Thường thường chúng tôi hay nói, “Tu” là bắt đầu từ đây tu thẳng cho đến ngày chúng ta vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, chứ không phải tu là trở về trong quá khứ, nhớ đến những lỗi lầm của mình. Tại vì:
– Nhớ đến cái lỗi của mình thì mình khổ!
– Nhớ đến những cái lỗi của mình thì thấy mình có lỗi!
– Nhớ những cái lỗi của mình thì mình đau khổ vì những cái nghiệp đó.
– Và đó là cái Duyên làm cho những cái nghiệp đó nó hiển hiện về và bắt ta phải hưởng cái hậu quả, tức là cái quả báo của nghiệp đó, vô tình ta cứ bị lăn lộn trong cái “Nghiệp Nhân Quả Báo” mà không thoát được!
Trong khi pháp môn niệm Phật là gì? Phật cho chúng ta gói những cái nghiệp đó lại. Gói bằng cách nào?
– Khi buồn hãy cất tiếng niệm Phật lên.
– Khi nhớ tới nghiệp thì hãy cất tiếng niệm Phật lên.
Giận gì đi nữa cũng phải cất tiếng niệm Phật lên. Luôn luôn nhiếp tâm vào câu A-Di-Đà Phật, chứ không phải luôn luôn nhớ tới cái lỗi của mình, tại vì nhớ tới cái lỗi của mình thì rất là nguy hiểm cho người ĐỚI NGHIỆP VÃNG SANH. Còn nếu chúng ta là người tu tự lực thì có quyền nhớ, tại vì nhớ nghiệp thì mình mới cố gắng diệt nghiệp. Nghĩa là lăn xả vào chuyện đấu tranh diệt nghiệp, gọi là ĐOẠN HOẶC CHỨNG CHƠN. Tự họ phải đi lấy. Đó là “Đường Tự Lực”. Còn ta là “Đường Nhị Lực”, là nương theo đại lực A-Di-Đà để mình về Tây Phương.
“Ức Phật, Niệm Phật, hiện tiền đương lai tất định kiến Phật”. Đây là câu của Đại-Thế-Chí nói trong kinh Lăng-Nghiêm, tức là: Tưởng Phật, nhớ Phật, nghĩ Phật, niệm Phật chứ không phải là nghĩ nghiệp, nhớ nghiệp, tưởng nghiệp, đau khổ vì nghiệp, lo sám hối vì nghiệp.
Sám hối cũng là một câu A-Di-Đà Phật niệm tới cùng. Khi câu A-Di-Đà Phật nhập vào tâm rồi thì tự nhiên câu A-Di-Đà Phật nó thải ra, thải ra, thải ra những cái nghiệp, nó thải ra những cái nhân chủng xấu của mình. Được hay không? Hết hay không? Không cần biết! Cứ cho nó thải ra, nó thải ra, nó bao lại, gọi là phủ nghiệp lại. Cho nên có câu: “Bất phạ Niệm khởi, đản phạ Giác trì” chính là ý nghĩa này. “Phạ” là sợ. Nếu mình cứ lo sợ tới cái nghiệp thì nhất định cái nghiệp nó sẽ hiện ra, nó hiện cho đến lúc mình lâm chung, nó quay mình như con vụ, gọi là trùng trùng duyên khởi! Cái nghiệp đó nó nổi lên bao vây mình trong lúc lâm chung. Nhất định mình bị trở ngại!
Bây giờ cứ nhớ tới câu A-Di-Đà Phật, nhớ tới Tây Phương Cực Lạc, nhớ tới hình ảnh A-Di-Đà Phật, một lòng mà niệm thì tự nhiên câu A-Di-Đà Phật nó chiếm trọn cái tâm chúng ta và nó sa thải những cái nghiệp ra, nó bao cái nghiệp lại, gọi là đới nghiệp, bao nghiệp mà đi vãng sanh, chứ không phải là sám hối cho hết nghiệp rồi mới nguyện vãng sanh. Hoàn toàn để tự câu A-Di-Đà Phật nó sám cho nó sám, tự câu A-Di-Đà Phật nó diệt sao thì diệt, kệ nó, mình chỉ lo nghĩ tới A-Di-Đà Phật, nghĩ tới về Tây Phương… Đây là đi thẳng.
Nhất định xin quý vị phải nhớ là: Không được quay trở lại trong quá khứ mà nhớ tới những cái lỗi lầm của mình. Không được quay vào những lúc mình làm bậy mà đau mà khổ!
Tại vì mình đau mình khổ thì lúc đó là cái nhân chủng xấu nó hiện ra và mình đang trả cái quả xấu. Nếu mình tiếp tục nghĩ như vậy đến lúc mình nằm xuống rồi, người ta tới khuyên:
– Anh ơi! Anh niệm Phật đi.
