà mọi việc đều suông sẻ, ổn thõa, bạn cảm thấy không ăn cũng không sao hay thậm chí quên đi chuyện ăn uống, người vẫn khỏe mạnh, đầy đủ tinh thần thì cứ tiếp tục, còn nếu như cảm thấy chóng mặt, mệt lã hay muốn xỉu, tay chân rả rời, bủn rủn… thì nên ăn cơm, chớ nên ép xác, khổ hạnh vì khi bị khổ sở như thế chắc là tinh thần không được tập trung. Có câu :” Một tinh thần minh mẩn trong một thân thể tráng kiện “. Đức Bổn Sư ví dụ như là một sợi dây đàn :” Nếu bị chùng thì không ra tiếng hoặc tiếng không hay, nếu căng quá thì sẽ bị đứt, phải chỉnh cho vừa thì tiếng mới hay “.
VT nghĩ là những thất đầu 1,2,3 là để mình thí nghiệm, rút kinh nghiệm… những thất về sau 4,5,6… mới bắt đầu có kết quả như ý muốn. Thôi thì cứ thử xem sao, nếu như cảm thấy có điều gì không ổn thì ra sớm (như VT nè) ai có cười thì hay kệ, có sao đâu, kỳ sau mình thử lại vì đã có chút kinh nghiệm rồi vậy.
Thật tình mà nói thì khi vào thất, VT không thể ngồi kiết già lâu được, phải đổi qua bán già( rồi sau đó qua tự do già như chuyện cư sỉ Chúc Quý trong Những Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá Lợi của cư sỉ Tịnh Hải) rồi sau đó tới đi kinh hành, rồi lể Phật, rồi quỳ trước bàn Phật, đến khi mệt quá thì nằm nghiêng bên phải để giử chánh niệm ( nếu mà nằm ngửa hay nằm sấp là phạm oai nghi và sẽ dể bị ngủ quên ),chỉ nhắm mắt lim dim để dưởng thần thôi. Công phu của VT quá thấp kém, nói ra hổ thẹn nhưng phải lên nấc thang đầu tiên thì mới lên nấc thang kế tiếp được. Những nấc thang trên nữa thì phải đợi bạn thí nghiệm rồi kể lại VT nghe hoặc có các vị cao minh nào đó hướng dẫn thêm chứ VT chỉ lên được tới đó thôi à.
Về phần nghi thức thì nếu bạn muốn kèm theo thọ bát quan trai thì nên ăn vào buổi sáng từ 4 giờ sáng đến 12 giờ trưa gọi là không ăn phi thời, nên trải chiếu nằm dưới đất ( không nằm giưowngf cao chiếu rộng ), 5 giới cấm bình thường thì dể rồi, cộng thêm 2 điều này với lại không giử tiền và không đàn ca múa hát, không phấn son mặc đồ hàng lụa, cũng quá dể với mình vì là nam nhi mà, có phải không? Ở cõi Ta Bà này thọ bát quan trai chỉ một ngày đêm bằng ở cõi Cực Lạc tu mấy trăm ngàn năm gì đó. Công đức khá lớn đấy nhé. Nhưng điều cần nhất chính là tam nghiệp thanh tịnh. Thân với khẩu thì dể rồi, có cái tâm thì lúc mới đầu chưa quen nên còn nhiều vọng tưởng tạp niệm nhưng từ từ…từ từ cũng như người mục đồng chăn trâu vậy …
Theo đúng nghi thức thì phải thỉnh tam sư thất chứng ( 3 vị hòa thượng+7 vị thượng tọa ) để chứng minh giới đàn. Nhưng việc này hơi khó thực hiện nên có vị thầy bảo là mình nên thiết lập bàn hương án rồi mặc áo choàng chỉnh tề, quỳ chấp tay cung thỉnh 3 vị Phật và 7 vị Bồ Tát làm chứng minh. Lúc xả thất cũng thỉnh 3 vị ấy đến chứng minh. Trong 8 giới bát quan trai thì mình chỉ xả 3 giới thôi, giử lại 5 giới, không xả hết.
