Nhân tiện trong những giờ nói về tu hành cần phải “Khế Lý – Khế Cơ”, Diệu Âm xin nêu ra một vài điều sơ suất rất tế vi trong pháp tu niệm Phật mà kinh nghiệm đã gặp qua, từ sự sơ suất đó mà nhiều người đã không được vãng sanh một cách hết sức đáng tiếc! Nói đáng tiếc có nghĩa là đúng ra họ được vãng sanh, nhưng chỉ vì một sơ suất nhỏ, chú ý lắm mới thấy, không chú ý không thấy, nên cứ tưởng là đúng, nhưng sau cùng thì kết quả thực sự là hơi buồn!…
Hôm qua chúng ta có nhắc đến lời nguyện vãng sanh, là chúng ta phải đơn giản gọn gàng:
– Nam Mô A-Di-Đà Phật con nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
– Con thèm vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
– Xin Phật cho con về Tây Phương Cực Lạc.
– Con muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Nói sao nói, mình nói gọn như vậy cũng được, nhất là trước những giờ phút lâm chung xin đừng có nên dài dòng cái đuôi phía sau, nhiều khi chính cái đuôi đó nó lộ ra một cái gì sơ suất chính trong tâm chúng ta. Ví dụ như hôm qua mình có nói một người đã nguyện: ” Nam Mô A-Di-Đà Phật, nếu mà con số phần đã hết thì cho con vãng sanh liền, nếu mà số phần con chưa hết thì xin cho con hết bịnh để con tiếp tục tu hành…”. Nghe qua thì thấy không có cái gì sai hết, tại vì người ta vẫn nguyện vãng sanh, nhưng thực ra cái tâm nguyện này là tâm nguyện sợ bịnh, mà nhiều khi còn sợ chết nữa trong đó! Thực ra thì chính những lời này là lời mà chư Tổ dùng để dặn dò những người không biết pháp môn niệm Phật. Ngài dặn như vậy để cho mình an tâm quyết lòng nguyện vãng sanh, mình vô tình lại bỏ lời nguyện vãng sanh mà đem cái lời giải thích của các Ngài thành lời nguyện, nên sức nguyện của mình không đủ mạnh, thành ra không có cảm ứng, không có tương ưng với đại nguyện, và sau cùng có thể mất phần vãng sanh một cách oan uổng!
Hôm nay mình nói thêm một chút nữa về những điều tế vi trong lời nguyện. Có nhiều người khi bịnh xuống rồi thì phát nguyện như thế này:
– Nam Mô A-Di-Đà Phật, một đời con làm thiện làm lành, con quyết đi về Tây Phương để cứu độ chúng sanh. Hôm nay con bịnh quá cho nên niệm Phật không được, nguyện Phật thương tình cho con hết bịnh để con niệm Phật để về Tây Phương. Khi con hết bịnh rồi con phát nguyện con sẽ làm tất cả những việc thiện lành khác để giúp đỡ cho chúng sanh, còn ngày nào con làm việc thiện lành ngày đó.
Đại khái như vậy… Lời nguyện này nếu những người không hiểu đạo, nghe qua người ta thấy vĩ đại lắm. Nhưng thực ra lời nguyện này cũng đi lệch với pháp tu rồi. Tại vì chư Tổ thường hay dặn chúng ta: Nguyện là nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, không được nguyện hết bịnh. Các Ngài khuyến tấn chúng ta rõ rệt là cái thân bịnh này nhất định nó có định kỳ rồi. Nếu ta là một vị ở trên Tây Phương Cực Lạc giáng sanh xuống đây, tái lai xuống đây để làm đạo, chúng ta cũng giả đò bịnh, giả đò sao đó cũng được, thì các Ngài muốn nguyện sao nguyện, và các Ngài muốn đi thì đi, muốn về thì về. Thực ra nhiều khi các Ngài không cần nguyện nữa là khác. Các Ngài giáng sinh xuống đây thấy một chúng sanh khổ các Ngài cứ lăn xả vào làm việc giúp đỡ chúng sanh, các Ngài không niệm Phật nữa, vì các Ngài là người đã ở trên cõi Tây Phương thị hiện xuống đó thôi. Còn chúng ta là một người hạ căn phàm phu, thì nghiệp chướng nhiều đời nhiều kiếp nó đã đúc kết đến đời này rồi. Cái thọ mạng này thực ra là để trả nghiệp. Mình sinh ra mình phải trả nghiệp 70 năm, nhất định cầu trước một năm, tức là 69 năm không được, tại vì mình phải trả cho đủ 70 năm. Khi thọ mạng đến rồi, trong khi phước báu của mình nhiều quá, mình cầu thêm nửa tháng nữa để hưởng cũng không được.
