Đối với những ai đã ngán ngẫm lẽ vô thường của thế gian này, muốn cầu đạo giải thoát thì phải hạ quyết tâm để dứt khoát những nghiệp duyên kéo trì, không nên chờ hẹn vì chẳng ai dám quyết đoán mạng sống của mình dài được bao lâu. Cổ thi có câu:
Ngày trước đầu đường còn ruỗi ngựa,
Hôm nay trong quách đã nằm yên.
hoặc câu:
Chờ hẹn đến già rồi niệm phật,
Đồng hoang mồ trẻ thấy đông người.
Trên đường tu, để ngăn trách về sự giải đãi, đức Phật đã răn dạy: “Thầy tỳ khưu thường hay có tám cách biếng trễ. Chẳng hạn bữa nào đi khất thực đói, liền nghĩ rằng: “Hôm nay khất thực đói, trong người tất thiếu sức khỏe, để huởn tu một đêm.” Bữa nào khất thực no, liền nghĩ: “Hôm nay ăn no, trong người nặng nề mệt nhọc, thôi tạm xả tu, mai sẽ tiếp tục.” Như thế cho đến những khi: sắp làm việc nhiều, lúc làm việc nặng vừa xong, sắp muốn đau, khi đau bịnh vừa mạnh, sắp đi xa, lúc đi xa mới về; trong các trường hợp ấy, lúc nào cũng nại cớ này, cớ khác, rồi bỏ tu để ngủ nghỉ. Trái lại, những vị tỳ khưu tinh tấn, trong tám trường hợp đó, luôn luôn nghĩ đến sự vô thường, hằng siêng năng tu tập.”
Tâm niệm giải đãi của người xuất gia đã như thế, tất tâm lý biếng trễ của hàng tại gia chắc có lẽ nhiều hơn. Hoằng Nhứt đại sư từng khuyên một thân hữu lo tu cầu giải thoát. Ông bạn viết thư gởi đến, than mình mắc bận nhiều công việc, xin để tạm xếp đặt cho ổn thỏa rồi sẽ hay. Đại sư liền biên vào bức thư đó hai câu thi, rồi gởi trả lại. Hai câu ấy như sau:
Ngay giờ quyết dứt, liền thôi dứt,
Chờ hẹn cho xong, chẳng lúc xong!
Thật thế, chuyện đời đến khi nhắm mắt cũng không rồi công việc.
Khi xưa, có vị tăng khuyên người bạn là Trương Tổ Lưu lo tu cầu giải thoát. Ông bạn bảo: “Tôi có ba việc làm chưa xong: một là quan tài ông thân còn để ở nhà mồ chưa chôn, hai là đứa con trai chưa cưới vợ, ba là đứa con gái chưa gả chồng. Chờ ba việc xong, tôi sẽ vâng lời.”
Mấy tháng sau, ông bạn bị bạo bịnh chết. Vị tăng đến tụng kinh cầu siêu và điếu một bài thi rằng:
Bạn tôi tên là Trương Tổ Lưu,
Khuyên ông niệm phật, hẹn ba điều,
Ba điều chưa vẹn, vô thường bắt,
Đáng trách Diêm vương chẳng nể nhau!
Bài thi ý nói: ông bạn hẹn khi xong ba việc sẽ lo tu, nhưng ngặt nỗi vô thường bất ngờ đến, nó có hẹn cho ông biết trước ngày nào đâu? Thế là rồi một kiếp, lại tiếp tục luân hồi!!!
Phải biết:
Vung cây huệ kiếm gươm thần,
Dứt tan sự thế nợ trần từ đây…
Khuyết Danh
Nguồn: Tam Giáo Đồng Nguyên
CON CÁM ƠN NGƯỜI ĐÃ ĐĂNG BÀI VIẾT NÀY. GIÚP CON PHẢI DỨT KHOÁT, MẠNH MẼ HƠN VỚI CHÍNH MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TU TẬP. VÌ CHÍNH CON CŨNH MANG PHẢI CĂN BỆNH GIẢI ĐÃI NÀY. THẬT LÀ XẤU HỔ CHO CON BIẾT CHỪNG NÀO. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Nam mô a di đà phật
Con nghiệm thấy rằng, hôm nào khỏe mạnh thì mình niệm phật hết sức tinh tấn; hôm nào yếu sức, ốm,… thì rất dễ giãi đãi.