Nói tóm lại cái việc nhập thất thì theo VT nghĩ tùy theo đạo hạnh của mỗi người mà mà nên chọn có sự sai biệt :
–Công phu bậc thượng: không ăn không ngủ
–Công phu bậc trung: ăn đúng giờ quy định, không ngủ
–Công phu bậc hạ: ăn uống tự do, ngủ nghỉ đầy đủ
Điều quan trọng nhất chính là tâm không rời câu Phật hiệu trong suốt thời gian kiết thất.
Thôi,xin chào bạn
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật !
Tham khảo đọc bài” Không nên tu…” mình tự lien tưởng xét thấy bản than có nhiều chỗ thiếu sót. Bản than hơi lo không hiểu có ảnh hưởng nhiều đến phương pháp tu của mình lâu nay không, Tôi nhờ Cư sỹ VT khai thị giúp để bản than tự điều chỉnh sửa chữa. Mình năm nay 56 tuổi đang là Cán bộ công chức NN, cơ duyên đến với Phật Pháp gần 15 tháng và phát nguyện tu hành theo pháp môn NIÊM PHẬT được gần 1 năm nay, ngày 2 thời sang tối (Tăng dần câu phật mỗi thời: Trước 10 tràng nay 30 tràng mỗi thời). Qua một số câu chuyện mà VT đã đưa ra, tôi cảm tưởng mình cung có vấn đề sai lạc trong cách tu. Cụ thể là
1. Khi vào thời niệm phật thường thấy mộ số cảm ứng (Thấy hoa sen nở đi vào đầu và nhiều cảm ứng làm cho than lúc đó rrất an lạc nhưng chưa bao giờ thấy Phật và Bồ Tát) sau đó mình có KHOE với bạn đồng tu và họ cũng rất thích nghe có người còn khen tôi tu tinh tấn v.v… có lúc tôi cũng mừng lắm.
2. Do công việc cơ quan xa gia đình lại ở nơi không có CHÙA, người dân chưa hiểu nhiều về Phật pháp cho nên thời khóa của tôi chỉ làm một mình (Đóng cữa kín và vào thời niệm phật) tuy nhiên tôi rất muốn rủ nhiều người đến nhưng không được. Mỗi tháng chỉ về quê nhà cùng tham gia sinh hoạt ĐẠO TRANG và tu được hai ngày thôi.
Như vậy theo VT hành động và phương pháp tu của tôi như vây có sai không ? và nên điều chỉnh như thế nào cho phù hợp và đạt kết quả hơn có nhiều hy vọng khi lầm chung xả bỏ than hôi thối đầy phiền não này để được Phật A Di Đà và các Thành chúng phóng quang tiếp dẫn về nước của Ngài.
Hay giúp tôi với VT nhẹ. Mô phật !
Xin chào chú Khải Đạt
Về câu hỏi trước đây của chú thì cháu đã có trả lời trong bài : Hành Giả Niệm Phật Phải Có 2 Tâm: Ưa Và Chán không biết chú có xem qua chưa hay Khải Đạt đó là người khác trùng tên?
Khi vào thời niệm phật thường thấy một số cảm ứng… có thể là do Thiện Căn Hiện Ra Lúc Đang Công Phu. Nếu gặp phải trường hợp này cũng chớ nên vui mừng mà chạy theo những tướng cảnh đó rồi bỏ mất câu Phật hiệu vì có trường hợp ma cũng có thể biến ra những tướng cảnh như thế.
Những người thường hay bị ma biến ra để dụ là do họ có tâm cống cao ngả mạn, tâm mong cầu, cầu chứng đắc, cầu thần thông… ma chỉ gạt được khi mình bị mất chánh niệm, tức là bỏ quên câu Phật hiệu mà chạy theo những tướng cảnh mong cầu. Hãy nên nhiếp tâm mà niệm Phật, chú ý lắng nghe tiếng niệm Phật từ nơi tâm mình cho thật rỏ ràng, chớ để lạc mất dù gặp bất kỳ hoàn cảnh gì.