Thực sự như vậy. Đây là lời Tổ dạy, cho nên xin chư vị, chúng ta hãy an tâm về vấn đề sanh tử. Tại vì khi đi hộ niệm mình mới thấy rõ rệt điều này, có những người ngày đêm cầu chết: “Con đau quá rồi, cầu Phật, cầu trời, cầu miễu gì đó cho con chết”. Họ cầu chết từng ngày, từng giờ, thế mà không chết. Ở tại quê của Diệu Âm có một bà Cụ, 99 tuổi, bà thèm chết đến nỗi bà làm một cái quan tài để tại đầu hè, bà trải chiếu trong cái quan tài và bà nằm trong cái quan tài đó để cho chết. Khi bịnh không ai dám tắm nước, còn bà thì khi bịnh bà lấy nước xối ướt hết áo quần, rồi đến nằm trong cái quan tài đó cho chết, thế mà không chết. Bà thọ trên 100 tuổi, không chết là không chết, không kiêng không cử gì hết, mà cứ nằm… nằm trong quan tài rồi đậy cái nắp lại một nửa, để ló cái lỗ chui vô vậy thôi. Trông chết mà không chết. Tại vì cái thọ mạng người ta nó có định rồi, không mắc mớ gì mà mình sợ hết.
Khi bịnh xuống, lời nguyện của mình nó xác định cái tâm nguyện vãng sanh của mình. “Nam Mô A-Di-Đà Phật, con một đời làm thiện làm lành, chắc chắn con muốn về Tây Phương với Phật, nhưng mà bây giờ đau quá xin Phật thương con cho con hết bịnh để con niệm Phật”. Rõ ràng mình đang nguyện hết bịnh. Chư Tổ dạy nếu mà mình nguyện hết bịnh thì cái bịnh của mình không hết, nhưng nếu lúc đó cái thọ mạng của mình hết thì vì lời nguyện hết bịnh, bắt buộc mình phải trôi theo thân bịnh này mà tiếp tục thọ sanh trong lục đạo luân hồi, không biết là cảnh giới nào. Nếu mình nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc một cách tha thiết, nếu cái thân mệnh này hết hạn thì nhờ lời nguyện này mà cảm ứng với 48 đại nguyện của đức A-Di-Đà Phật, mình được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Nếu cái thọ mạng của mình chưa hết, có nghĩa là ba tháng nữa, năm tháng nữa, một năm nữa… thọ mạng mới hết, thì nhờ cái lòng tha thiết có đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh tự nhiên được chư Bồ-Tát gia trì, được thần lực của A-Di-Đà Phật gia trì, vì đây là một hành giả đã đủ Tín-Nguyện-Hạnh để đi về Tây Phương, thì tự nhiên cơn bịnh sẽ giảm, nó giảm một cách rõ rệt. Có rất nhiều người, Diệu Âm nói rõ ràng là rất nhiều người, đã có hiện tượng này. Lạ lắm! Có nhiều người đã hết bịnh một năm rồi ra đi, có nhiều người hai năm, có nhiều người ba năm, có nhiều người đến nay hiện tại bây giờ là gần sáu năm rồi, từ một bịnh ung thư chuẩn bị chết mà không chết. Có nhiều người bác sĩ đã khám, có ung thư khắp người, như vậy mà niệm Phật tự nhiên cũng khoảng mấy tháng sau thì thực sự không còn ung thư nữa. Lạ lắm chư vị!
Những điều này nói ra đối với khoa học người ta không tin, nhưng Diệu Âm tha thiết nói với chư vị, hãy tin đi, vững vàng tin đi, chắc chắn. Ví dụ như hồi chiều này có khoe mấy tấm hình cho anh Thiện Bình coi, tôi chỉ cho Thiện Bình về cô bác sĩ Vân Hương ở bên Đức, chính người thân của chị là người bị ung thư chuẩn bị chết. Chị là một người bác sĩ trị bệnh ung thư nhưng đành phải bó tay! Nhờ khuyên cô đó niệm Phật, quyết lòng buông xả, không cần gì nữa hết, niệm Phật bảy tháng sau thì tự nhiên bịnh ung thư không còn nữa. Lạ lùng! Hiện tại bây giờ vị đó vẫn còn sống và chính Diệu Âm có gặp trực tiếp được người bịnh đó. Quý vị thấy lạ lùng chưa? Không thể nào mà mình tưởng tượng ra được!