Vậy nên con thấy có lẽ người phật tử cũng nên lưu ý rèn luyện thân thể khỏe mạnh để có sức mà tu tập. Con cũng mong rằng các bậc chân tu, cư sĩ,… nếu có kinh nghiệm rèn luyện thân thể nào đó phù hợp với người tu Tịnh độ xin hãy truyền đạt lại cho người sau học hỏi.
Thành tâm cảm tạ!
Nam mô a di đà phật!
Ban hãy tập lạy PHẬT, thân được khỏe mạnh, tâm được an lạc lại cũng tu được TỊNH NGIỆP thì còn gì bằng. Hãy đọc tài liệu lạy PHẬT của pháp sư ĐẠO CHỨNG(BÁC SĨ QUÁCH HUỆ TRÂN)
http://www.niemphat.net/Luan/lephatyhoc/phan1chuong1.htm
http://www.scribd.com/doc/77971013/Phat-Hoc-Va-Y-Hoc-Bs-Quach-Hue-Tran
A MI ĐÀ PHẬT
LẠY PHẬT là phương pháp rèn luyện thân thể (tập thể dục) tốt nhất.
Lạy Phật vừa là pháp sám hối để tiêu trừ nghiệp chướng, vừa vận động toàn thân thể. Quả là 1 phương pháp thù thắng cho người học Phật.
Sư huynh Tịnh Thái này!Xin sư huynh giải thích cho đệ 1 chút về cửu phẩm hoa sen với.Đệ thấy mỗi người mỗi sách diễn giảng khác nhau.Nhiều điểm đệ thấy không khả thi cho lắm.A Di Đà Phật
Nam mô a mi đà phật
Cảm ơn đạo hữu Liên Du đã có lời khuyên rất hợp với người tu Tịnh độ, bản thân tôi cũng ngày 2 thời lạy phật, niệm phật nhưng quả thật còn phải cố gắng nhiều; thân tâm lười nhác, ham ngủ nghỉ,… luôn luôn muốn níu kéo con người mình trở lại vũng lầy.
Cảm ơn trang web duongvecoitinh đã luôn có những bài viết rất hay, bổ ích về pháp môn Tịnh độ.
Nam mô a mi đà phật
Xin cho tôi hỏi, Thời kinh buổi tuối của tôi: tôi tụng 7 biến chú đại bi và tụng kinh a đi đà, sáu đó niệm phật,lạy Phật A Đi Đà.Như vậy Theo như Ngài Pháp Sự Tịnh Không nói ko nên tu sen tạp,tôi vậy có phải xen tạp rồi ko, vừa trì chú vừa tu tịnh độ? Xin quý đạo hữu hoan hỉ hướng dẫn cho tôi nhé !
Nam mô A Di Dà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Bạn không hề xen tạp.
Tuy nhiên, vì thời gian của người tại gia k nhiều và vô thường tấn tốc nên Lão PS Tịnh Không mới khuyên đồng tu Tịnh Độ:
“1 vị Bổn Tôn: Phật A Di Đà
1 bộ Kinh: Vô Lượng Thọ
1 câu Phật hiệu: A Di Đà Phật
1 phương hướng: Vãng sanh Tây Phương
1 mục tiêu: Thân cận A Di Đà Phật”
Ngoài ra, đồng tu Tịnh Độ còn thêm vào 1 câu:
“1 vị Thầy: Lão Ân Sư Thượng Tịnh Hạ Không”
Vẫn phải là lấy Trì Danh Niệm Phật là chính. Về lâu dài, bạn phải tăng thời gian niệm Phật lên. Đến 1 lúc nào đó, chỉ toàn tâm Niệm Phật (100%) thì chắc chắc được vãng sanh.