Người niệm Phật nên giử tâm khiêm nhường, tâm chân thành, tâm cung kính, tâm cầu sanh Cực Lạc… chớ nên khởi các tâm tham, sân, si, mạn, nghi, ghét người, khinh người… cho dù người ta có giết mình, mình cũng không nên oán trách họ mà hãy nên cám ơn họ vì họ đã giúp cho mình trả xong nghiệp, nhờ thế mà sớm được vãng sanh Tây Phương…
Trong bài viết trên, hai chữ ” Kiết Thất ” là ý nói những vị mà hạ quyết tâm tu hành tinh tấn, đóng cửa niệm Phật, không ăn không ngủ suốt cả 7 ngày liền kìa. Chứ trường hợp của chú chỉ đóng cửa niệm Phật có vài tiếng đồng hồ thì chỉ gọi là thời khóa công phu, không gọi là kiết thất. Công phu còn thấp thì ma không có phá nhiều đâu. Tuy nhiên tốt hơn hết thì sau mỗi thời khóa hãy nên hồi hướng cho các oan gia trái chủ để hóa giải oán thù của tiền kiếp. Nên làm thêm các việc thiện như phóng sanh, in kinh ấn tống… để vun bồi công đức thêm vì có câu ” đức trọng quỷ thần kinh “.
Vùng của mình ở không có chùa thì nên tìm đạo tràng Tịnh Tông hay Ban Hộ Niệm nào đó để ghi danh tham gia, nếu không có luôn thì từ từ, nếu có khả năng thì mình vận động rồi xây dựng thành lập một đạo tràng nho nhỏ 3,4 người rồi từ từ lên 5,7 người hay 9,10 người… cho đến khi càng nhiều càng tốt. Bằng như không thể thành lập được thì ít ra trong nhà mình cũng phải có người biết về pháp môn niệm Phật để có gì thì người ta hộ niệm cho mình. Cũng hãy nên soạn sẳn tờ di chúc hậu sự như là : ” Trong vòng 8 tiếng kể từ lúc tắt hơi thở, tôi không muốn ai đụng vào người tôi thay áo quần y phục cho tôi, nếu mọi người thương tôi thì hãy vì tôi mà niệm Phật hoặc gọi cho số điện thoại của Ban Hộ Niệm là… ” đại khái là như thế.
Khả năng cháu chỉ có thể chia sẻ bấy nhiêu, hy vọng giúp ích phần nào trên bước đường tu tập của chú. Nếu có thời gian rảnh, chú nên đọc các bài pháp khác hoặc nghe các bài giảng của pháp sư Tịnh Không. Điều quan trọng nhất chính là trong tâm luôn giử chặt câu Phật hiệu, giống như người từ trên núi té xuống mà tình cờ nắm được sợi dây thừng, không thể buông, nếu buông là nguy hiểm.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật !
Xin chào Cư sỹ Diệu Âm Minh Trí.
Đọc và nghe lời khai thị của Cư sỹ trong bài “Không nên tu …. niệm phật một mình” tôi cảm that lâu nay minh tu chưa hiệu quả và đáng như sư Tổ dạy. Sự thể là như thế này. Kính mong Cư sỹ khai thị và giúp tôi thực hiện tốt trên con đương tu theo pháp môn NIỆM PHẬT:
Năm nay tôi 56 tuổi đang công tác tại một huyện miền núi tỉnh Nghệ An. Cách đây hơn 17 tháng, Do may mắn gặp được thiện hữu trí thức trên một chuyến xe đã gieo duyên cho tôi đến với PHẬT. Sau khi được khai thị và Quy Y Tam Bảo tôi phát nguyện tu theo pháp môn Tĩnh Độ (Niệm Phật). Được Sư Thầy cho quyển KINH NHẬT TỤNG tôitìm tòi và xây cho mình mmột nghi thức (nhất thiết phải theo Kinh, Pháp) vào thời khóa NIỆM PHẬT bước đầu ngày 2 thời sang và tối, kể từ thời khóa đầu tiên niệm danh hiệu Đức Từ Phụ A Di Đà Phật 10 trang cho đến sang nay là 29 tràng 54 hạt . Thưa Cư sỹ. Trước đây khi mới tu vào thời là cảm ứng diễn ra, tôi mừng lắm rồi khoe với bạn đồng tu, thậm chí khoe cả với Sư Thầy trụ trì, tuy nhiên cảm ứng đều làm cho thời khóa an lạc nhẹ nhàn người, chân không mỏi v.v.. chính vì thế mà cứ vào thời khóa là tôi có hiệu ứng khởi cầu cảm ứng (Trong tâm cũng chỉ mong cảm ứng làm cho thời khóa đi vào an, tĩnh tâm hơn chứ không cầu mong gì, không quên nghe câu niệm phật phát từ miệng mình ra. Sau khi khoe với Sư Thầy Thầy cười và bảo cố mà niệm phật đi đừng chap vào những việc đó…. thế là từ đó tôi không khởi vọng tâm cảm ứng nữa và cũng mất dần.