Cho nên khi bịnh xuống mà mình nguyện cầu cho hết bịnh, với lời nguyện này mình tưởng rằng mình tha thiết đi về Tây Phương, nhưng thực ra nó đã dấu cái tâm sợ chết trong đó. Hay nói rõ hơn, mình giả đò nguyện vãng sanh, chứ thực ra mình sợ chết. Chư Tổ nói, đã sợ chết thì nhất định không thể vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Những người có phước báu, những người có tiền bạc thường là người sợ chết. Còn những người khổ khổ một chút, người ta thấy đời này quá khổ, nên không tha thiết nữa. Vì không tha thiết nữa, nên trước những cơn đau họ thèm vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Sự thèm muốn vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, sự nguyện cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc quá mạnh, nó mạnh đến nỗi mà họ quên mất cái đau luôn…
Hôm qua chúng tôi nêu ra một trường hợp như chính Phụ Thân của Diệu Âm. Là một người bị bịnh, hai vị bác sĩ đứng nhìn thấy một hiện tượng lạ mà phải ngỡ ngàng! Những hiện tượng này nếu ở trong bệnh viện, họ phải chích cái thuốc giảm đau cực mạnh, nếu không thì Ông Cụ đau đớn phải lăn lộn từ trên giường lăn xuống đất. Thế mà Ông Cụ cười hè hè. Mà đặc biệt nữa, là Ông Cụ quyết định không chịu đi vào bệnh viện. Không chịu đi! Nói đi về Tây Phương thì đi chứ đi nhà thương thì không đi. Ông Cụ cười hè hè cho đến khoảng chừng mười-mười lăm phút trước khi ra đi là hết cười nữa rồi, rồi ra đi.
Quý vị hãy coi cái phim của bà Nguyễn Thị Cúc ở Gia-Lai, tám năm nằm trên giường bệnh, hộ niệm mười ngày tỉnh dậy, tỉnh dậy rồi nhưng ngồi dậy không được mà nằm trên giường, chắp tay bái: “A-Di-Đà Phật cho con về Tây Phương”. Bà tha thiết đi về Tây Phương. “Nam Mô A-Di-Đà Phật cho con về Tây Phương”. Chỉ vậy mà thôi, bà Cụ đã biết được giờ vãng sanh. Vì sao vậy? Vì trong những giờ phút trước khi xả bỏ báo thân cái tâm nguyện của Cụ quá mạnh, nó mạnh đến nỗi cảm ứng đến 48 lời nguyện của Đức A-Di-Đà mà được vãng sanh. Quý vị coi bà Phan Thị Diệu Anh, người ta xúi dục bà, người ta củng cố tinh thần bà, khuyến tấn bà đến nỗi trước giờ chết bà nói, “Bây giờ tôi mừng quá rồi, tôi muốn nhảy, tôi nhảy múa”. Có nhảy được không? Nhảy mà mấy người chung quanh sợ bà té. Nhờ nỗi vui mừng đó, cộng thêm sự thèm muốn đi về Tây Phương, quyết đi về Tây Phương, bà quên hết tất cả, cơn đau cũng quên luôn, không còn nữa. Nói về tâm lý cũng đúng, mà nói Phật lực gia trì thì thật sự là có. Không phải dễ!…
Còn trước những giờ phút đó mà ta nói Nam Mô A-Di-Đà Phật, con tu nhiều quá rồi, sao Phật không cho con hết bịnh để con niệm Phật cho nhất tâm để con về Tây Phương… Đó là cái tâm sợ chết! Đó là lời nguyện sợ bịnh! Nguyện hết bịnh thành ra mất phần vãng sanh. Có rất nhiều cuộn phim vãng sanh, quý vị coi lại những phim vãng sanh rồi, thấy đó mình mới hiểu rằng, được vãng sanh hay không đều nằm trong giây phút này.
Chúng ta nói ở đây là trong lúc chúng ta còn tỉnh táo chứ không phải nói trong lúc chúng ta lâm chung. Nếu không chuẩn bị ngay bây giờ, chưa chắc gì khi lâm chung tinh thần của chúng ta mạnh bằng những người đó. Trong khi những người đó lại tu ít hơn ta, mà người ta thì có tinh thần mạnh hơn ta. Tại sao ta lại thua họ?
Không chịu vững mạnh ngay từ bây giờ, cứ chờ đến giờ phút lâm chung tưởng rằng ta ngon hơn sao? Nhưng mà coi chừng tinh thần chúng ta hình như yếu hơn đó. Vì yếu hơn nên oan gia trái chủ cũng có những đòn thế dành cho những người tu hành với tâm không vững!… Sau cùng vướng nạn là tại vì vậy.
Mong tất cả chư vị quyết lòng nguyện vãng sanh. Rõ ràng! Minh bạch! Đừng ngại, đừng ngùng gì nữa cả, chắc chắn chúng ta được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)
hoan hỷ quá chừng! A Di Đà Phật
“Còn chúng ta là một người hạ căn phàm phu, thì nghiệp chướng nhiều đời nhiều kiếp nó đã đúc kết đến đời này rồi. Cái thọ mạng này thực ra là để trả nghiệp. Mình sinh ra mình phải trả nghiệp 70 năm, nhất định cầu trước một năm, tức là 69 năm không được, tại vì mình phải trả cho đủ 70 năm. Khi thọ mạng đến rồi, trong khi phước báu của mình nhiều quá, mình cầu thêm nửa tháng nữa để hưởng cũng không được.”