A Di Đà Phật
Bảo Tín xin góp ý với đạo hữu thế này.Bây giờ về kinh đạo hữu nên chia ra nhiều thời,mỗi thời tụng 1 phần nhỏ và khi tụng không khởi vọng niệm tư duy về nhưng thứ khác kể cả việc niệm Phật,trì chú,tọa thiền.Và nhất thiết là chọn hoặc trì chú luôn hay niệm Phật luôn không nên xen tạp cả hai vì chúng ta thường còn nhiều chấp trước chưa liêu đạt tri kiến rời xa lý văn tự.Chuyên tâm vào Pháp tu nào nhưng thường nguyện vãng sanh,gieo trồng công đức hướng về Tây Phương thì đó cũng là Tịnh Độ.Nếu đạo hữu có trì chú tốt nhất nên trì tiếng quốc ngữ,chú là những lời răn dạy của chư Phật tuy hàm chứa vô thượng pháp nhưng không phải cái gì thần bí như chúng ta vẫn tưởng.Thế nên tránh tình trạng tụng tiếng phạn để sanh ra hiểu nhầm,chấp trước.Việc chuyên 1 pháp cốt để công phu ta sây dày,tập khí chuyên nhất không tán loạn.Thử hỏi với 1 người vừa trì chú vừa niệm Phật đến lúc lâm chung 2 ý niệm là danh hiệu Phật và thần chú đều biến hiện ra thì chúng ta khó nhất tâm.Còn nếu đạo hữu chỉ dành chút ít thời gian cho trì chú còn lại chuyên tâm niệm phật thì không sao cả.A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Con mới chính thức làm con Phật được 2 năm nay. Tự thấy mình có đại phước duyên thấy nghe những lời Phật và các vị Tổ sư dạy dỗ. May mắn nhất là gặp pháp môn TỊNH ĐỘ. Thấy mình trong sinh tử luân hồi vô lượng kiếp đến bây giờ vẫn chưa ra khỏi. Nhiều lúc tự nghĩ khi hơi thở ra mà không vào thì mình đi về đâu do nghiệp báo mình tạo vô lượng kiếp trước quá nặng nề? Lên trời hay xuống dưới hay làm thân ngạ quỷ súc sanh?
Thấy biết thế gian vô thường, đời người vô thường, với tâm nguyện thiết tha cầu sanh Cực Lạc một đời bất thoái thành Phật. Nguyện trở về cứu độ chúng sanh đồng về Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thành tâm cám ơn website này, vì tất cả bài viết về Tịnh Độ rất hữu ích cho con đường tu tập của mình, nhờ đọc và nghe làm tăng thêm niềm tin về cõi Tịnh Độ và giúp cho mình siêng năng hơn mà mau mau lo tu tập không bị dải đãi.
Theo mình biết: Tu xen tạp là tu nhiều pháp môn ví dụ: đang tu tịnh độ lại sang tu thiền v.v…. Còn PT VY phát nguyện hành trì thời khóa như vậy cũng đi theo tịnh độ, không xen tạp. Tuy nhiên chúng ta là PT tại gia, còn gia đình VỢ, Chồng, con cái cho nên phải sắp xép và thực hiện thời khóa làm sao cho có hiệu quả. Theo mình thời khóa dành cho PT tại gia chúng ta có thể bớt đi những nghi thức có thể không vận dung. Nếu đã phát nguyện thời khóa Niệm phật thì nên : Nguyện hương – Đánh lễ Phật – có thể tụng 1 hoặc 3 biến Chú Đại bi – Niệm phật sau đó nguyện vãng sanh và hồi hướng, không cần phải tụng kinh A Di Đà (Kinh Cầu Siêu). Vì như vậy thời lượng dành cho công phu niệm phật sẽ giảm đi. Bởi vì chúng ta tu thời khóa sau phải tiến lên hơn thời khóa trước, do vậy số câu Phật hiệu càng ngày càng nhiều lên thì lây đâu ra thời gian quý báu để tụng các kinh khác
A DI ĐÀ PHẬT
Kinh A Di Đà, Kinh Địa Tạng không phải là kinh cầu siêu nha bạn.
Thật sự mà nói không có kinh nào là kinh cầu an hay cầu siêu cả.