Việc nữa. Quê tôi ở TP VINH mà công tác tại mộ huyện miền nứi xa xôi, chưa có ngôi Chùa nào, hầu như phật Pháp cúng chưa đến nhiều ở nơ này, thành ra việc tu tập không được tự nhiên cho lắm, biết rang một năm lại nay tôi cũng giúp một số người có long hiều đạo Phật để họ về với Phật mà tu hành đến nay cũng có một Đạo tràng tuy nhiên sinh hoạt chưa được bài bản vì không có Thầy và cư sỹ thiện hữu trí thức khai thị và cầm xướng cho, bản than tôi cũng có thể giúp đọa tràng nhưng tôi đang là công chức nhà nước, Thất đạo tràng tu laij an vị tại một gia đình (trước đây và nay cũng đang theo nghề cúng bái Thần Thánh …) thành thử khi tôi đến một số người bảo tôi MÊ TÍN và gọi tôi là Thầy cúng. chính vì vậy mà tôi tu một mình tại phòng riêng của mình, hang tháng mới về quê đi đến Chùa dự khóa tu một ngày an lạc.
Như vây. công phu niệm phật của tôi chắc không có hiệu quả lắm còn chap theo võng cảnh, tu một mình bất khả tư nghị yếu đi có phải thế không xin Cư Sỹ cho biết.
Nam Mô hoan hỉ tang Bồ tát Ma ha tát.
A Di Đà Phật 1
Chào Cư sỹ VT. Mình không dám mong xa TU KIẾT THẤT như các CS khai thị. Vì mình đang là phàm phu hạ căn. Tuy nhiên mình rất thích pháp môn niệm phật. Biết Phật pháp và Quy Y Tam Bảo 5 tháng là mình tu theo pháp môn niệm phật; Không phát nguyện . Nhưng cúng định cho mình ngày 2 thời Sáng & Tối, với nghi thức cũng đơn giản rồi vào niệm phật (04 chữ, 4 câu) 30 phút xong Lãy phật 10 phút, kinh hành 20 phút, Đánh lễ phật 12 lãy cuối cùng phát nguyện vãng sanh – Hồi hướng công đức & Sám hối. Cứ như vậy ngày này qua ngày khác mình không thấy thối tâm mặc dù Đạo tràng và phật tử ở Nghệ an Nơi mình công tác chủ yếu đi sâu vào tụng kinh, tụng chú. Nhũng ngày tham gia vào khóa tu đạo tràng xong về mình lại vào khóa tu niệm phật. Tuy nhiên mình tu ở nhà một mình. Vì ở ngoài mình họ chưa hiểu nhiều về Phật pháp, nên việc deo duyên cho họ cũng rất khó. Với đường tu của mình như vậy. Viên Trí tìm cách giúp mình cách tu niệm phật (it nhất 5 người ) để mình cố gang phát tâm gieo duyên cho các PT tu hành cùng.
A Di Đà Phật
Con xin trích ở bài đầu tiên của Cư Sĩ Diệu Âm:
“Rõ ràng!… Bây giờ chúng ta thử suy nghĩ người đó có đi về Tây Phương được hay không? Biết liền! Chính vì thế mà ngài Tịnh Không nói, trong cái thời mạt pháp này nhất định chúng ta tu hành phải kết bè với nhau mà tu, không được tự tu ở nhà một mình.”