Con có thắc mắc là Đức Phật trước kia đã dạy không có định pháp, tùy duyên tùy cảnh, tùy cái nghiệp mà mình tạo ra ở hiện tại cộng với nghiệp ở quá khứ quyết định đời này sống lâu hay mất sớm. Thời Đức Phật có cậu bé đã đến số chết, tuy nhiên khi qua một con suối, cậu cứu đàn kiến thoát khỏi nước cuốn trôi, về sau cậu thọ mạng rất lâu. Ông bà mình cũng thường nói “đức năng thắng số”, nếu đời này làm nhiều việc thiện, tích lũy phước đức thì thọ mạng cũng được kéo dài.
Định luật nghiệp báo cũng dạy rằng, tấc cả không do nơi nghiệp, nếu nói rằng trong quá khứ mình gây ra nghiệp nên chỉ thọ 70 năm không hơn không kém, thì ta quả quyết rằng do những hành động trong quá khứ mà con người thọ mạng như vậy, nên có lý do để ỷ lại, dựa vào quá khứ mà không muốn thực hiện, không cố gắng thực hiện, và cũng không thấy cần thiết phải thực hiện một hành động, dầu hành động ấy có đáng thực hiện hay không.
Vậy, Cư sĩ Diệu Âm có thể giải thích thêm cho con rõ được không ạ, con xin chân thành cảm ơn !.
Nam Mô A DI Đà Phật !.
Pháp Hộ niệm cấm kỵ tâm cầu hết bệnh. Người cầu hết bệnh, làm đủ cách để sống được ngày nào hay ngày đó, nghĩa là còn nước còn tát thì khi tắt hơi không thể vãng sanh được. Tại vị Tín nguyện hạnh đã bị thiếu.
Như vậy muốn vãng sanh Tịnh Độ thì hãy an tâm về chuyện sống chết đi, một lòng niệm Phật cầu vãng sanh mới được.
Nếu ngươi niệm Phật cầu vãng sanh, khi gặp bệnh mà mạnh mẽ phát tâm làm thiện làm lành để cầu hết bệnh, cầu cho thọ thêm thì do thiện phước lớn cũng có thể hết bệnh, cũng có thể sống thêm đó. (Nhưng thật sự không dễ gì cải đổi vận mệnh đâu!). Nhưng đã tham chấp thế gian, tham sống sợ chết thì nhất định mất vãng sanh. Vì không tha thiết về Tây Phương Cực lạc nên coi việc sống thêm vài năm nữa lớn quá!
Tâm chấp thế gian thì đành phải tiếp tục ở lại trong sáu đường sanh tử luân hồi này mà hưởng khổ nạn vậy!
Ví dụ chuyện Hoàng Khôn Nghi, tác giả tập “Liễu Phàm Tứ Huấn” là một chứng minh cho việc làm thiện lành mà cải đổi được vận mệnh. Nhưng hỏi rằng ông Hoàng Khôn Nghi có được vãng sanh Tịnh đỗ không? Chắc chắn không được! Phước thiện của ông chỉ chứng mình cho việc tăng phước thiện, thăng quan tiến chức, tăng tuổi thọ… Đây là chuyện nhân thiện quả thiện, nhân ác quả ác của thế gian mà thôi!
Còn người an tâm niệm Phật cầu vãng sanh, là biết an tâm trước chuyện sống chết, tự tại niệm Phật, tha thiết về Tây Phương thì đâu thèm lưu lại cõi này làm chi mà đưa chưyện tăng tuổi thọ ra để so sánh?
Người Niệm Phật phải tha thiết cầu vãng sanh, nếu thọ mạng còn thì tự nhiên hết bệnh, nếu thân nghiệp tới kỳ hết hạn thì được vãng sanh. Nếu người có nguyện lực vãng sanh mạnh quá, phước duyên với chúng sanh lớn, họ có thể được chuyển thân nghiệp lực thành thân nguyện lực, nghĩa là “Vô Tình” họ lưu lại thế gian thêm một số năm vì có duyên cứu giúp chúng sanh niệm Phật vãng sanh. Trường hợp này đâu khác gì người cứu đàn kiến mà tăng thọ mạng. Đâu có khác chuyện cải đổi vận mạng như “Liễu Phàm Tứ Huấn”? Nhưng có chỗ khác rất xa, đó là, cuối cùng người cứu đàn kiến cũng như ông Hoàng Khôn Nghi bị chết và còn kẹt trong 6 đường luân hồi, còn người niệm Phật tha thiết cầu vãng sanh thì được vãng sanh, một đời thành tựu đạo nghiệp. Khác nhau chính ở chỗ này.