– Trời ơi! Trong quá khứ tôi sám hối chưa hết!.
Mình đang lo nghĩ cái nghiệp tức là mình đã trở về trong quá khứ, mình chìm vào trong đó, mình bị sai! Cho nên đi thì phải đi cho thẳng tắt. Nhất định A-Di-Đà Phật đã dành tất cả những năng lực của Ngài để đón những người nghiệp nặng tình sâu đi về Tây Phương thành đạo Vô-Thượng, vì thật ra đại nguyện của đức A-Di-Đà chính yếu là cứu những người tội chướng sâu nặng như chúng ta. Vì những người này thật ra họ là những vị Phật, nhưng mà “Vị Phật” đã mê rồi, nên họ làm những điều sai! Làm điều sai mà không cứu họ thì “Vị Phật” này sẽ tiếp tục lăn lộn trong lục đạo luân hồi và có thể bị đọa vào trong tam ác đạo! Đây là một điều mà chư Phật thương hại chúng sanh, không nỡ nào bỏ chúng sanh.
Hôm trước chúng ta có nói đến: “Tam Thế Phật: quá khứ, hiện tại, vị lai”. Phật vị lai chính là chúng ta. Phật vị lai chính là tất cả chúng sanh. Đó là hiểu nghĩa của đại thừa, chúng ta phải hiểu rõ như vậy. Cho nên mong chư vị đừng nên quá nhắm vào những chuyện sám hối.
Sám hối là “Bất Nhị Quá”. Sám hối là đừng làm như vậy nữa. Ví dụ: Trước đây ta nói chuyện sai lầm, nay nhất định không nói như vậy nữa. Thân khẩu ý cần gìn giữ, tức là sám hối. Sau đó, một lòng một dạ niệm Phật để đi về Tây Phương. Xin nhớ cho kỹ điểm này, đừng nên sơ ý mà đi ngược lại trong quá khứ thì chúng ta bị kẹt. Kẹt trong nhân quả, kẹt trong hậu quả xấu, chúng ta mất phần vãng sanh. Xin nhớ kỹ điểm này.
-“Có sám hối là bớt được nghiệp. Trước khi ta xả bỏ báo thân bớt rất nhiều”…
Đây là câu nói hay! Đây là lời nói chung. Nhưng trong khi sám hối, mà thấy vấn đề sám hối là cái hạnh nghiệp chính, thì chúng ta đã biến “Trợ Hạnh” thành “Chánh Hạnh“. Ở đây nếu chư vị quyết lòng ngày nào cũng lo sám hối, thì biến việc sám hối thành chánh hạnh, trong khi đó chánh hạnh của người niệm Phật là niệm câu A-Di-Đà Phật.
Làm thiện, làm Lành… tức là sám hối. Làm thiện làm lành phải là trợ hạnh. Nếu quý vị đưa chuyện làm thiện làm lành lên thành chánh hạnh thì nhất định tam thiện đạo thì hy vọng có thể tới, nhưng vẫn còn trong lục đạo luân hồi, nhất định không thể vượt qua tam giới, không thể đi về Tây Phương Cực Lạc.
Sám hối là làm thiện làm lành chứ không có gì cả. Như vậy làm thiện làm lành là cái quả báo trong lục đạo luân hồi. Niệm câu A-Di-Đà Phật là quả báo về Tây Phương thành đạo Vô-Thượng. Mình tưởng tượng về Tây Phương thành đạo Vô-Thượng còn làm được, huống chi là làm cái nghiệp lục đạo luân hồi. Cho nên, sám hối thì chư vị phải lo sám hối. Nhưng ví dụ như, cộng tu ở đây từ đầu cho tới cuối chúng ta thấy có sám hối đâu? Nhưng mà thật sự ta đã sám hối rồi. Vì sao như vậy? “Thành tâm niệm một câu A-Di-Đà Phật phá trừ tám mươi ức kiếp nghiệp chướng sanh tử trọng tội”. Xin thưa, đây không phải là sám hối sao?… Nếu mà cứ: ”Nam Mô A-Di-Đà Phật con xin thành tâm sám hối, con xin thành tâm sám hối”… Nếu đứng trước một người bệnh sắp sửa chết mà ta cứ nhắc những lời sám hối này, thì làm cho người ta cứ càng ngày càng nghĩ về cái lỗi lầm của họ, chìm vào trong những cái tội lỗi của họ, chìm vào những cái sai lầm của họ. Họ sẽ sợ mất hồn mất vía luôn! Họ không còn niềm tin nào để đi về Tây Phương Cực Lạc được. Chính vì vậy mà mới thấy, nếu quý vị coi trong phim cô Trần Thị Kim Phượng, tôi bày cho Cô đó sám hối như thế nào? Cô ta đã làm đại tội, Phá Thai! Trong khi cái thai gần bảy tháng rồi mà dám phá! Tình trạng gia đình sao đó không biết?…
Khi Cô khai lên, nếu mà người hộ niệm không biết, cứ bắt Cô sám hối đi, sám hối đi… Nhất định Cô đó bị đọa lạc! Tại vì Cô sợ!