Con xin Cư Sĩ chỉ cho biết Hòa Thượng nói / giảng ở bài nào / Pháp hội nào / ở đâu … ạ?
Vì nếu không tu ở nhà một mình thì làm sao đây?
Xin Cư Sĩ hoan hỷ chỉ dẫṇ.
A Di Đà Phật
em hiểu chữ tu đơn giản: sửa!khi ăn , khi ngủ, khi đi, khi nói sửa lại cho có chánh niệm trong mọi cử chỉ, hành vi sao cho tương ưng với tự tánh thanh tịnh, chân lý, đạo đức của một con người, đó gọi là tu.
thứ hai, em hiểu bốn tiêu chuẩn về đi, đi đâu? đi như thế nào? vì sao đi? .. đứng, cũng vậy, nằm, ngồi đó là bốn oai nghi để giác tỉnh sửa lại mình. Từ nơi đó e chỉnh đốn, tu sửa lại sao cho an lạc, hạnh phúc thực sự chính mình, và những người xung quanh tương quan mật thiết như chiếc lưới võng với những mắc xích tương hỗ ý nghĩa ích lợi vậy đó e à.
thứ ba, tu theo pháp môn Niệm Phật, chính là niệm Chánh, niệm Giác, và Niệm Tịnh. thì phát nguyện theo hạnh nguyện và sống theo gương đức Phật A Di Đà, mới tương ưng với cõi nước có tên Cực lạc, có nghĩa là maxinmum hạnh phúc, vắng mặt khổ đau. Vượt qua 10 ức cõi có tên cực lạc, thì e tu 10 việc tốt, nào là thân, làm 3 việc tốt: hạn chế nắm giữ chấp chặt, buông xuống bớt; hạn chế bực bội ưu lo; hạn chế đánh giá so đo phân biệt. làm 4 việc tốt của miệng, làm tốt 3 việc tốt của ý… (học tập thêm sau). Thì trong ngôi nhà e đang sống là Tịnh độ là trang nghiêm chính trên thân hình e đó. T
tuy nhiên, theo cô hiểu Hòa Thượng hay chú D. dạy để các e tiến đến vị thế cao khi có bạn đồng tu, các vị là tấm gương giúp mình thấy rõ các tâm niệm móng khởi vi tế trong sự huân tập và chuyển đổi tâm thức mình. Nhờ có các vị xung quanh, mình mới biết mình tiến bộ hay thối lùi, cũng cần sự hỗ trợ từ các vị để phản quang lại chính mình đó e!
mong thay e tìm học, tìm đọc những lời đơn giản đức Phật đã dạy về bài kinh Tứ Niệm Xứ, hít sâu, thở nhẹ, “Hiện pháp lạc trú”. Là con đường duy nhất vượt thoát khổ ưu thành tựu chánh tri kiến và đạt an lạc đời này, mãi mãi.
tuy sức ngựa cỡi, chọn cho mình môn tu thích hợp, với gia đình, thời gian, địa điểm, chúng hội, thích hợp là phước của e mà!
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính chào mọi người.
Hòa Thượng Tịnh Không thường kể về trường hợp vãng sanh ly kỳ của người đệ tử PS Đế Nhàn. Người này không biết chữ, PS Đế Nhàn dạy Ngài cách niệm Phật và tìm cho Ngài một ngôi chùa nhỏ ở vùng quê. Ngài một mình ở đó niệm Phật miên mật sau 3 năm thì đứng mà vãng sanh. Qua câu chuyện này cho thấy có thể một mình tinh tấn niệm Phật được, sao bài viết của CS Diệu Âm (cũng dựa vào lời dạy của HT. Tịnh Không) lại nói nghiêm trọng vậy? Tôi đọc sách NIỆM PHẬT THẬP YẾU của HT Thích Thiền Tâm, trong sách HT nói khi kiết thất có thể có nhiều người cùng tham gia hoặc chỉ một mình cho dễ thanh tịnh. Tôi đọc bài này thấy hơi thắc mắc nên có vài ý kiến, rất mong mọi người chỉ giáo thêm. Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Ngọc Linh và bạn Mai,
Theo lời của ngài Tịnh không thì người thời nay không nên kiết thất một mình vì dễ bị ma chướng (dĩ nhiên khi kiết thất thì phải có người hộ thất, nghĩa là phải có người lo ăn uống, cơm nước cho người đang kiết thất). Đó là vì người thời nay tâm tư có nhiều si mê, nên khả năng bị ma chướng cao hơn người ngày xưa. Nhìn vào mặt bằng đạo đức của người thời nay rồi so với người xưa thì chúng ta có thể thấy được điều đó. Khi tâm có nhiều si mê như vậy, thì khi tu rất dễ bị ma chướng, nếu không có bạn đồng tu hoặc thầy cảnh tỉnh thì sẽ rơi vào ma đạo. Khi người tu niệm Phật tinh tấn thì thường sẽ thấy những cảnh giới khác thường. Nếu người tu không sáng suốt, chấp vào đó, cho là thật, là mình đã chứng đắc gì đó, thì Ma sẽ theo đó mà làm não loạn người tu.