Diệu Âm (Minh Trị)
Nam Mô A Di Đà Phật.con xin cảm ơn cư sĩ Diệu Âm đã khai thị.con rất vui khi đọc được những dòng khai thị của Thầy.con xin tinh tấn làm theo.con xin chúc Thây nhiều sức khỏe,an lạc để thầy tiếp tục cống hiến cho Phật Giáo nước nhà.Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Con có vấn đề này xin Quý thầy giúp con. Ba của con năm nay 85t rồi mà con khuyên ông niệm phật cầu vãng sanh, con có ghi giấy rõ ràng cho Ba đọc vậy mà không chịu niệm dù con nói rất nhiều về lợi ích của niệm phật. Hàng ngày ba còn minh mẫn lắm, ba cứ chửi mắng chó mèo nuôi trong nhà rồi đòi cho người ta giết thịt, chúng con khuyên ba rất nhiều vì con sợ tội của ba ngày càng nhiều. Tuy tuổi già nhưg ba rất “sân”, chính vì vậy mà con càng lo cho ba nhiều hơn. Con rất thương ba, xin thầy chỉ cho con một phương pháp nào đó để giúp ba mong là vẫn còn kịp thời.
A Di Đà Phật !!!
A Di Đà Phật!
Xin Thầy giúp con. Con Bị bệnh con cũng thường đi chùa nhưng con chỉ biết cầu xin cho con khỏi bệnh. con bệnh đã lâu mà vẫn không khỏi. Mong Thầy giúp con ạ. phải cầu như thế nào mới đúng. Con xin chân thành cảm ơn Thầy!
A Di Đà Phật – Xin chào Thúy Hằng,
Phật để lại tam tạng kinh điển với 84000 pháp môn thì việc trị lành bệnh là chuyện nhỏ, chẳn hạn như có người tụng kinh Dược Sư, chú Dược Sư mà lành bệnh. Tuy nhiên ở đây VT không dám giới thiệu. Bởi vì có người trì tụng được hiệu nghiệm, có người thì không. Sở dỉ người ta được hiệu nghiệm là do hành trì y như pháp. Còn sở dỉ không hiệu nghiệm là do thực hành không đúng cách, chẳn hạn như miệng đọc lời sám hối mà tâm không sám hối, khi trì tụng kinh chú thì tâm nhiều tạp loạn lại sanh lòng hoài nghi, khi đi phóng sanh thì chỉ làm qua loa lấy lệ cho có chứ chẳng phải vì lòng từ bi…Khi không được hiệu nghiệm thì không tin Phật nữa thật là đáng tiếc lắm thay.
Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả. Bệnh khổ vốn từ ác nghiệp mà chiêu cảm lấy, do vậy cần phải sám hối rồi làm các việc thiện lành để bù đắp lại thì mới mong chuyển hóa được. Điều này bạn nên tham khảo thêm ở đây.
Nếu như bệnh tình nghiêm trọng đến mức không thể làm việc thiện, tụng kinh lể bái nỗi nữa, chỉ nằm liệt giừong thì niệm Phật vẫn có thể hết bệnh. Tuy nhiên VT không khuyên bạn niệm Phật để cầu hết bệnh vì nếu không hết bệnh bạn lại không tin Phật nữa. Còn nếu như hết bệnh thì như vậy là VT lại trái ngược với lời Tổ Sư Thiện đạo dạy:” Mang pháp bảo giá trị liên thành chỉ để đổi lấy một cục đường “.
Pháp môn niệm Phật chính là pháp bảo giá trị liên thành dùng để niệm Phật cầu Vãng Sanh Tây Phương. Một khi sanh về Tây Phương Cực Lạc thì thoát vòng sanh tử luân hồi, sống lâu vô lượng chỉ hưởng toàn vui, không có những khổ. Như kinh nói:”Kỳ quốc chúng-sinh vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực-lạc. Hựu Xá-lợi-Phất, Cực-lạc quốc độ, thất trùng lan thuẫn, thất trùng la võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo, châu tráp vi nhiễu, thị cố bỉ quốc, danh vi Cực-lạc.”
Niệm Phật cầu hết bệnh chính là đổi lấy một cục đường bởi vì khi hết bệnh rồi sẽ còn 7 thứ khổ nữa: “sanh, lão, tử, oán thù gặp gở, ân ái chia lìa, mong cầu không toại ý, năm ấm hưng thịnh”. Đó là chưa kể vẫn còn trôi lăn trong vòng lục đạo sanh tử luân hồi.
Do vậy người niệm Phật không nên cầu hết bệnh, chỉ cầu vãng sanh mà thôi. Nếu như thọ mạng hết thì sẽ được vãng sanh, còn nếu thọ mạng còn thì bệnh kia không cầu mà tự khỏi.