Trong khi Cô khai ra. Tôi khen. Tôi nói, Cô thành tâm như vậy thì tốt lắm! Thôi bây giờ Phật đã tha cho Cô rồi đó, phải quyết lòng niệm câu A-Di-Đà Phật đi, nhất định Cô sẽ về Tây Phương để Cô cứu lại những cái chuyện lỗi lầm của Cô. Quyết tâm đi nha. Đừng sợ nữa nha.
– Dạ! Như vậy con được về Tây Phương không?
– Được! Không sao hết. Bây giờ Cô đã thành tâm rồi. Bây giờ đừng nhớ cái này nữa nha. Hãy một lòng một dạ niệm câu A-Di-Đà Phật đi.
Cô quyết lòng niệm câu A-Di-Đà Phật:
– Nam Mô A-Di-Đà Phật xin cho con được về Tây Phương trong đêm nay…
Cứ như vậy mà khen tặng Cô ta. Sau cùng rồi Cô ta được vãng sanh bất khả tư nghì.
Cho nên, nên nhớ là:
– Không được chìm cái tâm mình trong quá khứ.
– Không được chìm cái tâm mình trong tội lỗi.
Vì chúng ta đã là người có nghiệp chướng sâu nặng, tâm trí mê mờ, trước khi biết tu chúng ta đã làm quá nhiều điều sai lầm lắm rồi! Bây giờ nhất định phải quên cái đó đi, đừng làm cái đó nữa mà lo niệm Phật.
Nhiếp tâm niệm Phật, nhất định đi về Tây Phương. Nhiếp tâm nghĩ tới lỗi lầm nhất định bị chui vào những cái tội ác trong quá khứ mà trả nghiệp, sẽ đau khổ vô cùng!
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)
Địa ngục khổ vô cùng, chúng ta nhất định chớ tạo nghiệp ác. Nhưng trước đây khi chưa học Phật đã tạo không ít tội nghiệp, luôn muốn tìm một phương pháp tốt giúp ta tiêu diệt tội, sám trừ nghiệp chướng. Sám thế nào? Mỗi ngày ở trước Phật, Bồ Tát đem tội lỗi của mình đã tạo nói một biến cho Phật Bồ Tát nghe, lại hứa rằng: “Con sau này không làm nữa”. Như vậy có phải không? Đây không phải là sám hối mà là tạo thêm nghiệp. Không phải tạo ư? Tâm anh vừa nghĩ là đã tạo rồi. Thân anh không tạo, khẩu nghiệp của anh lúc cũng niệm niệm có lỗi, khẩu nghiệp đã tạo, ý nghiệp cũng tạo, nghĩ một niệm lại tạo một niệm, trong A Đàn Na Thức ấn tượng tạo nghiệp lại càng sâu thêm một lần. Vốn dĩ muốn sám trừ tội nghiệp, ngược lại ngày ngày tăng thêm tội nghiệp, đến lúc nào mới sám trừ tội? Vậy thì thế nào gọi là sám trừ tội nghiệp? Đừng nghĩ đến nó,phải chân thành niệm Phật. Không nghĩ tội thì tội không còn, ngày ngày niệm Phật, Phật là thiện trung thiện, niệm Phật là thiện nghiệp vô thượng, chúng ta ngày ngày tạo thiện nghiệp, tội nghiệp liền dứt. Quá khứ không kể anh đã tạo tội nghiệp gì, đều không cần nghĩ đến nữa, từ này về sau nhất tâm niệm Phật. Do đó hết thảy đều không tạo tội nữa mới gọi là chân chánh sám hối.
HT Tịnh Không giảng
Trích Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bồn Nguyện.
Thật đúng vậy, cứ nhớ đến lỗi lầm quá khứ không làm sao tiến lên được, nhưng nhớ để mà sửa chửa thì nên. Cám ơn Cư Sỉ đã nhắc nhở. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Phản tỉnh – Hổ thẹn – Sám hối.
Pháp môn niệm Phật tệ hại đến nước này như ngày nay, thì mổi một đồng tu niệm Phật chúng ta phải nên thống thiết mà phản tỉnh, hổ thẹn mà sám hối.
Chúng ta phụ rẩy sự chờ đợi nhớ mong của Phật A Di Đà đã nhiều kiếp! Cũng đã phụ lòng Thích Ca Mâu Ni Phật khẩn thiết dặn dò hết lời khuyên bảo! càng phụ lòng bi tâm kỳ vọng, khuyến tấn tán dương, chứng minh khen ngợi của mười phương tất cả chư Phật! Nghĩ đến chổ này, mổi một người niệm Phật phải nên thống thiết mà rơi lệ, không chổ dung thân!