Tuy nhiên với những người tâm tính đã thuần hậu, ít tham, ít kiêu mạn, chân thật với một câu A Di Đà Phật như vị đệ tử của Pháp sư Đế Nhàn thì lại khác nên vị ấy không bị vướng nạn. Lời dạy của hòa thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu không sai, nhưng người tu cần phải thường sáng suốt, không chấp vào, cũng không mong cầu gì đặc biệt, nếu có thấy gì đặc biệt mà không thoát ra được thì phải nên hỏi các vị thầy để không bị lạc vào đường tà. Trong Niệm Phật Thập Yếu, hoà thượng cũng có đưa ra một số ví dụ về ma chướng trên đường tu như có vị do trước đó đã tu luyện điển nên khi tâm có chút thanh tịnh thì lại xuất hiện hiện tượng bất thường, có vị khi tâm thanh tịnh thì lại thấy được những việc sắp xảy ra nhưng do vị ấy không giữ được tâm bình tĩnh, để cho Ma bi thương nhập vào rồi trở nên cuồng loạn,.. Cho nên khi tu tập, đặc biệt là khi kiết thất một mình phải nên tự để ý tâm mình, giữ cho tâm luôn bình tĩnh, sáng suốt, biết rõ các cảnh đều do tâm mình lưu xuất ra, không kiêu mạn, không chấp trước (tâm phải thực như thế) thì mới có thể không bị lạc đường.
Kính chúc hai bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi bạn Ngọc Linh: A Di Đà Phật. Vị đệ tử của pháp sư Đế Nhàn chẳng phải tự kiết thất tu một mình bạn ạ. Ông ấy có một lão bà chuyên lo hộ thất mỗi ngày để ông ấy an tâm niệm Phật. Bằng chứng là đến gần ngày vãng sanh ông dặn lão bà đừng lo chuyện nấu nướng nữa. Nhưng bà lo xa vẫn nấu và đến bữa mới vào gọi ông dùng, lúc ấy bà mới phát hiện ông đứng mà vãng sanh. Như thế hàng ngày ông vẫn giao tiếp với bà và tinh tấn niệm Phật, chứ chẳng phải là ông tự kiết thất một mình không giao tiếp với ai khác để niệm Phật bạn ạ.