Trong 10 điều tâm niệm trích từ Luận Bảo Vương Tam Muội thì điều thứ nhất: “Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì tham dục dễ sanh ( dục vọng dể sanh ). Chính vì thế hãy lấy bệnh khổ làm thuốc thần.”Cho nên khi không bệnh tật thì con người sẽ tham luyến ngủ dục lục trần của thế gian, bỏ bê tu hành, vô tình tạo nghiệp để mai này bị sa đọa vào tam ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Khi bệnh khổ ập tới thì mới nhớ đến sự vô thường, mới sanh tâm nhàm chán Ta Bà mà hân nguyện Tịnh Độ. Do đó khi lâm trọng bệnh thì ngay phút chốc người ta khởi được tâm xả bỏ vạn duyên, không còn tham luyến ngủ dục lục trần của thế gian nữa và dốc lòng niệm Phật cầu sanh Tây Phương tha thiết mãnh liệt hơn bình thường gấp bội. Do đó khi vãng sanh rồi thì nhìn lại mới thấy rỏ thì ra nhờ bệnh khổ mà khiến mình khởi được quyết tâm tinh tấn tu hành. Chính vì thế cho nên mới nói:” lấy bệnh khổ làm thuốc thần ” là như thế.
Ngài Hám Sơn dạy:” Lúc bình thường tự chủ được thì khi ngủ, khi lâm trọng bệnh mới tự chủ được. Khi ngủ, khi lâm trọng bệnh mà tự chủ được thì khi lâm chung mới tự chủ được “. Do đó đối với người tu thì có thể xem ngày thường là ngày đi học, khi ngủ và khi lâm trọng bệnh chính là bài kiểm tra trắc nghiệm còn khi lâm chung chính là kỳ thi cuối cùng vậy.
Nói tóm lại, theo VT nghĩ thì bệnh chính là cái nghiệp mà mình phải trả. Khi nào trả xong thì sẽ hết bệnh. Muốn mau lành bệnh thì nên thành tâm sám hối, ăn chay, niệm Phật, tụng kinh lể Phật và làm các việc thiện lành như phóng sanh, in kinh ấn tống…để hồi hướng cầu sanh Tây Phương Cực Lạc. Nếu thọ mạng hết thì sẽ được vãng sanh, nếu thọ mạng còn thì không cầu mà tự khỏi bệnh.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con năm nay đã 31 tuổi rồi, tại sao còn trẻ mà bệnh nhiều đến thế? Con bệnh từ tuổi 20 trở lên, thân xác rất đau đớn và tâm trạng không được ổn. Từ trên đầu tới bàn chân chỗ nào cũng bệnh, lúc nào con cũng đau đớn và không ngày nào được vui, con đã bị nghiệp chướng gì? Có thể giúp con vượt qua khổ ải này được không? Tình duyên và bạn bè cũng chẳng ai tốt và thật lòng với con hết, mong giáo sư phật trả lời cho con biết và có thể khắc phục được không? Con còn mẹ già và 2 đứa cháu nữa, con phải sống khỏe để lo cho anh dinh. Mong phật giáo hãy cho con lời khuyên. Con rất mong được sự giúp đở của phật giáo. Nay con buồn tâm sự cho phật giáo nghe và những gì con viết lên đây đã hết. Kính chào phật giáo, con ngừng bút tại đây.
A Di Đà Phật,
Nhà Phật thường nói: Thân thể bệnh tật triền miên là do nghiệp sát sanh đời quá khứ tương đối nặng, sát sanh khá nhiều cho nên chiêu cảm đến cái thân đời này ko được khỏe mạnh, thường hay bệnh tật, đau ốm liên miên.
Giải pháp: Phát tâm ăn chay trường và tích cực phóng sanh, hơn nữa phải nên thường mỉm cười hoan hỉ chào đón mọi người, bao dung với người, thành tựu cho người làm việc thiện.
Người xưa cũng nói 1 câu rất sâu sắc: Làm thiện giúp người chớ cầu báo đáp. Đối với bạn bè ai tốt với mình thì mình trân trọng, ai ko tốt với mình, dối lừa mình thì mình cũng trân trọng, vì nhờ họ mà mình trưởng thành hơn trong cách nhìn người, hơn nữa họ lại giúp cho mình tiêu nghiệp chướng, có lẽ trong đời quá khứ mình nợ họ, nay họ đến lừa mình, thực chất là họ đang đòi nợ mình. Gọi là Nhân Quả trả vay ko hề sai chạy.
Khi mình thật biết tin nhân quả thì chuyện tốt xấu xảy đến với mình, mình đều có lời giải đáp: TẤT CẢ LÀ DO MÌNH. Từ đó, buông xuống cái tâm vọng động, buồn bực, phiền não khi có chuyện ko hay xảy ra. Còn khi mình có chuyện tốt, được hưởng phước thì lại càng ý thức khiêm tốn, tích cực tích phước làm thiện để lợi ích chúng sanh, cũng là thật đang làm lợi ích cho chính mình. Làm được như vậy thì nhất định sẽ có thể chuyển được vận mệnh từ xấu thành tốt, từ tốt thành tốt hơn.
Bạn cũng nên tham khảo đọc thêm cuốn sách này, sẽ tường tận hơn rất nhiều về đạo lý LÀM CHỦ VẬN MỆNH:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn,
Chú Tịnh Thái đã trả lời, bạn nên đọc sách “Liễu Phàm Tứ Huấn” và xem bài giảng của HT. Tịnh Không nữa, phải đọc và xem nhiều lần mới hiểu rõ được ý nghĩa rồi thực hiện trong đời sống những gì mình học.