Mỗi một vị dạy bảo người niệm Phật, cũng phải nên phản tỉnh: tại vì sao đem đại pháp Di Đà nương vào Phật lực, nhất định an tâm, tín nguyện niệm Phật, quyết định vãng sanh thành Phật, thì dạy thành dựa vào tự lực, hoài nghi bất an, không được nhất tâm, không cách gì vãng sanh ?
Mỗi một người học tập pháp môn niệm Phật cũng phải nên phản tỉnh: tại vì sao Tịnh Độ diệu pháp đầy đủ Tín Nguyện, nương vào Phật lực, quyết định vãng sanh, không sợ chết, thích được chết, muốn được đi sớm một chút, thì học thành hư tâm giả nguyện, hoài nghi tự ti, không dám gánh vác tiếp nhận, sợ chết, lo lắng phải chết, trong lòng không hề muốn được đi sớm một chút?
Thiện Đạo Đại Sư Ngữ Lục
Cẩn Dịch : Vọng Tây Cư Sĩ
Thưa thầy. Thầy cho con hỏi là khi niệm câu “A Di Đà Phật” thì ta đọc ra thành tiếng hay niệm trong lòng? Và khi niệm có nhất thiết phải ngồi trước tượng Phật không hay có thể vừa niệm vừa làm việc khác. Xin thầy giải đáp giúp con. Con cám ơn thầy
Hiện tại thì có rất nhiều Cách Niệm Phật cũng như Các Phương Pháp Niệm Phật. Tùy theo mỗi người thích hợp với cách nào mà chọn cho phù hợp. Thông thường thì có 3 Cách Niệm Phật, mình cũng có thể thay đổi tùy thời điểm cho thích hợp với hoàn cảnh.
Nếu như trong thời khóa, đối trước bàn Phật với nhang đèn nghi ngút, áo choàng trang nghiêm thì Niệm Phật Nên Niệm Ra Tiếng.
Còn những lúc đi đứng nằm ngồi hay làm công việc khác thì có thể niệm thầm bởi vì Niệm Phật Chính Là Tâm Niệm Chứ Không Phải Miệng Niệm.
A Di Đà Phật
kính bach Thầy, cho con hỏi tại sao khi tu đôi lúc con không thích đi đến chùa để niệm phật, mà chỉ thích yên tịnh và một mình để niệm Phật và đôi lúc khi niệm xong phục nguyện; đến câu nguyện cầu các vong linh siêu thoát con thường hay khóc và dường như có ai quanh mình. Theo như y học họ cho là bị bệnh trầm cảm, như vậy có thật bệnh hay bị vong linh theo? Theo như một số người cho rằng như thế. Kính mong thầy chỉ dạy và có lời hướng dẫn cho con được tinh tấn tu hành mà không rơi vào những trường hợp trên nữa A Di Đà Phật!!! Con xin cảm ơn thầy!
Nếu thường hay cảm khóc như vậy thì mình rất dễ bị các vong linh theo quấy rối, vì sao? Vì tất cả các pháp từ tâm tưởng mà sanh ra: Mình hay bi lụy khóc lóc thương xót quá mức thì mình thuận theo tình cảm rồi, mà đã thuận theo tình cảm thì là phàm phu, tâm bi cảm đến chúng sanh ở tầng không gian nào thì sẽ cảm lấy những chúng sanh đó đến với mình liền. Mình tưởng Phật, niệm Phật thật sự thì nhất định mình sẽ thấy Phật, mình sẽ thành Phật. Tâm tưởng sự thành. Chỗ này mình thông hiểu rồi thì mình sẽ không còn bi lụy nữa, và hơn ai hết Thúy nên buông xả và sám hối lỗi lầm trong quá khứ mà mình đã trót tạo với chúng sanh đó: Việc sai đó mình làm, giờ mình biết là sai thì mình sám hối, tụng kinh, niệm Phật, ăn chay hồi hướng cho họ và mình phát nguyện là sẽ không bao giờ tái phạm nữa, đây là chân sám hối. Đừng tự cắn rứt lương tâm, đừng tự dày vò làm khổ chính mình vì những chuyện đã qua.
Mỗi ngày bạn là một con người mới, luôn tiến bộ, luôn cố gắng tu hành. Mỗi khi ký ức bi lụy liên quan đến các vong linh hiện ra trong tâm bạn thì bạn nhất định phải niệm câu A Di Đà Phật liên tục 10 lần, cứ hết 10 lần này đến 10 lần khác cho đến khi tâm bạn bình thường an ổn trở lại, sau đó hồi hướng tất cả công đức niệm Phật đó cho tất cả chúng sanh khổ nạn ở khắp pháp giới.