Cảm ơn câu hỏi hay của bạn. A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
Kính chào mọi người và Diệu Âm cư sĩ
Mình cũng là một đệ tử của Tịnh tông và hay nghe các bài giảng của Hòa Thượng Tịnh Không và thầy Thích Chân Hiếu.Mình mới bắt đầu lập cho mình công khoá niệm Phật được 1 năm nay, mỗi ngày niệm nửa tiếng, tăng dần lên từ từ. Nhưng sức mình rất yếu , niệm được tầm nửa tiếng là bắt đầu cảm thấy đau lưng và tê chân, lúc đó mình sẽ đứng dậy đi kinh hành một lúc rồi ngồi xuống niệm tiếp. Tâm mình bây giờ cũng còn rất loạn, hay nghĩ Đông Tây. Mình muốn dành ra chủ nhật hoặc thứ 7 đến Phật đường Niệm Phật để tu chung với đại chúng sẽ tính tấn hơn. Xin cho mình hỏi là ở HCM có niệm Phật đường nào chỉ trong 1 hay 2 ngày không ạ? và chỉ tầm 10 người như cư sĩ Diệu Âm có nhắc đến ít người sẽ thanh tịnh hơn. Do mình còn phải đi làm và còn lo cho con nhỏ nên tâm tư nhiều lúc phải lo lắng tính toán thế sự nhiều nhưng ý mình cũng mong muốn đời này phải vãng sanh thế giới cực lạc để kiếp sau không phải đầu thai chịu nỗi khỗ luân hồi, gia đình mình tuy cũng là Phật tử nhưng lại không thích ăn chay và cũng không muốn mình ăn chay,xin chân thành xin lời khuyên của mọi người trong trường hợp của mình ạ. Hằng ngày mình đều cầu xin chư Phật và Bồ Tát gia hộ cho con đường tu tập của mình được suôn sẽ và gặp được Minh sư hướng dẫn cặn kẽ trên con đường tu học không bị lầm lạc, thoát ra ngoài các ràng buộc của thế sự, có nhiều thời gian tu học.
A Di Đà Phật
Chào bạn Mai Linh!
*Ở Tp. HCM có nhiều chùa tu Tịnh Độ và hầu như đều có niệm Phật đường đó ML ạ. MD không ở HCM nên không rành nhưng có người bạn ở đó và chuyên tu Tịnh lại quen biết nhiều, nếu biết Mai Linh ở quận nào, chắc sẽ tìm một chùa có NPĐ gần để tiện đường đi cho ML.
Tìm NPĐ không khó, nhưng tìm một NPĐ chỉ có đại chúng khoảng 10 người như ML nói thì thật không dễ, vì thường thì các NPĐ đều được xây rộng lớn để đại chúng cùng kết duyên niệm Phật. Nếu có một thất nhỏ chỉ tầm 10 người trở xuống thì những hành giả trong thất đều là những người chí đồng đạo hợp tìm đến nhau.
Hiện nay MD thấy Quý Sư thầy thành lập các nhóm niệm Phật online, cách này khá hữu dụng, bởi có thể chia các nhóm nhỏ niệm Phật, hơn nữa mình cũng chủ động được về thời gian vì nhóm hoạt động liên tục trong ngày mình rãnh lúc nào thì tham gia lúc ấy. MD giới thiệu cho bạn facebook của một Sư thầy (https://www.facebook.com/cuclac.huongque) nếu bạn đủ duyên tham gia niệm Phật online thì kết bạn rồi nhắn tin nêu nguyện vọng của mình, thầy vô cùng hoan hỷ việc này nên bạn đừng ngần ngại nhé!
*Việc ăn chay, theo MD trước mắt ML chọn cách ăn rau trong thịt đi, nghĩa là vẫn nấu món mặn nhưng mình chỉ ăn rau củ trong các món mặn ấy, lo sợ thiếu chất hãy uống thêm sữa hạt, thi thoảng nên nấu vài món chay xen vào để mọi người cùng ăn. Nói chung niệm Phật là chánh, ăn chay chỉ là trợ duyên cho sự vãng sanh nên cứ tùy thuộc vào hoàn cảnh thôi. Đến lúc nào đó, công phu tu hành của chúng ta đủ lực để chuyển hóa người nhà, tự khắc họ sẽ hoan hỷ cho việc ăn chay, có khi sẽ phát tâm ăn chay.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chị hãy tìm trong danh mục dưới này thử xem nhé. Các ban hộ niệm thường cũng là các đạo tràng niệm Phật. Đôi khi đông người nhưng không phải mỗi ngày mọi người đều đến đông đủ hết, mà tùy theo thời gian hoàn cảnh của mọi người. Chị tìm ở tp HCM rồi gọi điện thăm hỏi sẽ rõ hơn nhen. Chị bận rộn còn tụng kinh niệm Phật vậy quá giỏi. A Di Đà Phật.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/02/gia-quyen-nen-lam-gi-khi-nguoi-benh-da-bi-bac-si-che/
Xin cám ơn bạn Mỹ Diệp và Phạm Văn Đang