Bạn nên đầy đủ chất và tập thể dục như: yoga, bơi lội, … Lúc trước mình khá nhiều bệnh nhờ tập Yoga cũng bớt dần, hoặc bạn có thể vào tham khảo trang Y học bổ sung: khicongydaododucngoc.blogspot.com có nhiều bài tập rất tốt. Kiểm tra áp huyết của mình ra sao, tập hích thở bằng bụng.
Chúc bạn nhiều sức khỏe để học Đạo.
Nam mô A Di Đà Phật!
Mong quý đạo hữu cho biết nếu một người chưa biết, đã “lỡ” cầu hết bệnh rồi thì sau đó có tiếp tục nguyện vãng sanh được hay không?
Vì bài viết có nói là “vi tế” nên rất nhiều người sẽ không biết về vấn đề này. Không biết mà “mất phần” thì có hợp với tâm nguyện đại từ đại bi của Phật hay không?
Nam Mô A Di Đà Phật!
Theo mình nghĩ thì nếu đã lở cầu hết bệnh, sau đó đổi ý, muốn cầu vãng sanh, không cầu hết bệnh nữa thì vẫn được vãng sanh.
Không biết mà “mất phần” thì có hợp với tâm nguyện đại từ đại bi của Phật hay không?” Dỉ nhiên là hợp với tâm nguyện đại từ đại bi của Phật rồi. Bởi vì khi một người cầu hết bệnh tức là người đó còn muốn sống tiếp, họ còn tham luyến nhà cửa, xe cộ, vợ chồng con cái…nếu như Phật tiếp dẫn vãng sanh thì chẳng khác nào Phật không “hằng thuận tâm chúng sanh” sao? Hơn nữa điều đó chỉ là giả thuyết chứ một người mà không có ý muốn vãng sanh tức là trong ba món tư lương đã không có chữ NGUYỆN. Nếu đã không có nguyện thì làm sao khế hợp với bổn nguyện của Phật mà vãng sanh cho được?
Ví dụ như bạn có một đứa con, muốn tặng cho nó một viên ngọc giá trị liên thành nhưng nó lại không thích mà chỉ thích viên kẹo dừa, nếu không có viên kẹo dừa thì sẽ khóc bù lu bù loa…như vậy thì vì tâm nguyện đại từ đại bi cho nên bạn cũng sẽ hằng thuận tâm ý của con trẻ mà cho chúng viên kẹo dừa, có phải không?
Do vậy Tổ Sư Thiện Đạo đã khuyên chỉ nên cầu vãng sanh chứ không nên cầu hết bệnh vì nếu cầu hết bệnh chỉ như mang pháp bảo giá trị liên thành chỉ để đổi lấy một viên kẹo dừa.
Khi mình niệm Phật mà chỉ cầu vãng sanh mà thôi thì nếu thọ mạng còn, không cầu hết bệnh mà tự nhiên bệnh sẽ khỏi, còn nếu thọ mạng hết thì sẽ được vãng sanh. Chính vì thế cho nên niệm Phật chỉ cầu vãng sanh, không nên cầu hết bệnh.
A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật.
Nếu người nào niệm Phật mà quán mỗi ngày còn sống có thể là ngày cuối cùng sẽ ra đi thì chắc chắn sẽ thuần thục tâm lý bình tĩnh đối diện trước cái chết. Càng quán như vậy mỗi ngày thì tâm nguyện vãng sanh sẽ từ từ càng mạnh tự nhiên thôi. Nếu ngày nào đó bịnh tật xuất hiện cảm thấy mệt thì nhẹ nhàng cởi áo Ta Bà phũi tay niệm Phật mà ra đi về quê hương Cực Lạc.
Trước sau gì cũng chết tại sao không chuẩn bị tâm lý sẳn sàng ra đi khi còn khoẻ mạnh hàng ngày?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cảm ơn các bạn đả chia sẻ,mình củng đựơc hiểu thêm về phật pháp nam mô a di đà phật
Nam MÔ A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật . Con xin chào thầy ạ . Con vẫn còn trẻ qua tìm hiểu Sách báo con cũng tin về luật nhân quả và tin về có tây phương cực lạc . Xin quý thầy hoan hỉ cho con được biết ạ . Con phát tâm ăn chay tháng 2 ngày ạ . Xin thầy cho con biết . Con ăn chay mùng 1 và 15 . Hai ngày đó nếu nhỡ ngày tết nhất con vào nhà ngoại nhà nội con lại ăn mặn vậy con có tội không ạ .trong tâm con con muốn ăn chay nhiều hơn nữa . Xin quý thầy hoan hỷ cho con biết là nếu ăn chay rồi thì nhất nhất phải ăn chay y ắn suốt đời hay thích thì ăn không thích thì thôi ạ .