Mình phải mở rộng tâm lượng của mình khi hồi hướng: Không nên hạn hẹp ở một đối tượng chúng sanh nào, cái tâm lượng này là tương ưng với chư Phật Bồ Tát, còn nếu khi hồi hướng mình vẫn giới hạn đến một số chúng sanh nào đó thì cái tâm lượng này vẫn là nhỏ, và đôi khi vẫn sẽ gặp chướng ngại phiền phức như câu chuyện của bạn.
Hi vọng một số ý trên sẽ giúp cho bạn được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật!
Bài pháp hay quá.con xin chân thành cảm ơn các vị thiện tri thức đã đăng những bài pháp hay bổ ích giúp người học phật chúng con đi đúng hướng.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật ! Bẩm thầy con bây giờ còn trẻ 22 t , nhưng trong quá khứ vì bồng bột đã phạm phải tội lớn điều mà phật tử tại gia không nên vi phạm đến 3 lần .Nhưng mới đây thôi con mới bắt đầu niệm phật , liệu như thế có quá muộn không thưa thầy ? , đôi khi con niệm phật nhưng lại không làm sao tập trung tinh thần đuợc cũng như là sợ hãi vậy thì có phải cho dù bản thân con có niệm hoài niệm mãi thì vẫn không tác dụng gì đúng không ạ ? Và khi ăn chay kỳ bản thân phải biết thuơng xót chúng sanh chứ không nên ép buộc có đúng không ? Mong thầy giảng giải và huớng dẫn cho con hiểu để con có thể tu tập đúng cách . Nam mô a di đà phật
Gữi Ngọc Anh,
Thiện Minh xin được chia sẽ những gì hiểu được.
Về những lỗi đã phạm thì phải chịu nhân quả trong tương lai không thể tránh khỏi. Nếu lúc đó đã là Phật tử và thọ giới rồi thì thêm tội phạm giới. Tội phạm giới được xếp vào tội phỉ báng Tam Bảo , là tội đọa địa ngục. Tội phạm giới sám hối có thể được diệt trừ.Còn tội nhân quả thì không nhưng có thể chuyển nghiệp. Mỗi người chúng ta từ thân thể cho đến sức khỏe hay phước báo thọ dụng đều do nghiệp chi phối. Sức nghiệp của mỗi thứ được tạo nên bởi những suy nghĩ, lời nói và việc làm của chúng ta mà mỗi sức nghiệp đó thay đổi tuỳ thuộc vào suy nghĩ, lời nói và việc làm. Tổng hợp các sức nghiệp này đang dần hình thành báo thân của ta ( thân tướng cua ta như thế nào) và cõi mà ta sẽ tái sinh về ( trong 12 nhân duyên là Hữu).
Có câu :
Nhược tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị
Nhược tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.
Nghĩa là: muốn biết đời trước đã tạo nhân gì thì xem quả ở hiện tại
Muốn biết quả báo ở tương lai thì xem xét những việc ta đang làm ở hiện tại.
Có câu:
Ai cũng thế ít nhiều đều tội
Chỉ khác nhau biết lỗi hay không
Đời là bể khổ mênh mông
Khéo nương Phật pháp thoát vòng trầm luân.
Người tự thấy lỗi là người đáng quý, nhận thấy lỗi rồi không tái phạm đó là chân sám hối. Nghiệp là thói quen, tập khí được huân tập lâu dài mới tạo nên sức nghiệp. Muốn chuyển đổi thì phải tránh duyên và tác ý.
Muốn dần tránh sự sợ hãi thì phải sám hối mỗi ngày, phải lễ Phật. Phải biết rằng dù cho ta tạo nghiệp dữ đến mấy , tất cả mọi người đều xa lánh la nhưng Chư Phật luôn ở bên ta. chư Phật thương yêu tất cả không bỏ sót một chúng sinh nào. Hãy quán tưởng như thế tâm ta sẽ dần phục thiện và an lạc.
Như vậy Ngọc Anh tiếp tục niệm Phật để không phụ rỗi ơn trên Tam Bảo và tin rằng niệm Phật sẽ giúp mình chuyển nghiệp. Có câu : ” niệm Phật phương năng tiêu túc nghiệp”.
Còn vấn đề ăn chay là tránh nghiệp sát sinh, cũng là huân dưỡng tình thương đối với chúng sinh. Ăn chay không có công đức gì cả cho nên cũng đừng mong cầu công đức. Nếu còn ăn miếng thịt thì vị lai sẽ phải trả lại miếng thịt. Chúng ta phải tập sao có thể lúc nào cũng biết thương yêu mọi loài một cách bình đẳng. Tất cả mọi loài đều có Phật tánh, tất cả chúng sinh đều là Phật sẽ thành. Nên tập ăn chay kỳ hoặc trường chay càng tốt. Vừa tốt cho sức khỏe lại không tạo nghiệp.
Với những chia sẽ này TM mong Ngọc Anh hiểu được đoi điều về nghiệp , nhân quả cũng như việc ăn chay.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật . Cám ơn Thiện Minh rất nhiều về sự chỉ dạy này khiến m ngộ ra đuợc nhiều điều . Từ nay về sau xin đuợc chỉ giáo nhiều hơn . A di đà phật
Gữi Ngọc Anh,
Thiện Minh hiểu được điều gì nhất định chia sẽ để mọi người cùng được lợi ích. TM cũng cố gắng học Phật và sửa đổi bản thân vì TM nhận thấy mình vẫn còn nhiều lỗi và ngã chấp.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật _()_
Con có một vài thắc mắc kính mong được Thầy,các anh,các chị & các bạn đồng tu hoan hỷ giải đáp giúp con
1.Người chưa từng quy y Tam Bảo niệm Phật có được đức Phật thọ giám không ạ?Và người chưa quy y có thể hồi hướng công đức niệm phật đc cho chúng sanh hay không?
2.Nếu nhà không có bàn thờ Phật,người tu hành tại gia chỉ niệm Phật hàng ngày & chú Đại Bi theo hình thức mặc niệm có được hay không ạ?
3.Nhà con có tượng phật nhưng con chưa làm bàn thờ Phật vì nghe nói ban thờ Phật không nên đặt gần bếp,và cũng k nên để ở phòng ngủ.Nhà con Có phòng ngủ,và một phòng bên là nơi để 2 tủ đựng quần áo,cách một cách cửa của phòng để tủ quần áo chính là bếp.
Con nghe nói để ban thờ Phật tốt nhất nên đặt tượng Phật quay ra hướng Đông ,còn mình khi đảnh lễ Phật thì quay mặt về hướng Tây ,vậy nếu đặt ban thờ Phật ở phòng giữa (giữa phòng ngủ & nhà bếp,có cửa ngăn cách giữa các phòng)thì có đc ko ạ?
4.Mỗi ngày,trước khi niệm Phật đều cần Phát nguyện cầu vãng sanh ,Sám hối và hồi hướng tuần tự như vậy ạ?
Cuối cùng con xin kính chúc Thầy cùng các anh chị đồng tu thân tâm thường an lạc,vạn sự như ý cát tường.
Nam mô A Di Đà Phật _()_
Nam mô A Di Đà Phật _()_
Nam mô A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật,
Xin trả lời cho bạn tóm tắt như sau:
1. Chư Phật luôn quan tâm và thương yêu tất cả chúng sanh một cách bình đẳng, gia trì cho chúng ta 1 cách bình đẳng, phần còn lại là ở chúng ta có chịu tiếp nhận hay ko, có thật làm theo lời Phật dạy hay ko mà thôi. Giống như ngôi nhà của bạn mà bạn cố tình đóng bít hết cửa sổ, cửa lớn, bạn ngồi trong nhà mà muốn đón khí trời, gió mát, cho đến ánh nắng ấm áp thì cũng đâu có được phải ko?
Còn phần hồi hướng thì hễ bạn có tu tập được chút phần công đức nào thì bạn đều có thể hồi hướng được cho chúng sanh hết, ko phân biệt bạn đã quy y (trên hình thức) hay ko.
Bạn nên tìm hiểu thêm về Tam Quy Y:
http://www.tangthuphathoc.net/phathoc/phathocphothong-1.4.htm
và sự phân biệt giữa công đức và phước đức:
http://phapam.com.vn/Cong-Duc-Va-Phuoc-Duc-Khac-Nhau-Cho-Nao.htm
2 và 3 và 4: Được, ko có kiêng kỵ gì cả, tất cả đều tùy duyên, tùy vào hoàn cảnh mỗi người mà sắp xếp ban thờ và sự tu tập phù hợp cho chính mình. Tâm mình tốt thì hướng nào cũng là hướng tốt, ngày nào cũng là ngày tốt và người nào cũng là người tốt.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào các đạo hữu .
Cư sĩ Diệu Âm nói rất đúng , ta chỉ cần niệm Nam Mô A Di Đà Phật là đã sám hối rồi , không cần phải nói lời sám hối hay đọc kinh sám hối nữa . Thật ra chữ Phạn Namo có những nghĩa sau : lễ bái , vâng theo lời dạy , quy y hay quay về nương tựa . Vì vậy khi ta niệm Nam Mô A Di Đà Phật , có nghĩa là con xin lạy và vâng theo lời dạy của Đức Phật A Di Đà , hoặc là con xin quy y và quay về nương tựa vào Đức Phật A Di Đà . Suy rộng ra cả 2 nghĩa trên đều chỉ là : từ vô lượng kiếp tới nay vì ngu si mê muội mà con đã lầm đường lạc lối tạo ra vô số tội , nay con xin quay về quy y và vâng theo lời dạy của Đức Phật A Di Đà . Khi ta vâng theo lời dạy của Đức Phật thì chính là ta sám hối và sẽ không tạo ra nghiệp ác nữa .