Con còn vấn đề nữa ạ .khi con niệm phật con quán tưởng đến hình ảnh nhiều đức phật a di đà hiện thân với nhiều dáng vẻ khác nhau có được không ạ .hay là phải quán tượng 1 hình ảnh a di đà phật đó đến chết không thì sợ mai này lâm chung không biết và tâm hồn sao loạn ạ . Dạ con xin cảm ơn thầy ạ . Con xin chúc các thầy đều mạnh khỏe và luôn cho chúng con là chỗ dựa và niềm tin .
A Di Đà Phật
Bạn chịu khó bỏ thời gian 1 tiếng ra để đọc Niệm Phật Tông Yếu sẽ tìm được câu trả lời.Bạn click vào link dưới đây.
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxR1A1ekIzdV9XUmc/view?usp=sharing
goo.gl/K0GgrU
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Huệ Tịnh xin mạn phép hỏi pháp danh cua bạn sen Hãy Niệm A Di Đà Phật la gì vậy?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Kính chào tiền bối Huệ Tịnh,tiểu đệ biết Phật Pháp cách đây 5 năm,do tính chất công việc cũng ít khi đến chùa,nên vẫn chưa quy y ở chùa nào cả,nên chưa có pháp danh gì cả.Sau này nếu khi duyên đến thì tiểu đệ sẽ quy y.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Thì ra là vậy. Huệ Tịnh chúc bạn sớm được duyên lành quy y có pháp danh.
Bạn cần gì phải xưng hô bằng tiền bối hay tiểu đệ. Cứ tự nhiên không cần phải khách sáo chi, dù sao đi nữa chúng ta đều là người niệm Phật bình đẳng hết cả.
Thường Bất Khinh Bồ Tát nói: “Tôi chẳng dám khinh các Ngài, các Ngài đều sẽ thành Phật” là vì ai cũng có thể là thánh hiền, cũng có thể thành Phật. Huống chi là bạn niệm Phật hồi hướng nguyện sanh Tây Phương, trước sau gì cũng thành Phật.
Hãy Niệm A Di Đà Phật: “do tính chất công việc cũng ít khi đến chùa..”
Có câu: “Tu luyện trong chỗ ồn ào chẳng bằng đóng cửa ở một mình mà Niệm Phật”.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
dạ. cho con hỏi nha` không co´ bàn thờ phật thì những lúc con niệm phật hướng vê` hướng vê`tây như vậy phải ra ngoài hay ở trong nha` ak.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Cứ ngồi trong nhà mà quay mặt về hướng tây cũng được bạn ạ!
Kính thưa thầy, con nguyện cúng dường 20 năm tuổi thọ để cứu khổ 3 đường được không thấy, cho con biết ý kiến, cám ơn thầy
A Di Đà Phật
Bạn Cường,
Bạn phát tâm tu tập cầu sanh Cực Lạc là bạn đã phát tâm Trên đền bốn ơn nặng, Dưới cứu khổ ba đường rồi. Cần gì phải ‘cúng dường 20 năm tuổi thọ’? Mình cũng xin hỏi rằng làm sao bạn biết bạn còn 20 năm tuổi thọ? Làm sao biết được, chúng ta làm sao biết được thọ mạng của mình còn dài ngắn thế nào đây? Sinh tử vô thường đâu có hẹn trước.
Với lại cho dù bạn có cúng dường mấy mươi năm thọ mạng của mình đi nữa thì liệu chính bạn có thoát được luân hồi sanh tử. Nghĩa là khả năng chính mình vẫn có thể phải trở lại ba đường dữ, vẫn phải chịu khổ đau trong sanh tử luân hồi. Tự mình còn chưa độ được mình thì còn độ được ai nữa?
Thế nên chi bằng từ giờ hãy phát tâm hành trì tu tập, một lòng một dạ niệm Phật nguyện về Tây. Một khi về ấy rồi thì ngàn vạn kiếp tự tại, cho đến thành Phật Đạo thì trở lại độ thoát triển chuyển. Lúc ấy không những độ khổ ba đường mà độ khắp lục đạo luân hồi, khắp cả quần sanh. Như thế có phải thật thù thắng không?
Đôi dòng chia sẻ. Chúc bạn sớm phát Bồ Đề tâm, tu tập pháp môn Tịnh Độ cầu giải thoát!
Nam Mô A Di Đà Phật
Dạ con là nữ năm nay 17 tuổi, suốt từ năm lớp 9 con đã bệnh liên miên, nhất là gần mùa hè. Con biết đây là nghiệp con phải trả, vậy con có thể niệm danh hiệu Phật, dược sư để giải nghiệp được không ạ?
Bạn niệm Phật A Di Đà đi,Phật A Di Đà là Đại Y Vương đó. Với lại bạn có duyên vào trang này tức là có duyên với pháp niệm Phạt A Di Đà. Và phóng sanh nữa nhé ,ăn chay,cúng dường Tam Bảo,v.v.hồi hướng cho oan gia trái chủ