Là con người thì ai cũng có lỗi lầm , ai cũng đã từng phạm tội đối với người khác hoặc đối với các chúng sinh khác . Khi đã tạo ra tội ác hoặc gây ra nhân ác thì trứơc sau gì ta sẽ phải chịu quả báo ác nếu ta còn trong vòng luân hồi . Đừng chú tâm quá nhiều về những tội ta đã làm . Tốt nhất là ta nên siêng năng niệm Phật cầu vãng sanh , và tu tới khi được Vô sanh pháp nhẫn rồi trở về Ta Bà độ cho các chúng sanh mà ta đã hại trước kia thoát khỏi luân hồi . Được như thế thì cả ta và các chúng sanh khác đều mãi mãi an vui . Sau đây là lời di huấn của Pháp Nhiên Thượng Nhân để lại cho đệ tử lúc lâm chung
KHAI THỊ VÀ DI HUẤN CỦA PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN ÐỂ LẠI CHO ÐỆ TỬ LÚC LÂM CHUNG:
Thày mấy chục năm nay, công phu Niệm Phật tích lũy, được bái kiến Cực Lạc Trang Nghiêm và Chân Thân của Phật, Bồ Tát là việc bình thường, nhưng thày giữ kín không nói ra. Nay đã đến lúc tối hậu nên mới bày tỏ đôi chút …
Hai ngày trước khi vãng sanh, Ngài Pháp Nhiên lấy bút viết bản di huấn tối hậu:
Chẳng phải là Niệm Phật theo lối quán niệm mà các bậc trí giả Trung hoa, Nhật Bản thường nói đến;
Cũng chẳng phải là Niệm Phật theo lối phải thâm nhập kinh tạng để thấu hiểu thâm nghĩa của Niệm Phật.
Chỉ nghĩ rằng: Ðể vãng sanh Cực Lạc thì xưng niệm Nam-mô A-di-đà Phật là quyết định vãng sanh, không nghi ngờ mà xưng niệm. Ngoài ra, không có thâm áo gì khác.
Bởi vì điều gọi là Tam Tâm, Tứ Tu đều đã quyết định bao hàm trong tưởng niệm Nam-mô A-di-đà Phật, quyết định vãng sanh .
Ngoài đó ra, nếu có gì thâm áo khác là ở ngoài lòng từ mẫn của hai Ðấng Từ Tôn (Phật Thích Ca và Phật A-di-đà), lọt khỏi bổn nguyện.
Người muốn tin Niệm Phật thì dù cho có thể học hết giáo pháp một đời của Ðức Thích Ca cũng thành ra kẻ một chữ chẳng biết, ngu độn như hạng vô trí, chớ hiện ra vẻ trí giả, hãy một mực Niệm Phật.
Tôi in vào đây cả hai bàn tay của tôi để xác nhận di huấn này… Không còn gì để nói nữa, tôi đã viết hết những điều cốt tủy ở đây để ngăn ngừa những dị kiến sau khi tôi ra đi.
Tôi không rõ là người viết nên bài viết này vô tình nêu lên những suy nghĩ của mình hay cố tình hủy hoại đạo Phật nữa. Tu là tìm và sửa lỗi chính mình để mình không còn phạm lỗi ngay trong hiện tại và tương lai nữa. Nếu quên lỗi đi để tránh khổ thì không phải vô trách nhiệm lắm sao??? Vậy thì những ngày tụng sám hối ở chùa, những bài kinh sám hối vì đâu mà có? Mỗi khi làm sai việc gì đó thì cứ:
“– Nhớ đến cái lỗi của mình thì mình khổ!
– Nhớ đến những cái lỗi của mình thì thấy mình có lỗi!
– Nhớ những cái lỗi của mình thì mình đau khổ vì những cái nghiệp đó.”
hay ” Và đó là cái Duyên làm cho những cái nghiệp đó nó hiển hiện về và bắt ta phải hưởng cái hậu quả, tức là cái quả báo của nghiệp đó, vô tình ta cứ bị lăn lộn trong cái “Nghiệp Nhân Quả Báo” mà không thoát được!”
Người viết muốn nói chỉ cần quên cái sai đi thì sẽ không buồn khổ, không bị nhận lãnh quả báo sao? Sao mà khôn thế? Nhân quả chi phối tất cả, kể cả Đức Phật. Chính Phật đã tìm ra luật Nhân Quả và điều đó đã đưa Phật vượt hẳn những vị giáo chủ của các tôn giáo khác.
Chúng ta luôn tìm lỗi và nhận sai và sửa để tâm hồn thanh thản hơn. Còn việc quên đi hay gồng mình, lớn tiếng thì sẽ dễ chịu hơn sao? Đúng, ngay tại thời điểm đó đúng là “dễ chịu” thật nhưng về lâu dài do cái nhân “không nhớ đến lỗi, tìm quên lỗi trong quá khứ” sẽ khiến chúng ta tạo thêm nhiều ác nghiệp và khi đó sẽ nhận lãnh những quả báo nặng nề. Còn quên lỗi, không biết sám hối mà chỉ niệm Phật cầu vãng sinh, Phật nào mà chứng. Ngồi ở nhà niệm Phật cầu phúc cho mình mà chả động một ngón tay vào việc làm lợi ích cho cộng đồng, cho Phật Pháp thì lấy đâu ra phước mà về nơi cõi lành.Tôn kính, lễ Phật mỗi ngày là điều nên làm nhưng đồng thời phải tác động vào xã hội, mang lại lợi ích cho cuộc sống này. Tu mà không tìm lỗi để sửa, tu mà ru rú ở nhà niệm Phật thì đã đi lệch mục tiêu hướng về Vô ngã của Phật giáo. Tu là để thấy mình không còn là quan trọng, phải quên chính mình đi mà trải tình thương cho tất cả. Còn cái kiểu suốt ngày chỉ niệm Phật, tránh nhớ lỗi tìm vui thì càng ngày cái Bản ngã càng cao mà thôi. Cho nên mới nói có nhiều người Phật tử càng đi chùa, càng tu thì càng nóng nảy, sân si và trở nên ích kỷ. Xin đừng hiểu sai về đạo Phật, đừng biến Phật tử thành cá nhân ích kỷ chỉ biết cầu phúc, niềm an vui cho chính mình.
Cõi Tây phương cực lạc đó mấy ai biết mà kiểm chứng chỉ biết hiện tại chúng ta không sám hối lỗi lầm và quyết tâm sửa đổi thì đời này, kiếp này sự đau khổ chắc chắn sẽ đeo bám chúng ta.
A Di Đà Phật.
Huệ Tịnh xin chân thành chỉ mong góp vài ý kiến nông cạn đến với cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị) trong bài viết ở đoạn này để tránh sự hiểu lầm thôi nhe:
CSDA: “Bây giờ cứ nhớ tới câu A-Di-Đà Phật, nhớ tới Tây Phương Cực Lạc, nhớ tới hình ảnh A-Di-Đà Phật, một lòng mà niệm thì tự nhiên câu A-Di-Đà Phật nó chiếm trọn cái tâm chúng ta và nó sa thải những cái nghiệp ra, nó bao cái nghiệp lại, gọi là đới nghiệp, bao nghiệp mà đi vãng sanh, chứ không phải là sám hối cho hết nghiệp rồi mới nguyện vãng sanh. Hoàn toàn để tự câu A-Di-Đà Phật nó sám cho nó sám, tự câu A-Di-Đà Phật nó diệt sao thì diệt, kệ nó, mình chỉ lo nghĩ tới A-Di-Đà Phật, nghĩ tới về Tây Phương… Đây là đi thẳng.”
Trong đoạn này tuy tiếng Việt của HT rất kém nhưng nhận thấy CSDA đã dùng chữ “nó” hình như vô tình không có cung kính đối với hồng danh muôn đức “A-Di-Đà Phật”, thậm chí lại hơi nhiều nữa. Thí dụ HT đem tên cha mẹ của mình ra để giải thích một vấn đề gì đó cho ai hiểu, chắc chắn rằng HT không dám dùng chữ “nó” để mô tả cha mẹ mình ra sợ bất kính đúng không?
Tha vì dùng chữ “nó”, thay thế bằng câu “công đức không thể nghĩ bàn” nghe thật là cung kính siêu thế hơn không? Cũng vì thế mà pháp môn niệm Phật rất là khó TIN khó hiểu ở chỗ đó, vì vượt qua hết tất cả những trí thức phân biệt hiểu biết của phàm phu như chúng ta.
Những lời góp ý ngắn gọn nếu có sai Huệ Tình xin sám hối trước đối với cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị). Kiến giải của Huệ Tịnh chắc chắn đa phần còn trược thành ra không dám góp ý nhiều. Dù sao đi nữa chúng ta cũng còn mang theo nghiệp chướng hơi nặng, phước đức thì hơi kém cho nên vẫn phải cố gắng sám hối nghiệp chướng tuỳ duyên căn cơ dùng các phương tiện khác nhau chủng tử nghiệp lực của mỗi người.
@ Sống hòa hợp: Bạn nói người ta sai trong những lời bực bọi là vì bạn bị lay động sanh tâm phiền não rồi. Cũng như HT thấy bạn lay động vì HT vẫn còn bị lay động đúng không? 😀
Nam Mô A Di Đà Phật.